Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
ssg

Bản tin CadViet Utility

Các bài được khuyến nghị

Gần 03 năm kể từ ngày bác ssg lập ra Topic này đến nay vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều thành viên Cadviet.

 

Offline cadviet 2009, tôi vẫn nhớ mãi câu nói của duongsatdn “Phải làm sao để khi mở bất kỳ bản vẽ Cad nào, dù ở đâu thì chúng ta cũng biết rằng có dấu ấn Cadviet trong đó”

 

Dự án Cadviet Utility (Tiêu chuẩn Cadviet) đến nay vẫn chưa làm được điều đó và có vẻ như sắp trở thành “nàng công chúa ngủ trong rừng”.

 

Theo ý tôi, có lẽ Cadviet nên Tổ chức “Đại hội võ lâm” để:

- Tổng kết đánh giá các công việc đã làm

- Thu nạp thành viên mới vào Bộ máy nhân sự.

- Tiếp thu ý kiến đóng góp của thành viên hoặc định hướng để các thành viên bày tỏ ý kiến.

- Xây dựng Kế hoạch hành động 2010

 

Chúc thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Gần 03 năm kể từ ngày bác ssg lập ra Topic này đến nay vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều thành viên Cadviet.

 

Offline cadviet 2009, tôi vẫn nhớ mãi câu nói của duongsatdn “Phải làm sao để khi mở bất kỳ bản vẽ Cad nào, dù ở đâu thì chúng ta cũng biết rằng có dấu ấn Cadviet trong đó”

 

Dự án Cadviet Utility (Tiêu chuẩn Cadviet) đến nay vẫn chưa làm được điều đó và có vẻ như sắp trở thành “nàng công chúa ngủ trong rừng”.

 

Theo ý tôi, có lẽ Cadviet nên Tổ chức “Đại hội võ lâm” để:

- Tổng kết đánh giá các công việc đã làm

- Thu nạp thành viên mới vào Bộ máy nhân sự.

- Tiếp thu ý kiến đóng góp của thành viên hoặc định hướng để các thành viên bày tỏ ý kiến.

- Xây dựng Kế hoạch hành động 2010

 

Chúc thành công!

Vậy heo bạn thế nào là bản vẽ thể hiện cá tính . cá tính khi hòan thành bản vẽ chỉ có 2 cái đó là mỹ thuật trong bản vẽ để người khác dễ đọc dễ hiểu và chất lượng bản vẽ chính xác để dễ dàng thi công .

Còn theo mình Cadviet thể hiện kĩ thuật sử dụng cad , Cadviet giúp ta hiểu rõ về tính năng mà cad có mà ta chưa biết .

Còn dấu ấn khi nhìn một bản vẽ là thấy có dấu ấn cadviet trong đó thì chỉ có cách thể hiện bản vẽ .

Có lẽ tạo một chuẩn về thể hiện bản vẽ kiến trúc , nội thất , điện , nước , đường , cơ khí ...... thì khi đó bạn mở 1 bản vẽ nào đó bạn sẽ thấy dấu ấn Cadviet trong đó .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vậy heo bạn thế nào là bản vẽ thể hiện cá tính . cá tính khi hòan thành bản vẽ chỉ có 2 cái đó là mỹ thuật trong bản vẽ để người khác dễ đọc dễ hiểu và chất lượng bản vẽ chính xác để dễ dàng thi công .

Bạn tự hỏi rồi tự trả lời. Đó là quan điểm cá nhân của bạn. Ở đây tôi muốn nói đến "dấu ấn chung". Nên nhớ dấu ấn khác cá tính

 

Còn theo mình Cadviet thể hiện kĩ thuật sử dụng cad , Cadviet giúp ta hiểu rõ về tính năng mà cad có mà ta chưa biết .

 

Cái này cũng chỉ là cảm nghĩ của riêng bạn mà thôi, có lẽ đúng với phần đông các thành viên.

Và bác Hoành có thể nở một nụ cười mãn nguyện vì có một thành viên như bạn!

 

Còn dấu ấn khi nhìn một bản vẽ là thấy có dấu ấn cadviet trong đó thì chỉ có cách thể hiện bản vẽ .

Có lẽ tạo một chuẩn về thể hiện bản vẽ kiến trúc , nội thất , điện , nước , đường , cơ khí ...... thì khi đó bạn mở 1 bản vẽ nào đó bạn sẽ thấy dấu ấn Cadviet trong đó .

 

Hầu như công ty nào cũng cố gắng tạo chuẩn bản vẽ cho mình cả. Nhưng Cadviet không thể ép buộc mọi người làm điều đó.

Cho nên "dấu ấn" ở đây theo cách của bạn sẽ không khả thi chút nào.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn tự hỏi rồi tự trả lời. Đó là quan điểm cá nhân của bạn. Ở đây tôi muốn nói đến "dấu ấn chung". Nên nhớ dấu ấn khác cá tính

Cái này cũng chỉ là cảm nghĩ của riêng bạn mà thôi, có lẽ đúng với phần đông các thành viên.

Và bác Hoành có thể nở một nụ cười mãn nguyện vì có một thành viên như bạn!

Hầu như công ty nào cũng cố gắng tạo chuẩn bản vẽ cho mình cả. Nhưng Cadviet không thể ép buộc mọi người làm điều đó.

Cho nên "dấu ấn" ở đây theo cách của bạn sẽ không khả thi chút nào.

Hơ hơ . Lại tự đưa mình vào ngõ cụt rồi .

Bạn có nghĩ khó khăn mà chúng ta vẫn làm được không ?

Làm mới biết là thành công hay thất bại .

Không làm là luôn luôn thất bại .

Có lẽ đó mới là suy nghĩ của chính mình .

Hy vọng .......!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hơ hơ . Lại tự đưa mình vào ngõ cụt rồi .

Bạn có nghĩ khó khăn mà chúng ta vẫn làm được không ?

Làm mới biết là thành công hay thất bại .

Không làm là luôn luôn thất bại .

Có lẽ đó mới là suy nghĩ của chính mình .

Hy vọng .......!

 

Quyết tâm như vậy là rất tốt. Tôi cổ vũ tinh thần này

Ý của tôi là bạn nên cân nhắc thêm về ý tưởng trước khi bắt tay thực hiện

 

Việc xây dựng chuẩn bản vẽ cho các bộ môn là một ý tưởng không mới

Và nếu có xây dựng xong thì khó có thể khuyến khích cả cộng đồng Cadviet cùng thực hiện

Ngay cả dự án Cadviet Utility đầy tâm huyết của các cao thủ cạo gội của diễn đàn hiện nay cũng đang ở trong tình trạng "án binh bất động"

 

Nếu Cadviet Utility cứ lao vào Autolisp và hy vọng sẽ để lại dấu ấn thì hơi khó khả thi

Suy cho cùng người dùng sử dụng Lisp để thao tác và sau đó chẳng để lại dấu vết gì cụ thể trong bản vẽ của họ cả.

Điều chúng ta cần là những gì cụ thể hơn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hơ hơ . Lại tự đưa mình vào ngõ cụt rồi .

Bạn có nghĩ khó khăn mà chúng ta vẫn làm được không ?

Làm mới biết là thành công hay thất bại .

Không làm là luôn luôn thất bại .

Có lẽ đó mới là suy nghĩ của chính mình .

Hy vọng .......!

Và có những cái không làm mà cũng đã biết rằng không bao giờ làm được rồi

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hơ hơ . Lại tự đưa mình vào ngõ cụt rồi .

Bạn có nghĩ khó khăn mà chúng ta vẫn làm được không ?

Làm mới biết là thành công hay thất bại .

Không làm là luôn luôn thất bại .

Có lẽ đó mới là suy nghĩ của chính mình .

Hy vọng .......!

Hãy thực tế khi đưa ra một ví dụ . Uốn lưỡi 7 lần khi nói còn nếu bạn viết .... thôi thì uốn cái ngón tay 7 lần khi gõ bàn phím vậy .

HAPPY LUNNAR NEW YEAR !

Trước khi làm việc gì người ta cũng phải suy xét. Lấy vợ cũng vậy, phải biết tự biết khả năng mình có khả năng lấy được hoa hậu hay hay không. Vội vã không suy xét quyết đoán đưa ra lời cầu hôn sẽ nhận được câu nói chân thành " đũa mốc chòi mâm son"

 

"Làm mới biết là thành công hay thất bại . " ý tưởng của anh rất hay, anh đừng giấu bí kíp, hãy chia sẻ kinh nghiệm đưa ra một ví dụ về những thành công của anh để mọi người cùng học tập!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hầu như công ty nào cũng cố gắng tạo chuẩn bản vẽ cho mình cả. Nhưng Cadviet không thể ép buộc mọi người làm điều đó.

Cho nên "dấu ấn" ở đây theo cách của bạn sẽ không khả thi chút nào.

Nó chỉ khả thi khi tên người vẽ được mở thêm một cái dấu ngoặc: Người vẽ : TRINH( CADVIET.COM)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin lấy 1 câu của nước ngoài:

 

If you think you can, you can

If you think you can not, you are right

 

Có rất nhiều câu chuyện về việc tất cả mọi người thấy "không làm được" nhưng vẫn có 1 số ít người thực hiện và kết quả là "làm được".

 

Câu chuyện về Edison:

 

Hỏi: Điều gì khiến anh có thể thực hiện được điều đó?

Trả lời: Vì tôi có 10000 chưa thành công. Và lần này là lần 10001.

 

Bản thân Trang: Nothing Impossible

"không làm được' với "chưa thành công" khác nhau về bản chất.

'Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn" cả thế giới cùng thuận vợ thuận chồng, có tát cạn bể không?

Một kiến trúc sư vô danh một năm có thể chế tác ra một bài thơ dở. Thử hỏi một nhà thơ nổi tiếng một năm có thể vẽ chế tác được một bản vẽ kiến trúc tồi không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Không làm được và chưa thành công khác nhau là do mỗi người suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó.

 

Nếu thuận vợ thuận chồng thì việc tát cạn bể là có thể làm được.

Mỗi ngưởi có điểm yếu điểm mạnh khác nhau. Đã có điểm yếu phải chấp nhận điểm yếu phát huy điểm mạnh của chính mình, đừng bao giờ bắt chước thế mạnh của người khác. Là gà phải biết chấp nhận kiếm ăn trên cạn, khai thác hết tiềm năng trên cạn, đừng hão huyền lội nước bơi theo loài vịt!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nếu đã chiếm hết thị phần trên cạn thì tất nhiên phải xuống nước chinh phục tiếp.

Anh là người rất cá tính, em tin anh sẽ vượt qua được 10000000000 lần thất bại để thành công ở lần 1000000001. Trên cạn sẽ hết thị phần anh đã có chiến lược dài hơi gì để đi tắt đón đầu xuống nước chinh phục.

Chúc anh thành công và sớm đạt được mơ ước của mình, chúc anh vui vẻ quanh năm.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Không làm được và chưa thành công khác nhau là do mỗi người suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó.

 

Nếu thuận vợ thuận chồng thì việc tát cạn bể là có thể làm được.

Nói thì có vẻ hay lắm nhưng làm thì........"lực bất tòng tâm"

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nói thì có vẻ hay lắm nhưng làm thì........"lực bất tòng tâm"

 

Muốn làm được việc lớn phải đồng tâm hiệp lực, trong gia đình thuận vợ thuận chồng, trong công ty trên bảo dưới phải nghe. Nếu trên bảo là dưới không làm sẽ thất bại.

Kết luận: phải thuận vợ thuận chồng, trên bảo dưới phải nghe là điều kiện thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Làm... là làm gì? :undecided: và như thế nào là "Lực bất tòng tâm"? :undecided:

Là làm cái công viêc tát nước. Hai vợ chồng tát nước cả đời nước biển chưa cạn thì đã già không còn sức tát nữa được gọi là lực bất tòng tâm hay nói văn hoá hơn là đại bại, đại thất bại.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chưa thành công ở lần thứ 10000000000 và thành công ở lần 1000000001. Chưa thành công chứ không phải thất bại.

 

Chưa thành công: Chưa đạt được nhưng tiếp tục.

 

Thất bại: Chưa đạt được và dừng lại.

 

Một người suốt đời phấn đấu ước mơ làm một cái gì đó để đời như phấn đấu đoạt giải Nôben. Biết thất bại là chưa đạt được và dừng lại là biết nghĩ. Chỉ sợ người đó có tham vọng đem cái bí quyết của thất bại với hy vọng thất bại là mẹ đẻ của thành công truyền lại cho con cháu, làm khổ con khổ cháu.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
:undecided: :undecided: :undecided: Thuận vợ thuận chồng tát biến đông cũng cạn.

Suy ra trên thế giới không có cặp vợ chồng nào được thuận vợ thuận chồng

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thấy các bác chấp nhau quá! Việc cần bàn thì chẳng bàn, việc nói thì chẳng nói, có giao lưu thì cũng vừa phải thôi, xa đà quá làm loãng của topic. Mình thấy đấy cũng là cái tính xấu đó ( Mình đi làm lâu rồi thấy cái cảnh này diễn ra nhiều quá, dẫn đến sự hợp tác với nhau khi làm việc là rất khó và cũng là 1 phần tính xấu của người Việt Nam, anh em ở đây cũng đông và có tri thức nên rút kinh nghiệm, mặc dù đọc thì thấy cũng vui vui đây là cảm nghĩ của mình thôi ).

Hy vọng mọi người chung tay xây dựng Cadviet.com ngày càng LỚN MẠNH bằng những cái ý nho nhỏ chất lượng của các bạn đã đóng góp.

Hey ủng hộ nhé! :1...2...3: :D :D :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mỗi người 1 quan điểm, không nên bàn và bảo vệ quan điểm mỗi người. Thay vì ngồi tán dóc, hãy thử xem sao?

Thấy có bài mới một mừng hóa ra toàn cải nhau mà cả mod cũng tham gia nửa thiệt thất vọng quá. Mod nào quản topic này đề nghị del các bài không liên quan đi (kể cả bài này)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thấy các bác chấp nhau quá! Việc cần bàn thì chẳng bàn, việc nói thì chẳng nói, có giao lưu thì cũng vừa phải thôi, xa đà quá làm loãng của topic. Mình thấy đấy cũng là cái tính xấu đó ( Mình đi làm lâu rồi thấy cái cảnh này diễn ra nhiều quá, dẫn đến sự hợp tác với nhau khi làm việc là rất khó và cũng là 1 phần tính xấu của người Việt Nam, anh em ở đây cũng đông và có tri thức nên rút kinh nghiệm, mặc dù đọc thì thấy cũng vui vui đây là cảm nghĩ của mình thôi ).

Hy vọng mọi người chung tay xây dựng Cadviet.com ngày càng LỚN MẠNH bằng những cái ý nho nhỏ chất lượng của các bạn đã đóng góp.

Hey ủng hộ nhé! :1...2...3: :undecided: :blink: :blink:

Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

Dương Trung Quốc

Tiền Phong

Không biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương.

Dường như có sự liên tưởng cho rằng sự dũng cảm nhìn nhận ra những yếu kém sẽ mang lại sức vươn lên mạnh mẽ cho một dân tộc. Nhưng cũng chưa ai chứng minh được mối liên hệ giữa sách của Bá Dương và thực tiễn cải cách thành công của nước Trung hoa mới.

Người ta cũng từng nhắc đến Lỗ Tấn cách đây cả thế kỷ cũng đã từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước...

Cũng không hẳn như anh Thúy Toàn cho rằng “Người Việt Nam bắt đầu dám nói”. Người Việt Nam thế hệ chúng ta thì có thể, chứ các bậc tiền bối thì không hẳn. Do vậy cái đáng tự vấn chính là thế hệ chúng ta chứ không phải là “Người Việt chúng ta".

Những công bố gần đây của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn lục tìm trong sách báo cũ cho thấy, người Việt Nam ta đâu phải không biết tự phán. Ngay trong thời cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, cũng đáng là hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự tay viết sách tự phê bình đường lối chính trị của mình. Tác giả “Tự phán” là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu, còn “Tự chỉ trích” là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ...

Nhưng tự phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) ở đầu thế kỷ XX mà năm nay chúng ta sẽ kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông.

Khi còn bỉnh bút cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kỳ “Đăng cổ tùng báo” (1907) Nguyễn Văn Vĩnh dưới bút danh giả nữ là Đào Thị Loan, ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc...

Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương Tạp chí” trong 2 năm 1913 và 1914, ông mở một chuyên mục mang tên là “Xét tật mình” lấy cảm hứng từ một câu của văn hào Pháp Emile Zola: “Nói hết, để biết hết, để chữa hết” (Tout dire pour tout connaitre, pour tout guérir) và giải thích thêm rằng: “Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện”.

Bằng một ngòi bút trào lộng sắc cạnh, Nguyễn Văn Vĩnh đã bàn tiếp đến nhiều thói hư tật xấu thường thấy ở người nước ta như tính ỷ lại, tính ăn gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng, tính bán tín bán nghi, thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo, tính cơ hội đục nước béo cò, thói “gì cũng cười”, tệ cờ bạc v.v...

Cách viết tự trào và tự phán ấy sau này còn được tờ “Phong Hóa”, “Ngày Nay” tiếp tục bằng ngôn ngữ trào lộng đề cập tới những vấn đề của cuộc sống. Đó là thời điểm của những biến chuyển quan trọng trong đời sống xã hội diễn ra trong quá trình đô thị hóa và phong trào “vui vẻ trẻ trung”. Đối tượng chính là những thói tệ thường thấy trong cơn chuyển đổi từ “người nhà quê” lên lớp thị dân, sự xuất hiện tính cách trọc phú trong lớp người mới giàu có... Đó là thời kỳ xuất hiện những nhân vật như Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách trong văn học, những Xã Xệ, Lý Toét, Nang Bạnh trong biếm họa của báo chí v.v...

Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hoá của đất nước cũng lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam như để góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước và bị lạc hậu. Những đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh... thật nghiêm khắc.

Các nhà hoạt động chính trị cũng không né tránh. Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can, Ngô Đức Kế...có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như tính sĩ diện, giấu dốt , thích làm quan của người mình (qua báo “Thanh niên”) v.v...

Như vậy là việc dám nhìn vào gương để tự soi mình, vạch ra những thói hư tật xấu để phê phán và khắc phục đâu phải là chưa từng có ở ta. Tự phê phán đã từng được coi là một vũ khí để tu thân...

Công cuộc Đổi mới được khởi động bằng nguyên lý: “Hãy nhìn thẳng vào sự thật” hoàn toàn phù hợp với tinh thần tự phê phán, tự chỉ trích mà chuyên mục này của báo Tiền phong đang đề cập tới. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề là phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người, cũng như mỗi dân tộc, tranh phiến diện và tuyệt đối hóa.

 

Tôi lại nhớ đến nỗi băn khoăn của cố Viện trưởng Viện Sử học Nguyễn Hồng Phong. Ông thăm nước Đức và nói lên nỗi bàng hoàng khi tham quan di tích một trại tập trung của Đức quốc xã. Điều làm ông bàng hoàng hơn cả không phải là sự chết chóc thảm khốc của những tù nhân Do Thái mà lại chính là vẻ mặt trí thức và khả ái của những viên trùm chỉ huy các trại tập trung ấy. Thật là nghịch lý, một dân tộc sản sinh ra những thiên tài của sự nhân ái như Goeth hay Beethoven lại có những người đồng bào khát máu như vậy?!...

 

Vì vậy khi nói về một sự khác biệt trong tính cách của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng ta có thể nói về một số tính trội hay những tiềm năng mang các khuynh hướng khác nhau chứ không nên hiểu như những hằng số phản ảnh một tính cách tuyệt đối, bất di bất dịch.

Từ những câu chuyện ấy, suy cho rộng ra thì phải trở về cái nguyên lý “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Những cái xấu, những cái đi ngược lại với thiện tính của con người không thuộc về tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong những hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái thiện căn của mình. Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng đồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ “giáo dục” như bài thơ “Nửa đêm” (Dạ bán) của Cụ Hồ”:

“Ngủ thời ai cũng hiền lương

Tỉnh ra mới rạch hai phương dữ lành

Dữ lành bá tánh trời sanh

Thường do giáo dục mà thành thói quen”

(Bản dịch của Quách Tấn)

Nguồn: Tiền Phong

 

 

@ anh ketui : tranh luận khác với cãi nhau, tranh luận và cãi nhau cũng là một bộ phận không thể thiếu được cuộc sống. Tranh luận cãi nhau để thống nhất các mặt đối lập để mọi người hiểu biết nhau hơn, thông cảm với nhau hơn chứ có béo bở gì đâu!

Hy vọng mọi người chung tay xây dựng Cadviet.com ngày càng LỚN MẠNH bằng những cái ý nho nhỏ chất lượng của các bạn đã đóng góp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×