Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

Các bài được khuyến nghị

Lại có thí sinh đưa ra lời  giải với lý luận : Cái cung cong của đề thi gồm hai phần nối tiếp nhau là cung 35° + cung 75°  = 120°. Từ đó suy ra cách dựng hình:
- Cung 35° cách dựng đơn giản theo R = Ø85/2 = 42.5...
- Cung 75° cách  dựng bằng lệnh ARC ( chọn điểm đầu, cuối và góc 75°) :
11837_ssss41.jpg
 
Hỏi lời giải trên của thí sinh như vầy có ổn  không, vì sao??? Chị oaihuong thử chấm điểm lời giả của thí sinh này xem sao???
Xin mời các bác cùng thư giãn tiếp!

xin mạn phép được đưa ra ý kiến. Thứ nhất  120 =35  + 75 thì ăn 0 luôn.  :D

-Cung R42,5 thì đơn giản rồi

-Góc 75 độ không phải của cung đó. Góc của cung đó vẫn là một ẩn số  

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái đường đim Ø85 ghi như vậy thì liệu hiểu theo ý tiếp xúc trong có đc ko haanh ?!

 

Phải chăng ý haanh là như này:

80156_hinh.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:) :) :) Ý của em là cung R85/2 chỉ nằm lọt thỏm trong góc 35° , anh Hiệp ạ!

Em không hiểu vì sao anh lại đưa cung R85/2 vào cung 60° ???

Hề hề hề,

Cứ theo thông thường mà nói thì nếu nếu cái cung cong là tiếp xúc trong với đường tròn đường kính 85 thì người vẽ phải vẽ một vòng tròn bằng nét chấm gạch mảnh  để thể hiện điều này mới phải.

Thực tế ở đề bài này thì nếu 3 cung khuyết đó là 1 cung tròn duy nhất sẽ không thể dựng cái đường tròn đường kính 85 mà tiếp xúc với cả ba cung như vầy.

Do đó mình nghĩ rằng các cung này là gồm hai cung tròn ghép lại. Tuy nhiên diểm tiếp nối của hai cung này có phải là điểm giao nhau giữa đường tâm nằm ngang với cung cong ghép này hay không lại là điều cần phải nhòm lại .

Nếu thừa nhận điều này thì có thể dựng được hình theo ý bác Haanh,còn nếu không thì còn phải nghĩ ra trò chứ chả chơi.

Hề hề hề,...

@ Bác haanh: chả rõ bác căn cứ vào cái cung 35 độ là cái cung nào trên bản vẽ bác ạ????

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:) Xin đính chính một chút 

- Cung R42.5 góc là 45 độ nhé (haanh)

 Theo quan điểm của mình Cung còn lại  là đề thi cố tình ra đề  dạng mở thí sinh lấy điểm thưởng. 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác Phamthanhbinh: Cứ theo thông thường mà nói thì nếu nếu cái cung cong là tiếp xúc trong với đường tròn đường kính 85 thì người vẽ phải vẽ một vòng tròn bằng nét chấm gạch mảnh  để thể hiện điều này mới phải.

Em Haanh: Theo em, nếu dùng nét chấm gạch mảnh, dễ nhầm với nét khuất, chỉ cần ghi nét mảnh cũng được, nó không phải là đường tròn nên phải ghi D85, không ghi Ø85

 

Bác Phamthanhbinh: Thực tế ở đề bài này thì nếu 3 cung khuyết đó là 1 cung tròn duy nhất sẽ không thể dựng cái đường tròn đường kính 85 mà tiếp xúc với cả ba cung như vầy.

Em Haanh: Đủ điều kiện để dựng được 1 nghiệm hình duy nhất, bác ạ! (Đây là bài toán dựng đường tròn hoặc cung tròn tiếp xúc trong với đường tròn  biết 1 điểm ở ngoài đường tròn và 1 điểm nằm trên đường tròn cho trước).

 

Bác Phamthanhbinh: Do đó mình nghĩ rằng các cung này là gồm hai cung tròn ghép lại. Tuy nhiên diểm tiếp nối của hai cung này có phải là điểm giao nhau giữa đường tâm nằm ngang với cung cong ghép này hay không lại là điều cần phải nhòm lại .

Em Haanh: Vâng, em cũng nghĩ như bác!

Bác Phamthanhbinh: chả rõ bác căn cứ vào cái cung 35 độ là cái cung nào trên bản vẽ bác ạ????

Em Haanh: Không phải tại em đâu nhé! Tại các cụ bảo tam sao thất bản bác ạ! :) :) :)

 

(Chữ mầu xanh- sai cơ bản đã được chị hoa Oải hương tặng điểm 0, bác ạ!)

 

Em Haanh: Bác Bình ơi, lâu rồi không thấy bác vi hành đến cánh đồng làng em, em rất mong và nhớ! Anh Dậu nhà em và các cháu vẫn nhắc tới bác hoài, bác ạ!

...Hôm nay được gặp bác Bình hê hê ( Hề, hề, hề)

Bác vừa đi nghỉ mát về

Em nghe thấy tiếng ...hề hề từ xa

Hôm nào mời bác lại nhà

Em xin bác gọi em là ...em thôi!

Nhà em luôn có sẵn mồi

Thịt trâu hun khói, gà đồi thả rông...

Ơ, sao không thấy cái Hoằn có ý kiến gì nhể!???

Thực tế ở đề bài này thì nếu 3 cung khuyết đó là 1 cung tròn duy nhất sẽ không thể dựng cái đường tròn đường kính 85 mà tiếp xúc với cả ba cung như vầy.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

P/s1: Sao anh Hiệp và chị Oải hương không nói cách dựng nhỉ???
P/s2:@chị Oải hương: Em đã nói là tam thất bản rồi , Thí sinh viêt là cung 45° + cung 75°  = 120°, em sao lại thành cung 35° + cung 75°  = 120°  

:) :) :) Trời...! Với giả thiết em đã viết ở trên, thí sinh hiểu đề thi là 1 cung tròn hay 2 cung tròn ghép đều đều đủ dữ liệu để dựng được một nghiệm hình duy nhất, bác ạ!

11837_haon222.jpg

 

 

 

Bác Phamthanhbinh: Cứ theo thông thường mà nói thì nếu nếu cái cung cong là tiếp xúc trong với đường tròn đường kính 85 thì người vẽ phải vẽ một vòng tròn bằng nét chấm gạch mảnh  để thể hiện điều này mới phải.

Em Haanh: Theo em, nếu dùng nét chấm gạch mảnh, dễ nhầm với nét khuất, chỉ cần ghi nét mảnh cũng được, nó không phải là đường tròn nên phải ghi D85, không ghi Ø85

 

Bác Phamthanhbinh: Thực tế ở đề bài này thì nếu 3 cung khuyết đó là 1 cung tròn duy nhất sẽ không thể dựng cái đường tròn đường kính 85 mà tiếp xúc với cả ba cung như vầy.

Em Haanh: Đủ điều kiện để dựng được 1 nghiệm hình duy nhất, bác ạ! (Đây là bài toán dựng đường tròn hoặc cung tròn tiếp xúc trong với đường tròn  biết 1 điểm ở ngoài đường tròn và 1 điểm nằm trên đường tròn cho trước).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@haanh: cái hình chỉ là mình phang :D :D :D để nói về cái "nghĩa" tiếp xúc trong.

Chẳng biết vì dị ứng với độ chính xác của dân cơ khí hay sao mà từ đầu mình đã không hứng với câu đố này.

 

@bac DoanVanHa:

câu hỏi của bác tiết kiệm lời quá, mình ko hiểu đề cho trước cái gì để dựng C tiếp xúc ngoài (trong):

phải chăng là 3 cung vẽ sẵn lên mp xén bởi 3 góc 60 độ ? mình bố trí 3 cung đó ... (cái trường hợp 1 của bác làm mình khó hiểu)

 

Nếu hiểu theo cách ngu ngu của mình vậy thì có trường hợp này :D

 

80156_3cung.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Với mình, cái đề này chỉ cho ra đáp án = ko hiểu :D

Cũng như 2 con muỗi vằn chỉ có thể là sốt xuất huyết, ko thể là sốt rét (phải là a-nô-phen) :D :D :D

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@Anh Hiệp:

1-"Rất có thể câu đố của cái Hoằn liên quan đến kết cấu của chi tiết cơ khí; còn "câu đố của em" thực chất là câu hỏi đơn thuần về  vẽ kỹ thuật", anh Hiệp ạ!

2-Hai con muỗi trên hình vẽ là của hàng xóm nuôi đấy, anh Hiệp ạ! Hôm nay chủ nhà đi vắng chúng nó rủ nhau sang chơi với em :) :) :)

3- Về hình vẽ của bác Doan Van Ha rất trực quan và dễ hiểu, anh thử kiểm tra theo điều kiện sau sẽ biết liền:

Cho hai đường tròn  (O , R) và (O’ , r) với R > r và d = OO’:

 Nếu d = R + r => Tiếp xúc ngoài , Nếu d = R – r => Tiếp xúc trong

Về câu hỏi, "có hay không hai trường hợp sau:

- Không vẽ được C tiếp xúc ngoài???

- Không vẽ được C tiếp xúc trong???"

Vì bác Hà không yêu cầu giải thích nên câu trả lời của em là : Có (xem hình minh họa trong bài viết ở trên số 1472)

 

11837_c7911_chu7889i.png

(Các cung tròn lệch tâm cần dựng, bắt buộc phải tiếp xúc trong với đường tròn cơ sở D=85)

- Hỏi hình H.1 hay hình H.2 sát với dữ liệu đầu bài hơn???

 

Xin mời các bác tiếp tục thư giãn với bài toán chứng minh trên ảnh???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Giải câu đó chứng minh:

Kẻ ĐK đường tròn lớn AF ==> rõ ràng cung AO'D (ở đường tròn nhỏ) = cung AOC (đường tròn lớn) về số đo góc

(vì = 2*(90 độ - góc FAC))

=> góc ABC = góc AED (góc nội tiếp = 1/2 số đo cung chắn)

=> BC//ED (đpcm)

 

:D :D :D

 

Ko có hình vẽ cô đưng trừ điểm nha ! :D

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài toán của Haanh:

1). Xét trong toán học: các yếu tố thuộc đường tròn nhỏ là hệ quả của 1 phép vị tự của các yếu tố thuộc đường tròn lớn, có tâm vị tự là điểm tiếp xúc, tỉ số vị tự là tỉ số 2 bán kính.

2). Xét trong Cad: các yếu tố thuộc đường tròn nhỏ là hệ quả của lệnh scale các yếu tố thuộc đường tròn lớn, có tâm scale là điểm tiếp xúc, tỉ số scale là tỉ số 2 bán kính.

=> các yếu tố là "đồng dạng" nhau => chúng song song.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu cung màu đỏ là tiếp xúc ngoài với đường tròn R42.5 thì tâm của nó phải nằm trên đường d và điểm C. Cung màu đỏ ta biết được 2 điểm  C và A. lấy đối xứng điểm A qua d ta được B. Vẽ cung tròn đi qua ba điểm A, B, C132484_de_thi.png

Xin mọi người chém nhẹ tay :)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@Anh Hiệp:

1-"Rất có thể câu đố của cái Hoằn liên quan đến kết cấu của chi tiết cơ khí; còn "câu đố của em" thực chất là câu hỏi đơn thuần về  vẽ kỹ thuật", anh Hiệp ạ!

2-Hai con muỗi trên hình vẽ là của hàng xóm nuôi đấy, anh Hiệp ạ! Hôm nay chủ nhà đi vắng chúng nó rủ nhau sang chơi với em :) :) :)

3- Về hình vẽ của bác Doan Van Ha rất trực quan và dễ hiểu, anh thử kiểm tra theo điều kiện sau sẽ biết liền:

Cho hai đường tròn  (O , R) và (O’ , r) với R > r và d = OO’:

 Nếu d = R + r => Tiếp xúc ngoài , Nếu d = R – r => Tiếp xúc trong

Về câu hỏi, "có hay không hai trường hợp sau:

- Không vẽ được C tiếp xúc ngoài???

- Không vẽ được C tiếp xúc trong???"

Vì bác Hà không yêu cầu giải thích nên câu trả lời của em là : Có (xem hình minh họa trong bài viết ở trên số 1472)

 

11837_c7911_chu7889i.png

(Các cung tròn lệch tâm cần dựng, bắt buộc phải tiếp xúc trong với đường tròn cơ sở D=85)

- Hỏi hình H.1 hay hình H.2 sát với dữ liệu đầu bài hơn???

 

Xin mời các bác tiếp tục thư giãn với bài toán chứng minh trên ảnh???

Hề hề hề,

Theo thiển ý của mình thì hình H2 sát với đầu bài hơn. Tuy nhiên vẫn phải có thêm dữ kiện là điểm tiếp xúc giữa cung tròn lệch tâm và đường tròn đường kính 85 là điểm mút của cung lệch tâm. Nếu không thì ..... lại hề hề hề thôi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Câu đố  của chị Oải Hương, củ chuối quá!

Chắc chắn là trên quả đất này không ai vẽ được CÁI CÔN VUÔNG TRÒN thỏa mãn hình chiếu đứng và cạnh có tấn bi kịch lâm ly, bi đát và tan nát như chị đã vẽ ở trên!

Cách vẽ khối: Vẽ  đáy trên + đáy dưới + đường dẫn >> gõ lệnh loft >>> chọn 2 đáy >>gõ P >> Enter

Chị thử xuất sang 2D xem nó có khác nhiều cái hình chiếu đứng và cạnh chị đã vẽ không???

D11837_oaihuong.png

http://www.cadviet.com/upfiles/3/11837_new_block.dwg

 

11837_dv2.png

Anh Hiệp thử mirro 2 tam giác to và nhỏ theo đường kính AF rồi dựa vào tích chất của tứ giác nội tiếp đường tròn để chứng minh xem sao???

@bác Doan Van Ha: Em đã vẽ tam giác nội tiếp trong hình tròn nhỏ >>Lấy điểm A làm tâm để scale (chọn tham số C chọn tiếp tham số R) >>Chọn điểm A , chọn điểm E, chọn điểm đến B tùy ý >>>Ra được câu đố trên và hơi bị tiếc là lời giải của anh Hiệp không khả thi! (Em đã gửi phần thưởng là hàng xách tay qua Internet đến bác Hà rồi nhé! :) :) :) )

Xin mời các bác tiếp tục thư giãn!

Hề hề hề,

Lời giải của bác hieptr là hoàn toàn chính xác, tuy chưa được oai bằng lời giải của bác DoanVanHa. Vậy nên cô giáo cũng nên cho điểm thưởng khuyến khích mới phải.......

Hề hề hề.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

nhờ mọi người vẽ và chỉ cách vẽ 3D côn vuông tròn này132484_con_vuong_tron.png

Hề hề hề,

Cứ phóng theo kich thước trên hình vẽ thì nó ra cai nè. Nhòm hình chiếu thì chửa giống song chắc là Oải Hương sẽ có cách làm cho nó giống hơn.

5194_ong_oai_huong.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu cung màu đỏ là tiếp xúc ngoài với đường tròn R42.5 thì tâm của nó phải nằm trên đường d và điểm C. Cung màu đỏ ta biết được 2 điểm  C và A. lấy đối xứng điểm A qua d ta được B. Vẽ cung tròn đi qua ba điểm A, B, C132484_de_thi.png

Xin mọi người chém nhẹ tay :)

Hề hề hề,

Cách làm này chỉ đúng khi điểm tiếp xúc là điểm C và chấp nhận cái cung cong lệch tâm gồm hai cung nối tiếp nhau.

Tuy nhiên, nó không phải là cách duy nhất để xác định cái cung này và cũng chưa hẳn việc chấp nhận như trên là đúng với yêu cầu của người ra đề.......

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Cách làm này chỉ đúng khi điểm tiếp xúc là điểm C và chấp nhận cái cung cong lệch tâm gồm hai cung nối tiếp nhau.

Tuy nhiên, nó không phải là cách duy nhất để xác định cái cung này và cũng chưa hẳn việc chấp nhận như trên là đúng với yêu cầu của người ra đề.......

1-Không phải chấp nhận mà là đương nhiên cái cung cong nó tiếp xúc trong vòng tròn cơ sở Ø85 là cái chắc rồi! (Em sẽ trở lại phân tích kỹ vấn đề này sau)

Nếu bác paste ảnh của đề thi vào CAD rồi scale sao cho kích thước trong ảnh bằng kích thước đo được, bác sẽ thấy là  cái cung cong nó tiếp xúc trong vòng tròn cơ sở Ø85.

Nếu bác tìm lại cuốn sách bài tập vẽ kỹ thuật, tìm chương BÀI TẬP VẼ NỐI TIẾP..., bác sẽ thấy người ta ghi kích thước rất tối giản đủ để dựng hình, không thừa, không thiếu >>> Không thể nói đề thi thiếu dữ liệu để dựng hình được, (nếu không tính đến kết cấu và nguyên lý làm việc của chi tiết)!

2- Đúng là "không phải là cách duy nhất để xác định cái cung này"  nhưng em nghĩ rằng sẽ không có nào ngắn gọn hơn cách mirro rồi dùng lệnh vẽ cung đi qua 3 điểm.

 

 

Hề hề hề,

Cứ phóng theo kich thước trên hình vẽ thì nó ra cai nè. Nhòm hình chiếu thì chửa giống song chắc là Oải Hương sẽ có cách làm cho nó giống hơn.

1- Như ở trang bên mà bác đã trích dẫn lại  bài viết của em ở bài đầu tiên của trang này: "Chắc chắn là trên quả đất này không ai vẽ được CÁI CÔN VUÔNG TRÒN thỏa mãn hình chiếu đứng và cạnh có tấn bi kịch lâm ly, bi đát và tan nát như chị Oải Hương đã vẽ  ở trên!" :) :) :)

Chị Oải Hương đã vẽ hình chiếu sai cơ bản cả về vẽ kỹ thuật và kết cấu chi tiết vì các lý do sau:

- Kết cấu lỗ vuông chằn chặn, không có tính công nghệ của chi tiết uốn gò bề mặt cong như thế; nếu cố tình làm vuông ke  cũng làm được, nhưng với năng lực thiết bị và nhân lực của xưởng chị Oải Hương sẽ cho ra một sản phẩm dở dở ương ương:

http://www.cadviet.com/forum/topic/106601-pro-sw-nao-giup-em-ve-ren/page-2

- Kết cấu lỗ vuông chằn chặn sẽ chịu áp ngực  kém hơn ống bo, R bo càng càng lớn, càng  dễ uốn gò tóp phình, càng chịu lực khỏe mạnh hơn...

@Chị Oải Hương:

 - Nếu chỉ với mục đích tập vẽ 3D thì vẽ kiểu gì cũng xong. Nhưng nếu là thiết kế sản phẩm, chị nên bo tròn cho dễ làm.

Việc bo tròn còn có lợi nữa là tiếp kiệm được vật tư, vì số mảnh ghép càng nhiều càng  dễ tận dụng được đề xê của các nguyên công trước.

Nếu không có phần mềm khai triển tôn, chị có thể khai triển trên AutoCAD rất đơn giản, chỉ cần vẽ khối 3D rồi dùng lệnh Soliedit để lôi các mặt cong phẳng phẳng cong xanh đỏ tím vàng ra và... trải thảm là được.

11837_ggggg.png

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình cũng thấy cái côn vuông tròn đó dở hơi thật nhưng người ta đặt hàng như thế làm mình không vẽ được 3D mà cũng không khai triển được nó ra để đưa ra phương án sản xuất. Thường thì côn dưới hình vuông còn dễ làm đằng này nó lại hình chữ nhật mới chết chứ. Vấn đề là cái đầu hình chữ nhật đó được hàn với bích chữ nhật để bắt với cái cửa nạp liệu :wacko:  :wacko:  :wacko:. Mình mà thiết kế thì đã không tự bóp mình thế  

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Cách làm này chỉ đúng khi điểm tiếp xúc là điểm C và chấp nhận cái cung cong lệch tâm gồm hai cung nối tiếp nhau.

Tuy nhiên, nó không phải là cách duy nhất để xác định cái cung này và cũng chưa hẳn việc chấp nhận như trên là đúng với yêu cầu của người ra đề.......

Mình đã nói nếu 2 cung đó tiếp xúc nhau thì mình sẽ dựng được cung còn lại theo cách đó. 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ Chị Oải Hương: Hiện em đang có phần mềm khai triển, rất tiếc không có hình của chị. Oái oăm nhất là giao giữa mặt phẳng và cong mà số mảnh ghép chỉ có4. Nếu chi tiết nhỏ có thể đưa cục 3D lên máy phay CNC để phay bằng gỗ sau đó đưa mẫu gỗ cho thợ tự biên tự diễn.

Chi tiết to quá đành phải khai triển thủ công trên CAD >>>>> Tùy cơ ứng biến, càng chia nhỏ càng chính xác

Khi khai triển phải chia nhỏ thành 4 mảnh nhỏ >>>Tập hợp thành 1  mảnh lớn

(Chú ý: cắt nhỏ ra để khai triển thôi còn khi cắt phôi phải cắt theo 4 mảnh lớn để ghép lại thành sản phẩm >>>chỉ hàn 4 đường là xong)

 

11837_aasss.png

 

File bản vẽ em vừa vẽ lại theo đúng kích thước của chị: http://www.cadviet.com/upfiles/3/11837_new_block1.dwg

(Chị phải tập làm quen với việc khai triển thôi,chia càng nhỏ càng chính xác.Em cũng từng khai triển thủ công nhiều chi tiết không có dạng giống như phần mềm khai triển, nhưng chưa gặp quả chát như chị :) :) :) )

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

1-Không phải chấp nhận mà là đương nhiên cái cung cong nó tiếp xúc trong vòng tròn cơ sở Ø85 là cái chắc rồi! (Em sẽ trở lại phân tích kỹ vấn đề này sau)

Nếu bác paste ảnh của đề thi vào CAD rồi scale sao cho kích thước trong ảnh bằng kích thước đo được, bác sẽ thấy là  cái cung cong nó tiếp xúc trong vòng tròn cơ sở Ø85.

Nếu bác tìm lại cuốn sách bài tập vẽ kỹ thuật, tìm chương BÀI TẬP VẼ NỐI TIẾP..., bác sẽ thấy người ta ghi kích thước rất tối giản đủ để dựng hình, không thừa, không thiếu >>> Không thể nói đề thi thiếu dữ liệu để dựng hình được, (nếu không tính đến kết cấu và nguyên lý làm việc của chi tiết)!

Hề hề hề,

Chuyện tiếp xúc thì có nhẽ chả cần cãi nhau làm chi, xong tiếp xúc tại điểm nào lại là vấn đề cần rõ ràng. Nếu không thì còn cãi nhau to. Và đó chính là cái chỗ còn thiếu của đề bài vậy.

Việc đánh đố thí sinh có lẽ là thói quen của nhiều người ra đề để muốn chứng tỏ là mình giỏi chăng??? Song đó chính là một trong những điều dở nhất trong hệ thống giáo dục của Việt nam hiện nay......

Với đề thi như vầy, việc đoán chẳng phải là khó song đoán thì có nhiều cách để đoán và do đó cũng sẽ có nhiều điều để cãi nhau to.Vậy tại sao lại khoái ra đề kiểu như vậy hè??? mà lại là đề thi cấp quốc gia thì càng chứng tỏ cái sự lố của người ra đề.......

Tỷ như Haanh đoán là nó gồm hai cung tiếp xúc và cung r42.5 là 45 độ. Nhưng lại có chú đoán là cung r42.5 chỉ có 15 độ ....

Cái việc đi thi lại phải mang theo máy đề scan hay chụp ảnh , hay paste gì gì đó thi rồi scale lên theo tỷ lệ tự mò cho nó đúng với kích thước ghi trên bản vẽ có nhẽ cũng chỉ ở Việt nam mới nghĩ ra kiểu đề thi này, nhất là đề thi lại là đề photocopy nữa ......

Khó thật và cũng khốn thật.......

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@ bác Bình em xin cung cấp cho bác một số thông tin liên quan đến đề thi Quốc gia để bác tham khảo:

 

 Ra câu đố và giải câu đố là một hình thức thư giãn học mà chơi, chơi mà học.
 Nếu quan niệm người ra đố là người tài giỏi hơn người, người giải đúng câu đố cũng cũng tài giỏi hơn người thì buồn cười lắm í. Nếu thế thì chả ai dám ra câu đố và những người thiếu tự tin cũng ko dám giải đố. Và từ đây có thể suy ra những người ko giải đố là những người kém hết cả á???
Em nghĩ những lời nói quá đà của anh ph168xd chính là hình thức kích cầu, lôi kéo mọi người cùng tham gia giải đố. Vì anh ấy không muốn tự mình đưa ra câu đố rồi tự mình giải đố. Âu cũng là điều dễ thông cảm.

Đó là lý do em thích ra câu đố và bác Phamthanhbinh cũng đã từng ra câu đố về toán tổ hợp- chỉnh hợp... :) :) :)

Nguồn câu đố là của chị Oải Hương:http://www.cadviet.c...giup-em-ve-ren/

 

Cảm ơn bác Doan Van Ha đã viết bài giao lưu :) :) :) .

1- Em ít vào diễn đàn nên không biết cái Hoằn đã ra câu đố bên kia . Rất có thể câu đố của cái Hoằn liên quan đến kết cấu của chi tiết cơ khí; còn "câu đố của em" thực chất là câu hỏi đơn thuần về  vẽ kỹ thuật, bác ạ!

Hề hề hề,

Ở hình vẻ chi tiết không có tên, cừ theo cái ngu ngu của mình mà luận thì còn thiếu kích thước để dựng ba cái cung cong không đồng tâm.

Vậy nên nếu vẽ chơi thì cũng được, còn để làm đề thi thì nên chăng phải bổ sung kích thước cho nó đúng với cái gọi là thi.....

Em cho rằng đề thi của HỘI THI TAY NGHỀ QUỐC GIA-2008 đã cho như vậy là hợp lý,

- Trong thực tế sản xuất thì những người thợ lấy dấu  thường xuyên phải va chạm với việc lấy dấu tâm, và xác định tâm của đường tròn hoặc cung tròn trên phôi liệu...

Em nghĩ rằng đây là đề thi cấp Quốc gia dành cho sinh viên hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao nên người ra đề  đã cố tình tăng độ khó lên bằng cách đưa ra một bản vẽ, có vài tình tiết  hơi bị "lởm khởm" như hình vẽ trên.

Hãy sửa lại bản vẽ cho đúng và hợp lý????

Nguồn câu đố : http://www.cadviet.com/forum/topic/106601-pro-sw-nao-giup-em-ve-ren/

Hề hề hề,
Thực tế ở đề bài này thì nếu 3 cung khuyết đó là 1 cung tròn duy nhất sẽ không thể dựng cái đường tròn đường kính 85 mà tiếp xúc với cả ba cung như vầy.
Do đó mình nghĩ rằng các cung này là gồm hai cung tròn ghép lại.
Tuy nhiên diểm tiếp nối của hai cung này có phải là điểm giao nhau giữa đường tâm nằm ngang với cung cong ghép này hay không lại là điều cần phải nhòm lại .

(Thực tế là 1 cung hay 2 cung đều dựng được)

 

"Khai mạc Hội thi Tay nghề Quốc gia năm 2008

 Đối tượng tham dự Hội thi là tất cả người lao động, học sinh, sinh viên không quá 22 tuổi …

Chuẩn bị đề thi cho Hội thi tay nghề Quốc gia 2008, Ban Tổ chức đã tổ chức Hội nghị kỹ thuật lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều chuyên gia trên toàn quốc nhằm biên soạn đề thi cho 19 nghề trên cơ sở đề thi của Hội thi tay nghề thế giới lần thứ 39 tổ chức tại Nhật Bản năm 2007…         
      
 Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc đã nhấn mạnh: Thông qua Hội thi tay nghề quốc gia lựa chọn những cá nhân ưu tú, đại diện cho thế hệ lao động trẻ Việt Nam tham dự Hội thi tay nghề ASEAN lần thứ VII tổ chức tại Malaixia vào tháng 11/2008. Trải qua 4 kỳ Hội thi ASEAN, đoàn Việt Nam đều đạt được những thành tích cao với nhiều huy chương trong đó có 2 kỳ đoạt giải nhất toàn đoàn và 1 kỳ xếp thứ 2 trên 10 quốc gia tham dự.

Phát huy thành tích đã đạt được, Hội thi tay nghề quốc gia năm nay chúng ta vui mừng vì sự phát tiển vượt bậc so với những năm trước. .... Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các thí sinh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong việc dạy và học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề."

Nguồn: http://ldtbxh.danang.gov.vn/chi-tiet?articleId=5373

 

Em không tìm thấy đề thi năm 2008, nhưng lại tìm thấy đề thi năm nay:

 

11837_2737873_thi.png

 

Tạm kết luận: "câu đố của em" thực chất là câu hỏi đơn thuần về  vẽ kỹ thuật, bác ạ!

Đề thi năm 2008 đủ dữ liệu để dựng hình, không đánh đố! Chắc đề thi đó cũng giống như đề thi năm nay: "Một nhà sản xuất máy CNC đang thiết kế lại các sản phẩm máy CNC, thí sinh sẽ phải thiết kế lại các chi tiết cho cụm thiết kế lại. Bản vẽ chi tiết và các cụm lắp ghép đã được in. Dữ liệu các chi tiết được cung cấp  theo đường dẫn E:\Give file. Thí sinh chỉ việc căn cứ thiết kế cũ rồi thiết kế cải tạo, nâng cấp. Giống như việc người ta nâng cấp AutoCAD từ đời cũ lên đời mới.

 

Thí dụ về dạng đề thi kiểu đánh đố sinh viên: http://www.cadviet.com/forum/topic/66433-hoi-ve-do-an-cong-nghe-ong-noi/page-2

Vì đề bài chỉ đưa ra mỗi một bản vẽ chi tiết, không có bản lắp đính kèm khiến cái Hoằn và bác  Phamthanhbinh bỗng dưng trở thành chuyên gia ...đoán mò, không biết chi tiết đó dùng vào việc gì..

Về sau này cái Hoằn mới tìm thấy bản vẽ của nó nguyên chi tiết CHI TIẾT NỐI ỐNG XOAY CỦA MÁY ỦI. Cô giáo đã tùy hứng sửa lại kết cấu ấy thành tấn bi kịch lâm ly, bi đát và tan nát để giao cho sinh viên làm đồ án tốt nghiệp.

(Em sẽ trở lại "cãi nhau" tiếp với bác về đề tài này sau nhé!) :) :) :)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×