Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
ssg

CadViet Software! Tại sao không?

Các bài được khuyến nghị

Tân binh ssg, chỉ mới có 1 bài "chào sân", đang còn ở level "chưa sử dụng CAD", có lẽ hơi bị... bạo gan khi nêu vấn đề này?

Thật tình, ssg cũng rất phân vân, không biết ý tứ của các "trưởng lão" CadViet thế nào? Thôi cứ mặc, ssg nghĩ sao nói vậy, thể hiện đúng cái "tâm" của mình. Có gì không phải, mong các "trưởng lão" bỏ quá?

Ssg đã xem qua một lượt các bài viết (tất nhiên là ở mức "cưỡi ngựa xem hoa"), mạo muội có nhận xét: CadViet có một đội ngũ hùng hậu, thừa khả năng và nhiệt tình để xây dựng nên (cái gọi là) CadViet Software, khiêm tốn hơn là CadViet Utility, bằng Autolisp.

Đặt vấn đề:

Các chương trình lisp của chúng ta rất hay và khá phong phú, nhưng vẫn mang tính tự phát, đơn lẻ, khó dùng, và điều quan trọng nhất là thiếu TÍNH HỆ THỐNG. Một chương trình như ssg đề xuất sẽ tập hợp toàn bộ các lisp nói trên thành một chỉnh thể thống nhất, đồng thời phát triển nó lên một "tầm" lớn hơn. Người dùng Acad, không cần biết lisp là... cái quỷ quái gì, vẫn có thể sử dụng nó một cách hiệu quả, thuận tiện, thoải mái như thể đó là một thành phần của chính Autodesk!

Minh hoạ:

Để rõ ý hơn, ssg xin phép giới thiệu cùng các bạn hình minh hoạ của một chương trình như vậy, hỗ trợ thiết kế cơ khí, do chính ssg và các đồng nghiệp tự tạo, có tên CKhatoco Utility. Chương trình được "khởi công" xây dựng từ hồi còn dùng Cad R14 và liên tục được bổ sung theo yêu cầu thực tế, đang được sử dụng rất hiệu quả tại đơn vị của ssg. Hình minh hoạ mà các bạn thấy là Menu CKhatoco, người dùng đang select lệnh vẽ ổ bi UCP (ổ bi kèm theo gối đỡ - bearing unit):

 

new-1.jpg

 

Khi click, một dialog hiện ra, với một popup_list chứa mã số (code) các ổ bi UCP tiêu chuẩn:

 

new-2.jpg

 

Chọn code và OK, chương trình tự động vẽ toàn bộ 2 hình chiếu của ổ bi UCP với đầy đủ các yếu tố cần thiết như ý.

 

Ssg không upload source lên, không phải vì "giấu nghề" (nếu có ý đó thì đã không mở topic này), mà vì nội dung có lẽ không hợp với các bạn trong forum (đa số là dân Xây dựng). Ssg chỉ đặt vấn đề, nếu các "trưởng lão" OK, ssg sẽ trình tiếp kế hoạch để mọi người góp ý và các "trưởng lão" xét duyệt. Về phần ssg, sẵn sàng đóng góp chút tài hèn sức mọn,

cũng như chút kinh nghiệm thu được trong quá trình xây dựng CKhatoco, cùng các bạn biến ý tưởng này thành hiện thực.

Trân trọng.

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất hoan nghênh ý kiến của ssg.

 

Quản trị trang CADViet cũng cùng quan điểm như vậy từ khi CADViet mới ra đời. Tuy nhiên, một điều khó nhất để làm một CadViet Software vẫn là làm cái gì, như thế nào? Hiện nay, lực lượng viết lisp của CADViet có thể gọi là đã có, tuy nhiên VIẾT CÁI GÌ thì lực lượng này không thể trả lời được mà phải dựa vào số đông người sử dụng.

 

Ở Việt Nam số lượng người dùng lisp trong khi vẽ CAD không nhiều, chủ yếu chỉ là để cắt chân đường kích thước(?). Vì vậy họ cũng chưa bao giờ tưởng tượng được là họ sẽ cần lisp gì để giúp họ vẽ nhanh hơn. Cái khó này cứ bó cái khó kia nên chưa thể nào bắt đầu một cách có hệ thống được.

 

Trong CADViet cũng đã có một số tiện ích lisp khá hay (xin xem thêm ở phần trang tin) nhưng do chưa dựng được thành một bản nhiệm vụ thiết kế cụ thể nên các lisp này vẫn mang tính rời rạc, không hoàn chỉnh.

 

 

Hy vọng tại topic này chúng ta có thể liệt kê được một bản nhiệm vụ chi tiết của các chức năng mà đông đảo người sử dụng cần nhưng AutoCAD chuẩn chưa có.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý kiến của ssg quả là rất hay. Trước hết xin nói với ssg là cadviet chưa có "trưởng lão" vì cadviet còn rất non trẻ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Chúng tôi rất mong đến một ngày nào trong diễn đàn sẽ có rất nhiều các "trưởng lão" để có thể mở hội nghị Diên Hồng.

CadViet Software như ssg nói theo mình hiểu là có thể tạo nên một bộ cài những úng dụng tiêu chuẩn do CadViet tạo ra ví dụ như hệ thống lisp và đi kèm theo là phần help để hướng dẫn sử dụng nó. Những người mới dùng hay dùng lâu rồi thì cũng chỉ cần một cái click chuột là bộ cài tự động cài vào máy. Được như vậy các ứng dụng do CadViet tạo ra sẽ có hệ thống hơn và người dùng cũng dễ dàng sủ dụng nó và hiểu nó hơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn sự ủng hộ từ các thành viên Ban Quản Trị (BQT). "Trưởng lão" chỉ là cách nói vui (kiểu truyện kiếm hiệp Kim Dung), đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng của ssg đối với các bạn trong BQT, những người đã có tâm huyết và dày công gây dựng forum này.

CadViet Software, đúng như ý của Hieuss, là một bộ phần mềm bao gồm nhiều chương trình khác nhau, hỗ trợ tính toán, thiết kế và vẽ. Trước mắt, cái mà mình đề cập là một tập hợp các tiện ích lisp, tạm gọi là CadViet Utility (tên gọi chính thức tuỳ BQT quyết định). CadViet Utility không chỉ đơn thuần là một tập hợp rời rạc các chương trình lisp đã có và bổ sung thêm, mà là một chỉnh thể thống nhất, có tính hệ thống cao, tạo sự thuận tiện tối đa cho người dùng, từ bước cài đặt cho đến sử dụng.

Ssg đang hoàn chỉnh một kế hoạch (không phải, đúng hơn là một bài viết), trong đó nêu lên một số vấn đề trong quá trình xây dựng CadViet Utility. Hẹn các bạn vài hôm vì ssg cũng đang khá bận với công việc hàng ngày.

Rất mong được sự ủng hộ của cả nhà.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào các bạn!

Trong bài này, ssg có vài ý kiến tương đối cụ thể hơn về việc xây dựng CadViet Utility:

 

1) Nội dung và cấu trúc chương trình:

Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên cần đặt ra khi xây dựng chương trình, đúng như bác Nguyen Hoanh đã phân tích, viết cái gì và viết như thế nào? Nội dung chương trình tất nhiên phải đáp ứng nhu cầu thực tế của đa số người dùng. Nhưng với người dùng Acad bình thường, không biết hoặc chỉ biết đại khái về lisp, khó có thể nêu lên được những yêu cầu cụ thể và xác đáng.

Theo ssg, trước hết BQT nên chọn một người vừa có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (cụ thể ở đây là Kiến trúc và Xây dựng), vừa am hiểu kỹ thuật lập trình lisp (nếu biết thêm một chút về VB hoặc C thì càng tốt) làm chủ trì – tạm gọi là chủ nhiệm đề tài. Chủ nhiệm sẽ phác thảo ra nội dung và cấu trúc của chương trình, hình thức tương tự như mục lục sách. Dựa trên cái “sườn” này, mọi người sẽ dễ dàng góp ý, bổ sung thêm.

Bản thân ssg không phải người trong ngành, nhưng cũng xin mạn phép đưa ra ý kiến chung: nội dung chính của chương trình nên nhằm vào các động tác mà Kiến trúc sư và Kỹ sư xây dựng thường dùng và mất nhiều thời gian nhất trong quá trình thiết kế và vẽ. Cấu trúc tổng quát của chương trình nên phân thành nhóm ứng dụng. Ví dụ:

- Nội dung chính (như vừa nói trên)

- Kết cấu

- Điện nước

- Các tiện ích 3D

- Các tiện ích phụ trợ

- v.v...

 

2) Phương thức giao tiếp với người dùng:

Quan điểm chung là tạo điều kiện thuận tiện tối đa cho người dùng, có thể gọi các lệnh của CadViet dễ dàng và thân thiện như các lệnh “chính thống” khác của Acad bằng mọi phương thức: Pull-down Menu, Image Tile Menu, Dialog, Toolbar, Alias.

- Pull-down Menu là phương thức cơ bản tạo nên giao diện của chương trình (tương tự như của CKhatoco mà ssg đã giới thiệu). Nó có cấu trúc nhánh cây, thể hiện rõ nét nhất cái “sườn” của chương trình. Đây là “bộ mặt” của chương trình, cần phải sắp xếp sao cho hợp lý, khoa học và trau chuốt thật bắt mắt.

- Image Tile Menu: là công cụ hình tượng trực quan rất hay. Ví dụ: các bạn vào Menu – Draw – Surfaces – 3D Surfaces sẽ thấy rõ nó hiệu quả như thế nào.

- Các bạn theo trường phái gõ phím rất thích Alias. Cần có bảng tổng kết các Aliases của CadViet (chú ý không nên trùng với bảng Aliases chuẩn của Acad).

- Trường phái rê chuột thì chuộng Dialog và Toolbar hơn. Nhìn chung, mỗi phương thức có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc để sử dụng hiệu quả.

 

3) Quan hệ giữa chương trình và AutoCAD:

Chương trình chính là các file lisp. Nếu tổng kích thước các file lsp không lớn lắm, nên gộp chúng lại một file duy nhất sẽ dễ quản lý hơn. Ngoài các file lsp, chương trình cần nhiều file hỗ trợ khác như: mns, dcl, slb, txt, csv, dwg…. Tất cả các file trên cần phải được đặt vào đúng vị trí xác định, có địa chỉ path rõ ràng để truy cập và load khi cần. Công việc này sẽ do trình Setup (có thể lập bằng VB, Pascal hoặc C, C++….) đảm nhiệm. Sau đó, CadViet sẽ autoload mỗi khi khởi động Acad, như là một thành phần của chính Acad. Người dùng không cần quan tâm đến điều gì khác, chỉ việc dùng thôi.

 

4) Sử dụng các bảng tiêu chuẩn:

Hấu như ngành kỹ thuật nào cũng sử dụng rất nhiều các bảng số liệu tiêu chuẩn. Công việc tra bảng mất khá nhiều thời gian của người thiết kế. Đưa các bảng số liệu này vào sẽ nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng chương trình.

Lisp có thể đọc dữ liệu ghi ở 2 dạng txt và csv. Cả 2 dạng này Excel cũng đọc được, rất thuận tiện cho việc tạo, edit và update. Tuy nhiên theo ssg, chúng ta nên chọn duy nhất một dạng để lưu dữ liệu. Sự nhất quán đó sẽ tạo thuận lợi hơn cho công việc lập trình.

 

5) Sử dụng các defun dùng chung:

Là các defun có công dụng tổng quát, có thể áp dụng cho nhiều chương trình lisp khác nhau. Những ai đã từng lập các chương trình lisp tương đối lớn chắc chắn biết rõ vai trò của nó. Vấn đề đặt ra là, khi làm việc theo nhóm, cần phải thống nhất, chuẩn hoá các defun dùng chung. Điều này giúp tiết kiệm công sức cho cả nhóm, cũng như tránh được tình trạng trùng lắp (nếu trùng tên, defun sau sẽ “đè” mất defun trước)

 

6) Quan điểm phát triển:

Theo kinh nghiệm của bản thân ssg, trong giai đoạn đầu chỉ nên làm một khối lượng vừa phải, nhanh chóng cho “ra lò” phiên bản thử nghiệm. Căn cứ vào ý kiến phản hồi của người dùng, chúng ta sẽ xem xét lại tính hệ thống của toàn bộ chương trình và có sự điều chỉnh thích đáng.

Với một chương trình có tính hệ thống tốt, ta có thể bổ sung thêm nội dung bất cứ lúc nào, tăng thêm tính năng cho chương trình mà không ảnh hưởng gì đến các nội dung đã có từ trước (giống như các bác Quy hoạch, nếu quy hoạch tốt sẽ đỡ phải đập phá khi xây dựng phát triển thành phố). Mỗi ngày thêm một chút, dần dần sẽ tạo nên một chương trình “hoành tráng” và thật sự hữu ích.

 

7) Tổ chức và phân công trách nhiệm:

Khối lượng công việc để hoàn thành CadViet Utility khá lớn, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều người và có sự tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể. Trong đó, vai trò của chủ nhiệm đề tài đặc biệt quan trọng. Chủ nhiệm là người chủ động lập kế hoạch, phân vai cho các thành viên, điều phối mọi hoạt động, tổng hợp các chương trình do thành viên viết thành một thể thống nhất, xử lý lỗi và điều chỉnh các sai lệch giữa các bộ phận (do nhiều người cùng thực hiện)….

 

8) Một chút tâm tình:

Đáng tiếc là ssg không phải là người trong ngành của các bạn nên một số ý kiến trên có khi chưa được xác đáng và cụ thể. Riêng về kỹ thuật lập trình lisp, những gì mà ssg đề cập, ssg đều đã biết qua. Có cái hiểu rất rõ và áp dụng thuần thục, có cái chỉ biết lơ mơ. Trong phạm vi bài viết mang tính tổng quát này, ssg không đi sâu vào chi tiết. Ssg sẽ trao đổi thêm với các bạn về các vấn đề trên khi tiến hành công việc cụ thể.

Khi chương trình này hoàn thành, bản thân ssg cũng chẳng mấy khi dùng vì nội dung không đúng chuyên ngành cơ khí của mình! Vậy thì tại sao ssg “khuấy động phong trào” tích cực như vậy? Có 2 lý do:

- Chia sẻ là phương cách tốt nhất để tự hoàn thiện kiến thức bản thân. Gieo một hạt mầm, bạn sẽ thu được cả cái cây.

- Không giấu gì các bạn, ssg là người đóng vai chủ trì trong việc xây dựng, phát triển chương trình CKhatoco mà ssg đã giới thiệu. Lần này, ssg đang tiến hành làm một bước chỉnh lý tương đối toàn diện. Ssg hy vọng rằng qua việc tham gia xây dựng CadViet cùng các bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích.

Đối với CadViet Utiliy, nếu được BQT tín nhiệm, ssg có thể đảm nhận các phần việc sau:

- Chia sẻ với các bạn về kỹ thuật lập trình lisp cũng như kinh nghiệm thu được qua quá trình xây dựng CKhatoco.

- Chia sẻ một số defun dùng chung

- Viết code cho các nội dung có liên quan đến cả 2 ngành Xây dựng và Cơ khí (bu lông, đai ốc, các loại thép định hình I, U, V…)

Ssg cũng mong rằng, tất cả các bạn trong forum này, dù biết hay không biết về lập trình cũng sẽ nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý kiến để CadViet Utility nhanh chóng trở thành hiện thực.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không ai ủng hộ??? Lực bất tòng tâm, đành xếp nó vào danh sách các "dự án treo"!!!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin lỗi ssg vì đã hồi âm chậm trễ.

 

Kế hoạc về CADViet Utility của ssg đã quá cụ thể, không cần phải bàn thêm. Theo tôi bước đầu đã đủ thực hiện rồi.

 

Và chúng ta khởi động kế hoạch CADViet Utility luôn với những lisp mà các thành viên đã post ở trong các topic của diễn đàn.

 

Chân thành cảm ơn ssg!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tuy kiến thức về lập trình của mình ko có nhưng rất đồng tình với ý kiến của bác '' ssg ''. Rất mong các bác xây dựng nhanh chóng chương trình cho anh em sử dụng ứng dụng vào công việc dễ dàng và thuận tiện hơn. Hóng.....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×