Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
KE AN MAY DI VANG

Xường cơ khí nhỏ

Các bài được khuyến nghị

Hôm nay tôi mạnh dạn khai trương xưởng cơ khí nhỏ bằng một câu đố:

 

1-Chắc bạn đã nhìn thấy cái vòi ấm đun nước bằng nhôm, đố bạn biết người ta đã làm ra nó như thế nào? (Qui trình công nghệ)

 

2- Tôi xin "tiết lộ bí mật" về một công đoạn sản xuất sản phẩm đùi xe đạp bằng những câu thơ sau: (Rất bổ ích với những bạn mới vào nghề cơ khí đấy)

 

Tên em vốn gọi là đùi

Sinh ngoài giá thú bụi đời triền miên

Xuất thân từ đất Thái Nguyên

Đông Anh là chốn thường xuyên đi về

Bước lần qua phố Nguyên Khê

Xí nghiệp Đồ nghề cắt đoạn thành phôi

Lửa hồng nóng lắm anh ơi

900 độ chẵn than ôi em mềm

Dập em chắc hẳn rất êm

Nguyên công số 1 anh đem chồn đầu  -Nguyên công: chồn đầu

Em còn bỡ ngỡ hồi lâu

Bác 63 tấn vuốt râu cười khà  -Máy dập khuỷu 63 tấn

Dập em bẹp dúm trong mà -Nguyên công: đập bẹt

Thân em chẳng biết rồi ra thế nào

Vừa may có chị cắt bao -Nguyên công: cắt bao

Xúc động nghẹn ngào xén bớt phần via

Mà sao lạ quá chưa kìa

Đã anh ép kín nằm kia đợi chờ  -Nguyên công: ép kín

Đời em cả một giấc mơ

Ai nghĩ ai ngờ em trở nên xinh

Tên em là cái đùi tinh

Thân gái một mình bước đến xưởng 2

 

Đó là bài thơ về quy trình công nghệ dập nóng phôi đùi xe đạp khi còn dập từ thép đường kính 25mm (nhược điểm của CN này là hệ số sử dụng vật liệu chỉ đạt 55%.

Gồm các nguyên công: Cắt đoạn từ thép D25 - chồn đầu - đập bẹt - cắt bao- ép tinh >>Phôi đùi xe đạp

 

Cho đến nay thì công nghệ đã khác nhiều rồi:- Dùng phôi ban đầu là thép đường kính 16mm (Ưu điểm là hệ số sử dụng vật liệu đạt 99%).

Gồm các nguyên công: Cắt đoạn từ thép D16 - chồn đầu - đập bẹt - ép tinh >>Phôi đùi xe đạp

 

Mong các bạn viết bài trao đổi về những việc liên quan đến nghề cơ khí để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
(VietNamNet) – Đoàn công tác Bộ Quốc phòng vừa thống nhất kiến nghị cho phép 2 nông dân tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu (Tây Ninh) được phép bay thử nghiệm máy bay tự chế. Thời gian kết thúc thử nghiệm là 31/12/2006.

 

Xin các bạn đừng nghĩ tôi nhạo báng việc hai nông dân chế tạo máy bay trực thăng. Đã có rất nhiều “lời chim tiếng bướm” xung quanh sự kiện này. Tôi không có bình luận về việc này mà chỉ thấy buồn thôi.

Tôi rất cảm phục tinh thần dám nghĩ dám làm của họ. Tôi đã từng thấy những chiếc máy dệt thủ công cổ lỗ sĩ được những người nông dân làm ra để dệt được những tấm vải đũi thô mộc, mát về mùa hè ấm về mùa đông, khi trong đầu họ chẳng hề có khái niệm gì về mô men quán tính, về cân bằng động và cân bằng tĩnh...

Vì vậy hôm nay tôi mạnh dạn khai trương xưởng cơ khí nhỏ bằng một câu đố:

 

1-Chắc bạn đã nhìn thấy cái vòi ấm đun nước bằng nhôm, đố bạn biết người ta đã làm ra nó như thế nào? (Qui trình công nghệ)

 

2- Tôi xin "tiết lộ bí mật" về một công đoạn sản xuất sản phẩm đùi xe đạp bằng những câu thơ sau: (Rất bổ ích với những bạn mới vào nghề cơ khí đấy)

 

Tên em vốn gọi là đùi

Sinh ngoài giá thú bụi đời triền miên

Xuất thân từ đất Thái Nguyên

Đông Anh là chốn thường xuyên đi về

Bước lần qua phố Nguyên Khê

Xí nghiệp Đồ nghề cắt đoạn thành phôi

Lửa hồng nóng lắm anh ơi

900 độ chẵn than ôi em mềm

Dập em chắc hẳn rất êm

Nguyên công số 1 anh đem chồn đầu

Em còn bỡ ngỡ hồi lâu

Bác 63 tấn vuốt râu cười khà

Dập em bẹp dúm trong mà

Thân em chẳng biết rồi ra thế nào

Vừa may có chị cắt bao

Xúc động nghẹn ngào xén bớt phần via

Mà sao lạ quá chưa kìa

Đã anh ép kín nằm kia đợi chờ

Đời em cả một giấc mơ

Ai nghĩ ai ngờ em trở nên xinh

Tên em là cái đùi tinh

Thân gái một mình bước đến xưởng 2

 

Đó là bài thơ về quy trình công nghệ dập nóng phôi đùi xe đạp khi còn dập từ thép đường kính 25mm (nhược điểm của CN này là hệ số sử dụng vật liệu chỉ đạt 55%.

Gồm các nguyên công: Cắt đoạn từ thép D25 - chồn đầu - đập bẹt - cắt via- ép tinh >>Phôi đùi xe đạp

 

Cho đến nay thì công nghệ đã khác nhiều rồi:- Dùng phôi ban đầu là thép đường kính 16mm (Ưu điểm là hệ số sử dụng vật liệu đạt 99%).

Gồm các nguyên công: Cắt đoạn từ thép D16 - chồn đầu - đập bẹt - ép tinh >>Phôi đùi xe đạp

 

Xin đừng tự ti về khả năng làm việc về cơ khí của người Việt nam. Trước đây tôi có dịp làm dự án về sản xuất phụ tùng xe máy. Công ty tôi đã mua máy của Đài Loan và nhờ chuyên gia của họ tư vấn về công nghệ sản xuất. Họ đã đưa ra nhiều giải pháp về tạo phôi bằng dập nóng nhưng hầu như không sử dụng được vì hệ số sử dụng vật liệu chỉ tương đương với trình độ công nghệ của Việt nam từ những năm thập niên 80 của thế kỷ trước.

 

 

Mong các bạn viết bài trao đổi về những việc liên quan đến nghề cơ khí để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Chủ đề này rất hay. Sao không có ai tham gia vậy. Tôi cũng làm cơ khí nhưng thấy cái mình thiếu nhất chính là lập quy trình công nghệ gia công. Các thứ khác như vẽ 3D nếu không biết thì học cũng nhanh thôi, nhưng về công nghệ thì rất khó. Mong bác gửi thêm nhiều bài nữa nhé. Thanks

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chủ đề này rất hay. Sao không có ai tham gia vậy. Tôi cũng làm cơ khí nhưng thấy cái mình thiếu nhất chính là lập quy trình công nghệ gia công. Các thứ khác như vẽ 3D nếu không biết thì học cũng nhanh thôi, nhưng về công nghệ thì rất khó. Mong bác gửi thêm nhiều bài nữa nhé. Thanks

Lý do đơn giản là dân Cơ khí của CadViet hơi bị ít. Viết bài chẳng ai đọc cũng buồn! Hy vọng rằng càng về sau sẽ càng đông vui hơn.

Nếu bạn tâm huyết với nghề, hãy xung phong làm 1 bài đi nào. Chia sẻ kinh nghiệm hay đặt vấn đề đang vướng mắc đều tốt như nhau.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
...Vì vậy hôm nay tôi mạnh dạn khai trương xưởng cơ khí nhỏ bằng một câu đố:

1-Chắc bạn đã nhìn thấy cái vòi ấm đun nước bằng nhôm, đố bạn biết người ta đã làm ra nó như thế nào? (Qui trình công nghệ)

Thân và nắp thì chắc chắn là miết rồi. Còn cái vòi, ssg chưa thấy người làm bao giờ. Nhưng nhìn vết phân khuôn, ssg nghĩ rằng họ đúc áp lực.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thân và nắp thì chắc chắn là miết rồi. Còn cái vòi, ssg chưa thấy người làm bao giờ. Nhưng nhìn vết phân khuôn, ssg nghĩ rằng họ đúc áp lực.

Nếu đúc áp lực thì độ dầy của vòi ấm qua các mặt cắt sẽ đồng đều hơn. Bề mặt trong của vòi ấm sẽ mịn hơn.

Tôi muốn nói với các bạn là đây là 1 phương pháp đúc chưa từng được ghi chép trong sách vở do người thợ nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra. Bây giờ, tôi cũng khó đưa ra được cái "thuật ngữ" chính xác về phương pháp gia công cực kỳ đơn giản này. Tuy nó không cho năng suất lao động cao như đúc áp lực, nhưng nó thích hợp với kiểu làm ăn nhỏ lẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có thu nhập thấp. Đặc điểm của công nghệ đúc vòi ấm:

1- Khuôn hai nửa, phần vòi ấm kín, hình dạng khuôn giống như kết cấu của cái sừng trâu.

2- Người thợ đổ đầy nhôm nóng chảy vào cái sừng trâu ấy; rồi mồm lẫm nhẩm đếm thật nhanh theo kiểu người bán cá giống đếm cá: " 1-2-3-4......20-21-con này giống tốt- 31-32-năm ngoái bà mua của ai-82- 83...

3- Khi phần tiếp xúc với trực tiếp với lòng khuôn đông cứng lại, người thợ thủ công đột ngột dốc ngược cái sừng trâu đổ phân nhôm lỏng chưa kịp đông cứng ra ngoài là được cái vòi ấm có lỗ ...không thủng.

4- Cắt bỏ phần phần đầu vòi đi là ổn.

  • Vote tăng 6

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nếu đúc áp lực thì độ dầy của vòi ấm qua các mặt cắt sẽ đồng đều hơn. Bề mặt trong của vòi ấm sẽ mịn hơn.

Tôi muốn nói với các bạn là đây là 1 phương pháp đúc chưa từng được ghi chép trong sách vở do người thợ nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra. Bây giờ, tôi cũng khó đưa ra được cái "thuật ngữ" chính xác về phương pháp gia công cực kỳ đơn giản này. Tuy nó không cho năng suất lao động cao như đúc áp lực, nhưng nó thích hợp với kiểu làm ăn nhỏ lẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có thu nhập thấp. Đặc điểm của công nghệ đúc vòi ấm:

1- Khuôn hai nửa, phần vòi ấm kín, hình dạng khuôn giống như kết cấu của cái sừng trâu.

2- Người thợ đổ đầy nhôm nóng chảy vào cái sừng trâu ấy; rồi mồm lẫm nhẩm đếm thật nhanh theo kiểu người bán cá giống đếm cá: " 1-2-3-4......20-21-con này giống tốt- 31-32-năm ngoái bà mua của ai-82- 83...

3- Khi phần tiếp xúc với trực tiếp với lòng khuôn đông cứng lại, người thợ thủ công đột ngột dốc ngược cái sừng trâu đổ phân nhôm lỏng chưa kịp đông cứng ra ngoài là được cái vòi ấm có lỗ ...không thủng.

4- Cắt bỏ phần phần đầu vòi đi là ổn.

Ha ha, bái phục bác ksgia! Khi nào có dịp đúc nhôm, ssg cũng thử làm vài cái vòi ấm theo kiểu này nấu nước uống chơi!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
2- Người thợ đổ đầy nhôm nóng chảy vào cái sừng trâu ấy; rồi mồm lẫm nhẩm đếm thật nhanh theo kiểu người bán cá giống đếm cá: " 1-2-3-4......20-21-con này giống tốt- 31-32-năm ngoái bà mua của ai-82- 83...

Bây giờ em mới giải thích được thắc mắc trước đây: tại sao lòng của ấm nhôm thì trơn nhưng lòng của cái vòi thì lại sần sùi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quả thật là không nghĩ ra kiểu làm như thế. Cảm ơn bác đã cho anh em mở rộng tầm mắt.

Thú thật là nhà em có làm đúc đồng, để làm các hoạ tiết phức tạp thì phải làm mẫu bằng sáp ong. Trong làm mẫu cũng có đúc mẫu theo cách đúc của vòi ấm. Nhưng em cũng không ngờ là đúc nhôm cũng dùng phương pháp này.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Quả thật là không nghĩ ra kiểu làm như thế. Cảm ơn bác đã cho anh em mở rộng tầm mắt.

Thú thật là nhà em có làm đúc đồng, để làm các hoạ tiết phức tạp thì phải làm mẫu bằng sáp ong. Trong làm mẫu cũng có đúc mẫu theo cách đúc của vòi ấm. Nhưng em cũng không ngờ là đúc nhôm cũng dùng phương pháp này.

Tôi nghĩ là có thể ai đó đã nhìn thấy cách đúc đồng... nên đã áp dụng vào đúc nhôm chăng? Tôi chưa được xem đúc đồng, còn đúc nhôm thì đã chứng kiến khá nhiều lần.

Tiện đây, tôi khuyên các bạn là hãy kiểm tra lại toàn bộ đồ gia dụng có liên quan đến việc chế biến và bảo quản đồ ăn thức uống trong nhà mình. Những đồ dùng đồ nhôm nên loại bỏ, hãy dùng đồ Inox! Không phải Inox nào cũng đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. (Nhiều người hiểu lầm Inox là vật liệu không gỉ, không bị ăn mòn hoá học, trong thực tế thì không phải vậy, khi chọn mua bạn phải hết hiểu rõ xuất xứ của sản phẩm đó. Khi đặt hàng gia công mặt hàng nào đó bằng Inox, khách ngoại quốc thường rất quan tâm đến nguồn gốc của vật liệu làm ra sản phẩm đó). Inox để làm đồ ăn thức uống khác hẳn với Inox dùng để làm tay vịn cầu thang, lan can cửa...

Vật liệu Inox làm đồ ăn thức uống có ký hiệu: SUS 304. Ở nước ta, tôi thấy có hàng gia dụng của Công ty Kim Khí Thăng Long Hà nội là một địa chỉ đáng tin cậy. Tất nhiên còn có nhiều nơi khác nữa mà tôi chưa biết đến....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không biết có bác nào làm trong ngành khuôn mẫu không?. trong công ty em có khuôn ép phun phôi để thổi chai PET. Hiện nay bộ khuôn này hay sảy ra tình trạng nứt lòng khuôn cái và chày khuôn đực, bọn em đã tranh luận rất nhiều mà không tìm ra nguyên nhân. Nếu bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này thì tư vấn cho em. Cảm ơn nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi nghĩ là có thể ai đó đã nhìn thấy cách đúc đồng... nên đã áp dụng vào đúc nhôm chăng? Tôi chưa được xem đúc đồng, còn đúc nhôm thì đã chứng kiến khá nhiều lần.

Tiện đây, tôi khuyên các bạn là hãy kiểm tra lại toàn bộ đồ gia dụng có liên quan đến việc chế biến và bảo quản đồ ăn thức uống trong nhà mình. Những đồ dùng đồ nhôm nên loại bỏ, hãy dùng đồ Inox! Không phải Inox nào cũng đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. (Nhiều người hiểu lầm Inox là vật liệu không gỉ, không bị ăn mòn hoá học, trong thực tế thì không phải vậy, khi chọn mua bạn phải hết hiểu rõ xuất xứ của sản phẩm đó. Khi đặt hàng gia công mặt hàng nào đó bằng Inox, khách ngoại quốc thường rất quan tâm đến nguồn gốc của vật liệu làm ra sản phẩm đó). Inox để làm đồ ăn thức uống khác hẳn với Inox dùng để làm tay vịn cầu thang, lan can cửa...

Vật liệu Inox làm đồ ăn thức uống có ký hiệu: SUS 304. Ở nước ta, tôi thấy có hàng gia dụng của Công ty Kim Khí Thăng Long Hà nội là một địa chỉ đáng tin cậy. Tất nhiên còn có nhiều nơi khác nữa mà tôi chưa biết đến....

Bác An May Di Vang ơi!

Cám ơn bác đã dẫn em vào đây nha! Đây chính là chỗ mà những sinh viên mới như bọn em rất cần để học tập!

Em cũng hay xem về cách bảo quản thực phẩm thật ra có ai biết không. trường em cũng có ngành công nghệ thực phẩm lúc đầu em tự hỏi tại sao ngành công nghệ thực phẩm lại phải học vẽ kỹ thuật giờ thì em cũng biết luôn rồi!

Em được biết bảo quản thực phẩm mà gia đình ta hay ăn uống chẳng hạn còn thừa không nên để trong xoong nhôm bởi vì nó sẽ gây ra những phản ứng làm hỏng thực phẩm! Sẽ có thắc mắc là xoong nhôm có khả năng đun nấu thức ăn vì truyền nhiệt khá nhanh lên mọi người rất hay dùng, nhưng khi đun nấu có ảnh hưởng gì không các bác cho em biết để em chuẩn bị đi bán nhôm vụn với!

Em có một vấn đè mới cần đưa vào thảo luận:

"Nước chảy đá mòn" Chắc các bác cũng đoán được đây là quá trình gia công bằng tia nước và tia hạt mài áp lực cao! Nó có khả năng gia công được những vật liệu rất kứng và rất mềm có những ưu điểm hơn các phương pháp gia công khác tại sao chúng ta không cùng nhau khai quật phải không các bác. Em đang rất muốn tìm hiểu về nó một cách kỹ càng hơn! các bác nào biết giúp em nha!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác An May Di Vang ơi!

Cám ơn bác đã dẫn em vào đây nha! Đây chính là chỗ mà những sinh viên mới như bọn em rất cần để học tập!

Em cũng hay xem về cách bảo quản thực phẩm thật ra có ai biết không. trường em cũng có ngành công nghệ thực phẩm lúc đầu em tự hỏi tại sao ngành công nghệ thực phẩm lại phải học vẽ kỹ thuật giờ thì em cũng biết luôn rồi!

Em được biết bảo quản thực phẩm mà gia đình ta hay ăn uống chẳng hạn còn thừa không nên để trong xoong nhôm bởi vì nó sẽ gây ra những phản ứng làm hỏng thực phẩm! Sẽ có thắc mắc là xoong nhôm có khả năng đun nấu thức ăn vì truyền nhiệt khá nhanh lên mọi người rất hay dùng, nhưng khi đun nấu có ảnh hưởng gì không các bác cho em biết để em chuẩn bị đi bán nhôm vụn với!

Em có một vấn đè mới cần đưa vào thảo luận:

"Nước chảy đá mòn" Chắc các bác cũng đoán được đây là quá trình gia công bằng tia nước và tia hạt mài áp lực cao! Nó có khả năng gia công được những vật liệu rất kứng và rất mềm có những ưu điểm hơn các phương pháp gia công khác tại sao chúng ta không cùng nhau khai quật phải không các bác. Em đang rất muốn tìm hiểu về nó một cách kỹ càng hơn! các bác nào biết giúp em nha!

Chào bạn trankhoactm,

Nếu bạn muốn tìm hiểu về cái công nghệ nước chảy đá mòn này, xin giới thiệu bạn một địa chỉ cũ Nhà máy văn phòng phẩm Hồng hà, phân xưởng ngòi bút.

Công nghệ này không mới, cách đây vài chục năm nó đã được sử dụng để xẻ rãnh ngòi bút bằng thép và hợp kim cứng tại địa chỉ này rồi.

 

Về vật liệu nhôm, đúng là có tính dẫn nhiệt tốt và cách đây vài chục năm nó được coi là vật liệu chủ yếu cho các đồ dùng nhà bếp như xoong nồi, thìa đĩa,.... Tuy nhiên nó là loại kim loại lưỡng tính và ôxít nhôm cũng vậy. Trong không khí nhôm rất dễ bị ôxy hóa và tạo ra một lớp ôxít nhôm rất bền vững trên bề mặt của nó. Đấy là lý do mà đồ nhôm dùng bền hơn các kim loại thông thường khác ở điều kiện bình thường. Nhưng do ô xít nhôm có tính lưỡng tính nên trong môi trường kiềm nóng nó dễ bị phá hủy. Vì thế các dụng cụ nhà bếp bằng nhôm khi bị đun trong môi trường kiềm như mắm muối ... hay bị thủng lỗ chỗ .

Việc cho rằng ô xít nhôm bỉ phân hủy sẽ tạo ra chất độc hại cho cơ thể con người thì quả thật gần đây tôi mới biết, có nghĩa là tôi đã được đầu độc vài chục năm rồi , vẫn chưa chết. Cho nên có thể nói rằng cái độc ấy chưa hẳn đã nguy hại lắm lắm so với những thứ còn độc hơn gấp bội (khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, melamin, bột đá, ..........) mà hàng ngày chúng ta đang phải xơi chúng. Có thể ta chưa kịp chết vì cái đồ nhôm mà đã lăn quay ra với mấy thứ linh tinh khác rồi các bạn ạ.

Tôi không quảng cáo cho đồ nhôm nhưng cũng không phủ nhận nó. Mọi người nên cân nhắc bình tĩnh và chọn cho mình cái phù hợp với mình kể cả về tiêu chí sức khỏe cũng như tiêu chí kinh tế, không nên thay đổi tất cả trong khi còn đang khó khăn về tài chính.

 

Đó là thiển ý của tôi, mong các bạn suy xét. Bác KsGia đừng giận vì em Spam nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nếu đúc áp lực thì độ dầy của vòi ấm qua các mặt cắt sẽ đồng đều hơn. Bề mặt trong của vòi ấm sẽ mịn hơn.

Tôi muốn nói với các bạn là đây là 1 phương pháp đúc chưa từng được ghi chép trong sách vở do người thợ nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra. Bây giờ, tôi cũng khó đưa ra được cái "thuật ngữ" chính xác về phương pháp gia công cực kỳ đơn giản này. Tuy nó không cho năng suất lao động cao như đúc áp lực, nhưng nó thích hợp với kiểu làm ăn nhỏ lẻ, tạo công ăn việc làm cho những người có thu nhập thấp. Đặc điểm của công nghệ đúc vòi ấm:

1- Khuôn hai nửa, phần vòi ấm kín, hình dạng khuôn giống như kết cấu của cái sừng trâu.

2- Người thợ đổ đầy nhôm nóng chảy vào cái sừng trâu ấy; rồi mồm lẫm nhẩm đếm thật nhanh theo kiểu người bán cá giống đếm cá: " 1-2-3-4......20-21-con này giống tốt- 31-32-năm ngoái bà mua của ai-82- 83...

3- Khi phần tiếp xúc với trực tiếp với lòng khuôn đông cứng lại, người thợ thủ công đột ngột dốc ngược cái sừng trâu đổ phân nhôm lỏng chưa kịp đông cứng ra ngoài là được cái vòi ấm có lỗ ...không thủng.

4- Cắt bỏ phần phần đầu vòi đi là ổn.

Thưa bác KsGia,

Bác truyền nốt cho anh em cái nghề " Hàn xoong hàn nồi " ngày xưa đi bác. Cái ngày xưa khốn khó ấy có nhiều điều đáng học ra phết bác ạ. Em cũng mót được một ít mà chả biết nói sao cho mọi người hiểu. Cái món văn Trạng Quỳnh của em không hạp với dân kỹ thuật lắm bác nhẩy.

Kỹ thuật đúc vòi ấm của bác, thời trẻ con được tụi em dùng để đúc mấy cái tượng bằng chì với khuôn đất sét cho tiết kiệm chì bác ạ. Ngày ấy chì (đúng hơn là hợp kim chì) được mót từ các vỏ thuốc đánh răng, mà thuốc đánh răng thì phải mấy tháng mới được dùng hết một hộp nên nó cũng khan hiếm lắm bác ạ.

Đọc bài của bác sao thấy ngậm ngùi cho dân kỹ thuật nhà mình quá bác ơi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bạn trankhoactm,

Nếu bạn muốn tìm hiểu về cái công nghệ nước chảy đá mòn này, xin giới thiệu bạn một địa chỉ cũ Nhà máy văn phòng phẩm Hồng hà, phân xưởng ngòi bút.

Công nghệ này không mới, cách đây vài chục năm nó đã được sử dụng để xẻ rãnh ngòi bút bằng thép và hợp kim cứng tại địa chỉ này rồi.

 

Về vật liệu nhôm, đúng là có tính dẫn nhiệt tốt và cách đây vài chục năm nó được coi là vật liệu chủ yếu cho các đồ dùng nhà bếp như xoong nồi, thìa đĩa,.... Tuy nhiên nó là loại kim loại lưỡng tính và ôxít nhôm cũng vậy. Trong không khí nhôm rất dễ bị ôxy hóa và tạo ra một lớp ôxít nhôm rất bền vững trên bề mặt của nó. Đấy là lý do mà đồ nhôm dùng bền hơn các kim loại thông thường khác ở điều kiện bình thường. Nhưng do ô xít nhôm có tính lưỡng tính nên trong môi trường kiềm nóng nó dễ bị phá hủy. Vì thế các dụng cụ nhà bếp bằng nhôm khi bị đun trong môi trường kiềm như mắm muối ... hay bị thủng lỗ chỗ .

Việc cho rằng ô xít nhôm bỉ phân hủy sẽ tạo ra chất độc hại cho cơ thể con người thì quả thật gần đây tôi mới biết, có nghĩa là tôi đã được đầu độc vài chục năm rồi , vẫn chưa chết. Cho nên có thể nói rằng cái độc ấy chưa hẳn đã nguy hại lắm lắm so với những thứ còn độc hơn gấp bội (khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, melamin, bột đá, ..........) mà hàng ngày chúng ta đang phải xơi chúng. Có thể ta chưa kịp chết vì cái đồ nhôm mà đã lăn quay ra với mấy thứ linh tinh khác rồi các bạn ạ.

Tôi không quảng cáo cho đồ nhôm nhưng cũng không phủ nhận nó. Mọi người nên cân nhắc bình tĩnh và chọn cho mình cái phù hợp với mình kể cả về tiêu chí sức khỏe cũng như tiêu chí kinh tế, không nên thay đổi tất cả trong khi còn đang khó khăn về tài chính.

 

Đó là thiển ý của tôi, mong các bạn suy xét. Bác KsGia đừng giận vì em Spam nhé.

Cám ơn anh nha! Thế mà khi đọc sách công nghệ chế tạo máy của gsts Trần Văn Địch in và tái bản lần 2 năm 2006 em lại thấy ghi: Đây là 1 phương pháp gia công mới và thật sự thì em cũng chưa được gặp bao giờ cám ơn bác đã cho em biết nha!

Em chỉ biết công nghệ bắn kính phun hoa, thật ra lúc đầu những tấm kính có hình hoa văn rất đẹp em những tưởng là sơn nhưng thực sự khi vào nhà máy sản xuất kính em mớic biết là người ta dùng cát vàng để bắn vào những tấm kính với hình hoa văn có sẵn, nên em thấy rất thích muốn đưa lên diễn đàn để các bác bảo ban thêm! Em xin chân thành cảm ơn bác nha!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh nha! Thế mà khi đọc sách công nghệ chế tạo máy của gsts Trần Văn Địch in và tái bản lần 2 năm 2006 em lại thấy ghi: Đây là 1 phương pháp gia công mới và thật sự thì em cũng chưa được gặp bao giờ cám ơn bác đã cho em biết nha!

Em chỉ biết công nghệ bắn kính phun hoa, thật ra lúc đầu những tấm kính có hình hoa văn rất đẹp em những tưởng là sơn nhưng thực sự khi vào nhà máy sản xuất kính em mớic biết là người ta dùng cát vàng để bắn vào những tấm kính với hình hoa văn có sẵn, nên em thấy rất thích muốn đưa lên diễn đàn để các bác bảo ban thêm! Em xin chân thành cảm ơn bác nha!

Cám ơn bạn Trankhoactm,

Cái công nghệ bắn kính phun hoa này của bạn có khác với công nghệ nước chảy đá mòn mà bạn nói đấy. Cái công nghệ bắn kính phun hoa này quả thực tôi mới chỉ nghe chư chưa được tận mục sở thị bao giờ. Tôi có biết chút xíu về công nghệ làm sạch bề mặt bằng phun cát và nghĩ có lẽ cái thằng bắn kính phun hoa của bạn cũng tương tự, có khác chăng là ở chỗ cát được bắn ra có kiểm soát theo một quỹ đạo và vận tốc xác định thôi (để tạo hoa văn mà).

Còn cái công nghệ nước chảy đá mòn thì bột mài được hòa với một dung dịch để tạo huyền phù, hỗn hợp này được một đĩa mang quay với vận tốc rất cao kéo theo trong quá trình chuyển động tới vùng cần gia công. Nhờ có tốc độ cao này, các hạt mài trong huyền phù sẽ mài và cắt vật liệu theo yêu cầu của bạn. cÔng nghệ này có nhược điểm là năng suất thấp và chi phí giá thành cao. Một điều nữa nói thêm với bạn là các đĩa mang thường dược làm từ nhôm do khả năng chống mài mòn của ô xit nhôm rất tốt. Do đó đĩa mang sẽ bền hơn nhiều.

Nếu có thể, bạn mô tả rõ hơn về cái công nghệ bắn kính phun hoa để tôi và mọi người được mở mang kiến thức bạn nhé.

Chào bạn, chúc bạn vui.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
. Có thể ta chưa kịp chết vì cái đồ nhôm mà đã lăn quay ra với mấy thứ linh tinh khác rồi các bạn ạ.

Tôi không quảng cáo cho đồ nhôm nhưng cũng không phủ nhận nó. Mọi người nên cân nhắc bình tĩnh và chọn cho mình cái phù hợp với mình kể cả về tiêu chí sức khỏe cũng như tiêu chí kinh tế, không nên thay đổi tất cả trong khi còn đang khó khăn về tài chính.

Đó là thiển ý của tôi, mong các bạn suy xét. Bác KsGia đừng giận vì em Spam nhé.

Ksgia rất vui, khi phamthanhbinh viết bài phản biện! Bài viết của phamthanhbinh, tôi hiểu là bàn luận chứ không phải là Sờ pam.

Nói chung đồ nhôm dùng để nấu cơm, đun nước, làm khay đá tủ lạnh không có vấn đề gì, nếu là nhôm được luyện tốt. Trong thực tế thì dân ta đang dùng nhiều đồ dùng bằng nhôm do các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ... độ tin cậy không cao. Nấu thịt chó rựa mận, hay nấu cá mẻ nghệ bằng nồi nhôm, chắc là không ngon bằng ...niêu đất rồi!

Tiếp xúc với công nghệ nấu bia, tôi thấy được ngay cả đồ Inox cũng bị ăn mòn nếu không chọn đúng chủng loại.

- Inox : SUS 304 dùng để đựng thực phẩm

- Inox : SUS 316 dùng để đựng hoá chất như axít...

- Inox : SUS 201 dùng để đựng làm đồ gia dụng khác như lan can tay vịn ....

Muốn phân biệt được Inox phải qua phân tích thành phần hoá học...Khi làm hàng cho Tây họ rất quan tâm đến vấn đề xuất xứ nguồn gốc của vật liệu. Hiện khu công nghiệp Lê Minh xuân ở TP- HCM có cơ sản xuất hàng gia dụng của công ty Kim Khí Thăng Long Hà nội, mua đồ gia dụng ở đây bạn có thể yên tâm về chất lượng của các mặt hàng bằng Inox : SUS 304.

Đất nước ta còn nghèo và vẫn chưa thoát ra cái vòng luẩn quẩn, khổ nhất vẫn là nông dân nghèo, có người phải bán trứng gà để mua cái gọi là… thuốc bổ. Ngư dân đi đánh bắt cá xa bờ trong hoàn cảnh những rủi do dông bão luôn rình dập. Những sản vật ngon nhất được xuất khẩu lấy ngoại tệ, rồi nhập về các loại thuốc trừ sâu và cả … muối nữa. Tây thì ăn cá ngừ đại dương, còn ta thì được Tây đáp lễ lại bằng việc xây dựng cho ta những nhà máy thức ăn gia súc siêu tăng trọng mang nhãn mác “con cò” thật gần gũi và thân thiện!

 

Những cánh đồng bờ xôi ruộng mật cò bay mỏicánh rơi lả tả, đang mọc lên tràn lan những khu công nghiệp mà lượng chất thải độc hại thải ra môi trường nhiều hay ít thì chỉ có anh…Trời mới biết được!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bạn Trankhoactm,

Cái công nghệ bắn kính phun hoa này của bạn có khác với công nghệ nước chảy đá mòn mà bạn nói đấy. Cái công nghệ bắn kính phun hoa này quả thực tôi mới chỉ nghe chư chưa được tận mục sở thị bao giờ. Tôi có biết chút xíu về công nghệ làm sạch bề mặt bằng phun cát và nghĩ có lẽ cái thằng bắn kính phun hoa của bạn cũng tương tự, có khác chăng là ở chỗ cát được bắn ra có kiểm soát theo một quỹ đạo và vận tốc xác định thôi (để tạo hoa văn mà).

Còn cái công nghệ nước chảy đá mòn thì bột mài được hòa với một dung dịch để tạo huyền phù, hỗn hợp này được một đĩa mang quay với vận tốc rất cao kéo theo trong quá trình chuyển động tới vùng cần gia công. Nhờ có tốc độ cao này, các hạt mài trong huyền phù sẽ mài và cắt vật liệu theo yêu cầu của bạn. cÔng nghệ này có nhược điểm là năng suất thấp và chi phí giá thành cao. Một điều nữa nói thêm với bạn là các đĩa mang thường dược làm từ nhôm do khả năng chống mài mòn của ô xit nhôm rất tốt. Do đó đĩa mang sẽ bền hơn nhiều.

Nếu có thể, bạn mô tả rõ hơn về cái công nghệ bắn kính phun hoa để tôi và mọi người được mở mang kiến thức bạn nhé.

Chào bạn, chúc bạn vui.

Cám ơn anh Bình nha!

Công nghệ bắn kính phun hoa ở các xưởng thủ công làm về kính thật ra cũng rất đơn giản anh ạ! Cũng không khác gì sơn thủ công Anh ạ. Chỉ cần có một máy bơm, cát vàng đã phơi khô, và một vòi bơm gần như vòi sịt sơn luôn! Người ta để tấm kính đã dán đề can với những hoa văn có sẵn vào trong 1 chiếc lồng có kính che để không gây bụi ra bên ngoài, sau đó dùng vòi bơm xịt vào những chỗ đã dán đề can đang cần tạo hoa văn, khi khí từ máy bơm đi qua vòi gây ra lực hút từ vòi bên dưới hút những hạt cát làm các hạt cát bắn ra phá lớp bề mặt kính gây độ nhám cỡ Z40 có khả năng cao hơn nếu dùng và bắn liên tục, thật ra cũng đơn giản phải không anh! Đây cũng chỉ là cái em đã nhìn thấy thôi có gì các bác bỏ quá cho em với vì em còn Gà lém lém!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ksgia rất vui, khi phamthanhbinh viết bài phản biện! Bài viết của phamthanhbinh, tôi hiểu là bàn luận chứ không phải là Sờ pam.

Nói chung đồ nhôm dùng để nấu cơm, đun nước, làm khay đá tủ lạnh không có vấn đề gì, nếu là nhôm được luyện tốt. Trong thực tế thì dân ta đang dùng nhiều đồ dùng bằng nhôm do các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ... độ tin cậy không cao. Nấu thịt chó rựa mận, hay nấu cá mẻ nghệ bằng nồi nhôm, chắc là không ngon bằng ...niêu đất rồi!

Tiếp xúc với công nghệ nấu bia, tôi thấy được ngay cả đồ Inox cũng bị ăn mòn nếu không chọn đúng chủng loại.

- Inox : SUS 304 dùng để đựng thực phẩm

- Inox : SUS 316 dùng để đựng hoá chất như axít...

- Inox : SUS 201 dùng để đựng làm đồ gia dụng khác như lan can tay vịn ....

Muốn phân biệt được Inox phải qua phân tích thành phần hoá học...Khi làm hàng cho Tây họ rất quan tâm đến vấn đề xuất xứ nguồn gốc của vật liệu. Hiện khu công nghiệp Lê Minh xuân ở TP- HCM có cơ sản xuất hàng gia dụng của công ty Kim Khí Thăng Long Hà nội, mua đồ gia dụng ở đây bạn có thể yên tâm về chất lượng của các mặt hàng bằng Inox : SUS 304.

Đất nước ta còn nghèo và vẫn chưa thoát ra cái vòng luẩn quẩn, khổ nhất vẫn là nông dân nghèo, có người phải bán trứng gà để mua cái gọi là… thuốc bổ. Ngư dân đi đánh bắt cá xa bờ trong hoàn cảnh những rủi do dông bão luôn rình dập. Những sản vật ngon nhất được xuất khẩu lấy ngoại tệ, rồi nhập về các loại thuốc trừ sâu và cả … muối nữa. Tây thì ăn cá ngừ đại dương, còn ta thì được Tây đáp lễ lại bằng việc xây dựng cho ta những nhà máy thức ăn gia súc siêu tăng trọng mang nhãn mác “con cò” thật gần gũi và thân thiện!

 

Để phân biệt Inox 201 và 304 thì khi đi mua nhớ mang theo cục nam châm. Hít là 201

Ai có kinh nghiệm khác hãy chia sẽ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh Bình nha!

Công nghệ bắn kính phun hoa ở các xưởng thủ công làm về kính thật ra cũng rất đơn giản anh ạ! Cũng không khác gì sơn thủ công Anh ạ. Chỉ cần có một máy bơm, cát vàng đã phơi khô, và một vòi bơm gần như vòi sịt sơn luôn! Người ta để tấm kính đã dán đề can với những hoa văn có sẵn vào trong 1 chiếc lồng có kính che để không gây bụi ra bên ngoài, sau đó dùng vòi bơm xịt vào những chỗ đã dán đề can đang cần tạo hoa văn, khi khí từ máy bơm đi qua vòi gây ra lực hút từ vòi bên dưới hút những hạt cát làm các hạt cát bắn ra phá lớp bề mặt kính gây độ nhám cỡ Z40 có khả năng cao hơn nếu dùng và bắn liên tục, thật ra cũng đơn giản phải không anh! Đây cũng chỉ là cái em đã nhìn thấy thôi có gì các bác bỏ quá cho em với vì em còn Gà lém lém!

Công nghệ bắn kính phun hoa mà bác chứng kiến theo em nghĩ nó gần giống với công nghệ khắc bia mộ,liễn hiện nay!Em đã được mục kích ở nhà người cậu em chuyên gia công khắc bia mộ, liễn và làm các dịch vụ chuyên về đề can, trang trí. Em thấy bia mộ được chọn lựa và đặt hàng theo các kích thước và chủng loại đá khác nhau tùy theo giá thành và yêu cầu của khách hàng. Sau đó dựa trên các mẫu trang trí do cậu em thực hiện trên Corel draw in ra máy cắt đề can với kích thước bằng đúng tấm bia muốn khắc, dán đề can lên tấm bia và sau đó thực hiện thao tác y như của bác là dùng vòi xịt có áp lực cao bắn cát vào những chỗ hoa văn của đề can đã dán để tạo hình thành một tấm bia hoàn chỉnh. Tuy nhiên về độ nhám, nông hoặc sâu tại các hoa văn được thể hiện sao cho đẹp mắt rõ nét sờ tay vào là có cảm giác và nhìn tổng thể sao cho khách hàng hài lòng thì phải nhờ vào kinh nghiệm và thao tác của chính tác giả. Còn tấm hình trên bia thì cũng được chỉnh sửa qua Photoshop và được in ấn trên 1 miếng gốm sứ có phủ men với công nghệ cao sao cho hình ảnh luôn được rõ nét đẹp và tồn tại lâu bền theo thời gian!Thao tác thì đơn giản nhưng thực tế sản phẩm cho ra mắt thì không đơn giản chút nào. Bằng chứng là cả 1 dãy phố làm bia mộ và trang trí đề can có chỗ rất đông khách nhưng lại có chỗ trưng sản phẩm ra và hạ giá thành cạnh tranh nhưng lại chẳng có mấy khách khứa.

=>Công nghệ "cần câu cơm" các bác nhỉ! :leluoi: .

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh Bình nha!

Công nghệ bắn kính phun hoa ở các xưởng thủ công làm về kính thật ra cũng rất đơn giản anh ạ! Cũng không khác gì sơn thủ công Anh ạ. Chỉ cần có một máy bơm, cát vàng đã phơi khô, và một vòi bơm gần như vòi sịt sơn luôn! Người ta để tấm kính đã dán đề can với những hoa văn có sẵn vào trong 1 chiếc lồng có kính che để không gây bụi ra bên ngoài, sau đó dùng vòi bơm xịt vào những chỗ đã dán đề can đang cần tạo hoa văn, khi khí từ máy bơm đi qua vòi gây ra lực hút từ vòi bên dưới hút những hạt cát làm các hạt cát bắn ra phá lớp bề mặt kính gây độ nhám cỡ Z40 có khả năng cao hơn nếu dùng và bắn liên tục, thật ra cũng đơn giản phải không anh! Đây cũng chỉ là cái em đã nhìn thấy thôi có gì các bác bỏ quá cho em với vì em còn Gà lém lém!

 

Cám ơn bạn trankhoactm,

Mình chưa hiểu rõ lắm bạn ạ. Như vậy là ta sẽ bắn cát vào chỗ có đề can dán ư??? Vậy làm gì để khống chế cát không phá hủy những chỗ không có đề can trên mặt kính???

Hay là đề can để bảo vệ mặt kính và sẽ bắn cát vào dể cát sẽ phá hủy phần không có đề can? Như vậy theo mình có vẻ hợp lý hơn. Nhưng như vậy có nghĩa là đề can phải là âm bản của hình thể hiện trên kính phải không bạn?

Nếu như vậy thì không khác với việc phun cát làm sạch vật đúc bao nhiêu cả bạn nhỉ? Chỉ khác ở chỗ những nơi có đề can sẽ không bị phá hủy và giữ nguyên chất lượng bề mặt thôi.

Còn việc tạo độ nhám khác nhau cho hình có không gian ba chiều chắc là sẽ sử dụng các loại cát có cỡ hạt khác nhau phải không bạn?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Công nghệ bắn kính phun hoa mà bác chứng kiến theo em nghĩ nó gần giống với công nghệ khắc bia mộ,liễn hiện nay!Em đã được mục kích ở nhà người cậu em chuyên gia công khắc bia mộ, liễn và làm các dịch vụ chuyên về đề can, trang trí. Em thấy bia mộ được chọn lựa và đặt hàng theo các kích thước và chủng loại đá khác nhau tùy theo giá thành và yêu cầu của khách hàng. Sau đó dựa trên các mẫu trang trí do cậu em thực hiện trên Corel draw in ra máy cắt đề can với kích thước bằng đúng tấm bia muốn khắc, dán đề can lên tấm bia và sau đó thực hiện thao tác y như của bác là dùng vòi xịt có áp lực cao bắn cát vào những chỗ hoa văn của đề can đã dán để tạo hình thành một tấm bia hoàn chỉnh. Tuy nhiên về độ nhám, nông hoặc sâu tại các hoa văn được thể hiện sao cho đẹp mắt rõ nét sờ tay vào là có cảm giác và nhìn tổng thể sao cho khách hàng hài lòng thì phải nhờ vào kinh nghiệm và thao tác của chính tác giả. Còn tấm hình trên bia thì cũng được chỉnh sửa qua Photoshop và được in ấn trên 1 miếng gốm sứ có phủ men với công nghệ cao sao cho hình ảnh luôn được rõ nét đẹp và tồn tại lâu bền theo thời gian!Thao tác thì đơn giản nhưng thực tế sản phẩm cho ra mắt thì không đơn giản chút nào. Bằng chứng là cả 1 dãy phố làm bia mộ và trang trí đề can có chỗ rất đông khách nhưng lại có chỗ trưng sản phẩm ra và hạ giá thành cạnh tranh nhưng lại chẳng có mấy khách khứa.

=>Công nghệ "cần câu cơm" các bác nhỉ! :leluoi: .

Ha ha, bác Soncad có nghề gia truyền mà giấu nhẹm nha.

Để bữa nào nhờ bác làm cho cái hậu sự sẵn bác nhẩy? không có đến lúc đó thằng con nó mắt phồng mắt dẹt làm cho mình quả bia chẳng giống ai thì bỏ bố, các bác nhỉ.

Cái vụ photoshop thì có bác Lâm với bác Ji lo giùm chắc là đẹp ngất ngưởng, còn đâu giao bác Sonsad hoàn thiện là có thể yên tâm đi thăm ông Mác với ông Lê rồi ha, ha.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bạn trankhoactm,

Mình chưa hiểu rõ lắm bạn ạ. Như vậy là ta sẽ bắn cát vào chỗ có đề can dán ư??? Vậy làm gì để khống chế cát không phá hủy những chỗ không có đề can trên mặt kính???

Hay là đề can để bảo vệ mặt kính và sẽ bắn cát vào dể cát sẽ phá hủy phần không có đề can? Như vậy theo mình có vẻ hợp lý hơn. Nhưng như vậy có nghĩa là đề can phải là âm bản của hình thể hiện trên kính phải không bạn?

Nếu như vậy thì không khác với việc phun cát làm sạch vật đúc bao nhiêu cả bạn nhỉ? Chỉ khác ở chỗ những nơi có đề can sẽ không bị phá hủy và giữ nguyên chất lượng bề mặt thôi.

Còn việc tạo độ nhám khác nhau cho hình có không gian ba chiều chắc là sẽ sử dụng các loại cát có cỡ hạt khác nhau phải không bạn?

Anh phamthanhbinh nói đúng rồi đó! Để đề can bảo vệ mặt kính còn chỗ không gián đề can là những hoa văn âm bản, còn việc tạo ra các độ nhám khác nhau một phần do thời gian mình bắn cát vào vật liệu và cũng còn tuỳ thuộc vào loại cát để bắn (nó có thể là cả cát đen để tạo những hoa văn trên những tấm kính 2.5) Anh Bình có thể thấy rõ nhất ở các loại tủ kính và kệ bàn ghế đó!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

À quên còn thêm nữa anh bình ạ người ta chỉ gia công chỗ cần gia công thôi còn những chỗ khác thì không anh ạ, Anh nói thêm cho em biết về quá trình làm sạch phôi đúc bằng cát với được không ạ? Cám ơn anh chúc anh vui!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
À quên còn thêm nữa anh bình ạ người ta chỉ gia công chỗ cần gia công thôi còn những chỗ khác thì không anh ạ, Anh nói thêm cho em biết về quá trình làm sạch phôi đúc bằng cát với được không ạ? Cám ơn anh chúc anh vui!

 

Cám ơn tiểu bác trankhoactm nhiều nha,

Vậy là mình hiểu thêm một chút về công nghệ bắn kính phun hoa rồi. Bữa nào có điều kiện mình sẽ áp dụng thử xem sao.

Còn về việc phun cát làm sạch vật đúc khá đơn giản Tiểu bác ạ. Thiết bị y chang như bạn mô tả trong công nghệ bắn kính phun hoa, thậm chí đơn giản hơn vì chả cần lọc sạch cát cho lắm, vòi phu cũng chỉ cần tương đối không cần chuẩn xác lắm. Vật đúc được đưa vào buồng đặt trên một bàn quay tròn, cát được phun từ vòi phun trực tiếp vào bề mặt vật đúc trong một khoảng thời gian quy định. Với sản xuất lớn thì vật đúc được đưa vào bằng băng tải lưới và sử dụng tới dăm bảy đầu phun tùy theo độ phức tạp củachi tiết. Chỉ đơn giản vậy thôi tiểu bác ạ

Sau khi bắn cát xong, bề mặt vật đúc được tẩy sạch các xỉ đúc các kim loại cháy v.v....... và sáng bóng như vừa được mài cạo vậy.

Hi hi, chúc tiểu bác một ngày chủ nhật vui vẻ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn tiểu bác trankhoactm nhiều nha,

Vậy là mình hiểu thêm một chút về công nghệ bắn kính phun hoa rồi. Bữa nào có điều kiện mình sẽ áp dụng thử xem sao.

Còn về việc phun cát làm sạch vật đúc khá đơn giản Tiểu bác ạ. Thiết bị y chang như bạn mô tả trong công nghệ bắn kính phun hoa, thậm chí đơn giản hơn vì chả cần lọc sạch cát cho lắm, vòi phu cũng chỉ cần tương đối không cần chuẩn xác lắm. Vật đúc được đưa vào buồng đặt trên một bàn quay tròn, cát được phun từ vòi phun trực tiếp vào bề mặt vật đúc trong một khoảng thời gian quy định. Với sản xuất lớn thì vật đúc được đưa vào bằng băng tải lưới và sử dụng tới dăm bảy đầu phun tùy theo độ phức tạp củachi tiết. Chỉ đơn giản vậy thôi tiểu bác ạ

Sau khi bắn cát xong, bề mặt vật đúc được tẩy sạch các xỉ đúc các kim loại cháy v.v....... và sáng bóng như vừa được mài cạo vậy.

Hi hi, chúc tiểu bác một ngày chủ nhật vui vẻ.

Cám ơn đại bác phamthanhbinh nhiều nha!

vậy là công nghệ đó dùng để làm sạch vật liệu đúc các chỗ cháy và bavia nữa phải không đại bác như vậy cũng không khác bắn kính phun hoa là mấy anh nhỉ! ok rồi em đã hiểu đại bác vui nha!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×