Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

THE HIEP

Vip
  • Số lượng nội dung

    1087
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    60

Bài đăng được đăng bởi THE HIEP


  1. Chào các anh chị. Chúng ta ôn lại cách học 1 chút nhé:

    - Đầu tiên chúng ta học lý thuyết, nếu có thắc mắc học viên chủ động hỏi bài (bằng cách post bài viết lên diễn đàn). Tiếp theo là làm bài trắc nghiệm các kiến thức đã học cho đến khi đạt yêu cầu (nếu chưa đạt thì học lại lý thuyết và Test lại cho đến khi đạt yêu cầu). Sau đó bắt tay vào làm bài tập, nếu có thắc mắc học viên chủ động hỏi bài bằng cách post bài viết lên diễn đàn (đính kèm file ảnh hoặc file cad và nêu rõ vấn đề cần hỏi). Các thắc mắc của học viên sẽ được người phụ trách giải đáp sớm nhất có thể (chậm nhất là 24h). Sau khi gửi bài tập học viên sẽ được sửa bài cho đến khi đạt yêu cầu và sẽ được set lên Level để học chương tiếp theo (quy trình học như trên) cho đến khi hoàn tất

    nội dung chương trình học.

     

    - Lưu ý: Việc làm bài test (cho đến khi đạt yêu cầu) là cần thiết, vì khi làm đạt bài Test thì các anh chị sẽ làm bài tập dễ dàng (có thể chưa đúng 100%)

    Lúc này những câu hỏi của các anh chị sẽ được Hiệp giải đáp. Đó chính là những kiến thức mới. Ngược lại nếu các bạn chưa làm bài Test mà làm BT ngay thì sẽ gặp khó khăn. Và khi hỏi bài thì câu trả lời chính là kiến thức nằm trong phần lý thuyết.


  2. [hvkt=5]Trả lời:

    1- Là kí hiệu độ dốc Mái (ở MĐ). Cạnh 5 và cạnh 3 tạo thành góc 31 độ tương tương với Mái có độ dốc i=tan(31)x100% = 60% (độ dốc mái thường gặp)

    Trong bài học ko có đề cập kí hiệu này và Hiệp chỉ giới thiệu kí hiệu độ dốc chung (ở MB). Đó là kí hiệu mũi tên và i= %.

    Lý do Hiệp ko đề cập tới kí hiệu này là do ko phải lúc nào Mái cũng được thiết kế góc 31 độ với 2 cạnh 3 và 5 (trường hợp góc cho số lẻ). Do đó Hiệp thể hiện thông tin độ dốc Mái trên MĐ bằng cách đo góc. Ví dụ trong trường hợp này ta đo bằng lệnh DAN cho ra góc 31 độ là OK.

    2- Là nét Dầm dọc, ta thấy khi rộng Dầm=200 và tường bên dưới=100. Khi rộng Dầm=200 và tường bên dưới=200 thì ko có nét này (tương tự cho tường và cạnh cột)

    Tuy nhiên có trường hợp đó là nét trần khi ý đồ thiết kế là đóng trần sát đáy Dầm. Do đó, để ko nhầm ta nên thể hiện nét trần là 2 nét (offset 30 hoặc 40) hoặc thể hiện ti (thép) của trần

    ------------

    Đây cũng là kiến thức mà HVKT cần phải nắm. Tuy nhiên anh sẽ ko ưu tiên trả lời những HV chưa làm BT của lớp học cũng như những câu hỏi với hình chụp ko phải là BT của chương trình nhé.

    [/hvkt]

    • Vote tăng 1

  3. [hvkt=10]

    e muốn hỏi a là khi chỉnh sửa file gốc mb thì mb xref cũng thay đổi nhưng sao ở bài sửa của a laanhtai, a ấy hatch phần betong cột ở tỉ lệ 1/50 nhưng vào file gốc e thấy vẫn còn hatch solid, như thế là làm cách nào hả anh.

    Phần hatch BTCT ở tỉ lệ 1/50 có wipeout che hatch solid của MB gốc. Tùng click vào đường bao Ctrl+1 (hoặc xóa wipeout) sẽ thấy hatch solid

    [/hvkt]

    • Vote tăng 1

  4. êu, phần này sai nhiều quá, hix :blink:

     

    để e làm lại phần ban công cả 2 mẫu nhà vậy

    Tùng xem lại các chương trước nhé. Vì anh muốn HV khi đã học đến chương 10 thì các kiến thức của các chương trước phải vững nhé (không được để mất căn bản). Ví dụ Tùng phải:

    - Đọc tốt bản vẽ để biết được đối tượng nào là thừa (rác) mà xóa đi

    - Hiểu được Layer và các đối tượng để vẽ cho đúng, nếu ko bản vẽ in ra sẽ xấu.

    - Biết được cách thể hiện bản vẽ (anh đã sửa cho các bạn khác) để bản vẽ đẹp và đồng bộ.

    .....


  5. [hvkt=1]Các anh chị HV nên thu xếp thời gian để học xuyên suốt nhé. Cố gắng 1 ngày từ 2~4h. Hoặc 1 tuần 20h để học và làm BT nhé.

    Nghề này trong giai đoạn học việc nếu các anh chị tạm ngưng 1 tuần không vẽ hoặc đụng tới thì sẽ rất dễ quên và nếu tạm ngưng 1 tháng thì khi quay lại học càng khó hơn.

    Người đã đi làm cũng ko ngoại lệ nếu bỏ 1 tháng ko vẽ sẽ cứng tay và vẽ chậm lại thấy rõ.

    Hiệp rất tâm huyết với lớp này và không muốn bị phê bình là người dạy hoài mà ko ai tốt nghiệp :(

    [/hvkt]

    • Vote tăng 3
×