Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
lannguyen0401

Tại sao đa số người đi làm "nhảy việc" vào cuối năm?

Các bài được khuyến nghị

Rất nhiều người đi làm lựa chọn thay đổi công việc vào thời điểm cuối năm, nhưng tại sao lại như vậy, có nên nhảy việc vào cuối năm hay không ?

 

#01 – Thay đổi công việc vào cuối năm dễ tạo nên cú hích lớn cho sự nghiệp

Mức độ gay gắt trong việc xét tuyển ứng viên thời điểm cuối năm rõ ràng đã “giảm nhiệt” vì tình trạng khan hiếm nhân sự nên cơ hội để bạn lựa chọn nghề nghiệp như mơ ước trở nên khả thi hơn rất nhiều do không phải quá nỗ lực cạnh tranh với các ứng viên khác như trong những thời điểm còn lại trong năm.

 

#02 – Khoản thưởng cuối năm có thể được thay thế bằng thưởng đầu vào

Bộ phận nhân sự của các công ty, đặc biệt là những công ty lớn đều hiểu rất rõ tâm lý không muốn chuyển việc vì chờ nhận thưởng cuối năm của ứng viên. Vì vậy họ luôn chuẩn bị những chính sách tạm gọi là đền bù lại việc mất đi khoản thưởng này để có thể thu hút ứng viên.

Một trong những chính sách nổi bật nhất chính là áp dụng thưởng đầu vào (Sign-on Bonus) khi ứng viên đồng ý gia nhập công ty đúng thời hạn. Khoản thưởng này thông thường không bao giờ thấp hơn thưởng cuối năm hoặc thậm chí có phần nhỉnh hơn đôi chút.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy rằng nếu một công ty khác quyết tâm “lôi kéo” bạn về làm việc nghĩa là vị trí đó thật sự cần đến bạn, giá trị của bản thân bạn giờ đây không chỉ còn quy ra tiền bạc như lương thưởng phúc lợi mà còn là những lộ trình nghề nghiệp cùng cơ hội thăng tiến hấp dẫn mà bạn hoàn toàn có thể mong chờ trong tương lai tại nơi làm việc mới.Dù không có điều gì là chắc chắn tuyệt đối, đây cũng là một trong những yếu tố bạn nên cân nhắc kỹ càng khi quyết định nhảy việc.

#03 - Tiền thưởng cuối năm giảm, dự định cắt giảm nhân sự sau Tết

Mục tiêu đi làm đến cuối năm đó là “tiền thưởng”, nhưng khi mục tiêu đó bị cắt giảm hoặc không tương thích với những gì bạn bỏ ra cả năm. Bạn nghe phong phanh công ty lại có dự định cắt giảm nhân sự sau Tết. Thì không có gì ngạc nhiên khi bạn cân nhắc tìm kiếm cho mình một công việc khác. 

Bạn nên tính kỹ bài toán đánh đổi giữa tiền thưởng với thu nhập tương lai, vì bạn sẽ không biết chắc liệu “mớ bòng bong” hiện tại có được giải quyết thuận lợi khi sang năm hay không. Tiếp nữa, tình hình tuyển dụng đầu năm khắc nghiệt sẽ khiến cơ hội của bạn bị thu hẹp hơn so với thời điểm “nhạy cảm” này.

 

#4 - Giấc mơ sự nghiệp đến vào phút cuối

Trái ngược với tình cảnh trên, bạn đang có một công việc ổn định và dự gom góp khoản “kha khá” tiền thưởng cuối năm. Tuy nhiên, công ty hằng “mơ ước” của bạn đã gọi điện và chính thức đặt lời mời phỏng vấn.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì có những dự án được “thầu” thành công vào mùa cuối năm nên doanh nghiệp đột ngột tăng nhân sự để bảo đảm tiến độ. Và với “lời hứa hẹn” về lương, thưởng thêm, vị trí công tác thì sẽ khiến bạn “đứng ngồi không yên” giữa hai lựa chọn.

Sẽ chẳng thể cam đoan rằng quyết định nào là đúng hoặc sai, vì đây là lựa chọn lý tính giữa lợi ích ngắn hạn và cảm tính lý tưởng tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đảm bảo cân bằng được cuộc sống hiện tại để theo đuổi “giấc mơ” thì nên thử một lần xem sao!

 

#5 - Công việc hiện tại ít phúc lợi, đơn điệu, làm cũng như không!

Đơn điệu, thiếu tiềm năng, ít phúc lợi - nếu đó là những cụm từ mô tả về tình trạng công việc của bạn hiện tại, thì tìm công việc mới nên được chú ý quan tâm sớm nhất. Bởi nếu mất một lựa chọn thuần tính “nghĩa vụ” thì sẽ không là vấn đề quá to tát. Tuy nhiên, trước khi quyết định vứt sự buồn chán và nhảy sang việc mới thì bạn nên “cân đo đong đếm” tình hình tài chính cuối năm bởi việc làm mới sẽ không phải là “cứu cánh” cả về tinh thần lẫn vật chất.

Trường hợp này thì khía cạnh “tài chính” là mắt xích quan trọng nhất. Bởi bạn sẽ chẳng thể tin rằng liệu công việc mới có phù hợp không, hay là rơi vào tình trạng “mất cả chì lẫn chày”. Do đó, nếu bạn không chắc về mọi thứ thì “nằm gai nếm mật” là khả dĩ hơn so với nhảy việc vào thời điểm cuối năm

(Bài viết sưu tầm từ CareerBuilder & NIC HR)

 

Trên đây là 5 trong số các nguyên nhân thường gặp khiến cho người đi làm cân nhắc chuyện nhảy việc. Bạn có muốn thêm nguyên nhân nào vào danh sách trên không

 






 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×