Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Nguyen Hoanh

Các nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật

Các bài được khuyến nghị

Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật rất quan trọng. Làm thế nào để có được 1 bản vẽ kích thước không thừa, không thiếu mà lại đẹp?

 

Ai có kinh nghiệm gì xin chia sẻ!

  • Vote tăng 3
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật rất quan trọng. Làm thế nào để có được 1 bản vẽ kích thước không thừa, không thiếu mà lại đẹp?

 

Ai có kinh nghiệm gì xin chia sẻ!

 

dễ thôi .nguyên tắc là :tên ,vịtrí, kích thước ,nó là cái gì :còn ghi kích thước thì ghi tổng trước sau đó đến chi tiết bên trong

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ông bạn Kmonacan này là newbie có khác ăn nói rất chi là....

Bác Hoành mở topic này để anh em chia sẻ kinh nghiệm mà,chứ bác hoành thì pro rồi, tôi đang thần tượng bác đấy đây!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Topic này hay thế sao chả có anh nào tham gia hết.....Để có 1 bản vẽ đẹp là rất khó kia mà.....Ai đó hãy vào đây ủng hộ đi hichic....

Anh nào có các tiêu chuẩn thi post cho mọi người lun nhá....Thanks các anh....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thuui, bác Hoành cho vài kinh nghiệm căn cơ trước lun đi. Có dầu thì máy mới trơn mà!! Còn đệ thì chỉ bít là làm phần kích thước ở giai đoạn cuối hoàn thành bản vẽ thui, còn nếu có nhìu tỉ lệ trong cùng một bản vẽ thì còn mơ hồ lắm. Nói chung còn học hỏi dài dài

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
dễ thôi .nguyên tắc là :tên ,vịtrí, kích thước ,nó là cái gì :còn ghi kích thước thì ghi tổng trước sau đó đến chi tiết bên trong

dv Lý thì làm ngược lại nguyên tắc là :vị trí so với gốc kt , tên, kích thước ,nó là cái gì, chi tiết từ nhỏ tới to từ trong ra ngòai

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

nói thật các bác chứ hôm qua em nộp bản cad vẽ lần đầu tiên trong đời, mọi ngừơi nhìn vào trầm trồ mãi, sao trên đời có thằng đi học xây dựng mà vẽ xấu thế, huhu. các bác nghe có tức không cơ chứ, số là em bên kinh tế chuyển qua học xd. dùng word wen rồi. các cao thủ cho em xin cái quy định về kiểu chữ, các line trong xd, bề rộng của line, cách dim, chieu cao chữ, ...., để làm đồ án với

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
nói thật các bác chứ hôm qua em nộp bản cad vẽ lần đầu tiên trong đời, mọi ngừơi nhìn vào trầm trồ mãi, sao trên đời có thằng đi học xây dựng mà vẽ xấu thế, huhu. các bác nghe có tức không cơ chứ, số là em bên kinh tế chuyển qua học xd. dùng word wen rồi. các cao thủ cho em xin cái quy định về kiểu chữ, các line trong xd, bề rộng của line, cách dim, chieu cao chữ, ...., để làm đồ án với

Trước hết là bạn nên tham khảo những bản vẽ có sẵn để ngẫm ra nguyên tắc vẽ riêng cho mình. Mình chỉ có thể hỗ trợ bạn 1 mẫu quy định chung của 1 cơ quan như sau:

http://www.cadviet.com/upfiles/Mau_Kc.dwg

  • Vote tăng 6

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

phải tạo một loại dim chuẩn dùng cho bản vẽ, tat cả cac chi tiết trong bản vẽ chỉ nên dùng một loại dim để đánh, cho tất cả các tỉ lệ khác nhau, vì vậy khi in ra tất cả các bản vẽ chiều cao dim đều bằng nhau, rất đẹp............

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo tôi trước hết các kiểu ghi kích thước muốn gì đi nữa cũng phải tuân theo các nguyên tắc đã được quy định trong giáo trình vẽ kỹ thuật. Còn kiểu đánh mũi tên thì có thể tùy vào gu của mỗi người, mỗi nghề. Ví dụ anh cầu đường thì khoái mũi tên, anh kiến trúc thì khoái dấu tròn hoặc tích đậm..., có anh lại khoái chế ra kiểu "mũi tên" theo ý mình... Kiểu chữ ghi kích thước thì đứng hay nghiêng 75 độ thì lại tùy vào bản vẽ cơ khí hay cầu đường, kiến trúc...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật rất quan trọng. Làm thế nào để có được 1 bản vẽ kích thước không thừa, không thiếu mà lại đẹp?

 

Ai có kinh nghiệm gì xin chia sẻ!

Theo ý kiến chủ quan của tôi. Muốn có một bản vẽ đẹp và dễ quản lý chỉnh sữa(không riêng gì kích thước) ta nên thiết lập các định dạng bản vẽ ngay từ lúc đầu.

- Tỉ lệ: Nên vẽ tỷ lệ 1:1 hoặc chọn tỷ lệ nào chiếm đa số trong bản vẽ.

- Đơn vị: mét. (khi cần các đơn vị nhỏ hơn thì chỉ việc Sc kich thước)

- Thiết lập các Layer chính theo vật liệu, nét vẽ, 3 Layer kích thước (lớn, vừa, nhỏ), 3Layer text (tiêu đề, ghi chú, chữ số), 1Layer cơ bản, hatch

- Thiết lập các text style (tiêu đề, ghi chú, chữ số, kích thước)

- Thiết lập các Dimension Style theo các tỷ lệ có trong bản vẽ (thay đổi tham số Scale factor). Chú ý: không dùng số lẽ sau dấu ","

- Sau khi vẽ xong nên copy ra một bản để dự phòng. Bản còn lại SC về theo tỉ lệ mong muốn. Sắp xếp bản vẽ vào khung bản vẽ (nhớ dự phòng khoảng trống để điền kích thước

- Điền kích thước sau khi đã hoàn tất việc sắp xếp bản vẽ vào khung. Chú ý: Chọn đúng Layer khi điền.

- Và cuối cùng tinh chỉnh kích thước (số lẽ sau dấu ",")bằng cách bật tắt Layer và (Ctrt+1).

* Nói túm lại: Phần xương của bản vẽ bạn nên chuẩn bị tốt trước khi làm đẹp cơ thể. Bạn cũng có thể Save phần xương này cho các bản vẽ tiếp theo.

Ngoài ra đây cũng là ý kiến riêng của tôi, mong các bạn bỏ xung và góp ý.!!! :)

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo ý kiến chủ quan của tôi. Muốn có một bản vẽ đẹp và dễ quản lý chỉnh sữa(không riêng gì kích thước) ta nên thiết lập các định dạng bản vẽ ngay từ lúc đầu.

- Tỉ lệ: Nên vẽ tỷ lệ 1:1 hoặc chọn tỷ lệ nào chiếm đa số trong bản vẽ.

- Đơn vị: mét. (khi cần các đơn vị nhỏ hơn thì chỉ việc Sc kich thước)

- Thiết lập các Layer chính theo vật liệu, nét vẽ, 3 Layer kích thước (lớn, vừa, nhỏ), 3Layer text (tiêu đề, ghi chú, chữ số), 1Layer cơ bản, hatch

- Thiết lập các text style (tiêu đề, ghi chú, chữ số, kích thước)

- Thiết lập các Dimension Style theo các tỷ lệ có trong bản vẽ (thay đổi tham số Scale factor). Chú ý: không dùng số lẽ sau dấu ","

- Sau khi vẽ xong nên copy ra một bản để dự phòng. Bản còn lại SC về theo tỉ lệ mong muốn. Sắp xếp bản vẽ vào khung bản vẽ (nhớ dự phòng khoảng trống để điền kích thước

- Điền kích thước sau khi đã hoàn tất việc sắp xếp bản vẽ vào khung. Chú ý: Chọn đúng Layer khi điền.

- Và cuối cùng tinh chỉnh kích thước (số lẽ sau dấu ",")bằng cách bật tắt Layer và (Ctrt+1).

* Nói túm lại: Phần xương của bản vẽ bạn nên chuẩn bị tốt trước khi làm đẹp cơ thể. Bạn cũng có thể Save phần xương này cho các bản vẽ tiếp theo.

Ngoài ra đây cũng là ý kiến riêng của tôi, mong các bạn bỏ xung và góp ý.!!! :)

Cảm ơn vì sự nhiệt tình của bạn nhưng nói thật nhé tôi chả rút ra được điều gì từ bài viết của bạn

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

 

Bạn RaKk chia sẻ kinh nghiện của mình cho mọi người với!


Các nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật, Đẹp, không thừa, không thiếu. (Áp dụng nhiều cho Cơ Khí)
I- Bố cục bản vẽ thoáng đẹp:
1- Thông thường trong khung tên, hàng ghi tên người vẽ và ghi bảng kê chi tiết có độ rộng 8; chiều
cao dòng chữ 3.5. Vì thế, chiều cao số kích thước nên ghi bằng 3,5 và khoảng cách giữa hai đường kích thước cũng lấy bằng 8. Chiều dài mũi tên chọn bằng 2,5 .
2- Không ghi kích thước bao vây xung quanh một hình chiếu nào đó.
3- Bạn có thể tham khảo thêm một số bản vẽ mẫu của nước ngoài, có ngay trong Auto Cad 2007:
File > Open > Local Disk © > Program Files > Auto Cad 2007 > Sample > Tại đây có nhiều thư mục để tìm kiếm.
Ngoài việc lựa chọn chiều cao chữ, độ lớn của mũi tên, khoảng cách giữa hai đường kích thước, sao đúng với tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật, cần quan tâm đến các vấn đề sau:
II- Ghi đủ kích thước để người khác có thể dựng hình được.
 Các kích thước chỉ ghi một lần duy nhất, nếu ghi ở hình chiếu bằng, sẽ không ghi thêm ở hình chiếu khác. Tuy nhiên để người công nhân dễ lấy dấu, khi  dựng hình trên phôi liệu, người thiết kế có thể ghi thêm kích thước gọi là kích thước tham khảo.
Lưu ý: TCVN bắt buộc phải ghi trị số đường ghi kích thước trong dầu ngoặc đơn ( 30), để người đọc hiểu được đây là kích thước tham khảo. (Xem ảnh minh họa).
kchthcthamkho.jpg

III-Lựa chọn cách ghi kích thước sao cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đạt được ở mức cao nhất .
Để thỏa mãn yêu cầu quan trọng này người thiết kế bắt buộc phải tìm hiểu:
1-Vị trí của chi tiết gia công trong bản vẽ lắp để chọn chuẩn ghi kích thước.
- Xác định độ chính xác của vị trí tương đối giữa các bề mặt của một chi tiết.
- Xác định độ chính xác của vị trí tương đối giữa các bề mặt hoặc các đường trục của các chi tiết lắp ghép với nhau.
2-Thực trạng máy móc thiết bị để mường tượng ra các bước gia công sản phẩm trong một nguyên công nào đó (Khả năng còn lại có thể gia công đạt cấp chính xác nào, trình độ tay nghề của người thợ, độ chính xác của các loại dụng cụ đo kiểm).
Lưu ý :trong các sổ tay thiết kế người ta thường sao y chính bản độ chính xác gia công có thể đạt được trong điều kiện máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ như ở các nước phát triển. Các thông số kỹ thuật về chế độ cắt S, V & T không thể áp dụng dụng ở ta được, mà phải xác định lại bằng thực nghiệm! Vì ở ta đa phần các loại máy vạn năng đã quá đát từ lâu.Cung cách sữa chữa thường bỏ qua khâu bảo dưỡng- tiểu tu- trung tu- đại tu; chỉ đến khi máy chết cứng, không làm ra sản phẩm mới tập trung vào sửa chữa.
-Xác định kích thước, lượng dư giữa các nguyên công, khả năng điều chỉnh của máy, gá lắp, dụng cụ và các giải pháp có liên quan đến việc đạt được độ chính xác của các chi tiết.
3- Chọn gốc kích thước: Căn cứ vào bề mặt định vị, chuẩn tinh chính, phụ, hướng kẹp phôi… để lựa chọn cách ghi kích thước sao cho sai số gá đặt và sai số tích lũy là ít nhất.
4- Giải chuỗi kích thước:
Khi đã sơ bộ lên được kích thước của từng chi tiết, ta phải tiến hành giải chuỗi kích thước để xác định khả năng có thể đạt được kích thước của khâu khép kín. Từ đó ta có thể điều chỉnh lại kích thước và sai lệch của các khâu thành phần, hoặc lựa chọn các biện pháp điều chỉnh khi giải chuỗi kích thước tùy thuộc và điều kiện cụ thể ở công ty của bạn.
  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài viết tham khảo:

Các biện pháp điều chỉnh khi giải chuỗi kích thước:

1-Đưa vào chuỗi kích thước những chi tiết có thể dịch chuyển được:

Dùng các chi tiết chuyển dịch theo ren, chêm, mặt côn, mặt lệch tâm…Độ chuyển dịch phải ≥ Q là lượng điều chỉnh tối thiểu. (Dùng trong mọi điều kiện sản xuất : giảm giá thành, dùng trong lắp ráp dây truyền...)

2-Đưa vào chuỗi kích thước những chi tiết thay thế:

Dùng một bộ các chi tiết thay thế như vòng đệm, bạc đệm có dung sai khác dung sai của khâu khép kín δAk . (Dùng trong mọi điều kiện sản xuất : giảm giá thành, nhược điểm tăng số lượng của các chi tiết trong chuỗi và làm phức tạp cho quá trình lắp.)

 

3- Đưa vào chuỗi kích thước khâu điều chỉnh đàn hồi:

Thay đổi kích thước do biến dạng đàn hồi của các chi tiết kiểu lò xo, vòng đệm cao su hoặc các vật liệu đàn hồi khác. Độ biến dạng cho phép phải ≥ Q. (Dùng trong mọi điều kiện sản xuất, có thể tự động điều chỉnh.)

 

4-Sửa chữa (bằng giũa, mài, cạo khi lắp…):

Độ chính xác của khâu khép kín được đảm bảo bằng cách sữa chữa một trong những khâu thành phần khi lắp. Khâu được sửa chữa cần có lượng dư phải ≥ Q. (Dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.)

 

5- Gia công đồng thời:

Các chi tiết của chuỗi được gia công đồng thời hoặc gia công trên cùng một đồ gá: Chi tiết nọ dùng để dẫn hướng cho dao gia công chi tiết kia, hoặc dùng làm mẫu chép hình để gia công chi tiết kia. (Dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.)

6- Lựa chon các chi tiết khi lắp (lắp chọn):

Tăng dung sai của các khâu thành phần lên n lần, sao cho dung sai chế tạo của các chi tiết là kinh tế nhất: δAict = nδAi

Sau khi các chi tiết chế tạo ra được phân nhóm theo kích thước thực tế. Khi lắp chọn các chi tiết thuộc nhóm tương ứng, sao cho đạt được độ chính xác đã cho của khâu khép kín. Số nhóm được xác định: N= 1 + Q / δAk

(Dùng cho các chuỗi kích thước có ít khâu trong sản xuất loạt lớn và hàng khối.)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ghi kích thướt bản vẽ đẹp , bắt mắt , dễ nhìn , rõ ràng thì không biết mọi người thế nào chứ mình có vài ý kiến :

- Không cấn thiết là kích thướt đó dùng mũi tên hay tích đậm mà là độ lớn của cỡ chứ phù hợp với tỉ lệ bản vẽ .

- Mình phải biết nội dung bản vẽ để đánh kích thướt , đo chi tiết rối đo kt tổng

- Các khoảng cách giữa các đường kích thướt phải thoáng , cách khoảng giữa các đường kích thướt phải tương đương nhau

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

trong một bản vẽ có những chi tiết rất lớn vd như mặt bằng

bên trong mặt bằng có những chi tiết nhỏ như bàn ghế,tủ...

nếu sử dụng cùng một đường dimstyle để dim cho tất cả các kích thước này em thấy nó không được đẹp lắm

mọi người cho em hỏi có nên dim những chi tiết lớn với dimstyle có text,... lớn hơn chi tiết nhỏ bên trong nó không.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật rất quan trọng. Làm thế nào để có được 1 bản vẽ kích thước không thừa, không thiếu mà lại đẹp?

 

Ai có kinh nghiệm gì xin chia sẻ!

up. van' de` nay` em dang rat' quan tam. anh co the? up len 1 file cad duoc dim du? va` dep duoc khong a?

em thay' anh that pro. :mellow:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cái này nó còn tùy thuộc vào kinh nghiệm vẽ cad của bạn thôi, chứ

Các nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật

 

là không co nguyên tắc nào cả

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cái này nó còn tùy thuộc vào kinh nghiệm vẽ cad của bạn thôi, chứ

Các nguyên tắc ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật

 

là không co nguyên tắc nào cả

TCVN 4455:1987 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng.Quy tắc ghi kích thước,chữ tiêu đề,các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ

View more random threads same category:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình cũng chia sẻ một số điều mình hay làm và ở cty mình đang làm.

-Đầu tiên thiết lập 1 bản vẽ ( tạo tất cả layer cần dùng, tất cả các dimstyle, khung tên [tùy chủ thầu họ gửi cho minh]). Minh đã tạo tất cả layer , tất cả các dimstyle mà mình hay dùng và cho vào thư viên cad khi mở bất kỳ bản vẽ nào chỉ cần kéo ra là được không cần phải mở bản bẽ chứa những cái trên.

-Vẽ đúng kích thước tỉ lệ 1:1, ghi kích thước

-Sang layout tao viewport ứng với loại dimstyle mình đã ghi.

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bác hoan2182 ơi bác gủi tài liệu TCVN 4455:1987 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng.Quy tắc ghi kích thước,chữ tiêu đề,các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ vào mail e với e ko down dc. Mail: cokhivietnam.hitech@gmail.com :thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đọc hết các ý kiến từ chủ quan đến khách quan, từ cổ chí kim, từ ngoài nước vào trong nước có thể nói dim và ghi chú không thể thống nhất dù ở bất kỳ phương diện ngàn nghề nào. Ý mình ở đây là không thể đánh giá cách dim này đúng cách dim kia sai. Vì rằng kiến trúc sư, kỹ sư, họa viên chúng ta đang làm việc cho một ngành đặc thù, vậy nên có vài ý muốn chia sẽ như sau:

1. Đúng:

-khi bắt đầu Dim phài nghĩ đến người đọc( là người thợ xây cần các yếu tố gì, ví dụ như định vị, khoảng cách để đặt cốt pha....), để tránh trường hợp dim thì rất đẹp, dữ liệu rất nhiều mà không biết làm sao để xây...:D

-tập trung dim vào những gì cần muốn cho người đọc bv biết kích thước của nó ( vd: tên bv là Bản vẽ Kích thước gạch thì làm ơn đừng có Dim kích thước cửa mà chỉ dim kt lỗ cửa mà thôi)

-ở TL nào thì dim TL đó, ví như bạn đang vẽ mb tổng thể thì chỉ nên dim cái hình khối kích thước để người ta dùng bv đó mà định vị trên bản đồ khu vực, thì bv mới có giá trị.

-nếu cần thiết ghi chú thêm là dim đó dành riêng cho cái gì thì thêm ghi chú bên dưới ( dùng /X để xuống hàng)

-tránh trường hợp hình trùng với số vì người đọc sẽ hiểu nhầm hoặc không đọc đc.

-tất cả các dim nên lấy từ hệ thống lưới trục của công trình làm chuẩn

-tất cả các bv phải chắc chắn đảm bảo vẽ đúng vị trí với nhau, không được phép di dời tùy ý

2.Đủ:

-Lấy VD nếu ở TL 100 thì dim khoảng cách tim tường đến tim tường, thì ở TL nhỏ hơn sẽ cho thấy độ dày tường hoặc ghi chú kiểu tường ( nếu có nhiều loại tường)

-dim 1 lần và luôn có dấu refer đến TL nhỏ hơn nếu người đọc muốn đi sâu vào chi tiết ( thường thì chỉ từ TL lớn đến TL nhỏ, 1 chiều thôi)

-ở TL nhỏ cho chi tiết phải có ghi chú cao độ, kích thước lưới trục gần nhât nhằm để nói cho người đọc biết chi tiết đó ở đâu trên c.trình

-...

3. kiều Dim và Text: thông thường chúng ta ít quan tâm vấn đề này vì ở mỗi cty , c.trình đều đã có sẵn ta chỉ quan tâm khi chỉnh sửa lại các vấn đề sau:

-độ cao chữ phải đọc được khi in ra khổ giấy A3 ( khó khăn hơn thì là A4)

-dù ở bất kỳ TL nào các độ cao chữ phải bằng nhau khi in ra

-kiểu chữ phải nên là kiều thông dụng tránh trường hợp không đọc được khi chuyển giao bv

-chỉnh khoảng cách Dimbase ( thường là 10) để đảm bảo khoảng cách 2 đường dim là bằng nhau và nếu muốn ghi chú xuống dòng vẫn không bị trùng với hàng Dim bên dưới.

 

Vài ý kiến nhỏ bé nếu bạn thấy được thì Vote cho cái, để có điểm chứ vác con 0 hoài kể cũng tội cái nick :D

  • Vote tăng 5

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×