Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
huongchi2000

Bí quyết hạnh phúc

Các bài được khuyến nghị

Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói:

 

- Xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá không đi được nữa.

 

Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:

 

- Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gởi đến cho anh 5 đô để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay thì các bác sĩ bảo rằng tôi không còn sống lâu được nữa, tôi đến đây để chào từ biệt và cám ơn anh vì đã mua hoa giùm cho tôi.

 

Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời như sau:

 

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!

 

Người đàn bà cảm thấy như bị ai vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh để hỏi lại người thanh niên:

 

- Tại sao lại lấy làm tiếc về một nghĩa cử đẹp như thế?

 

Người thanh niên giải thích:

 

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai của bà chẳng bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa!

 

Bị chạm tự ái, người đàn bà liền lên giọng:

 

- Anh có biết là anh đã làm tổn thương tôi không?

 

Người thanh niên bình tĩnh trả lời:

 

- Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang cần đến cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong các viện dưỡng lão, các bệnh viện... Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.

 

Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trong chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế mở máy. Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, chính bà là người lái xe. Với một nụ cười rạng rỡ bà nói với người thanh niên giữ cổng:

 

- Chú đã có lý, tôi đã mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng, người thật hạnh phúc lại chính là tôi. Các bác sĩ không biết được bí quyết làm cho tôi được khoẻ mạnh và hạnh phúc. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

 

"Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình"."Cho thì có phúc hơn nhận lãnh". Ðó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà chúng ta cần ghi nhớ . Bởi vì, trao ban cho người tức là trao tặng cho chính mình.

 

Một ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: "Ðiều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được." Ðó là luận lý của Tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban.

 

Có biết yêu thương thì con người mới thực sự triển nở, và tìm gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới vui sống, và tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống

 

 

 

SƯU TẦM

 

 

 

cám ơn các bạn đã xem bài.Nếu thấy bài viết hay, hy vọng các bạn đem về đăng ở blog hay ở các diễn đàn khác mà các bạn biết, mình thành thật cám ơn.

 

Nick của mình nè nguoibantriky2000

 

Đây là mail của mình nguoibanmoi2009@gmail.com

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Văn hóa cổ vũ: Hãy tôn trọng chính mình!

 

Sau khi Thể Thao VietNamNet mở diễn đàn Bóng đá Việt, đâu rồi văn hóa cổ vũ, chúng tôi đã nhận được ý kiến đóng góp đầy tâm huyết của bạn Hà Nguyên (Nam Định). Xin được trân trọng đăng tải.

Miệt thị đối thủ bằng đầu chó thui, HN.ACB lãnh đủ

Tôi tự nhận mình là một người yêu bóng đá Việt. Cứ đi công tác tỉnh nào có đội bóng là tôi phải tìm mọi cách thu xếp thời gian, công việc để xem bằng được một trận đấu cuối tuần. Nhiều người bảo tôi bóng đá Việt Nam thì có gì hấp dẫn đâu so với bóng đá Ý, Anh, Tây Ban Nha..., nhưng tôi không nghĩ thế.

Bóng đá nước mình có cái hay riêng, có những nét đẹp riêng mà chỉ người Việt mới cảm nhận được. Đó chính là cái không khí cuồng nhiệt, hết mình trên các khán đài, đặc biệt là các khán đài nhỏ, cũ kỹ ở các tỉnh lẻ.

Tôi từng đến sân Chùa Cuối trước khi nó mang tên Thiên Trường, ngồi giữa gạch đá, sắt thép ngổn ngang để hòa cùng sự điên dại của bố con nhà ông Thuyết điền kinh.

Tôi từng co ro ở một góc khán đài sân Tự Do mọc cả rêu xanh, khi mà trước mặt tôi là cả rừng người trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại trong cái nắng giữa hè.

Tôi cũng từng ngẩn người ra ở Chi Lăng, khi mà cả biển người thay vì cổ vũ, động viên lại quay sang la ó đội nhà Đà Nẵng vì đá dở, đá cuội...

Nhưng không phải ở đâu và lúc nào người ta cũng sống cùng bóng đá. Đáng buồn là rất nhiều người Việt của chúng ta đến sân nhưng xem bóng đá chỉ là cái cớ. Họ chủ yếu muốn khoe mẽ cái TÔI, muốn thể hiện những trò lố, muốn hùa theo bầu không khí tưng bừng để dễ bề quậy phá...

Đó không phải là văn hóa cổ vũ của người Việt yêu bóng đá!

Tôi còn nhớ chính tại Thủ đô, sân Hàng Đẫy, nhiều năm trước cũng chỉ một nhúm khán giả thôi mà làm náo loạn không gian chung bởi sự dung tục và vô ý thức trong từng lời ăn tiếng nói.

Đó là một trận đấu giữa HN.ACB và SLNA, khán giả chủ nhà cứ nhằm cầu thủ đối phương mà phỉ báng. Không dừng lại ở đó, họ còn réo tên bố mẹ của cầu thủ đó ra để làm trò cười.

Một số người tỏ ra cực kỳ hăng hái với công việc đáng xấu hổ này, số còn lại cũng hưởng ứng nhiệt tình, cứ như thể máu bóng đá đã làm cho họ mê muội. Người Hà Nội thanh lịch đâu có vậy?

Tôi lại nhớ những lần ngồi trên sân Lạch Tray, tối tăm mặt mũi vì phải nghe chửi thề, rủa xả trọng tài và đối thủ. Chai nước, mũ cối, dép lê... là đặc sản của đất Cảng một thời. Khoảng hơn 1 năm nay tôi chưa về lại Hải Phòng, nhưng hình như cách thưởng thức bóng đá ở Hải Phòng vẫn vậy.

Vừa mới đây, tôi đã bật cười, nhưng sau đó lập tức phải lặng người đi khi đọc trên báo chuyện CĐV HN.ACB ném đầu chó xuống sân để miệt thị Thể Công. Việc ném cái này cái kia là điều thường thấy trong bóng đá thế giới, ngay ở Ý, người ta còn ném nguyên chiếc Vespa từ tầng 2 xuống đất nữa là...

Nhưng ném một cái đầu chó thì quả là chuyện xưa nay hiếm. Nó không còn là sự quá khích trong thể thao nữa rồi, mà đã chuyển sang trạng thái lệch lạc về nhận thức, lệch pha về văn hoá.

Kể ra nói chuyện văn hoá cổ vũ thì cũng hơi... xa xỉ đối với một bộ phận CĐV Việt Nam. Họ là những người trẻ hẳn hoi, có học vấn hẳn hoi, nhưng cư xử ở chốn công cộng thì quả là kém tri thức. Dường như họ luôn nhìn nhận và học theo những nét lập dị - tiêu cực của hooligan quốc tế...

Cách hành xử, ăn nói trên sân vận động, dù có thể có những nét phóng khoáng nhất định, nhưng không thể đồng hoá nó với tính chất thiếu văn hoá. Văn hoá hay không hoàn toàn nằm ở ý thức của mỗi người mà thôi.

BTC giải, BTC sân có những cách làm riêng của họ, để kêu gọi bóng đá đẹp và xây dựng cả văn hóa khán đài. Nhưng điều đó phỏng có ích gì, nếu bản thân mỗi CĐV không biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình?

Chẳng phải tự nhiên mà sân QK4 tuy sức chứa nhỏ nhưng lại có lực lượng CĐV hùng hậu, nồng nhiệt và nghiêm túc nhất Việt Nam. Một phần nhờ công tác kiểm soát gắt gao (sân bóng nằm trong Bộ Tư lệnh Quân khu), nhưng phần khác do môi trường quân đội nên người xem, kể cả "dân thường" cũng khó lòng... manh động.

Tất nhiên, rất khó để áp dụng mô hình QK4 vào các sân bóng trên cả nước. Thế nên điều thiết thực nhất, theo tôi, vẫn là cách ứng xử văn hoá trong bản thân mỗi CĐV.

Hà Nguyên (10/4/2009)

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Văn hóa cổ vũ: Hãy tôn trọng chính mình!

 

Sau khi Thể Thao VietNamNet mở diễn đàn Bóng đá Việt, đâu rồi văn hóa cổ vũ, chúng tôi đã nhận được ý kiến đóng góp đầy tâm huyết của bạn Hà Nguyên (Nam Định). Xin được trân trọng đăng tải.

Miệt thị đối thủ bằng đầu chó thui, HN.ACB lãnh đủ

Tôi tự nhận mình là một người yêu bóng đá Việt. Cứ đi công tác tỉnh nào có đội bóng là tôi phải tìm mọi cách thu xếp thời gian, công việc để xem bằng được một trận đấu cuối tuần. Nhiều người bảo tôi bóng đá Việt Nam thì có gì hấp dẫn đâu so với bóng đá Ý, Anh, Tây Ban Nha..., nhưng tôi không nghĩ thế.

Bóng đá nước mình có cái hay riêng, có những nét đẹp riêng mà chỉ người Việt mới cảm nhận được. Đó chính là cái không khí cuồng nhiệt, hết mình trên các khán đài, đặc biệt là các khán đài nhỏ, cũ kỹ ở các tỉnh lẻ.

Tôi từng đến sân Chùa Cuối trước khi nó mang tên Thiên Trường, ngồi giữa gạch đá, sắt thép ngổn ngang để hòa cùng sự điên dại của bố con nhà ông Thuyết điền kinh.

Tôi từng co ro ở một góc khán đài sân Tự Do mọc cả rêu xanh, khi mà trước mặt tôi là cả rừng người trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại trong cái nắng giữa hè.

Tôi cũng từng ngẩn người ra ở Chi Lăng, khi mà cả biển người thay vì cổ vũ, động viên lại quay sang la ó đội nhà Đà Nẵng vì đá dở, đá cuội...

Nhưng không phải ở đâu và lúc nào người ta cũng sống cùng bóng đá. Đáng buồn là rất nhiều người Việt của chúng ta đến sân nhưng xem bóng đá chỉ là cái cớ. Họ chủ yếu muốn khoe mẽ cái TÔI, muốn thể hiện những trò lố, muốn hùa theo bầu không khí tưng bừng để dễ bề quậy phá...

Đó không phải là văn hóa cổ vũ của người Việt yêu bóng đá!

Tôi còn nhớ chính tại Thủ đô, sân Hàng Đẫy, nhiều năm trước cũng chỉ một nhúm khán giả thôi mà làm náo loạn không gian chung bởi sự dung tục và vô ý thức trong từng lời ăn tiếng nói.

Đó là một trận đấu giữa HN.ACB và SLNA, khán giả chủ nhà cứ nhằm cầu thủ đối phương mà phỉ báng. Không dừng lại ở đó, họ còn réo tên bố mẹ của cầu thủ đó ra để làm trò cười.

Một số người tỏ ra cực kỳ hăng hái với công việc đáng xấu hổ này, số còn lại cũng hưởng ứng nhiệt tình, cứ như thể máu bóng đá đã làm cho họ mê muội. Người Hà Nội thanh lịch đâu có vậy?

Tôi lại nhớ những lần ngồi trên sân Lạch Tray, tối tăm mặt mũi vì phải nghe chửi thề, rủa xả trọng tài và đối thủ. Chai nước, mũ cối, dép lê... là đặc sản của đất Cảng một thời. Khoảng hơn 1 năm nay tôi chưa về lại Hải Phòng, nhưng hình như cách thưởng thức bóng đá ở Hải Phòng vẫn vậy.

Vừa mới đây, tôi đã bật cười, nhưng sau đó lập tức phải lặng người đi khi đọc trên báo chuyện CĐV HN.ACB ném đầu chó xuống sân để miệt thị Thể Công. Việc ném cái này cái kia là điều thường thấy trong bóng đá thế giới, ngay ở Ý, người ta còn ném nguyên chiếc Vespa từ tầng 2 xuống đất nữa là...

Nhưng ném một cái đầu chó thì quả là chuyện xưa nay hiếm. Nó không còn là sự quá khích trong thể thao nữa rồi, mà đã chuyển sang trạng thái lệch lạc về nhận thức, lệch pha về văn hoá.

Kể ra nói chuyện văn hoá cổ vũ thì cũng hơi... xa xỉ đối với một bộ phận CĐV Việt Nam. Họ là những người trẻ hẳn hoi, có học vấn hẳn hoi, nhưng cư xử ở chốn công cộng thì quả là kém tri thức. Dường như họ luôn nhìn nhận và học theo những nét lập dị - tiêu cực của hooligan quốc tế...

Cách hành xử, ăn nói trên sân vận động, dù có thể có những nét phóng khoáng nhất định, nhưng không thể đồng hoá nó với tính chất thiếu văn hoá. Văn hoá hay không hoàn toàn nằm ở ý thức của mỗi người mà thôi.

BTC giải, BTC sân có những cách làm riêng của họ, để kêu gọi bóng đá đẹp và xây dựng cả văn hóa khán đài. Nhưng điều đó phỏng có ích gì, nếu bản thân mỗi CĐV không biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình?

Chẳng phải tự nhiên mà sân QK4 tuy sức chứa nhỏ nhưng lại có lực lượng CĐV hùng hậu, nồng nhiệt và nghiêm túc nhất Việt Nam. Một phần nhờ công tác kiểm soát gắt gao (sân bóng nằm trong Bộ Tư lệnh Quân khu), nhưng phần khác do môi trường quân đội nên người xem, kể cả "dân thường" cũng khó lòng... manh động.

Tất nhiên, rất khó để áp dụng mô hình QK4 vào các sân bóng trên cả nước. Thế nên điều thiết thực nhất, theo tôi, vẫn là cách ứng xử văn hoá trong bản thân mỗi CĐV.

Hà Nguyên (10/4/2009)

Lại một lần nữa mình được thay mặt các a e trên diễn đàn gửi lời cảm ơn thứ 300 đến haanh, chúc bác luôn vui vẻ và hạnh phúc

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Lại một lần nữa mình được thay mặt các a e trên diễn đàn gửi lời cảm ơn thứ 300 đến haanh, chúc bác luôn vui vẻ và hạnh phúc

 

Làm ơn mắc oán

Một chàng trai dẫn cô gái vào rừng để tâm sự. Đột nhiên, một bầy thú chạy đến. Hai người hoảng hồn bỏ chạy. Chàng trai leo lên được cái cây nên tránh được bầy thú dữ. Còn cô gái chẳng may bị té xuống giếng.

Chàng trai khóc nức nở. Khi bầy thú bỏ đi, chàng trai đến cái giếng ngồi khóc một mình.

Đột nhiên một ông già hiện lên và nói:

-Tại sao con khóc?

-Người yêu con bị té giếng rồi con buồn quá.

-Được rồi ta sẽ tìm người yêu cho con.

Nói xong ông già lặn xuống giếng và mang theo một người đẹp tuyệt vời , ông già hỏi:

-Có phải người yêu của con không?

Chàng trai thật thà đáp lại:

- Người yêu con tuy không đẹp bằng cô này nhưng con yêu người yêu của con hơn.

Ông già đáp:

-Con thật thà lắm, ta cho con cô gái đẹp này.

Anh chàng vẫn quyết tâm tìm người yêu của mình nhưng ông già không đồng ý nên anh đành đem cô gái xinh đẹp về làng .

Về đến làng, thanh niên trong làng thấy cô gái đẹp quá nên tranh giành, đánh nhau túi bụi. Ngay cả mấy cụ hương, cụ cả, trưởng làng đã có vợ lớn vợ bé cũng đem lòng ganh ghét. Còn cô gái chẳng thích ai. Cuối cùng cả làng vì vậy mà mất đoàn kết.

Chàng trai tức giận , đem đất đổ xuống giếng chôn ông già luôn.

Từ đó có câu:" Làm ơn mắc oán ".

 

Có đúng là "làm ơn mắc oán"?

TT - Bài viết "Chung quanh quyền tác giả của Mê khúc: bài hát ấy của tôi!" được nhiều bạn đọc quan tâm theo dõi. Xin thông tin thêm là hiện nay "đôi bạn chân tình ngày xưa" đang có những trao đổi, bàn bạc để giải quyết rốt ráo vụ việc liên quan đến quyền tác giả bài hát...

Tuy nhiên, một số bạn đọc lại chú ý đến sự việc ở một góc độ khác: tình bạn, tình người giữa những người có tâm hồn nghệ thuật, như những lời trao đổi mà cũng là tâm sự của bạn Nguyễn Hướng Dương dưới đây:

Lần đầu tiên tôi gặp nhạc sĩ (NS) Bảo Phúc là vào tháng 7-2004, khi anh đến dàn dựng chương trình cho chúng tôi đi thi Liên hoan văn nghệ người khuyết tật miền Đông Nam bộ lần I tại Bình Dương. Anh Bảo Phúc đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tất cả chúng tôi vì sự nhiệt tình, sốt sắng của mình: dành nhiều thời giờ cho các buổi tập luyện chương trình, chỉnh sửa, trau chuốt các tiết mục ca rất công phu... Kết quả là đoàn TP.HCM đã đoạt giải nhất toàn đoàn và rất nhiều giải thưởng khác. Nhưng hôm nay, đọc được những lời phát biểu của NS Bảo Phúc về việc "tôi đã làm ơn mắc oán", tôi cảm thấy mình cần phải tỏ bày đôi điều với anh Phúc.

Dường như trong suy nghĩ anh Phúc đã xác định mình là người ban ơn, còn anh Thoa là người chịu ơn: "Khi Thoa bị tai nạn, nó tuyệt vọng, chính tôi là người động viên, hướng dẫn để Thoa tiếp tục sống và hai đứa đã sáng tác chung". Như vậy thì cái ơn của anh Phúc quả là lớn thật, lớn đến nỗi anh Phúc biến nó thành lòng thương hại đối với anh Thoa và mặc nhiên đặt anh Thoa xuống hạng hai trong khi mình đứng ở vị trí cao hơn - hạng nhất!

Cách đây tám năm, tôi cũng đã bị tai nạn giao thông khủng khiếp, cũng phải nằm liệt giường suốt mấy tháng liền và cũng hiểu rõ sự động viên, an ủi của những người bạn là quí giá như thế nào. Các bạn ấy đến với tôi bằng tất cả tình cảm chân thành sâu sắc nhưng tuyệt nhiên không hề có một chút biểu hiện nào của sự ban ơn - thương hại. Và cho đến nay họ vẫn là những người bạn thân thiết, luôn chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống với tôi. Tình bạn ấy là một thứ tài sản vô cùng quí giá mà tôi luôn ghi nhớ suốt cuộc đời mình.

Với những người mà thân thể không lành lặn lại có một tâm hồn rất nhạy cảm, sự chân thành, bao dung có thể nâng họ dậy khỏi vực sâu của tuyệt vọng thì một sự coi thường, khinh rẻ cũng chẳng khác gì một cú xô ngã họ xuống đất! Vả lại có ai dám chắc là lời nói của một người có tên tuổi như NS Bảo Phúc thì có giá trị hơn một "Thoa thì chưa ai biết"?

... "Dù gì thì tôi cũng là người có tiếng... Tôi có cảm giác làm ơn bị mắc oán..." (trích lời NS Bảo Phúc).

Trong quan hệ, đối xử với nhau, nhất là bạn bè thì danh tiếng dù có ghê gớm đến đâu, rốt cuộc cũng chỉ là một hạt bụi. Còn viên đá tảng chính là tấm lòng và tình người. Riêng cái việc ơn - oán trong chuyện này thì cũng chỉ có: "Trời biết - đất biết - anh Thoa biết và Bảo Phúc biết" mà thôi!

NGUYỄN HƯỚNG DƯƠNG

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hạnh phúc tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.

Kẻ cắp lấy được nhiều tiền của người khác là hạnh phúc

Người làm từ thiện nhiều giúp đỡ nhiều người cũng hạnh phúc...

 

Thơ về Hạnh phúc

Tác giả: Trần Chí Trung

Hạnh phúc là gì ?

Câu hỏi muôn đời loài người hằng khắc khoải

Bởi lẽ đôi khi trong dòng trôi miết mải

Ai nhận ra mình hạnh phúc riêng tư ?

 

Với tuổi thơ,

Hạnh phúc là chiếc áo mới

Là que kem, cục kẹo

Là mật ngọt cuộc đời

Hạnh phúc đến, và đi, cùng nụ cười

Tuổi thơ ai vốn chẳng từng nghịch dại ?

Hạnh phúc là những buổi mai

Cặp sách tung tăng trên đường đi học

Là khi oà khóc

Cô giáo dỗ dành mãi chẳng chịu thôi

Hạnh phúc là khi mẹ trở về

Với gói quà nhỏ thơm lừng hương cốm

Hạnh phúc là mơ được thành người lớn

Nên con trẻ chơi lấy chồng vợ

Nuôi búp bê...

 

Khi trai trẻ,

Hạnh phúc là lời hẹn

Em gửi lọn tóc thề mãi mãi

Hạnh phúc là bài hát mang theo những tháng ngày

Để những lúc bận lòng ta dừng chân nhớ lại

Hạnh phúc là thất bại

Vấp ngã rồi ta tự mình đứng lên

Hạnh phúc là niềm tin vững bền

Khao khát sống và tràn trề mơ ước

Tưởng chừng mình sẽ luôn luôn đạt được

Những đích đến cuối cùng ta đã tự đặt ra

Hạnh phúc là lúc ở xa

Ta nhận được lá thư bè bạn

Hạnh phúc là khi hoạn nạn

Vẫn thấy xung quanh chẳng riêng lẻ một mình

Hạnh phúc là một mối tình

Phút rung động đầu đời em có nhớ

Là cơn mưa nhỏ giữa một chiều trên phố

Hai người nắm tay lặng lẽ con đường dài

Và đến khi,

Mái tóc dần mờ phai,

Hạnh phúc là ở một nơi tĩnh lặng

Với đất trời

Với cỏ cây

Để ôn lại nỗi lòng sâu nặng

Những vị ngọt, đắng cay mà ta nếm qua

Hạnh phúc là khi thấy tất cả đã qua

Vinh nhục vốn chỉ là cơn gió thoảng

Thói tị hiềm với bao dung làm bạn

Day dứt với đời dẫu có được bao nhiêu ?

Để rồi khi ngày tháng đã ngả chiều,

Hạnh phúc là được mỉm cười nằm xuống

Ta thanh thản với những gì có được

Và cả những gì chưa làm nổi hôm qua...

Để phải phiền xung quanh khóc cho ta

Tức là vẫn còn yêu thương nhiều lắm

Hạnh phúc với đời được trở về cõi vắng

Trong nỗi nhớ mong của những người thân quen...

Hạnh phúc là gì ?

Ai sẽ chỉ cho xem ?

Ai dám tự bảo rằng mình hạnh phúc ?

Ai từng yêu mà được yêu mọi lúc ?

Ai thành công mà chẳng bại đôi lần ?

Nhắn nhủ rằng,

Trong những bài thơ, bài ca, chúng ta đi tìm hạnh phúc

Vẫn cứ ngẩn ngơ với hạnh phúc người đời

Vẫn cứ thấy hạnh phúc trong tiếng cười

(Mà chẳng tự mình biết thương yêu tiếng khóc?)

Hạnh phúc của riêng ai

Trong mỗi người là thế,

Vốn đơn sơ, bình lặng và nhỏ bé

Trong mỗi chúng ta

Ai được thoả nỗi khát khao về hạnh phúc ?

Và một lời chúc ....chúc em hạnh phúc ..hihi ?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hạnh fúc là biết cảm nhận hạnh fúc, thế thôi, dài jòng làm jì :-??

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hạnh phúc tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.

Kẻ cắp lấy được nhiều tiền của người khác là hạnh phúc

Người làm từ thiện nhiều giúp đỡ nhiều người cũng hạnh phúc...

Và một lời chúc ... Chúc em hạnh phúc, Hi Hi

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×