Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
sykeishi

E có một số câu hỏi khi thiết kế hộp giảm tốc mong mọi người chỉ giúp ạ!

Các bài được khuyến nghị

1. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của hộp giảm tốc bánh răng côn


2. Chỉ tiêu tính toán và phương pháp thiết kế trục- ổ lăn.


3.. Các phương pháp cố định ổ lăn trên trục.


4. Chỉ tiêu tính toán và cách xác định các thông số của then.


5. Quan hệ giữa các giá trị mômen xoắn trên các trục của HGT. Mômen xoắn có ảnh hưởng như thế nào đến kích thước của HGT và các yếu tố khác..


6. Cách xác định vị trí của nút tháo dầu, nắp quan sát, nút thông hơi, chốt định vị, số lượng các bu lông và vít.


7. Khi nào cần chế tạo bánh răng liền trục. Ưu nhược điểm của bánh răng liền trục và BR chế tạo rời, BR nghiêng so với BR thẳng. Góc nghiêng và hướng răng có ảnh hưởng thế nào tới việc thiết kế các chi tiết trong hộp giảm tốc.


8. Thế nào là tính thống nhất hoá trong thiết kế.Anh chị đã thực hiện điều này như thế nào?


9. Hãy chỉ ra một ví dụ trên bản vẽ lắp để chứng tỏ anh ( chị ) đã quan tâm tới yêu cầu công nghệ.


10. Cơ sở lựa chọn các kiểu lắp. Cách ghi các kiểu lắp ghép trên bản vẽ lắp.


11. Cơ sở lựa chọn phương án cố định các vòng ổ lên trục và lên vỏ hộp theo phương dọc trục.


12. Trên bản vẽ lắp cần ghi những kích thước nào? Vì sao?


13. Các phương pháp bôi trơn bánh răng, trục vít, bánh vít và ổ lăn.


14. Trình tự tháo lắp các chi tiết trên trục và các cụm chi tiết trong HGT?.


15. Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh sự ăn khớp của các bộ truyền BR và TV-BV.


Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tất cả các câu trả lời đã có trong giáo trình và tài liệu liệu liên quan đến việc thiết kế hộp giảm tốc, bắt mọi người trả lời hộ là hơi bị ...dã man!

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi chắc là học lại rồi, cái này tôi tự làm share cho anh em tham khảo nhé

1.Ưu, nhược điểm hộp giảm tốc do mình thiết kế

+: Ưu điểm: sử dụng khi cần truyền moomen  xoắn và chuyển động quay giữa các trục giao nhau

           Khi cần truyền momen xoắn và chuyển động với các trục giao nhau nhưng với tỷ số truyền lớn ta dùng hộp giảm tốc bánh răng côn 2 cấp( với tỷ số truyền từ 8-15, hộp giảm tốc bánh răng côn 3 cấp từ 25-75

  +: Nhược điểm:

           - giá thành chế tạo đắt do phải có dao và máy chuyên dung để chế tạo bánh        răng,

           -lắp ghép khó khăn do sai số chế tạo và lắp ghép

          - khối lượng và kích thước lớn hơn so với hộp giảm tốc bánh răng trụ

2. Tại sao lại vẽ hộp giảm tốc bánh rang côn này mà không vẽ loại khác         ?

 Tl: Do Thầy giáo giao đề bài

3.Có thể dùng bánh răng trụ được không?

TL: Có nhưng chưa chắc đã đảm bảo điều kiện làm việc của hệ thống

4. Có thể dùng bộ truyền đai, xích thay cho bánh răng côn được không?

TL: Không nên do: Cặp bánh răng ăn khớp sẽ tạo ra tỷ số truyền ổn định

5. Đặc điểm HGT của mình:

 - truyền chuyển động cho 2 trục chéo nhau

 - tỷ số truyền HGT: 3.7, cách tính tỷ số truyền là lấy Dg/Dp, hoặc Ng/Np

  -Từ công suất của động cơ có thể tính được công suất của trục I, II là:

    Công suất trục I là Pđộng cơ x hiệu suất khớp nối= 1>>> Pđộng cơ= P trục I

   Công suất đầu ra trục II là: PI x hiệu suất ổ lăn x hiệu suất bánh răng

6. Chỉ tiêu tính toán và phương pháp thiết kế trục và ổ lăn?

A. Ổ lăn: Chọn ổ đũa côn để đảm bảo yêu cầu truyền động chính xác

* Ổ lăn trong hộp được tính chọn theo khả năng tải động và kiểm nghiệm lại khả năng tải tĩnh.
* Các biện pháp xử lý :
+ Chọn ổ có C lớn hơn :

- Tăng cỡ ổ , chẳng hạn từ cỡ nhẹ tăng lên cỡ trung hoặc trung rộng (cùng đường kính trong d, nhưng tăng đường kính ngoài D và bề rộng ổ .

- Tăng đường kính ngõng trục nếu kết cấu cho phép (vd : không làm chạm vào các chi tiết quay hay cố định trên các trục khac) và sau đó chọn ổ cỡ loại lớn hơn.
- Dùng 2 ổ trên 1 gối đỡ nếu kích thước cho phép.Cần chú ý : do khe hở hướng tâm khác nhau, một ổ có thể bị quá tải , ổ kia thiếu tải. Do đó phải chọn ổ có cấp chính xác cao hơn, khi đó khả năng tải động của 2 ổ có thể đạt tới 1,8 lần so với 1 ổ.
- Tăng số dãy con lăn đối với ổ đỡ chặn. Dùng ổ 2 dãy có thể làm tăng khả năng tải động so với ổ một dãy.
- Dùng loại ổ khác có tính năng tương đương nhưng có khả năng tải lớn hơn, vd : thay ổ bi đũa , ổ bi đỡ-chặn bằng ổ đũa côn…
+ Giảm trị số của Cd bằng cách giảm thời gian sử dụng ổ, chẳng hạn có thể lấy thời gian sử dụng ổ bằng một nửa thời hạn làm việc của hộp hoặc chỉ cho ổ làm việc cho đến khi đại tu hoặc trung tu,khi đó sẽ thay ổ.

7.– Quan hệ giữa giá trị momen xoắn trên các trục của HGT. Momen xoắn ảnh hưởng thế nào lên kích thước các bộ truyền, kích thước hộp giảm tốc và các yếu tố khác ?
Trả lời :
* Momen xoắn trên một trục tỷ lệ nghịch với tốc độ quay của trục đó.Trục quay càng chậm thì momen xoắn càng lớn. Do đây là hộp giảm tốc nên trục sau có tốc độ thấp hơn n lần so với trục trước (với n là tỷ số truyền của 2 trục) , do vậy các trục về sau của hộp giảm tốc sẽ chịu momen xoắn lớn hơn trục trước.
* Ảnh hưởng của momen xoắn:

- Bộ truyền răng : momen xoắn lớn sẽ làm tăng khoảng cách trục làm tăng kích thước của bộ truyền và đỏi hỏi sử dụng vật liệu tốt , dẫn đến tăng giá thành.

- Trục : momen xoắn lớn sẽ tăng đường kính trục, dẫn đến tăng kích thước ổ và gối đỡ .

              

8. Tháo và lắp ổ lăn?

TL:

Ổ lăn được lắp lên trục bằng phương pháp ép trực tiếp hoặc nung nóng, khi lắp cần tác dụng lực đồng đều lên vòng ngoài hặc vòng trong khi lắp ổ lên trục hoặc vòng ngoài khi nắp với vỏ, nên bôi trơn 1 lớp dầu lên bề mặt trục hoặc lỗ

Khi lắp ổ lăn lên trục nên dùng ống tuýp dài để đóng ổ lăn lên trục, không nên dùng búa đóng lên trục

Khi tháo ổ lăn ra khỏi trục cũng dùng 2 phương pháp trên , khi tháo ổ khỏi trục cần tác động lực vào vòng trong, khi tháo ổ khỏi vỏ thì tác dụng lực vào vòng ngoài

9. Điều chỉnh khe hở của ổ lăn?

Tl:

Sự tồn tại khe hở ổ lăn làm cho trục bị đảo và dao động, gồm các loại khe hở: khe hở ban đầu, khe hở lắp ghép, khe hở làm việc.

 Khe hở ảnh hưởng tới sự phân bố tải trên các con lăn và độ bền lâu của ổ, luawjc chọn khe hở phù hợp sẽ giảm tiếng ồn, giảm dao dộng, tang độ cứng của gối trục.

10.Mặt ghép bích nắp và thân?

Tl:

Chiều dày bích thân hộp S3, S3= (1.4-1.8) d3

Chiều dày bích nắp hộp S4, S4=(0.9-1)S3

Bề ghắp bích nắp và thân K3=K2 –(3-5)mm

 

Kích thước khác:

Chiều dày thân hộp , = 8mm

Chiều dày nắp hộp , 1= 0.9

Chiều dày gân tăng cứng: e= (0.8-1)=8mm

Đường kính bu lông nền: d1=16

Đường kính bu long cạnh ổ: d2=12

Đường kính bu long ghép bích và thân: d3=10

Vít ghép nắp ổ: d4=8

Vít ghép nắp cửa thăm d5=6

 

Khe hở giữa bánh răng với thành trong hộp: (1-1.2)=10

Khe hở giữa bánh răng lớn với đáy hộp : (3-5)

11. Cánh xác định các vị trí các chi tiết?

TL:

-Chốt định vị: Ứng dụng trong gia công và lắp ghép,

  + Trong gia công trước tiên người ta dùng khoan hình côn khoan lỗ chốt định vị ở 2 mép càng  xa nhau càng tốt để dễ dàng định vị, dùng mỏ kẹp để kẹp thân và nắp hộp để khoan sau đó đánh dấu và khoan các d2,d3.

  + Trong lắp ghép nhờ chốt định vị khi nãy ta khoan lỗ d3,d2, trước tiên ta lắp chốt định vị khi đó các lỗ d2,d3 sẽ lắp chính xác hơn.

-Bu long vòng móc

  + Để nâng và vận chuyển hộp giảm tốc( Khi gia công, khi lắp ghép)

  + Kích thước bu long được chọn theo trọng lượng hộp giảm tốc

-Cửa thăm,

  + Để kiểm tra, quan sát các tiết máy trong hộp khi lắp ghép và để đổ dầu vào hộp, trên đỉnh hộp có cửa thăm, cửa thăm được đậy bằng nắp, trên nắp có them nút thong hơi

-Nút thông hơi

   +Khi làm việc, nhiệt độ trong hộp tăng lên, để giảm áp suất và điều hòa không khí ta dùng nút thông hơi, nút thong hơi đặt trên nắp cửa thăm hoặc vị trí cao nhất của hộp

-Nút tháo dầu:

   + Sau 1 thời gian làm việc dầu bôi tron bị bẩn , cần phải thay dầu mới , để tháo dầu cũ ta dùng nút tháo dầu  ở đáy hộp

-Cốc lót

   + Dùng để đỡ ổ lăn, tạo thuận lợi cho việc lắp ghép  và điều chỉnh bộ phận ổ , điều chỉnh ăn khớp của cặp bánh răng côn

  + Chiều dày chọn từ 6-8mm

-Nắp ổ:

  + Được chế tạo bang Gang xám GX15-32

12. Khi nào cần chế tạo bánh răng liền trục?

TL:

Khi đường kính bánh răng gần với đường kính trục thì làm bánh răng liền trục

Nhược điểm là::

  + Phải chế tạo bánh răng và trục cùng 1 loại vật liệu trong khi yêu cầu đặc tính 2 vật liệu này khác nhau

  + Khi thay thế bánh răng ( do mòn hoặc gẫy ) phải thay luôn trục

  + Khi làm bánh răng liền trục phải chú ý giảm tập trung ứng suất do kết cấu gây nên

Khi chế tạo bánh răng rời giá thành sẽ cao lên do tăng số bề mặt lắp ghép, yêu cầu cao về gia công, và phải dùng các mối ghép then để truyền lực từ trục sang.

 

13. Tính thống nhất hóa trong thiết kế:

14.1 ví dụ trên bản vẽ lắp chứng tỏ ta quan tâm tới vấn đề công nghệ?

Quan tâm tới trục:

  + Công nghệ gia công trục liên quan tới: Kích thước ( đường kính, chiều dài trục)

      -Về đường kính: các đường kính của trục đều lấy theo tiêu chuẩn , các đường kính không lắp với chi tiết nào thì không cần tiêu chuẩn.( để thuận tiện cho việc chế tạo và lắp ghép ), mặt khác để thuận lợi cho việc chọn ổ lăn do khi tiết kế mình tính toán để chọn ổ lăn đã tiêu chuẩn rồi.

     -Về chiều dài trục: trong gia công để giảm hành trình dao và thời gian gia công chiều dài các đoạn trục nên lấy bằng nhau hoặc bằng bội số của chiều dài nhỏ nhất

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Êu về xem lại tỉ số truyền bị nhầm đề bài rồi, nhầm Uh với Un rồi mà trước giờ không biết gì, hôm kia về xem lại đề bài mới biết à :(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

              

8. Tháo và lắp ổ lăn?

TL:

Ổ lăn được lắp lên trục bằng phương pháp ép trực tiếp hoặc nung nóng, khi lắp cần tác dụng lực đồng đều lên vòng ngoài hặc vòng trong khi lắp ổ lên trục hoặc vòng ngoài khi nắp với vỏ, nên bôi trơn 1 lớp dầu lên bề mặt trục hoặc lỗ

Khi lắp ổ lăn lên trục nên dùng ống tuýp dài để đóng ổ lăn lên trục, không nên dùng búa đóng lên trục

Khi tháo ổ lăn ra khỏi trục cũng dùng 2 phương pháp trên , khi tháo ổ khỏi trục cần tác động lực vào vòng trong, khi tháo ổ khỏi vỏ thì tác dụng lực vào vòng ngoài

9. Điều chỉnh khe hở của ổ lăn?

Tl:

Sự tồn tại khe hở ổ lăn làm cho trục bị đảo và dao động, gồm các loại khe hở: khe hở ban đầu, khe hở lắp ghép, khe hở làm việc.

 Khe hở ảnh hưởng tới sự phân bố tải trên các con lăn và độ bền lâu của ổ, luawjc chọn khe hở phù hợp sẽ giảm tiếng ồn, giảm dao dộng, tang độ cứng của gối trục.

 

Ko có tgian rảnh, đọc lướt vá qua bài viết của anh thấy nổi cộm 2 vấn đề trên! :) :) :)

1- Vấn đề 8: hơi bị xa rời thực tế!

Nung nóng cái nọ hoặc làm lạnh cái kia không ứng dụng được vào việc lắp ổ bi!

Dùng ống tuýp dài để đóng ổ lăn lên trục, chỉ áp dụng cho vòng bi hạng nhẹ, cỡ nhỏ.

Trong thực tế sản suất, người ta thường tự chế đồ gá lắp bằng ren vít, khí nén hoặ thủy lực,,,

Khi tháo ổ bi không thể dùng ống tuýp được và băt buộc phải dùng vam...

Tham khảo đồ tháo lắp có bán trên thị trường:

http://a-d.com.vn/skf/new_page_16.htm

 

https://www.youtube.com/watch?v=0FM7dwLXKDg

 

2-Vấn đề 9: Hơi bị ngộ nhận và ngộ nghĩnh!

Cần mở cuốn Hướng dẫn làm đồ án môn học Chi tiết máy của trường ĐHBK Hà Nội- chương 8 THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC- đọc kỹ bài CỐ ĐỊNH TRỤC THEO PHƯƠNG DỌC TRỤC để trả lời cho đúng.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi chắc là học lại rồi, cái này tôi tự làm share cho anh em tham khảo nhé

1.Ưu, nhược điểm hộp giảm tốc do mình thiết kế

+: Ưu điểm: sử dụng khi cần truyền moomen  xoắn và chuyển động quay giữa các trục giao nhau

           Khi cần truyền momen xoắn và chuyển động với các trục giao nhau nhưng với tỷ số truyền lớn ta dùng hộp giảm tốc bánh răng côn 2 cấp( với tỷ số truyền từ 8-15, hộp giảm tốc bánh răng côn 3 cấp từ 25-75

  +: Nhược điểm:

           - giá thành chế tạo đắt do phải có dao và máy chuyên dung để chế tạo bánh        răng,

           -lắp ghép khó khăn do sai số chế tạo và lắp ghép

          - khối lượng và kích thước lớn hơn so với hộp giảm tốc bánh răng trụ

2. Tại sao lại vẽ hộp giảm tốc bánh rang côn này mà không vẽ loại khác         ?

 Tl: Do Thầy giáo giao đề bài

3.Có thể dùng bánh răng trụ được không?

TL: Có nhưng chưa chắc đã đảm bảo điều kiện làm việc của hệ thống

4. Có thể dùng bộ truyền đai, xích thay cho bánh răng côn được không?

TL: Không nên do: Cặp bánh răng ăn khớp sẽ tạo ra tỷ số truyền ổn định

5. Đặc điểm HGT của mình:

 - truyền chuyển động cho 2 trục chéo nhau

 - tỷ số truyền HGT: 3.7, cách tính tỷ số truyền là lấy Dg/Dp, hoặc Ng/Np

  -Từ công suất của động cơ có thể tính được công suất của trục I, II là:

    Công suất trục I là Pđộng cơ x hiệu suất khớp nối= 1>>> Pđộng cơ= P trục I

   Công suất đầu ra trục II là: PI x hiệu suất ổ lăn x hiệu suất bánh răng

6. Chỉ tiêu tính toán và phương pháp thiết kế trục và ổ lăn?

A. Ổ lăn: Chọn ổ đũa côn để đảm bảo yêu cầu truyền động chính xác

* Ổ lăn trong hộp được tính chọn theo khả năng tải động và kiểm nghiệm lại khả năng tải tĩnh.

* Các biện pháp xử lý :

+ Chọn ổ có C lớn hơn :

- Tăng cỡ ổ , chẳng hạn từ cỡ nhẹ tăng lên cỡ trung hoặc trung rộng (cùng đường kính trong d, nhưng tăng đường kính ngoài D và bề rộng ổ .

- Tăng đường kính ngõng trục nếu kết cấu cho phép (vd : không làm chạm vào các chi tiết quay hay cố định trên các trục khac) và sau đó chọn ổ cỡ loại lớn hơn.

- Dùng 2 ổ trên 1 gối đỡ nếu kích thước cho phép.Cần chú ý : do khe hở hướng tâm khác nhau, một ổ có thể bị quá tải , ổ kia thiếu tải. Do đó phải chọn ổ có cấp chính xác cao hơn, khi đó khả năng tải động của 2 ổ có thể đạt tới 1,8 lần so với 1 ổ.

- Tăng số dãy con lăn đối với ổ đỡ chặn. Dùng ổ 2 dãy có thể làm tăng khả năng tải động so với ổ một dãy.

- Dùng loại ổ khác có tính năng tương đương nhưng có khả năng tải lớn hơn, vd : thay ổ bi đũa , ổ bi đỡ-chặn bằng ổ đũa côn…

+ Giảm trị số của Cd bằng cách giảm thời gian sử dụng ổ, chẳng hạn có thể lấy thời gian sử dụng ổ bằng một nửa thời hạn làm việc của hộp hoặc chỉ cho ổ làm việc cho đến khi đại tu hoặc trung tu,khi đó sẽ thay ổ.

7.– Quan hệ giữa giá trị momen xoắn trên các trục của HGT. Momen xoắn ảnh hưởng thế nào lên kích thước các bộ truyền, kích thước hộp giảm tốc và các yếu tố khác ?

Trả lời :

* Momen xoắn trên một trục tỷ lệ nghịch với tốc độ quay của trục đó.Trục quay càng chậm thì momen xoắn càng lớn. Do đây là hộp giảm tốc nên trục sau có tốc độ thấp hơn n lần so với trục trước (với n là tỷ số truyền của 2 trục) , do vậy các trục về sau của hộp giảm tốc sẽ chịu momen xoắn lớn hơn trục trước.

* Ảnh hưởng của momen xoắn:

- Bộ truyền răng : momen xoắn lớn sẽ làm tăng khoảng cách trục làm tăng kích thước của bộ truyền và đỏi hỏi sử dụng vật liệu tốt , dẫn đến tăng giá thành.

- Trục : momen xoắn lớn sẽ tăng đường kính trục, dẫn đến tăng kích thước ổ và gối đỡ .

              

8. Tháo và lắp ổ lăn?

TL:

Ổ lăn được lắp lên trục bằng phương pháp ép trực tiếp hoặc nung nóng, khi lắp cần tác dụng lực đồng đều lên vòng ngoài hặc vòng trong khi lắp ổ lên trục hoặc vòng ngoài khi nắp với vỏ, nên bôi trơn 1 lớp dầu lên bề mặt trục hoặc lỗ

Khi lắp ổ lăn lên trục nên dùng ống tuýp dài để đóng ổ lăn lên trục, không nên dùng búa đóng lên trục

Khi tháo ổ lăn ra khỏi trục cũng dùng 2 phương pháp trên , khi tháo ổ khỏi trục cần tác động lực vào vòng trong, khi tháo ổ khỏi vỏ thì tác dụng lực vào vòng ngoài

9. Điều chỉnh khe hở của ổ lăn?

Tl:

Sự tồn tại khe hở ổ lăn làm cho trục bị đảo và dao động, gồm các loại khe hở: khe hở ban đầu, khe hở lắp ghép, khe hở làm việc.

 Khe hở ảnh hưởng tới sự phân bố tải trên các con lăn và độ bền lâu của ổ, luawjc chọn khe hở phù hợp sẽ giảm tiếng ồn, giảm dao dộng, tang độ cứng của gối trục.

10.Mặt ghép bích nắp và thân?

Tl:

Chiều dày bích thân hộp S3, S3= (1.4-1.8) d3

Chiều dày bích nắp hộp S4, S4=(0.9-1)S3

Bề ghắp bích nắp và thân K3=K2 –(3-5)mm

 

Kích thước khác:

Chiều dày thân hộp , = 8mm

Chiều dày nắp hộp , 1= 0.9

Chiều dày gân tăng cứng: e= (0.8-1)=8mm

Đường kính bu lông nền: d1=16

Đường kính bu long cạnh ổ: d2=12

Đường kính bu long ghép bích và thân: d3=10

Vít ghép nắp ổ: d4=8

Vít ghép nắp cửa thăm d5=6

 

Khe hở giữa bánh răng với thành trong hộp: (1-1.2)=10

Khe hở giữa bánh răng lớn với đáy hộp : (3-5)

11. Cánh xác định các vị trí các chi tiết?

TL:

-Chốt định vị: Ứng dụng trong gia công và lắp ghép,

  + Trong gia công trước tiên người ta dùng khoan hình côn khoan lỗ chốt định vị ở 2 mép càng  xa nhau càng tốt để dễ dàng định vị, dùng mỏ kẹp để kẹp thân và nắp hộp để khoan sau đó đánh dấu và khoan các d2,d3.

  + Trong lắp ghép nhờ chốt định vị khi nãy ta khoan lỗ d3,d2, trước tiên ta lắp chốt định vị khi đó các lỗ d2,d3 sẽ lắp chính xác hơn.

-Bu long vòng móc

  + Để nâng và vận chuyển hộp giảm tốc( Khi gia công, khi lắp ghép)

  + Kích thước bu long được chọn theo trọng lượng hộp giảm tốc

-Cửa thăm,

  + Để kiểm tra, quan sát các tiết máy trong hộp khi lắp ghép và để đổ dầu vào hộp, trên đỉnh hộp có cửa thăm, cửa thăm được đậy bằng nắp, trên nắp có them nút thong hơi

-Nút thông hơi

   +Khi làm việc, nhiệt độ trong hộp tăng lên, để giảm áp suất và điều hòa không khí ta dùng nút thông hơi, nút thong hơi đặt trên nắp cửa thăm hoặc vị trí cao nhất của hộp

-Nút tháo dầu:

   + Sau 1 thời gian làm việc dầu bôi tron bị bẩn , cần phải thay dầu mới , để tháo dầu cũ ta dùng nút tháo dầu  ở đáy hộp

-Cốc lót

   + Dùng để đỡ ổ lăn, tạo thuận lợi cho việc lắp ghép  và điều chỉnh bộ phận ổ , điều chỉnh ăn khớp của cặp bánh răng côn

  + Chiều dày chọn từ 6-8mm

-Nắp ổ:

  + Được chế tạo bang Gang xám GX15-32

12. Khi nào cần chế tạo bánh răng liền trục?

TL:

Khi đường kính bánh răng gần với đường kính trục thì làm bánh răng liền trục

Nhược điểm là::

  + Phải chế tạo bánh răng và trục cùng 1 loại vật liệu trong khi yêu cầu đặc tính 2 vật liệu này khác nhau

  + Khi thay thế bánh răng ( do mòn hoặc gẫy ) phải thay luôn trục

  + Khi làm bánh răng liền trục phải chú ý giảm tập trung ứng suất do kết cấu gây nên

Khi chế tạo bánh răng rời giá thành sẽ cao lên do tăng số bề mặt lắp ghép, yêu cầu cao về gia công, và phải dùng các mối ghép then để truyền lực từ trục sang.

 

13. Tính thống nhất hóa trong thiết kế:

14.1 ví dụ trên bản vẽ lắp chứng tỏ ta quan tâm tới vấn đề công nghệ?

Quan tâm tới trục:

  + Công nghệ gia công trục liên quan tới: Kích thước ( đường kính, chiều dài trục)

      -Về đường kính: các đường kính của trục đều lấy theo tiêu chuẩn , các đường kính không lắp với chi tiết nào thì không cần tiêu chuẩn.( để thuận tiện cho việc chế tạo và lắp ghép ), mặt khác để thuận lợi cho việc chọn ổ lăn do khi tiết kế mình tính toán để chọn ổ lăn đã tiêu chuẩn rồi.

     -Về chiều dài trục: trong gia công để giảm hành trình dao và thời gian gia công chiều dài các đoạn trục nên lấy bằng nhau hoặc bằng bội số của chiều dài nhỏ nhất

Hề hề hề,

Tác giả nên xem lại câu trả lời số 3 và số 4. Cần lưu ý về tác dụng truyền động của cặp bánh răng côn .......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu soi kỹ thì  các câu trả lời của tác giả còn hơi bị nhiều  sạn thí dụ: "-Về chiều dài trục: trong gia công để giảm hành trình dao và thời gian gia công chiều dài các đoạn trục nên lấy bằng nhau hoặc bằng bội số của chiều dài nhỏ nhất" (Câu số 14.1).

Nguyên tắc thiết kế trên sẽ cho năng suất cao khi gia công trục bậc, rất tiếc là không ứng dụng vào việc thiết kế chiều dài trục trong hộp giảm tốc vì đoạn trục lắp ổ lăn nếu kéo dài ra sẽ gây khó khăn cho việc tháo lắp, nhất là với loại ổ lăn cỡ lớn ...

Câu 3 và 4 tác giả trả lời nước đôi lấp lửng....

  :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi chắc là học lại rồi, cái này tôi tự làm share cho anh em tham khảo nhé

1.Ưu, nhược điểm hộp giảm tốc do mình thiết kế

+: Ưu điểm: sử dụng khi cần truyền moomen  xoắn và chuyển động quay giữa các trục giao nhau

         

2. Tại sao lại vẽ hộp giảm tốc bánh rang côn này mà không vẽ loại khác         ?

 Tl: Do Thầy giáo giao đề bài

3.Có thể dùng bánh răng trụ được không?

TL: Có nhưng chưa chắc đã đảm bảo điều kiện làm việc của hệ thống

4. Có thể dùng bộ truyền đai, xích thay cho bánh răng côn được không?

TL: Không nên do: Cặp bánh răng ăn khớp sẽ tạo ra tỷ số truyền ổn định

5. Đặc điểm HGT của mình:

 - truyền chuyển động cho 2 trục chéo nhau

 

 

1/-  Từ câu 1 sang đến câu 5 đã tam sao thất bản ( câu 1 đúng, câu 5 sai)

39678_aa.jpg

 

 

2/- Câu 3: Có thể dùng bánh răng trụ được không?

Trả lời :

được với điều kiện trục ra của hộp giảm tốc sau bánh đai hoặc đĩa xích  phải lắp khớp các - đăng hoặc khớp nối vuông góc. Khớp các - đăng có thể truyền chuyển động theo mọi phương và không nhất thiết trục dẫn động và trục bị bị động phải giao  nhau, chúng chéo nhau vẫn OK.

Trong thực tế: Khi cần thiết kế hộp giảm tốc với số lượng ít một vài cái, người ta thường ra chợ xì-can- hen (gọi đúng tên là rác thải cơ khí nhập khẩu ) để mua lựa chọn các loại bánh răng , khớp nối hoặc ổ bi nếu còn sử dụng được  và phù hợp với yêu cầu thiết kế....

 

3/- Câu 4:  Có thể dùng bộ truyền đai, xích thay cho bánh răng côn được không?

Hơi tiếc là chủ  thớt đã trả lời lạc đề :"TL: Không nên do: Cặp bánh răng ăn khớp sẽ tạo ra tỷ số truyền ổn định

Trả lời:

- Có thể  dùng bộ truyền đai để thay cho bánh răng côn được với điều kiện hộp giảm tốc phải  có vách ngăn cách ly dầu

39678_123.jpg

- Có thể dùng xích thay thế cho bánh răng côn được, với điều kiện trục ra của hộp giảm tốc sau bánh đai hoặc đĩa xích  phải lắp khớp các - đăng hoặc khớp nối vuông góc....

 

4/ Câu hỏi tương tự: Có thể dùng xe máy để tách ngô hạt  bằng xe máy tầu  được không???

Được quá đi chứ, sao lại không nhỉ??? :) :) :)

 

https://www.youtube.com/watch?v=pxKUSBUjKWQ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×