Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

kutimostte

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    19
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

Bài đăng được đăng bởi kutimostte


  1. Có người cả đời mới tích góp đủ tiền xây dc 1 ngôi nhà vậy cớ sao chúng ta lại phải xây lại 1 ngôi nhà giống nhà của người khác đã xây ??? chúng ta đã cố gắng phấn đấu cả 10 năm để kiếm được số tiền đó vậy thì cố thêm 1 năm nữa nào có xá gì? tâm lí chúng ta là muốn tiết kiệm, chỗ nào thấy đẹp bảo thợ làm giống đó 1 chút rồi cuối cùng nó thành ra 1 đống bầy nhầy chứ ko phải là Kiến trúc.


  2. "PS: mình nghĩ xây cái này cũng hết tầm hơn 400m, tại sao lại tiếc 5m để nhờ người vẽ sơ bộ cho nó hợp lý nhỉ?"

    Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác này. Tiện đây cũng tặng bác chủ thớt bài viết này luôn :)

     

    Ai cũng biết việc làm nhà là quan trọng và phức tạp. Thế nhưng để đi đến quyết định thuê hẳn một đội ngũ chuyên nghiệp vẽ thiết kế nhà thì không phải ai cũng thấy cần. Nhiều người suy nghĩ, đắn đo trước mảnh đất hẹp, túi tiền ít và “cắt” phăng ngay khoản thiết kế phí.

     

     

    Cứ đi một vòng, xem nhà nào đẹp, thế đất lại giống mình, “cóp pi” một cái là xong. Có ai lấy được tiền bản quyền của mình đâu, tội quái gì mà tốn kém cho tập giấy “vạch ngang, vẽ dọc”? Cẩn thận hơn, người ta tìm cách mượn bản thiết kế của chủ nhà đã xây hoặc tìm hiểu ai là chủ thầu công trình, mời về làm cho mình. Chủ thầu sẽ vui vẻ nhận lời, coi như bao luôn khoản thiết kế miễn phí, còn bạn thì gật gù khi tiết kiệm được khoản tiền này. Như vậy liệu có ổn không?

     

     

    images107618_albert%20koetsier-cyclamen-h9c-f.jpg

    o Một lần sợ tốn….

     

     

     

    Yên tâm là đã chuẩn bị chu đáo, lúc bấy giờ bạn bắt đầu tính ngày khởi công. Nhưng xây một ngôi nhà đâu có giống như mua chiếc áo may sẵn. Thể nào bạn chẳng muốn thay đổi đôi chút cho phù hợp với sở thích của mình?

     

     

     

    Nếu thay đổi đó thuộc về chi tiết, như kích thước cửa, số bậc thang, hay chiều cao tầng còn dễ xoay sở. Bạn nói với nhà thầu để sửa chữa lại. Nhưng rồi lại có ai đó góp ý với bạn về cách bố trí phòng, bạn ngẫm nghĩ một tý rồi cũng thấy hợp lý. Bạn trao đổi với nhà thầu, ông ta miễn cưỡng “tính toán lại” để chiều bạn trong khi nhiều hạng mục đã thi công xong. Lần sau nữa, bạn chợt nghĩ rằng kích thước mảnh đất của bạn chỉ tương tự, mà rập khuôn nhà của người ta vào đó thì trông không được, bạn lại xoay chuyển thêm một chút. Lúc này dường như bạn và nhà thầu đã “khó” nói chuyện với nhau. Quá trình làm việc cứ thay đổi đi thay đổi lại, đến bạn cũng cảm thấy khó xử, nhưng không thể dừng được, vì bạn không muốn sống trong ngôi nhà mà bạn cảm thấy ấm ách ngay từ khi xây nó.

     

     

    o … bốn lần chẳng xong!

    Cùng một lúc bạn phải đương đầu với mấy vấn đề nảy sinh.

     

     

    • Thứ nhất là sự mâu thuẫn giữa chủ nhà và nhà thầu thi công. Nhà thầu và bạn dù chọn lựa phương thức thi công nào cũng đã thỏa thuận trước về giá cả trên cơ sở phần tính toán ban đầu. Bây giờ, khi thay đổi, nhà thầu muốn tính vào khoản phát sinh, nhưng bạn thì cương quyết không, vì vẫn nằm trong số mét vuông xây dựng đã thảo thuận (nếu bạn thuê khoán gọn theo hình thức nhân công). Hai “tư tưởng lớn” không gặp nhau, khiến cho quá trình xây nhà nảy sinh đầy mâu thuẫn căng thẳng.

    • Thứ hai là sự lãng phí về thời gian và tiền bạc. Chưa hình dung trước được ngôi nhà xây xong trông xấu đẹp ra sao, đến lúc xây rồi, bạn thấy tức anh ách, không chấp nhận được, đành phải đập bỏ một bộ phận nào đó. Phần vật liệu đã làm thế là đi tong, công trình lại kéo dài thêm bao nhiêu ngày.

    • Thứ ba là sự mệt mỏi triền miên. Đầu óc bạn lúc nào cũng căng thẳng vì vừa phải suy nghĩ xem nên làm thế nào cho đẹp, vừa bực mình trước lời ca thán của thợ thuyền.

    o Bạn đã nhận ra sai lầm

     

    Lúc này bạn mới nhận ra vai trò quan trọng của khâu thiết kế. Khi có bản thiết kế, tức là thay vì thử nghiệm với một đống tiền (vật liệu, nhân công, thời gian) bạn chỉ thử nghiệm với một chút “chất xám”. Bạn dễ dàng xoay đi, tính lại, cân nhắc, thiệt hơn, đẩy ra đẩy vào từng bức tường, từng centimet vuông nhà bạn, cho đến khi bạn thấy không còn cách nào hơn nữa mới bắt tay vào thi công thực tế. Bố trí bên trong, hình thức bên ngoài lần lượt hiện ra trong hình dung của bạn, khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn, thực sự và hạn chế tối đa sự lãng phí, tốn kém.

     

    Trong giai đoạn đất nước đang phát triển, người chủ nhà đã dần ý thức được việc cần thiết có kiến trúc sư để tư vấn và thiết kế một mẫu nhà ưng ý. Đã qua cái thời đơn giản hóa và rập khuôn nhà mình như mọi nhà khác. Nhiều người đã chủ động điều hành ê kíp xây nhà, đã có ý thức được chuẩn mực công năng của một ngôi nhà, một số tiêu chuẩn xây dựng cơ bản và đòi hỏi một mẫu nhà đẹp, độc đáo, mang cá tính chủ nhân. Tuy vậy, ngôi nhà là một quá trình làm việc tập thể giữa các bên chủ nhà, nhà tư vấn xây dựng, nhà thiết kế, người giám sát thi công và nhà thầu. Chủ nhà cần phải biết những vấn đề chung quanh việc tổ chức, điều hành dự án xây dựng.

     

    o Từ nhiều quan niệm khác nhau

    Có người nghĩ ngôi nhà chẳng qua cũng là một thứ hàng hóa. Mà xét trên quan điểm hàng hóa làm cho số đông, thế nào cũng có những kiểu “may sẵn” thích hợp với mình. Vậy thì tại sao người ta không sản xuất ra những bản thiết kế sẵn, phù hợp với mọi kiểu dáng mảnh đất, sở thích của các chủ nhà khác nhau, vốn đầu tư khác nhau rồi tổ chức chào bán như các mặt hàng trong siêu thị? Như thế có đỡ mất thời gian chọn lựa, rồi trao đi đổi lại, đắn đo từng centimet cho nhức đầu mệt óc? Một quan niệm khác lại cho rằng ngôi nhà là vật sở hữu của riêng mình, phải mang dấu ấn của riêng mình, không chịu giống người khác mảy may. Từ trong ra ngoài phải độc đáo, bất chấp quy luật kiến trúc, bất chấp công năng, miễn là phải ấn tượng, chưa từng có càng tốt! Nhiều người khác chỉ mong muốn có được một ngôi nhà thật thực dụng, phù hợp với điều kiện kinh tế của mình, không đơn điệu, lỗi thời nhưng cũng không quá hoa hòe, hoa sói. Miễn sao sinh sống trong ngôi nhà không cảm thấy bức bối, khó chịu là được. Nhiều người thích tự mình thiết kế nhà ở (do sở thích và cũng có đôi chút kinh nghiệm) nhưng để thực hiện các ý tưởng của mình được tốt, nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để hiểu sâu hơn về chi tiết xây dựng nhà ở, giải pháp nào thực hiện được hay không. Các yếu tố cấu trúc và kinh tế đương nhiên góp phần quan trọng trong quyết định cuối cùng của bạn. Vì nếu một giải pháp khá tốn kém khi thực hiện mà hiệu quả lại không cao, chắc rằng bạn không muốn thực hiện nó.

     

    o Lưu ý đến từng chi tiết

    Bạn nên chú ý yêu cầu người thiết kế thực hiện đầy đủ các bản vẽ chi tiết, vì khi thi công không có bản vẽ chi tiết sẽ khó thực hiện hoặc không đúng ý đồ thiết kế. Một bộ hồ sơ đầy đủ thường bao gồm phần kiến trúc, kết cấu, phần kỹ thuật điện nước. Người thiết kế cũng phải lập dự toán chi tiết, cho bạn để hình dung được khối lượng vật liệu xây dựng công trình, còn phần đơn giá và tổng giá thành chỉ có tính chất tham khảo vì giá do nhà nước quy định, không thực phù hợp với giá cả thị trường. Bạn thường ít có chuyên môn để đọc và thẩm định được bản thiết kế đã đầy đủ, phù hợp chưa, nên tìm đến các kiến trúc sư có lương tâm nghề nghiệp và có bề dày kinh nghiệm nhất định. Bạn có thể thông qua một văn phòng tư vấn kiến trúc chuyên nghiệp để họ thực hiện cho phần thiết kế, vì có thể tin tưởng vào đội ngũ chuyên môn và uy tín của tổ chức. Không nên tìm đến những nhà thầu tay ngang, chỉ biết phác họa qua loa cho bạn vài nét mà rồi “tiền mất, tật mang”.

     

    Nên có thiết kế để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc vừa làm vừa thử nghiệm.

     

     

     

    Nếu bác muốn thử nghiệm bằng chất xám, call em nhé, đảm bảo giá hợp lý.

     

    0903402211

    Quá nặng về lí thuyết và trình bày, tôi tin là chả có mấy người đủ kiên nhẫn để đọc hết cmt của bạn đâu. Nó chả khác nào bạn lôi cả cái bảng cửu trương ra đọc để trả lời cho câu hỏi:" 1+1= mấy? " tất nhiên là điều đó cũng đúng thôi! Hơn nữa những lời đó chưa chắc đã là suy nghĩ của bạn hay đơn giản chỉ là bạn đọc được ở đâu thấy hay và copy=> paste. Tất cả chỉ 1 mục đích là để khoa trương cho mọi người thấy rằng mình là người cực kì nguy hiểm, còn tỉ lệ "chất xám" của bạn thì chưa ai kiểm chứng được. Xin lỗi vì đã nói thẳng!


  3. Sau khi được sự chỉ bảo của anh chị em trên diễn đàn em đã phác thảo được ý tưởng thiết kế cho căn nhà của mình mong ACE trên diễn đàn tư vấn thêm:

    Còn đây là bản vẽ em đã chỉnh sửa:

    66705_mat_bang_2.jpg

    Tiện đây mình cũng xin góp 1 vài ý kiến.Đối với bản vẽ mặt bằng ngoài dim kích thước bạn cần thêm cốt cao, đánh dấu vị trí mặt cắt. Bếp đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh là ko đúng với phong thủy. Nhà vệ sinh tầng 2 ko được đặt ở vị trí bếp,phòng khách hoặc bàn thờ tầng 1.


  4. Ồ bác em là dân đường tầu sao chẳng chịu tìm kiếm gì cả???

     

    3-box.jpg

    Ông Takao Miyagawa, thành viên Đoàn nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, đường sắt đô thị số 5 dài 41 km, khổ đường 1.435 mm (theo tiêu chuẩn quốc tế), gồm 9 ga (giai đoạn 1), tốc độ tối đa 160 km/h

     

    Về hành lang bảo vệ bác nếu là đường bằng bác em cứ tính theo công thức:

    -Tại đoạn đường bằng và thẳng HLBV= 2. h ( h là chiều cao của toa xe đo tới nóc toa xe)

    - Tại đoạn đường cong : HLBV= 3.h ( h là chiều cao của toa xe đo tới ống thông hơi của toa xe)

    (Cứ cầu nhân ba phà nhân đôi mà chơi! Bác em cần chú ý làm gờ giảm tốc cho đường ray nhé!

     

    Ok! thông tin này rất có giá trị cho công việc của mình, cảm ơn ban nhiều nhá ! ^^


  5.  

    Tình hình là nhiều bản vẽ quá, mỗi bản cad đâu những.... 1 hình bé xíu... ~~ sao bác ko cho tất vào 1 bản rồi gửi cho anh em có phải vừa nhẹ mà lại đỡ kềnh càng ko ^^


  6. Nhìn chung bản vẽ của bạn khá ổn, nhà ống 4.5m thì mô tuýp này là phổ biến nhất,nó không mới nhưng cũng không sai .Như đã biết, nhà kiểu này thường rất tối,nếu có thể bạn thử loại cầu thang 3 vế và kết hợp giải pháp chiếu sáng trên mái xem thế nào! Ngoài ra mình thấy bố trí phơi quần áo trong nhà là ko hợp lí lắm. Nếu là bản vẽ sơ thảo thì chấp nhận được nếu là bản thi công thì cần phải chú ý đến nét thấy,nét khuất , tạo cốt cao giữa các phòng,khu làm việc cho hợp lí nữa.Nhà hướng chính tây thì phương án 1 có vẻ hợp lí hơn, tuy nhiên còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nữa để chúng ta có thể đưa ra được 1 phương án tốt nhất cho công trình của mình, chúc bạn thành công! ^^


  7. Tuy ko biết nhiều về 3dsmax lắm nhưng mình cũng xin đóng góp 1 vài ý kiến, nếu thấy đúng thì bạn tiếp thu còn sai thì cũng nhẹ nhẹ tay thôi nhé! Nhìn chung là đẹp nhưng ko có gì đặc sắc lắm, thiếu ánh sáng tổng thể nên nhìn chỗ nào cũng tờ mờ,ko có chính phụ.Thiếu ánh sáng chủ đạo,nếu là cảnh đêm phải lấy ánh sáng đèn vray light làm chủ đạo phải tăng multiplier lên 1 chút, nếu là ban ngày làm sao cho ánh nắng từ bên ngoài hắt vào phòng để người xem ko cần xem nhiều mà vẫn hiểu được ý đồ của người thiết kế, thứ 2 là tông màu của phòng ngủ này có chút vấn đề làm cho người vào đó có cảm giác năm động hơn là để nghỉ ngơi và thư giãn, màu,nốt nhạc, đường chéo đều gây cảm giác động bạn lại cho hết vào phong ngủ thì mình thấy hơi ko hợp lí cho lắm ^^.ko phân biệt là phòng ngủ cho bố mẹ hay là cho con vì ngôn ngữ ko thống nhất, quá lạm dụng đèn IES , hình như 1 số đồ bạn lấy từ thư viện thì phải ^^ , chúc thành công trong những tác phẩm tiếp theo nhé !


  8.  

    Cái nhà bé tạo thế thì cần gì phải cầu thang cho to lớn ??. Biệt thự rộng lớn nên người ta mới để ý đến điểm này.

    Ở đây Ý mình nói là ko phải chưa bao giờ thấy. Mình cũng biết ý tưởng của bạn. nhưng bạn đặt ở đó ko hợp lí làm mất mĩ quan của ngôi nhà . mà ko ai để hoa trong nhà cả . lại để gầm phòng ngủ rất nguy hiểm.

    Buổi đêm cây cối hô hấp lấy khí 0xy và nhả khí Co2 làm ảnh hướng đến sức khỏe của mình bạn à.

    Cái phòng ngủ chật hẹp lại cong vẹo làm mất tính mĩ quan trong kiến trúc. về kết cấu khó thi công mất thời gian, ...

     

    Nói chung thiết kế như bạn thì không ai thuê. Người ta góp ý không tiếp thu còn bảo thủ.

     

    Theo mình cầu thang như thế vẫn chấp nhận được, bởi vì nhà lô thường hẹp và rất dài, thiếu ánh sáng,cầu thang ngoài tác dụng giao thông thẳng đứng thì còn thông gió, chiếu sáng nữa (qua cách bố trí cửa kính trên mái) mặt khác khi tổng diện tích đất nhỏ,nếu nhà xây sát đường khu vực đó sẽ là sân chơi an toàn nhất cho lũ trẻ mà bố mẹ vừa làm việc nhà vừa có thể để mắt tới chúng, nói chung cái gì cũng có mặt lợi mặt hại của nó, góp ý là tốt nhưng ko nên cứng nhắc ép người khác phải làm theo ý mình trong khi mình ko đặt mình vào vị trí của họ. mà lần sau bạn cũng đừng lấy cái mác "cao đẳng năm 3" ra để khoe với mọi người nữa, nếu lúc nào cũng nghĩ mình thua kém người khác thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu ^^

    • Vote tăng 1

  9. Hề! hôm nay 2/9 nghỉ chả co việc gì làm nên ngồi chém vu vơ chút ! nhìn chung ổn hơn bản vẽ trước nhiều. nhưng vẫn còn 1 số chỗ mình chưa hiểu lắm : nếu có điều kiện nên làm thêm 1 wc khách ở chiếu thứ 2 của cầu thang.hướng giải quyết ở phòng bếp có vẻ hợp lí. tầng 2 đoạn cuối ban công phía trước rộng chỉ 490 ko biết là bạn có mục đích gì,nếu đơn giản chỉ là chỗ hóng mát thì ko đủ tiêu chuẩn và cũng ko cần thiết, nếu để tăng thẩm mĩ thì hơi thừa mà chưa chắc đã đẹp. phòng ngủ tầng 2 tường xây hơi "dị" cong queo,ko có quy tắc khó thi công,ngứa mắt nữa ^^ ko nhất thiết phải cho bồn hoa vào như thế,trồng cây cần nước,nước lại liên quan đến chống thấm cho sàn, nếu ko làm thông tầng thì e rằng hoa cũng ko thể sống được.nhà vệ sinh tầng 2 nên bố trí thẳng với vị trí nhà vệ sinh tầng 1.dễ sử lí đường ống cấp thoát nước,theo mình nên sử lí theo hướng của phòng bếp sẽ hợp lí hơn. ban công phía sau nằm ở vị trí gác 1 nửa nên nhà vệ sinh tầng 1, 1 nửa gác trên sân sau nên chú ý đến cách kí hiệu thông tầng ^^


  10. Mình cũng xin góp ý 1 chút hy vọng sẽ giúp được bạn ít nhiều ! 1: trong bản vẽ chưa thấy thể hiện bậc tam cấp, nếu bên ngoài là sân, ko mái che thì cốt phòng khách 0.040 là chưa đủ , nước mưa rất dễ tràn vào nhà. 2: chỗ để xe quá xa, nếu sử lí ở phía trước thì tốt nhất. 3: khoảng giữa cầu thang và bếp có nhất thiết phải sử lí cốt cao thế ko? nếu cao thế thì lối ra sân sau lại thiếu bậc.4:hướng biếp ko được hướng thẳng vào cửa nhà vệ sinh. 5: cột trục 2 sai phương chịu lực.6: cửa sổ mở linh tinh quá. 7 :hành lang tầng 2 quá rộng, nếu làm chỉ 900-1200 là được, nhà dân thường tránh làm theo kiểu hành lang vì sẽ tạo cảm giác lạnh lùng thiếu thân mật,gần gũi ảnh hưởng đến tâm sinh lí người sống trong nhà. 8: tất cả các phòng ngủ đều hơi thiếu diện tích, 9:tường phòng ngủ phía sau và nhà vệ sinh hơi dày,lưu ý nếu xây tường trên sàn thì nhất thiết phải có dầm phụ đỡ dưới tường hoặc đặt thêm thép ,tầng 2 phía trước mình có cảm giác bạn cố gắng thêm các phòng cho nó hết diện tích và cố làm cho nó nhô ra phía ngoài để tạo làm tăng vẻ đẹp hình khối chứ ko hề nghĩ đến công năng. nói chung còn nhiều vấn đề lắm nhưng đừng nản bạn nhé, chỉ cần cố gắng thì chúng ta sẽ làm được thôi,chúc thành công ^^

    • Vote tăng 1

  11. trước dây e dùng cad 2007 rồi khi cài lại win và cũng cài lại cad 2007 thì lệnh os (osnap settings..) trong cad ko dùng đc nữa...nên e không chọn đc các kiểu bắt điểm mình nuốn....ko biết tn? các anh chị có ai biết trường hợp này chỉ dùm e vs, e cảm ơn !

    nếu tất cả các phương án đều ko dc sao chúng ta ko thử cài lại win lần nữa nhỉ :D hoặc là bạn tải lại bản cad mới đi, so với thời gian hỏi và chờ để nhận câu hỏi thì sẽ tiết kiệm dc kha khá đấy ^^ ( và tôi biết dc suy nghĩ trong đầu bạn là: nói thế thà tao vạch đầu gối ra hỏi còn hơn =)) )


  12. thanks các bác nha!hỏi một điều mới vỡ ra nhiều điều,em cũng ko ngờ các anh lại nhiệt tình như vậy,cảm động quá, em sẽ cố tìm hiểu một số fần mềm như các anh đã gợi ý, học, học nữa, học mãi! ^^

    hehe! đọc mấy câu trả lời của các anh em cũng ức chế chứ đừng bảo là thằng hỏi ^^ , theo mình nghĩ đây là bản dựng bằng phần mềm 3D xuất sang file ảnh rồi chỉnh sửa chút ít thôi, nếu xuất cad sang EPS rồi đổ màu thì ko thể đẹp dc ntn này đâu. còn tài liệu nội thất thì còn phải xem bạn biết vẽ phần mềm nào mới nói tiếp dc ^&^


  13. Lời khuyên là hỏi gấp xem nhà bên cạnh đang dùng móng gì :)

    Hai tầng thì có thể dùng móng băng, đất có nước ngầm thì gia cố bằng đóng cọc tre

    Hai bên chưa có nhà nào cả, mà quanh đó họ cũng chủ yếu xây dựng theo kinh nghiệm của thợ chứ ko quan tâm lắm đến chuyện thuê người thiết kế. em cũng nghĩ đến phương án mà anh đã chỉ nhưng còn thắc mắc không biết phần móng nên làm bằng vật liệu btct hay đá hộc, vì ở chỗ đó đá hộc là nguyên liệu sẵn có và giá thành chắc sẽ rẻ hơn nhưng lại chịu momen xoắn kém hơn btct các anh cho em lời khuyên nên dùng loại nào thì tốt nhất và nếu móng bằng đá hộc thì sử lí nhược điểm của nó ra sao? em cảm ơn nhiều! :D

×