Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Happyfeet

KHI TA GỬI ĐI 2 NỤ CƯỜI

Các bài được khuyến nghị

Bên bờ hư ảo

 

Truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú

 

Khanh bảo Hương: “Em học thêm ngoại ngữ đi, cả ngày đọc rồi, tối về lại chúi mũi vào đống sách báo ấy làm gì, dễ strees lắm!”

Câu nói ấy thể hiện sự quan tâm, lo lắng của Khanh đối với người yêu. Có thể hiểu như thế và nên hiểu như thế. Cũng chẳng thể trách Khanh được. Khanh đang theo công trình lắp đặt đường dây thông tin ở một tỉnh cực Nam. Những lúc nhớ nhau, Hương chỉ còn biết gọi vào số máy di động cho Khanh. Làm như thế rất tốn tiền. Với đồng lương hợp đồng như của Hương, bày tỏ tình cảm bằng cách ấy là ngoài khả năng cho phép.

 

Cả hai đứa đều là dân tỉnh lẻ, đều quyết chí lập nghiệp ở Hà Nội. Căn nhà thuê từ hồi còn là sinh viên vẫn tiếp tục được gia hạn hợp đồng để chờ đến cuối năm sẽ làm phòng tân hôn luôn. Hương làm ở một nhà xuất bản, giữ chân biên tập viên sách văn học, còn Khanh vào làm ở chi nhánh của tổng công ty xây lắp. Khanh phải bám theo các công trình nên đi suốt.

Hương, ngoài việc đọc bản thảo ở cơ quan, đọc sách báo ở nhà, những lúc nhớ Khanh mà không đủ tiền gọi điện thoại thì chẳng biết làm gì! Chính vì thế Khanh đã tỏ sự quan tâm, lo lắng đến người yêu bằng lời khuyên đi học thêm ngoại ngữ buổi tối.

 

Lúc đầu Hương thấy giận cho cái sự thật thà đến độ thực tế của Khanh. Đáng lẽ phải bàn đến chuyện mua ti vi, mua đài, mua máy vi tính có gắn ổ VCD để có cái giải khuây vào những đêm dài, đằng này Khanh lại muốn Hương thay đổi sự mệt mỏi này bằng một sự mệt mỏi khác. Đáng lẽ phải bàn đến chuyện mua một cái máy di động nữa để nhớ thì nhắn tin cho nhau (dịch vụ này rẻ hơn gọi nhiều), đằng này Khanh lại muốn đẩy Hương đến một trung tâm ngoại ngữ để chỉ phải tiêu tốn mỗi tháng từ ba đến năm mươi ngàn đồng cho việc nhồi nhét thêm một thứ tiếng nước ngoài nữa vào đầu.

 

Đáng lẽ... Mà thôi! Khi xa Khanh rồi Hương lại không thấy giận Khanh nữa. Khanh đang quắt người lại để lo cho cuộc sống của hai đứa sau này. Bây giờ là lúc phải thực tế chứ không thể cứ mây mây gió gió như cái thời mới yêu nhau được. Và Hương thấy những điều Khanh nói hình như cũng có lý. Nhưng vấn đề là Hương sẽ học thứ tiếng gì đây?

Nhất định là không học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật hay tiếng Đức. Vài ba thứ tiếng thực dụng ấy chẳng giúp được gì cho công việc biên tập sách văn học của Hương. Mà thời sinh viên Hương cũng đã học chán mấy thứ tiếng đó rồi. Có học thế chứ học nữa cũng chỉ để làm bồi chứ chẳng thể làm phiên dịch hay biên dịch như đám chuyên ngữ được.

Chỉ còn một thứ tiếng Hương thấy có thể giúp ích ít nhiều cho vốn kiến văn còn mỏng mảnh của mình, ấy là Hán Nôm. Thế là Hương đăng ký học Hán Nôm. Lớp học cách chỗ Hương làm không xa. Học ở đấy Hương thấy tiện nhiều bề.

 

Buổi học đầu tiên Hương hơi ngạc nhiên vì trong số ba mươi hai học viên của lớp có tới ba mươi vị là ni cô, chú tiểu của các chùa xung quanh khu vực Hà Nội. Họ đều là những người rất trẻ, đều cạo đầu hoặc cắt tóc ngắn, đều mặc áo nâu sòng và đều...học hành rất chăm chỉ. Hương ngồi cùng bàn với một cậu thiếu niên chạc mười sáu, mười bảy tuổi. Cậu cũng mặc áo nâu sòng, chân đi dép xăng đan da, vai khoác túi vải kiểu sinh viên đại học vẫn thường dùng. Cậu có một khuôn mặt rất đẹp. Bất kỳ ai có lòng trắc ẩn một chút khi nhìn vào khuôn mặt ấy, lại liên tưởng với bộ áo nâu sòng kia, nhất định có sự xáo động. Đôi mắt sáng, vầng trán cao, cánh mũi thẳng, hàm răng trắng, da mặt hồng, tóc để lúp xúp, đúng là một cậu trai đang bắt đầu trổ mã, mà sẽ là một mã đẹp, mã đa tình và hào hoa! Hương chưa kịp làm quen thì cậu ta đã quay sang hỏi:

- Chị học lần đầu hay học lại?

Hương bảo:

- Mình học lần đầu. Thế còn...?

- Em tên là Tuấn. Em đang học dở chương trình B nhưng muốn quay lại học từ đầu cho chắc. Học Hán Nôm cứ phải vài ba lần. Học đi học lại mới nhớ, không giống như học tiếng Anh đâu.

 

Hương cũng đã nghe nhiều người nói học Hán Nôm rất khó, học chữ nào biết chữ ấy, lại là thứ học để biết, để làm giàu thêm vốn kiến thức cho mình chứ không phải để đi du lịch hay đọc sách báo nước ngoài. Nếu để đọc và nghe người Trung Quốc viết và nói thì phải học tiếng Trung hiện đại. Học Hán Nôm chỉ giúp đọc văn tự cổ. Nhưng đọc được văn tự cổ, như văn bia ở các đình chùa chẳng hạn, thì cũng phải mất một phần ba cuộc đời. Chẳng ai bỏ ra một phần ba cuộc đời chỉ để làm cái việc tìm lại ngôn ngữ của cha ông, hay nói như cách của các nhà nghiên cứu là nối lại phần văn hóa bị đứt gẫy. Nghĩa là đừng đặt yếu tố thực dụng khi chọn học Hán Nôm. Cứ nhìn vào lớp học thì rõ! Ngoài các vị thầy chùa ra, chỉ có Hương và một bác già chuyên viết sớ ở đền Cổ Loa.

Tất nhiên sau này Hương mới chiêm nghiệm ra điều ấy. Còn khi nghe Tuấn nói đến cái sự học đi học lại Hương cứ nghĩ rằng cậu ấy hơi quan trọng hoá vấn đề. Có thể nền của cậu ấy thấp nên học khó vào, còn Hương, Hương tin là mình không phải học đến lần thứ hai. Sự tự tin ấy theo Hương cho đến hết tuần học đầu tiên. Kiểm tra bài cũ Hương đã nói vanh vách trước thầy về lục thư tức sáu cách cấu tạo chữ Hán, nào là tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, giả tá, chuyển chú. Rồi tám nét cơ bản của chữ Hán, nào là chấm, sổ, mác, gập, ngang, phẩy, hất, móc. Lại cả bảy nguyên tắc thư pháp, cái gì trước, cái gì sau, cứ thông làu làu, được thầy biểu dương trước cả lớp. Hương phấn khởi lắm.

Nhưng sự tự tin ấy không tồn tại được lâu. Sang đến tháng học thứ hai với việc ghi nhớ khoảng gần một trăm chữ thì Hương bắt đầu thấy loạn. Thầy yêu cầu học viên đến lớp phải mang mực tàu và viết bằng bút lông. Hương tập mãi mà chữ vẫn cứ cứng quèo. Nhìn sang Tuấn, thấy nét nào ra nét ấy Hương thầm ghen tỵ. Việc học Hán Nôm quả là rất mất thời gian. Mà cái đích của việc học, dù là rất khiêm tốn, cũng trở nên mông lung, xa mờ. May là Tuấn luôn động viên Hương. Thấy Hương không viết được nét phẩy và nét mác, Tuấn đã tặng Hương một chiếc bút lông “chuyên dụng”. Tuấn bảo: “Bút này của thầy em mua ở bên Nhật, lông rất tốt, ấn không bị tõe ngòi, chị cố gắng luyện cách cầm bút nữa, chữ sẽ đẹp”

 

Càng ngày Hương càng thấy Tuấn giống cậu em trai đang học lớp mười một của mình ở dưới quê. Tuấn hồn nhiên và không giấu diếm những suy nghĩ của mình. Tuấn không quá câu nệ trong đi đứng, nói năng, hành động, cử chỉ như những tăng ni sinh khác. Thậm chí Hương còn thấy Tuấn “đời” chẳng kém gì cậu em trai mình. Có lần Tuấn hỏi: “Sinh nhật bạn gái thì nên tặng cái gì hả chị?”. Hương ngạc nhiên: “Tuấn cũng có bạn gái à?” Tuấn bảo: “Bạn cùng lớp ấy mà, sinh nhật em các bạn đều có quà cả, đến ngày sinh của các bạn ấy em cũng phải có quà chứ”. Hương không giấu được tò mò: “Thế sinh nhật Tuấn thì tổ chức như thế nào?” Tuấn bảo: “Thì cũng bình thường như các bạn ấy thôi. Thầy em cũng tặng quà cho em kia mà. Thầy bảo Phật còn có ngày sinh, việc nhớ đến ngày sinh của mình là điều nên làm”. Hương lại hỏi: “Thế tổ chức sinh nhật ở ngay trong chùa à?” Tuấn bảo: “Vâng. Cả bạn đời lẫn bạn đồng đạo đều đến. Sao chị có vẻ ngạc nhiên thế?”. Hương bảo: “Ừ thì mình cứ nghĩ là người nhà chùa sống khác bọn mình ngoài đời. Thế các bạn tặng Tuấn những thứ gì?” Tuấn cười: “Bạn đời thì tặng nhiều thứ lắm, chủ yếu là sách vở, còn bạn đồng đạo thì tặng vải may áo nhà chùa và kinh sách”. Hương gật gù: “ Thì ra vậy! Qua Tuấn mình biết thêm được nhiều chuyện của người xuất gia”

 

Hôm khác Tuấn lại bảo: “Chị cho em xin số điện thoại của cơ quan chị?”. Hương đọc cho Tuấn ghi xong, hỏi: “Em có đến chỗ chị chơi được không?” . Tuấn bảo: “Sao không? Chiều mai học võ, em sẽ đi sớm rồi qua chị chơi”

 

Tuấn học võ ở công viên Thủ Lệ vào những ngày lẻ trong tuần. Chùa Tuấn ở bên Gia Lâm nên Tuấn thường đi học bằng xe máy của thầy. Hôm đó trước khi đến chơi Tuấn điện cho Hương trước. Hương nhận đón Tuấn nhưng trong lòng thấy hơi e ngại vì không biết mọi người trong cơ quan sẽ nhìn Hương như thế nào khi thấy khách là một vị sư nam? Nhưng Hương đã không phải quá lo lắng vì hôm ấy Tuấn mặc một bộ đồ võ sinh màu trắng. Tuấn rủ Hương: “Chị em mình đi ăn kem đi?” Hương dẫn Tuấn ra vườn hoa. Tuấn luôn tỏ ra xăng xái và chủ động, cứ y như một cậu trai mới lớn đang xử sự trước bạn gái vậy. “Chị thích kem hay sữa chua? Chị ăn loại kem nào? Ly to hay ly nhỏ? Chị có ăn kèm theo quế không?” Ngay cả đến Khanh cũng chỉ chăm sóc Hương được đến như thế này.

 

Nhưng Khanh không có được sự hồn nhiên như Tuấn. Lúc nào Khanh cũng mang khuôn mặt của một người đàn ông sắp phải

 

làm chủ gia đình trong tương lai. Tự tin và hơi cao đạo. Bận rộn và thực tế. Mệt mỏi và đòi hỏi. Chưa có thật nhiều tiền nhưng

 

rất biết tiêu tiền kiểu ông chủ. Chưa thành đạt nhưng rất quan tâm đến cung cách hành xử của người thành đạt. Với Hương,

 

đằng sau sự chăm sóc của Khanh là một động cơ đã thấy rõ. Còn Tuấn, Tuấn quý Hương như một người chị gái. Sự chăm sóc

 

kia là nhu cầu tự thân, là không động cơ, là chân tình, và ánh mắt của Tuấn dường như còn chứa cả tình thương của một

 

người em trai dành cho chị gái nữa. Hương hỏi:

 

- Chị tưởng người nhà chùa không được sinh hoạt thoải mái như thế này? Nếu biết em đi chơi với chị thầy em có mắng không?

Tuấn đáp:

- Thầy em nuôi em từ năm em mới lên bảy. Em làm cái gì thầy cũng biết. Thầy chỉ không cho phép em làm những gì ảnh hưởng đến nhà chùa thôi. Em lại chưa làm lễ thế phát, cho nên em chưa phải tuân theo giới luật. Sau thế phát chắc em không còn được ngồi thoải mái với chị như thế này.

- Lễ thế phát là gì?

- Là lễ xuống tóc. Sau khi xuống tóc em mới chính thức là tiểu.

- Làm tiểu xong rồi làm gì?

- Khi nào thầy cho phép thì được thụ giới sa di.

- Nghĩa là sao?

- Nghĩa là làm sư đấy. Mà thôi, chị hỏi làm gì, chị không hình dung ra đâu. Thầy em bảo đạo Phật là thứ đạo có đi mới đến. Chị không đi không đến được đâu.

- Thế bây giờ công việc hàng ngày của em là gì?

- Là học, gồm có học phổ thông, học ngoại ngữ, học võ, ngoài ra giúp thầy những việc lặt vặt như thỉnh chuông, dọn dẹp quanh chùa, viết sớ vào ngày lễ...

Hương bỗng hỏi:

- Thầy em bao nhiêu tuổi?

Tuấn đáp:

- Thầy em ngoài ba mươi.

Hương tò mò:

- Thầy em có đẹp trai không?

Tuấn cười:

- Em không biết. Hôm nào chị sang chùa em chơi. Nói chuyện với thầy em vui lắm. Cái gì thầy cũng biết, thầy em hiền và tốt lắm. Thầy viết chữ Hán rất đẹp. Trước thầy em học Đại học sư phạm ngoại ngữ, khoa Trung văn.

 

Những điều Tuấn nói đã kích thích trí tò mò của Hương. Hương hẹn: “Chủ nhật này mình sang Tuấn chơi đựơc không?”. Tuấn bảo: “Để em sang đón chị nhá?”. Hương bảo: “Không cần đâu, hẹn nhau ở chỗ chân cầu Chương Dương cho Tuấn đỡ vất vả”. Tuấn bảo: “Được rồi, em sẽ ra đón chị ở chân cầu”

 

Đúng hẹn, Tuấn ra đón Hương rồi đưa về chùa. Chùa nằm ở trong một khu đất rộng. Trước cổng chùa có một cây si và một cây đa nên người dân ở đây gọi là Chùa Si Đa. Sau này khi căn bệnh thế kỷ xuất hiện và được nói đến ra rả trên đài báo thì cái tên si đa bỗng trở nên thô thiển, uế tạp, người ta không gọi tên chùa như cũ nữa mà gọi ngắn lại thành Chùa Si. Tiền cung, hậu cung, hồ vọng nguyệt, trai phòng, nhà bếp...Tuấn dẫn Hương đi thăm hết một lượt. Qua phòng thầy thì thấy đóng cửa. Tuấn bảo: “Thầy em đi giảng ở chùa trong, đến trưa sẽ về”. Lúc đầu Hương có ý chờ nhưng trưa hôm ấy thầy không về. Tuấn bảo: “Có lẽ chiều tối thầy mới về, chị cố ở lại chờ thầy về nhé?”. Hương lắc đầu, bảo: “Thôi, nhìn qua ảnh cũng đã hình dung ra thầy rồi”.

 

Thầy không đẹp trai bằng Tuấn mặc dù có thể uyên bác hơn, Hương thầm nhận xét thế. Chữ thầy được treo ở nhiều nơi trong chùa. Nói chung đó là nét chữ của người đã đạt đến một trình độ Hán Nôm nhất định, không dễ gì mà có được. Chữ của Tuấn cũng treo khắp phòng. Nhìn chung, có thấy sự tài hoa nhưng phối trí còn chưa khéo. “Thầy toàn kêu em viết lung tung lên giấy dó, chết tiền, thầy bảo em tập viết lên giấy thường đã, khi nào đẹp rồi mới được viết vào giấy khung. Nhưng em thấy chữ em cũng đẹp rồi đấy chứ?”, Tuấn hồn nhiên kể với Hương.

- Nhà em ở cách đây có xa không? - Hương hỏi.

- Gần thôi, trưa nay chị về nhà em ăn cơm nhé? - Tuấn mời rất chân thành.

- Ừ, nhưng em không phải xin phép thầy à?

- Thì thầy đi vắng đấy thôi. Em có đi lâu đâu, chiều lại về chùa kia mà!

 

Buổi trưa hôm ấy Hương ăn cơm ở nhà Tuấn. Mẹ Tuấn có một cửa hàng xén nho nhỏ, bày ngay trước cửa nhà, chủ yếu bán cho người trong làng, trong xã. Mẹ Tuấn độ năm mươi tuổi, hiền hậu, cởi mở, hay chuyện. Bà là người tín tâm, khi kể về việc cậu con trai xuất gia bà cho đó như là một cái duyên hạnh ngộ. Năm ấy chú mất, cô mời thầy tới đọc kinh hộ để chú đi cho nhẹ. Mấy ngày hôm đó thằng Tuấn cứ quấn lấy thầy. Sau đám, nó chỉ thích lên chùa chơi với thầy. Hễ đi học về là nó lại chạy qua với thầy, có hôm ngủ lại đó không về nhà. Rồi nó cứ xin cô cho lên chùa ở với thầy. Nghĩ cũng là cái duyên của hai thầy trò, thế là cô lên chùa xin với thầy cho nó ở nhờ cửa Phật. Thấm thoát cũng đã mười năm rồi đấy. Thầy nuôi cho ăn học hết năm nay nữa là xong cấp ba. Chả phải làm gì. Chỉ ăn với học thôi. Có khi ở nhà cô chẳng nuôi được như thế.

Hương hỏi:

- Em vào chùa khi còn nhỏ thế mà không nhớ mẹ, đòi về hả bác?

Mẹ Tuấn bảo:

- Cũng khóc, mếu máo đòi về, lại đòi cả thầy về ở cùng nữa. Về nhà được mấy hôm lại te tái lên với thầy. Vài ba bận như vậy thì thôi, không đòi về nữa.

 

Hương thấy trong lòng bỗng trở nên nhẹ nhõm khi biết Tuấn còn một đứa em trai nữa, độ mười lăm tuổi. Hiểu theo cái nghĩa thực dụng của người đời thì bố mẹ Tuấn vẫn còn người để nối dõi. Trong thâm tâm Hương không muốn Tuấn vào chùa, không muốn Tuấn xuất gia, không muốn Tuấn bỏ đời theo đạo. Giải thích theo mẹ Tuấn thì đó là cái duyên. Còn Tuấn tự giải thích là: “Em thấy hợp với cảnh chùa, rồi ngộ ra rằng, theo thầy để diệt khổ”. Hương có lần bảo: “Em đã biết khổ là gì mà vội đi diệt khổ”. Tuấn bảo: “Làm người là khổ”. Hương bảo: “Thế thì diệt làm sao được? Chẳng lẽ lại diệt sự sống?”. Tuấn bảo: “Người là cái cây, khổ là con sâu, chỉ diệt con sâu thôi chứ không diệt cái cây”. Hương bảo: “Nhưng đời cây ấy không ra trái, không tái sinh. Như vậy có khác gì diệt sự sống?”. Tuấn lắc đầu: “Thôi, chị khắc đi khắc đến, ngồi một chỗ không nhìn thấy cuối con đường có gì đâu. Em đang đi mà chưa đến. Cũng chẳng biết nói với chị thế nào”

 

Sau hôm sang nhà Tuấn về, tự nhiên Hương hay nghĩ về Tuấn. Rồi một ý nghĩ loé lên, càng lúc càng thôi thúc mãnh liệt. Phải rồi, Hương sẽ tìm cách nào đó để lôi Tuấn ra khỏi chùa. Người như Tuấn mà đi tu thì oan uổng lắm. Tuấn đã hiểu gì về đời đâu mà vội bỏ phí đời đi như thế? Chờ dịp Tuấn thi xong cấp ba, Hương hỏi: “Tuấn có thích học nghề sửa xe máy không?”. Tuấn hỏi lại: “Để làm gì?”. Hương bảo: “Mình có một người bạn sửa xe máy tay nghề rất cao, có thể nhận dạy Tuấn mà không thu học phí. Tuấn muốn học mình sẽ xin cho?”. Tuấn lắc đầu: “Em sẽ thi Đại học, vào học khoa triết, khoa sử hay khoa Hán Nôm gì đó, rồi em học thêm trường Trung cấp Phật giáo nữa, chị bảo học nghề sửa xe máy để làm gì?”. Hương thuyết phục: “Để về mở cửa hàng cùng với mẹ, chỗ ấy sửa xe máy rất đông khách, lại có thể dậy cho cả cậu em trai nữa, Tuấn đi tu làm gì, buồn lắm, cuộc sống ngoài đời vui hơn nhiều, Tuấn nghe lời mình đi?”

Tuấn bảo:

- Những điều chị nói em đã bỏ ngoài tai từ mười năm nay rồi. Mỗi người mỗi phận, em không có sự lựa chọn nào khác nữa đâu.

 

Hương nói thế nào cũng không thuyết phục được Tuấn. Thời gian sau này hai người không còn gặp nhau thường xuyên nữa. Hương mỗi ngày một thưa vắng đến lớp Hán Nôm. Công việc biên tập làm Hương bù đầu, mớ chữ Hán kia trở nên quá tải, không nhét vào đâu được nữa. Rồi Hương bỏ lớp. Thỉnh thoảng Hương gặp Tuấn qua điện thoại. Sau này khi máy tính ở chùa Tuấn nối mạng thì Tuấn thường xuyên i meo[*] cho Hương. Cũng có lần Tuấn đến nhà trọ chơi với Hương. Lần thì Tuấn hỏi Hương cách ôn thi đại học? Lần thì Tuấn mang cho hương một vốc hoa ngọc lan. Có lần Tuấn lại đưa cho Hương xem cả một lá thư của một cô bạn học cùng lớp cấp ba nữa. Cuối năm ấy Hương thông báo cho Tuấn biết tin Hương sắp cưới. Mấy ngày hôm nay Khanh đang đi hỏi mua giường, tủ, đặt thiếp, chọn khách sạn và lên danh sách khách mời. Hương bảo: “Nhất định Tuấn phải sang đấy nhé. Hôm đón dâu Tuấn phải về quê chị chơi”. Tuấn hỏi kỹ ngày giờ rồi bảo: “Nhất định em sẽ đi dự đám cưới chị”

Nhưng trước hôm cưới một ngày, Hương đang ngồi bàn tính cùng Khanh về danh sách khách mời thì Tuấn đến. Trông Tuấn khác hẳn mọi lần. Tuấn không mặc bộ võ phục trắng nữa mà mặc bộ áo nâu nhà chùa. Điều Hương đặc biệt chú ý là đầu Tuấn không còn sợi tóc nào. Khuôn mặt Tuấn rực hồng dưới ánh đèn nê ông. Lớp da trên đầu Tuấn bóng nhẵn, nổi những vệt xanh mờ. Cặp mày Tuấn như xếch lên và sống mũi nhô cao hơn. Khi Tuấn cười, hàm răng trắng như ngà. Tuấn bảo:

 

- Hôm nay đẹp ngày, thầy làm lễ thế phát cho em. Từ giờ phút này trở đi em mang chân tiểu. Em bắt đầu học hai mươi tư chương uy nghi tức những điều luật đầu tiên của người xuất gia. Ngày mai em không đi dự lễ cưới của chị được. Tối nay em sang chơi với chị, tặng chị món quà này.

 

Tuấn đặt quà vào tay Hương. Quà của Tuấn là một cuộn giấy nhỏ. Khi Tuấn về rồi, Hương mới mở ra xem. Đó là một bức đại tự viết theo lối thảo. Chỉ có một chữ duy nhất, Hương nhận ngay ra đó là chữ Chấp. Chữ Chấp thuộc bộ thổ, cấu tạo theo nguyên tắc hội ý, gồm chữ Hạnh và chữ Hoàn ghép lại. Hạnh nghĩa là hạnh phúc, Hoàn nghĩa là trọn vẹn. Tuấn muốn chúc Hương Hạnh phúc trọn vẹn! Nhưng Hương hiểu Tuấn còn có ý khác nữa. Trước đây đã có lần Tuấn bảo: “Sống trong chữ Chấp là đời, còn vượt ra khỏi chữ Chấp sẽ là đạo”. Thế là Tuấn đã tỏ rõ chí của mình cho Hương hiểu.

Tuấn đã bước sang bên bờ kia của cuộc đời rồi. Đó là chốn gì Hương không sao hiểu, chỉ thấy nó hư ảo thế nào đấy. Tự dưng Hương có cảm giác như đánh mất Tuấn. Khanh hỏi: “Em là thế nào với cái cậu sư ấy?”. Hương đáp bằng một giọng buồn buồn: “Chị em quen nhau thôi”. Khanh bảo: “Cũng đẹp trai đấy nhỉ?”. Hương đáp: “Đẹp! Nhưng chẳng để làm gì”

 

Hôm sau trên đường đưa dâu về nhà trai, Hương nhìn thấy Tuấn đứng ở chân cầu. Hương nhìn sang Khanh tự hỏi: Khi mười tám tuổi Khanh thế nào nhỉ? Rồi Hương lại tự trả lời: Khanh mơ vào Đại học và mong có ngày rước một cô dâu xinh đẹp về nhà như hôm nay.

 

Dưới chân cầu nước chảy mà như đứng im.

Trung thu, 2002

Trước đây tôi cứ nghĩ, đi tu là phài sống khổ hạnh thế cho nên thấy nhà chùa xài điện thoại, đi xe hơi, béo trắng mập mạp thì hay ác cảm, xem ra có lẽ phải suy nghĩ lại

Truyện mộc mạc, man mác buồn và mang chiều sâu, ko biêt có niều người thích đọc ko nhỉ??

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA CON

Con trai đầu lòng, hiếu động. Ngồi vào bàn học chưa nóng chổ đã có lý do này, nhu cầu nọ để xô ghế chạy đi. Mẹ cháu luôn phàn nàn : "Như cóc bỏ dĩa." Tôi được mẹ cháu phân công kèm cháu tập làm văn, món mà cháu không thích.

 

Lười suy nghĩ, mới đầu cháu đã xin tôi gà bài mẫu. Tôi giải thích : "Bố không muốn làm hỏng con. Bố không muốn con dối cô." Cháu buồn có vẻ dỗi. Tôi an ủi: "Con xem nếu bố làm bài giúp, lỡ cô chấm điểm thấp thì ê mặt bố quá. Bố hướng dẫn dàn bài chi tiết, con ráng làm theo, sau đó bố đọc lại, góp ý, rồi con tự sửa chữa nhé."

 

Có ba cuốn tuyển tập các bài văn mẩu lớp Năm đã mua; tôi tìm các bài tương tự đề cháu phải làm, rồi 2 bố con đọc chung. Tôi vạch cho cháu thấy trong sách những ý tưởng già cỗi hơn đầu óc non nớt của một đứa trẻ, khuyên cháu vất đi. Dùng bút đỏ, gạch dưới những câu văn hay, hoặc ý tưởng khéo, tôi bảo cháu dựa vào đó sắp xếp lại, rồi tuỳ nghi thêm bớt theo ý riêng, tuỳ thích, miễn sao phù hợp với dàn bài của cháu.

 

Lần nào tập làm văn cháu cũng miễn cưởng, uể oải. Cô yêu cầu học trò viết dài hơn trang rưỡi giấy tập; mà giỏi lắm cháu cũng chỉ bịa được non một trang, sau khi đã hì hục cả một hai giờ đồng hồ. Bài văn thường đầy những bôi xoá lem nhem, tuồng chữ chỉ khá hơn toa bác sĩ, đọc chẳng thành câu cú gì.

 

Ngoài bài văn cháu còn có cả một gánh nặng bài vỡ khác phải giải quyết. Ngày thì ngắn. Nhìn cháu khổ sở, lo âu, nhiều khi tôi chạnh lòng, muốn ra tay nghĩa hiệp, nhưng đành phải bấm bụng, cưỡng lại các khoảnh khắc mềm yếu đó.

 

Có lần mắt cháu đỏ hoe, giọng tức tưởi: “Con thù ghét môn văn, con không biết viết, cô phạt con cũng được.” Tôi ôm chầm lấy cháu, an ủi: “Bố đã mua cho con nhiều truyện hay con rán đọc. Lâu ngày sẽ vỡ ra. Văn chương không ai dạy nhau được. Khi con đã nhập tâm, cái gì trong lòng con có sẵn, tự nhiên con sẽ viết được.”

 

***********************

Hôm nay tan học về cháu khoe: “Bố, hôm nay cô cho bài văn tả bố em. Con làm luôn một mạch, dễ ợt.” Tôi hoài nghi: “ Cô chấm bài chưa? Có phê gì không?.” Cháu hớn hở: “Cô khen bài con có tiến bộ hơn mọi lần. Cô đánh dấu vô chổ dở, nhưng không sửa, không cho điểm. Bố sửa giúp con đi bố.” Rồi cháu mau mắn lục cặp, trao cho tôi tác phẩm. Tôi xin chép lài, tôn trọng đúng nguyên văn của cháu :

 

“Bố là người đã nuôi nấng em. Công ơn đó em không bao giờ quên.

Nhìn bố tưởng rất già nhưng chỉ ở tuổi tứ tuần. Dáng người bố cân đối. Khuôn mặt chữ điền của bố rất thích hợp với mái tóc bạc màu muối tiêu của bố. Trên khuôn mặt ấy nổi bật nhất là cặp mắt kính cận của bố thỉnh thoảng lại được nâng lên bởi ban tay hơi xương và thô. Khi cười, miệng bố để lộ hàm răng trắng ngà đều đặn. Giọng bố sang sảng vì do làm việc tại xưởng ồn ào. Vầng trán bố cao và rộng thông minh nhưng xen vào đó là những nếp nhăn vì lo âu và suy nghĩ nhiều. Khi bố làm việc mệt, trên trán lấm tấm mồ hôi. Tính bố thật nghiêm nghị, nhưng cũng rất vui. Bố thường hay đọc sách, khi về là ngồi vào bàn làm việc với cái máy vi tính, bố hầu như làm việc rất nhiều không bao giờ có một giấc ngủ đầy đủ, sáng nào cũng than mất ngủ. Em thương bố lắm.”

 

Chưa kịp đọc đến câu kết luận, tôi chợt thấy mắt mình cay cay, những hàng chữ nghiêng ngả của cháu đã nhoè đi. Tôi hiểu vì sao cháu làm bài văn này mau và dễ dàng hơn mọi khi. Cháu đâu phải mất công suy tư tìm ý; bài văn hàng ngày đã có sẳn trong tâm hồn thơ dại của cháu rồi. Tôi biết ơn cô giáo đã không cho điểm. không sửa gì hết. Cũng vậy, trái với lệ thường, hôm nay tôi đã không góp ý, chẳng sửa chữa một chữ nào của cháu.

 

Nếu tôi cả gan thú nhận đây là tác phẩm hay nhất trong đời tôi được đọc, tôi tin tưởng rằng quý bạn sẽ sẵn sàng rộng lượng tha thứ cho tôi. Cháu học lớp 5.

 

(Lê Anh Dũng)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA CON

 

 

“Bố là người đã nuôi nấng em. Công ơn đó em không bao giờ quên.

Nhìn bố tưởng rất già nhưng chỉ ở tuổi tứ tuần. Dáng người bố cân đối. Khuôn mặt chữ điền của bố rất thích hợp với mái tóc bạc màu muối tiêu của bố. Trên khuôn mặt ấy nổi bật nhất là cặp mắt kính cận của bố thỉnh thoảng lại được nâng lên bởi ban tay hơi xương và thô. Khi cười, miệng bố để lộ hàm răng trắng ngà đều đặn. Giọng bố sang sảng vì do làm việc tại xưởng ồn ào. Vầng trán bố cao và rộng thông minh nhưng xen vào đó là những nếp nhăn vì lo âu và suy nghĩ nhiều. Khi bố làm việc mệt, trên trán lấm tấm mồ hôi. Tính bố thật nghiêm nghị, nhưng cũng rất vui. Bố thường hay đọc sách, khi về là ngồi vào bàn làm việc với cái máy vi tính, bố hầu như làm việc rất nhiều không bao giờ có một giấc ngủ đầy đủ, sáng nào cũng than mất ngủ. Em thương bố lắm.”

 

Tôi cũng xin mạng phép post 1 bài văn! Bài văn này cũng làm tôi "xúc động" không kém, các bạn đọc xong sẽ rõ !

 

CON CÁI CHÚNG TA GIỎI THẬT !

Sóc Phương Đông

 

 

Đề bài: Sau khi chết ở giếng Loa Thành, trong một lần lạc xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ tìm gặp lại Mị Châu . Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

 

Bài Làm: Tối hôm đó, Trọng Thuỷ về nhà, hắn rất buồn vì chiều hôm nay đánh con lô 89 nó lại về con 90. Trong cơn buồn bực, hắn wuyết định mở máy, vào Au nhảy cho đỡ nhớ Mị Châu và tiện thể cày tí level. Thật ko may, hôm nay Au lag rồi, hắn đành phải turn off máy và đi tắm. Ra đến ao hắn bất chợt trong thấy một bóng người lấp ló gần giếng. Hắn lấy hết can đảm lại gần thì nhận ra đó chính là hình bóng của Mị Châu (Oh men! ). Cái bóng ấy cất tiếng nói với hắn: Lại đây ! Lại đây với em. Trọng Thuỷ lơ mơ bước tới, ôm chầm lấy cái bóng thì nó bất chợt biến mất. Trọng Thuỷ mất thăng bằng, rơi ùm xuống giếng, có vẻ như là chết nghẻo òy. (Nam mô a di đà fật. Tiện tay, tiện tay…)

 

Bất tỉnh hồi lâu, khi tỉnh lại, hắn thấy xung quanh mình là 1 làn nc xanh, có những sinh vật dưới nc như cá, tôm, mực, rùa… chấm chấm chấm…. đang bơi nhộn nhịp. Thấy có 1 con mực ất ơ đang lại gần, Trọng Thuỷ liền níu kéo và hỏi: “Anh làm ơn cho hỏi, đây là chốn giang hồ nào?”. Con mực bức xúc wá, fun mực vào mặt thằng Trọng Thuỷ rồi mới đáp lại: “Đồ wĩ sứ, tao là đàn bà fụ nữ hẳn hoi, hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100% thế mà mày dám gọi tao là anh àk, bà lại vả cho 1 fát thì hết cả lất cấc bây giờ…”. Trọng Thuỷ là dân chơi nhà wê nên đâu thèm chấp cái loại ất ơ này, hắn hỏi lại: “Thế chị có thể cho biết đây là đâu ko?” – “Đây là Thuỷ cung “company”, nơi tụ tập tất cả dân chơi đến đây để lắk và thác loạn… mời anh theo tôi, tôi sẽ đưa anh tới gặp chủ tịch lắk Long Vương”. Đi theo con mực vào gần đến nơi, Trọng Thuỷ bị 2 con rùa chặn lại nói: ” Đề nghị anh xuất trình chứng minh thư, giấy fép đi lại dưới nc, hộ chiếu ra vào Thuỷ cung và giấy báo tử!”. Trọng Thuỷ bây giờ mới có cơ hội thể hiện bản lĩnh của 1 tên dân chơi nhà wê. Rút trong túi ra 2 tờ polyme (200K vờ nờ đờ VNĐ) giúi vào tay mỗi con rùa 1 tờ và nhẹ nhành nói: - Hai anh thông cảm, sáng nay em đi vội vã, chết vội vàng nên ko mang theo giấy tờ, mấy anh cầm 1 chút gọi là… Hai con rùa làm bộ: - Chú cứ wan trọng hoá vấn đề, ko có thì bảo 2 anh 1 câu chứ cần gì fải thế nài. Thôi chú vào đi, cần gì cứ PM cho anh nhớ.

 

Vào gặp đc Long Vương ồy, Trọng Thuỷ đc Long Vương chỉ đg tới chỗ fòng of Mị Châu. Long Vương nói: ”Ngươi đi tới hành lang bên kia, đâm thẳng, xuyên thủng, rẽ lung tung cứ thế là sẽ tới đc room of Mị Châu”. Trọng Thuỷ theo lời chỉ dẫn, đi tới nơi thì bắt gặp 1 cảnh tượng (cấm trẻ em dưới 14 tuổi đọc những dòng sau đây. Bé kia, thix ti hí ko, nhắm mắt lại! ). Mị Châu và con zai vua thuỷ tề đang soi cầu lô đề (đứa nào đọc mấy dòng trên mà nghĩ linh tinh là ứ được đếy nhớ, rất là vớ vẩn nhớ…). Mị Châu nói: “Dạo này cầu lô thất thường anh nhở?”. Thái tử đáp: “Ừk, độ nài anh toàn thua, hôm nay quyết tâm thiết kế để fang 1 con, thế nào cũng ăn (oầy!). Trọng Thuỷ bước vào, Mị Châu thấy chồng bước vào thì liền chạy tới ôm hôn tíu tít (chút chụt chùn chẹt **). Long thái tử rút lui để 2 vợ chồng tâm sự.

2 vợ chồng gặp lại nhau, vui mừng như vừa hack đc 100k Vcoin, liền xin Long vương cho đăng ký hộ khẩu thường trú tại thuỷ cung và xin cấp sổ đỏ. Họ mở 1 cửa hàng Internet quy mô nhỏ và bán kèm các loại thẻ như: VLTK (võ lâm truyền kỳ), Audition, thẻ Vinaphone, Vietel và Mobifone (^.^). Cửa hàng ngày càng phát triển, 2 vợ chồng ko còn fải đụng tay vào bất cứ việc gì nữa mà để cho osin làm. Gần đây, Mị Châu thấy chồng có vẻ lạnh nhạt với mình nên quyết theo dõi. Một ngày nọ, nàng lấy cớ đi đú với hội bạn, để chồng ở nhà 1 mình. Sau đó đi nấp để rình chồng. Quả nhiên, Trọng Thuỷ ở nhà đã pm cho gái đến chơi. (>.<!). Mười phút sau, nàng tiên cá với chiếc PS mới cứng của mình xuất hiện ở nhà Trọng Thuỷ (:s_big:;)). Nàng tiên cá cất giọng giả nai: “4h rối đếy anh nhờ. Thế anh định thế nào?” Trọng Thuỷ nói: “Tàu nhanh đi em nhớ. Con mụ vợ anh nó sắp zề ồy”. Nàng tiên cá đáp: “Ừk anh yêu, nhưng mà hôm nay em ko lấy 50k như mọi khi đc đâu. Ngày lễ là anh fải cho em trăm ba mới đc (130k vờ nờ đờ VNĐ). Trọng Thuỷ nghĩ: ‘Con này rất là giẻ rách nhớ”. Nhưng vẫn chấp nhận táu bay nhanh 4h 130k với nàng tiên cá. Thấy Trọng Thuỷ và nàng tiên cá abc xyz, Mị Châu tức giận đùng đùng nhảy vào úp sọt nàng tiên cá, chụp hình nàng tiên cá để post lên Dậythì.com. Đuổi nàng tiên cá đi ồy, Mị Châu way sang hỏi tội Trọng Thuỷ (>?). Trọng Thuỷ thấy vợ đang ức chế, lại biết vợ mình vốn rất hổ báo cáo chồn, nên hắn rối rít nói: “Anh xin lỗi, anh biết sai ồy, anh xin lỗi mà”. Mị Châu khệnh vãi, đáp lại: “Xin lỗi mà đc á? Xin lỗi mà đc à? Có là cái zì của tôi ko mà xin lỗi. Rất là vớ vẩn nhớ. Tôi ko nghe giải thík đâu, anh lướt ngay ra khỏi nhà tôi đi!” Trọng Thuỷ đành fải ra đi. Lòng hắn đau khổ nặng nề, vừa đi vừa nói lẩm nhẩm: “ Vì sao em nỡ nói với anh 1 câu mai chúng ta ko gặp, vì sao em nỡ đánh thức 1 con tim đang mộng mơ… Vì sao nc mắt cay đắng vẫn rơi…Vì ai Vì ai …Vì 1 người…! (=>>Trông Thuỷ from the rapclub production =>>).

 

Kết thúc truyện, Mị Châu trở thành chủ tịch hội đồng wản trị Net Việt. Và Trọng Thuỷ may mắn đc phát hiện tài năng rap, trở thành 1 rapper chuyên nghiệp ngang tầm với LK và Young Uno.

 

Trên đây là bài kiểm tra của em Bùi Minh T, học sinh lớp 10G5 trường M.C khiến cư dân mạng xôn xao, đang đc bàn luận rôm rả trên các DĐ.Bài viết được đăng trên báo SGGP - Chủ nhật 4.5.2008 trong mục tiểu phẩm. Tôi post nguyên văn bài trên báo nhưng theo tác giả bài viết thì trước khi đăng họ cũng đã chỉnh sửa nhiều chỗ để người đọc dễ hiểu hơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện xung quanh "bài văn gây xôn xao cư dân mạng" 13/04/2008 - 11:25 AM

 

"Với cương vị của một giáo viên dạy văn, tôi không thể chấm điểm cho bài văn này. Tôi không thể cho bài văn này điểm 0 (không), không thể cho điểm 1 (một), cũng không thể phê."

Bà Trần Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng trường THPT Marie Curie (Hà Nội), đã cho biết như vậy khi trao đổi với VTC News về bài văn “xì-tin” của em Bùi Minh Thu – học sinh lớp 10G5 trường này.

- Xin bà cho biết, bà nhận được thông tin về bài văn "gây xôn xao cư dân mạng" khi nào?

- Khi bài văn đó lên mạng mấy ngày, tôi cũng đã được biết và đã đọc. Sau đó, chúng tôi gặp em Bùi Minh Thu là người có tên trong tờ giấy kiểm tra. Tôi đã phân tích để cho các em thấy tất cả các từ ngữ và các ý tưởng của bài văn này là không thể chấp nhận được.

Tìm hiểu về bài văn này, chúng tôi đã nhận thấy, thứ nhất, bài văn đó không phải là bài làm kiểm tra định kì. Đó là đề thi học kì năm trước của ban tự nhiên. Trong quá trình dạy và ôn tập, cô giáo đã sử dụng đề này như 1 bài tham khảo.

Thứ hai, tôi khẳng định đây không phải là chữ cô Nguyên, cô giáo dạy văn, đồng thời chủ nhiệm lớp 10G5 .

Em Thu cho biết, em viết bài văn này ở nhà và mang đến lớp cho các bạn đọc và mang về nhà ngay cuối buổi học đó. Bài văn này đã được mang bán giấy vụn cùng với các giấy vở cũ của em. Chính em Thu cũng không biết ai đã phê và đưa bài văn lên mạng.

Sự việc này, dưới góc độ của những người làm giáo dục, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở em, chỉnh đốn về tư tưởng và quan điểm, làm cho các em hiểu cái đúng cái sai để sửa chữa. Là môi trường giáo dục, chúng tôi hoàn thiện nhân cách cho các em chứ không thể xử phạt một cách cứng nhắc, nặng nề được.

- Thưa bà, nhiều người cho rằng cách ra đề của bài kiểm tra:"Sau khi chết ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó". Yêu cầu tưởng tượng như thế đối với học sinh lớp 10 rất dễ làm cho các em có những suy nghĩ lệch lạc. Ý kiến của bà thế nào?

- Đứng từ góc độ của một giáo viên dạy văn, các giáo viên đều muốn hình thành và phát triển trí tưởng tượng của các em. Và tất nhiên, trí tưởng tượng này phải mang tính nhân văn. Ngoài ra, giáo dục trong nhà trường cũng cần rèn luyện cho các em khả năng nghị luận.

Đề bài này năm trước đã được sử dụng để kiểm tra học kì và đã có được những thành công nhất định. Rất nhiều thầy cô đã phải trầm trồ về những bài văn hay với đề này. Đọc các bài như thế, các thầy cô cảm thấy toại nguyện lắm.

Chúng tôi lúc nào cũng chú ý rèn luyện rất cẩn thận cho các em. Có hàng ngàn học sinh, nhưng lỗi này chỉ rơi vào 1 em. Nó không mang tính đại trà. Dù vậy cũng làm chúng tôi rất buồn!

Bài văn của em Thu nằm ngoài sự mong muốn của những người ra đề, những người làm giáo dục như chúng tôi.

Dạy văn trong nhà trường ngoài vấn đề phân tích tác phẩm và nghệ thuật thì giáo viên cũng luôn rèn luyện cho học sinh có khả năng tưởng tượng, tư duy lôgic. Tất nhiên văn học luôn hướng tới việc nâng cao tâm hồn con người, hướng tới những giá trị tốt đẹp.

Tuy nhiên, những tác động của cuộc sống bên ngoài thì vẫn song song tồn tại. Cái quan trọng là học sinh phải tự biết lựa chọn.

 

- Với bài văn trên mạng này, các thầy cô trong trường có hoài nghi về việc dạy văn của mình hiện nay không, thưa bà?

- Chúng tôi cũng chỉ hoài nghi có 1 điều. Đó là, thế hệ trẻ tiếp cận với mạng quá nhiều và đã quá lạm dụng tiếng lóng. Chúng tôi thấy mình phải cố gắng hơn nữa trong quá trình dạy dỗ các em.

Trong các tiết học, chúng tôi luôn trau dồi, trang bị những kiến thức cho học sinh. Nhưng những tác động của xã hội vẫn có ảnh hưởng, tác động tới các em là quá lớn.

- Giả sử phải chấm điểm bài văn ấy, bà sẽ cho bài văn mấy điểm?

- Với cương vị của một giáo viên dạy văn, tôi không thể chấm điểm cho bài văn này được. Tôi không thể cho bài văn này điểm 0 (không), không thể cho điểm 1 (một), cũng không thể phê. Thế đấy! Tôi phải gọi riêng học sinh của mình lại để nói chuyện, phân tích cho em hiểu, nhận ra những điểm sai lệch.

Xin cảm ơn bà!

Nhà tâm lý Trịnh Trung Hoà: Như em học sinh 10G5 này đã nói, đây không phải bài tập làm văn gửi cho cô giáo chấm mà do em tình cờ có được một tờ giấy thi thừa ra thì viết chơi rồi vứt đi như một trò đùa và chính em cũng quên đi không nghĩ đến nữa.

Mọi người, nhất là những người đang tuổi teen, ai cũng có thể có những trò nghịch như vậy, không có ý gì khác ngoài việc viết nghịch ngợm cho vui.

Vì vậy tôi thấy không nên coi đây là chuyện nghiêm trọng hoặc qua những dòng viết nghịch ngợm đó để đánh giá người viết.

Tuy nhiên đoạn viết ngắn đó cũng nói lên một vấn đề là tuổi teen bây giờ khá rành nhiều chuyện tiêu cực của đời sống xã hội như rùa ăn hối lộ mới cấp giấy phép đi lại dưới thuỷ cung, như chuyện mặc cả ngã giá giữa một nhân vật trong truyện và một gái “bán hoa”, chuyện vợ vừa ra khỏi nhà chồng đã ngoại tình, chuyện cờ bạc lô đề … Những chuyện này có thể các em thấy ngoài đời hoặc có thể do đọc được trên báo chí, trên mạng.

Nhưng dù bằng cách nào thì cũng chứng tỏ là tuổi teen ngây thơ trong trắng của các em đã biết quá sớm những mặt trái của xã hội và miêu tả một cách khá thành thạo. Từ đó các thầy cô giáo cần có sự uốn nắn, giáo dục kịp thời để các em trở lại với tuổi teen trong trắng của các em.

VTC

XÃ HỘI

Thứ tư, 25/10/2006, 04:34 GMT+7

E-mail Bản In

Bài văn xôn xao dư luận của một nữ sinh lớp 10

 

“Cuộc sống không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn mọi việc. Với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi đó là một thành công" đó là một đoạn trong bài văn điểm 9 + xôn xao dư luận.

Hà Minh Ngọc

Hà Minh Ngọc (phải) trong lớp. Ảnh: Tiền Phong.

 

Hà Minh Ngọc học lớp 10 Văn, khối chuyên THPT trường ĐH Sư phạm Hà Nội là tác giả của bài văn này. Điều vui mừng nhất toát lên từ cô học trò này là bài văn ấy không chỉ dừng lại ở việc học mà là kết quả từ những gì chắt chiu, cảm thụ được những giá trị đích thực từ chính cuộc sống.

 

Bài tập làm văn đạt điểm 9+ này là bài kiểm tra đầu tiên của Minh Ngọc cũng như học sinh lớp 10 Văn ngay sau ngày khai giảng (6/9). Để kiểm tra kỹ năng viết và kiến thức của học trò, cô giáo dạy văn, kiêm chủ nhiệm lớp Nguyễn Bích Thảo đã ra đề bài mở: “Một bài học sâu sắc, ý nghĩa của cuộc sống đã tặng cho em”.

 

Là một học trò học khá đều các môn (trước khi quyết định học chuyên Văn, Ngọc đã từng cân nhắc thi vào lớp chuyên Hoá và học khối A), Ngọc bị lôi cuốn và tìm kiếm sự sáng tạo.

 

“Em cũng đã nghĩ đến nhiều phương án như chọn hình thức viết thư cho một người thân để cám ơn về việc làm của người đó với em hay viết về một người lớn tuổi với nhiều thành công mà em biết… Tuy nhiên, ý nghĩa về những điều em biết, em cảm nhận được từ cuộc sống chợt đến và thuyết phục em. Đó là những gì gần gũi, thân thiết, những gì tưởng chừng như nhỏ bé thôi nhưng lại là điều cực kỳ cần thiết cho cuộc sống này. Bởi Văn không hề xa lạ. Văn chính là người”, Ngọc nói

 

Ngọc đã lục những tư liệu “lưu giữ’ trong trí nhớ, sắp xếp lại và viết bằng lập luận, suy nghĩ của mình.

 

Ngọc là con cả trong gia đình có 2 chị em. Người có vai trò giúp Ngọc say mê học hành chính là người mẹ Nguyễn Song Hà, giảng viên ĐH Dược Hà Nội. Bố Ngọc, ông Hà Văn Thúy công tác ở Ban quản lý các dự án Tây Nguyên (Bộ Y tế) thực sự khâm phục bài viết của con gái nên đã tự hào mang đi khoe với bạn bè.

 

Một người bạn ông là Việt kiều ở Mỹ về đã vội post bài viết của Ngọc lên blog của mình và nhanh chóng được các công dân mạng chuyển cho nhau.

 

Bài viết của Ngọc được đánh giá cao và có người còn ví “giống như là nước, len lỏi tới từng ngóc ngách của tâm hồn. Nó như lời an ủi, động viên đầy xúc động bằng chính những gì nhỏ bé nhất đang hiện hữu xung quanh mỗi con người”.

 

Cô Thảo kể: “Qua bài kiểm tra này, mình muốn biết các học trò nhận thức như thế nào về cuộc sống. Và bài của Ngọc đã thực sự làm mình sửng sốt và ngạc nhiên. Mình không giấu nổi cảm xúc và sự tự hào khi phê vào bài làm của Ngọc. Bài viết đúng với hoàn cảnh, tâm trạng của mình trong thời gian gặp nhiều khó khăn. Chính bản thân mình phải cám ơn em học trò đã có bài viết đầy tình người và sâu sắc. Mỗi lúc mình nản trí lại nhớ tới từng câu, từng chữ trong bài viết để thấy rằng thành công là những gì nhỏ bé thôi mà mình đang làm được”.

 

Và cô giáo cũng không quên phê rằng: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".

Đề bài: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em

 

Bài làm :

 

Bản chất của thành công

 

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

 

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

 

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

 

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

 

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

 

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một- người – cha.

 

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

 

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

 

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

 

Hà Minh Ngọc (6/9/2006)(Theo Tiền Phong)

 

Bên bờ hư ảo

Hôm sau trên đường đưa dâu về nhà trai, Hương nhìn thấy Tuấn đứng ở chân cầu. Hương nhìn sang Khanh tự hỏi: Khi mười tám tuổi Khanh thế nào nhỉ? Rồi Hương lại tự trả lời: Khanh mơ vào Đại học và mong có ngày rước một cô dâu xinh đẹp về nhà như hôm nay.

Dưới chân cầu nước chảy mà như đứng im.

[/color]

[/b]

Trung thu, 2002

Trước đây tôi cứ nghĩ, đi tu là phài sống khổ hạnh thế cho nên thấy nhà chùa xài điện thoại, đi xe hơi, béo trắng mập mạp thì hay ác cảm, xem ra có lẽ phải suy nghĩ lại

Truyện mộc mạc, man mác buồn và mang chiều sâu, ko biêt có niều người thích đọc ko nhỉ??

 

[/b]

 

Mahoaci.jpg

Dòng sông có mùa lũ khiến người ta phải lạnh lòng trước cảnh dòng trôi mênh mông; nhưng xưa nay mấy ai có ác cảm về dòng sông? Con sông nhẹ nhẹ nhàng trôi vào nỗi nhớ da diết của những người xa quê, của những người đã từng đi những chuyến đò chuyến phà dạt dào kỷ niệm...

 

Khi ai đó nhìn thấy dòng sông Hồng đang lặng lờ trôi mải miết; khi ai đó nghe thấy gió lướt xao động trên mặt sông chính là lúc "sóng ở đáy sông"!

Và "lời nguyền của dòng sông" thì không phải ai cũng nghe được!

 

Chỉ có "Mùa hoa cải bên sông" là năm nào cũng nở rộ...

 

"...Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấp áp đung đưa trong gió ...rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn. " *

(* Trích dẫn trong truyện ngắn: Mùa hoa cải bên sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều)

Ảnh : Sưu tầm trên:blog.360.yahoo.com.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bố gởi con

 

Nếu phải chọn giữa một trận chung kết Cúp bóng đá thế giới và một trận bóng mà con trai bố chỉ là một cầu thủ dự bị? Bố sẽ chọn trận bóng thứ hai. Đơn giản vì ở đó có con. Và đôi khi con vẫn liếc mắt tìm bố, cười với bố, giơ hai ngón tay lên ra hiệu chiến thắng. Tuyển Anh không cần bố để chiến thắng.

 

Nếu phải chọn giữa một chuyến đi đến Đức xem World Cup và một chuyến đi đến bảo tàng Louvre xem bức hoạ Mona Lisa cùn mẹ con? Bố sẽ sem World Cup qua Tivi để đến Louvre cùng mẹ. Mẹ con đã yêu Leonardo de Vinci trước cả khi yêu bố. Và cùng một lúc được ở bên 2 người phụ nữ có nụ cười dễ thương nhất thế giới, đó cũng là một ước mơ của bố!

 

Nếu phải chọn giữa một lần được chạm tay vào chiếc Cup bóng đá thế giới, và một lần đỡ tay bà nội con dạo trong sân nhà sau một trận ốm dài? Bố chọn bàn tay già nua của bà nội. Bàn tay ấy đã từng che mưa che nắng cho bố, đơm chén cơm, cài nút áo, gạt đi trên má bố rất nhiều nước mắt, và đến bây giờ vẫn nâng niu anh em con.

 

Nếu phải chọn giữa việc được là Abramovic làm chủ một câu lạc bộ toàn các ngôi sao, và mỗi sáng Chủ Nhật được dẫn các con đi bơi. Bố sẵn sàng để trở thành một huấn luyện viên của môn bơi chó (môn duy nhất mà bố biết). Ngắm nhìn các con dũng cảm lao mình xuống nước, cảm xúc cũng giống như huấn luyện viên Erikson được thấy Beckham ghi bàn!

 

Và đêm nay, giữa trận đấu cách nửa vòng trái đất và giấc ngủ của các con trong căn hộ bé nhỏ của nhà mình, bố sẽ chon giấc ngủ của các con. Bố không ăn bóng đá, ngủ bóng đá, vì ngày mai sẽ phải dậy sớm đưa các con đến lớp kịp giờ.

 

Giống như một cậu bé đã nói với anh chàng Ben mê bóng chày trong phim Fever Pitch: “Chú yêu đội Red sox, nhưng đội Red Sox đâu có yêu chú!”. Bố yêu bóng đá, nhưng cũng biết rằng bóng đá không yêu bố! Rốt cục nó chỉ là một trò chơi! Nó không thể cùng bố sẻ chia, không biết mỉm cười, không biết khóc, và không cần bố. Bố mong một ai đó luôn cần bố, cần sự hiện diện của bố để cảm thấy hạnh phúc...

 

Mỗi người đàn ông lớn lên đều có môn thể thao của mình, đội bóng của mình, sân vận động của mình và mùa giải của mình. Bóng đá là một thứ vô cùng hấp dẫn, nhưng trong cuộc sống này vẫn có những thứ còn hơn cả hấp dẫn. Những thứ cần chúng ta và yêu thương chúng ta, mong muốn được chúng ta cần và yêu thương lại! ....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bố gởi con

...

Nếu phải chọn giữa việc được là Abramovic làm chủ một câu lạc bộ toàn các ngôi sao, và mỗi sáng Chủ Nhật được dẫn các con đi bơi. Bố sẵn sàng để trở thành một huấn luyện viên của môn bơi chó (môn duy nhất mà bố biết). Ngắm nhìn các con dũng cảm lao mình xuống nước, cảm xúc cũng giống như huấn luyện viên Erikson được thấy Beckham ghi bàn!

...

Bố sẵn sàng trở thành thầy giáo dạy CAD (môn duy nhất mà bố biết)...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu chuyện ốc sên

 

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

 

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

 

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

 

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

 

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

 

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

 

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

BẮT CÁ

 

Có một người chủ rất giàu có. Ông sở hữu cả một nhà máy. Một ngày ông nhìn thấy một người đánh cá gần nhà máy của ông. Người này nằm ườn ra một cách lười biếng bên cạnh chiếc thuyền của mình và hút thuốc.

 

Ông hỏi:

 

- Sao ông không bắt cá?

 

- Hôm nay tôi bắt đủ rồi. Có thêm nữa thì cũng làm gì?

 

- Ông có thể kiếm thêm tiền.

 

Ông lại nói tiếp:

 

- Ông có thể mua một động cơ mới để chiếc thuyền ra khơi được xa hơn, bắt được nhiều cá hơn. Ông có thể mua lưới nylon. Ông sẽ có nhiều cá và nhiều tiền hơn. Ngày nào đó, ông sẽ có tới hai chiếc thuyền ... hay thậm chí là cả một đoàn thuyền! Ông sẽ giàu có như tôi.

 

- Sau đó tôi sẽ làm gì nữa?

 

- Ông có thể hưởng thụ cuộc sống?

 

- Thế ông nghĩ tôi đang làm gì đây?

:mellow:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CHO ĐI LÀ HẠNH PHÚC HƠN NHẬN VỀ

 

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

 

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

 

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

 

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

 

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

 

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

 

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

 

 

:mellow:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
CHO ĐI LÀ HẠNH PHÚC HƠN NHẬN VỀ

 

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

:mellow:

- Và bây giờ em đã hiểu thông điệp mà cha em đã dạy em từ bấy lâu nay - Anh sinh viên nghẹn ngào nói tiếp.

- Thế cha em làm nghề gì.

- Thưa thầy, cha em là võ sỹ quyền anh.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

NÂNG NIU CUỘC SỐNG

 

 

Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison - Tổng giám đốc của tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.

 

Cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên: công việc, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần.

 

Công việc là một quả bóng cao su, khi bạn làm rơi xuống đất nó sẽ nẩy lên lại.

 

Nhưng còn bốn quả bóng kia đều là những quả bóng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi, chúng sẽ bị trầy xước, có tỳ vết, bị nứt, hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn hãy hiểu điều đó để cố gắng phấn đấu giữ sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

 

Phải làm thế nào đây?

 

Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. Mỗi chúng ta là một cá nhân đặc biệt.

 

Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.

 

Chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.

 

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

 

Chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.

 

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những cơ hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm.

 

Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương cách tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.

 

Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình đang sống mà còn có khi quên cả nơi mình định tới.

 

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.

 

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng, nó là kho báu mà bạn luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.

 

Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được.

 

Cuộc đời không phải là đường chạy.

Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

 

:mellow:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
BẮT CÁ

Có một người chủ rất giàu có. Ông sở hữu cả một nhà máy. Một ngày ông nhìn thấy một người đánh cá gần nhà máy của ông. Người này nằm ườn ra một cách lười biếng bên cạnh chiếc thuyền của mình và hút thuốc.

Ông hỏi:

- Sao ông không bắt cá?

- Hôm nay tôi bắt đủ rồi. Có thêm nữa thì cũng làm gì?

- Ông có thể kiếm thêm tiền.

Ông lại nói tiếp:

- Ông có thể mua một động cơ mới để chiếc thuyền ra khơi được xa hơn, bắt được nhiều cá hơn. Ông có thể mua lưới nylon. Ông sẽ có nhiều cá và nhiều tiền hơn. Ngày nào đó, ông sẽ có tới hai chiếc thuyền ... hay thậm chí là cả một đoàn thuyền! Ông sẽ giàu có như tôi.

- Sau đó tôi sẽ làm gì nữa?

- Ông có thể hưởng thụ cuộc sống?

- Thế ông nghĩ tôi đang làm gì đây?

:mellow:

 

Truyện ngắn

Nhờ công việc đánh bắt cá kiểu cò con thường xuyên phải đi sớm về khuya mà người đánh cá đã phát hiện ra một cơ hội làm giầu không chân chính.

Số là trưởng thôn và cô thư ký thôn thường đi kiểm tra điền thổ vào lúc xâm xẩm tối. Chẳng hiểu họ có “kiểm tra điền thổ” lẫn nhau hay không nhưng thấy cung cách ngồi kề vai bên nhau, nghi lắm!

Nhân cơ hội có đợt cấp đất giãn dân, mọi người đua nhau đem phong bao quà cáp đến tranh thủ cảm tình của thôn trưởng và thư ký thôn. Quà cáp, biếu xén nhiều đến mức thôn trưởng và thư ký thôn hoang mang lo sợ buổi tối phải đóng chặt cổng lại, nhưng tiếng gõ cửa vẫn cứ cồng cộc vang lên rộn rã thôi thúc như ve kêu gọi mùa hè…

Trong những ngày xét duyệt đất ở văn phòng căng thẳng, thôn trưởng và thư ký thôn thường đi kiểm tra điền thổ vào lúc xế chiều. Thôn trưởng đâu có ngờ, việc kiểm tra điền thổ của mình lại lọt vào “ ánh mắt tươi mầu đất” của người đánh cá.

Thôn trưởng đâu có ngờ, trong túi người đánh cá đã thủ sẵn tờ đơn xin cấp đất giãn dân được gấp gọn ghẽ rồi gói ghém cẩn thận bằng hai lớp polymem, bởi lẽ người đánh cá đã được cấp đất giãn dân một lần rồi. Thôn trưởng và thư ký thôn đâu có ngờ những lời tâm tình của họ đã chui tọt vào lỗ tai người đánh cá đang ngồi sau lưng họ.

- A! Tôi bắt gặp quả tang hai người đã tư tình với nhau rồi nhé – lời người đánh cá vang lên trong khung trời êm ả - tôi sẽ nói cho cả làng biết chuyện này!

Trưởng thôn và cô thư ký thôn hoảng hốt, hoang mang chưa kịp phải ứng gì, người đánh cá đã dúi tờ đơn xin cấp đất giãn dân vào tay trưởng thôn, rồi chạy một mạch như ma đuổi ra khỏi cánh đồng.

(Phỏng theo một câu chuyện, tôi tình cờ nghe được từ khá lâu, không rõ thực hư?- Tư liệu sáng tác.)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện của người trồng ngô

 

Tại một vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt.

 

Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

 

- Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? - Phóng viên hỏi.

 

- Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!

 

Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.

 

:mellow:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

CĂN NHẮC SAI LẦM

 

Nhiều năm về trước, một ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy gì.

 

Chỉ trừ có một người, đó chính là ủy viên đưa ra quyết định sai lầm kia. Ông ta là Edward T. Bedford. Rockefeller ngay hôm ấy hẹn gặp Bedford và Bedford rất đúng giờ. Ông ta đã sẵn sàng nghe một "bài diễn thuyết" nghiệt ngã từ Rockefeller.

 

Khi Bedford bước vào phòng Rockefeller, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, bận rộn viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.

 

- A, anh đấy hả, Bedford?- Rockefeller nói rất bình tĩnh - Tôi nghĩ là anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?

 

Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.

 

- Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này - Rockefeller nói - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.

 

Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã "viết vài dòng" là: "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được 3 lần và giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.

 

Tôi không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào tôi định nổi cáu với người khác, tôi đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể. Khi tôi viết xong bản đó thì thường tôi cũng thấy bớt cáu rồi.

 

Không biết là thói quen này đã giúp tôi bao nhiêu lần tránh được những sai phạm tôi có thể có: đó là nổi cáu một cách mù quáng với người khác.

 

Tôi biết ơn ông chủ tôi vì thói quen này, và bây giờ tôi giới thiệu nó cho tất cả các bạn.

 

 

:mellow:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
CĂN NHẮC SAI LẦM

Trước đây tôi cũng đã đọc được bài viết này rồi và đã làm theo thành công được mấy lần.

 

Lần đó, rất giận thằng em làm sai, định bụng sẽ lấy giấy bút viết ra ưu điểm, nhưng tìm mãi không có cái bút hay tờ giấy nào. Đúng lúc đó thằng em bước vào, thế là đỡ phải tìm giấy và bút.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình thì giờ mới hiểu cái tờ giấy mà Bill Gates cầm là cái gì :mellow:

vtc_121313_bill_gates_01.jpg

Lúc đầu tưởng ông ta cầm cái bằng khen của sếp cơ đấy!!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện thường ngày

Quyền lực là một cái gì đó phù phiếm nhưng lại là mơ ước của nhiều người. Có quyền thì có tiền - người ta nghĩ thế - nên rất nhiều người dùng nhiều thủ đoạn để tranh đoạt quyền lực. Nếu các chức vụ đó ở các cơ quan nhà nước thì còn giải thích được chứ ở các công ty tư nhân thì có nghĩa lý gì đâu vì tấc cả đều do người chủ quyết định. Có chăng cũng chỉ là những khoản hoa hồng nhỏ nhặt. Nhưng hình như người ta thích kiếm tiền bằng mọi cách, thích gom nhặt tấc cả những gì có thể để làm đầy túi mình.

Uhm! Nói thì nói vậy thui chứ như BM nói, đó là một cái "thói" ăn vào tiềm thức rồi, tính ng việt mình vốn thực dụng mà:mellow:. Ko muốn quơ đũa cả nắm, nhưng hình như 80% ThiChu thấy là vậy, ko bít có chính xác ko? Một câu chuyện mà Thichu đọc có tựa là Bill Gate có nhặt một tờ 100 đô nếu thấy ngoài đường ko? và lời kết là ko vì Bill Gate sẽ dành thời gian để nhặt tờ tiền ấy để tìm ra một phần mềm nào đó đáng giá hơn nhiều, quan trọng hơn đó là đồng tiền chân chính.

 

ở đời ít người như thế lắm, không nhặt không khéo bị chê là Ngu cũng nên

Ố ồ !!!!!!!!!!!!

Bạn phải giả sử thêm là đang đi trên đường của nước nào nữa chứ? Nếu đi trên đường của Việt Nam hay Trung Quốc hay các nước có phong tục đốt vàng mã thì Coi chừng đó là tiền âm phủ

Nếu lượm được không cần thì cứ bước thêm vài bước nữa sẽ có người cần nó vì ngoài đường ăn xin cũng nhiều lắm đó.

Mình không phải là Bill Gate, 2 giây suy nghĩ chẳng ra được cái gì đáng giá cả

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lầm lẫn về sự thành đạt

 

 

Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình:

 

"Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh. Người khôn thì đọc, suy nghĩ và ứng dụng. Ðáng sợ nhất là sự rỗng tuếch, nước chảy bèo trôi. Mái trường là nơi sản sinh ra những người chèo lái cuộc sống nhưng không nên coi là con đường duy nhất để có tương lai. Học ngoài nhà trường là công việc cả đời. Thất nghiệp cũng chỉ là chuyện thường gặp, đừng quan trọng hóa mà coi nó là quãng thời gian tiếp tục rèn luyện. Cuộc sống càng dễ con người càng yếu đuối".

 

Khi được hỏi ông có lời khuyên gì với tư cách là một người thành đạt nhất thế giới, Bill Gates nói: "Hãy bớt ngủ, tăng giờ làm việc và không bao giờ bỏ học giữa chừng như tôi!".

 

Rõ ràng Bill Gates cũng như nhiều người thành đạt khác có chung một phẩm chất là lao động không ngừng để đạt lấy đỉnh cao ước mơ.

 

Khi bạn không có nhiều phẩm chất trí tuệ, bạn chưa có tích lũy mà bạn lại còn bắt đầu từ con số 0 về vật chất hẳn bạn thấy mình nhỏ bé và khó có chỗ chen chân. Nhưng đó chỉ là mở đầu, rồi bạn sẽ có một công việc nào đó. Bạn thấy mình là lính mới giữa đám cựu binh lâu đời, lành nghề. Ðôi khi ở công sở có những người sống lâu lên lão làng, che khuất mất vai trò của bạn. Có thể họ nhìn bạn là một người "đầu sai" chạy việc vặt như ngày xưa họ đã trải qua. Có thể họ là đám bảo thủ, họ sẽ gây khó khăn cho bạn. Nhưng, ở họ là cả một kho kinh nghiệm, nếu bạn tự đắc thấy họ ít bằng cấp, bạn đừng vội cho mình mới đáng lên chức, làm lãnh đạo họ. Dù sự thật là bạn có nhiều tiềm năng, bạn cũng phải sống và làm việc sao cho tài năng của bạn được công nhận và ứng dụng một cách rõ ràng qua công việc.

 

Có một số bạn trẻ quan niệm lầm lẫn về sự thành đạt. Phải đua chen, nếu cần thì rất ích kỷ, chỉ thấy mình là nhất, xem người khác là đối tượng để mình dẫm đạp lên. Có lẽ họ đã không đủ kiên nhẫn để chứng tỏ thực tài của mình. Người khác giỏi hơn bạn, bạn đừng coi điều đó là điềm không may của mình. Cho nên bạn dễ cảm thấy ghét người giỏi hơn mình. Ðó là nọc độc ngấm dần, người ta nhìn thấy bạn rất rõ trong sự "vươn lên một cách điên cuồng và nóng vội" và đó là lý do để bạn thất bại. Bạn có thể giành giật được một cái gì đó nhưng về con người, về các mối quan hệ xã hội, về sự thanh thản trong tâm hồn, bạn thất bại ê chề.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn thân

 

Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiến khi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

 

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưng người lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi ra ngoài "vùng bình địa" giữa những chiến hào để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.

 

Vị chỉ huy nói:

 

- Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽ bạn anh đã chết và anh có thể sẽ đánh mất đi sự sống của bản thân mình.

 

Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bỏ đi. Thật kỳ diệu, anh ta đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc anh ta lên vai và đem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dưới hào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anh một cách thông cảm.

 

-Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. - Vị chỉ huy nói - Bạn anh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

 

Người lính trả lời:

 

- Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.

 

- Anh nói đáng là có nghĩa làm sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?

 

-Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng "Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!"

 

Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim ta mách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vì mình đã không làm điều đó. Hy vọng rằng mỗi một người trong chúng ta sẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng "Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!"

ngừng một lát anh ấy nói tiếp "bởi vì anh là người ngu ngốc nhất trung đoàn Jim ạ".

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
ngừng một lát anh ấy nói tiếp "bởi vì anh là người ngu ngốc nhất trung đoàn Jim ạ".

 

...tip tục ngừng 1 chút lấy hơi, Jim mở mắt ra lần cuối trong đời nói "... nhưng anh cũng là người bạn thân nhất tôi có và....là người hiểu tôi nhất!". Đôi mắt ấy khép lại vĩnh viễn nhưng nụ cười trên môi thì còn mãi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

BIẾT VÀ KO BIẾT

 

Chuyện kể rằng có một cậu học trò ngỗ nghịch đã hỏi thầy giáo đường đến thiên đàng dài bao xa.

 

- Rất tiếc, thầy không biết - người thầy trả lời.

 

Nghe thế, cậu học trò cất giọng hỗn xược:

 

- Không biết ư? Thế tại sao người ta phải trả tiền cho thầy về điều thầy không biết?

 

- Nếu tôi được trả tiền cho những gì tôi không biết thì có lẽ tôi đã giàu to rồi. Tuy nhiên, người ta chỉ trả tiền cho một số rất ít kiến thức mà tôi biết được! Người điềm tĩnh trả lời.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

SỨC MẠNH CỦA LỜI KHÍCH LỆ (15/1/2008)

 

Các bạn có biết con đường để trở thành Tổng thống Mỹ của Bin Clintơn bắt đầu như thế nào không? Đó chính là từ lời khích lệ của người mẹ đáng kính của ông. Mẹ của Bin làm nghề thu gom phế liệu. Vào những dịp sinh nhật của mình Bin thường được mẹ tặng bưu ảnh có hình tòa nhà Trắng của Mỹ. Lúc đó chính Bin cũng không hiểu vì sao mẹ lại tặng mình moùn quà đó nhiều lần. Khi Bin lớn hơn một chút bà đã giải thích cho con trai mình biết: “ Vì mẹ muốn con trai mẹ được ngồi trong tòa nhà đó, và mẹ biết con làm được con trai ạ”. Đó chính là sức mạnh to lớn mà lời khích lệ mang tới để nước Mỹ từng có một Tổng thống mang tên Bin Clintơn.

Qua câu chuyện nhỏ đó tôi muốn gửi gắm tới mọi người về sức mạnh của lời khích lệ. Vậy cần hiểu khích lệ như thế nào? Khích lệ chính là dùng lời nói tác động đến tinh thần người khác làm cho họ phấn chấn và có sức mạnh.

Như mọi người đều biết lời nói đôi khi có giá trị và sức mạnh to lớn mà không gì có thể sánh nổi. Nó có thể là chiếc phao cứu giúp người khác trong cơn nguy khốn và nó cũng sẵn sàng là con dao cứa sâu thêm vào nỗi đau của họ. Lời khích lệ là một phần trong lời ăn tiếng nói của mỗi chúng ta. Biết nói và biết nhận lời khích lệ đúng lúc đúng chỗ, phù hợp sẽ làm cho cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.

Lời khích lệ có ý nghĩa với tất cả mọi lứa tuổi, nghề nghiệp và địa vị. Đó đơn giản chỉ là lời khích lệ của người mẹ dành cho đứa con yêu của mình; “ Ôi con tôi! Con giỏi lắm, con hãy bước lại với mẹ nào”. Lúc đó đứa con sẽ đủ tự tin và hào hứng để bước đi. Hay đó là lời khích lệ của người giáo viên đối với học trò của mình. Từ đó giúp học trò tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất. Và còn tuyệt vời hơn khi ta nhận được lời khích lệ của những người thân yêu nhất của mình, đó là liều thuốc tinh thần vô giá, có tác dụng kích thích ta phát triển và vươn lên trước mọi khó khăn trong cuộc sống. Các bạn hãy tự đặt câu hỏi nếu như hàng ngày chúng ta cứ làm việc, phấn đấu và trưởng thành mà không nhận được từ mọi người một lời động viên, khích lệ cuộc sống sẽ như thế nào? Lúc đó cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán đến nhường nào.

Biết nói và biết nhận lời khích lệ đúng lúc, đúng chỗ là cả một nghệ thuật. Lời khích lệ được nói ra phải từ thực tâm lòng mình có thể giúp người nghe có thêm sức mạnh, đồng thời khi nói lời khích lệ cần xem người được nhận có sự cố gắng cần hay không. Lúc đó lời khích lệ sẽ thật ý nghĩa, chứ không phải là một lời khích lệ sáo rỗng, một lời tâng bốc để người nghe quá tự tin vào bản thân trở thành kiêu căng, ngạo mạn với những gì mình có, tự biến mình thành chú ếch con suốt đời nhìn cuộc sống từ đáy giếng.

Ngay bản thân tôi cũng đã từng nhận được rất nhiều lời khích lệ của bạn bè, của bố mẹ, của thầy cô. Tôi cảm ơn tất cả những lời khích lệ đó bởi chính có nó tôi đã làm được nhiều việc mà tôi đã muốn buông xuôi. Cách đây ba năm, tôi còn là con bé lớp 13 với bao băn khoăn trong lòng. Nhìn bạn bè đi học đại học và nhìn lại chính mình tôi thấy mình thật kém cỏi. Những câu hỏi trong đầu cứ hiện ra: Liệu mình sẽ như thế nào nhỉ? Mình sẽ đi học ư? Hay làm gì? Lúc đó tôi thực sự bối rối và tôi đã nhận được lời khích lệ động viên của một thầy giáo đáng kính. Tôi tự tin vào bản thân để ôn thi tiếp và thực hiện mơ ước làm sinh viên của mình.

Hơn lúc nào hết tôi muốn nói với mọi người: Hãy biết lắng nghe và chia sẻ với những người khác bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy bắt đầu từ một lời khích lệ.

Nguyễn Thu Trang - K55B

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
SỨC MẠNH CỦA LỜI KHÍCH LỆ (15/1/2008)

Các bạn có biết con đường để trở thành Tổng thống Mỹ của Bin Clintơn bắt đầu như thế nào không? Đó chính là từ lời khích lệ của người mẹ đáng kính của ông. Mẹ của Bin làm nghề thu gom phế liệu. Vào những dịp sinh nhật của mình Bin thường được mẹ tặng bưu ảnh có hình tòa nhà Trắng của Mỹ. Lúc đó chính Bin cũng không hiểu vì sao mẹ lại tặng mình moùn quà đó nhiều lần. Khi Bin lớn hơn một chút bà đã giải thích cho con trai mình biết: “ Vì mẹ muốn con trai mẹ được ngồi trong tòa nhà đó, và mẹ biết con làm được con trai ạ”. Đó chính là sức mạnh to lớn mà lời khích lệ mang tới để nước Mỹ từng có một Tổng thống mang tên Bin Clintơn.

Đọc câu chuyện cảm động này tôi chợt nhớ tới câu chuyện mà tôi đã được nghe kể về bác Tr.

 

Thủa bé, bác Tr sinh ra trong gia đình nghèo khó, chị bác bán ve chai nuôi em ăn học. Cũng giống như Bin, bác Tr được bà chị tặng các vật lưu niệm là các bức ảnh phủ chủ tịch mỗi khi có dịp. Bác cũng thắc mắc và được chị mình lý giải "Vì chị muốn em trai chị hằng ngày ra vào tòa nhà đó, và chị biết em làm được em trai ạ". Đó là các kỷ niệm khích lệ để bác lên đường ra thủ đô.

 

Hiện nay bác Tr đang công tác tại tổ bảo vệ của phủ chủ tịch, sáng tối vẫn ra vào đóng mở cổng cho phủ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×