Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
doquyen

Xin được trao đổi về Inventor

Các bài được khuyến nghị

Hi tất cả các bạn.

Tôi mới đăng ký thành viên của diễn đàn và muốn được cùng các bạn trao đổi về Inventor.

Các đây mấy năm tôi cũng may mắn có dịp làm quen với Inventor V.4. Còn bây giờ thì đang dùng Inventor 11.

Do chưa có điều kiện làm quen với các phần mềm khác, nên chưa thếo sánh được, nhưng cứ nghĩ lại những năm phải vẽ bằng bút chì hoặc mực tàu trên giấy can thì với tôi, Inventor là rất tuyệt vời rồi, ít nhất là với người kỹ sư thiết kế.

Các bạn có đồng ý thế không?

Mong được trao đổi và học hỏi lẫn nhau.

Thành viên mới.

  • Vote tăng 2
  • Vote giảm 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hi tất cả các bạn.

Tôi mới đăng ký thành viên của diễn đàn và muốn được cùng các bạn trao đổi về Inventor.

Các đây mấy năm tôi cũng may mắn có dịp làm quen với Inventor V.4. Còn bây giờ thì đang dùng Inventor 11.

Do chưa có điều kiện làm quen với các phần mềm khác, nên chưa thếo sánh được, nhưng cứ nghĩ lại những năm phải vẽ bằng bút chì hoặc mực tàu trên giấy can thì với tôi, Inventor là rất tuyệt vời rồi, ít nhất là với người kỹ sư thiết kế.

Các bạn có đồng ý thế không?

Mong được trao đổi và học hỏi lẫn nhau.

Thành viên mới.

CadViet members đa số là dân Kiến trúc - Xây dựng, trong khi Inventor chỉ có Cơ khí dùng. Lần sau bạn post vào box này, hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm hơn.

Thiết kế 2D thì có thể nói Autodesk thuộc hàng đầu thế giới, nhưng 3D thì thuộc vào hạng... bèo nhèo! Tuy nhiên, nếu đã quen với AutoCAD thì dùng Inventor cũng hay, vì cũng là anh em dòng họ nhà nó!

Bản thân mình chưa dùng Inventor bao giờ, nhưng cũng có hiểu về nó ở mức over view. Thật ra cũng định "ngâm cứu" nhưng chưa có điều kiện (thời gian). Trong công việc hàng ngày, mình vẽ AutoCAD 2D là chủ yếu (khoảng 80%). Khi cần thiết, cũng làm luôn 3D kết hợp trong bản vẽ *.dwg nếu đó là những chi tiết đơn giản. Với các chi tiết có giao tuyến phức tạp (khả năng 3D của Acad không làm được), mình dùng Rhino hoặc MasterCAM.

Bạn đã có chút kinh nghiệm về Inventor, có thể giới thiệu tổng quan về nó cho anh em box Cơ khí? Mọi người thấy hay chắc chắn sẽ tham gia (có thể chính mình là người tham gia đầu tiên).

Cụ thể, máy mình có cấu hình:

ThinkPad IBM Lenovo 3000-C200

1.6 GHz - 512 MB RAM

thì dùng bản Inventor nào phù hợp? Dùng bản 11 như bạn được không?

  • Vote giảm 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CadViet members đa số là dân Kiến trúc - Xây dựng, trong khi Inventor chỉ có Cơ khí dùng. Lần sau bạn post vào box này, hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm hơn.

Thiết kế 2D thì có thể nói Autodesk thuộc hàng đầu thế giới, nhưng 3D thì thuộc vào hạng... bèo nhèo! Tuy nhiên, nếu đã quen với AutoCAD thì dùng Inventor cũng hay, vì cũng là anh em dòng họ nhà nó!

"Bản thân mình chưa dùng Inventor bao giờ, nhưng cũng có hiểu về nó ở mức over view. Thật ra cũng định "ngâm cứu" nhưng chưa có điều kiện (thời gian). Trong công việc hàng ngày, mình vẽ AutoCAD 2D là chủ yếu (khoảng 80%). Khi cần thiết, cũng làm luôn 3D kết hợp trong bản vẽ *.dwg nếu đó là những chi tiết đơn giản. Với các chi tiết có giao tuyến phức tạp (khả năng 3D của Acad không làm được), mình dùng Rhino hoặc MasterCAM.

Bạn đã có chút kinh nghiệm về Inventor, có thể giới thiệu tổng quan về nó cho anh em box Cơ khí? Mọi người thấy hay chắc chắn sẽ tham gia (có thể chính mình là người tham gia đầu tiên).

Cụ thể, máy mình có cấu hình:

ThinkPad IBM Lenovo 3000-C200

1.6 GHz - 512 MB RAM

thì dùng bản Inventor nào phù hợp? Dùng bản 11 như bạn được không?

 

Bạn chỉ xài 2D của Autodesk, chưa từng thử qua Inventor mà phán về autodesk 3D như trên, xin lỗi... ẩu hết chỗ nói. Từ Inventor R.10, autodesk đã ưu ái cho nó nghiêng hẳn về mấy "ông" cơ khí rồi (ở bên trời tây mấy "ông" cơ khí được coi trọng hơn ở ta nhiều).

Tôi thấy như vầy, phần mềm (nhấn mạnh là 3D) nào cũng có các phần giống nhau, chỉ là quen xử dụng thôi. Inventor hay Solid works, Pro E.... đều tốt cả vì... ta đang xài... chùa (99,99%). So sánh các phần mềm cùng loại với nhau chỉ là ý kiến chủ quan, cũng giống như so sánh xe hơi, giữa Lexus, Mercedes, BMW xe nào tốt hơn vậy. Tôi là dân cơ khí, từ đầu đã xài CAD 3D (từ Mechanical desktop R.2) của Autodesk quen mất rồi. Từ lúc có Inventor 11, tôi đã bỏ hẳn Mechanical Desktop để theo nó, nay theo Inventor 2008, thật là tuyệt. Đã đến lúc dân cơ khí nên sử dụng cách vẽ 3D!

Tôi mạo muội so sánh vầy: Solid work, Solid edge, Cimatron, Pro E.... tầm tầm với Mechanical Desktop. Còn Inventor phải trên 1 bậc, nó còn hơn là thiết kế kỹ thuật nữa(?)

Khuyết điểm lớn của Inventor: Máy tính phải có cấu hình thật mạnh, giá phần mềm chính thức cực đắt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn chỉ xài 2D của Autodesk, chưa từng thử qua Inventor mà phán về autodesk 3D như trên, xin lỗi... ẩu hết chỗ nói. Từ Inventor R.10, autodesk đã ưu ái cho nó nghiêng hẳn về mấy "ông" cơ khí rồi (ở bên trời tây mấy "ông" cơ khí được coi trọng hơn ở ta nhiều).

Tôi thấy như vầy, phần mềm (nhấn mạnh là 3D) nào cũng có các phần giống nhau, chỉ là quen xử dụng thôi. Inventor hay Solid works, Pro E.... đều tốt cả vì... ta đang xài... chùa (99,99%). So sánh các phần mềm cùng loại với nhau chỉ là ý kiến chủ quan, cũng giống như so sánh xe hơi, giữa Lexus, Mercedes, BMW xe nào tốt hơn vậy. Tôi là dân cơ khí, từ đầu đã xài CAD 3D (từ Mechanical desktop R.2) của Autodesk quen mất rồi. Từ lúc có Inventor 11, tôi đã bỏ hẳn Mechanical Desktop để theo nó, nay theo Inventor 2008, thật là tuyệt. Đã đến lúc dân cơ khí nên sử dụng cách vẽ 3D!

Tôi mạo muội so sánh vầy: Solid work, Solid edge, Cimatron, Pro E.... tầm tầm với Mechanical Desktop. Còn Inventor phải trên 1 bậc, nó còn hơn là thiết kế kỹ thuật nữa(?)

Khuyết điểm lớn của Inventor: Máy tính phải có cấu hình thật mạnh, giá phần mềm chính thức cực đắt.

 

Trước hết, xin cám ơn bạn đã tham gia CadViet, đã quan tâm cũng như có bài phản hồi về chủ đề này. Dân Cơ khí của CadViet quá ít, rất lâu mới có bài, ssg cũng cảm thấy buồn!

Hoàn toàn nhất trí với bạn rằng việc so sánh các phần mềm cùng loại chỉ mang tính tương đối, ai quen dùng cái gì thì thấy cái đó hay hơn! Tuy nhiên, nếu bạn so sánh Inventor với SolidWork thì có thể, nhưng với Pro/E thì quả thật không ổn.

Nếu chỉ dừng lại ở công việc thiết kế mô hình (Design) thì cũng có thể nói phần mềm nào cũng xem xem như nhau. Nhưng nếu nhìn vấn đề ở tầm tổng hợp, bao gồm cả 3 quá trình:

+ CAD – Computer Aided Design

+ CAM – Computer Aided Manufacturing

+ CAE – Computer Aided Engineering

Thì Inventor không đủ “tư cách” so sánh với Pro/E. Trên quan điểm này, chỉ có 4 phần mềm có thể “so cựa” với nhau được, gọi là “tứ đại CAD/CAM”: Catia, Unigraphic, I-deas và Pro/E.

Mình cũng không đủ trình độ để phân tích một cách cụ thể và sâu sắc, nhưng nhận định trên đã được tham khảo từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ngoài ra, trên quan điểm “tiền nào của đó”, giá bán của các phần mềm cũng có thể nói lên được nhiều điều. Bạn thử so sánh các số liệu (tương đối) sau:

- Catia: 150.000 USD

- Unigraphic: 200.000 USD

- I-deas: 120.000 USD

- Pro/E: 100.000 đến 200.000 USD

Trong khi đó:

- AutoCAD 2007: 4000 USD

- AutoCAD 2008: 4200 USD

- Mechanical Desktop: 5000 USD

- Inventor 11: 8000 USD

- SolidWork: 6000 đến 8000 USD

Bạn có thể search trên net để kiểm tra lại tính xác thực của các số liệu. Tất nhiên giá của 4 “thằng” trên là bản trọn gói, bao gồm cả CAD/CAM/CAE. Nếu chỉ tính riêng phần CAD thì không đến giá đó, nhưng dù sao các con số cũng thể hiện “đẳng cấp” của các phần mềm. Trong cái “tôn ti trật tự” ấy, cả SolidWork, Mechanical Desktop lẫn Inventor chỉ được xếp ở hạng “thường thường bậc trung” thôi. AutoCAD “bị” xếp vào nhóm phần mềm giá rẻ!

Dù là dùng phần mềm có bản quyền hay “xài chùa”, việc chọn phần mềm nào cũng là vấn đề cần cân nhắc kỹ, trên cơ sở phù hợp tốt nhất với đặc thù công việc của từng người, từng đơn vị. Chính mình là người đã tham khảo tính năng, công dụng của các phần mềm CAD/CAM đang được dùng phổ biến, và có vai trò quyết định trong việc tư vấn cho công ty mình dùng cái nào cho phù hợp. Bởi vậy, tuy chưa dùng Inventor, nhưng không phải vì thế mà bạn cho rằng mình chưa hiểu về nó. Mình đã nghiên cứu rất kỹ Overview cũng như Tutorial Inventor của chính Autodesk và đã quyết định không dùng nó vì những lý do rất cơ bản sau:

1) Đặc thù hoạt động cơ khí trong công ty mình là thiết kế và chế tạo rất nhiều thiết bị, có tính đa dạng rất cao, chủ yếu là các thiết bị mang tính đặc thù trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Chủng loại tuy nhiều nhưng sản lượng hầu hết ở dạng đơn chiếc. Trong khi đó, yêu cầu về tiến độ công việc rất căng, từ khi nhận nhiệm vụ đến khi hoàn thiện 1 thiết bị có quy mô vừa, phổ biến từ 1 đến 2 tháng (bao gồm cả khảo sát, thiết kế nguyên lý, thiết kế kỹ thuật, gia công, lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử, bàn giao). Trong cái quy trình đó, sản phẩm cuối cùng của nhóm thiết kế (trung bình chỉ có 2 người / 1 thiết bị) là tập hợp các bản vẽ chế tạo chi tiết với đầy đủ các yếu tố cần thiết cho gia công chế tạo, được thể hiện chủ yếu là hình chiếu, mặt cắt và các ghi chú. Trong điều kiện như vậy, để bảo đảm tiến độ công việc, sự lựa chọn hợp lý nhất của mình là: AutoCAD + AutoLisp + Các trình ứng dụng nhỏ hỗ trợ thiết kế (sưu tầm được hoặc tự lập trình) + Excel để lập bảng kê chi tiết và các bảng tổng hợp vật tư, lập dự toán…

2) Các chi tiết máy của thiết bị đa số là cỡ nhỏ, hình dáng, kích thước được chọn theo chức năng là chủ yếu. Rất ít khi phải tính toán theo độ bền, độ cứng vững hoặc phân tích rung động…, trừ một số chi tiết chịu lực lớn và đặc biệt quan trọng của thiết bị (nếu có chi tiết hoặc máy mẫu với chức năng tương tự thì lấy số liệu tham khảo và cũng khỏi tính luôn). Do đó, việc lập mô hình 3D để lấy thông số cho tính toán CAE là không cần thiết (đúng hơn là không phù hợp do điều kiện thời gian). Mình chỉ cần mô hình 3D cho một số ít (khoảng 20%) trường hợp sau:

- Lập bản vẽ tổng thể cho khách hàng, đặc biệt là các “sếp” dễ hình dung tổng quan về thiết bị đó.

- Minh họa thêm cho các hình chiếu 2D khi chi tiết quá phức tạp, công nhân khó hình dung khi đọc bản vẽ để gia công và lắp ráp

- Cần vẽ 3D để tính toán chính xác khối lượng vật đúc phức tạp.

Với các yêu cầu đơn giản này, phần CAD 3D của AutoCAD + các chương trình Lisp của mình thừa sức đảm đương với năng suất cực cao. Riêng một số chi tiết rất phức tạp, nằm ngoài khả năng của AutoCAD, mình chỉ cần dùng một phần mềm rất nhẹ nhàng là Rhino (chủ yếu cho thiết kế mẫu và tạo dáng) là đủ để thể hiện.

3) Một số chi tiết cần gia công CNC, chỗ mình dùng MasterCAM hoặc Pro/E. Thật ra thì vẫn có thể thiết kế 3D model hoàn chỉnh bằng các phần mềm CAD khác rồi export kết quả sang CAM. Tuy nhiên, nếu geometry đơn giản thì không có vấn đề gì, nhưng nếu hơi phức tạp thì cũng gặp phải rất nhiều rắc rối: không export được hoặc độ chính xác export bị giảm. Nếu bạn thường xuyên phải chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm CAD và CAM khác nhau bạn sẽ thấy rõ điều đó. Điều này lý giải cho việc tại sao các công ty lớn (chế tạo máy bay, ô tô…) vẫn chấp nhận cái giá “trên trời” để trang bị đồng bộ trọn gói CAD/CAM/CAE của 1 trong 4 phần mềm “tứ đại CAD/CAM” nói trên.

Tóm lại, việc chọn phần mềm CAD/CAM ở chỗ mình dựa trên các luận điểm cơ bản:

- Phần lớn công việc dùng AutoCAD + AutoLisp + Phần mềm hỗ trợ -> năng suất cao. Để dễ hình dung, có thể nêu 1 ví dụ: một nhân viên trong bộ phận thiết kế của mình có thể hoàn thành toàn bộ hồ sơ thiết kế, bao gồm bản vẽ lắp, các bản vẽ chi tiết gia công, bản vẽ chế tạo phôi, các bảng thống kê chi tiết, thống kê vật tư của một hộp giảm tốc thông dụng (giống như đồ án chi tiết máy của sinh viên) chỉ trong 1 buổi làm việc 4h. Tổng cộng có khoảng vài chục bản vẽ và bảng kê, tất cả đều đầy đủ, đúng quy định và sát với điều kiện cung cấp vật tư tại chỗ (a lô là họ mang đến ngay).

- Một số trường hợp cần gia công CNC: dùng ngay phần mềm CAD/CAM cho cả CAD và CAM -> tránh được các trường hợp không tương thích nói trên cũng như mã NC của chương trình gia công nhận được tối ưu hơn.

- Riêng mảng CAE: hầu như chưa có nhu cầu.

- Một điểm quan trọng nữa, không riêng gì công ty mình, mà là tình trạng phổ biến hiện nay trên cái mặt bằng sản xuất cơ khí của Việt Nam: trình độ tiêu chuẩn hóa quá thấp. Bạn cảm thấy đắc ý khi dùng kho thư viện chi tiết khổng lồ của các phần mềm và đưa vào thiết kế, nhưng khi triển khai chưa chắc bạn đã mua được đúng chủng loại vật tư đó. Tất nhiên, bạn có thể đặt hàng từ nước ngoài, cái gì cũng có nhưng với 2 điều kiện: số lượng đặt mua tương đối lớn (ít quá người ta không nhận) và giá cả chấp nhận được khi đưa vào giá thành sản phẩm.

- Ngoài ra, không thể không kể đến cấu hình máy tính đang dùng. Khá nhiều máy của công ty thuộc dòng Pentium 2, đáng ra đã "nghỉ hưu" rồi nhưng vẫn phải tiếp tục "cày"! Mình rất ngại ngần khi phải dùng các phần mềm yêu cầu cấu hình máy cao vì khi thay đổi buộc phải đồng loạt trong cả bộ phận thiết kế (làm việc theo nhóm là chủ yếu).

Với tình hình trên, việc dùng Inventor theo nhận định chủ quan của mình là không phù hợp: tay không với tới trời mà chân cũng không chạm đất!

Khách quan mà nhìn nhận, cách làm của công ty mình không mang tính chính quy, bài bản mà rất ư là chắp vá. Bản thân mình rất hiểu điều đó và cũng tự thấy không hài lòng nhưng vẫn chấp nhận vì sự hợp lý tuơng đối của nó, chí ít là trước đây cũng như trong tương lai gần. Trong tương lai xa, nếu một trong các yếu tố sau thay đổi, chắc chắn mình sẽ có sự lựa chọn lại:

- Sản xuất cơ khí của công ty phát triển lên tầm cỡ lớn hơn

- Công ty làm nhiều mặt hàng dạng siêu trường, siêu trọng. Mỗi kết cấu chi tiết có giá trị lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt về độ an toàn khi chịu tải.

- Công ty có được nhiều nhóm hàng có sản lượng hàng loạt lớn, đòi hỏi đầu tư chăm chút hơn từng yếu tố nhỏ của sản phẩm trong khâu thiết kế.

- Mặt bằng sản xuất cơ khí của Việt Nam quy củ hơn, có tính tiêu chuẩn hóa cao hơn

- Việc thực thi bản quyền phần mềm có hiệu lực hơn

Mình nói chuyện riêng của công ty hơi nhiều, nhưng theo mình biết đó cũng là tình trạng chung của rất nhiều xí nghiệp cơ khí vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, mỗi công ty, mỗi xí nghiệp có cách làm riêng phù hợp nhất với tình hình thực tế của họ. Bản thân mình cũng mong càng ngày càng có nhiều anh em cơ khí vào đây để giao lưu và học hỏi lẫn nhau.

Riêng về Inventor, từ lâu mình cũng đã định dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn (dù muốn hay không, cũng đã là… đệ tử của môn phái Autodesk!) nhưng thú thật là chưa có điều kiện. Các ý kiến mình nêu trên, chắc chắn là mang tính chủ quan nhưng không phải là “phán ẩu” như bạn nói. Dù sao, mình cũng đã nhận trách nhiệm “dẫn chương trình” của cái diễn đàn Cơ khí… lèo tèo này nên rất cẩn trọng khi nêu ý kiến về mọi vấn đề, và cũng rất tôn trọng mọi ý kiến, dù tán thành hay phản biện của tất cả các bạn. Mình cũng rất mong, với bề dày kinh nghiệm sử dụng Mechanical Desktop và Inventor, bạn sẽ tiếp tục đóng góp nhiều bài viết có giá trị về chúng.

Một lần nữa, xin cám ơn các ý kiến của bạn.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Trước hết, xin cám ơn bạn đã tham gia CadViet, đã quan tâm cũng như có bài phản hồi về chủ đề này. Dân Cơ khí của CadViet quá ít, rất lâu mới có bài, ssg cũng cảm thấy buồn!

Hoàn toàn nhất trí với bạn rằng việc so sánh các phần mềm cùng loại chỉ mang tính tương đối, ai quen dùng cái gì thì thấy cái đó hay hơn! Tuy nhiên, nếu bạn so sánh Inventor với SolidWork thì có thể, nhưng với Pro/E thì quả thật không ổn.

Nếu chỉ dừng lại ở công việc thiết kế mô hình (Design) thì cũng có thể nói phần mềm nào cũng xem xem như nhau. Nhưng nếu nhìn vấn đề ở tầm tổng hợp, bao gồm cả 3 quá trình:

+ CAD – Computer Aided Design

+ CAM – Computer Aided Manufacturing

+ CAE – Computer Aided Engineering

Thì Inventor không đủ “tư cách” so sánh với Pro/E. Trên quan điểm này, chỉ có 4 phần mềm có thể “so cựa” với nhau được, gọi là “tứ đại CAD/CAM”: Catia, Unigraphic, I-deas và Pro/E.

Mình cũng không đủ trình độ để phân tích một cách cụ thể và sâu sắc, nhưng nhận định trên đã được tham khảo từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ngoài ra, trên quan điểm “tiền nào của đó”, giá bán của các phần mềm cũng có thể nói lên được nhiều điều. Bạn thử so sánh các số liệu (tương đối) sau:

- Catia: 150.000 USD

- Unigraphic: 200.000 USD

- I-deas: 120.000 USD

- Pro/E: 100.000 đến 200.000 USD

Trong khi đó:

- AutoCAD 2007: 4000 USD

- AutoCAD 2008: 4200 USD

- Mechanical Desktop: 5000 USD

- Inventor 11: 8000 USD

- SolidWork: 6000 đến 8000 USD

Bạn có thể search trên net để kiểm tra lại tính xác thực của các số liệu. Tất nhiên giá của 4 “thằng” trên là bản trọn gói, bao gồm cả CAD/CAM/CAE. Nếu chỉ tính riêng phần CAD thì không đến giá đó, nhưng dù sao các con số cũng thể hiện “đẳng cấp” của các phần mềm. Trong cái “tôn ti trật tự” ấy, cả SolidWork, Mechanical Desktop lẫn Inventor chỉ được xếp ở hạng “thường thường bậc trung” thôi. AutoCAD “bị” xếp vào nhóm phần mềm giá rẻ!

Dù là dùng phần mềm có bản quyền hay “xài chùa”, việc chọn phần mềm nào cũng là vấn đề cần cân nhắc kỹ, trên cơ sở phù hợp tốt nhất với đặc thù công việc của từng người, từng đơn vị. Chính mình là người đã tham khảo tính năng, công dụng của các phần mềm CAD/CAM đang được dùng phổ biến, và có vai trò quyết định trong việc tư vấn cho công ty mình dùng cái nào cho phù hợp. Bởi vậy, tuy chưa dùng Inventor, nhưng không phải vì thế mà bạn cho rằng mình chưa hiểu về nó. Mình đã nghiên cứu rất kỹ Overview cũng như Tutorial Inventor của chính Autodesk và đã quyết định không dùng nó vì những lý do rất cơ bản sau:

1) Đặc thù hoạt động cơ khí trong công ty mình là thiết kế và chế tạo rất nhiều thiết bị, có tính đa dạng rất cao, chủ yếu là các thiết bị mang tính đặc thù trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Chủng loại tuy nhiều nhưng sản lượng hầu hết ở dạng đơn chiếc. Trong khi đó, yêu cầu về tiến độ công việc rất căng, từ khi nhận nhiệm vụ đến khi hoàn thiện 1 thiết bị có quy mô vừa, phổ biến từ 1 đến 2 tháng (bao gồm cả khảo sát, thiết kế nguyên lý, thiết kế kỹ thuật, gia công, lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử, bàn giao). Trong cái quy trình đó, sản phẩm cuối cùng của nhóm thiết kế (trung bình chỉ có 2 người / 1 thiết bị) là tập hợp các bản vẽ chế tạo chi tiết với đầy đủ các yếu tố cần thiết cho gia công chế tạo, được thể hiện chủ yếu là hình chiếu, mặt cắt và các ghi chú. Trong điều kiện như vậy, để bảo đảm tiến độ công việc, sự lựa chọn hợp lý nhất của mình là: AutoCAD + AutoLisp + Các trình ứng dụng nhỏ hỗ trợ thiết kế (sưu tầm được hoặc tự lập trình) + Excel để lập bảng kê chi tiết và các bảng tổng hợp vật tư, lập dự toán…

2) Các chi tiết máy của thiết bị đa số là cỡ nhỏ, hình dáng, kích thước được chọn theo chức năng là chủ yếu. Rất ít khi phải tính toán theo độ bền, độ cứng vững hoặc phân tích rung động…, trừ một số chi tiết chịu lực lớn và đặc biệt quan trọng của thiết bị (nếu có chi tiết hoặc máy mẫu với chức năng tương tự thì lấy số liệu tham khảo và cũng khỏi tính luôn). Do đó, việc lập mô hình 3D để lấy thông số cho tính toán CAE là không cần thiết (đúng hơn là không phù hợp do điều kiện thời gian). Mình chỉ cần mô hình 3D cho một số ít (khoảng 20%) trường hợp sau:

- Lập bản vẽ tổng thể cho khách hàng, đặc biệt là các “sếp” dễ hình dung tổng quan về thiết bị đó.

- Minh họa thêm cho các hình chiếu 2D khi chi tiết quá phức tạp, công nhân khó hình dung khi đọc bản vẽ để gia công và lắp ráp

- Cần vẽ 3D để tính toán chính xác khối lượng vật đúc phức tạp.

Với các yêu cầu đơn giản này, phần CAD 3D của AutoCAD + các chương trình Lisp của mình thừa sức đảm đương với năng suất cực cao. Riêng một số chi tiết rất phức tạp, nằm ngoài khả năng của AutoCAD, mình chỉ cần dùng một phần mềm rất nhẹ nhàng là Rhino (chủ yếu cho thiết kế mẫu và tạo dáng) là đủ để thể hiện.

3) Một số chi tiết cần gia công CNC, chỗ mình dùng MasterCAM hoặc Pro/E. Thật ra thì vẫn có thể thiết kế 3D model hoàn chỉnh bằng các phần mềm CAD khác rồi export kết quả sang CAM. Tuy nhiên, nếu geometry đơn giản thì không có vấn đề gì, nhưng nếu hơi phức tạp thì cũng gặp phải rất nhiều rắc rối: không export được hoặc độ chính xác export bị giảm. Nếu bạn thường xuyên phải chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm CAD và CAM khác nhau bạn sẽ thấy rõ điều đó. Điều này lý giải cho việc tại sao các công ty lớn (chế tạo máy bay, ô tô…) vẫn chấp nhận cái giá “trên trời” để trang bị đồng bộ trọn gói CAD/CAM/CAE của 1 trong 4 phần mềm “tứ đại CAD/CAM” nói trên.

Tóm lại, việc chọn phần mềm CAD/CAM ở chỗ mình dựa trên các luận điểm cơ bản:

- Phần lớn công việc dùng AutoCAD + AutoLisp + Phần mềm hỗ trợ -> năng suất cao. Để dễ hình dung, có thể nêu 1 ví dụ: một nhân viên trong bộ phận thiết kế của mình có thể hoàn thành toàn bộ hồ sơ thiết kế, bao gồm bản vẽ lắp, các bản vẽ chi tiết gia công, bản vẽ chế tạo phôi, các bảng thống kê chi tiết, thống kê vật tư của một hộp giảm tốc thông dụng (giống như đồ án chi tiết máy của sinh viên) chỉ trong 1 buổi làm việc 4h. Tổng cộng có khoảng vài chục bản vẽ và bảng kê, tất cả đều đầy đủ, đúng quy định và sát với điều kiện cung cấp vật tư tại chỗ (a lô là họ mang đến ngay).

- Một số trường hợp cần gia công CNC: dùng ngay phần mềm CAD/CAM cho cả CAD và CAM -> tránh được các trường hợp không tương thích nói trên cũng như mã NC của chương trình gia công nhận được tối ưu hơn.

- Riêng mảng CAE: hầu như chưa có nhu cầu.

- Một điểm quan trọng nữa, không riêng gì công ty mình, mà là tình trạng phổ biến hiện nay trên cái mặt bằng sản xuất cơ khí của Việt Nam: trình độ tiêu chuẩn hóa quá thấp. Bạn cảm thấy đắc ý khi dùng kho thư viện chi tiết khổng lồ của các phần mềm và đưa vào thiết kế, nhưng khi triển khai chưa chắc bạn đã mua được đúng chủng loại vật tư đó. Tất nhiên, bạn có thể đặt hàng từ nước ngoài, cái gì cũng có nhưng với 2 điều kiện: số lượng đặt mua tương đối lớn (ít quá người ta không nhận) và giá cả chấp nhận được khi đưa vào giá thành sản phẩm.

- Ngoài ra, không thể không kể đến cấu hình máy tính đang dùng. Khá nhiều máy của công ty thuộc dòng Pentium 2, đáng ra đã "nghỉ hưu" rồi nhưng vẫn phải tiếp tục "cày"! Mình rất ngại ngần khi phải dùng các phần mềm yêu cầu cấu hình máy cao vì khi thay đổi buộc phải đồng loạt trong cả bộ phận thiết kế (làm việc theo nhóm là chủ yếu).

Với tình hình trên, việc dùng Inventor theo nhận định chủ quan của mình là không phù hợp: tay không với tới trời mà chân cũng không chạm đất!

Khách quan mà nhìn nhận, cách làm của công ty mình không mang tính chính quy, bài bản mà rất ư là chắp vá. Bản thân mình rất hiểu điều đó và cũng tự thấy không hài lòng nhưng vẫn chấp nhận vì sự hợp lý tuơng đối của nó, chí ít là trước đây cũng như trong tương lai gần. Trong tương lai xa, nếu một trong các yếu tố sau thay đổi, chắc chắn mình sẽ có sự lựa chọn lại:

- Sản xuất cơ khí của công ty phát triển lên tầm cỡ lớn hơn

- Công ty làm nhiều mặt hàng dạng siêu trường, siêu trọng. Mỗi kết cấu chi tiết có giá trị lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt về độ an toàn khi chịu tải.

- Công ty có được nhiều nhóm hàng có sản lượng hàng loạt lớn, đòi hỏi đầu tư chăm chút hơn từng yếu tố nhỏ của sản phẩm trong khâu thiết kế.

- Mặt bằng sản xuất cơ khí của Việt Nam quy củ hơn, có tính tiêu chuẩn hóa cao hơn

- Việc thực thi bản quyền phần mềm có hiệu lực hơn

Mình nói chuyện riêng của công ty hơi nhiều, nhưng theo mình biết đó cũng là tình trạng chung của rất nhiều xí nghiệp cơ khí vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, mỗi công ty, mỗi xí nghiệp có cách làm riêng phù hợp nhất với tình hình thực tế của họ. Bản thân mình cũng mong càng ngày càng có nhiều anh em cơ khí vào đây để giao lưu và học hỏi lẫn nhau.

Riêng về Inventor, từ lâu mình cũng đã định dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn (dù muốn hay không, cũng đã là… đệ tử của môn phái Autodesk!) nhưng thú thật là chưa có điều kiện. Các ý kiến mình nêu trên, chắc chắn là mang tính chủ quan nhưng không phải là “phán ẩu” như bạn nói. Dù sao, mình cũng đã nhận trách nhiệm “dẫn chương trình” của cái diễn đàn Cơ khí… lèo tèo này nên rất cẩn trọng khi nêu ý kiến về mọi vấn đề, và cũng rất tôn trọng mọi ý kiến, dù tán thành hay phản biện của tất cả các bạn. Mình cũng rất mong, với bề dày kinh nghiệm sử dụng Mechanical Desktop và Inventor, bạn sẽ tiếp tục đóng góp nhiều bài viết có giá trị về chúng.

Một lần nữa, xin cám ơn các ý kiến của bạn.

Mấy cái giá phần mềm bạn có ở đâu hay vậy? Nếu chỉ dừng lại ở công việc thiết kế mô hình (Design) thì cũng có thể nói phần mềm nào cũng xem xem như nhau.Xin lỗi tôi phải thêm vào: trong lĩnh vực vẽ CAD và tk mô hình 3D và với tư cách là người dùng đơn lẻ (single user). Bạn hãy thử qua mấy phần mềm đó rồi so sánh xem, inventor 2008 khá lắm đó. Dầu sao tôi cũng muốn nhấn mạnh: nếu là dân cơ khí thì đã đến lúc vẽ 3D rồi! Cảm ơn bạn đã hồi âm.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Autodesk Inventor

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

Autodesk Inventor

 

Developer

Autodesk

 

Latest release

Inventor 2008 (12)

OS

Windows

 

Genre

CAD software

 

Website

www.autodesk.com

 

Autodesk Inventor is the 3D parametric solid modeling package produced by U.S.-based software company Autodesk. It is the leading software package in the 3D mechanical design market outselling in nearest competition for the last 5 years in a row. It's nearest competitors are other CAD systems such as SolidWorks, Pro/ENGINEER, and Solid Edge.

For the first several releases Autodesk Inventor was developed with a code name taken from a popular vehicle. Starting with R11 all releases are codenamed with the name of a famous inventor or scientist. Below is the release history (with codenames) of the Inventor product:

• Inventor 1 "Mustang" 9/20/99

• Inventor 2 "Thunderbird" 3/1/00

• Inventor 3 "Camaro" 8/1/00

• Inventor 4 "Corvette" 12/1/00

• Inventor 5 "Durango" 9/17/01

• Inventor 5.3 "Prowler" 1/30/02

• Inventor 6 "Viper" 10/15/02

• Inventor 7 "Wrangler" 4/18/03

• Inventor 8 "Cherokee" 10/15/03

• Inventor 9 "Crossfire" 7/15/04

• Inventor 10 "Freestyle" 4/6/05

• Inventor 11 "Faraday" 4/6/06

• Inventor 2008 "Goddard" 4/11/07

• Inventor 2009 "Tesla" TBA

Autodesk, Inc. Type Public (NASDAQ: ADSK) Founded Mill Valley, California, USA (1982) Headquarters San Rafael, California, USA Key people John Walker, Founder

Carol Bartz, Executive Chairman

Carl Bass, President and CEO Industry CAD/CAM Software [1] Products See complete products listing. Revenue $1.840 billion USD (FY 2007) Net income $289.7 million USD (FY 2007) Employees 5,169 (FY 2007) Website www.autodesk.com

SolidWorks is a 3D mechanical CAD (computer-aided design) program that runs on Microsoft Windows and was developed by SolidWorks Corporation - now a subsidiary of Dassault Systèmes, S. A. (Suresnes, France). SolidWorks is a parametric feature-based solid modeler, using the Parasolid geometric modeling kernel. SolidWorks was introduced in 1995 as a competitor to CAD programs such as Pro/ENGINEER, I-DEAS, Unigraphics, CATIA, and Autodesk Inventor, and is currently one of the leading products in the "midrange" or "mainstream" mechanical CAD market.[1]

History

Solidworks was founded in 1993 by Jon Hirschtick, with its headquarters at Concord, Massachusetts, and released its first product, SolidWorks 95, in 1995. In 1997 Dassault Systèmes, best known for its CATIA CAD software, acquired the company and currently owns 100% of its shares. The company was headed by John McEleney from 2001 to July, 2007, and is now headed by Jeff Ray, CEO.

[edit] Market

Solidworks is used primarily by mechanical engineers and designers. Its user base ranges from individuals to large companies, and covers a wide cross-section of manufacturing market segments, with its only significant weaknesses among large aerospace and automotive companies (which have historically been users of CATIA and Unigraphics CAD software.) US Commercial pricing for SolidWorks ranges between $20-30,000 depending on configuration. Commercial sales are made through an indirect channel, which includes dealers and partners throughout the world. Directly competitive products to SolidWorks include Autodesk Inventor, Solid Edge, and Pro/ENGINEER.

Solid Edge

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

Solid Edge

 

Developer

Siemens PLM Software

 

Latest release

V20 / July 2007

 

OS

Windows XP/Vista

 

Genre

CAD software

 

Website

www.solidedge.com

 

Solid Edge is a 3D CAD parametric feature solid modeling software. It runs on Microsoft Windows and provides solid modeling, assembly modelling and drafting functionality[1] for mechanical engineers. Through third party applications it has links to many other Product Lifecycle Management (PLM) technologies.

Originally developed and release by Intergraph in 1996 using the ACIS geometric modeling kernel it later changed to using the Parasolid kernel[2]. In 1998 it was purchased and further developed by UGS Corp (the purchase date correspond to the kernel swap).

In 2007, UGS was acquired by the Automation & Drives Division of Siemens AG. UGS company was renamed Siemens PLM Software on October 1, 2007.

Pro/ENGINEER

From Wikipedia, the free encyclopedia

Jump to: navigation, search

 

Pro/ENGINEER

 

Developer

Parametric Technology Corporation

 

Latest release

Wildfire 3.0

OS

Unix-like/Windows

 

Genre

CAD software

 

Website

www.ptc.com

 

Pro/ENGINEER (commonly referred to as Pro/E or ProE) is a 3D CAD parametric feature solid modeling software created by Parametric Technology Corporation (PTC). Its direct competitors are UGS-NX and CATIA, and to a lesser degree SolidWorks, Autodesk Inventor and SolidEdge. It runs on several UNIX flavours, Linux and Microsoft Windows, and provides solid modeling, assembly modelling and drafting functionality for mechanical engineers.

Overview

Pro/ENGINEER is a mechanical engineering and design CAD tool which was created by Dr. Samuel P. Geisberg, with help from some colleagues, in 1988, capable of creating complex 3D models, assemblies, and 2D measured drawings. It originally caused a major change in the CAD industry when first released by introducing the concept of Parametric Modeling. Rather than models being constructed like a mound of clay with pieces being added or removed to make changes, the user constructs the model as a list of features, which are stored by the program and can be used to change the model by modifying, reordering, or removing them. Pro/ENGINEER is considered a part of the 'High End' 3d CAD modeling packages.

Pro/ENGINEER outputs consist of solid model data for tooling and rapid prototyping, CNC manufacturing, and finite element analysis. A product and its entire Bill of Materials can be modeled accurately with fully associative engineering drawings, and revision control information. It is compatible with Unix-variants, Linux and Windows. All data is interchangeable between these platforms without conversion.

PTC have also released a version of the program called Pro/DESKTOP that is marketed towards small businesses and schools who want to incorporate a low-cost CAD package to their curriculum.

 

 

CATIA

From Wikipedia, the free encyclopedia

(Redirected from Catia)

Jump to: navigation, search

 

Look up CATIA in

Wiktionary, the free dictionary.

CATIA

 

Machine tool simulation

Developer

Dassault Systemes

 

Latest release

V5R18 / September 25, 2007

 

OS

Unix / Windows

 

Genre

CAD software

 

Website

[1]

 

CATIA (Computer Aided Three dimensional Interactive Application) is a multi-platform CAD/CAM/CAE commercial software suite developed by Dassault Systemes and marketed world-wide by IBM. The software was originally intended for the development of Dassault's Mirage fighter jet, but became a runaway success and was subsequently adopted by numerous well known companies world-wide, such as Boeing and IBM[/b]. The software was also famously used by architect Frank Gehry in his building of the Guggenheim Museum Bilbao. CATIA is written in the C++ programming language. CATIA is the conner stone of the Dassault Systemes PLM software suite.

Contents

[hide]

• 1 History

• 2 Features and Capabilities

• 3 Supported Operating Systems & Platforms

• 4 Notable Industries using CATIA

• 5 References

• 6 External links

• 7 Gallery

 

[edit] History

CATIA started as an in-house development by French aircraft manufacturer Avions Marcel Dassault, at that time customer of the CADAM CAD software.[1][2]

The software name was initially CATI (Conception Assistée Tridimensionnelle Interactive - French for Interactive Aided Three Dimensional Design ), but was renamed to CATIA in 1981. At that time Dassault created a subsidiary responsible for the software development and marketing, and finalized a non exclusive distribution agreement with IBM.[3]

In 1984, the Boeing Company chose CATIA as its main 3D CAD tool, making it the largest customer.

In 1988, with version 3, CATIA was ported from the mainframe to the UNIX platform.

In 1992 CADAM was purchased from IBM and the next year CATIA CADAM v4 was published. Subsequently in 1996 CATIA V4 was ported from one to four Unix operating systems, including IBM AIX, Silicon Graphics IRIX, Sun Microsystems SunOS and Hewlett-Packard HP-UX.

In 1998, an entirely rewritten version of CATIA, CATIA V5 was released, with support for both UNIX, Windows NT and Windows XP since 2001.

[edit] Features and Capabilities

Commonly referred to as a 3D Product Lifecycle Management software suite, CATIA supports multiple stages of product development (CAx). The stages range from conceptualization, through design (CAD) and manufacturing (CAM), until analysis (CAE).

CATIA provides an open development architecture through the use of interfaces, which can be used to customize or develop applications. The supporting application programming interfaces are as follows:

• The Fortran and C programming languages for version 4 (V4).

• The Visual Basic and C++ programming languages for version 5 (V5).

These APIs are referred to as CAA for V4 and CAA2 (or CAA V5) for V5. The CAA2 are component object model (COM) like interfaces. They provide integration for products developed on the CATIA suite of software.

Although later versions of CATIA V4 implemented NURBS, version 4 principally used piecewise polynomial surfaces. CATIA V4 uses a non-manifold solid engine.

Catia V5 features a parametric solid/surface-based package which uses NURBS as the core surface representation and has several workbenches that provide KBE support.

As of 2007, the latest release is V5 release 18 (V5R18).

One of the main reasons customers choose CATIA V5 is its ability to seamlessly interact and work in tandem with a host of other applications like Enovia, Smarteam, various CAE Analysis applications etc.

[edit] Supported Operating Systems & Platforms

CATIA V4 is supported for various flavours of Unix - IBM AIX, Hewlett Packard HP-UX, Silicon Graphics IRIX and Sun Microsystems Solaris.[4] Catia V4 and its predecessor versions were also available for IBM MVS and VM/CMS mainframe platforms.

CATIA V5 is provided on Microsoft Windows and the above-mentioned Unixes.[5]

[edit] Notable Industries using CATIA

CATIA is widely used throughout the engineering industry, especially in the automotive and aerospace sectors. In this industry CATIA V4, CATIA V5, Pro/ENGINEER, NX, and SolidWorks are the dominant systems. Dassault Systems has expanded its reach into the Shipbuilding Domain with CATIA V5 release 8, which includes additional functionality serving ship builder's needs.

The Boeing Company used CATIA V3 to develop its 777 airliner, and is currently using CATIA V5 for the 787 series aircraft. They have employed the full range of Dassault Systemes' 3D PLM products, comprised of CATIA, DELMIA, and ENOVIA, supplemented by Boeing developed applications.[6]

European aerospace giant Airbus has been using CATIA since 2001.[7] In 2006 it announced that the production of its Airbus 380 had been set back by 2 years at a cost of $6.1 billion due to development having been done on incompatible CAD software, CADDS and CATIA versions 4 and 5 in different parts of the organization which resulted in all the wiring designs needing to be junked.[8]

Canadian aircraft manufacturing company Bombardier Aerospace has done all its designing on CATIA.[9]

Automotive companies that use CATIA to varying degrees are BMW, Porsche, Daimler Chrysler[2], AUDI,[10] Volvo, Fiat, Gestamp Automocion, Benteler AG, PSA Peugeot Citroën, Toyota, Honda, Ford, Scania, Hyundai, Tata motors and Mahindra. Goodyear uses it in the manufacturing of tires for automotive and aerospace and also uses a customized CATIA for its design and development. Popularly, all Automotive companies use CATIA for car structures e.g. Door beams, IP supports, Bumper beams, Roof rails, side rails, body components. And the reason behind this is- CATIA is very good in surface creation and Computer representation of surfaces.

GD Electric Boat used CATIA to design the latest fast attack submarine class for the United States Navy, the Virginia class.[11]. Northrop Grumman Newport News also used CATIA to design the Gerald R. Ford class of supercarriers for the US Navy.[12]

Outside of those three industries, architect Frank Gehry has used the software, through the C3 Smartmodel company, to design his award-winning curvilinear buildings.[13] His technology arm, Gehry Technologies, has been developing software based on CATIA V5 named Digital Project.[14] Digital Project has been used to design buildings, but none have actually been constructed using the new software.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
search cái này ở đâu mà post toàn tiếng Anh lên vậy bạn.Nhìn oải quá trời.

 

Tiếng Việt đây:

Những phần mềm, phần cứng tốt, hay, cần thiết cho dân cơ khí và cơ điện tử:

 

AutoCAD Mechanical là một giải pháp thiết kế cơ khí cho mục đích duy nhất là thiết kế 2D; Autodesk Inventor Series là một tập hợp phần mềm thiết kế 2D và 3D bao gồm phần mềm Autodesk Inventor và Autodesk Mechanical Desktop; EdgeCAM cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các ngành cơ khí chế tạo chính xác và khuôn mẫu;...

 

 

 

 

1. AutoCAD Mechanical

 

 

AutoCAD Mechanical là một giải pháp thiết kế cơ khí cho mục đích duy nhất là thiết kế 2D. Được xây dựng trên nền tảng AutoCAD, AutoCAD Mechanical là lựa chọn tốt nhất cho thiết kế cơ khí 2D dựa trên AutoCAD. Nó được tối ưu hoá cho thiết kế cơ khí thông minh, liên kết với bản vẽ và chi tiết sản xuất và nội dung 2D dựa trên các tiêu chuẩn. AutoCAD Mechanical đưa ra cho khách hàng chức năng điều khiển để để người sử dụng đổi mới trong việc thiết kế 2D, giảm thời gian tạo và thay đổi bản vẽ 2D và đưa nội dung 3D vào môi trường 2D quen thuộc.

 

AutoCAD Mechanical dành cho các kỹ sư, người thiết kế và người vẽ cơ khí trong tất cả các ngành công nghiệp chế tạo bao gồm động cơ, không gian, máy móc công nghiệp và thương mại, thiết bị điện, thiết bị văn phòng, vật liệu xây dựng và nhiều hơn nữa. Nó cũng là một giải pháp thích hợp nhất cho người sử dụng AutoCAD thiết kế và vẽ cơ khí 2D.

 

2. Autodesk Inventor Series

 

 

Autodesk Inventor Series là một tập hợp phần mềm thiết kế 2D và 3D bao gồm phần mềm Autodesk Inventor và Autodesk Mechanical Desktop. Nó đưa ra cho bạn tính linh hoạt cho việc sử dụng các chức năng của AutoCAD, AutoCAD Mechanical hay Autodesk Mechanical Desktop, trong khi bạn kham phá ra sức mạnh của kỹ thuật thiết kế 3D mới nhất với Autodesk Inventor. Autodesk Inventor Series đưa ra chức năng chuyển đổi giữa các phần mềm mà vẫn bảo vệ sự đầu tư của bạn trong các chương trình 2D bạn đang sử dụng.

 

Phần mềm Autodesk Inventor là phần thiết kế 3D đổi mới của Autodesk Inventor Series, công cụ thiết kế cơ khí chất lượng cao giúp các kỹ sư và nhà thiết kế cơ khí rút ngắn thời gian thiết kế và đạt được các sản phẩm tốt hơn đưa ra thị trường nhanh hơn. Phần mềm thiết kế CAD 3D thuận tiện nhất với mức giá trung bình, Autodesk Inventor được biết đến vì dễ sử dụng không gì bằng và cung cấp cách thức chuyển thiết kế từ 2D sang 3D nhanh chóng. Phần mềm Autodesk Inventor có thể:

 

Nâng cao và đơn giản hoá quá trình thiết kế. Làm cho việc tạo và thay đổi thiết kế dễ quản lý hơn. Quản lý các lắp ráp lớn và phức tạp nhanh hơn các phần mềm thiết kế cơ khí khác. Cung cấp khả năng miêu tả hình dáng đổi mới được điều khiển bởi ShapeManager Kernel. Chắc chắn tương thích với DWG. Tích hợp tất cả các khả năng này trong một chương trình hữu hiệu nhất mà nó dễ nghiên cứu và sử dụng.

3. Autodesk Inventor Professional

Autodesk Inventor Professional các chức năng được cải thiện của Autodesk Inventor Series với một bộ các lệnh nâng cao được thêm vào cho thiết kế, kiểm tra và thể hiện các sản phẩm cơ khí. Chỉ với một bộ phần mềm tích hợp nay đủ các sản phẩm bao gồm các chức năng của Autodesk Inventor, AutoCAD Mechanical, AutoCAD Mechanical Desktop và các thành phần ứng dụng được thêm vào, các kỹ sư cơ khí và cơ điện tử có thể thiết kế, phê chuẩn và quản lý tất cả mọi vấn đề của máy móc và tăng và tăng năng suất. Autodesk Inventor Professional giúp bạn nhanh chóng phát triển mô hình 3D hoàn chỉnh trong khi đó rút ngắn thời gian để tiếp thị và tăng chất lượng sản phẩm.

 

Autodesk cung cấp các chức năng đặc trưng cho công việc:

 

Thiết kế 3D Tube và Pipe: tiết kiệm thời gian và cải thiện các thiết kế tube và pipe của bạn với môi trường Tube và Pipe của Autodesk Inventor Professional.

 

Thiết kế 3D Cable và Harness: dựa trên các mẫu kim loại để chọn chiều dài dây điện bằng tay rấr tốn thời gian và tiên bạc. Bạn có thể thực hiện bước này trong Autodesk Inventor Professional vì chiều dài dây điện và đường kính ống dây được tự đông tính toán và xuất ra dữ liệu như danh sách dây và một bảng vật liệu tự động được tạo.

 

IDF Translator: việc sử dụng các chương trình thiết kế cơ điện tử và máy móc công nghiệp có liên quan đến độ co rút của sản phẩm và rút ngắn thời gian thiết kế. Bạn có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất bằng cách nhập IDF 2 hoặc 3 mạch in tạo trong phần mềm thiết kế PCB kỹ thuật điện tử.

 

 

4. MechSoft For Inventor

 

 

 

MechSoft tự động tạo các chi tiết kỹ thuật cơ khí chính xác, quản lí mối liên hệ giữa các chi tiết trong các lắp ráp phức tạp, kiểm tra và cải thiện giải pháp kỹ thuật trước khi tạo mẫu, cung cấp một thư viện các chi tiết kỹ thuật, tối ưu hoá thiết kế, tiến hành phân tích và kiểm tra chiều dài trên chi tiết.

 

5. COPRA Metal Bender

 

 

 

Thư viện phong phú, bao gồm những phần kim loại tấm tiêu chuẩn dành cho các ứng dụng HVAC.Tự động tạo các chuyển tiếp tiêu chuẩn vòng tròn-hình chữ nhật -hình cầu. Các đặc tính đặc biệt dùng trong thiết kế các loại đường viền - Sheetmetal Lofting. Tính toán loại cạnh phẳng hiệu quả đối với các phần kim loại tròn và loai có cạnh bén với COPRA.MetalBender Analyser-i.

6. AutoCAD Electrical

 

AutoCAD Electrical là phần mềm dành cho bất cứ ai thiết kế và sắp xếp biểu đồ điều khiển ladder hay sơ đồ đấu dây. Nếu thiết kế của bạn bao gồm cả PLC, I/O, điều khiển động cơ hay các thiết bị điều khiển điện riêng lẻ, AutoCAD Electrical có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác của bản vẽ.

 

AutoCAD Electrical sử dụng tập tin DWG của AutoCAD để lưu trữ các thông tin dự án quan trọng và vì vậy không yêu cầu các cơ sở dữ liệu độc quyền. Kết quả là bạncó thể hiệu chỉnh và thao tác các bản vẽ AutoCAD Electrical sử dụng phần mềm CAD tiêu chuẩn và duy trì bản vẽ cuối cùng tương thích với những người sử dụng AutoCAD khác

 

7. Magma

 

Magma là phần mềm thiết kế để mô phỏng dòng nhiệt độ và chất lưu và mô phỏng ứng suất/sức căng và hiện tượng hình thành vi kết cấu trong quá trình chế tạo khuôn. Magma có thể áp dụng được cho tất cả các quá trình đúc khuôn từ khuôn sắt xám và khuôn nhôm phủ cát đến khuôn thép lớn. Magma có thể áp dụng được cho tất cả các quá trình đúc khuôn kéo sợi, tối ưu hóa bố trí khuôn kéo sợi, giảm thiểu chu kỳ và đoán được việc hình thành tất cả các khuyết điểm trước khi cắt kim loại..

 

8. Moldflow

 

 

Moldflow Plastics Insight (MPI) mang đến cho bạn những công cụ mô phỏng tiên tiến để có thể dự đoán và loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn trong sản xuất và cho phép tuỳ chọn thiết kế phần, thiết kế khuôn và quá trình đúc phun. Các sản phẩm IPM đưa ra nhiều lựa chọn cho việc sản xuất và các mẫu hình học thiết kế trong các quá trình đúc nhựa.

 

9. EdgeCAM

 

 

 

EdgeCAM cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các ngành cơ khí chế tạo chính xác và khuôn mẫu. Với EdgeCAM bạn có thể tự động hóa lập trình trên máy CNC, lập và tối ưu hóa kế hoạch sản xuất. giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

10. MSC.visualNastran 4D

 

MSC.visualNastran 4D (vN4D) mang đến kỹ thuật mô phỏng cơ khí, kết hợp CAD, sự chuyển động, FEA và kĩ thuật điều khiển trong một hệ thống duy nhất. Giao diện dễ sử dụng giúp bạn tạo nhanh các mô hình phức tạp và kiểm tra, cải tiến và kiểm lại các lắp ráp cơ khí.

11. Microscribe G2

 

Thiết bị số hóa ba chiều trợ giúp việc thiết kế, chép mẫu trong ngành cơ khí, chế tạo khuôn mẫu, dựng mô hình ba chiều. Quá trình thiết kế ba chiều cho phép xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm giảm thiểu sai sót về mặt kỹ thuật trong thiết kế, giúp định phương án công nghệ chế tạo tối ưu cho sản phẩm.

12. FaroArm

 

FaroArm là thiết bị quang học mã hoá chính xác, đo trong bất cứ môi trường Point nào và chọn cánh tay dò để truy bắt điểm nhanh chóng. FaroArm l à một cánh tay đo di động có độ chính xác cao, được thiết kế cho kỹ thuật chế tạo và điều khiển kích thước trong quá trình sản xuất. Có 3 dạng mô hình chính, Gold, Silver, và Sterlin, FaroArm có độ chính xác từ +/-0.001 inches (+/-0.025mm).

Nguồn: Internet (Chỉ trích ra o thêm mắm muối)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ai có thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về các phần mềm 3D cũng như ứng dụng một cách chi tiết thì post lên nhé.Chúng ta sẽ cùng trao đổi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phần mềm Inventor 2008 hỗ trợ đầy đủ Windows Vista

 

26-10-2007 11:56:58 GMT +7

Ảnh: Microconcepts.

Với bản Service Pack 1, người dùng công cụ mô phỏng kỹ thuật số Inventor 2008 chạy trên Vista được trải nghiệm khả năng hoạt động tốt hơn của các hệ thống CAD nhờ sự hỗ trợ của giao diện lập trình ứng dụng Microsoft Direct3D.

 

Trước khi ra mắt Inventor Service Pack 1, Autodesk đã thu thập nhiều ý kiến phản hồi từ khách hàng sử dụng hệ điều hành mới nhất của Microsoft nhằm đảm bảo sự kết hợp giữa Inventor 2008 và Service Pack 1 mang đến hiệu quả từ những kinh nghiệm sử dụng phong phú.

 

Một trong số những cải tiến nổi bật nhất là khả năng tận dụng tối đa Direct 3D, một công nghệ đồ họa cơ bản cho Vista và tất cả các hệ thống Windows 64 bit. Nhờ đó khả năng thực hiện tác vụ của Inventor 2008 được nâng cao trong khi nhiều hệ thống CAD khác giảm khi chạy Windows Vista.

 

Ngoài ra, Inventor 2008 còn hỗ trợ cả card đồ hoạ Direct3D 9 và OpenGL. Những người sử dụng card đồ hoạ cao cấp nhằm hỗ trợ cho OpenGL có thể tận dụng Windows Vista, chỉ cần họ có thiết bị Direct3D phù hợp.

 

Inventor 2008 kèm theo Service Pack 1 hỗ trợ 5 phiên bản Windows Vista Enterprise, Windows Vista Business, Windows Vista Home Basic, Windows Vista Home Premium và Windows Vista Ultimate.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bảng đánh giá xếp hạng các phần mềm CAD/CAM/CAE/CG/RP

Đây là bản đánh giá xếp hạng các phần mềm CAD/CAM/CAE/CG/RP của tạp chí NIKKEI DESIGN, Japan trong năm 2006. Bảng đánh giá xếp hạng này được bỏ phiếu bởi 20 chuyên gia hàng đầu về lãnh vực CAD/CAM/CAE/CG/RP của Nhật để tiện cho chúng ta có thể tham khảo trong việc chọn phần mềm học tập.

 

Bảng đánh giá được xếp hạng bằng phiếu dựa trên các tiêu chí như : Số lượng người sử dụng, số cấp quyền được phát hành trong năm 2005, chức năng cũng như tính ưu việt của software.

 

Trong phần CAE và RP thì không bỏ phiếu mà xếp hạng dựa theo số lượng máy đã bán và số lượng cấp quyền phát hành ra thị trường của các hãng chế tạo cung cấp. Chú ý là số liệu này chỉ là đánh giá khách quan một cách tương đối và sẽ thay đổi theo hàng năm.

 

 

1. Các phần mềm CAD cao cấp:

 

1. Unigraphics NX ...................................20 phiếu.

2. Pro/Engineer Wildfire..............................16 phiếu.

3. I-DEAS NX Series..................................13 phiếu.

4. CATIA Version 5...................................13 phiếu.

5. CATIA/CADAM Solution V4.................12 phiếu.

6. CADDS5i ...............................................10 phiếu.

7. CADCEUS 5..........................................10 phiếu.

 

2. Các phần mềm CAD trung cấp:

 

1. Caelum XXen/Design...............................18 phiếu.

2. Autodesk Mechanical Desktop.................18 phiếu.

3. ThinkDesign....................................... ......18 phiếu.

4. SolidWorks........................................ .....17 phiếu.

5. Autodesk Inventor...................................10 phiếu.

6. CADPAC-Fusion....................................10 phiếu.

7. DesignFlow........................................ .......9 phiếu.

8. ICAD/SX Mechanical Pro..........................9 phiếu.

9. MYPAC DRAFT & MODEL....................8 phiếu.

10. OneSpace Designer Modeling....................8 phiếu.

11. Solid Edge.............................................. ..8 phiếu.

12. SolidMX........................................... ........7 phiếu.

13. TOPsolid.......................................... ........6 phiếu.

14. Zunou Century 3D.....................................6 phiếu.

 

3. Các phần mềm CAD hạng thấp:

 

1. Alibre Design............................................ .19 phiếu.

2. from.Z ...............................................14 phiếu.

3. Cosmo IntelliCAD 4...................................14 phiếu.

4. IronCAD........................................... .........12 phiếu.

5. MYPAC BASIS CAD.................................10 phiếu.

6. Para Logix............................................. ......4 phiếu.

7. Pro/DESKTOP........................................... .4 phiếu.

8. Solid Station LE..........................................4 phiếu.

9. TURBOCAD Professional.......................... 3 phiếu.

10. Zunou Rapid 3D.........................................1 phiếu.

 

4. Các phần mềm CAD/CAM 3D

 

1. Space-E CAA v5 Based...............................19 phiếu.

2. MasterCAM X.............................................19 phiếu.

3. Caelum 2................................................. ....18 phiếu.

4. Matsuura Virtual Gibbs................................17 phiếu.

5. NC-WORKS............................................. ..17 phiếu.

6. PowerShape........................................ ........ 15 phiếu.

7. SURFCAM........................................... .......13 phiếu.

8. E's 3D................................................ ..........12 phiếu.

9. ESPRIT............................................ ............11 phiếu.

10. MYPAC SUPER CAM.................................10 phiếu.

11. SolidStation...................................... ............ 8 phiếu.

12. Tebis .................................................. ......... 8 phiếu.

13. TOOLS............................................. .............8 phiếu.

14. VISI-Series .................................................. ..6 phiếu.

15. VX................................................ .................5 phiếu.

16. Ace CAM............................................... ........4 phiếu.

 

5. Các phần mềm surface dùng cho công nghiệp thiết kế mỹ thuật.

 

1. FreeForm .................................................. .20 phiếu.

2. Metris Paraform.......................................... .20 phiếu.

3. ICEMSurf.......................................... .........18 phiếu.

4. Studio|Tool....................................... ..........19 phiếu.

5. Rhinoceros........................................ .........17 phiếu.

6. FresDAM........................................... .........17 phiếu.

7. NEOFORM........................................... ......15 phiếu.

8. Imageware......................................... ...........12 phiếu.

9. RapidForm......................................... ..........10 phiếu.

10.SolidThinking LT..........................................5 phiếu.

 

6. Các phần mềm CG dùng cho công nghiệp thiết kế mỹ thuật

 

1. SufRay............................................ ............20 phiếu.

2. 3ds max .................................................. ...19 phiếu.

3. Autodesk VIZ.............................................19 phiếu.

4. Houdini .................................................. .....15 phiếu.

5. LightWave 3D..............................................15 phiếu.

6. Maya 5................................................. ........14 phiếu.

7. Shade .................................................. ........10 phiếu.

8. 3D Atorie............................................ .......... 9 phiếu.

9. CINEMA 4D................................................ .8 phiếu.

10. STRATA 3D Pro.........................................6 phiếu.

11. trueSpace REAL..........................................6 phiếu.

12. Animation Master.........................................3 phiếu.

 

7. Các phần mềm CAE.

 

1. Pro/Engineer Simulation

2. ANSYS Multiphysics

3. ANSYS DesignSpace

4. EFD Lab

5. COSMOS DesignSTAR

6. COSMOS FloWorks

7. COSMOS M

8. COSMOS Motion

9. COSMOSWorks

10. Ensight

11. FIELDVIEW

12. GL view

13. JS CAST CAE system dùng cho kỹ thuật đúc kim lọai

14. KUBRIX

15. LMS DADS

16. LMS OPTIMUS

17. LMS SYSNOISE

18. LMS Virtual Lab

19. MSC Dynamic Designer Motion

20. MSC Dytran

21. Navis Works

22. MSC Nastran

23. MSC Patran

24. MSC visual NASTRAN 4D

 

8. Các phần mềm và máy của kỹ thuật tạo mẫu nhanh RP

 

1. Dimension 3D Printer

2. e-PARTS

3. FDM Maxum, FDM 3000, prodigy Plus

4. FDM TITAN

5. Invision si 3-D Printer

6. KIRA Solid Center PLT-A4

7. Rapid Meister 2500

8. ThermoJet 3D Printer

9. Z310 System

10. UniRapid 2 (UR2-SP1502)

11. Máy tạo hình thực nghiệm bằng quang học URM-HP301

 

nguồn site:http://www.hvacr.com.vn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

NHỮNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ CƠ KHÍ MẠNH

Để cho chúng ta có thể không bị lạc giữa một rừng phần mềm sử dụng cho chuyên ngành, để cho chúng ta không tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu những phần mềm có trên thị trường và tìm ra cho mình một phần mềm phù hợp nhất, mình xin trích bài viết của một TS (nick: Huythanh trên diễn đàn cơ khí và vật liệu VN http://meslab.org/mes).

Trong thiết kế cơ khí thì có 4 phần mềm chính đáng học đó là :

1) CATIA

2) Unigraphics

3) I-DEAS

4) Pro-Engineer

 

Dân thiết kế chuyên môn gọi là “Tứ Đại CAD”.

Đây là 4 phần mềm CAD/CAM/CAE cao cấp nhất mà các tập đoàn thiết kế chế tạo lớn dùng. Nếu học để có thể dễ làm việc và dễ kiếm việc ở nước ngoài hoặc vào các công ty ngoại quốc thì nên học CATIA và Unigraphics . Học Pro-E cũng tốt nhưng mà khả năng tìm được việc làm với Pro-E cũng rất ít .Phần nhiều các hãng lớn chỉ dùng Pro-E để tính CAE . CAD của Pro-E thì thua xa UG và CATIA . CAM thì Pro-E và CATIA thua xa UG. CAE thì Pro-E mạnh hơn CATIA và UG. Tuy nhiên trong các phiên bản mới nhất của UG và CATIA thì có kèm thêm những tính năng mới mạnh nhất của NASTRAN và ANSYS nên có thể nói về CAE hiện tại cả 3 ngang nhau .

 

Pro-E là phần mềm CAD đầu tiên đưa ra lý luận Parametric và phương pháp dựng hình dựa trên cơ sở ” khắc hình ” nên rất mạnh về Solid , còn CATIA và UG là 2 phần mềm thuộc về trường phái “Dán hình” nên rất mạnh về Surface để dựng mặt cong tự do trong thiết kế , design, do đó trong lĩnh vực thiết kế xe hơi và máy bay CATIA và Unigraphics được dùng nhiều hơn Pro-E.

Em cũng nên biết là trong CAD có 3 trường phái tượng trưng cho kỹ thuật dựng hình 3 chiều đó là

1) Pro-E, SolidWorks, SolidEdge với trường phái “Khắc hình”, tức dựng hình theo nguyên tắc tạo một khối Solid , rồi theo đó khắc , cắt , dán boss v.v.. giống như điêu khắc trên gỗ.

2) CATIA, Unigraphics, Rhinoceros , Space-E (Grade-CUBE) với trường phái “Dán hình”,từ chuyên môn gọi là thủ pháp LampShade. Tức là giống như công việc dán lồng đèn , tạo hình từ những mặt cong phức tạp trên cơ sở những đường cong biên 3 chiều. Sau đó mới dùng từ mặt phức hợp Surface để tạo khối Solid. Đây là lý do vì sao trong ngành công nghiệp xe hơi người ta dùng nhiều CATIA và UG.

3) Latticer Designer, ThinkDesign với trường phái “Nắn hình” ( giống như công việc của những người làm đồ gốm , với các thao tác làm việc nắn, kéo giãn , tạo hình với đất sét vậy) . Đây là kỹ thuật dựng hình CAD 3D dùng trong ngành mỹ thuật công nghiệp là một kỹ thuật dựng hình sẽ rất mạnh trong tương lai .Ngoài 4 phần mềm trên thì có các phần mềm hạng trung để thiết kế là Solid Works, SolidEdge, Mechanical desktop, CADCEUS ThinkDesign là 5 phần mềm hạng trung nổi tiếng.

Nếu muốn đi chuyên sâu về các lĩnh vực chế tạo khuôn đúc kim loại hoặc nhựa thì nên học các phần mềm chuyên dụng làm khuôn là Space-E, Cimatron, MasterCAM là 3 phần mềm đáng học. Trong đó Space-E của Japan là phần mềm tương đối dễ học nhất. Độ chính xác cao , được dùng rất nhiều trong lĩnh vựa gia công khuôn sắt và khuôn gỗ . Cimatron một phần mềm nổi tiếng của Do thái cũng được dùng rất nhiều , các thư viện khuôn trong Cimatron rất tiện lợi cho việc thiết kế khuôn , tính năng không thua “Mold Tooling Design” của CATIA hay “Mold Wizard” của UG. MasterCAM thì CAM rất tiện lợi , dễ học nhưng độ chính xác không cao, không tiện lợi cho thiết kế khuôn vì không có các phần hỗ trợ thiết kế khuôn tự động như CATIA , không chú ý kỹ phần tolerance trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang CAM thì rất nguy hiểm trong quá trình gia công NC. Ba phần mềm trên chỉ mạnh về CAM dùng để gia công chứ không được dùng để thiết kế .Ngoài ra , nếu không có khả năng tiếp cận các phần mềm lớn ở trên thì có thể học AutoCAD , đây là phần mềm rẻ tiền , được nhiều người sử dụng. Nhưng các tính năng vê thiết kế thì không bằng các phần mềm cao cấp. Theo tôi thì ở mức độ thiết kế và làm việc ở Việt nam thì không cần đến “Tứ Đại CAD”, cỡ AutoCAD hay cao hơn một chút như SolidWorks là có thể làm việc được rồi . Tuy nhiên muốn nhìn đến tương lai xa hơn một chút thì nên học “Tứ đại CAD”. Ở Việt nam CATIA được dùng trong HONDA và Toyota, Ford. UG được dùng trong ISUZU, NISSAN, CITIZEN Machinary các hãng xưởng dính líu đến GMC. I-DEAS được dùng cho các hãng con trực thuộc NISSAN, Mazda. Trong thời gian còn sinh viên thì nên cố gắng học nhiều về kỹ thuật thiết kế. Thực ra CAD chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong thiết kế mà thôi. Phải luyện tập nhiều về ý tưởng thiết kế. Cùng một sản phẩm nhưng có thể dùng nhiều cách để thiết kế và tìm ra cách tối ưu nhất, dễ gia công nhất.

Tôi có làm việc với một vài kỹ sư trẻ từ Việt nam mới sang tu nghiệp và tôi thấy có một điều mà tôi nghĩ ở Việt nam các kỹ sư cơ khí ít được dạy trong đại học đó là “Thiết kế theo tiêu chuẩn quy cách” , có thể là ở Việt nam chưa có một chuẩn mực quy cách chính xác về cơ khí. Ở Nhật sinh viên cơ khí tối thiểu phải nắm được quy cách JIS trong thiết kế. Ốc vít, ổ pi , đai truyền v.v.. đều có quy cách và không phải tùy ý muốn vẽ kiểu gì vẽ. Trong vùng Á châu ảnh hưởng cơ khí của Nhật có thể nói rất mạnh và quy cách JIS của Nhật cũng là quy cách thiết kế mà người Korean và Trung Quốc dựa theo, do đó nếu được em nên học thêm về JIS hay ISO là những quy cách mà người thiết kế cơ khí cần biết. Sự khác nhau giữa “Tứ đại CAD ” và các phần mềm hạng trung đó chính là sự hỗ trợ thiết kế theo quy cách chuẩn chứ không chỉ thuần dựng hình và quản lý dữ liệu.huythanh (TS cơ khí ở Nhật)

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
search cái này ở đâu mà post toàn tiếng Anh lên vậy bạn.Nhìn oải quá trời.

 

Đừng có oải, dính tới IT mà không chịu học tiếng Anh chút chút, chút chút thôi, thì mới cực kỳ oải, trường kỳ oải, oải trên từng cây số, oải khắp châu thân, oải suốt đêm ngày đó bạn, và đó cũng là kinh nghiệm bản thân. Tôi muốn trả lời bạn, nhưng "ông" điều hành có ý kiến quá xá hay, đúng ý tôi quá, nay mạo muội trích dẫn lời của "ổng":

 

 

Cách nhìn khác nhau, rất khó dung hòa. Nhưng bài phản hồi của bạn toàn những dấu chấm hỏi, mình thấy cần phải trả lời để bày tỏ quan điểm:

1) Mình góp ý chân tình, bạn không nghe thì thôi, hà tất phải nặng lời! Bạn cho là “tạt nước lạnh” cũng… tốt, vì nước lạnh làm tỉnh người!

2) Những cái mình đã nêu, chỉ đơn thuần là ví dụ minh họa. Thói quen trình bày mọi vấn đề của mình là như vậy, hoàn toàn không có ý nổ pháo đại pháo tiểu gì!

3) Biển học mênh mông, càng học càng tự thấy mình kém cỏi. Không ai trên diễn đàn này dám vỗ ngực xưng tên, rằng ta đây là cao thủ để múa may và khoác lác. Mọi người vào đây là để giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Bạn chịu khó đọc kha khá các bài trên diễn đàn sẽ thấy rõ là members CadViet nhiệt tình với nhau như thế nào.

4) Xin đính chính: mình không đả kích tiếng Việt. Nếu đây là diễn đàn văn chương thi phú, bàn luận về Truyện Kiều hay thơ Hồ Xuân Hương…, cách nói của mình chắc chắn đã khác. Nhưng đây là diễn đàn CAD, thuộc nhóm Khoa học-Kỹ thuật. Nếu nói chuyện nhau mà không dùng đúng thuật ngữ sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”.

Bản thân mình, xin thú thật là cái vốn liếng English cũng chẳng giỏi giang gì. Lúc mới học CAD, mình có đọc một cuốn sách dạy CAD tiếng Việt (của một tác giả cha căng chú kiết nào đó không nhớ nữa). Sách khá dày, tên tựa và trang bìa cũng khá hoành tráng, nhưng đọc đến nửa quyển vẫn chưa hiểu ý tác giả muốn nói gì! Tức mình, giở Help của Acad ra xem: 10 từ đã phải lật từ điển tra hết 8. Nhưng khi đã hiểu ra rồi, xem lại quyển sách nọ mới vỡ lẽ ra rằng cha này chẳng qua là giáo viên tiếng Anh, dịch tài liệu của Autodesk ra bán kiếm tiền, trong khi chính “thằng chả” cũng chẳng hiểu gì sất! Kể từ đó, không bao giờ mình đọc tài liệu CAD bằng tiếng Việt nữa (nếu có thì cũng chỉ ở mức tham khảo chung chung). Lúc đầu hơi vất vả, nhưng cái tỷ lệ tra từ 8/10 giảm dần theo thời gian đã khích lệ mình rất nhiều.

Bản thân mình đã nghiệm ra rằng, điều quan trọng nhất trong cái món ngoại ngữ là cố gắng thực hành càng nhiều càng tốt, mọi lúc mọi nơi có thể. Nếu bạn có tìm hiểu về lisp và đọc một số chương trình lisp của mình, bạn sẽ thấy rằng toàn bộ các dòng chú giải (comment) cũng như giao diện người dùng (user interface) của chương trình đều dùng tiếng Anh (chưa chắc đã đúng cú pháp). Nhưng đó là một sự cố tình, nhằm tạo điều kiện trước hết cho chính mình, sau nữa là cho mọi người, trau giồi thêm chút vốn liếng English.

Người Việt Nam được bạn bè thế giới đánh giá cao về sự thông minh, sáng tạo. Nhưng khi tiếp cận với tin học, đa số đều vấp phải một khó khăn phổ biến, đó là rào cản ngôn ngữ. Bạn lưu ý rằng, các phần mềm chúng ta đang sử dụng, hầu hết là sản phẩm thương mại. Nhà sản xuất nào cũng cố gắng trình bày hướng dẫn sử dụng của họ (Help của chương trình) ở mức đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu nhất để lôi kéo khách hàng. Nếu như bạn có được khả năng đọc hiểu tiếng Anh kha khá một chút, bạn sẽ thấy việc sử dụng một phần mềm bất kỳ (lạ hoắc, chưa từng thấy bao giờ) chẳng phải là vấn đề gì ghê gớm. Người ta tốn biết bao nhiêu công sức để tạo nên một phần mềm, kèm theo hướng dẫn sử dụng rất tỉ mỉ. Mình không biết cách dùng chỉ vì không đọc được hướng dẫn. Một lý do rất chi là vô lý! Bạn không thấy tức, không thấy “tự ái dân tộc” à?

Như đã nói trên, mình không mong có sự dung hòa. Mỗi người đều có quan điểm riêng và hành xử theo kiểu riêng của mình. Bản thân mình vẫn bảo lưu quan điểm, khuyến khích mọi người trong diễn đàn dùng đúng thuật ngữ của CAD càng nhiều càng tốt, với 2 mục đích rõ ràng: tránh gây hiểu lầm khi diễn đạt ý và tạo điều kiện cho tất cả mọi người cùng thực hành English.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cũng lấy trên mạng thôi, xin gt với các bạn Giáo trình của Học Viện QS. Giáo trình này cũ rồi vì là Inventor 5. Nay đã có Inventor 2008 professional, cách nhau khá xa. Tuy nhiên phần căn bản rất hữu ich cho các bạn nào muốn làm quen với Inventor. Link đây:

http://www.cadviet.com/upfiles/Gioi_thieu_AI5.rar

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cũng lấy trên mạng thôi, xin gt với các bạn Giáo trình của Học Viện QS. Giáo trình này cũ rồi vì là Inventor 5. Nay đã có Inventor 2008 professional, cách nhau khá xa. Tuy nhiên phần căn bản rất hữu ich cho các bạn nào muốn làm quen với Inventor. Link đây:

<a href="http://www.cadviet.com/upfiles/Gioi_thieu_AI5.rar" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/Gioi_thieu_AI5.rar</a>

Cám ơn nhiệt tình của bạn!

Nhưng bạn có thể up lại bằng 1 link khác không? (không dùng Upload Center của CadViet). Không hiểu tại sao dạo này mình không down được từ các link này, không riên gì cái của bạn. Nguyên nhân từ host, đường truyền hay từ máy của mình cũng không rõ. Cũng có thể do máy mình, nhưng bận bịu quá chưa xem được. Có điều mình thấy thế này: nếu link được up ở các host khác, như Esnip hoặc MediaFire chẳng hạn, mình có thể up và down rất nhanh và chưa bao giờ gặp lỗi gì.

 

Bạn thử vào đây đăng ký một account:

http://www.esnips.com/usersignin/index.jsp

 

Và ở đây không cần đăng ký:

http://www.mediafire.com/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cũng lấy trên mạng thôi, xin gt với các bạn Giáo trình của Học Viện QS. Giáo trình này cũ rồi vì là Inventor 5. Nay đã có Inventor 2008 professional, cách nhau khá xa. Tuy nhiên phần căn bản rất hữu ich cho các bạn nào muốn làm quen với Inventor. Link đây:

http://www.cadviet.com/upfiles/Gioi_thieu_AI5.rar

Bạn upload lại đi, file này chưa có trên host của cadviet.

 

Hiện nay, host của cadviet nay đã ổn định, mọi người hãy upload vào host của cadviet nhé, tránh upload lên nơi khác dễ bị die link.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là nội dung được thảo luận từ bài viết: Bảng xếp hạng CAD/CAM/CAE/CG/RP của Nikkei Design

 

 

Hỏi: nên chọn Catia hay Unigraphics

 

GS TAKEMOTO: Về câu hỏi của em thì theo tôi nếu học để biết cho có thêm kiến thức thì nên học cả hai UG và CATIA. Ngòai ra I-DEAS , Pro-E cũng rất tốt. Về nguyên lý thao tác thì cả 4 phần mềm trên đều tương đối giống nhau nên khi em học giỏi một cái thì sẽ 3 cái còn lại sẽ học rất nhanh , vấn đề còn lại là thời gian và kinh nghiệm làm việc. Nếu em học để làm việc mà không muốn mất thời gian phân vân chọn lựa thì tôi cố vấn em thế này. Nếu em dự định sau khi em học xong em sẽ làm ở những công ty thuộc hệ thống tập đòan Toyota hay các công ty ở Âu châu thì em nên học CATIA , nếu em muốn vào các công ty thuộc hệ thống tập đòan ISUZU, NISSAN, SUZUKI, TOSHIBA , hay các công ty của Mỹ như GMC thì nên học UG hoặc I-DEAS ( thực chất UG và I-DEAS hiện tại gần như là một rồi ). Nếu em muốn vào làm việc cho những công ty có liên quan đến các hãng đóng tàu cũng như các hãng chế tạo máy kiến thiết như KOMATSU hay KOBEL Co thì em nên học Pro-Engineer. Ở Japan thì hầu hết các hãng xưởng đều có liên quan đến công việc của các tập đoàn công nghiệp lớn, nên trước khi học thì sinh viên thường chọn học những phần mềm mà khi ra trường vào công ty mà các em đó thích, bởi vì khi vào hãng ở Nhật thường phải qua những vòng thi gắt gao của các công ty do đó sinh viên cần định hướng trước khi học. Theo tôi nghĩ làn sóng đầu tư của Nhật đang đổ vào Việtnam , có lẽ họ sẽ cần đến rất nhiều các chuyên gia về CAD/CAM/CAE người Việt. Còn những công ty trong nước của Việt Nam thì tôi nghĩ chưa cần dùng đến cấp độ của UG, CATIA, Pro-E. Tôi nghĩ ở mức độ của Space-E, MasterCAM, SolidWorks (những phần mềm ứng dụng nhiều về gia công , giá rẻ , dễ học , dễ sử dụng ) là quá đủ ở Việt Nam.

 

 

Đáp:Bảng xếp hạng CAD/CAM/CAE/CG/RP của Nikkei Des 2 Thángs, 3 Tuầns ago Karma: 3

Hỏi: Hiện nay thị trường có rât nhiều phần mềm Cam như: Catia, Delcam, Unigraphics, Cimatron, Matercam, Solidcam, Edgecam... Em rất băn khoăn khi quyết định học 1 phần mềm Cam ứng dụng vào trong thực tế. Anh có thể so sánh giùm em giữa các phần mềm đó và chỉ em dùng 1 phần mềm Cam thích hợp ứng dụng vào thực tế. Cám ơn.

 

Giáo sư TAKEMOTO: Về việc bạn hỏi thì theo tôi thì tuỳ vào mức độ công việc của bạn. Nếu công việc cần đi vào thiết kế , cần tính toán FEM v.v..tức những lãnh vực của CAE thì nên dùng các phần mềm như CATIA, Unigraphics, Pro/E, I-deas. Còn nếu chỉ ở mức độ dựng hình 3D để làm khuôn mẫu hoặc để chuyển đổi data CNC thì bạn nên dùng MasterCam. Hoặc dùng Unigraphics ,Pro/E , CATIA hay là SolidWorks (một phần mềm thuộc đẳng cấp trung cao) làm CAD để dựng 3D sau đó chuyển data 3D sang MasterCam dùng cơ năng CAM của MasterCam để đổi data gia công thì tiện lợi hơn. SolidCAM và EdgeCAM theo tôi biết thì cũng rất tốt nhưng về chức năng CAM thì không bằng MasterCAM. Cơ năng CAM của MasterCAM có thể nói là bằng hoặc hơn của CATIA và UG chứ không thua. Chỉ có một điểm bất tiện là khi bạn thay đổi thiết kế trong data 3D thì program CNC không thể tự động thay đổi theo được giống như trong UG, nhưng mà thực tế gia công thì cũng không cần thiết lắm. Ngoài ra MasterCAM tương đối dễ học và sử dụng. Bạn có thể chỉ mất khoảng 50 h để học cách thành thạo sử dụng trong khi ở các phần mềm cao cấp như CATIA, Pro/E hay UG thì bạn phải mất vài tháng. DElCAM thì tôi chưa có cơ hội sử dụng nên thú thật tôi không biết nên không trả lời được.

 

Ngoài ra nếu bạn có điều kiện thì tôi xin giới thiệu cho bạn một phần mềm CAD/CAM tương đối rất mạnh phát triển dựa trên nền tảng của phần mềm Grade-CUBE (một phần mềm nổi tiếng số 1 , được dùng rất nhiều lãnh vực thiết kế và gia công khuôn ở Japan của công ty Hitachi Zousen). Phần mềm này giá tương đối rẻ và hiện tại do người Việt nam mình ở công ty Asia Pacific Solutions Co., Ltd ở địa chỉ dưới đây viết

 

Suite 706,SaigonTower,29 Le Duan Street,

District1,Ho Chi Minh City,Vietnam

Tel:+84-8-827-9974,Fax:+84-8-827-9973,

 

công ty Hitachi Zousen ở Japan chỉ chịu trách nhiệm phân phối.

 

Về chức năng CAM thì cả hai Space-E và MasterCAM không ai hơn ai. Nhưng về CAD để dựng hình 3 chiều thì Space-E tuyệt vời hơn. Đặc biệt với các chức năng trong việc tạo surface , do dựa trên nền tảng của Grade-CUBE nên việc dựng hình bằng surface rất là tự do tự tại hơn hẳn các phần mềm CAD/CAM khác.Tuy nhiên Space-E có một nhược điểm đó là dựng hình dựa trên nền ACIS kernel nên thông số bạn nhập vào là chết luôn không có thay đổi được trong lúc dựng hình. Và cũng vì dựa trên nền ACIS kernel nên ít tương thích với các phần mềm khác mà hiện tại hầu như phát triển dựa trên nền Parasolid Kernel.

 

 

Đáp:Bảng xếp hạng CAD/CAM/CAE/CG/RP của Nikkei Des 2 Thángs, 3 Tuầns ago Karma: 3

Hỏi:

+) Xin giáo sư nhận xét về sự phát triển và khả năng công nghệ CAD/CAM trên thế giới, và có sự chênh lệch trình độ giữa thế giới và Vietnam không?

 

+)Là sinh viên/ nguời quan tâm đến lĩnh vực CAD/CAM có thể làm gì và có cơ hội nào để nâng cao hiểu biết và chuyên môn của mình về lĩnh vực này?

 

Giáo sư TAKEMOTO:

1. Có thể kỹ thuật CAD/CAM tương đối đã bão hòa về mặt lý luận. Từ lý luận Wire -------> Surface -------> Solid thì tôi nghĩ tương lai về lý luận thuật tóan người ta sẽ có thể không đào sâu hơn, nhưng trong ứng dụng về mặt định nghĩa từ CAD thì có thể thay đổi. Bởi vì ý nghĩa của CAD hiện tại không còn đơn thuần là một công cụ hỗ trợ cho người thiết kế máy, với những phần mềm mới của CAD , người ta còn có thể làm phim họat hình, làm các design quảng cáo sản phẩm, design mỹ thuậtv.v.. khi mà kỹ thuật rendering trong CAD ngày càng được cải thiện. Trong tương lai thì tôi nghĩ các nhà sản xuất CAD sẽ phát triển theo hướng làm cho system thân thiện hơn với người thiết kế, giúp cho người thiết kế thao tác một cách trực cảm hơn. Ví dụ như trong phần mềm ThinkDesign họ đã đưa vào ứng dụng GMS ( Global Shape Modeling), với ứng dụng này thì với những model có mặt cong phức tạp ta vẫn có thể duy trì khúc xuất bán kính mà vẫn có thể sửa đổi model được. Mức độ cạnh tranh giữa các hãng chế tạo phần mềm CAD ngày càng lớn do đó những thay đổi giúp người thiết kế thao tác nhanh như ra lệnh bằng âm thanh v.v...

 

2.Các phần mềm CAD trong tương lai có thễ tăng cường các chức năng hỗ trợ sự hỗ tương , hợp tác của các kỹ sư thiết kế với nhau hơn. Ví dụ trong một công ty một kỹ sư ở Việtnam sẽ lo về thiết kế vỏ ngòai của chiếc máy, một kỹ sư ở Japan sẽ lo về thiết kế hệ thống truyền động bên trong, và cả hai cùng thiết kế , cùng đồng thời kiểm tra với nhau real time trên chung một model cùng một lúc được mà không cần phải tách ra làm 2 công đọan để rồi phải ráp nối.

 

3. Có thể sẽ phải đi đến thống nhất về Kernel. Hiện tại có 4 lọai Kernel làm nền phát triển software CAD là ACIS 3D Toolkit( của Spatial Technology, Mỹ), Parasolid (của UGS, Mỹ), Design_base_ (Ricoh, Japan), Lattice (của Lattice Technology). Ngòai ra còn có Granite One của Pro/E và Kernel riêng của Dassault System được dùng trong CATIA. Trong đó ACIS có bản quyền được các hãng chế tạo CAD sử dụng nhiều nhất. Nhưng tính ưu việt của Parasolid cũng như sự phất lên nhanh chóng của UGS có thể sẽ đi đến sự thống nhất Kernel tiêu chuẩn trong phát triển CAD trong tương lai mà Kernel Parasolid sẽ là tiêu chuẩn. Khi mà các Kernel đã được tiêu chuẩn thì các dữ liệu CAD trong tương lai sẽ có thể được đọc một cách dễ dàng hơn giữa các CAD system khác nhau.

 

Đó là nhìn ở mức độ công nghệ CAD /CAM phát triển trong tương lai của thế giới. Còn nhìn về công nghệ CAD/CAM của ViệtNam thì tôi chưa về Việtnam bao giờ nên không biết rõ thực hư thế nào. Tôi thấy trong diễn đàn này thì số người tham gia và hiểu sâu về CAD/CAM còn ít nhưng mà tôi tin rằng thế hệ của các em sẽ giỏi hơn thế hệ chúng tôi gấp nhiều lần. Thông tin công nghệ và tài chính có thể bây giờ còn giới hạn nhưng một vài năm nữa thì có lẽ sẽ khác. Quan trọng là yếu tố con người. Nhân tài người Việt Nam không thua gì người Nhật. Người ta làm được thì mình cũng có thể làm được. Một ông bạn già của tôi là giáo sư Thành Linh ( Naruse ) đã mất là một trong những người đi tiên phong nghiên cứu về lý luận CAD/CAM ở Nhật. Nhân tài Việt nam như lá mùa thu mà. Vấn đề là chính phủ có coi trong "lá mùa thu" không. Nếu chính phủ có một đường hướng đào tạo nhân lực tốt như, thì tôi tin rằng trong 10 năm tới công nghệ CAD/CAM của Việt nam cũng sẽ ngang hàng hoặc vượt hơn so với các nước trong khu vực.

 

Về câu hỏi thứ 2 của em thì tôi chỉ khuyên em 2 chữ thôi. Đó là "HỌC 学---HÀNH 行". "HỌC". Phải học theo đúng nghĩa của nó, tôi 70 rồi mà còn lọ mọ vô đây học ké các em nữa mà, tôi nhận thấy sinh viên Việt nam từ xưa đến giờ có một cách học rất thụ động. Chủ yếu học theo thầy dạy. Học thuộc lòng nhiều hơn là tự suy. Tôi không biết có phải đó là cái quan niệm "Tôn sư trọng đạo " của người Việtnam hay không , nhưng mà học trò không dám cãi thầy. Thực tế tôi đi dạy rồi thì tôi biết là ông thầy dạy chưa chắc đã đúng, sách viết có thể đúng ngày hôm qua nhưng có thể không đúng ngày hôm nay, không có cái gì là chân lý tuyệt đối cả. Tôi đi dạy thì tôi thích khuyến khích học trò cãi tôi. Thông thường những sinh viên hay cãi với giáo sư thường là những sinh viên thành công sau này khi ra đời. Tôi có một số sinh viên là người Việt nam , khi mà còn học ở bậc đại học , thì các em học có thành tích rất xuất sắc hơn sinh viên Nhật, nhưng khi vào cao học, ở phòng nghiên cứu bắt đầu công việc cần tìm ra một đường hướng nghiên cứu mới thì lại bắt đầu thua sinh viên Nhật. Và tôi phát hiện ra nguyên nhân đó là cách học tập thụ động của người Việt Nam. Khi ở bậc đại học còn dùng những công thức có sẵn để làm tóan kiếm điểm ưu thì với cái kiểu học để nhớ ,học vẹt thì các học sinh VN mình giỏi hơn. Nhưng khi cần phải tìm ra công thức mới không có trong sách nữa thì vì không có khả năng tự suy từ đầu nên sẽ không biết cách làm thế nào cho ra. Do đó mà em phải tự tạo cho mình một cách học chủ động về chuyên môn của mình. Tự tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu để đọc,tài liệu ở thư viện, internet, các diễn đàn như thế này, các hãng xưởng có liên quan CAD/CAM, tự học hỏi, tự suy để tìm ra cái chân lý chính xác. Không nên sợ sai , trong việc học hay nghiên cứu càng sai nhiều càng tốt. Có sai mới có thể hòan thiện sản phẩm tốt hơn. Có nhiều giảng viên đại học trẻ thường có tâm lý "làm tròn số", tức là tâm lý sợ bị phát hiện ra sai, thất bại trong nghiên cứu v.v.. dẫn đến kết quả là làm giả dữ liệu thực nghiệm. Những biểu đồ nghiên cứu của họ có thể đẹp thật khi phát biểu ở các hội nghị khoa học, nhưng mà thực tế lại là những rác rưởi trong khoa học. Sinh viên học theo kiểu thụ động thì sẽ ôm luôn cái sai , cái giả dối của người thầy vào trong đầu. Do đó em nên tự tạo cho mình một tư duy tự suy trong việc học một cách khoa học, chỉ coi người thầy như một người tư vấn kiến thức mà thôi, nên quan niệm học để hiểu chứ không phải học vì thành tích. Ngòai ra nếu có cơ hội nên đi du học để mở mang thêm kiến thức.

 

"HÀNH". Nếu em chỉ học không mà không "HÀNH" thì sẽ không cơ hội hòan thiện cái học của mình. Trong thời gian còn là sinh viên , học về CAD/CAM thì em nên tìm những công ty nào có công việc liên quan đến CAD/CAM xin vào làm việc bán thời gian hoặc những ngày nghỉ hè chẳng hạn. Có cơ hội va chạm làm việc với thực tế mới có cơ hội nâng cao tay nghề và kinh nghiệm. Một kỹ sư giỏi là một người thợ giỏi về thực hành chứ không phải giỏi về lý thuyết suông. Em phải biết ở Japan bằng kỹ sư cao hơn bằng tiến sĩ. Một người thợ không có đến trường đại học vẫn có thể lấy bằng kỹ sư cấp 1 quốc gia (cấp cao nhất) nếu thi đậu cả hai phần lý thuyết và thực hành trong khi nhiều giáo sư dạy đại học có bằng tiến sĩ mà không lấy nổi bằng kỹ sư cấp 1 chỉ vì họ chỉ giỏi về lý thuyết và nghiên cứu chuyên môn của mình mà không có thực hành kinh nghiệm ở các hãng xưởng. Có nhiều em học sinh của tôi ở Việt Nam sang làm luận án cao học, các em thích in card với cái mạc kỹ sư phía trước, nhưng mà kỹ sư sao được khi mà đưa cái máy tiện bảo làm program cho nó chạy thì lại không biết. Trong tương lai có thể em sẽ là một kỹ sư CAD/CAM thì em nên nhớ rằng khi thiết kế một sản phẩm, một kỹ sư giỏi là người biết đứng ở góc độ của người tiêu dùng và người thợ gia công để chế tạo ra sản phẩm đó. Chỉ có kinh nghiệm thực hành thực sự thì em mới có thể hiểu được làm thế nào mà người thợ gia công có thể chế tạo ra sản phẩm theo ý thiết kế của em với giá rẻ nhất, nhanh nhất,và tiện lợi cho người tiêu dùng nhất.

 

 

 

Hỏi: Thua GS Hien nay co rat nhieu phan mem CAD/CAM khac nhau nhu CATIA ,ProE, UniGraphics. GS co the danh gia nhu the nao ve moi phan mem nay.Viec chon mot trong so do de hoc thu su la mot cau hoi kho doi voi nhung nguoi bat dau vao trong linh vuc thiet ke Trong phan mem CATIA co rat la nhieu Modul khac nhau va nhung tai lieu ve CATIA cung rat han che.GS co the neu tat ca nhung gi ma CATIA co the lam duoc khong?. Em moi tim hieu phan mem nay nen cung chua ro rang ve tat ca nhung modul cua CATIA.CATIA co tich hop nhung modul danh co linh vuc dieu khien khong ? Cam on GS

 

Giáo sư TAKEMOTO:

Trong 3 phần mềm bạn hỏi UG, Pro/E, CATIA thì thực khó mà trả lời rằng phần mềm nào tốt hơn phần mềm nào. Nếu đứng ở góc độ của người thiết kế chuyên nghiệp thì cả 3 như nhau, nhưng đứng ở góc độ người dạy thì tôi khuyên em nên chọn UG hay là CATIA. Khuynh hướng chế tạo các phần mềm CAD giá rẻ dùng Parasolid Kernel của UGS và sự thống hợp giữa UGS và I-DEAS đã khiến cho thị phần của UG ngày càng lên cao. Ở Âu châu thì khuynh hướng sử dụng CATIA mạnh hơn, nhưng ở Japan thì khuynh hướng sử dụng UG cao hơn trong thời gian gần đây. Hầu hết các công ty chế tạo xe của Nhật đều dùng UG hoặc CATIA.

 

Riêng CATIA V5 R.... tức là phần mềm mới sau này dùng trên nền Windows thì có 3 Package riêng biệt. P1, P2 và P3.

 

P1 dùng cho các hãng trung tiểu xí nghiệp với các tính năng đơn giản dùng để Modeling, chủ yếu dùng để thiết kế, đồ hoạ.

 

P2 dùng cho các công ty chuyên về thiết kế và gia công có tích hợp các modul về CAD/CAM

 

P3 là phiên bản cao cấp dùng cho các kỹ sư thiết kế cao cấp của các công ty chế tạo xe hơi và tạo thuyền, máy bay v.v.., tích hợp tất cả các modul của CAD/CAM/CAE.

 

Về tài liệu của CATIA thì em có thể vào bên phòng CATIA. Tôi có để một CD dùng cho sinh viên tự học CATIA ở đó.

 

Theo tôi biết thì Cimatron là một phần mềm rất nổi tiếng của Do Thái chứ không phải của Nhật. Người Nhật chỉ dịch phần giao diện thôi. Tinh thần của phần mềm này là khẩu hiệu "Data-to-steel" của công ty này, trên thế giới có khỏang 8000 công ty đang xử dụng , với tổng cộng khỏang 16000 cấp quyền. Cách đây khỏang 7 năm thì Cimatron cũng là một phần mềm được xếp hạng cao ở Japan. Theo tôi nghĩ thì Cimatron hiện tại ở Nhật ít người sử dụng vì nhiều nguyên nhân:

 

1. Giá cao quá, (khỏang 50000USD cho một cấp quyền), thêm vào nữa phương cách tiếp thị và bảo trì phần mềm của công ty này không thể cạnh tranh với các công ty khác, tiền duy trì hàng tháng cho một cấp quyền cũng khỏang trên 100000 yen. Do đó mà những hãng trung tiểu xí nghiệp khó với tay tới trong thời buổi kinh tế chưa phục hồi ở Japan.

 

2. Giao diện của Cimatron dựa trên nền của Unix tương đối khó xử dụng mặc dù đã có những thay đổi lớn thích ứng với giao diện Windows trong các phiên bản mới của Cimatron E. Thêm vào nữa các phiên bản Cimatron cũ không có chức năng CAE nên không được các công ty chế tạo lớn dùng để thiết kế.

 

3. Tâm lý trung thành với các công ty mẹ của các công ty vệ tinh, ở Japan những hãng mà không xử dụng trùng phần mềm hoặc tương thích với phần mềm của công ty lớn thì sẽ khó nhận hàng thiết kế hoặc gia công.

 

4. Các trường đại học và kỹ thuật chuyên nghiệp không có dùng Cimatron để giảng dạy. Nên số người biết sử dụng Cimatron ít, các công ty tuyển dụng kỹ thuật viên CAD/CAM cũng hiếm khi nghe nói tới tuyển chuyên viên về Cimatron, thông thường thì tuyển chuyên viên về CATIA, Pro/E, UG, AutoCAD v.v.. Cho nên cho dù phần mềm hay cách mấy mà không được nhiều người biết thì cũng sẽ dễ bị đào thải.

 

5. Từ năm 2003 thì NIKKEI DESIGN ( một tạp chí chuyên ngành về CAD/CAM/CAE nổi tiếng của Nhật, chuyên đánh giá xếp hạng các phần mềm CAD/CAM/CAE) đã không còn cho Cimatron vào danh sách xếp hạng. Mặc dù 7 năm trước, Cimatron đã được NIKKEI DESIGN xếp hạng phần mềm cao cấp ngang hàng với CATIA, I-DEAS, CADCEUS,GRADE-CUBE.

 

Về tương lai của Cimatron thì tôi nghĩ nếu với phương thức kinh doanh của họ ở Japan như bây giờ thì sẽ khó tồn tại.Tuy nhiên người Nhật có câu nói rằng "Ashita wa ashita no kaze de fuku", "chuyện ngày mai thì để gió ngày mai thổi". Ai có ngờ rằng những phần mềm tên tuổi một thời vang bóng hàng chục năm như Grade-CUBE của Hitachi lại bị chết yểu phải núp bóng CATIA để sống nhờ và chú em Unigraphics vô danh bỗng chốc lên ngôi, mua luôn I-DEAS để chia đôi thiên hạ với lão làng CATIA của Dassault System khiến hàng ngàn đệ tử CATIA phải đem thân lưu lạc. Biết đâu được. Đã đem thân vô làm đệ tử cái đạo đa môn phái CAD/CAM này thì chịu. Chỉ có cách là tranh thủ thời gian học thêm tuyệt nghệ của các phái CAD khác ngòai CIMATRON, nếu mà môn phái mình theo tan rã thì mình vẫn còn phái khác để xiển dương.

 

Còn những công ty trong nước của Việt Nam thì tôi nghĩ chưa cần dùng đến cấp độ của UG, CATIA, Pro-E. Tôi nghĩ ở mức độ của Space-E, MasterCAM, SolidWorks (những phần mềm ứng dụng nhiều về gia công , giá rẻ , dễ học , dễ sử dụng ) là quá đủ ở Việt Nam.

Khong dam dau ah !

Tai tring do tieng anh cua VN chua cho phep chu dau co the nao mà nói là mức độ chưa cần thiết, gia nhập WTO rồi thì làm ăn với nước nốaì là chuyện đương nhiên, nhưng dẫu sao khi còn là SV chúng ta nên tập trung chọn ra mục tiêu cho phù hợp: thứ 1 nếu muốn làm cho 1 công ty nào đó mà bạn biết nó cần cái j khi tuyển dụng thì học và chuyên sâu vào nó luôn. thứ 2 nếu chưa xác định đựơc làm cho ai và yêu cầu j cần thiết thì nên học cho biết ( tất nhiên là chỉ ở mức basic thoi ) và khi ra thì bạn có thể tự tin là " Dạ, em có biết và từng sử dụng nó, và chắc chắn em sẽ sử dụng f1 cách thành thạo trong 1 thời gian ngắn để phục vụ cho công việc của mình " Tất nhiên trong cả 2 cách cách nào cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng, và mạnh yếu thế nào chắc các bạn cũng biết. Mong các bạn sớm tìm ra cho mình con đường phù hợp nhất. việc công ty nước ngòai xét tuyển trình độ CAD là dựa vào số giờ mà bạn đã thao tác trên chương trình đó, tức là thời gian mà bạn đã thực hành để có thể thao tác nhanh trên ct.

 

Ý của giáo sư ko phải là chê việt nam hay sao hết! Lý do chính là tại vì bản quyền mua 1 chương trình trong tứ đại CAD là quá cao, so với tầm vóc của 1 công ty vn thì chưa đủ sức để mua. Còn việc làm thêm cho các tập đòan nước ngòai thì là do mình sử dụng ct của họ thôi.

Đọc được trên mạng. Trích lại cho các bạn xem. Đúng sai còn bàn tiếp. Nhưng tôi thật là kính trọng vị GS Nhật này

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu bạn biết chút tiếng Anh, hãy coi hãng Autodesk "nổ" về Inventor 2008. Nhưng tôi cần nhấn mạnh là Inventor 2008 và Inventor 2008 professional khác nhau đó nhé. Link đây:

http://www.mediafire.com/?ebtyzcydzme

Ông Pro/E cũng đâu vừa, cũng "nổ" bạo, mà sao xem 2 "ông" này "nổ" na ná nhau quá! Xem link sau:

 

http://www.mediafire.com/?9fm39mwymkd

 

 

Trong lúc nghỉ tết, nếu rảnh tôi sẽ tổng hợp lại và có ý kiến riêng (và đặc biệt với bạn ssg) về các phần mềm 3D CAD dành riêng cho cơ khí.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn có thể cho mình xin link các bài viết của ông GS Takemoto này được không . Cám ơn bạn nhiều .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
CadViet members đa số là dân Kiến trúc - Xây dựng, trong khi Inventor chỉ có Cơ khí dùng. Lần sau bạn post vào box này, hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm hơn.

Thiết kế 2D thì có thể nói Autodesk thuộc hàng đầu thế giới, nhưng 3D thì thuộc vào hạng... bèo nhèo! Tuy nhiên, nếu đã quen với AutoCAD thì dùng Inventor cũng hay, vì cũng là anh em dòng họ nhà nó!

Bản thân mình chưa dùng Inventor bao giờ, nhưng cũng có hiểu về nó ở mức over view. Thật ra cũng định "ngâm cứu" nhưng chưa có điều kiện (thời gian). Trong công việc hàng ngày, mình vẽ AutoCAD 2D là chủ yếu (khoảng 80%). Khi cần thiết, cũng làm luôn 3D kết hợp trong bản vẽ *.dwg nếu đó là những chi tiết đơn giản. Với các chi tiết có giao tuyến phức tạp (khả năng 3D của Acad không làm được), mình dùng Rhino hoặc MasterCAM.

Bạn đã có chút kinh nghiệm về Inventor, có thể giới thiệu tổng quan về nó cho anh em box Cơ khí? Mọi người thấy hay chắc chắn sẽ tham gia (có thể chính mình là người tham gia đầu tiên).

Cụ thể, máy mình có cấu hình:

ThinkPad IBM Lenovo 3000-C200

1.6 GHz - 512 MB RAM

thì dùng bản Inventor nào phù hợp? Dùng bản 11 như bạn được không?

 

bác này thật linh tinh autodesk đâu có yếu về CAD3D Inventer thì sao, còn máy của bác theo em nghĩ nên sai IN.9.0 khá tốt em có cấu hình tương tự nên cũgn chỉ sai bản này, có điều đi đôi với nó là autocad 2005,và cam9 trên nữa in9 không tương thích.đáng tiêc như vậy

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
bác này thật linh tinh autodesk đâu có yếu về CAD3D Inventer thì sao, còn máy của bác theo em nghĩ nên sai IN.9.0 khá tốt em có cấu hình tương tự nên cũgn chỉ sai bản này, có điều đi đôi với nó là autocad 2005,và cam9 trên nữa in9 không tương thích.đáng tiêc như vậy

Cãi nhau ỏm tỏi về sự hay dở của các phần mềm CAD/CAM/CAE là "chuyện thường ngày" ở các forum có liên quan đến dân Cơ khí. Mình đã suy nghĩ nhiều về việc này và rút ra kết luận: phần mềm nào cũng có cái hay riêng và tốt hơn hết là không nên đá động đến việc so sánh chúng với nhau nữa. Thay vào đó, nếu ai quan tâm, hãy chia sẻ kinh nghiệm và cùng học hỏi lẫn nhau.

Bản thân ssg, có thể đã hơi vội vàng và đã đưa ra một số nhận định mang tính chủ quan trước đây. Xin tự kiểm điểm trước toàn thể anh em box Cơ khí và sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Hy vọng rằng, diễn đàn "Cad cho Cơ khí" sẽ ngày càng sôi nổi hơn, phong phú hơn, nhiều bài viết hơn về Inventor, SolidWork, Pro/E, Catia, Unigraphic... Mảng nào mạnh nhất, sôi nổi nhất sẽ đề nghị BQT tách ra thành chuyên đề riêng.

Ssg cũng mong rằng, bạn yopopovp sẽ có một số bài cơ bản về SolidWork và Inventor. Không phải là những bài viết chung chung về tính năng tác dụng, phân tích ưu nhược điểm vốn đã có đầy dẫy trên mạng mà là những bài hướng dẫn thực hành, những ví dụ cụ thể mà bạn đã từng làm. Mình biết có rất nhiều người quan tâm đến mảng này nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu. Cám ơn bạn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
--------------------------------

chào các BÁC cơ khí

các bác cho em hỏi cài đặt Inventor10 như thấ nào ạ

hướng dẫn dùm cho em biết ha

EM đang muốn phác họa một số ý tưởng phục vụ trong công việc

Tìm hiểu sơ qua thấy các BÁC khen thằng Inventor nhiều lắm (mà nó lại mô phỏng chuyển động được - giống mấy cuộc thi ROBOCON mà người ta hay mô phỏng trước đó), em nghiền quá.

Mấy bác tiện thể nói rõ luôn cấu hình máy để đáp ứng Inventor10 ha

Em cảm ơn các BÁC nhiều

--------------------------------

 

 

Chào bạn chước tiên muốn cài inventor 10 thì bạn phải chỉnh time trên máy là năm 2003 trở đi rồi đưa đĩa 1 vào cài bình thường

 

đến khi cài xong đĩa 3 thì máy đòi đĩa 1 ......đưa đĩa 1 vào để cài tiếp để kết thúc quá trình cài đặt sau đó bạn bẻ khóa giông trong phần hưỡng dẫn

 

nói ra ko có hình ảnh thì khó hiểu lắm .......bạn cứ bẻ khóa như hưỡng dẫn nếu có ji ko hiểu post lên mình giúp ..........bỏ inventor rồi giờ đang học solidwork .............( theo mình bạn nên cài inventor 2008 .....2 đĩa DVD thôi có thêm mấy lệnh vẽ xoắn mà inventor 10 ko có )

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Không hiểu mọi người lập bảng so sánh làm gì thế ạ,tôi thấy sử dụng phần mêm nào thì do tùy công ty chứ ạ,Mấy cái bảng ấy chỉ là tương đối thôi. Lập ra chắc để cho vui hay sao ấy. nếu bạn là một sinh viên theo tôi chắc một phần mềm cơ bản về CÀD3D là tốt rồi ôm rơm nặng bụng mà, sau này làm về gì các bạn tìm hiểu thêm chưa muộn mà , INventer hay solid thì chắc tạm ổn rồi ,Bản thân đang tìm hiểu delcam Brô nào chỉ bảo cho ít nghề với ạ.Với lại thế này tất cả chỉ là công cụ các Brô phải có căn bản về cơ khí ,chứ không chắc sẽ là anhvẽ thuê mà thôi, lập qui trình gia công trên CNC thì các bạn vẫn phải dựa trên căn bản cơ khí cửa các bạn thôi.

Tôi vẫn gọi là sùng bải cơ khí cổ điển căn bản và từ đầu mọi thứ,Pro hay UX là công cụ để giúp chân tay các bạn đớ mệt mỏi và để sức cho cái đầu chúng ta suy nghĩ ấy mà.Với lại CNC tôi thấy ở một công ty A Coong nhân hay những người đứng máy chỉ một thời gian "trăm hay hôk bằng tay quen " họ làm ngon ơ chả mấy sức học hành

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×