Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Happyfeet

KHI TA GỬI ĐI 2 NỤ CƯỜI

Các bài được khuyến nghị

Cô giá không đáng trách, tình yêu mù quáng, được nhận ra! Cô gái hối hận có thể vì không có lời nói năng khéo léo. Nhiều người nhầm giữa tình yêu và lòng tốt. Cho thứ gì không quan trọng bằng cách cho, từ chối không khéo cũng gây ra nỗi ân hận. Cho có nhiều cách, cho vì thương hại, cho vì tình yên dâng hiến, cho vì mục đích vụ lợi, bắt người mình cho phải mang ơn mình...

Tình yêu mù quáng dẫn đến hậu quả của việc ly hôn, có con rồi vẫn ly hôn, không yêu nữa là mắn mắn cho cả hai người, tình yêu không gì có thể níu kéo nổi khi người ta chợt nhận ra trái tim không chung nhip...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-

Chàng trai ra đã đi và để lại cho cô gái một lá thư: "hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình em nhé. VÌ đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng em".

2-

Nàng đã nói anh hãy yêu chính đôi mắt mình

Chàng đâu biết được rằng đôi mắt kia hiến dâng cho chàng

Là của một người chàng đã vội quên

Hai câu chuyện kể về cùng đề tài tương tự nhau, chỉ khác nhau ở câu kết. Người đọc dễ cảm nhận được tính nhân văn cao cả ở câu chuyện thứ 2. Có thể người con gái chỉ yêu đơn phương, nhưng cái cao cả ở chỗ người con gái đã cao thượng, vị tha không nói cho người mình yêu biết sự thật về đôi mắt mà mình đã dâng hiến. Khi yêu nhau hoặc giả yêu đơn phương, không nên vợ thành chồng người ta vẫn giữ giành tình cảm tốt cho nhau, cho đi mà không kể công, vẫn mong mỏi người mình yêu được sống hạnh phúc bên người khác, thế mới gọi là tình yêu- thương!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Một cô gái không may bị mù, quen biết một chàng trai, hai người cùng yêu nhau. Đến một ngày cô gái nói với chàng trai: Khi nào em nhìn thấy được thế giới, em sẽ lấy anh. Rồi đến một ngày kia cô gái được phẫu thuật mắt và cô đã nhìn thấy được ánh sáng. Chàng trai hỏi: bây giờ em đã thấy được cả thế giới, em sẽ lấy anh chứ? Cô gái bị sốc khi thấy chàng trai cũng bị mù như mình. Cô ta từ chối anh. Chàng trai ra đã đi và để lại cho cô gái một lá thư: "hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình em nhé. VÌ đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng em". Cô gái đã rất hối hận nhưng đã quá muộn, chàng trai không còn ở bên cô nữa.

Tại sao người ta chỉ nhận ra sự quan trọng khi nó đã không còn ở bên mình???

Đây chỉ là tóm tắt của một của một câu chuyện giả tượng, ý đồ tác giả muốn phê phán cô gái. Ở hoàn cảnh người mù, lẽ ra cô gái phải biết thông cảm với những người cùng cảnh ngộ, nhưng cô gái đã làm điều ngược lại,

Cũng như những người vốn nghèo, lúc thành đạt giầu có bất thình lình, phải biết thương yêu, thông cảm với hoàn cảnh của những người nghèo mới phải, đằng này lại chê bai khinh rẻ người nghèo.Con không chê bố mẹ khó, chó không chê chủ nghèo, vậy mà có người vẫn chê bố mẹ nghèo khó, vẫn quên nơi mình đã chôn rau cắt rốn:" quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người". Có câu Ai bắn bằng súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn đại bác vào anh ta.Thiện ý của chuyện là phê phán nhưng người viết đã ngô nghê thiếu logic, nhét vào là thư của một chàng trai một câu nói phản chủ. May mà tràng trai không đến độ không xơi được thì đạp đổ, đòi lại đôi mắt.

Để đánh giá một con người cần phải thông qua những hành vi và cử chỉ của người đó. Có thức đêm mới biết được đêm dài, có ở trong chăn mới biết trong chăn có rận , cho nên suy diễn vẫn là suy diễn mỗi người cảm nhận suy diễn một kiểu, có thể đúng, có thể sai, có thể nửa sai nửa đúng như dự báo thời tiết.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1-

2-

Hai câu chuyện kể về cùng đề tài tương tự nhau, chỉ khác nhau ở câu kết. Người đọc dễ cảm nhận được tính nhân văn cao cả ở câu chuyện thứ 2. Có thể người con gái chỉ yêu đơn phương, nhưng cái cao cả ở chỗ người con gái đã cao thượng, vị tha không nói cho người mình yêu biết sự thật về đôi mắt mà mình đã dâng hiến. Khi yêu nhau hoặc giả yêu đơn phương, không nên vợ thành chồng người ta vẫn giữ giành tình cảm tốt cho nhau, cho đi mà không kể công, vẫn mong mỏi người mình yêu được sống hạnh phúc bên người khác, thế mới gọi là tình yêu- thương!

Ở câu chuyện 1 , giá chàng cứ mắng chửi nàng thẳng thừng, còn hơn nói những câu để người ta phải nghĩ, có thể nàng hối hận có thể nàng căm giận, không thể trách nàng được vì nàng đâu biết chàng đã hiến mắt cho nàng! Suy diễn ra, có thể nàng sẽ không nhận mắt của chàng, nếu chàng nói cho nàng biết trước khi cho mắt.

Câu chuyện 2 nói như bác hoanghaiyp chuẫn luôn! cho đi mà không kể công, của biếu là của no của cho là cái của nợ!

Người ứng xử văn minh, nhân hậu cho ai cái gì, sẽ tìm cách nói khéo để người được nhận không phải lăn tăn về cái của nợ, nợ cái mà không có cách nào trả được mới đau , đau đớn cả về thể xác và tinh thần!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

NĂM HẾT TẾT ĐẾN

 

Người ta phỏng vấn một cụ già gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống ra sao?

 

“Nếu được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa – cụ già nói – thì tôi sẽ… phạm sai lầm nhiều hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này. Tôi sẽ thảnh thơi hơn, linh hoạt hơn. Tôi sẽ coi ít thứ nghiêm chỉnh hơn. Tôi sẽ trèo núi lội đèo nhiều hơn, bơi lội nhiều hơn… Tôi sẽ ăn nhiều kem hơn. Dĩ nhiên tôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn, nhưng tôi sẽ thực tế hơn là chỉ mơ mộng. Tôi sẽ bớt… lành mạnh hơn. Ôi, tôi đã có những khoảnh khắc của đời mình và tôi muốn có nhiều hơn những khoảnh khắc đó, cái nọ nối cái kia, thay vì tôi cứ sống để mà chờ đợi… Nếu tôi được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa, tôi sẽ đi chân không nhiều hơn, sẽ bớt mang theo dù và dầu nóng, bình thủy nước sôi các thứ… Tôi sẽ hái nhiều hoa hơn…”

 

Thỉnh thoảng có lẽ ta cũng nên tự hỏi mình một câu như vậy. Có phải ta cũng thường sống trong quá khứ hoặc luôn mơ màng đợi chờ ở tương lai mà quên đi cái quà tặng quý báu của cuộc sống chính là sự hiện diện của ngày hôm nay, ở đây ngay bây giờ. Tiếng Anh có một từ rất hay là present, có nghĩa là hiện tại, lại có nghĩa là có mặt, vừa có nghĩa là quà tặng. Nói khác đi, sự có mặt trong giây phút hiện tại chính là quà tặng của cuộc sống. Ta thường nghe mọi người kêu ca không có thì giờ, lúc nào cũng không có thì giờ! Không kịp ăn sáng, không kịp tắm, không kịp cạo râu. Luôn luôn hộc tốc. Nhai thì ngồm ngoàm. Nuốt thì ừng ực. Đi thì tất tả. Thở thì hào hển, và hung hục làm việc, vắt giò lên cổ mà làm việc để chạy theo những nhu cầu giả tạo ngày càng bày biện ra dụ dỗ tiêu dung.

 

Lâm Ngữ Đường hơn nữa thế kỷ trước đã chê người Mỹ có ba tật xấu là luôn muốn tăng hiệu năng, muốn đúng giờ và muốn thành công. Ông nói: “Họ luôn cau có và quạu quọ vì ba cái tật đó đã cướp đi của họ sự thư nhàn, lại còn làm cho họ luôn căng thẳng thần kinh vì luôn cầu toàn !” (Sống Đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch). Ngày nay thì các tật xấu đó đã toàn cầu hóa, trở thành bệnh của thời đại, đến nổi bây giờ người ta bị cao huyết áp, bị tim mạch, bị tiểu đường, bị ung thư… và nhất là bị béo phệ ngày càng nhiều, bệnh viện mở ra không kịp, lúc nào cũng quá tải!

 

Một người nằm mơ thấy mình gặp Thượng Đế và phỏng vấn ngài, rằng từ lúc tạo ra con người đến nay ngài có điều gì ngạc nhiên về họ không? Thượng đế bảo có, hơi nhiều! loài người thật lạ! lúc còn nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn rồi thì mong cho nhỏ lại. lúc có sức khỏe thì phung phí để làm cho thật nhiều tiền, rồi lấy tiền đó phục hồi sức khỏe. Còn nữa, họ luôn mơ ước, sống cho tương lai mà quên hiện tại. tương lai thì chưa tới nên kết quả là họ chẳng sống bao giờ cả !

 

 

Còn các bạn, nếu được hỏi cùng câu hỏi với bà cụ, các bạn sẽ trả lời thế nào? Có trả lời giống bà cụ không?

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

NĂM HẾT TẾT ĐẾN

 

Người ta phỏng vấn một cụ già gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống ra sao?

Còn các bạn, nếu được hỏi cùng câu hỏi với bà cụ, các bạn sẽ trả lời thế nào? Có trả lời giống bà cụ không?

Tất nhiên là hok rùi! nếu hỏi câu hỏi đó thì tui trả lời mỗi thứ bớt lại một chút hehe :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tất nhiên là hok rùi! nếu hỏi câu hỏi đó thì tui trả lời mỗi thứ bớt lại một chút hehe :cheers:

Nếu được hỏi câu ấy em sẽ trả lời: Cho em sang kiếp khác, giống như anh PCCC từng mơ ước:

Trích dẫn(pccc @ Nov 27 2008, 17:30) *

..xin một lần được làm kiếp ngựa trâu

để một lần thấy bình yên thanh thản

trên những triền đê xanh tươi mầu cỏ

sáng vác sừng đi

chiều lại vác sừng về....

"không buồn phiền không lú lẫn u mê

không giận dỗi và ghen tuông mù quáng..."

kiếp bò trâu rất chi là loãng moạng

sáng vác sừng đi tối lại vác sừng về...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thượng Đế có bất công không?

Có một ông nhà giàu đang trên đường về nhà thì nhìn thấy hình ảnh những người ăn xin nghèo khổ.Về đến nhà, trong buổi cơm gia đình, ông vẫn không thể nào quên được hình ảnh đó và liền có ý nghĩ: Thượng Đế thật bất công tại sao lại để những tình cảnh như thế xảy ra mà làm ngơ không cứu giúp họ.Bỗng nhiên ông nghe trong tâm hồn có tiếng vọng lên.Ta có làm cho họ mà,Ta đã dựng nên con rồi đó.

 

Câu chuyện dừng lại ở đây, cũng kêu gọi mỗi người chúng ta hãy đặt câu hỏi lại chính bản thân mình, mình đã làm gì để biến đổi những bất công, những nghèo khổ, những bất hạnh trong cuộc sống này, hay chúng ta chỉ biết nói rằng do Ông Trời bất công đó thôi.Còn chúng ta thì sao, chúng ta có điều kiện giúp đỡ người khác, tại sao chúng ta không làm?Thượng Đế ban tặng cho con người mỗi món quà khác nhau.Và nhiệm vụ của chúng ta là trao tặng nó cho nhau, thì chúng ta sẽ nhận được những gì chúng ta thiếu thốn.Người thì có sức khỏe, người thì có tiền bạc vật chất,người thì có sắc đẹp, người thì có tình yêu thương, người thì có lòng bác ái,người thì có nụ cười thân thiện....Nói chung chỉ cần chúng ta biết trao ban những gì mình có cho người khác, dù nhìn bề ngoài nó chẳng có gì quý giá, nhưng được thực hiện với một tấm lòng quảng đại, thì nó thật lớn lao.Ví dụ: một lời động viên cho người đang gặp thất vọng, một trái tim cảm thông tha thứ cho người biết nhận ra lầm lỗi,một số tiền nho nhỏ cho người đang thiếu thốn cần giúp đỡ, một nụ cười triều mến với người xung quanh...

 

Trong thế giới ngày nay,xảy ra biết bao thiên tai, động đất , bảo lụt,bệnh tật, chiến tranh...đã hủy diệt biết bao con người. Có bạn nói với mình rằng, họ không tin Thượng Đế, vì nếu có Thượng Đế sẽ không để con người chết như thế đâu, nếu có Ngài đã ra tay cứu giúp con người rồi.Riêng mình nghĩ rằng: Qua những sự việc đó, mình càng tin rằng Thượng Đế đang hiện diện trong cuộc sống chúng ta. Mỗi nạn kiếp xảy ra trên thế giới, nhắc nhở mỗi người hãy nhìn lại đời sống mình, nhất là những người đang sống trong bóng tối của tội lỗi. Con người ngày nay đa số chỉ sống cho riêng mình,chỉ biết hưởng thụ và chỉ biết làm sao để có danh vọng, tiền tài, lạc thú. Họ sẵng sàng gian dối để có tiền dù làm hại đến người khác, họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền vào những cuộc chè chén, cờ bạc, ăn chơi nhưng không dám dùng tiền để giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh trong cuộc sống.Họ sẵn sàng chạy luôn khi nhìn thấy một người bị xe đụng mà không ai lãnh đưa đi bệnh viện vì sợ phiền phức. Có người lại nói tại sao Thượng Đế không cho tai nạn ập đến với người gian ác, nhưng lại ập xuống trên cả người vô tội.Trong những tai nạn khủng khiếp xảy ra trên thế giới , cái chết của họ có ý nghĩa rất lớn lao đó bạn à. Người lành thì được cất đi để hưởng hạnh phúc đời đời sau cái chết, còn kẻ dữ thì chịu phạt đời đời sau cái chết.Còn những người còn sống có thể nhìn thấy lời cảnh báo rất thật.

 

Cái chết sẽ đến bất ngờ. Biến đổi đời sống mau đi, Thượng Đế rất nhân từ sẽ thứ tha.Và khi đã sống tốt lành, không làm việc gì trái lương tâm thì dù cái chết có đến, ta cũng được ra đi bình an.Tất cả mọi người đều phải chết mà. Chết không phải là hết. Sau cái chết sẽ là cuộc sống vĩnh cửu.Mời các bạn nói lên quan điểm của mình về cái chết, dù rằng các bạn chưa biết.Hãy dùng lý trí mà nói thử xem.

Sưu tầm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khoảng cách xa nhất không phải là giữa sự sống và cái chết, mà là gần nhau nhưng không hiểu nhau.

Còn khoảng cách gần nhất không phải là một đốt ngón tay, mà là nụ cười trong mắt mỗi khi nghĩ về nhau"

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Khoảng cách xa nhất không phải là giữa sự sống và cái chết, mà là gần nhau nhưng không hiểu nhau.

Còn khoảng cách gần nhất không phải là một đốt ngón tay, mà là nụ cười trong mắt mỗi khi nghĩ về nhau"

Triết lý của số 1

 

Bạn có nghĩ rằng số 1 là nhỏ bé? Hãy khám phá những điều bất ngờ của con số đầy ý nghĩa này!

 

• Ai cũng chỉ có một mẹ, mẹ là người cho con tình yêu mãi mãi. Mẹ cho con tất cả, vô điều kiện. Mẹ là tài sản quý giá nhất mà con có được ngay từ khi mới sinh ra.

 

• Mỗi người chỉ có một trái tim để giữ nó trong sạch. Trái tim hoàn hảo nhất là trái tim đã chia sẻ tình yêu thương nhiều nhất.

 

• Mỗi cuộc đời có thể trải qua nhiều mối tình, mối tình đầu khó quên nhất, nhưng mối tình cuối mới là mối tình đẹp nhất.

 

• Một người yêu đúng nghĩa là người mà trái tim họ có thể sưởi ấm khi giá lạnh nhất.

 

• Hãy tin vào tình yêu, luôn có một ai đó dành cho một ai đó.

 

• Một người bạn chân thành đủ khiến ta bình tĩnh, tự tin và an tâm dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã hay nguy hiểm nhất. Đó là món quà quý báu đặc biệt của cuộc sống.

 

• Một ánh nhìn ấm áp, nói được nhiều hơn những điều vô vị.

 

• Một nụ cười có thể làm nên những điều kì diệu.

 

• Ai cũng có ít nhất một khả năng hơn người, chẳng qua là họ chưa thấy được để nhìn nhận khả năng mới của họ mà thôi.

 

• Mỗi người chỉ có một cái miệng để cẩn thận khi dùng lời nói, để không còn làm nó dơ bẩn và không làm tổn hại đến người khác.

 

• Một cuốn sách có thể làm thay đổi con người. Cuốn sách với nội dung xấu xa đủ làm hư hỏng người đọc, nhưng không ai thành công với chỉ một cuốn sách hay.

 

• Một lần ăn cắp thì mãi là kẻ cắp.

 

• Một người không có gì ngoài gia tài kếch xù thì không bằng một người nghèo khổ mà có tri thức, sáng tạo, kinh nghiệm và lý tưởng.

 

• Một đồng tự lao động được quý giá hơn nhiều so với hàng ngàn đồng nhặt được hay làm việc bất chính mà có.

 

• Ai cũng chỉ có một cuộc sống để làm việc và yêu thương hết mình.

 

• Chuỗi ngày quá khứ đã qua, tương lai rộng mở nhiều bất ngờ. Ta chỉ có một hiện tại để sống và để tận hưởng từng phút từng giây.

 

• Có nhiều cơ hội chỉ đến một lần trong đời.

 

• Với thế giới, bạn chỉ là một ai đó, nhưng có thể với một ai đó, bạn là cả một thế giới.

 

Vì vậy, ngay khi đọc xong những dòng này, bạn hãy làm ngay một việc gì đó có ích cho cuộc sống, nhé!

 

 

Xa nhất?

 

Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là giữa sống và chết mà là gần nhau mà không hiểu nhau.

 

Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là ở ngay trước mắt mà là mến nhau lại không giữ được.

 

Khoảng cách xa nhất trên đời không phải mến thương lại không giữ được mà là tình thương không được đáp....

 

Người sống bên cạnh mình mà không thể hiểu mình, lại không thể yêu mến nhau và yêu mến nhau lại không thể nói ra được... đó mới là xa.

Nó chợt nhớ câu nói của một ai đó: "Khoảng cách xa nhất không phải là giữa sự sống và cái chết, mà là gần nhau nhưng không hiểu nhau. Còn khoảng cách gần nhất không phải là một đốt ngón tay, mà là nụ cười trong mắt mỗi khi nghĩ về nhau". Câu nói ấy sao mà đúng thế. Tuy ở xa anh nhưng nó vẫn luôn tin có anh bên cạnh...

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...p;ChannelID=414

Sưu tầm trên Net.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý nghĩa con số 1

 

 

:cheers: :cheers:

 

 

Triết lý của số 1

 

Bạn có nghĩ rằng số 1 là nhỏ bé? Hãy khám phá những điều bất ngờ của con số đầy ý nghĩa này!

 

Sưu tầm trên Net.

 

 

Sao bạn không sưu tầm bài này ngay trên topic này nhỉ :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Triết lý của số 1

....

• Một lần ăn cắp thì mãi là kẻ cắp.

......

Một lần ăn cắp thì mãi là kẻ cắp.

Bạn có suy nghĩ này thật ư? Thế với người ắn cắp, ăn trộm xấu xa như vậy nếu họ ăn năn trở về với cuộc sống lương thiện thì xã hội có suy nghĩ này " Một lần ăn cắp thì mãi là kẻ cắp." đối với họ thì liệu có nên chăng?

 

Liệu có cần phải suy nghĩ lại? Suy rộng ra cho những con người làm việc xấu xa, họ quay về con đường lương thiện. Nhưng xã hội lại có những suy nghĩ về họ như thế? Theo mình nghĩ là không nên chút nào?

 

Người quân tử nói một là một, nói hai là hai, không lẫn lộn và tối kị nhất là không bao giờ nhắc lại chuyện cũ, nhất là những chuyện cũ không vui.

 

Một thằng ăn trộm, một đứa ăn cướp ngoài đường thì trước kia thân mang đầy tội lỗi, mang đầy tội ác. Nhưng bây giờ người ăn trôm, ăn cướp đó cải tà quy chánh, biết ăn năn và xám hối những tội ác, những tội lỗi của mình và hơn bao giờ hết, họ luôn được mong muốn làm 1 con người lương thiện thì thiết nghĩ rằng xã hội phải chấp nhận họ và hãy mở rộng tấm lòng bao dung, biết tha thứ cho họ và hơn hết đừng bao giờ nói tới hay nhắc lại quá khứ xấu xa và đầy tội lỗi của họ. Em có đồng ý với anh như vậy không?

 

Nhưng than ôi! Xã hội này có những người biết bao dung, tha thứ cho những người ăn trộm, ăn cướp đó.

Lại có những người lại hay nhắc lại chuyện cũ không vui, những chuyện tội lỗi này. Thiết nghĩ những con người này còn tồi tệ hơn những thằng trộm cướp vì chúng không có một trái tim biết tha thứ

........

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...40&start=40

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý nghĩa con số 1

• Một lần ăn cắp thì mãi là kẻ cắp.

@ Chị Happyfeet: em đọc đã nhiều bài viết trên thư giãn, có bài thì nhớ, nhớ tên bài, nhớ tên tác giả, có bài quên, mong chị thông cảm không phải em lấy bài của chị để viết lại! Về bài thơ của anh PCCC, em nhớ có đọc một lần và nhớ về sự ngộ nghĩnh của bài thơ, nhưng không biết ở đâu, em phải vào tìm kiếm trong:"Find Member Posts"

Em tìm kiếm theo từ trên Google thấy bài viết : Triết lý của số 1

http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Triet-ly-cu...1/45158151/275/

 

@ anh Tuệ: Nói theo cách nói của chị Trần Hà Anh, "trên quả đất này không có gì tuyệt đối đúng 100%, cả quả đất phải thừa nhận Thuyết Tương Ðối của nhà bác học Albert Einstein là đúng 700% và không thể đúng hơn được nữa, không một nhà khoa học nào có thể bắt bẻ đươc!" Lý luận của anh Tuệ, cũng chỉ đúng tương đối. Ngay như luật pháp do quốc hội soạn thảo ra, đưa vào thực tế, vẫn còn khiếm khuyết phải ra điều luật sửa đổi bổ xung.

Đánh giá nhận định một vấn đề cần phải thông qua hành động thực tiễn, và quan trọng nhất phải có thời gian kiểm chứng. Cuộc sống muôn mầu, mỗi người một bản tính, một thế giới quan. Có kẻ cắp chỉ ăn cắp một lần trong đời, sau rồi ăn năn hối cải làm từ thiện bằng đồng tiền làm mồ hôi công sức. Có kẻ cắp ăn cắp của người giầu chia cho người nghèo. Có kẻ cắp chỉ ăn cắp cho bản thân, vợ con và người thân không được hưởng, càng già càng dạn dày kinh nghiệm ăn cắp và không phải kẻ cắp già thì có nhiều kinh nghiệm ăn cắp hơn kẻ cắp trẻ. "Không thầy đố mày làm nên" nhưng có những thứ trò làm được, thầy không làm nổi. => Cần phải có cái nhìn biện chứng, khách quan, theo đúng quy luật vận động của tự nhiên!

Em xin trích dẫn bài viết của chị Hà Anh :

Trong bất cứ việc gì, nó tốt hay xấu là tuỳ theo cách ta nhìn nhận nó như thế nào thôi.
Một cô gái ra đường không may rách áo

Cô gái không biết mình rách áo

Gió cũng vô tình vén chỗ rách lên

Người đi đường kẻ ngó kẻ nhìn

Kẻ THƯƠNG kẻ THÈM

Một cái ô tô ngã ra đường

Hàng hoá bò lổm ngổm

Kẻ vô tình đi qua

Kẻ tò mò đứng nhìn

Kẻ gom hộ chủ xe những đồ rơi vãi

Kẻ nhặt nhạnh bỏ vào túi của mình rồi đi thẳng không nói lời cảm ơn!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ở một diễn đàn khác mình từng tham gia, có hiện tượng "câu bài",một bài viết đã có người hỏi, một người trả lời.

Sau đó xuất hiện những bài viết ăn theo, đặt cái tên khác na ná hoặc khác hẳn để một người hỏi và một người trả lời.

Suy ra có thể người viết vô tình, có thể người viết lười kiếm tìm, có thể người viết cố ý câu bài hoặc spam gì gì đó. Hậu quả không nghiêm trọng, song đủ để làm mất thời gian truy cập của nhiều người chỉ vì một người.

Suy ra bài viết của bạn Hương có thể do vô tình, có thể là ăn cắp, đây là câu hỏi mọi người có quyền đưa ra? Dù đúng dù không đúng mong bạn Hương hãy nhoẻn miệng cười, trả lời hay không trả lời câu hỏi này là quyền của bạn. Bạn có thể tự dối mình, dối mọi người nhưng không qua mặt ông trời được:trời cũng có mắt!

Mình nghĩ sao viết vậy, nếu sơ suất, mong được lượng thứ! :cheers: :cheers: :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn Huong copy bài của người khác, chuyển vị trí bài viết từ trang nọ sang trang kia trong cùng một topic. Đương sự Huong, không chuyển bài viết sang topic khác, chưa đủ bằng chứng để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ắn cắp vặt. Ngoài ra đương sự, còn có tình tiết giảm nhẹ: " chịu khó tham gia nhiệt tình trong thư giãn, có một số bài viết đọc được. Được sự uỷ quyền của tổng thanh tra giao thông nội bộ trên net quyết định:

Điều 1: Huỷ bỏ điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đương sự Huong.

Điều 2: Chuyển hồ sơ vụ việc về trụ sở tuần tra dân phòng phường sở tại xử phạt hành chính về hành vi GÂY RỐI TRẬT TỰ NƠI CÔNG CỘNG, theo điều 1245666,khoản 112222, mục 223333.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thơ ải thơ ai?

- Nghệ thuật lúc nào cũng chủ quan.

Ví dụ, đây là một đoạn ngắn lấy từ một bài thơ dài nằm trong tuyển tập thơ của một nhà thơ Việt Nam rất nổi tiếng cách đây khoảng 20 năm:

 

Máu

Máu chảy

Chảy mà mặt em

Em vẫn êm ái, êm ái

Từng giọt, từng giọt, từng giọt

 

Đoạn viết cũng đơn giản nhưng vì biết tác giả là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Việt Nam ngày trước nên có lẽ bạn phải thừa nhận rằng nó có một "nền tảng vô hình" rất sâu sắc, như là nhìn một mảng băng nho nhỏ đang trôi trên biển và phải thừa nhận rằng nó chỉ là cái đỉnh của một núi băng to ở dưới nước. Nhưng nếu không biết tác giả là ai thì liệu bạn sẽ vẫn đánh giá cao như vậy chăng?

 

Thế còn đây là một đoạn thơ mình tự sáng tác trong vòng 30 giây để minh họa cho quan điểm này:

 

Cơn mưa kêu lên!

Sót lại

tiếng trả lời

lạc lối...

 

Bạn đã biết đoạn này là do mình - một người nước ngoài mới học tiếng Việt được ba năm - sáng tác ra, nên có lẽ sẽ đánh giá hơi thấp. Tuy nhiên đọc nó mà không biết tác giả là ai thì có lẽ một số người sẽ bị lừa, cứ tưởng là sâu sắc lắm, thậm chí là sáng tác của một nhà thơ vô cùng uyên bác (như là một chuyên gia nghệ thuật đương đại đến nhà của bạn nhìn thấy một bức tranh trừu tượng treo trên tường cứ cho rằng đây là một tuyệt tác vô giá rồi cuối cùng phát hiện ra nó là "tác phẩm" do đứa con 5 tuổi của bạn ấy vẽ ra!). Viết một đoạn dài thì chắc mình sẽ mắc phải nhiều lỗi ngữ pháp và bị "vạch mặt" ngay, nhưng cứ viết ngắn gọn và trừu tượng như thế này thì dễ "lừa đảo" hơn, người ta muốn hiểu thế nào thì hiểu.

 

Nếu bạn đưa hai đoạn thơ trên cho một người bạn khác (không được nói tác giả là ai nhé!) rồi bạn ấy nhận ra rằng đoạn thứ nhất có một điều gì đó "nên thơ" hơn đoạn thứ hai, "chuyên nghiệp" hơn - "nền tảng vô hình" hơn - thì rõ ràng bạn ấy... "sành thơ" Việt Nam.

 

Hay là không phải? Thật ra đoạn thứ nhất (máu chảy) là do mình sáng tác trong vòng 30 giây và đoạn thứ hai (mưa kêu) là của Vi Thùy Linh, một nhà thơ trẻ xuất sắc của Việt Nam. Bạn đã bị lừa đấy, có đau lắm không? Nghệ thuật lúc nào cũng chủ quan, mình cảnh báo rồi mà!

Joe

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CHUYỆN CON VỊT

 

Mùa hè, mẹ gửi Hoàng về quê chơi với ông bà ngoại. Được cậu Út cho một cây giàn thun, Hoàng khoái lắm. Nhưng nhớ lời cậu dặn, nó chỉ dám tập bắn ở rừng cây phía sau nhà. Hoàng lang thang suốt buổi sáng trong rừng nhưng nó chẳng bắn được con gì cả. Buồn rầu, Hoàng thất thểu về nhà ăn trưa. Vào tới sân, thấy bầy vịt của bà ngoại đang rượt nhaukeu6 quàng quạc trong sân. Hoàng cúi xuống đất nhặt một hòn sỏi rồi kéo dây bắn đại một phát. Chẳng ngờ viên sỏi trúng đầu một con vịt. Nó lăn đùng ra giữa sân, giãy đành đạch mấy cái rồi nằm thẳng đơ. Hoàng hoảng hốt nhìn quanh: không có ai! Nó vội nhặt con vịt nhét vào trong đống củi. Yên trí với bí mật của mình, Hoàng ngồi vào bàn ăn trưa mà không biết rằng đã có ít nhất một đôi mắt nhìn thấy chuyện xãy ra với con vit.

 

Sau bữa ăn trưa, bà ngoại vừa cất đồ ăn dư vào chạn vừa dặn Hương - em họ của Hoàng, con gái cậu Út:

_ Bữa nay tới lượt con rữa chén đó!

_ Nhưng Hoàng hứa làm thay con rồi! - Hương vội đáp và nhìn Hoàng bằng ánh mắt khiến nó dnag9 đỏ mặt toan cự nự bỗng đâm ra chột dạ.

_ Thiệt không, Hoàng? - Bà ngoại hỏi, không quay người lại.

_ Con à? - Hoàng vừa mở miệng thì Hương hích vào sườn nó một cái đau điếng và khẽ thầm thì qua kẽ răng:

_ Con vịt. Nhớ không?

 

_ Con nhận lời chị ấy rồi! - Hoàng đáp bằng giọng hậm hực.

Ngủ trưa dậy, ông ngoại rủ Hoàng và Hương đi câu nhưng bà ngoại bảo:

_ Hương, cháu phải ở nhà giúp bà nấu nồi sáp cho bữa tối!

_ Nhưng Hoàng nó thích ở nhà nấu súp hơn đi câu đấy! Bà cứ hỏi nó xem có đúng vậy không? - Hương trả lời bằng giọng tinh ranh.

Hoàng toan cãi nhưng Hương tằng hắng. Lập tức Hoàng vội nói:

_ Cháu sẽ ở nhà giúp bà!

 

Giọng nó nghẹn ngào, còn Hương đắc thắng bước ra cửa. Cứ thế, suốt ngày hôm đó, Hoàng bị dằn vặt bởi chuyện con vịt...

Tối đến, mệt mõi Hoàng nằm lăn trên chiếc đi văng trong phòng khách và ngủ thiếp đi. Lúc nó thức dậy, ái đó đã tắt đèn và đắp lên người nó một tấm chăn. Hoàng nằm im, nhớ lại những chuyện trong ngày. Nhiều lúc nó muốn nói thật với bà ngoại về chuyện con vịt nhưng nó sợ bà ngoại sẽ mách mẹ. Rồi thì sang năm mẹ sẽ không cho về quê thăm ông bà ngoại nữa thì sao? Còn Hương thì quá quắt quá. Không biết bao giờ nó mới thoát khỏi bàn tay quái ác của Hương? Biết làm sao đây? Nó chỉ muốn chết quách đi cho rồi! Hoàng thổn thức...

Chợt bàn tay to mềm của bà ngoại đặt lên vai nó, giọng êm ái của bà thì thầm:

_ Nói đi con. Có điều gì thì nói ra cho nhẹ lòng!

_ Con vịt... cháu... con vịt... - Hoàng lắp bắp.

Bà ngoại im lặng. Hít một hơi dài, Hoàng nói một mạch:

_ Cháu lỡ tay bắn chết con vịt bà ạ!

 

_ À, ra chuyện con vịt. Lúc đầu thấy thái độ của cháu với Hương, bà hơi ngạc nhiên nhưng bà đã hiểu cả khi lùa bầy vịt vào chuồng và thấy thiếu một con. Bà một chờ tự con nói ra. Câu chuyện ngày hôm nay là bài học cho con đó: Che giấu tội lỗi của mình, con sẽ không bao giờ có được sự thanh thản và con sẽ trở thành nô lệ của cái xấu! Phải luôn trung thực con ạ! Trung thực với mọi người và trung thực với chình bản thân mình con nhé!

Bài học làm người

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Con người thật lạ! lúc còn nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn rồi thì mong cho nhỏ lại. lúc có sức khỏe thì phung phí để làm cho thật nhiều tiền, rồi lấy tiền đó phục hồi sức khỏe. Còn nữa, họ luôn mơ ước, sống cho tương lai mà quên hiện tại. tương lai thì chưa tới nên kết quả là họ chẳng sống bao giờ cả !

Ham muốn giúp con người luôn cố gắng hoàn thiện mình, nhưng phải biết thoả mãn.

Nhưng thoả mãn thì lại chẳng có ai biết khi nào mình cần thoả mãn nữa. Thế nên chúng ta chẳng sống thật bao giờ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sống thật với mình ?

Ngày nay người ta thường hay nhắc nhiều đến vấn đề hãy biết sống thật với chính mình! Tôi có người bạn sống ở New York, chị kể có lần bước xuống metro chị thấy trên một tấm biển quảng cáo thật lớn, có hình một thiếu niên đứng với dáng điệu tự tin, cạnh bên là dòng chữ “Be who you are.” Hãy dám mình là mình!

 

Trên con đường tu học, có người bạn chia sẻ với tôi rằng, anh ta bao giờ cũng "cố gắng để sống thật với những cảm xúc của mình”, vì anh nghĩ nghệ thuật sống hạnh phúc là ta phải biết sống thật với những gì mình nghĩ, mình cảm xúc, be true to who you are!

 

Nhưng thế nào là sống thật với chính mình bạn hở? Con người thật của ta là một con người như thế nào, ta có biết không?

 

Tôi thì nghĩ, trước khi chúng ta muốn sống thật ta hãy tập sống thiện trước. Ở giữa một đời sống tương đối này thì những gì là thật chưa chắc đã là thiện, nhưng cái thiện thì bao giờ cũng là cái thật. Ý tôi muốn nói, cái thật tự chính nó chưa chắc đã mang lại ích lợi cho ta. Một con dao là một con dao, một lời nói là một lời nói. Đó là sự thật. Nhưng ta làm gì với con dao đó, với lời nói ấy, mà nó có thể mang lợi ích đến cho mình và người khác hay không! Và đó mới là điều quan trọng.

 

Tôi nghĩ trên con đường tu học, cái thật (chân, truth) phải còn cần được đi chung với cái tốt lành (thiện, wholesomeness) và cái đẹp nữa (mỹ, beauty), nó mới thật sự là cái thật. Như đức Phật dạy chúng ta lúc nào cũng hãy chọn nói sự thật, biết sử dụng chánh ngữ. Nhưng Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng, thật ra nói sự thật (chân) vẫn chưa đủ! Ta cũng còn cần phải nói đúng lúc, những gì ta nói phải mang lại lợi ích cho người nghe (thiện), và ta phải biết dùng lời nói dễ thương và từ ái nữa (mỹ).

 

Và theo bạn nghĩ, chúng ta có cần nên sống thật với những ý nghĩ và cảm xúc của mình không? Điều ấy nghe qua thì dường như có vẽ rất hay và hợp lý, phải không bạn! Nhưng nếu nhìn cho sâu sắc hơn ta sẽ thấy rằng, thật ra việc ấy cũng chỉ đúng một phần nào thôi… Vấn đề là ta sẽ "sống thật" như thế nào đây? Vì những cảm xúc của ta luôn thay đổi, mà những gì thay đổi thì chúng không thể là thật. Ta đâu thể nào sống thật với một cái gì mà tự chúng là không thật! Vì vậy, tôi nghĩ "sống thật với mình" là một ý niệm dễ bị hiểu lầm, mà đôi khi lại còn gây nhiều tai hại và đổ vỡ cho mình và người chung quanh, nếu đó là những cảm xúc bắt nguồn từ tự ái, sân hận, hơn thua... nằm sâu kín trong ta. Tình cảm bao giờ cũng có một năng lượng rất mãnh liệt, nó có công năng kềm chế và sai xử ta rất lớn. Tôi nghĩ, đôi khi thay vì "sống thật" với những cảm xúc của mình, ta hãy chuyển hóa chúng bằng cách nhận diện và buông xả, với một tâm từ ái.

 

Trong quyển Ánh Đạo Vàng, cụ Võ Đình Cường có kể một câu chuyện sau đây.

 

"Có lần trên đường tầm đạo sau khi theo đuổi con đường tu khổ hạnh, một ngày nọ Phật kiệt sức, ngài được một cô thiếu nữ, Tu-xà-đa, đến dâng cho một bát cháo sữa. Sau khi dùng xong bát cháo sữa ấy, Phật lấy lại sức khoẻ, ngài hỏi cô Tu-xà-đa

 

- Hôm nay ta nhờ bát cháo sữa của người mà được mạnh khoẻ như xưa, công ơn ấy ta biết lấy gì đền đáp lại cho người?

 

Cô Tu-Xà-đa đáp:

 

- Thưa ngài! Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai là đủ để tươi thắm rồi. Con không có một mong ước tham cầu nào hết. Con sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không may xảy đến cho con, không oán trách cũng không trốn tránh. Nhưng bao giờ con cũng tin chắc rằng những điều xảy đến ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay, vì như con đã thấy, những việc ác sẽ gây hoạ, và những việc thiện sẽ gây phúc. Một hạt giống tốt sẽ mang lại một chuỗi hạt lúa vàng. Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này mà thôi: bớt dục vọng và thêm tình thương.

 

Ðức Phật mỉm cười bảo:

 

- Những gì người nói rất đích đáng. Sự hiểu biết của người không cần kinh sách. Người đi trúng đường không cần ai chỉ bảo, như con bồ câu bay trúng hướng một cách tự nhiên. Nhưng trong nhân loại, đếm được mấy người hiểu và sống như thế? Và biết bao người cần phải có kẻ chỉ dẫn! Chính vì thế mà ta đi tìm đạo. Thôi người hãy về đi. Ta chúc người làm tròn phận sự của người. Còn ta, ta sẽ làm tròn phận sự của kẻ đi tìm phương giải thoát cho nhân loại."

 

"Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này: bớt dục vọng và thêm tình thương." Mà tôi nghĩ luật sống ấy là một lối sống thiện. Thật ra, chúng ta không mấy ai biết được con người thật của mình, nhưng tôi tin nó không phải là những tham lam, giận hờn, nhỏ nhen của dục vọng. Vì mỗi khi ta có nhiều tình thương và biết tha thứ cho mình, và người chung quanh, ta lại cảm thấy hạnh phúc hơn, ta lại càng cảm thấy mình chân thật hơn!

 

Chúng ta không thể nào sống thật với mình nếu không có cái thiện. Thánh St. Francis de Sales có viết “Be who you are, and be that well”, tôi nghĩ ông cũng cùng chia sẻ một ý đó: be that well. Hãy sống thật với mình bằng cách sống thiện. Những gì thiện và tốt lành thì bao giờ cũng có một năng lượng rất to tát, nó có thể chuyển hóa và chữa lành những thương tích lớn trong ta.

 

Và đôi khi ta không cần làm việc gì lớn lao hết, chỉ cần sống thiện với chính mình thôi, là ta cũng đang chuyển hóa được khổ đau của cuộc đời này rồi. Bạn có nghĩ vậy không?

 

Nguyễn Duy Nhiên

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi thì nghĩ, trước khi chúng ta muốn sống thật ta hãy tập sống thiện trước. Ở giữa một đời sống tương đối này thì những gì là thật chưa chắc đã là thiện, nhưng cái thiện thì bao giờ cũng là cái thật. Ý tôi muốn nói, cái thật tự chính nó chưa chắc đã mang lại ích lợi cho ta. Một con dao là một con dao, một lời nói là một lời nói. Đó là sự thật. Nhưng ta làm gì với con dao đó, với lời nói ấy, mà nó có thể mang lợi ích đến cho mình và người khác hay không! Và đó mới là điều quan trọng.

"Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này: bớt dục vọng và thêm tình thương." Mà tôi nghĩ luật sống ấy là một lối sống thiện. Thật ra, chúng ta không mấy ai biết được con người thật của mình, nhưng tôi tin nó không phải là những tham lam, giận hờn, nhỏ nhen của dục vọng. Vì mỗi khi ta có nhiều tình thương và biết tha thứ cho mình, và người chung quanh, ta lại cảm thấy hạnh phúc hơn, ta lại càng cảm thấy mình chân thật hơn!

Nguyễn Duy Nhiên

Chào bạn buihuycuc

Bạn nói rất đúng. Svba và Tue_NV quan tâm đến haanh nên mới hỏi haanh những câu hỏi đó. Vì nếu coi nhau như những người xa lạ thì hỏi làm gì? Và trong tình bạn, điều quý nhất vẫn là sự chân thành cho nên mới đi hỏi? Không còn quý mến nhau nữa thì không hỏi han gì cả. Vậy đó.

Trong cuộc sống đôi lúc không phải lúc nào cũng nói sự thật mà có lúc phải nói dối. Nói dối có lợi thì ta phải nói dối vì nói thật có tác hại thì ta không đi nói thật.

Thế nào là nói dối vẫn là câu hỏi rất khó lý giải. Có ai sống trên đời chưa từng nói dối không nhỉ? Nói dối không cầu lợi, nói "dối để một người bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, yên tâm điều trị có lỗi không nhỉ?

Ở giữa một đời sống tương đối này thì những gì là thật chưa chắc đã là thiện, nhưng cái thiện thì bao giờ cũng là cái thật. "

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Con người thật lạ! lúc còn nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn rồi thì mong cho nhỏ lại. lúc có sức khỏe thì phung phí để làm cho thật nhiều tiền, rồi lấy tiền đó phục hồi sức khỏe. Còn nữa, họ luôn mơ ước, sống cho tương lai mà quên hiện tại. tương lai thì chưa tới nên kết quả là họ chẳng sống bao giờ cả !

Ham muốn giúp con người luôn cố gắng hoàn thiện mình, nhưng phải biết thoả mãn.

Nhưng thoả mãn thì lại chẳng có ai biết khi nào mình cần thoả mãn nữa. Thế nên chúng ta chẳng sống thật bao giờ!

Sống giả tạo là sống không thật với lòng mình. Có bao giờ bạn bị nói rằng : " Sao mày sống giả tạo wá vậy?” hay là “Mày là đồ hai mặt”?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thế nào là nói dối vẫn là câu hỏi rất khó lý giải. Có ai sống trên đời chưa từng nói dối không nhỉ? Nói dối không cầu lợi, nói "dối để một người bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, yên tâm điều trị có lỗi không nhỉ?

Ở giữa một đời sống tương đối này thì những gì là thật chưa chắc đã là thiện, nhưng cái thiện thì bao giờ cũng là cái thật. "

Sống giả sống thưc.

Mở mắt thức dậy, bước chân ra khỏi nhà là người ta phải đối diện với nhiều vấn đề, với nhiều khuôn mặt, với nhiều hoàn cảnh … Vấn đề, khuôn mặt, hòan cảnh xưa nay vốn phức tạp trong cái phức tạp của nó thì nay lại phức tạp hơn vì thực và giả cứ lẫn lộn. Đơn giản nhất, ta ra đường, ta cũng gặp người ăn xin nhưng bây giờ thì khó ai có thể xác định được đó là thật hay là giả vì đã xảy ra người ta đã lợi dụng lòng nhân hậu của người khác để sống trong hưởng thụ.

 

Đơn cử chỉ là chuyện của người ăn xin. Còn biết bao nhiêu vấn đề khác trong cuộc sống, thường gặp nhất đó chính là mất tiền thật để mua hàng giả. Thật và giả đang len lỏi trong cuộc sống để rồi nhiều người sống thật rất ghét sự giả dối vì sự giả dối đã mang lại không biết bao nhiêu phiền muộn trong cuộc sống.

 

Vài ngày nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều về hai câu hỏi dạng nghị luận xã hội của đề thi môn văn khối C và D (trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2009). Các nhà giáo cho rằng đề thi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một kỳ thi, nó còn có ý nghĩa giáo dục học sinh về sự tự tin và lòng trung thực.

 

Sống trung thực, trên báo Tuổi Trẻ, một bạn trẻ đã phát biểu rằng: "Theo em, phải trên 70% là sống trung thực sẽ bị thua thiệt". Tất nhiên đây sẽ là một chủ đề đáng để tranh luận; nhưng khẳng định ấy không khỏi khiến người ta giật mình: Phải chăng dối trá, lọc lừa, lướt qua mặt nhau đang tràn khắp nơi nơi?!

 

Đỡ bi quan hơn thì sẽ trăn trở một điều: Khi mình muốn vươn tới những điều chân thật, muốn sống trung thực và chất phác nhưng kết quả là sẽ bị lợi dụng, dễ bị "hở sườn" để người khác "tấn công" lấn lướt thì có nên giữ vững lập trường, rằng "em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên" hay không?

 

Mỗi người có quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống, sống giả thì được gì, và sống thực thì được gi?

Đó là câu trả lời mà chúng ta nhận được từ chính cuộc sống của mình, vì : “ Cuộc sống sẽ đáp trả lại những gì chúng ta dành cho nó”.

 

Khi chúng ta gieo mầm gian dối, chúng ta sẽ gặt dối gian .

Khi chúng ta gieo mầm tình yêu, chúng ta sẽ gặt tình yêu .

……………………………………

Khi làm bất cứ việc gì mà chúng ta dùng tình yêu để làm, thì nó sẽ thành công thật sự .

Sưu tầm

Nói dối không vụ lợi, không ảnh hưởng đến ai , nói dối thiệt về mình lợi cho người có phải là sống thật không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nghiệt ngã lựa chọn sống trung thực

Ngạc nhiên vì một bộ phận giới trẻ "sôi" lên vì câu hỏi sống trung thực, TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) cho rằng coi trọng vai trò cá nhân, của người đứng đầu cũng là một cửa dẫn tốt để khôi phục lại đức tính này.

Áp lực trình diễn giá trị ở đời

Tham dự cuộc thảo luận "mini" của các bạn trẻ "cuối 8X, đầu 9X", TS Bình cho hay, có rất nhiều câu chuyện được chia sẻ là, tại sao ở đời này, những người thường xuyên hoặc rất nhiều lần không trung thực mà vẫn thăng tiến và gặt hái, như vậy, trung thực không giải quyết được chuyện gì hay chăng?

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/08/862846/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Con người thật lạ! lúc còn nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn rồi thì mong cho nhỏ lại. lúc có sức khỏe thì phung phí để làm cho thật nhiều tiền, rồi lấy tiền đó phục hồi sức khỏe. Còn nữa, họ luôn mơ ước, sống cho tương lai mà quên hiện tại. tương lai thì chưa tới nên kết quả là họ chẳng sống bao giờ cả !

Ham muốn giúp con người luôn cố gắng hoàn thiện mình, nhưng phải biết thoả mãn.

Nhưng thoả mãn thì lại chẳng có ai biết khi nào mình cần thoả mãn nữa. Thế nên chúng ta chẳng sống thật bao giờ!

Nói dối tai hại khôn lường

 

(ANTĐ) - Liên tiếp trong mấy kỳ vừa qua, ở mục “Sống cho ngày mai”, quý báo đã tạo nên một diễn đàn chống căn bệnh nói dối. Một số bài chỉ rõ ra hậu quả xấu của tệ nói dối và đọc thật thú vị. Tôi là một độc giả thường xuyên của quý báo, nhận thấy quý báo đưa ra đề tài này thật thú vị để có nhiều bài viết, nhiều ý kiến đóng góp nhằm phê phán bệnh nói dối đang lây lan trong xã hội chúng ta ngày một tệ hại. Tôi rất đồng tình với diễn đàn này.Tôi cũng là một cán bộ đang công tác trong một cơ quan Nhà nước. Cơ quan tôi có nhiều người, nhiều thành phần, đứng tuổi có, thanh niên có, nam giới, nữ giới có cả.

 

Học vấn mỗi người khác nhau, trình độ, năng lực cũng khác nhau, nhưng từ “sếp” cho tới lính, ai cũng mong muốn có sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể nhằm đưa cơ quan tới sự ổn định, phát triển. Từ đó đời sống cán bộ, công nhân viên mới được nâng cao. Nói chung là đều vì lợi ích tập thể, trong đó tất nhiên là có lợi ích của cá nhân.

 

Đùng một cái, có thư nặc danh tố cáo “sếp” đủ thứ chuyện mà chuyện nào cũng là chuyện… phức tạp, từ thu nhập cao một cách đáng ngờ, đến sinh hoạt không trong sáng và có cả tham ô tham nhũng…

 

Mới đầu thì là xầm xì bàn tán trong một nhóm cán bộ, nhân viên, dần dần lan ra trong cả cơ quan tạo thành một áp lực nặng nề, gây mất đoàn kết nội bộ. Người này nghi ngờ người kia, phòng ban này nghi ngờ phòng ban kia là tác giả những bức thư tố cáo. Rồi họp cấp ủy Đảng, Chi đoàn Thanh niên, Công đoàn… để làm rõ.

 

Sự việc phức tạp, nhiều đầu mối, họp trong giờ làm việc chưa đủ phải tranh thủ họp ngoài giờ. Công việc cơ quan gần như ngưng trệ chỉ để có họp, và họp. Nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, hiệu quả công tác giảm sút. “Sếp” thì mất ăn mất ngủ, lính thì mất lòng tin vào lãnh đạo, bộ máy bị trục trặc, hoạt động như con bệnh hết hơi.

 

Cuối cùng thì thanh tra phải vào cuộc. Lại họp kiểm điểm, người này được làm việc riêng, người kia thập thò… Phải mấy tháng sau mới kết thúc và rồi kết luận của thanh tra về những lá đơn nặc danh tố cáo “sếp” kia có chuyện ít thì… xít ra cho nhiều, chuyện không có nói cho… có, nghĩa là nói dối.

 

Người viết thư nặc danh cũng được tìm ra để đối chất với những vấn đề mà mình đã tố cáo. Hóa ra cậu ấy là một nhân viên bất mãn, do có sai phạm nên bị “sếp” kỷ luật, chờ bố trí công tác khác mà cậu ta không vừa ý, nghĩ rằng mình bị “đì”. Từ chỗ bất mãn nên đã… phịa ra nhiều chuyện để tố cáo “sếp”, chỉ nhằm mục đích trả thù, làm cho “sếp” mất mặt chơi.

 

Tôi nghĩ rằng không chỉ có cơ quan tôi là từng lâm vào hoàn cảnh này mà hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị cũng đã từng bị những trường hợp tương tự như thế. Người ta đã lợi dụng một việc được cho phép là có thể tố cáo, khiếu kiện những việc làm sai trái để làm một việc không được phép là… tố cáo sai sự thật bằng cách nói dối, thậm chí nói dối y như thật.

 

Người nói dối thường là người không tin vào bản thân mình, không có trình độ, năng lực… nhưng lại rất khát khao, mong muốn đạt được những cái mà mình không có khả năng làm được. Nói dối để tự an ủi mình, nói dối để nhằm làm giảm uy tín của “đối thủ”, nói dối để kéo bè, kéo cánh… và nói dối để đội trên, đạp dưới nhằm mục đích tiến thân bằng con đường tắt, con đường ngắn nhất.

 

Tôi rất căm ghét tệ nói dối và rất đồng tình với quý báo là cần… tuyên chiến với tệ nói dối để phê phán, triệt tiêu, dẹp tận gốc trước khi nó trở thành thói quen, nguy hại hơn là tập quán xấu, “thâm căn cố đế” trong con người xã hội ta.

 

Nguyễn Cẩm SơnTôi cũng là một cán bộ đang công tác trong một cơ quan Nhà nước. Cơ quan tôi có nhiều người, nhiều thành phần, đứng tuổi có, thanh niên có, nam giới, nữ giới có cả.

 

Học vấn mỗi người khác nhau, trình độ, năng lực cũng khác nhau, nhưng từ “sếp” cho tới lính, ai cũng mong muốn có sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể nhằm đưa cơ quan tới sự ổn định, phát triển. Từ đó đời sống cán bộ, công nhân viên mới được nâng cao. Nói chung là đều vì lợi ích tập thể, trong đó tất nhiên là có lợi ích của cá nhân.

 

Đùng một cái, có thư nặc danh tố cáo “sếp” đủ thứ chuyện mà chuyện nào cũng là chuyện… phức tạp, từ thu nhập cao một cách đáng ngờ, đến sinh hoạt không trong sáng và có cả tham ô tham nhũng…

 

Mới đầu thì là xầm xì bàn tán trong một nhóm cán bộ, nhân viên, dần dần lan ra trong cả cơ quan tạo thành một áp lực nặng nề, gây mất đoàn kết nội bộ. Người này nghi ngờ người kia, phòng ban này nghi ngờ phòng ban kia là tác giả những bức thư tố cáo. Rồi họp cấp ủy Đảng, Chi đoàn Thanh niên, Công đoàn… để làm rõ.

 

Sự việc phức tạp, nhiều đầu mối, họp trong giờ làm việc chưa đủ phải tranh thủ họp ngoài giờ. Công việc cơ quan gần như ngưng trệ chỉ để có họp, và họp. Nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, hiệu quả công tác giảm sút. “Sếp” thì mất ăn mất ngủ, lính thì mất lòng tin vào lãnh đạo, bộ máy bị trục trặc, hoạt động như con bệnh hết hơi.

 

Cuối cùng thì thanh tra phải vào cuộc. Lại họp kiểm điểm, người này được làm việc riêng, người kia thập thò… Phải mấy tháng sau mới kết thúc và rồi kết luận của thanh tra về những lá đơn nặc danh tố cáo “sếp” kia có chuyện ít thì… xít ra cho nhiều, chuyện không có nói cho… có, nghĩa là nói dối.

 

Người viết thư nặc danh cũng được tìm ra để đối chất với những vấn đề mà mình đã tố cáo. Hóa ra cậu ấy là một nhân viên bất mãn, do có sai phạm nên bị “sếp” kỷ luật, chờ bố trí công tác khác mà cậu ta không vừa ý, nghĩ rằng mình bị “đì”. Từ chỗ bất mãn nên đã… phịa ra nhiều chuyện để tố cáo “sếp”, chỉ nhằm mục đích trả thù, làm cho “sếp” mất mặt chơi.

 

Tôi nghĩ rằng không chỉ có cơ quan tôi là từng lâm vào hoàn cảnh này mà hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị cũng đã từng bị những trường hợp tương tự như thế. Người ta đã lợi dụng một việc được cho phép là có thể tố cáo, khiếu kiện những việc làm sai trái để làm một việc không được phép là… tố cáo sai sự thật bằng cách nói dối, thậm chí nói dối y như thật.

 

Người nói dối thường là người không tin vào bản thân mình, không có trình độ, năng lực… nhưng lại rất khát khao, mong muốn đạt được những cái mà mình không có khả năng làm được. Nói dối để tự an ủi mình, nói dối để nhằm làm giảm uy tín của “đối thủ”, nói dối để kéo bè, kéo cánh… và nói dối để đội trên, đạp dưới nhằm mục đích tiến thân bằng con đường tắt, con đường ngắn nhất.

 

Tôi rất căm ghét tệ nói dối và rất đồng tình với quý báo là cần… tuyên chiến với tệ nói dối để phê phán, triệt tiêu, dẹp tận gốc trước khi nó trở thành thói quen, nguy hại hơn là tập quán xấu, “thâm căn cố đế” trong con người xã hội ta.

Nguyễn Cẩm Sơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×