Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
quyetlada

Xin Giúp Đỡ Quy Trình Công Nghệ Cn_Co Nối Ống Nước (Thép C45)

Các bài được khuyến nghị

Mình đang gặp rắc rối ở chỗ lập quy trình công nghệ cho chi tiết này. Phôi dập. Sản xuất loạt lớn. 
Các bạn xem thử giúp mình với.
Ý định của mình là trước tiên là phay mấy mặt để định vị cho công đoạn tiện, khoan lỗ. Nhưng thấy thức tế sản xuất, người ta đâu có phay j đâu  :(146379_12033247_843460212435111_87467765146379_71fryg1awgl_sl1500__2.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

39678_123.png

 

1/ Rãnh thoát dao, thông thường người ta làm rộng bằng 2S (S= bước ren) và chiều sâu từ 0.5- 1mm, để thoát  dao tiện. Cho rãnh thoát dao sâu quá >>> sẽ làm yếu kết cấu.

2/ Nét  cong cong bôi mực xanh đè  lên nó là nét  gì vậy???? :) :) :)

3/ Ống nước chịu áp lực bao nhiêu mà phải làm bằng thép C45 ??? (Trên thế gian này, chỉ có thép 45, không có thép C45 anh ạ!

4/ Nếu là co ống nước thông thường thì không đòi hỏi lỗ có dung sai, chỉ cần cho dung sai tự do là được. Các bề mặt bao ngoài, cũng không cần phải có độ nhẵn và độ không vuông góc ghê gớm đến như thế, chi cần cho kích thước tự do là được...

5/ Hơi bị buồn vì chi tiết sản phẩm anh làm quy trình công nghệ hơi bị xa rời với thực tế sản xuất. Anh có thể trình bầy ý kiến với thầy và hỏi thầy các bề mặt bao ngoài nó lắp ghép với cái gì mà cho độ nhẵn Ra =2.5 và độ vuông góc giữa hai bề mặt nhỏ hơn hoặc bằng 0,016??? Nếu thầy không trả lời được thì nhiệm vụ thầy giao thế nào anh cứ lập quy trình công nghệ  theo đúng những yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ chi tiết.

(Trong thực tế sản xuất co nước tất cả các kích thước chỉ cần cho dung sai tự do là đủ! Kích thước chiều sâu lỗ chỉ cần ghi đến phần trụ, không cần phải ghi đến đỉnh nón và không cần phải cho dung sai)

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ở chỗ có mực xanh đó là thầy cho rằng giao của 2 mặt trụ là 1 đường bậc 4 (na ná như hình thầy ghi đè xanh đấy). nhưng mình nghĩ giao của 2 mặt trụ cùng đường kính phải là đường gấp khúc như mình đã vẽ chứ :(

 

 

 

 

 

 

 

 

 

146379_1cungphi_1.png

146379_2nh%C3%B4t_1.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chỗ độ nhám mấy bề mặt không quan trọng, mình đã lặng bỏ đi rồi. Độ vuông góc... cũng vậy. Co nối này theo mình tìm hiểu là được dùng để lắp trong các hệ thống thủy lực. Cũng đúng là với chi tiết này lập QTCN cũng hơi xa thực tế.

Mình đã định được các nguyên công như sau:

+ Nguyên công 1: Gia công phay mặt đầu 1.

+ Nguyên công 2: Gia công phay mặt đáy 2.

+ Nguyên công 3: Gia công khoan + doa lỗ 3.

+ Nguyên công 4: Gia công phay mặt đầu 5.

+ Nguyên công 5: Gia công khoan + doa lỗ 4 .

+ Nguyên công 6: Gia công tiện ren trụ ngang.

+ Nguyên công 7: Gia công tiện ren côn trụ đứng.

 

 

 

 

 

 

146379_2332_5.png

 

 

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ở chỗ có mực xanh đó là thầy cho rằng giao của 2 mặt trụ là 1 đường bậc 4 (na ná như hình thầy ghi đè xanh đấy). nhưng mình nghĩ giao của 2 mặt trụ cùng đường kính phải là đường gấp khúc như mình đã vẽ chứ :(

 

Thầy ghi đè xanh là sai :) :) :) , vì hình chiếu giao tuyến  mặt trụ vuông góc với nhau là đường thẳng. Nó là đường con khi hai mặt trụ có kích thước khác nhau.

 

chỗ độ nhám mấy bề mặt không quan trọng, mình đã lặng bỏ đi rồi. Độ vuông góc... cũng vậy. Co nối này theo mình tìm hiểu là được dùng để lắp trong các hệ thống thủy lực. Cũng đúng là với chi tiết này lập QTCN cũng hơi xa thực tế.

Mình đã định được các nguyên công như sau:

+ Nguyên công 1: Gia công phay mặt đầu 1.

+ Nguyên công 2: Gia công phay mặt đáy 2.

+ Nguyên công 3: Gia công khoan + doa lỗ 3.

+ Nguyên công 4: Gia công phay mặt đầu 5.

+ Nguyên công 5: Gia công khoan + doa lỗ 4 .

+ Nguyên công 6: Gia công tiện ren trụ ngang.

+ Nguyên công 7: Gia công tiện ren côn trụ đứng.

 

 

 

 

 

 

146379_2332_5.png

 

1/ Nó là cút chịu lực đùng trong các hệ thống thủy lực là đúng rồi!

Cho độ vuông góc giữa mặt A và mặt có độ nhẵn Ra=2.5  ≤0.016  thì khủng bố quá :) :) :) . (Giả sử anh dùng mặt có Ra= 2.5 làm mặt chuẩn để gia công ... thì cũng chỉ nên cho ≤ 0.1 -:-0.2 là được !

Trên hình vẽ chỉ có hai lỗ giao nhau, sao anh trong quy trình anh lại ghi lúc NC III : Khoan + Doa 3 lỗ và NC V: Khoan + Doa 4 lỗ?????

2/ Về quy trình công nghệ:

Việc anh dùng mặt có Ra= 2.5  và lỗ Φ24 có dung sai và độ nhẵn để làm chuẩn.... giá thành sẽ cao vòi vọi  và không thực tế ở chỗ muốn tạo lỗ làm chuẩn định vị bắt buộc phải gia công lỗ theo miền dung sai H7 (khoan + Khoét + Doa)

Chốt lại phương án công nghệ của anh không ổn >>> cần xem  lại về các nguyên tắc chọn chuẩn thô và tinh...

Chốt lại : Muốn gì thì muốn,  quy trình công nghệ của anh đưa ra phải đảm bảo tính KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT, nghĩa là sản phẩm chế tạo ra phải lắp đặt được vào hệ thống máy thủy lực và giá thành phải rẻ thì mới có thể cạnh tranh với  thị trường được!

Làm đồ án chỉ để cho thầy giáo xem thì chẳng có ý nghĩa gì!!!! :) :) :)

P/s: Cần nhớ là trên thế gian này chỉ có thép 45 không có thép C45

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×