Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
solider007

Vẽ biên dạng cam bằng lisp

Các bài được khuyến nghị

Phần hình cụ thể em đã vẽ ở dưới. Đề là: Cho M và P chạy trên 2 biên dạng như h.v, Điểm C bị ràng buộc theo tam giác ( x, y, goc alpha), em cần đoạn Lisp để vẽ ra quỹ đạo điểm C. Trân thành cảm ơn

aq.gif

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Phần hình cụ thể em đã vẽ ở dưới. Đề là: Cho M và P chạy trên 2 biên dạng như h.v, Điểm C bị ràng buộc theo tam giác ( x, y, goc alpha), em cần đoạn Lisp để vẽ ra quỹ đạo điểm C. Trân thành cảm ơn

aq.gif

Bài toán khó quá, nghĩ mãi mà chưa ra cách làm lisp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Phần hình cụ thể em đã vẽ ở dưới. Đề là: Cho M và P chạy trên 2 biên dạng như h.v, Điểm C bị ràng buộc theo tam giác ( x, y, goc alpha), em cần đoạn Lisp để vẽ ra quỹ đạo điểm C. Trân thành cảm ơn

aq.gif

Chào bác sollider007,

Đề bài của bác thiếu điều kiện thì khó giải lắm. Ứng với một điểm M sẽ có thể có các khả năng khác nhau như sau:

Gọi p là kc từ M tới tâm vòng tròn O.

1/- x không có điểm P => không có C

2/- x= r - p => có một P duy nhất => có hai điểm C đối xứng nhau qua MP

3/- x>r - p => có hai điểm P => có tới 4 điểm C lận.

Vậy ý bác muốn giả bài toán này theo điều kiện cụ thể nào đây???

Nếu không thuộc bí mật bác có thể cho biết mục tiêu của bài toán nhằm ứng dụng vào đâu không vì theo em biết thì chả có cơ cấu kỹ thuật nào hoạt động theo cái quy luật này cả bác ạ. Nếu có bác cho em biết với nhé.

Cám ơn bác trước.

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào bác sollider007,

Đề bài của bác thiếu điều kiện thì khó giải lắm. Ứng với một điểm M sẽ có thể có các khả năng khác nhau như sau:

Gọi p là kc từ M tới tâm vòng tròn O.

1/- x không có điểm P => không có C

2/- x= r - p => có một P duy nhất => có hai điểm C đối xứng nhau qua MP

3/- x>r - p => có hai điểm P => có tới 4 điểm C lận.

Vậy ý bác muốn giả bài toán này theo điều kiện cụ thể nào đây???

Nếu không thuộc bí mật bác có thể cho biết mục tiêu của bài toán nhằm ứng dụng vào đâu không vì theo em biết thì chả có cơ cấu kỹ thuật nào hoạt động theo cái quy luật này cả bác ạ. Nếu có bác cho em biết với nhé.

Cám ơn bác trước.

Có lẽ bác phamthanhbinh chưa hiểu rõ bài toán của em.

- Điểm M chạy trên đường tròn ( 0, R), nên khoảng cách của nó lúc nào tới 0 cũng là R

- Điểm P chạy trên hình chữ nhật, các cạnh a, b. và được lượn tròn bkính r tại 4 góc.

- Điểm C là điểm bị kéo theo bởi tam giác màu vàng mà em vẽ với các thông số cụ thể trên đó

Yêu cầu của bài toán là vẽ ra quỹ đạo của điểm C khi mà M và P chạy trên 2 biên dạng màu đỏ.

Bài toán này chính là dùng để thiết kế biên dạng của Cam chính là quỹ đạo của điểm C, khi có biên dạng của Cam C, người ta dùng nó để gia công các chi tiết có hình dáng như qũy đạo điểm P. Còn quỹ đạo của điểm M chính là chuyển động quay của máy.

Theo em đề bài như vậy là đủ dữ kiện. Mong các bác cố gắng giúp. Cảm ơn vì đã đọc bài của em.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Phần hình cụ thể em đã vẽ ở dưới. Đề là: Cho M và P chạy trên 2 biên dạng như h.v, Điểm C bị ràng buộc theo tam giác ( x, y, goc alpha), em cần đoạn Lisp để vẽ ra quỹ đạo điểm C. Trân thành cảm ơn

aq.gif

Thiết kế nguyên lý máy, thiết kế cam, vẽ quỹ đạo, mô phỏng, khảo sát chuyển động các cơ cấu cơ khí là "chuyện thường ngày ở huyện" của ssg. Ý tưởng của bạn rất hay, đúng ngay chỗ... ngứa của mình!

Bạn thử dùng chương trình sau:

 


;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
;;;VE BIEN DANG CAM GIA CONG CAC HINH DAC BIET
;;;Appload va go lenh BDC de chay
;;;Copyright by ssg - www.cadviet.com - October 2008
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;


;;;-------------------------------------------------------------------------------
(defun DTR(x) (/ (*  x pi) 180) ) ;;;Change degree to radian
;;;-------------------------------------------------------------------------------
(defun ints (e1 e2 / ob1 ob2 V L1 L2)
;;;Intersections of e1, e2. Return LIST of points
;;;Thanks Mr. Hoanh for this function!
(setq
   ob1 (vlax-ename->vla-object e1)
   ob2 (vlax-ename->vla-object e2)
)
(setq V (vlax-variant-value (vla-IntersectWith ob1 ob2 acExtendOtherEntity)))
(if (/= (vlax-safearray-get-u-bound V 1) -1)
   (progn
       (setq L1 (vlax-safearray->list V) L2 nil)
       (while L1
           (setq L2 (append L2 (list (list (car L1) (cadr L1) (caddr L1)))))
           (repeat 3 (setq L1 (cdr L1)))
       )
   )
   (setq L2 nil)
)
L2
)
;;;-------------------------------------------------------------------------------
(defun getVert (e / i L p)
;;;Return list of all vertex from pline e
(setq i 0 L nil)
(vl-load-com)
(repeat (fix (+ (vlax-curve-getEndParam e) 1))
   (setq p (vlax-curve-getPointAtParam e i))
   (if (not (member p L)) (setq L (append L (list p))))
   (setq i (1+ i))
)
L
)
;;;-------------------------------------------------------------------------------
(defun near2P (p1 p2 p) ;;;Select near point p1 or p2 from p
(if (<= (distance p p1) (distance p p2)) p1 p2)
)
;;;-------------------------------------------------------------------------------
(defun dist3p (p1 p2  p / ag pt pg) ;;;Distance from p to line p1p2
(setq
   ag (angle p1 p2)
   pt (polar p (+ (/ pi 2) ag) 100)
   pg (inters p1 p2 p pt nil)
)
(distance p pg)
)
;;;===========================================
;;;Main program
(defun C:BDC( / ec es et ett ag p0 p1 p2 p3 pg Lst0 Lst1
                          Lst2 Lstp kc k d r1 r2 r12 g1 g2 x oldos) 
(vl-load-com)
;;;NHAP SO LIEU VA TINH THAM SO HINH HOC
(setq es (car (entsel "\nBien dang chi tiet gia cong:")))
(redraw es 3)
(setq et (car (entsel "\nTam giac ga dao:")))
(redraw et 3)
(setq ec (car (entsel "\nDuong tron chuan:")))
(redraw ec 3)
(setq ag (getreal "\nTri so goc cua 1 khoang chia <1>:"))
(if (null ag) (setq ag 1))
(command "regen")
(setq
   p1 (car (ints et ec))
   p2 (car (ints et es))
   Lst0 (getvert et)
   kc 0
)
(foreach pk Lst0
   (if (>= (setq k (dist3p p1 p2 pk)) kc) (setq kc k p3 pk))
)
(setq
   Lstp (list p3)
   d (entget ec)
   p0 (cdr (assoc 10 d))
   r1 (cdr (assoc 40 d))
   r2 (distance p0 p2)
   r12 (distance p1 p2)
   g1 (angle p0 p1)
   g2 (angle p0 p2)
   oldos (getvar "osmode")
)

;;;VE BIEN DANG CAM
(setvar "osmode" 0)
(repeat (fix (/ 360 ag))
  ;;;Quay theo duong tron
   (command "rotate" et "" p0 ag)
   (setq
       p1 (polar p0 (+ g1 (dtr ag)) r1)
       p2 (polar p0 (+ g2 (dtr ag)) r2)
   )

  ;;;Ve duong tron phu, xac dinh giao diem, quay ve vi tri chinh xac
   (command "circle" p1 r12)
   (setq
       ett (entlast)
       Lst1 (ints ett es)
       pg (near2P (car Lst1) (cadr Lst1) p2)
   )
   (command "rotate" et "" p1 "r" p1 p2 pg)
   (command "erase" ett "")

  ;;;Xac dinh 1 diem tren quy dao, add vao Lstp
   (setq Lst2 (getvert et) kc 0)
   (foreach pk Lst2
       (if (>= (setq k (dist3p p1 p2 pk)) kc) (setq kc k p3 pk))
   )
   (setq Lstp (append Lstp (list p3)))
   (command "point" p3) ;;;Ve cac diem de kiem tra qua trinh chay, khong can thi bo

  ;;;Reset, chuan bi cho vong lap sau
   (setq
       p2 pg
       r2 (distance p0 p2)
       g1 (angle p0 p1)
       g2 (angle p0 p2)
   )
);;;end repeat

;;;Ve pline voi ket qua Lstp
(command "pline") (foreach x Lstp (command x)) (command "c")

;;;Reset osmode va ket thuc
(setvar "osmode" oldos)
(command "regen")
(princ)
)
;;;===========================================

 

Hướng dẫn

Vẽ sẵn biên dạng cần gia công, tam giác gá dao (tam giác MPC như ví dụ của bạn) và đường tròn chuẩn. Chương trình mang tính tổng quát hơn yêu cầu của bạn: cho phép biên dạng gia công có hình dáng bất kỳ chứ không chỉ là hình vuông bo tròn 4 góc. Hình tam giác MPC vẽ sao cũng được, chương trình không quan tâm đến các tham số x, y và góc anpha của bạn (miễn là có hình tam giác thấy trên màn hình là nó... chơi ngay!).

Yêu cầu bắt buộc:

1. Hình tam giác và biên dạng gia công phải là Pline kín

2. Hình tam giác phải có 1 đỉnh nằm trên đưởng tròn, 1 đỉnh nằm trên biên dạng. User phải bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về điều đó. Nếu không, có thể chương trình không chạy hoặc cho kết quả sai.

User tuỳ chọn "trị số góc của 1 khoảng chia", mặc định là 1 độ, nếu chấp nhận chỉ việc Enter không cần nhập số. Trị số 1 khoảng chia càng nhỏ, kết quả càng chính xác nhưng chương trình chạy lâu hơn. Kết quả cuối cùng là 1 pline kín nối các điểm trên quỹ đạo của điểm C ứng với các khoảng chia. Ngoài ra, để tạo ấn tượng và để dễ kiểm tra khi chạy, chương trình vẽ thêm các point trên quỹ đạo. Nếu không thích, có thể cho các point vào layer nào đó rồi ấn nó đi. Nếu không muốn vẽ các point, xoá bỏ cả dòng code:

(command "point" p3) ;;;Ve cac diem de kiem tra qua trinh chay, khong can thi bo

 

Đề nghị

Bài toán của bạn phải có một số điều kiện vì các yếu tố: biên dạng gia công, đường tròn và hình tam giác phải có những ràng buộc (bắt buộc) nào đó mới có thể có kết quả. Các ràng buộc bao gồm cả các phương diện:

1. Hình học: nếu tam giác chọn không hợp lý, sẽ có những vị trí nó không thể có 2 đỉnh nằm trên đường tròn và biên dạng gia công.

2. Kỹ thuật: mối quan hệ giữa đường tròn, biên dạng gia công và hình tam giác không hợp lý sẽ dẫn đến những biên dạng cam... kỳ quái, không thoả mãn các điều kiện kỹ thuật bình thường của cơ cấu cam

3. Công nghệ: vị trí dao chạy trên biên dạng không hợp lý sẽ dẫn đến việc có những vị trí dao không thể cắt gọt được (theo nguyên lý cắt kim loại)

Nói chung, vấn đề này có thể nâng lên thành một đề tài nghiên cứu khoa học! Sau bước thiết kế biên dạng cam với sự hỗ trợ của chương trình, bạn có thể thiết kế ra cả cơ cấu cam, có hình dáng kích thước cụ thể; có bộ gá dao, con dao và chi tiết gia công cụ thể.... Bạn chuyển tất cả chúng thành các bản vẽ (*.dwg) và post lên để anh em cùng thảo luận, trao đổi và học tập lẫn nhau. OK?

Vấn đề này đã đi sâu vào chuyên ngành Cơ khí, có lẽ bạn vào box Cơ khí, lập topic mới cho nó thì hay hơn là thảo luận ở đây.

Chỉnh sửa theo ssg
  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ví dụ minh hoạ chạy chương trình với biên dạng gia công vuông và lục giác bo tròn các góc:

 

LoVuong.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ví dụ minh hoạ chạy chương trình với biên dạng gia công vuông và lục giác bo tròn các góc:

Bác SSG đúng là đỉnh cơ khí nhẻ. Cám ơn nhiều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thiết kế nguyên lý máy, thiết kế cam, vẽ quỹ đạo, mô phỏng, khảo sát chuyển động các cơ cấu cơ khí là "chuyện thường ngày ở huyện" của ssg. Ý tưởng của bạn rất hay, đúng ngay chỗ... ngứa của mình!

Bạn thử dùng chương trình sau:

.........

- Trước hết em xin trân thành cảm ơn bác ssg đã giúp em giải quyết bài toán này rất chu đáo ( đã bấm thanks, tiếc là ko bấm được thêm vài phát nữa :leluoi: )

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo ý kiến của bác ssg là nâng vấn đề này thành đề tài khoa học và up sang box cơ khí để mọi người cùng luận đàm thì em xin trả lời như sau:

- Em chưa phải là dân cơ khí Pro chính hãng như bác :s_dead: , mà e mới đang là SV năm 4 BKHN mà thui ( e học CTM, cũng sắp nối nghiệp bác rui` ). Chính vì vậy việc đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này với em có thể nói là ngoài tầm tay, cho dù em rất có hứng thú đi nữa. Những vấn đề bác đưa ra nó mang tính chuyên ngành rất cao, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế phải không ạ. Cái đề tài này không phải em nghĩ ra mà đây thực ra là 1 bài tập mà thầy e cho trên lớp. Vẫn biết làm bài theo cách này không được chính đáng cho lắm nhưng do thời hạn gấp rút, mà gần nộp thì thầy mới hé lộ ra keyword để giải bài toán : "AutoLisp " :leluoi: . Và em biết đến autoLisp từ đó ( Mong rằng nếu thầy có tham gia diễn đàn mà đọc thấy bài này thì mong thầy hiểu và tha tội cho chúng em :angry: )

Chính vì vậy mục đích của em bây giờ là giải quyết cho gọn bài này đã, còn việc đi sâu và chuyển sang box cơ khí nếu có thể mong bác ssg giúp em, em xin nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến và học hỏi.

Một lần nữa xin trân thành cảm ơn bác ssg nói riêng và CADVIET nói chung. Chúc các bác luôn mạnh khỏe để duy trì diễn đàn thật tốt. E mới tham gia dd,mong được sự chỉ bảo của mọi người !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác Flex có thể nhẫn vào hình để xem fullsize!

Vâng, tối nay mới "soi" thấy, ban ngày ở cơ quan mạng kém qúa nên có thể ko thấy. Em thấy cái quỹ đạo điểm C bác ssg vẽ ra đúng rồi đấy tuy nhiên em có ý kiến thế này khi kiểm tra lỗi đầu vào là kiểm tra điều kiện vị trí giữa điểm M và P

1. Đường tròn M không cắt biên dạng P

2. Khoảng cách lớn nhất giữa đường M và P không quá giá trị X

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Gởi bạn solider007:

 

Chương trình post hôm nọ bị lỗi khi chạy trong một số trường hợp. Ssg phát hiện ra ngay từ hôm ấy nhưng bận quá chưa xem được, mong bạn thông cảm.

Ssg đã edit lại code ngay trong bài đã post. Bạn bỏ toàn bộ code trước đi, copy lại và thử test trong nhiều trường hợp khác nhau xem có phát hiện ra lỗi gì nữa không (hy vọng là không!)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Có lẽ bác phamthanhbinh chưa hiểu rõ bài toán của em.

- Điểm M chạy trên đường tròn ( 0, R), nên khoảng cách của nó lúc nào tới 0 cũng là R

- Điểm P chạy trên hình chữ nhật, các cạnh a, b. và được lượn tròn bkính r tại 4 góc.

- Điểm C là điểm bị kéo theo bởi tam giác màu vàng mà em vẽ với các thông số cụ thể trên đó

Yêu cầu của bài toán là vẽ ra quỹ đạo của điểm C khi mà M và P chạy trên 2 biên dạng màu đỏ.

Bài toán này chính là dùng để thiết kế biên dạng của Cam chính là quỹ đạo của điểm C, khi có biên dạng của Cam C, người ta dùng nó để gia công các chi tiết có hình dáng như qũy đạo điểm P. Còn quỹ đạo của điểm M chính là chuyển động quay của máy.

Theo em đề bài như vậy là đủ dữ kiện. Mong các bác cố gắng giúp. Cảm ơn vì đã đọc bài của em.

Xin lỗi bạn Solider2007,

Bài post trước của mình là do mình trình bày lộn hai điểm P và M. Nhưng dù sao mình cũng sai khi hiểu là bài toán tìm quỹ tích hình học của điểm C. Bạn giải thích mình mới hiểu ra là bài toán tính biên dạng Cam.

Về việc làm lisp thì mình chưa rành lắm và bác SSG đã giải quyết giúp bạn rồi. Mình không dám ý kiến ý cò gì nữa. Chỉ có điều nó làm mình nhớ lại ngày xưa bọn mình khi phải làm những bài kiểu này toàn là làm thủ công mà thôi, có lisp đâu mà xài. Do vậy việc xác định biên dạng của Cam thường không chuẩn xác lắm và phải chỉnh sửa rất nhiều. Tuy vậy nó cũng giúp mình hình thành được những khái niệm cơ bản về phương pháp gia công tự động sử dụng các cam cơ khí. Ngày đó mình nhớ cả Hà nội chỉ có xí nghiệp cơ khí đồng hồ ở Trần Quốc Toản là có một cái máy gia công tự động kiểu này thôi. Lâu quá không sờ mó gì tới nên chẳng nhớ ra mà lại làm phiền bạn như vậy. Một lần nữa xin lỗi bạn nha.

 

Các ý kiến của bác SSG về điều này khá hay đấy bạn ạ, bạn hãy mạnh dạn trao đỗi với thấy hướng dẫn đi có thể chuyển nó thành đề tài tốt nghiệp của bạn được đấy. Có khó khăn gì khi thực hiện thì chúng ta cùng trao đổi, mình tin là sẽ giải quyết tốt vấn đề bạn ạ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Gởi bạn solider007:

 

Chương trình post hôm nọ bị lỗi khi chạy trong một số trường hợp. Ssg phát hiện ra ngay từ hôm ấy nhưng bận quá chưa xem được, mong bạn thông cảm.

Ssg đã edit lại code ngay trong bài đã post. Bạn bỏ toàn bộ code trước đi, copy lại và thử test trong nhiều trường hợp khác nhau xem có phát hiện ra lỗi gì nữa không (hy vọng là không!)

Cảm ơn bác ssg. Thế mà em cứ nghĩ em chưa chạy đúng chương trình :s_dead: :angry: :gun: , đang định hỏi lại nhưng hơi ngại vì em mới học Lisp được 2 tuần, còn chưa biết hết lệnh nên chưa dám ý kiến ( chưa hiểu hết Lisp của bác mà ). May quá hôm nay thấy bác đã edit lại, chương trình đã chạy tốt, hiện chưa phát hiện ra lỗi nào :leluoi: :gun: :angry:

Nhân tiện cho em hỏi, bác nào có tài liệu về các lệnh của autolisp có thể send cho em được không ạ, em tìm mãi thẫy mỗi ebook nhưng lượng câu lệnh thì ít quá.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin lỗi bạn Solider2007,

Bài post trước của mình là do mình trình bày lộn hai điểm P và M. Nhưng dù sao mình cũng sai khi hiểu là bài toán tìm quỹ tích hình học của điểm C. Bạn giải thích mình mới hiểu ra là bài toán tính biên dạng Cam.

Về việc làm lisp thì mình chưa rành lắm và bác SSG đã giải quyết giúp bạn rồi. Mình không dám ý kiến ý cò gì nữa. Chỉ có điều nó làm mình nhớ lại ngày xưa bọn mình khi phải làm những bài kiểu này toàn là làm thủ công mà thôi, có lisp đâu mà xài. Do vậy việc xác định biên dạng của Cam thường không chuẩn xác lắm và phải chỉnh sửa rất nhiều. Tuy vậy nó cũng giúp mình hình thành được những khái niệm cơ bản về phương pháp gia công tự động sử dụng các cam cơ khí. Ngày đó mình nhớ cả Hà nội chỉ có xí nghiệp cơ khí đồng hồ ở Trần Quốc Toản là có một cái máy gia công tự động kiểu này thôi. Lâu quá không sờ mó gì tới nên chẳng nhớ ra mà lại làm phiền bạn như vậy. Một lần nữa xin lỗi bạn nha.

 

Các ý kiến của bác SSG về điều này khá hay đấy bạn ạ, bạn hãy mạnh dạn trao đỗi với thấy hướng dẫn đi có thể chuyển nó thành đề tài tốt nghiệp của bạn được đấy. Có khó khăn gì khi thực hiện thì chúng ta cùng trao đổi, mình tin là sẽ giải quyết tốt vấn đề bạn ạ.

Bác Bình nói xin lỗi làm em thấy ngại quá, em là người đi nhờ vả mà. Thấy bác hồi tưởng lại chuyện ngày xưa có lẽ bác đã là người lâu năm trong nghề, do trên diễn đàn thì không biết tuổi tác nên xin phép gọi bác xưng em cho thân mật. Thưa với bác một điều, chẳng phải chỉ ngày xưa các bác mới phải thủ công đâu, mà năm rồi bọn e học môn " Nguyên Lý Máy " cũng vẫn phải hì hục xác định từng điểm trên biên dạng Cam rồi nối lại với nhau :s_dead: . Bây giờ mới biết đến cái AutoLisp này thấy thật bổ ích.

Xin tiếp thu ý kiến của bác cũng như bác ssg, nếu có khả năng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em sẽ chuyển nó thành đề tài tốt nghiệp, lúc đó chắc phải làm phiền các bác nhiều. Có những người tận tụy như các bác chác chắn nghành cơ khí VN sẽ phát triển tốt :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em cũng đã sửdụng CAD đc mấy năm, nhưng chủ yếu là dùng nó thay cho cái bút chì, thước kẻ và compa thôi. em học cùng lớp với Solider007, kì này đc học Môn Tin học kĩ thuật ứng dụng (trong cơ khí), Sư phụ là "hàng khủng" về CAD_CAM_CAE nên cũng mở mang ra đc nhiều ! Tham gia cadviet mới thấy cũng có nhiều "hàng khủng" như vậy! đợt này về thông báo cho ae cùng tham gia cadviet cho đông vui để học hỏi kinh nghiệm. Mong các bác đi trước chỉ giáo cho đàn em vài ngón CAD hay hay...phòng thân!

THẠNK tất cả các bác !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cảm ơn bác ssg. Thế mà em cứ nghĩ em chưa chạy đúng chương trình -_- :o :cheers: , đang định hỏi lại nhưng hơi ngại vì em mới học Lisp được 2 tuần, còn chưa biết hết lệnh nên chưa dám ý kiến ( chưa hiểu hết Lisp của bác mà ). May quá hôm nay thấy bác đã edit lại, chương trình đã chạy tốt, hiện chưa phát hiện ra lỗi nào :cheers: :cheers: :cheers:

Nhân tiện cho em hỏi, bác nào có tài liệu về các lệnh của autolisp có thể send cho em được không ạ, em tìm mãi thẫy mỗi ebook nhưng lượng câu lệnh thì ít quá.

Các sách Lisp chỉ giúp bạn cái nền tảng căn bản. Muốn hiểu sâu và tra cứu đầy đủ hơn thì vào Developer Help mà đọc (không thiếu thứ gì). Hiện tại mình chẳng có bất kỳ cuốn sách nào về AutoCAD lẫn AutoLisp ngoài Help cả.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các sách Lisp chỉ giúp bạn cái nền tảng căn bản. Muốn hiểu sâu và tra cứu đầy đủ hơn thì vào Developer Help mà đọc (không thiếu thứ gì). Hiện tại mình chẳng có bất kỳ cuốn sách nào về AutoCAD lẫn AutoLisp ngoài Help cả.

hic, nghe bác nói đến cái Developer Help của CAD em lại thương cho cái trình độ TA của mình. Có lẽ phải lên núi để luyện công thôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
hic, nghe bác nói đến cái Developer Help của CAD em lại thương cho cái trình độ TA của mình. Có lẽ phải lên núi để luyện công thôi.

Bạn Solider007 ơi,

Luyện công thì chắc là phải luyện rồi, nhưng mà lên núi thì luyện với ...... khỉ à? Cái món ngoại ngữ này trong Nam gọi là Sinh ngữ. Cú hiểu nôm na nó là ngôn ngữ sống, có nghĩa là bạn phải sử dụng thường xuyên và không xấu hổ mới giỏi được. Dân bắc mình có cái tệ là cứ thích học thầm học một mình theo kiểu tự tu vậy, cái đó nó là Tử ngữ tức là ngôn ngữ chết bạn ạ. Học ngoại ngữ mà chả giao tiếp với ai thì khó tiến bộ lắm.

Vậy nên mình khuyên bạn nên luyện công ở ngay Hà nội thôi, kéo thêm được vài sư tỉ , sư muội nào đó cùng luyện là chóng thành công lắm.

Về tài liệu học lisp cơ bản, mình thấy có tài liệu của ông Jeff Sander khá dễ đọc và dễ hiểu, Trong đó có khá nhiều các lisp cơ bản. sử dụng tốt lắm. Nhìn chung tất cả các lisp đều có một hạn chế là chỉ phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể. Muốn nó phục vụ được mình ngoài cái nhiệm vụ cụ thể ấy bạn phải hiểu kỹ về nó để chỉnh sửa lại cho phù hợp với mình.

Tài liệu của ông Jeff Sander mình đã post một lần lên diễn đàn này xong chả biết nó nằm đâu nữa, để mình kiếm lại, nếu bạn cần mình sẽ post lại.

Chúc bạn vui và thành công.

TB: Cứ theo lệ làng Cadviet thì bạn là người gia nhập Cadviet trước mình kha khá thời gian đấy. Vậy nên bạn dù ít tuổi cũng vẫn cứ là đại ca mà. Ráng lên đại ca ơi. Cái xưng hô chỉ là cho vui thôi đại ca đừng ngại.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn Solider007 ơi,

Luyện công thì chắc là phải luyện rồi, nhưng mà lên núi thì luyện với ...... khỉ à? Cái món ngoại ngữ này trong Nam gọi là Sinh ngữ. Cú hiểu nôm na nó là ngôn ngữ sống, có nghĩa là bạn phải sử dụng thường xuyên và không xấu hổ mới giỏi được. Dân bắc mình có cái tệ là cứ thích học thầm học một mình theo kiểu tự tu vậy, cái đó nó là Tử ngữ tức là ngôn ngữ chết bạn ạ. Học ngoại ngữ mà chả giao tiếp với ai thì khó tiến bộ lắm.

Vậy nên mình khuyên bạn nên luyện công ở ngay Hà nội thôi, kéo thêm được vài sư tỉ , sư muội nào đó cùng luyện là chóng thành công lắm.

Về tài liệu học lisp cơ bản, mình thấy có tài liệu của ông Jeff Sander khá dễ đọc và dễ hiểu, Trong đó có khá nhiều các lisp cơ bản. sử dụng tốt lắm. Nhìn chung tất cả các lisp đều có một hạn chế là chỉ phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể. Muốn nó phục vụ được mình ngoài cái nhiệm vụ cụ thể ấy bạn phải hiểu kỹ về nó để chỉnh sửa lại cho phù hợp với mình.

Tài liệu của ông Jeff Sander mình đã post một lần lên diễn đàn này xong chả biết nó nằm đâu nữa, để mình kiếm lại, nếu bạn cần mình sẽ post lại.

Chúc bạn vui và thành công.

TB: Cứ theo lệ làng Cadviet thì bạn là người gia nhập Cadviet trước mình kha khá thời gian đấy. Vậy nên bạn dù ít tuổi cũng vẫn cứ là đại ca mà. Ráng lên đại ca ơi. Cái xưng hô chỉ là cho vui thôi đại ca đừng ngại.

Hic, dạo này Hà Lụt, điện mất, dân tình phải đi di tán thành ra hôm nay mới reply dc bác Bình. Cảm ơn lời khuyên của bác lắm, em sẽ cố. Nhưng bác đừng gọi em là đại ca, sao em dám nhận. Cứ nhìn vào những gì bác đóng góp cho diễn đàn thì dù là em vào trước thì cũng phải gọi bác là đại... Sư phụ -_- .

Còn cái tài liệu mong bác up lại trong thời gian nhanh nhất được không ạ,Nếu có thể bác send cho em qua mail : thosan_007_86@yahoo.com được không ạ. Trân thành cảm ơn bác.

  • Like 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×