Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
21103925

Đồ án chế tạo chi tiết gối đỡ

Các bài được khuyến nghị

Hoặc mọi người có thể cho tôi hỏi cái lỗ R30 nên gia công bằng phương pháp tiện hay doa tốt hơn để đạt độ nhám Ra = 3,2 ko???

 

Về lý thuyết nếu gia công riêng biệt cái R lỗ và gờ lỗ, có thể dùng chuốt. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, Hoằn chưa gặp trường hợp nào gia công đơn lẻ riêng biệt R30 nửa trên và R30 nửa dưới như hình vẽ trên! :) :)

:)

Cách người ta vẫn làm là gia công gờ bậc của nửa trên và dưới rồi lắp ghép với nhau  giống như hình ảnh:

114276_dda.jpg

 Sau đó mới có thể tiến hành tiện  tinh >>> tiện trong mỏng, hoặc doa mỏng, hoăc chuốt mỏng để  lỗ Phi60 đạt được Ra= 3.2 ( trong đó chuốt có năng suất cao nhất!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tiện láng tinh >>> đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, chỉ thích hợp với sản xuất đơn chiếc.

Doa cho năng suất thấp hơn chuốt >>>đồ gá đơn giản,..thích hợp sản xuất loạt lớn

Chuốt năng suất cao nhưng có nhược điểm dao chuốt giá thành đắt , máy - gá - dao phức tạp...thích hợp  sản xuất hàng khối vì cho năng suất cao vời vợi!

Bản vẽ của anh còn ghi thiếu kích thước...

Lưu ý: Bu lông lắp ghép nửa trên và nửa dưới nếu là ren M10 thì phần trụ định vị của thân chỉ nên làm đường kính phi12, không nên cho đường kính to quá!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cám ơn chị, chị có thể cho em biết em còn thiếu kích thước gì không? Phần lưu ý của chị bị lỗi Font em không đọc được, chị có thể viết lại không, cám ơn chị rất nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chị Hoằn ơi chi tiết ở trên mình làm đồ gá như thế nào vậy??? Ngoài thực tế chi tiết này được gia công bằng phương pháp doa như thế nào chị có thể cung cấp cho em clip được ko??? em cám ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chị Hoằn ơi chi tiết ở trên mình làm đồ gá như thế nào vậy??? Ngoài thực tế chi tiết này được gia công bằng phương pháp doa như thế nào chị có thể cung cấp cho em clip được ko??? em cám ơn

 

Trong nhà trường, các thầy thường ra đồ án với thiết bị công nghệ hiện có trên thế giới, sinh viên có quyền lựa chọn tùy theo ý thích :) :) :)

Ngoài đời khi thiết kế quy trình công nghệ, bắt buộc người thiết kế phải thiết kế theo máy thiết bị hiện có của doanh nghiệp hoặc máy móc thiết bị của các doanh nghiệp liên doanh, liên kết sao cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao, giá thành hạ là ok!

 

Chi tiết của anh, kích thước nhỏ bé, nếu  sản xuất đơn chiếc, loạt  vừa và loạt nhỏ , có thể thiết kế quy trình công nghệ theo hướng TẬP TRUNG NGUYÊN CÔNG , có nghĩa là chơi nhiều bước trong một nguyên công, thí dụ: bước tiện hoặc khoét + bước doa  (một nguyên công chia làm 2 bước)

Song nếu sản xuất loạt lớn và hàng khối thiết kết quy trình công nghệ theo hướng CHIA NHỎ NGUYÊN CÔNG (có nghĩa là nguyên công khoét hoặc tiện + nguyên công doa ( mỗi nguyên công chỉ có một bước công việc) sẽ cho năng suất cao hơn.

 

Chi tiết của anh, đường lối công nghệ có thể đi theo hai hướng sau:

1/ tiện + doa trên máy tiện >>>Định vị bằng mặt đáy + 1 chốt ngắn + chốt trám = 6 bậc tự do. Với điều kiện 2 lỗ bắt bu lông chân đế phải gia công chính xác để làm lỗ định vị

2/ Khoét + doa trên máy khoan >>> Định vị bằng mặt đáy + 1 chốt ngắn + chốt trám = 6 bậc tự do. Với điều kiện 2 lỗ bắt bu lông chân đế phải gia công chính xác để làm lỗ định vị

Chốt lại : anh cần phải tự lập một quy trình công nghệ  theo cách hiểu của mình, căn cứ vào yêu cầu của đầu bài, sản xuất loạt nhỏ hay vừa, loạt lớn hay hàng khối rồi gửi file phương án công nghệ lên đây mọi người sẽ dễ góp ý hơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dạng sản suất của em la dạng loạt vừa 11960 (chi tiết/năm), khối lượng chi tiết là 1,6122Kg. 

Bản vẽ đánh số bề mặt và thứ tự nguyên công em lập như sau, mong mọi người cho ý kiến

 

140394_ban_ve_danh_so_1.png140394_thu_tu_nguyen_cong.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho mình hỏi Khoét và doa lỗ sao có thể thực hiện trên máy khoan được, mình nghĩ thực hiện trên máy phay thì dễ thực hiện hơn vì gá đặt dễ hơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho mình hỏi ở hình bên dưới 2 cái lỗ đã được định vị bằng chốt trụ ngắn và chốt trám, sao có thể lắp 2 con bulong vào để kẹp chặt chi tiết được vậy?

140394_do_ga.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho mình hỏi Khoét và doa lỗ sao có thể thực hiện trên máy khoan được, mình nghĩ thực hiện trên máy phay thì dễ thực hiện hơn vì gá đặt dễ hơn.

 

Nếu anh nghĩ rằng khoét trên máy phay dễ gá đặt hơn khoét trên máy khoan vì bàn máy khoan đứng im còn bàn máy phay có hai chuyển động tịnh tiến theo phương dọc và ngang  thì anh đã hơi bị nhầm nhọt rồi đó :) :) :) . Thực tế quay du xích đến tiến theo chiều dọc và ngang không thể dùng tay như kiểu vặn vô lăng lái xe ô tô được, mà người ta phải dùng tay đấm nhè nhẹ  vào tay quay du xích mới có thể đưa đồ gá vào vị trí làm việc. Tương tự việc gá đặt trên máy khoan cũng phải bắt vít vừa phải rồi táng búa nhè nhẹ...mới ăn tiền.

( Máy đột dập cũng tương tự như máy khoan là bàn máy đột dập đứng nghiêm một chỗ, khe hở giữa chày và cối đòi hỏi phải đồng đều, có khi khe hở nhỏ đến 0.01mm >>>người ta vẫn phải táng búa đó thôi!)

Nhược điểm vô cùng lớn của việc khoét trên máy phay là:

- Đơn giá   giờ công máy phay cao vời vợi hơn so với đơn giá giờ công trên máy khoan

- Chỉ gá được một chi tiết.

Ưu điểm nổi trội của việc khoét trên máy khoan là:

- Đơn giá giờ công trên máy khoan bèo bọt hơn máy phay rất nhiều .

- Có thể gá đặt được nhiều chi tiết và có thể khoét liên tục không bị gián đoạn nếu khoét trên máy khoan cần. (Hai thợ đứng chung một máy khoan cần; một người điểu khiển mũi khoan, một người tháo lắp chi tiết gia công.....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho mình hỏi ở hình bên dưới 2 cái lỗ đã được định vị bằng chốt trụ ngắn và chốt trám, sao có thể lắp 2 con bulong vào để kẹp chặt chi tiết được vậy?

140394_do_ga.png

 

Không còn con đường nào khác, bắt buộc phải phải tuân theo "quy luật" của các nguyên tắc định vị ....

Gợi ý : 

39678_untitled.png

anh có thể kẹp chặt vào mặt đầu của hai lỗ hoặc định vị bằng khối V  có thể tự lựa vào mặt mặt trụ....

Em vội chưa xem kỹ quy trình công nghệ của , góp ý sơ bộ:

- Cạnh vát số 9 không cần phải phay>>> chỉ cần ghi làm cùn cạnh sắc là được...(Mài lướt ván nhẹ bằng mặt đầu của đá  trên máy mài tròn ngoài)

- Mặt 2 và 6 lắp ghép với cái gì mà phải phay???

- khoan và ta rô>>> phải tách ra làm 02 nguyên công!

-..............................

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Chị Hoằn ơi, mặt 2 và 6 em không có gia công, chỉ có mặt 6 em dùng để định vị để phay mặt 1. 

2. Nếu đề bài không có cái nắp, khi gia công R30 mình gắn thêm cái nắp vào để gia công mình phải giải thích như thế nào cho hợp lý?

3. Em không hiểu tại sao khi gia công mình phải gắn thêm cái nắp vào? Chị giải thích giúp em.

4. Chị xem giúp em quy trình công nghệ như thế đã được chưa, mặt số 9 và khoan -taro em đã sữa lại rồi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2,3- Xưa nay người ta vẫn phải phải lắp ráp thân với nắp để ra công lỗ tròn, không ai gia công nửa lỗ cả. Thí dụ như gia công lỗ lắp ổ trục của hộp giảm tốc người ta vẫn phải lắp thân hộp và lắp hộp chặt với nhau ; gia công lỗ tay biên để lắp lên trục khuỷu động cơ đốt trong hoặc máy nén khí, người ta vẫn phải lắp thân tay biên và nắp biên để gia công lỗ…

Nếu cố  tình gia công một nửa lỗ cũng được nhưng với điều kiện khi gia công phải ăn dao với chiều sâu cắt nhỏ và bước tiến nhỏ, không thể gia công được với bước tiến và chiều sâu cắt gọt mong muốn >>>tốn giờ công máy  >>> Hệ thống máy gá dao rung động do cắt gọt gián đoạn…bề mặt gia công sẽ bị gằn… dao sẽ mau mòn chóng hỏng…>>>Bắt buộc phải lắp ráp để gia công được lỗ tròn

4- Anh phải gửi hình vẽ sơ đồ nguyên công lên, mọi người mới dễ góp ý!

P/s: ---------------Đồ gá tiện bắt buộc phải thiết kế có đối trọng mới có thể tiện được!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

dạ anh ơi cho em xin file autocad đc không ạ 

 

Vào lúc 12/4/2015 tại 09:08, 21103925 đã nói:

Dạng sản suất của em la dạng loạt vừa 11960 (chi tiết/năm), khối lượng chi tiết là 1,6122Kg. 

Bản vẽ đánh số bề mặt và thứ tự nguyên công em lập như sau, mong mọi người cho ý kiến

 

140394_ban_ve_danh_so_1.png140394_thu_tu_nguyen_cong.png

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×