Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
thachphathien1123

xin mọi người tính hộ bài toán sức bền

Các bài được khuyến nghị

Mình có bài toán sức bền như trong hình vẽ, nhưng vì dốt sức bền lắm nên hi vọng được mọi ngưởi chỉ cho, yêu cầu bài toán là tính momemt, moment max, biểu đồ lực cắt, lực cắt cực đại, biểu đồ chuyển vị, chuyển vị cực đại

thông số đầu vào ban đầu: tiết diện có moment quán tính I, S, vật liệu có modun đàn hồi E, lực phân bố đều có giá trị w

mong moi nguoi giup do

hinh ve mo hinh

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
ai giúp với...chủ đề hơi ngoài lề nhưng nó quan trọng với mình lắm...thankssssssssssssss

Chu choa,

Chào bác thachphathien1123,

Chủ đề này chả hề ngoài lề chút nào bác ạ. Và cũng đúng như bác nói nó rất là quan trọng không chỉ với bác mà là với tất cả các kỹ sư kết cấu, công trình, cơ khí.....

Bài toán của bác là bài toán rất cơ bản của việc tính toán sức bền một dầm cố định ở hai đầu và chịu tải trọng phân bố đều. Do vậy bác hãy cố gắng đọc tài liệu và làm thử đi, nếu chỗ nào bác chưa hiểu thì post lên hỏi bác ạ.

Còn việc bác bảo vì dốt nên muốn nhờ tính hộ thì gay rồi, chả ai hộ bác cả đời được đâu. Vả lại nếu như bác đã chả biết gì về lực thì người ta tính sao bác nghe vậy à??? Nhỡ đâu người ta lại tính nhầm thì ai chịu trách nhiệm nhể??? Không nhẽ bác bắt đền cái diễn đàn Free này sao???

Đây là một việc bắt buộc bác phải hiểu và làm cho được , đồng thời phải chịu trách nhiệm về cái kết quả mà mình làm ra. Do đó nếu bác chả muốn học để làm mà chỉ muốn nhờ làm hộ thì bác nên chọn ngành nghề khác mà theo, chớ không nên lao vào cái nghề bác phải đi nhờ người làm hộ bác nhé.

Còn như bác muốn học thì hãy đọc tài liệu, thấychỗ nào chưa rõ thì post lên hỏi, mọi người sẽ giúp cho bạn hiểu được. Sau đó hãy tự mình tính thử vài cái và post kết quả lên nhờ mọi người kiểm tra. Sau vài cái như vậy thì bác sẽ hiểu hết mà thôi và yên tâm có thể tự mình tính được những bài toán cơ bản như vầy, chả cần nhờ ai nữa cả bác ạ.

Chúc bác chóng thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

HIHI, bác phamthanhbinh nói đúng... mình cũng đã đọc tài liệu và tính chứ, nhưng mình chỉ hiểu được phần tính đến biểu đồ moment còn chuyển sang phần tính độ võng thì e chịu chẳng hiểu bắt đầu tính thế nào!!! xin được hỏi anh e rằng khi nào liên kết ngàm được coi là gối cố định nhỉ(có trường hợp đó không nhỉ???)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
HIHI, bác phamthanhbinh nói đúng... mình cũng đã đọc tài liệu và tính chứ, nhưng mình chỉ hiểu được phần tính đến biểu đồ moment còn chuyển sang phần tính độ võng thì e chịu chẳng hiểu bắt đầu tính thế nào!!! xin được hỏi anh e rằng khi nào liên kết ngàm được coi là gối cố định nhỉ(có trường hợp đó không nhỉ???)

Hề hề hề,

Bạn thachphathien1123 ơi,

Để tình được độ võng bạn phải dùng tới mô men quán tính của tiết diện dầm. Cứ theo công thức mà phang vào thôi chứ có gì khó hơn việc tính biểu đồ mo men lực đâu???

Liên kết ngàm và gối cố định là hai loại khác hẳn nhau bạn ạ.

Nói nôm na thế này:

Liên kết ngàm sẽ giữ cứng đầu dầm lại và không cho nó dịch chuyển chi hết, còn gối cố định là dầm chỉ gác lên gối và đầu dầm cho phép có các chuyển vị nhỏ quanh trục của gối đỡ bạn ạ.

Do vậy việc tính toán lực trong hai trường hợp này là khác hẳn nhau đó bạn ạ.

Hề hề hê

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

e nghĩ là dùng phương pháp nhân biểu đồ được không anh?đề như vầy thì võng lớn nhất là ở giữa trục rồi,mình có thể đặt lực bằng 1 tại vi trí này,vẽ thêm cái biểu đồ momen nữa rồi tính chuyển vị theo công thức

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào các bạn!

Mình là cựu sinh viên hơn 2 năm rùi nhưng vẫn ngứa nghề he he.

Ngày xưa học cái này thi lại hoài nên nhớ.

Cụ thể như thế này: Theo quy trình mới 272-05 và theo quan điểm thiết kế mới của ASSHTO thì sức kháng>= hiệu ứng tải trọng x (hệ số sức kháng). Do đó khi làm việc với bài toán sức bền là làm việc với 2 khái niệm trên.

 

Đầu tiên là sức kháng: phụ thuộc vào các yếu tố của vật liệu như chất liệu vật liệu, cụ thể là độ cứng, mô đun đàn hồi, độ giãn dài vì nhiệt... và các yếu tố hình học như mặt cắt ngang chịu lực, nghĩa là mô men quán tính, vùng chiụ kéo nén đó... he he lâu rùi không biết có sai sót không. Rồi kế đến là các liên kết của kết cấu chịu lực: liên kết ngàm, chốt cố định, di động, ngàm trượt, đầu tự do, công son.... và các bạn chú ý là kết cấu có chính và phụ. Lực tác dụng lên kết cấu chính sẽ truyền sang phụ nhưng không có điều ngược lại.

Sức kháng phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đó. Do đó phân tích dữ kiện bài toán để không sai lầm nhé!

 

Sau là bàn đến hiệu ứng tải trọng: cái này tất nhiên là do ngoại lực rồi. Các bạn cần nắm các loại lực: Mômen, lực phân bố đều (const), lực phân bố không đều ( đuờng thẳng bậc 1), và lực tập trung. Sau khi nắm rồi sẽ có được cái nhìn tổng quát về bài toán.

 

Ok rùi nhé! Sau đó bắt đầu giải nào. Trong bài toán của bạn đưa ra thiếu 2 dữ kiện là hình dạng cắt ngang của dầm và độ lớn lực phân bố. Hix. Phân tích nó nhé. Nó là 2 dầm công son liên kết với nhau đầu tự do bằng 1 chốt cố định.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sorry đang viết khí thế nhấn nhầm nút gửi.

Nói tiếp nhé, bài này do số bậc tự do lớn hơn số phương trình do đó nó là bài toán siêu tĩnh. Mấu chốt là : ĐỘ VÕNG TẠI NÚT Ở 2 MẶT CẮT TRÁI VÀ PHẢI LÀ BẰNG NHAU. Hi hi. Đó là cái phương trình quan trọng. Chúc bạn học sức bền thành công. Hix

Có gì sai sót sorry.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×