Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
vanhoang123

Xin Giúp Đồ Án Chế Tạo Máy Ạ

Các bài được khuyến nghị

mọi người cho em hỏi em gá chi tiết như thế này khi khoan liệu có bị xoay không ạ ?http://www.cadviet.com/upfiles/5/147205_hhn_1.dwg

 

Gợi ý:

Khi khoan chi tiết gia công sẽ chịu hai lực Pz và Po:

1/ Lực tiếp tuyến Pz  do  mũi khoan phân bố trên hai lưỡi cắt tạo thành ngẫu lực  sẽ làm  cho chi tiết gia công xoay quanh tâm mũi khoan

Điều kiện cần và đủ để chi tiết không bị xoay là  là mô men cản sinh ra do bu lông kẹp phải lớn hơn mô men do lực tiếp tuyến gây ra

Lập và giải phương trình mô mem:   M cản = 1.5 Mxoay  1.5 là hệ số an toàn đảm bảo để kẹp chặt)  >>> tính ra lực  kẹp phôi bằng bu lông :  Qk1 (1)

2/ Lực chiều trục Po do mũi khoan gây ra, sẽ làm chi tiết bị lật tại tại điểm lật nằm trên đường đường kính lớn nhất của chi tiết gia công tại vị trí tiếp xúc với bề mặt định vị.

Điều kiện cần và đủ để chi tiết không bị lật  là  là mô men chống lật phải ra do bu lông kẹp phải lớn hơn mô men do lực chiều trục gây ra

Lập và giải phương trình mô men:  Mchống lật = 1.5 Mlật >>> Tính ra được kẹp phôi bằng bu lông Qk2 (2)

 

Từ (1) và (2) >>>lực kẹp cần thiết là Qk = Qk1 + Qk2  . Biết được Q kẹp ,dễ dàng tính ra được đường kính bu lông kẹp

Anh phải tự tính QKẹp thôi, nếu Từ Qkẹp anh không tính ra được đường kính bu lông, em sẽ góp ý tiếp! :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em tính lực kẹp như thế này có được không anh ?

http://www.cadviet.com/upfiles/5/147205_hoi_w.doc

 

Anh nên nhớ là mục tiêu cuối cùng là tính được lực kẹp cần thiết Q . Từ Q tính ra đường kính bu lông kẹp!

Cách tính của anh theo kiểu râu  ông nọ cắm cằm bà kia...cách trình bầy lời giải không rõ ràng mạch lạc khó hiểu, khiến em không dám khẳng định là anh tính đúng hay sai??? :)  :)  :)

Chỉ có chi tiết to và nặng  thì khi khoan mũi khoan nhỏ mới không phải kẹp chặt! Chi tiết của anh nhỏ bé xinh xinh như thế mà  anh kết luận : "Ta có : Fms´100 +Q´39 ³ M ó604.59´100+2418.36 ´39=154775 (N) > 77366 =>chi tiết không bị xê dịch khi gia công. " là hơi bị vô lý (!?!?)

Chốt lại anh đọc kỹ bài hướng dẫn của em trong bài viết số #2 rồi kiểm tra lại phần tính toán xem sao???

39678_untitled_9.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mà công thức này ở sổ tay tập mấy thế ạ ?

 

:) :) :) Vì lười không mở sách ra chụp ảnh,  nên em đã tìm kiếm công thức đó trên mạng rồi vội gửi cho anh

Em quen dùng cuốn Sổ tay công nghệ chế tạo máy của tác giả: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Đình Thuyên, Nguyễn  Ngọc Thư, Hà Văn Vui:

39678_aaaaaav_1.png

Sổ tay thiết kế cơ khí:

39678_qa12_1.png

39678_aaq_1.png

 

Chỉ cần dòm dòng chữ của anh "+ Do Po sinh ra: M1 = Po*30 = 2576.25*30 = 77280 (N.mm)." Em có thể kết luận là anh đã tính sai !

Điểm có thể bị lật do kẹp không chặt là A. Chiều dài cánh tay đòn của mon men gây lật là 18.6 chứ đâu phải là 30???. Tương tự chiều dài cách tay đòn của mon men chống lật là 58 cũng không thấy có mặt trong công thức tính toán của anh!????

Chốt lại anh phải đọc kỹ lại bài viết của em rồi tính lại:

 

Gợi ý:

Khi khoan chi tiết gia công sẽ chịu hai lực Pz và Po:

1/ Lực tiếp tuyến Pz  do  mũi khoan phân bố trên hai lưỡi cắt tạo thành ngẫu lực  sẽ làm  cho chi tiết gia công xoay quanh tâm mũi khoan

Điều kiện cần và đủ để chi tiết không bị xoay là  là mô men cản sinh ra do bu lông kẹp phải lớn hơn mô men do lực tiếp tuyến gây ra

Lập và giải phương trình mô mem:   M cản = 1.5 Mxoay  (1.5 là hệ số an toàn đảm bảo để kẹp chặt)  >>> tính ra lực  kẹp phôi bằng bu lông :  Qk1 (1)

2/ Lực chiều trục Po do mũi khoan gây ra, sẽ làm chi tiết bị lật tại tại điểm lật nằm trên đường đường kính lớn nhất của chi tiết gia công tại vị trí tiếp xúc với bề mặt định vị.

Điều kiện cần và đủ để chi tiết không bị lật  là mô men chống lật  do bu lông kẹp tạo ra  phải lớn hơn mô men do lực chiều trục gây ra

Lập và giải phương trình mô men:  Mchống lật = 1.5 Mlật >>> Tính ra được kẹp phôi bằng bu lông Qk2 (2)

 

Từ (1) và (2) >>>lực kẹp cần thiết là Qk = Qk1 + Qk2  . Biết được Q kẹp ,dễ dàng tính ra được đường kính bu lông kẹp

Anh phải tự tính QKẹp thôi, nếu Từ Qkẹp anh không tính ra được đường kính bu lông, em sẽ góp ý tiếp! :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×