Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
buimanhxd

[Hỏi] Hàm ssget trong Autolisp

Các bài được khuyến nghị

Tham khảo : Lisp chọn các đối tượng cùng màu

hay : Lisp chọn các đối tượng theo màu hay linetype

link :

- Viết lisp theo yêu cầu [phần 2] # 6

- Viết lisp theo yêu cầu [phần 2] #8

Vì thớt bác cho em link bên kia Close mất rồi nên em mạn phép

Xin bác Bach viết tiếp LISP chọn đối tượng theo :

- Theo kiểu Hatch : lọc theo Hacth Style , VD: chọn tất cả hacth BêTông ko cần biết nằm trong Layer nào để hiệu chỉnh , nếu có thêm tùy chọn lọc theo Scale của cùng 1 kiểu hatch nữa thì tốt quá

- Theo Dim : lọc theo Dim Style , thêm lọc theo kiểu cùng 1 Dim nhưng Scale factor khác nhau , lọc các DIM có Scale factor = 1 , lọc các DIM có Scale factor # 1 , lọc các DIM có Scale factor = một số do user nhập vào hoặc chọn Dim mẫu trên bản vẽ

- Theo Style của Text & MText : Lọc theo Style , thêm lọc theo chiều cao của cùng 1 Style

- Theo Layer : dùng để hiện tất cả các Layer đc chọn lên dù nằm trong Block , với GRIP giúp dễ nhận biết các Layer đc chọn trong Bản vẽ hơn , bởi có thể Layer đó cùng màu nhiều Layer khác , tất nhiên khi đó biến hệ thống tổng thể GRIPOBJLIMIT trong Option mặc định là 100 nên đưa lên mức cao hơn ( cao nhất là 32767)

- Theo Bock : dùng để hiện các Block cùng tên trong bản vẽ hay trong vùng chọn với GRIP cho dễ quan sát , thêm lọc phát hiện các Block có Scale mà scale theo 3 trục xyz không giống nhau

 

Trên là 1 số công dụng LISP mà em mong muốn nhưng trình độ có hạn nên mong các bác Bach cùng các bác cao thủ lisper ra tay . Ý tưởng về công dụng trên có gì dở hơi xin các bác cứ phang luôn :D

Xin cảm ơn rất nhiều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

...

Ý tưởng về công dụng trên có gì dở hơi xin các bác cứ phang luôn :D

...

Bạn mời phang thì phang: ý tưởng không dở hơi, nhưng tham lam quá nên hơi dở.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@NTD :

1- Nếu đã định học lisp thì yêu cầu 1 cái thôi, rồi vào Dxf trong help để tìm cái mình cần. Chứ như thế này bạn chẳng học được gì đâu

2- Bạn làm thế nào mà hiện được Grip Control 1 đối tượng trong Block ? Bạn thử làm thủ công xem nào

3- Các điều kiện lọc không nói rõ là chọn từ đối tượng mẫu hay nhập vào, rồi bạn lại ngồi phân tích lại như bài #21 à ?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@NTD : Bạn đọc những dòng sau, hi vọng sẽ trả lời và áp dụng được với những câu hỏi của bạn

 

1- SSget có thể chọn các đối tượng ngay bằng bộ lọc.

Trước tiên bạn bật Help về hàm ssget lên để đọc, và sẽ gặp khái niệm Filter List

 

- Bộ lọc đó là gì ? Là list các sub-list bao gồm : (dxf-id . Giá_trị) hoặc (cons dxf-id giá-trị)

Dxf là mã thuộc tính của đối tượng. Mỗi 1 đặc tính của đối tượng đều được gán vào 1 mã. Ví dụ, kiểu đối tượng mã 0, layer đối tượng mã 8, màu đối tượng mã 62.... Để tìm được thông tin các mã này bạn phải vào Help của CAD để tìm đọc

Khi gán bộ lọc này vào hàm ssget, CAD sẽ chọn tất cả các đối tượng có tất cả các giá trị khớp với list bạn đưa.

 

+ Quay trở lại với yêu cầu đầu tiên : Chọn tất cả các Hatch có cùng kiểu Hatch, loại ANSI31, cùng tỉ lệ Scale 100

(defun c:1()(sssetfirst nil (ssget (list (cons 0 "HATCH")(cons 2 "ANSI31")(cons 41 100)))))

Ở đây mã 0 : kiểu đối tượng HATCH

Mã 2 : Pattern của Hatch : Đặt là kiểu "ANSI31" (string)

Mã 41 : Scale của Hatch : Đặt bằng 100 (Real)

 

* Áp dụng với chọn tất cả các Text,Mtext có kiểu chữ là "Standard"(7) :

(defun c:1()(sssetfirst nil (ssget (list (cons 0 "*TEXT")(cons 7 "Standard")))))

*

 

+ Ở trên bạn có hỏi muốn linh động 2 giá trị trên bằng cách đánh vào => Hãy thay thế các giá trị cố định đó bằng hàm lấy loại dữ liệu tương ứng

Với String : Hàm (getstring message)

Với Real : Hàm (getreal message)

 

=> Lisp 1 sẽ sửa thành :

(defun c:1a()(sssetfirst nil (ssget (list (cons 0 "HATCH")(cons 2 (getstring "\nLoai Hatch :"))(cons 41 (getreal "\nScale :"))))))

 

+ Tiếp nữa, bạn lại hỏi cách không muốn nhập bằng tay mà pick một đối tượng mẫu. Để làm được điều này bạn phải đọc về các hàm cdr, assoc, entget, car, entsel

Ở đây mình viết sẵn 1 hàm để lấy danh sách các mã DXF của đối tượng kick, bạn áp dụng trước đã, sau này bạn tìm hiểu sau :

(defun getDxfs(lstId en)(vl-remove-if-not '(lambda(x)(vl-position (car x) lstId)) (entget en)))

* Áp dụng vào pick chọn các HATCH có cùng loại Hatch(2), Scale(41), Layer(8) với đối tượng Hatch mẫu :

(defun c:1b()(sssetfirst nil (ssget (getDxfs '(0 2 41 8)(car(entsel "\nDoi tuong mau :"))))))

 

* Áp dụng pick chọn các Block cùng tên(2) với Block mẫu :

(defun c:1c()(sssetfirst nil (ssget (getDxfs '(0 2 )(car(entsel "\nDoi tuong mau :"))))))

 

*Áp dụng pick chọn các đối tượng cùng layer(8) với đối tượng mẫu :

(defun c:1d()(sssetfirst nil (ssget (getDxfs '(8)(car(entsel "\nDoi tuong mau :"))))))

 

Với các ví dụ trên hi vọng bạn đã có thể tự làm lisp chọn đối tượng cho đa số trường hợp yêu cầu ở trên

 

Sang phần 2 : Một số yêu cầu lọc đối tượng mà điều kiện của nó bạn không thể tìm thấy ngay trong các mã DXF. Ví dụ yêu cầu cuối cùng, tìm các Block có scale xyz khác nhau. Không có mã này, nên điều bạn phải làm là chọn tất cả các Block trong vùng chọn, rồi kiểm tra. Thằng nào thỏa điều kiện thì giữ lại, thằng nào không thỏa thì bỏ ra khỏi tập chọn (giống như lisp bác ĐVH viết cho bạn)

Vì bạn chưa nghiên cứu Lisp nên thôi mình không trình bày, viết code tổng quát cho bạn áp dụng luôn, dần dà bạn thắc mắc thì nói tiếp

Có thể dùng ssadd và ssdel, nhưng ở đây mình dùng Visual Lisp => bạn phải có dòng (vl-load-com) đầu lisp.

Ngoài ra cũng lạm dụng luôn cả ACET, các hàm của Express trong CAD

 

- Đầu tiên : hàm lọc theo điều kiện hàm giữ và bỏ + hàm lấy dxf của 1 ename + hàm kiểm tra dxf có bằng yêu cầu không

(defun getss (typ fc_lay fc_bo / )
(sssetfirst nil
(acet-list-to-ss
 (vl-remove-if fc_bo
 (vl-remove-if-not
  fc_lay
  (acet-ss-to-list(ssget (list (cons 0 typ))))
 ))
)
)
)
(defun cdxf(id en)(cdr (assoc id (entget en))))
(defun isEq(id vl en)(eq (cdxf id en) vl))

=> Yêu cầu của bạn có thể viết thành :

(defun c:6();Chon cac Block k cung ti le xyz
(getss "INSERT"
 '=
 '(lambda(x)(= (cdxf 41 x)(cdxf 42 x)(cdxf 43 x)))
)
)

 

Hay yêu cầu về các Dimension có cùng tỉ lệ ScaleFactor bằng 1có thể viết thành :

(defun c:2()
(getss  "DIMENSION"
 '(lambda(x)(= (vlax-get (vlax-ename->vla-object x) 'LinearScaleFactor) 1))
 'not
)
)

 

- Câu hỏi cuối cùng : nếu không muốn chọn trong vùng chọn mà chọn tất cả đối tượng trên bản vẽ thì bạn thêm "x" vào sau chữ ssget ở tất cả các lisp

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ Doan Van Ha : em mới tập tẹo nên cũng ko biết nhưng yêu cầu đó là hơi nhiều trong 1 đoạn mã & tốn công sức thời gian của người viết , cứ nghĩ đơn giản có Lisp chọn theo Color rồi vù 1 cái các bác đã thêm chọn theo LineType cũng trong 1 lệnh

 

@ ketxu : Bác kextu thật quá pro , đã giỏi lại nhiệt tình chỉ bảo , em cảm động quá . Thấy bài viết trả lời của bác quá là công phu , tuy hiện giờ bác nói 10 em chưa hiểu hết 1 nhưng hiệu quả là em thấy có hướng đi để ngâm cứu rồi . Mấy lisp của bác viết cho em chưa test nhưng sẽ dùng làm mẫu nghiên cứu dần . Nhiều cái chưa biết quá , chài chài ,... Vạn sự khởi đầu nan gian nan bắt đầu ... nản :D . Hay là .... em tán bác thêm vài câu nữa bác viết nốt cho em độ ... vài chục cái idea nữa , cho nó nhanh khỏi nghiên cứu nọ kia , với trình EL của em mà nghiền ngẫm mấy trang Help của CAD bác chỉ cho có mà DaVitSiMân . Nói thế thôi dù gì em cũng rất hứng thứ nghiên cứu LISP , mong sau này sẽ hoc hỏi thêm thậm chí chia sẻ với các bác nhiều nhiều

 

PS: bác admin đừng Close thớt này sớm quá nhé , để em có thời gian DaVitSiMân xong còn có chỗ hỏi han về bộ lọc trong LISP

Xin cảm ơn mọi người

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Như em vừa nói ở trên em còn vài chục cái idea nữa chưa dám kể ra , nhưng có 1 idea em vừa lóe lên ko nói ra ko dc bởi nghe xong có bác sẽ bảo em mơ mộng quá , nhưng thực sự với khả năng của em thì 1 năm nữa ngâm cứu Lisp cũng chưa viết nổi nên đành viết ra yêu cầu ở đây :

 

Nội dung : Bản thân CAD cơ bản đã có lệnh Filter & QSELECT để lọc các đốii tượng trong bản vẽ rồi . Như vậy theo như bác ketxu nói " Dxf là mã thuộc tính của đối tượng. Mỗi 1 đặc tính của đối tượng đều được gán vào 1 mã " thì rõ ràng là 2 lệnh này phải lọc theo các mã Dxf rồi , chứ ko thì làm sao mà lọc đc ? Mong muốn của em là ... xuất đc đoạn mã lọc của 2 lệnh đó ra sau khi thực hiện lệnh Filter & QSELECT cơ bản ====> thành các Files , thành các đoạn văn bản để đưa vô Lisp mình sẽ làm . Như vậy sẽ đỡ.... tốn công viết bộ lọc trong lisp rất nhiều ===> bộ lọc khó đến mấy cũng viết đc , dài đến mấy nhiều bộ lọc đến mầy cũng nhanh hơn .

 

Idea trên có gì dở hơi quá mong các bác dù cười nhưng đừng ... mất hi vọng :D Nếu ko ai viết đc cũng ko sao đâu , chắc tại em mơ mộng cái phi thực tế quá thôi . Nhưng vẫn rất mong các bác cao thủ viết được cho em rút ngắn thời gian học về bộ lọc trong lisp :D

 

PS: mấy bác viết Lisp bằng trình soạn thảo gì mà chữ mầu xanh đỏ dễ quan sát các hàm thế , chắc ko phải như em viết bằng Notepad đấy chứ ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất tiếc là yêu cầu của bạn quá khó, vì nó là lệnh built-in của CAD, không xuất ra dữ liệu cho ta can thiệp

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hic ! Đến bác cũng còn bảo quá khó thì ai có cách giả quyết đc đây . Lẽ nào em phải đi gặp anh DaVitSiMân thật à ???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Như em vừa nói ở trên em còn vài chục cái idea nữa chưa dám kể ra , nhưng có 1 idea em vừa lóe lên ko nói ra ko dc bởi nghe xong có bác sẽ bảo em mơ mộng quá , nhưng thực sự với khả năng của em thì 1 năm nữa ngâm cứu Lisp cũng chưa viết nổi nên đành viết ra yêu cầu ở đây :

 

Nội dung : Bản thân CAD cơ bản đã có lệnh Filter & QSELECT để lọc các đốii tượng trong bản vẽ rồi . Như vậy theo như bác ketxu nói " Dxf là mã thuộc tính của đối tượng. Mỗi 1 đặc tính của đối tượng đều được gán vào 1 mã " thì rõ ràng là 2 lệnh này phải lọc theo các mã Dxf rồi , chứ ko thì làm sao mà lọc đc ? Mong muốn của em là ... xuất đc đoạn mã lọc của 2 lệnh đó ra sau khi thực hiện lệnh Filter & QSELECT cơ bản ====> thành các Files , thành các đoạn văn bản để đưa vô Lisp mình sẽ làm . Như vậy sẽ đỡ.... tốn công viết bộ lọc trong lisp rất nhiều ===> bộ lọc khó đến mấy cũng viết đc , dài đến mấy nhiều bộ lọc đến mầy cũng nhanh hơn .

 

Idea trên có gì dở hơi quá mong các bác dù cười nhưng đừng ... mất hi vọng :D Nếu ko ai viết đc cũng ko sao đâu , chắc tại em mơ mộng cái phi thực tế quá thôi . Nhưng vẫn rất mong các bác cao thủ viết được cho em rút ngắn thời gian học về bộ lọc trong lisp :D

 

PS: mấy bác viết Lisp bằng trình soạn thảo gì mà chữ mầu xanh đỏ dễ quan sát các hàm thế , chắc ko phải như em viết bằng Notepad đấy chứ ? -> Visual Lisp Editor (trong AutoCAD đánh lệnh VLIDE)

dùng lệnh filter / Qselect -> pickfirst selection

defun (C : XXX (pickfirst)) -> (ssget "X" '()) -> file

 

cách thì đại khái là như vậy, bạn nghiên cứu dc thì nghiên cứu còn ko thì nhờ các bạn trên này giúp cho, mình ko biết lisp :D

Good luck!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Visual Lisp Editor (trong AutoCAD đánh lệnh VLIDE)

Cảm ơn bác

 

 

defun (C : XXX (pickfirst)) -> (ssget "X" '()) -> file ..... bác cứ đùa , bác ketxu còn bó tay

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

defun (C : XXX (pickfirst)) -> (ssget "X" '()) -> file ..... bác cứ đùa , bác ketxu còn bó tay

 

CV rất nhiều người giỏi, bạn không nên nói thế. Cũng không nhất thiết dẫn chứng để khích tướng, vì nếu vấn đề hay và có ích, mọi người sẽ vọc

 

- Các option trong Qselect mình đã nói - là 1 lệnh không xuất dữ liệu, tuy nhiên nếu bạn bỏ 10 phút đọc phần 1 bài phân tích của mình thì việc dò dẫm xem qselect có xuất file coi như bỏ, vì nó thua xa vài dòng lisp của bạn (trong trường hợp dùng lisp nhé - thao tác bình thường lại rất cần qselect)

- Các lựa chọn trong filter, bạn tạo filter, lưu nó với 1 tên nào đó rồi copy dòng này vào commandline

(startapp "notepad.exe" (findfile "filter.nfl"))

Tại đây chú ý các dòng trong mục :ai_lisp|j của named filter list tương ứng, đó là list dxf bạn cần.

 

Đúc kết lại, hãy đọc bài bên trên, vì filter và qselect k thể power hơn được khi bạn cần kiểm tra những điều kiện giời ơi đất hỡi

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em nói cái này ko biết có lạc đề không? Mong các bác bỏ wa cho em chém vài phát :)

Vấn đề của NTD muốn lọc các mã DXF và có thể bạn này gặp khó khăn trong việc tìm hiểu những mã DXF của những đối tượng khác nhau???

Nếu vậy thì bạn có thể gõ vào dòng code (entget (car(entsel))) để kiểm tra xem đối tượng đó có những mã DXF gì? muốn lọc kiểu nào thì cứ thế mà phan ra.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em nói cái này ko biết có lạc đề không? Mong các bác bỏ wa cho em chém vài phát :)

Vấn đề của NTD muốn lọc các mã DXF và có thể bạn này gặp khó khăn trong việc tìm hiểu những mã DXF của những đối tượng khác nhau???

Nếu vậy thì bạn có thể gõ vào dòng code (entget (car(entsel))) để kiểm tra xem đối tượng đó có những mã DXF gì? muốn lọc kiểu nào thì cứ thế mà phan ra.

Đúng nhưng chưa đủ. Vì có thằng nó "ẩn", ví dụ khi màu là bylayer chẳng hạn thì ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái cũng không tìm ra mã 62.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ ketxu : Sư phụ !!!!!! , em đã làm theo hướng dẫn của bác với thử 2 Filter, đây là kết quả , là nội dung của File filter.nfl nằm trong thư mục

C:\Users\duong\AppData\Roaming\Autodesk\AutoCAD 2012 - English\R18.2\enu\Support ( em đã tạo luôn 1 shotrcut trên taskbar để mở cho nhanh mà ko cần dán (startapp "notepad.exe" (findfile "filter.nfl")) vô dòng commandline nữa , nhanh hơn , hêhê )

Filter.nfl -- Do not edit this file.

:ai_lisp|123456

(0 . "*TEXT")

(-4 . "=")

(40 . 924.000000000000000)

:ai_str|123456

Object = Text

Text Height = 924.000000000000000

:ai_lisp|HatchTuongXay_1

(0 . "HATCH")

(8 . "Hatch-Tuong-Gach__KT_SJ_T_12_H_24B_T2+")

(6 . "BYLAYER")

(2 . "TUONGXAY")

(-4 . "=")

(62 . 256)

:ai_str|HatchTuongXay_1

Object = Hatch

Layer = Hatch-Tuong-Gach__KT_SJ_T_12_H_24B_T2+

Linetype = BYLAYER

Hatch Pattern Name = TUONGXAY

Color = Color

 

ít ra thì lúc này em cũng đã khá hơn hẳn đêm qua , đến đêm qua em chưa thuộc hết mấy mã DXF bác liệt kê cho , đã đọc Help về mã DXF đâu , giờ thì bất kể mã gì em cũng có thể biết & đặc biệt là có luôn khỏi gõ , copy dán vô , đỡ nhàm lẫn . Chỉ có cái mã (-4 . "=") là mã gì thế em ko hiểu , ko thấy giải thích ở phần bên dưới

Nhưng idea ban đầu của em là mong bác xuất tự động đc thành 1 đoạn mã hoàn chỉnh .... như mấy lệnh lọc mà bác dạy em đó . Phần còn lại là em thêm các mã lệnh hiệu chỉnh tùy ý do em tự viết vô . Tóm lại là phần lọc là khó nhất trong Lisp ( theo cảm nhận của riêng em thôi ) thì sẽ đc automatic tạo ra nhờ 1 cách nào đó "sư phụ" sắp nghĩ ra , còn lại phần dễ hơn thì đệ xin tự làm . Như thế gọi là người nhỏ làm việc nhỏ mà :D

 

@ lp_hai : (entget (car(entsel))) lệnh hay lắm bác , tuy ko uyên thâm như chiêu của bác ketxu nhưng lại có ưu điểm nhanh hơn cho việc tìm hiểu DXF

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

(-4 . "=")

(40 . 924.000000000000000)

...

(-4 . "=")

(62 . 256)

giờ thì bất kể mã gì em cũng có thể biết. Chỉ có cái mã (-4 . "=") là mã gì thế em ko hiểu,

Tóm lại là phần lọc là khó nhất trong Lisp ( theo cảm nhận của riêng em thôi )

Đỏ: mã (-4 . "=") kèm theo là (62 . 256) nghĩa là màu của nó bằng 256 (bylayer), mã (-4 . "=") (40 . 924) nghĩa là chiều cao text bằng 924. Mã "=" này chỉ dùng được khi xét đến con số (ví dụ bán kính...)

Xanh: không thể biết hết nỗi đâu, có hàng ngàn mã lận.

Nâu: Còn nhiều thứ khó hơn DXF nhiều lần.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đỏ: mã (-4 . "=") kèm theo là (62 . 256) nghĩa là màu của nó bằng 256 (bylayer), mã (-4 . "=") (40 . 924) nghĩa là chiều cao text bằng 924. Mã "=" này chỉ dùng được khi xét đến con số (ví dụ bán kính...)

Xanh: không thể biết hết nỗi đâu, có hàng ngàn mã lận.

Nâu: Còn nhiều thứ khó hơn DXF nhiều lần.

 

Sư ... thúc !!!! bác thử xem có cách nào sắp xếp các mã , các dòng của File filter.nfl thành 1 đoạn mã mẫu như bác ketxu đã cho em ko ? tất nhiên là phaii automatic thì mới có ích lợi . Không phải tự dưng em nghĩ thế đâu , có thể dùng Excel tạo hàng & cột của các câu lệnh Lisp rồi tự động cập nhật các mã các dòng của filter.nfl (đã đc dán vô 2 cột của Excel ) . Em biết ý tưởng đó rất khó & mông lung nhưng nếu đc thì ...........Thôi em biết khả năng của em nên ko dám nghĩ ngợi quá xa đua đòi với các bác

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sư ... thúc !!!! bác thử xem có cách nào sắp xếp các mã , các dòng của File filter.nfl thành 1 đoạn mã mẫu như bác ketxu đã cho em ko ? tất nhiên là phaii automatic thì mới có ích lợi . Không phải tự dưng em nghĩ thế đâu , có thể dùng Excel tạo hàng & cột của các câu lệnh Lisp rồi tự động cập nhật các mã các dòng của filter.nfl (đã đc dán vô 2 cột của Excel ) . Em biết ý tưởng đó rất khó & mông lung nhưng nếu đc thì ...........Thôi em biết khả năng của em nên ko dám nghĩ ngợi quá xa đua đòi với các bác

Cách thì có. Nhưng nếu Excel được thì tội chi phải Lisp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Yêu cầu trích xuất đoạn mã cho bạn tất nhiên là làm được, chỉ là duyệt qua các string thôi. Nhưng xin phép, mình thấy nó không có lợi gì cho bạn và cũng không hứng thú với chủ đề này lắm. Bạn muốn biết + áp dụng cái j k l khi chưa đọc A b c, thì hút máu bao nhiêu cũng bằng thừa thôi :)

Mong các bác khác sẽ giúp bạn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2 Bác ketxu & Doan Van Ha giúp em đi , nốt lần này thôi em sẽ không đặt thêm yêu cầu nào hay idea nào trong thớt này nữa các bác chỉ em cách duyệt qua các string là gì ? làm ra sao ? để trích xuất đoạn mã lọc đưa vao Lisp chạy ngon

Đúng là em hơi tham , chưa biết ABC đã muốn JKL . Nhưng nghề của em là kiến trúc sư , em tham gia diễn đàn CV cũng đc gần năm rồi đây là lần thứ 2 em đặt ra các câu hỏi mà . Thời gian gần đây Cty ít việc nên em mới có time ngâm cứu Lisp , về nhà thì vợ con , rồi đánh quả , hiếm lắm mới có nhiều time vào diễn đàn cadviet học hỏi như đợt này .

Các Lisp em đang dùng cho công việc thì cũng sưu tầm đc nhiều lắm rồi ,cũng tự mình viết rất nhiều cái đơn giản . Lúc này chỉ mong học đc thêm cách làm sao trích xuất đc các đoạn mã lọc từ lệnh Filter để đưa vào Lisp theo idea của em mà mã câu lệnh em nắm đc. Mà như vậy cũng là 1 cách học về DXF mà bác , chứ có phải em lười đâu , em đang nhờ các bác giúp em đi tắt đón đầu trong việc nghiên cứu DXF đấy chứ :D . Cảm ơn bác cả 2 bác vì ... sắp giúp em :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2 Bác ketxu & Doan Van Ha giúp em đi , nốt lần này thôi em sẽ không đặt thêm yêu cầu nào hay idea nào trong thớt này nữa các bác chỉ em cách duyệt qua các string là gì ? làm ra sao ? để trích xuất đoạn mã lọc đưa vao Lisp chạy ngon

Đúng là em hơi tham , chưa biết ABC đã muốn JKL . Nhưng nghề của em là kiến trúc sư , em tham gia diễn đàn CV cũng đc gần năm rồi đây là lần thứ 2 em đặt ra các câu hỏi mà . Thời gian gần đây Cty ít việc nên em mới có time ngâm cứu Lisp , về nhà thì vợ con , rồi đánh quả , hiếm lắm mới có nhiều time vào diễn đàn cadviet học hỏi như đợt này .

Các Lisp em đang dùng cho công việc thì cũng sưu tầm đc nhiều lắm rồi ,cũng tự mình viết rất nhiều cái đơn giản . Lúc này chỉ mong học đc thêm cách làm sao trích xuất đc các đoạn mã lọc từ lệnh Filter để đưa vào Lisp theo idea của em mà mã câu lệnh em nắm đc. Mà như vậy cũng là 1 cách học về DXF mà bác , chứ có phải em lười đâu , em đang nhờ các bác giúp em đi tắt đón đầu trong việc nghiên cứu DXF đấy chứ :D . Cảm ơn bác cả 2 bác vì ... sắp giúp em :D

HI NTD

Tôi đang là họa viên, bạn vui lòng chỉ cho tôi cách đi tắt đón đầu để trở thành kiến trúc sư đuợc ko?

 

Hàng ngày nghe mấy KTS "phán" mà suớng cái lỗ tai quá!

Nhưng để trở thành KTS khó quá, thi đầu vào, mất 5-7 năm sách vở, haiza thấy mà ngán nhỉ ?!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác Bach lạc chủ đề rồi , nhưng em vẫn xin trả lời bác

Thưa bác là mọi vấn đề trong cuôc sống luôn có cách đi tắt hết , vấn đề là bác có chịu tìm hiểu & học hỏi hay dấu dốt hay ko thôi

- Nếu bác muốn nổi tiếng như KTS TadaoAndo bác nên ... học quyền anh , làm nghề thợ mộc , bồi bàn , học EL , làm tất cả các công việc mà dân văn phòng mà cụ thể là KTS như em cảm thấy sỹ diện ko thể làm đc để đi du lịch vòng quanh thế giới mà vẫn kiếm sống đc.Đặc biết là đừng bao giờ học đại học kiến trúc cụ thể hơn nữa thì em chưa đủ tầm để nói rõ ràng hơn nhưng đại khái là vậy

- Nếu bác muốn thành KTS tầm thường như em thì quá dễ , ko cần phí công học 5 năm ĐH như em đâu . Bác đã là họa viên rồi CAD-Max-Shop ngon , OK đến công ty em đi sếp em nhận bác lam họa viên ngay , concept hay kỹ thuật tùy bác chon , đang thiếu người mà . Công ty em chẳng nhìn bằng cấp đâu . Em học Quy Hoạch mà làm Công Trình gần 9 năm nay , toàn làm nhà cao tầng , em có cả giấy chứng chỉ hành nghề KTS công trình, xin cấp phép đúng quy định của sở ko đút tiền . Em làm đc 2 năm đầu tiên toàn vẽ 3D + MB concept , xong xin chỉ làm kỹ thuật bổ thang, WC , trần, sàn..v..v.. đc 2 năm tiếp theo . Bây giờ năm thứ 5 làm chủ trì kiến trúc . Thi thoảng ngồi nói chuyện với sếp & anh em công ty , vẫn hay đùa vói nhau .... cần éo gì học ĐH . Thì trường ĐH Kiến Trúc có cái nhà mới xây đó thôi , xấu có mà khó có còn ngôn từ nào miêu tả :D .

Nếu bác có ý nghiêm túc em sẽ cho bác số điện thoại của em để qua cty em test thử việc , em nói trước là sẽ lương thấp đó , nhưng có ý gắn bó lâu dài với cty & định hướng lâu dài với nghề thì bác sẽ vượt qua đc hết và sau khoảng nhanh thì 2 nănm lâu thì 4 năm sẽ có 1 vị trí như nhóm trưởng của 1 nhóm toàn KTS văn bằng ĐH đàng hoàng , đưong nhiên tiền cũng khác rồi :D

 

Ps : - Ai nghĩ em chém thì cứ nghĩ thoải mái đi

- Em chỉ bác Bach cách đi tắt rồi nhé , bác chỉ em cách đi tắt đi , làm sao ............ :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác Bach lạc chủ đề rồi , nhưng em vẫn xin trả lời bác

Thưa bác là mọi vấn đề trong cuôc sống luôn có cách đi tắt hết , vấn đề là bác có chịu tìm hiểu & học hỏi hay dấu dốt hay ko thôi

...........

Không học lớp 1 -> Ai cho bạn học lên lớp 2 ????

Không xây dựng cái nền móng căn bản -> Khó có thể xây nên 1 ngôi nhà bền vững được ????

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em muốn chọn một tập chọn có 2 màu là màu xanh và màu đỏ thì làm sao các bác

giả sử

(setq tapdoituong (ssget '( (8 . "trac_ngang,trac_ngang_sl")))) thì ok

(setq tapdoituong (ssget '( (62 . "1,3")))) thi not ok ( cái này ko bít phải viết thế nào)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×