Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

hammerbkx

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    11
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

  • Ngày trúng

    2

Bài đăng được đăng bởi hammerbkx


  1. Mình tìm được một lisp rất hay  xuất ra file txt; csv giá trị của các Dimension nhưng trong trường hợp Dimension có thêm các ghi chú (do người dùng tư thêm vào) thi phần thêm vào đó không xuất ra, nhờ các anh sửa lisp để có thể xuất ra cả giá trị và nội dung ghi thêm vào , nếu phần thêm vào nằm ở một ô khác cùng hàng trong file csv thì càng tốt ạ. Xin cảm ơn. 

     

    Dimexport.lsp

    Xuat noi dung dimension.dwg

    Mong muốn.png


  2. Chủ đề này đã gần như đóng lại, nhưng do nhu cầu công việc cần thiết  nên đã phải nghiên cứu và mày mò và lấy lisp của các anh trong diễn đàn này và sửa lại cho đúng yêu cầu cá nhân. Nay tôi chia sẻ để  có bạn nào đó cần có thể dùng như chút đóng góp nhỏ nhoi thay cho lời cảm ơn diễn đàn. Cảm ơn bác Tot 77 và các bạn, vì lượm lặt tùm lum nên không nhớ hết tác giả để cảm ơn!

    Lisp gồm có 2 phần: Lệnh "gd" để tạo ra text ghi thép đai và ghi thẳng vào Dim, vì vậy các bạn phải tạo ghi dim cho từng đoạn trước khi dùng lệnh. (Ở đây chỉ tính làm tròn số lượng đai chứ không cộng thêm 1 cho đúng với thực tế)

    lệnh "ld" để thống kê số lượng các đai dùng để đưa vào Bản vẽ  khi shop. 

    Rất mong có thể học hỏi thêm từ những anh em trong diễn đàn

    Ghi text dai vao dim va tk - gd - ld.lsp


  3. em vẽ tỉ lệ 1/25 như thế này có đúng ko? Nếu muốn vẽ tỷ lệ 1/25 thì cứ 1000mm thực thì vẽ 1000/25=40mm. Tỷ lệ dim thì cứ nhân theo tỷ lệ bản vẽ đó: nhân 25 lần với 1/25 (đơn vị đo là mm).Anh nào biết xác nhận lại cho em với. em cảm ơnhttp://www.cadviet.com/upfiles/3/122801_vi_d_minh_ha_1.rar

    Chào bạn, mình xin trả lời bạn như sau:

    Cái bạn vẽ chỉ là tỷ lê lúc vẽ nó không ý nghĩa gì cả nên mình cũng không thể nói là nó đúng hay sai. mình hướng dẫn bãn cách vẽ như sau:

    1. Bạn cần xác định khổ giấy lúc mình in ra thì lúc đó bản vẽ mình mới đúng và có giá trị được. Đầu tiên ban vẽ khung đơn vị với với tỷ lệ là mm (vì bạn đang vẽ là mm). với A4 (297,210), A3(297,420).

    2. Bạn scale khung đơn vị mới vẽ được lớn lên 25 lần rồi move khung này vào hình vẽ lớn. Lúc đấy bạn in bản vẽ này ra với lưa chon plot area là windown, và đánh dấu tít ở Center the plot và Fit to paper in ra thì sẽ đúng.  

    • Vote tăng 1

  4. Trong 1 bản vẽ tồn tại 2 loại tỷ lệ:

    1. Tỷ lệ vẽ a: là tỷ số của chiều dài thực vẽ/ chiều dài hiển thị. Chiều dài hiển thị phụ thuộc vào loại kích thước dùng để ghi ra. VD: bạn vẽ một đoạn thẳng có chiều dài là 100 (Chiều dài thực vẽ) nhưng khi ghi kích thước thì nó có thể hiển thị là 100, 50, 20 … nó tùy thuộc vào tỷ lệ của kiểu ghi kích thước mà ta thiết lập.

    2. Tỷ lệ bản vẽ A: là tỷ lệ được ghi dưới tiêu đề của bản vẽ: VD: CẮT DỌC ĐẬP - TỶ LỆ 1/200. Tỷ lệ này thể chỉ thể hiện đúng khi in ra trên giấy và nó mô tả tỷ lệ của kích thước trên giấy và kích thước trên thực tế. VD: Trong một bản vẽ giấy có ghi tỷ lệ là 1/100 và trong đó có một đoạn thẳng có ghi chiều dài là 1m (chiều dài hiển thị ) thì ta hiểu chiều dài thực tế của đoạn thẳng là 1m và nếu lấy thước ra đo trên bản vẽ thì đoạn thẳng này có chiều dài là 1cm (tỷ lệ 1/100 hiểu là 1cm biểu diễn cho 100cm = 1m) Tương tự như vậy dựa vào tỷ lệ bản vẽ ta có thể tính toán ra rất nhiều kích thước thực tế từ kích thước đo được trên bản vẽ.

    Như vậy Tỷ lệ bản vẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

    - Tỷ lệ vẽ.

    - Đơn vị bản vẽ.

    - Kích thước khổ giấy mà bạn in ra, hoặc photo ra (nếu là photo phóng to; thu nhỏ).

    Cách tính toán và xác định tỷ lệ bản vẽ

    - Tìm tỷ lệ vẽ a :Bằng cách dùng lệnh “len” hoặc “di” để tìm chiều dài thực của một đoạn thẳng nào đó. Xem trong bản vẽ kích thước hiển thị của nó là bao nhiêu.

    VD: Một đoạn thẳng có chiều dài thực vẽ là 2.4 và được ghi chiều dài là 6000 chẳng hạn thì tỷ lệ vẽ là
    a
    =2.4/6000 = 1/2500 = 0.0004

    - Xác định đơn vị bản vẽ: Xem phần ghi chú của bản vẽ hoặc dựa vào kích thước hiển thị của kết cấu đó ta có thể đoán được đơn vị của bản vẽ: VD: nếu kích thước hiển thị của 1 dầm là 200x300 ta có thể đoán đơn vị là mm, hoặc 20x30 thì đơn vị là cm.

    - Xác định khổ giấy mà bạn cần in ra: VD A4, A3, A2…

    - Dùng lệnh “rec” để vẽ kích thước khổ giấy mà bạn chọn in ra theo đơn vị là đơn vị bản vẽ. VD: Bạn cần in ra A3 và đơn vị bản vẽ là mm thì bạn vẽ hình chữ nhật kích thước (297; 420), nếu đơn vị là cm thì kích thước là (29.7;42)…

    - Dùng lệnh : “sc” để thu khổ giấy nói trên theo tỷ lệ vẽ là
    a
    ta sẽ được một khung đơn vị. VD trên là “sc” nhỏ lại với tỷ lệ là 0.0004.

    - Dùng lệnh “sc” cho khung đơn vị với tỷ lệ là
    n
    lần thì ta được khung của bản vẽ và tỷ lệ bản vẽ lúc đó là A= 1/
    n
    . VD: khi phóng khổ đơn vị lên 100 lần thì có thể thể hiện hết được vùng cần in thì lúc đó ta có tỷ lệ bản vẽ A= 1/100 và tỷ lệ chỉ đúng khi in ra khổ A3.

    Vì tỷ lệ bản vẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vẽ nên khi vẽ để đơn giản ta dùng tỷ lệ vẽ là a=1:1=1. Như vậy sau khi xác định đơn vị bản vẽ ta chỉ cần vẽ các kích thước tương ứng với đơn vị bản vẽ. VD đơn vị bản vẽ là cm, thì một đoạn thẳng 1m sẽ được nhập chiều dài thực vẽ là 100. Khi đó khổ giấy mà bạn thực hiện bằng lệnh “rec” (ở - thứ 4) sẽ chính là khung đơn vị.

    Nếu thấy hay anh em ủng hộ để hôm sau minh viết tiếp về Layout và Annotative nữa nhé
    • Vote tăng 5
    • Vote giảm 1
×