Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
trinhvqh

Phần mềm Autocad Architecture 2009

Các bài được khuyến nghị

Các bác cho hỏi , cài được ACA 2009 rồi nhưng ko load được Expresse Tool , làm sao bây giờ , bác nào biết chỉ giùm , xin cảm ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bác cho hỏi , cài được ACA 2009 rồi nhưng ko load được Expresse Tool , làm sao bây giờ , bác nào biết chỉ giùm , xin cảm ơn

01. Control Panel - Add/Remove Program chọn Autocad Architecture 2009

02. Chọn Add and Remove Features

1_7.jpg

03. Chọn Express để cài đặt

2_4.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
........................

Định Post lên tiếp các Topic về ACA nhưng hình như chẳng mấy ai quan tâm nên thôi

Hình như bà con chỉ thích thắc mắc cho vui

Nhưng khi học để giải quyết vấn đề thì lại thấy nản

...............

Mọi người hình như chỉ muốn học những mẹo vặt mà không chịu đầu tư thay đổi tư duy nâng cấp hoàn toàn cách vẽ của mình

Hãy cứ tiếp tục với các chủ đề về Model và Layout, Tỷ lệ trong bản vẽ, các mẹo vặt về Thế nào để Copy Text cho nhanh,....

Khi nào bà con thấy ngán thì mình sẽ Post tiếp vậy

...............

 

 

Không hẳn vậy đâu anh! Anh hãy tiếp tục đóng góp và chia sẽ trong topic này nha. Rất quan tâm về các bài viết về ACA.

Thanks,

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Topic: Tags

 

Xin mời xem video tạo Tag cho Polyline và Circle

http://www.cadviet.com/upfiles/2/tag_1.rar

 

Có thể tóm lược nguyên tắc tạo Tag như sau

01. Bắt dầu bằng một bản vẽ mẫu .ctb

02. Chỉnh tỷ lệ về 1:1

03. Format - Style Manager - Document Object - Properties set Definition - tạo mới PL

04. Chọn đối tượng và các thuộc tính của đối tượng (ví dụ ở đây là Polyline và Circle, thuộc tính Area)

05. Tạo Block Attribute đúng cú pháp PL: Area (điều này quan trọng)

PL phải trùng với bước 3

Area phải trùng với bước 4

06. Tạo Multi-View Block từ Block Attribute ở bước 5

07. Lưu bản vẽ ở chỗ nào cố định

08. Kéo thả Multi-View Block vừa tạo vào Tool Paletle

09. Bắt đầu sử dụng cho bất kỳ bản vẽ nào bằng cách kéo thả từ Tool Paletlete

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Topic: Tags (tt) and Schedule

http://www.cadviet.com/upfiles/2/tag_2.rar

 

Sau khi tạo Tags cho các Polyline và Circle trong bản vẽ

Điều tiếp theo người ta cần là lập bảng cho nó

Như vậy ta cần phải đánh số hiệu cho từng đối tượng

 

Hãy tiếp tục hoàn chỉnh Properties Definition cho PL

Tạo Schedule như mong muốn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

BIM (Mô hình + Thông tin)

Hiện nay, đa số phần mềm đồ hoạ đều hỗ trợ dựng hình 3D (Model): SketchUp; Autocad, ACA, Revit, Chief Architect; Max,..

Điều còn lại là thông tin (Information)

……….

Revit vẫn luôn tự hào về hệ thống thiết lập thông tin dọn sẵn. Điều này rất hấp dẫn và làm choáng ngợp đa số người dùng

Nhưng trong thực tế. Đa phần các thông tin cần khả năng tuỳ biến cao hoặc cần Việt hoá cho phù hợp. Lúc đó người dùng thấy khó khăn vô cùng.

Cho nên không lạ gì Đa số các sách hướng dẫn hiện nay về Revit vẫn loanh quanh trong việc dựng một mô hình đơn giản; Thống kê Space với các số liệu có sẵn.

……..

Đối với ACA, người dùng thường rất khó vận dụng Tags và Schedule. Đây chính là sức mạnh chính yếu của nó

Nếu vận dụng được. Bạn sẽ thấy khả năng tuỳ biến rất cao. Việc tương thích với Autocad rõ ràng là một thuận lợi.

Như vậy, khi vận dụng được Tags và Schedule. Bạn sẽ thấy phần thông tin “có thể làm chủ được rồi”. Nhu cầu căn bản về dựng hình lại cần thiết hơn bao giờ hết

……….

Có nhiều phần mềm như đã nói ở trên nhưng tựu chung vẫn có 02 nguyên lý thiết lập chính

01. Định nghĩa tách rời từng đối tượng: Wall, Door, Window, Beam,.. như cách mà các chương trình Autodesk đang làm (Autocad, Revit, ACA,..)

Việc tách rời này có cái ưu cơ bản của nó là dễ quản lý thông tin đối tượng nhưng cái nhược không kém của nó là không phản ánh được khâu hoàn thiện

Bạn hãy nhìn đa phần công trình thực tế xem: Ranh giới giữa các tầng; giữa cột và tường, dầm chỉ là tương đối. Thực tế nó là một khối thống nhất và ranh giới được phân định theo ý định tạo hình của người thiết kế.

Autodesk sẽ không bao giờ khắc phục được nhược điểm này vì nó nằm ở “khái niệm tạo lập” rồi. Sau này Revit cũng cố gắng lắm trong việc Merge các đối tượng nhưng điều đó mất công và không hoàn hảo.

Cho nên, người dùng Autocad, ACA, Revit đều cứ thấy “không thoả mãn” vì những lố bịch về dựng hình. Điển hình như dựng một cái cầu thang phức tạp; Giao cắt giữa tường và cầu thang; giữa tường và mái; …Rồi chi tiết Lancan, Door đều chỉ dừng ở mức độ

 

02. Định nghĩa dính chùm đối tượng và tách rời khi cần thiết

Điển hình là cách đặt vấn đề của SketchUp. Việc lấy một khối lượng người dùng không nhỏ của Autodesk chuyển sang SU là thành công.

SU với cách thiết lập đơn giản mà hiệu quả thực sự làm cho người ta thích thú

Nhưng ưu điểm độc đáo tiêu biểu của nó hấp dẫn người dùng ngay đó là:

- Khắc phục tận gốc những lố bịch về dựng hình tồn tại trong CAD

- Việc thống kê diện tích bề mặt thật tuyệt vời

- Mô hình 3D kèm vật liệu kèm kích thước.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Điển hình chi tiết tường thu hồi và chi tiết mái đóng gỗ lợp ngói

Nếu dùng CAD hoặc ACA mô phòng thật cực nhọc

Ngược lại, với SU mọi việc rất dễ dàng

Với khả năng xuất ảnh 3D kèm theo kích thước và thông tin làm cho người không có chuyên môn vô cùng dễ hiểu

..............

tuongthuhoi.jpg

chi_tiet_mai_2.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ứng dụng Tags trong bản vẽ Tổng mặt bằng

Bản vẽ TMB thường yêu cầu bắt buộc các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như

Liệt kê thành phần diện tích trong Bảng cân bằng đất đai

……..

Một số thông tin cần phải nhập; số còn lại là nội suy

Bình thường chúng ta hay làm việc thủ công

Ngồi pick diện tích và ghi lại, sau đó chuyển sang Exel làm Table và Paste ngược lại CAD

….

Bây giờ các bạn hãy ứng dụng Tags trong ACA xem

Xin mời tham khảo

http://www.cadviet.com/upfiles/2/tmb_1.rar

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vài dòng chia sẻ:

 

Ngẫm nghĩ việc học Autocad của chúng ta thật lắm công phu

Một hoạ viên vẽ thành thạo 2D cũng mất một thời gian dài

Sau đó, tiếp tục làm quen với 3D là cả một thử thách

Còn nhớ lúc bắt đầu Autocad bao giờ người ta cũng dạy về lệnh MVSetup (thực tế những người làm nghề chẳng bao giờ dùng cả)

Cũng giống như bản thân tôi được học Tiếng Anh vậy: Viết - đọc - nói - nghe

Đến bây giờ dù có thể đọc được văn bản tiếng Anh nhưng nghe, nói thì bó tay :tongue2:

 

Bởi vậy; chúng ta luôn được giáo dục bằng một quy trình ngược để sau này muốn làm lại thì mất rất nhiều thời gian và công sức

Giống như một người rơi vào tà kiến thì thật khó chữa trị

 

Việc vẽ Autocad từ 2D sang 3D và cứ bắt đầu từng lệnh một cách thụ động ăn sâu vào đa số mọi người

nên khi có ý kiến khác cho rằng "chúng ta phải đảo chiều" thì lập tức chột dạ

 

Autocad đã quá quen với những người làm công tác kỹ thuật; là phương tiện mạnh mẽ, truyền thống với các ngành nghề: nên hầu như các phần mềm khác muốn phát triển đều phải export sang .dwg

 

Còn nhớ khi học kiến trúc bao giờ tôi cũng được dạy bắt đầu bằng MB, sau đó sang MĐ và MC

Thời gian sửa bài đa số dành cho MB để bàn luận về sự hợp lý

Thực tế khi đi làm; tương tác dần dần làm tôi có suy nghĩ khác

Nói cho cùng việc thể hiện (hay vận dụng bất cứ một phần mềm nào để thể hiện) chỉ nhằm mục đích duy nhất là truyền tải được ý tưởng của chúng ta với chủ đầu tư và người thợ nhìn vào đó có thể thi công được

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Căn cứ Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Xin được đề xuất Thông tin như sau:

QUY HOẠCH

Quy hoạch sử dụng đất:

1. Ký hiệu lô : A1

2. Tính chất : Đất công cộng

3. Mật độ xây dựng tối đa : 60%

4. Mật độ xây dựng tối thiểu : 20%

5. Tầng cao tối đa : 10 tầng

6. Tầng cao tối thiểu : 02 tầng

7. Hệ số sử dụng đất tối đa : nội suy

8. Hệ số sử dụng đất tối thiểu : nội suy

9. Note : Ghi chú thêm

 

CÔNG TRÌNH

Thông tin chung

1. Mã hiệu công trình : 01A_2009

2. Tên công trình, dự án :

3. Địa điểm xây dựng :

4. Chủ đầu tư :

5. Nguồn vốn :

 

Tổng mặt bằng:

1. Nhóm công trình :

2. Loại công trình :

3. Cấp công trình :

4. Diện tích khu đất :

5. Diện tích xây dựng :

6. Diện tích cây xanh :

7. Diện tích giao thông nội bộ :

8. Diện tích Tường rào, bó vỉa :

9. Mật độ xây dựng :

10. Tầng cao xây dựng :

11. Chiều cao công trình :

12. Hệ số sử dụng đất :

13. Khoảng lùi :

 

Mặt bằng:

1. Diện tích sàn :

2. Chu vi mặt bằng :

3. Suất đầu tư :

4. Thành tiền :

 

Không gian phòng ốc

1. Ký hiệu : 101

2. Tên phòng : Phòng tiếp khách

3. Diện tích :

4. Chu vi :

5. Chiều dài :

6. Chiều rộng :

7. Chiều cao :

8. Thể tích :

9. Ghi chú Nền :

10. Ghi chú tường :

11. Ghi chú trần :

 

Chi tiết cửa đi, cửa sổ

1. Ký hiệu

2. Kiểu cửa

3. Rộng

4. Cao

5. Chiều dày khung ngoại

6. Kích thước lỗ ban

7. Vật liệu

8. Cách nền, sàn (đối với cửa sổ)

9. Số lượng

10. Diện tích cửa

 

Chi tiết gạch lát nền

1. Tên vật liệu (gạch nền, gạch điểm, gạch viền, gạch tường,..)

2. Số lượng: ? viên

 

Chi tiết tường trang trí

1. Tên vật liệu (sơn, gạch, đá, gỗ,…)

2. Diện tích: ? m2

 

Chi tiết trần

1. Tên vật liệu

2. Diện tích: ? m2

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Định viết tiếp Topic khác nhưng có lẽ phải từ từ chờ các thông tin phản hồi Tags and Schedule

Thực ra; trong Tag còn có nhiều vấn đề nhỏ mà khi thực sự ứng dụng bạn mới hiểu hết về nó

...........

Với thông tin đề xuất ở bài viết trước; Bạn thấy không, Thực ra, nếu liệt kê một cách có hệ thống thì nó đơn giản thôi

Thông tin có thể chia thành các loại sau:

1. Thông tin của đối tượng: Ví dụ như diện tích Polyline; Chu vi; Length,... Đối với thông tin này, bạn sẽ lấy một cách tự động sau khi đã vẽ đối tượng ra màn hình

 

2. Thông tin nhập vào: Lại chia thành 02 dạng

a. Thông tin lấy từ List: Ví dụ như Nhóm công trình; Cấp công trình; Loại công trình,...Những thông tin đã được quy định bởi Pháp luật xây dựng kèm theo danh mục

Như vậy, bạn phải tạo List thông tin và chỉ việc chọn. Như vậy, đảm bảo đúng quy định và không thừa thải

Ứng dụng List, bạn sẽ tiết kiệm vô khối thời gian đánh máy và bảo đảm thông tin luôn đúng

b. Thông tin không cố định: Đối với những thông tin không cố định như Ký hiệu cửa, tầng cao,...Thông tin ít lặp lại và không cố định này bạn nên nhập vào cho mỗi trường hợp

 

3. Thông tin nội suy: Thông tin này thường là các phép toán, nội suy từ Thông tin của đối tượng và Thông tin nhập vào. ACA định nghĩa dưới dạng thông tin Fomula. Để các phép toán được thông suốt bạn nên thống nhất kiểu đơn vị.

...............

Làm việc với ACA, sẽ giúp bạn nâng cao tính hệ thống và quản lý dữ liệu

Với những việc lặp đi lặp lại nhiều lần thì ACA sẽ giúp bạn tiết kiệm vô khối thời gian.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

SketchUp (SU) & Autocad Architecture (ACA)

Nhập vào rồi lại tách ra - Tách ra rồi lại nhập vào

--------------

Còn nhớ trước đây vẽ mô hình một công trình

Tôi thường hay đặt mỗi tầng là một block và copy chồng lên nhau

Việc làm này đơn giản giống như thiết kế mảng tường trang trí cầu thang phương án đầu tiên người ta nghĩ đến là xây giật cấp.

Mình thường hay nói với chủ nhà: "Phương án giật cấp là phương án mà bất kỳ ai cũng có thể nghĩ ra thì có gì là hay. Mình phải suy nghĩ khác đi, hãy đi tiếp"

Với cách làm ban đầu này, bạn có thể quản lý dễ dàng nhưng cứ phải đối mặt với việc bản vẽ ngày càng nặng. Edit Block vẫn không chạy trơn tru.

 

Sau này, với khái niệm tạo lập dự án của ACA đề xuất nên vẽ tách ra

Contruct: Chỉ việc vẽ thôi; mỗi cao độ một bản vẽ tức mỗi tầng là một bản vẽ

Sau đó qua View: để ghi kích thước và liên kết lại

Từ đó mới chuyển sang Sheet để in ấn

Thế là bắt đầu làm việc theo cách "tách ra". Cách làm này đem đến nhiều ưu điểm về quản lý nhưng mang lại không ít rắc rối. Nó làm việc thiết kế trở thành "công việc lập trình"

Vừa tải bản Update 3 cho ACA2009 cũng chỉ để giải quyết những rắc rối về xref, về export,..

 

Tiếp tục một bước nữa; ta muốn đơn giản hóa mọi thứ.

Khi thiết kế phải thực sự nhẹ nhàng, thả lỏng, chính xác

Khi triển khai phải nguyên tắc, tuân thủ

Liên kết với SU là một giải pháp trong lúc này. SU bổ sung những cái gì mà ACA thiếu hoặc không bao giờ làm được chứ không như Revit làm những cái ACA đã làm.

 

Trong vòng xoay: Đơn giản - Phức tạp - Đơn giản. Cái đơn giản sau không đồng nghĩa với cái ban đầu

pct1.jpg

pct2.jpg

pccqt.jpg

pc.jpg

cad_1.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi biết đến ACA từ năm 2002, khi ấy là Architectural Desktop 3.3 (ADT) qua sự giới thiệu của một người bạn. Anh bạn tôi có điều kiện tham gia vào hội thảo Destop do các chuyên gia Autodesk giới thiệu tại TP HCM. Thời điểm đó, Desktop là sự vượt trội so với CAD truyền thống nên mọi người đều hào hứng với nó.

 

Tôi được người bạn biểu diễn xem một vài thao tác vẽ Wall, Door, Window,… trước khi quyết định ra tiệm mua CD về cài đặt.

Nửa tháng mày mò với ADT, tôi hào hứng ra gặp nhằm chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi thêm. Nhưng khi gặp, tôi nhận được câu trả lời rằng: “Mình không xài ADT nữa vì nó không tương thích với mấy anh em trong cơ quan”.

Tôi hỏi tiếp: “Thế quay về vẽ CAD 2000 à?”

Người bạn nói: “Không, CAD 14 với sự hỗ trợ của Autolisp”

Tôi quay về với sự hụt hẫng vì thời điểm đó người dùng ADT rất hiếm, đặc biệt là ở tỉnh lẻ như tôi.

 

Tôi tiếp tục tự mày mò ADT với Help. Không một ai để chia sẻ, không một tài liệu hướng dẫn nào bằng tiếng Việt

Với một người chập chững và bơ vơ, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tương thích với cách vẽ truyền thống của đồng nghiệp. Nhất là việc xuất bản vẽ cho các bộ môn Kết cấu và Hạ tầng. Tất nhiên, việc từ bỏ ADT quay về CAD, rồi lại tiếp tục ADT cũng đã xảy ra với tôi.

 

Một thời gian, khi kỹ năng tương đối thuần thục, niềm tin dần được củng cố. Nhất là khi phát hiện “khả năng thống kê tự động” của ADT. Tôi càng chuyên tâm tìm hiểu nó.

Với Tags trong ADT 3.3. Tôi phải mất 03 tháng ròng rã để sáng tỏ vấn đề.

Còn nhớ ngày hôm đó. Sau khi xuất thông tin nhảy múa trên màn hình “khi đối tượng thay đổi, thông tin tự động thay đổi theo”. Tôi tự thưởng cho mình 03 ngày nghỉ ngơi, vì khi ấy tôi đã tìm ra cách giải quyết “vấn đề nan giải nhất”

 

ADT 2004, 2005, 2006 ra đời có nhiều cải tiến. Sách hướng dẫn bằng tiếng Việt cũng có vài ba quyển trên thị trường. Tôi thuyết phục được nhiều người vẽ ADT.

Một hội thảo về phần mềm thiết kế được giới thiệu cho các KTS trẻ. Tôi xin phép cơ quan tham dự nhưng sếp không chấp nhận vì tiến độ công việc. Thế là đành “phải chuồn đi, rồi về chịu kỷ luật sau”. Và đúng như vậy, sau đó tôi bị kỷ luật nhưng nếu không hành động như vậy thì có lẽ tôi phải mất một thời gian khá dài mới hiểu rành rẽ về “Quản lý dự án” trong ADT.

 

Bây giờ có nhiều phần mềm theo xu thế BIM nên ACA không còn “quá đặc biệt” nữa.

Cũng giống như ngày xưa bọn tôi luôn hỏi thầy: “Mình cứ học tích phân, vi phân, giới hạn để làm gì trong khi thực tế chẳng mấy khi ứng dụng?” Ông thầy nói: “Đúng là không ứng dụng, nhưng nó giúp mình rèn luyện tư duy”.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

ACA & Access

--------------

Trong bộ Office, Access là phần mềm Cơ sở dữ liệu.

Việc học Access khác với các phần mềm còn lại (Word, Exel chẳng hạn)

Diễn giải về Keynote có liên quan ít nhiều đến Access, vì ACA chủ trương liên kết với Access trong việc tạo dữ liệu Keynote và Details

 

Lâu nay, chúng ta hay chú ý đến việc liên kết với Exel để cho ra Table hay Word chứ ít ai nghĩ đến Access

ACAD từ lâu cho phép liên kết với Access bằng lệnh Ctrl+6 (dbconnect)

 

Đối tượng Field cũng cho phép người dùng liên kết với db Database

Tôi sẽ nói về ưu điểm của Database sau

Bây giờ hãy thử làm quen với keynote editor tạo Database để tiết kiệm thời gian làm leader

http://www.cadviet.com/upfiles/2/keynote_1.rar

http://www.cadviet.com/upfiles/2/acaaccess.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Database và Pháp luật xây dựng:

----------------------

Trong xã hội mọi người phải hành xử theo Luật

Cho nên là dân xây dựng bạn phải hiểu về Lĩnh vực Luật Xây dựng

Nói về Hệ thống Luật Việt Nam là cả một rừng, thay đổi xoành xoạch

Để mà nhớ thì chắc “nổ não”

 

Thời làm công chức nhà nước, tôi tự hỏi chính mình:

“Chẳng nhẽ suốt đời cất công đi nhớ ba cái Luật, Nghị định, Thông tư. Đến khi già về hưu thì Luật thay đổi mất. Những gì trong đầu chỉ là Rác. Thảm thương quá…”

 

Với một người làm xây dựng bạn phải am hiểu Luật Xây dựng, Đất đai, Đấu thầu, Nhà ở, Quy hoạch, dân sự, Luật Doanh nghiệp,…

Giả như bạn là người có trí nhớ siêu việt. Tôi dám chắc bạn sẽ khó khăn khi trả lời các câu hỏi sau đây:

- Có bao nhiêu Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đến thời điểm này?

- Có bao nhiêu Thông tư hướng dẫn Luật Xây dựng?

- Hồ sơ xin phép xây dựng được quy định ở đâu (Luật? Nghị định?..) tại Điều nào?

03 câu rất thông thường như vậy nhưng bảo đảm bạn khó trả lời chính xác được

 

Giải pháp là gì?

Đó là: “Những gì người nhớ không xuể thì để cho máy nhớ giùm. Khi cần vào tra cứu là xong”

Đi học bất cứ Khóa đào tạo nào về Quản Lý dự án, giám sát thi công, đấu thầu, dự toán cũng có một buổi học về Pháp luật xây dựng. Có khi chúng ta được phát cho một tập hồ sơ dày cộm hay 01 CD lưu các văn bản QPPL. Nhưng rồi tất cả chỉ để đem chép vào máy tính và chẳng phát huy tác dụng gì nhiều.

Các khóa học cứ hiển nhiên lỗi thời khi có các văn bản mới ra đời điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế văn bản cũ.

 

Rành rành ban hành Văn bản QPPL được chia sẻ rộng rãi trên internet. Mọi người cứ nhìn vào đó để thi hành nhưng không hiểu sao lại cứ đòi hỏi “Có chứng chỉ khóa học- mới cấp chứng chỉ hành nghề” (Vấn đề này nếu nói thì cả ngày không hết)

 

Trở lại xây dựng Database Văn bản QPPL. Ứng dụng Access là giải pháp phù hợp với nhưng người làm nghề.

Sau khi xây dựng xong. Mọi việc đều thông suốt.

Cái rừng văn bản kia cũng không đáng ngại.

Cái đáng ngại là hành xử theo “Luật Rừng”

http://www.cadviet.com/upfiles/2/vbqppl.rar

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hay quá bạn ơi, mà sao thấy ít ng vậy, hôm nay mới đc đọc bài này. Trước đây tôi nghe nhiều về ACA và SU nhưng ko ngờ chúng nhiều tiện ích như vậy, phải mày mò thôi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×