Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
maianhksn_231

Cách tính toán và chọn bơm tăng áp

Các bài được khuyến nghị

Mình đang thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà xưởng , mình không biết cách tính toán và chọn bơm tăng áp và bồn áp lực cho hợp lý, có ai giúp mình với ! Mình không biết tác dụng của bồn áp lực là gì ?Có nhất thiết dùng bồn áp lực hay không?Cách tính toán dung tích của bồn ? Ai biết thì chỉ mình nha !Mình cám ơn nhiều !Nếu ai có thuyết minh hay giáo trình tính toán hệ thống cấp thoát nước trong nhà xưởng thì cho mình xin nha ! Cám ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình không biết tác dụng của bồn áp lực là gì ?Có nhất thiết dùng bồn áp lực hay không?

nuocjpg.jpg

Binhtangap.jpg

Có nhất thiết dùng bồn áp lực hay không? Câu trả lời của tôi là nên làm, vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao sử dụng đơn giản thuận tiên...

Trước đây khi chưa có bình tăng áp người ta thường dùng dùng Sa ta lô xây bể nước trên cao để tạo áp suất cứ 10 mét cột nước tương đương với 1Kg/ cm2. Đặt càng cao áp suất càng lớn ...và sẽ cấp nước được nhanh chóng thuận lợi hơn. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình tăng áp cực kỳ đơn giản. Bạn có thể xem sơ đồ nguyên lý theo hình ảnh rồi thiết kế bình tăng áp với kích thước bình to nhỏ tùy theo công suất tiêu thụ nước hàng ngày.

Bình tăng áp có kết cấu hình trụ, đáy trên và đáy dưới dạng chỏm cầu. Nó là dạng bình chịu áp lực. Căn cứ vào áp suất làm việc cần thiết bạn có thể tính được chiều dầy của thân bình và nắp bình.

Bạn cứ hoàn thiện việc tính toán thiết kế sơ bộ rồi vẽ bản vẽ kết cấu của bình. Trong quá trình thiết kế có vướng mắc gì hỏi tiếp, tôi sẵn sàng giải đáp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
nuocjpg.jpg

Binhtangap.jpg

Có nhất thiết dùng bồn áp lực hay không? Câu trả lời của tôi là nên làm, vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao sử dụng đơn giản thuận tiên...

Trước đây khi chưa có bình tăng áp người ta thường dùng dùng Sa ta lô xây bể nước trên cao để tạo áp suất cứ 10 mét cột nước tương đương với 1Kg/ cm2. Đặt càng cao áp suất càng lớn ...và sẽ cấp nước được nhanh chóng thuận lợi hơn. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình tăng áp cực kỳ đơn giản. Bạn có thể xem sơ đồ nguyên lý theo hình ảnh rồi thiết kế bình tăng áp với kích thước bình to nhỏ tùy theo công suất tiêu thụ nước hàng ngày.

Bình tăng áp có kết cấu hình trụ, đáy trên và đáy dưới dạng chỏm cầu. Nó là dạng bình chịu áp lực. Căn cứ vào áp suất làm việc cần thiết bạn có thể tính được chiều dầy của thân bình và nắp bình.

Bạn cứ hoàn thiện việc tính toán thiết kế sơ bộ rồi vẽ bản vẽ kết cấu của bình. Trong quá trình thiết kế có vướng mắc gì hỏi tiếp, tôi sẵn sàng giải đáp.

Cám ơn anh đã cung cấp thông tin cho em, vậy anh có thể hướng dẫn em cách xác định dung tích của bồn áp lực được không? Cách tính lưu lượng và cột áp của bơm tăng áp ?Bơm bù áp và bơm tăng áp khác nhau hay giống nhau ?Cám ơn anh

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn anh đã cung cấp thông tin cho em, vậy anh có thể hướng dẫn em cách xác định dung tích của bồn áp lực được không? Cách tính lưu lượng và cột áp của bơm tăng áp ?Bơm bù áp và bơm tăng áp khác nhau hay giống nhau ?Cám ơn anh

Dung tích của bồn áp lực phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ nước hàng ngày. Cách xác định lưu lượng và cột áp của bơm tăng áp, hiện tôi chưa có tài liệu nào tính toán. Chủ yếu là theo kinh nghiệm là chính.

Trên ảnh chụp là sơ đồ nguyên lý của bình tăng áp dùng khí nén, dùng cấp nước cho dây chuyền sản xuất bia công suất 10.000 lít/ Ngày. Nước cấp cho sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp cũng khoảng 10.000 lít/ ngày. Tổng cộng khoảng 20.0000 lít nước/ Ngày.

Trên hình vẽ còn thiếu chú thích van an toàn.

Bình có đường kính thân bình D= 955, chiều cao thân bình H = 3500 , chiều dầy thân S=4 mm, chịu áp lực 4 Kg/ cm2.( Thừa bền, thiết kế theo hệ số an toàn được kiểm tra bằng thực nghiệm theo nguyên tắc: Cầu nhân 3- Phà nhân đôi)

- kết cấu của đáy bình: Bán kính đỉnh chỏm cầu :R= 1,2 D ; chiều cao chỏm cầu H = 0.25 D; chiều cao phần trụ chỏm cầu = 2S. Bán kính góc lượn r= 2.5 S

-Vật liệu chế tạo: SUS-304

(D=955 vì theo kích thước khổ tôn.)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bình có đường kính thân bình D= 955, chiều cao thân bình H = 3500 , chiều dầy thân S=4 mm, chịu áp lực 4 Kg/ cm2.( Thừa bền, thiết kế theo hệ số an toàn được kiểm tra bằng thực nghiệm theo nguyên tắc: Cầu nhân 3- Phà nhân đôi)

- kết cấu của đáy bình: Bán kính đỉnh chỏm cầu :R= 1,2 D ; chiều cao chỏm cầu H = 0.25 D; chiều cao phần trụ chỏm cầu = 2S. Bán kính góc lượn r= 2.5 S

Hình dáng kích thước của chỏm cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng chịu áp lực của bình cũng như khả năng gia công chế tạo nó. Ssg không thường làm về cái này nên khi cần đến, mình cũng chỉ vẽ theo cảm tính. Bác ksgia có tài liệu gì nói về vấn đề này không?

Ssg thử vẽ theo các thông số kích thước ở trên thì thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy. Có lẽ mình hiểu chưa đúng ý. Bác có thể post lên bản vẽ hình chiếu đứng của cái bình áp lực nói trên không?

Cám ơn nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hình dáng kích thước của chỏm cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng chịu áp lực của bình cũng như khả năng gia công chế tạo nó. Ssg không thường làm về cái này nên khi cần đến, mình cũng chỉ vẽ theo cảm tính. Bác ksgia có tài liệu gì nói về vấn đề này không?

Ssg thử vẽ theo các thông số kích thước ở trên thì thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy. Có lẽ mình hiểu chưa đúng ý. Bác có thể post lên bản vẽ hình chiếu đứng của cái bình áp lực nói trên không?

Cám ơn nhiều.

Bác ssg đọc thử cái này xem : http://www.cadviet.com/upfiles/Pressure_ve...engineering.zip

Về phần mềm TK bồn áp lực thì hiện em đang có PVlite 2005 nếu bác muốn nghiên cứu thi em up lên

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hình dáng kích thước của chỏm cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng chịu áp lực của bình cũng như khả năng gia công chế tạo nó. Ssg không thường làm về cái này nên khi cần đến, mình cũng chỉ vẽ theo cảm tính. Bác ksgia có tài liệu gì nói về vấn đề này không?

Ssg thử vẽ theo các thông số kích thước ở trên thì thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy. Có lẽ mình hiểu chưa đúng ý. Bác có thể post lên bản vẽ hình chiếu đứng của cái bình áp lực nói trên không?

Cám ơn nhiều.

Thanhhoa.jpg

Đó là công thức kinh nghiệm do những người làm công tác KT ở công ty TBLLB xây dựng, khi gò chỏm cầu thủ công bằng búa tay.

Hình chụp ảnh sơ đồ nguyên lý… được sử dụng công thức trên. Ssg đã phát hiện chính xác về khả năng dựng hình của các thông số đó. Trước đây tôi đã dựng hình theo công thức đó thấy nó vô lý ầm ầm nhưng vẫn phải ghi vào bản vẽ như thế sếp mới duyệt. Và người thợ vẫn làm được chi tiết có biên dạng một cách tương đối như thế. Hầu hết các loại bình chịu áp lực dùng trong hệ thống máy nén lạnh do công ty TBKLB sản xuất có mặt trên cả nước đều được l àm theo công thức kinh nghiệm đó. Việc thiết kế để đảm bảo độ bền của bình chịu áp lực cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm. Vì sau khi chế tạo bình bao giờ cũng phải thử kín bằng áp lực hơi, thử bền bằng áp lực nước với áp suất thử bằng 1,5 áp suất làm việc của bình chịu áp lực.

Hiện nay việc miết chỏm cầu những chi tiết có đường kính lớn đã được thực hiện trên máy lăn ép thuỷ lực.( Máy nhập ngoại, có khả năng vê đựơc chỏm cầu có đường kính 6 mét). Đúng như Ssg nói chiều sâu của chỏm cầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của bình chịu áp lực. Tuy nhiên do năng lực vận hành của người thợ và khả năng có thể gia công trên máy hiện, nên hiện tôi đã xây dựng được công thức thực nghiệm mà máy ở công ty tôi có khả năng làm được:

R= 08 D; r = 0154D; h =3,5 chiều dầy vật liệu. ( Nâng chiều cao h - chiều cao phần trụ của chỏm cầu đáy bình áp lực là điều mong muốn của người thiết kế.)

@ leolas: không hiểu leolas đã Upload chưa? Tôi vào đường link đó không được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ssg đọc thử cái này xem : http://www.cadviet.com/upfiles/Pressure_ve...engineering.zip

Về phần mềm TK bồn áp lực thì hiện em đang có PVlite 2005 nếu bác muốn nghiên cứu thi em up lên

Cám ơn bạn về các Sample. Về phần mềm PVlite, bạn đã giới thiệu thì tất nhiên là muốn rồi!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình đang thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà xưởng , mình không biết cách tính toán và chọn bơm tăng áp và bồn áp lực cho hợp lý, có ai giúp mình với ! Mình không biết tác dụng của bồn áp lực là gì ?Có nhất thiết dùng bồn áp lực hay không?Cách tính toán dung tích của bồn ? Ai biết thì chỉ mình nha !Mình cám ơn nhiều !Nếu ai có thuyết minh hay giáo trình tính toán hệ thống cấp thoát nước trong nhà xưởng thì cho mình xin nha ! Cám ơn

Có giáo trình này, bạn xem có tham khảo được không:

 

http://www.cadviet.com/upfiles/CapNuoc.zip

 

Ssg không phải dân Nước nên không rõ lắm. Nhưng theo ssg, bạn cứ tính hệ thống như với cái đài nước trên cao. Kết quả cơ bản là: dung tích đài, độ cao đài, lưu lượng bơm. Nếu dùng hệ thống tăng áp thì thay cái đài nước bằng cái bình tăng áp. Cột áp bơm chọn cao hơn áp suất yêu cầu một chút để dự phòng. Cao hơn bao nhiêu thì tuỷ theo quan điểm người thiết kế. Theo ssg, khoảng chừng 1.3 lần áp suất yêu cầu.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bạn về các Sample. Về phần mềm PVlite, bạn đã giới thiệu thì tất nhiên là muốn rồi!

link phần mểm PVLite : http://www.mediafire.com/?sharekey=c80fada...2db6fb9a8902bda

Hình bồn của bác ksg là bồn có chỏm elip, đối với loại này chiểu dày tole làm chỏm phải dày hơn tole làm thân, còn loại bồn có chỏm hình cầu thì dể làm hơn, có thể ghép nhiểu múi với nhau, và tole làm chỏm sẽ có thể mỏng hơn tole thân. Chú ý chổ mối nối giữa phần trụ và chỏm, nên dịch mối nối lên phẩn chỏm để đường hàn nối nằm trên phần thân

@ksg : phần sample up lên diễn đàn vẫn dowwn được mà, có thể dùng các công thức trong đó viết lại trên excel để tính

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi nhà xưởng có nhu cầu tiêu thụ nước không nhiều và không có hệ thống khí nén bạn có thể dùng bơm nước cao áp để cấp nước cũng được. Khi đó ở đầu đẩy của bơm bạn phải gắn một rơ le áp suất. Rele này có tác dụng dụng ngắt mạch điện, đóng mở động cơ bơm theo áp suất nhất định do người sử dụng lựa chọn.

Bình tăng áp khi đó gọi là bình tích áp. Cấu tạo của bình gồm

- Van xả khí

- Van an toàn

- Ống thủy dùng để quan sát mức nước.

Hệ thống cấp nước được điều khiển tự động hoàn toàn. Lúc đầu vận hành phải mở van xả khí bơm nước nước vào 1/2 bình, sau đó đóng van xả khí, rồi tiếp tục bơm nước vào không khí sẽ bị nén lại đến một mức độ nào đó tùy theo áp suất tối đa bạn đặt trên rơi le áp suất, động cơ bơm sẽ ngắt điện. Khi sử dụng nước áp suất giảm…bơm lại tự động đóng điện.

 

http://kientrucnoithat.net/nhadep//modules...st&sid=1184

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
link phần mểm PVLite : http://www.mediafire.com/?sharekey=c80fada...2db6fb9a8902bda

Hình bồn của bác ksg là bồn có chỏm elip, đối với loại này chiểu dày tole làm chỏm phải dày hơn tole làm thân, còn loại bồn có chỏm hình cầu thì dể làm hơn, có thể ghép nhiểu múi với nhau, và tole làm chỏm sẽ có thể mỏng hơn tole thân. Chú ý chổ mối nối giữa phần trụ và chỏm, nên dịch mối nối lên phẩn chỏm để đường hàn nối nằm trên phần thân

@ksg : phần sample up lên diễn đàn vẫn dowwn được mà, có thể dùng các công thức trong đó viết lại trên excel để tính

em down được rồi.Thanks Bác nhiều!

Bác ơi! Bác có hướng dẫn sử dụng phần mềm này không. Bác úp lên cho mọi người tham khảo với!

Thanks Bác nhiều! chúc bác làm việc tôt!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mà mình có 2 con bơm 1 pha (bơm tõm APP 1,5KW)không hiểu sao nó bị quay ngược,nếu anh e nào biết chỗ nào sửa được chỉ giùm nhé!cám ơn nhièu!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cách chọn máy bơm là vô cùng quan trọng

bạn có thể vào đây tìm hiểu thêm nhiều loại máy bơm này

 

 

Nhà Cung cấp Máy bơm nước số 1 về chất lượng cũng như giá cả

May bom | May bom nuoc | Bom cong nghiep

 

CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP THÀNH ĐẠT

- Email: thanhdat@maycongnghiep.vn

Showroom 1: 34 Đường Láng – Ngã Tư Sở - Hà Nội; Miền nam: 1234 Lạc Long Quân - P8 - Q Tân Bình - TP Hồ Chí Minh

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khi nhà xưởng có nhu cầu tiêu thụ nước không nhiều và không có hệ thống khí nén bạn có thể dùng bơm nước cao áp để cấp nước cũng được. Khi đó ở đầu đẩy của bơm bạn phải gắn một rơ le áp suất. Rele này có tác dụng dụng ngắt mạch điện, đóng mở động cơ bơm theo áp suất nhất định do người sử dụng lựa chọn.

Bình tăng áp khi đó gọi là bình tích áp. Cấu tạo của bình gồm

- Van xả khí

- Van an toàn

- Ống thủy dùng để quan sát mức nước.

Hệ thống cấp nước được điều khiển tự động hoàn toàn. Lúc đầu vận hành phải mở van xả khí bơm nước nước vào 1/2 bình, sau đó đóng van xả khí, rồi tiếp tục bơm nước vào không khí sẽ bị nén lại đến một mức độ nào đó tùy theo áp suất tối đa bạn đặt trên rơi le áp suất, động cơ bơm sẽ ngắt điện. Khi sử dụng nước áp suất giảm…bơm lại tự động đóng điện.

 

http://kientrucnoithat.net/nhadep//modules...st&sid=1184

bạn ơi..làm sao mình biết được áp suất tròng bình là bao nhiêu để mình có thể chọn mua Role phù hợp để điều khiển.bạn có công thức nào tính áp suất trong bình không.

chắc bạn cũng là dân nước.cho mình hỏi luôn cách tính áp suất trong đường ống khi mình bơm nước.ví dụ mình dùng bơm với tốc độ là 11m^3/h bơm vào ống 63,chiều dài ống khoảng 400m thì áp suất trong ống là bao nhiêu vậy

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×