Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
KE AN MAY DI VANG

Xường cơ khí nhỏ

Các bài được khuyến nghị

Ssg có thêm một vấn đề về dập, xin được thỉnh giáo các bạn. Lần này là dập vuốt.

 

Chi tiết: khay cấp đông, vật liệu: nhôm dẻo dạng tấm thông thường trên thị trường.

 

Hình ảnh:

Khay01.jpg

 

File *.sldprt và *.dwg:

http://www.cadviet.com/upfiles/KhayDL.zip

 

Các vấn đề cần thỉnh giáo:

1. Chi tiết trên có thể dập vuốt 1 lần được không? Nếu phải "chơi" 2 lần thì hình dáng kích thước chi tiết sau khi kết thúc lần 1 như thế nào là hợp lý?

2. Chặn chống nhăn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

3. Ssg cũng đã từng làm về dập vuốt nhưng kinh nghiệm còn rất "mỏng". Có 2 vấn đề khá đau đầu: nhăn và nứt (không nhăn thì nứt, không nứt thì nhăn!). Các bạn có kinh nghiệm trong việc xử lý hài hoà 2 cái "bịnh" này xin kê cho vài... đơn thuốc?

4. Về tài liệu, ssg chỉ có 1 cuốn "Kỹ thuật dập nguội", tài liệu dịch của Nga. Bạn nào có tài liệu thêm về món này xin chia sẻ.

 

Xin chân thành cám ơn!

Chào bác SSG,

Xin mạo muội có vài ý kiến với bác như sau:

1/- Khâu vuốt có thể chỉ cần một nhát nhưng sau đó bác phải có khâu cắt lại mép

2/- Khâu chặn chống nhăn bác nên dùng lò xo để thuận lợi trong việc điều chỉnh lực chặn phôi. Đúng như bác nhận định đây là khâu khá xương vì phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như vật liệu, độ nhám bề mặt, chất bôi trơn khuôn, diện tích mặt chặn , vv.... Do vậy hầu hết mọi người đều sử dụng kinh nghiệm để xác định sơ bộ rồi sau đó qua thử nghiệm để điều chỉnh lực chặn cho phù hợp theo phương án tăng dần lực chặn phôi bác ạ.

3/- Đơn thuốc sẽ chỉ có được khi bác phát hiện bệnh bác ạ, các biện pháp phòng tránh bệnh thì bác đã nắm rồi, có khi bệnh nó sợ quá chả dám phát nữa thì đâu có cần dùng thuốc bác nhỉ?

4/- Tài liệu chuyên về dập vuốt thì hơi khó kiếm, bác đã có tài liệu dịch của Nga là khá chuẩn rồi bác ạ. Tài liệu của Nga thường trình bày khá kỹ về mặt lý thuyết và dễ ứng dụng. Mình chỉ dùng mấy cuốn giáo trình về lý thuyết biến dạng dẻo của ĐHBK Hà nội nên không up được bác ạ.

Bác có thể tham khảo tài liệu ở đây bác nhé:

http://tailieukythuat.com/index.php?showtopic=148

5/- Bác cứ triển khai khuôn đi rồi có gì anh em cùng trao đổi bác ạ. Chi tiết này không khó đâu bác, lại bằng nhôm nữa thì dễ hơn rồi bác ạ. Bác chú ý chất lượng của nhôm nhá, chứ vớ phải nhôm gia công thì cũng hơi mệt bác ạ.

Chào bác, chúc bác thành công và mạnh giỏi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-Vấn đề đột đồng thời 7 hàng lỗ trên và dưới đòi hỏi:

- Sản lượng lớn, máy có công suất lớn và chiều cao tổng khuôn để dập được nhiều chi tiết.

- Thợ lắp khuôn chỉnh khuôn có tay nghề cao

- Kết cấu khuôn cồng kềnh phức tạp

Với sản lượng nhỏ mà theo như ssg:”Mỗi nhát chỉ cần chơi được 7 lỗ trên + 7 lỗ dưới cho 1 chi tiết là quý hoá lắm rồi!” Vì thế tôi không bàn sâu về vấn đề đột đồng thời 14 lỗ trên một chi tiết. (Thực ra là tôi cũng đang bận tối tăm mặt mũi.)

2- Theo tôi nghĩ ssg nên khai thác kết cấu khuôn đột một hàng lỗ cho ít nhất là 2 chi tiết một lần dập. Có thể dập nhiều chi tiết cùng một lúc tùy lực dập của máy, việc thiết kế chế tạo, lắp đặt, chỉnh sửa khuôn cối sẽ đơn giản hơn nhiều so với dập 14 lỗ /1 chi tiết.

 

thaichitit.jpg

 

3-Với chi tiết như của ssg tôi có mấy ý kiến sau:

a- Với chi tiết trên chắc chắn 100% có thể dập được một lần, khi đòi hỏi độ biến mỏng thành không lớn lắm.

b- Chống nhăn: Với máy đột khuỷu dùng lò xo hoặc cao su; với máy dập song động hoặc máy ép thủy lực dùng khí nén.

c- Vấn đề chống nhăn và nứt thì không chỉ ssg mà ai đã đã một lần “dây” vào dập vuốt đều “dính trưởng” hết.

Tôi có duy nhất một lần đột dập chi tiết nút lọ đựng thuốc trừ sâu bằng nhôm dầy 0,1 mm. Đau đầu về nhăn với thủng … cuối cùng mới thấy điều sau:

- phôi càng ít lượng thừa cắt bỏ đi càng tốt.

- Bề mặt cối càng mài bóng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, tôi đã mòn tay vì mài bề mặt cối bằng bột rà.

- Chủ yếu theo kinh nghiệm thực thế chỉnh sửa theo sai hỏng của sản phẩm.

d- Về tài liệu : Tôi có tài liệu của LX về dập nóng và nguội xuất bản từ những năm 70 của thế kỷ trước.

e- Hiện tôi có cuốn mới nhất là : Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm của nhà xuất bản Hải Phòng-20005, tác giả V.L.MARTRENCO và L.IRUDMAN trong đó có phần nói rõ về tính kích thước phôi gốc để dập hộp chữ nhật. Nếu ssg chưa có tôi sẽ Scan gửi lên đây, hi vọng nó sẽ giúp được công việc của ssg.

 

DAPSAU.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1- Theo tôi nghĩ ssg nên khai thác kết cấu khuôn đột một hàng lỗ cho ít nhất là 2 chi tiết một lần dập. Có thể dập nhiều chi tiết cùng một lúc tùy lực dập của máy, việc thiết kế chế tạo, lắp đặt, chỉnh sửa khuôn cối sẽ đơn giản hơn nhiều so với dập 14 lỗ /1 chi tiết.

 

2- Hiện tôi có cuốn mới nhất là : Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm của nhà xuất bản Hải Phòng-20005, tác giả V.L.MARTRENCO và L.IRUDMAN trong đó có phần nói rõ về tính kích thước phôi gốc để dập hộp chữ nhật. Nếu ssg chưa có tôi sẽ Scan gửi lên đây, hi vọng nó sẽ giúp được công việc của ssg.

1. Ssg sẽ theo hướng 7 lỗxnhiều chi tiết nếu như đơn hàng tiếp theo có sản lượng lớn hơn. Còn nếu chỉ tầm tầm 10000 SP trở lại thì cứ y bộ khuôn cũ mà chơi.

 

2. Ssg chưa có cuốn này. Để ssg thử đảo qua các nhà sách tìm xem. Nếu không có, chắc phiền bác scan hoặc chụp ảnh vài trang có liên quan.

 

Chân thành cám ơn bác. Chúc sức khoẻ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái khay hôm trước có lẽ khá dễ với những ai đã từng "táy máy" đến khuôn dập vuốt (do bán kính lượn trên thành khay tại 4 góc khá lớn so với chiều cao). Nhưng với cái khay này chắc lôi thôi hơn:

 

http://www.cadviet.com/upfiles/Khay02.zip

 

Lại phải nhờ vả anh em góp ý giúp:

 

1. Chắc chắn là không "chơi" 1 phát được. Vậy thì mấy phát? Theo ssg là 3 (qua tính toán sơ bộ cũng như quan sát vết ngấn trên sản phẩm mẫu của người ta). Liệu 2 có được không? Bước nhìn nhận ban đầu này rất quan trọng. Sai bước này sẽ tốn kém chi phí làm khuôn, thử nghiệm... nhưng không ra được sản phẩm.

 

2. Hình dáng kích thước phôi sau mỗi bước trung gian nên như thế nào? Phôi sau các bước trung gian nên có thành thẳng đứng hay nghiêng 4 độ như thành phẩm? Tất nhiên, để có số liệu chính xác, phải tính toán cụ thể và cũng khá tốn công. Ssg không dám phiền các bạn đến mức ấy, chỉ cần một số gợi ý về định tính cũng như vài kinh nghiệm về dập vuốt nhiều lần mà các bạn đã trải nghiệm.

 

Chân thành cám ơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cái khay hôm trước có lẽ khá dễ với những ai đã từng "táy máy" đến khuôn dập vuốt (do bán kính lượn trên thành khay tại 4 góc khá lớn so với chiều cao). Nhưng với cái khay này chắc lôi thôi hơn:

http://www.cadviet.com/upfiles/Khay02.zip

Ksgia thấy dập cái này củ khoai ...Tây ra phết vì R=3.2. ssg có thể thương lượng với khách hành tăng R lên được không?

Vì lý do nào đó không thể tăng được đành phải làm thử. Thực tế Ksgia chưa làm chi tiết nào có R nhỏ như vậy. ssg có thể tham khảo bài viết về khả năng công nghệ vuốt các chữ nhật:

 

(Muốn dễ xem cách tốt nhất là Download ảnh về máy)

 

270-270.jpg

 

(Muốn dễ xem cách tốt nhất là Download ảnh về máy)

 

272273.jpg

 

274-275.jpg

 

276-277.jpg

 

278-279.jpg

 

280-281.jpg

 

282-283.jpg

 

284-285.jpg

 

286-287.jpg

 

288-289.jpg

 

290-291.jpg

 

292-293.jpg

 

294-295.jpg

 

296-297.jpg

 

298-299.jpg

 

300-301.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ksgia thấy dập cái này củ khoai ...Tây ra phết vì R=3.2. ssg có thể thương lượng với khách hành tăng R lên được không?

Vì lý do nào đó không thể tăng được đành phải làm thử. Thực tế Ksgia chưa làm chi tiết nào có R nhỏ như vậy. ssg có thể tham khảo bài viết về khả năng công nghệ vuốt các chữ nhật:

Cám ơn sự nhiệt tình của bác. Ssg sẽ thuyết phục khách hàng tăng R, chuyển "củ khoai tây" thành "củ khoai lang" sẽ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chắc cũng không tăng được nhiều vì mẫu họ đưa nó như vậy. Mà phải công nhận, cái "thằng" làm trước đúng là... khoai tây!

Bộ khay này còn đang đàm phán, chưa chắc đã làm. Nếu khách hàng OK, có lẽ còn quấy rầy bác nữa. Biết rằng bác rất bận, nhưng cái mòn dập vuốt này không phải sở trường của ssg. Mong bác thông cảm và vui lòng.

Chúc sức khoẻ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

16.jpg

 

 

(Muốn dễ xem cách tốt nhất là Download ảnh về máy)

 

22-1.jpg

 

15.jpg

 

14.jpg

 

17.jpg

 

18.jpg

 

20.jpg

 

21.jpg

 

2308.jpg

 

Dpsu.jpg

 

Biết rằng bác rất bận, nhưng cái mòn dập vuốt này không phải sở trường của ssg. Mong bác thông cảm và vui lòng.

Chúc sức khoẻ.

Ksgia vốn xuề xòa bình dân cũng giống như Ssg thôi. Từng ngồi uống rượu với nhau một lần tại Hà Nôi, Ssg đã nhìn thấy Ksgia đầu tóc bù xù râu ria lởm chởm; cung cách ăn mặc cũng dân dã chân quê như nông dân. Có tài liệu gì về kỹ thuật hoặc có kinh nghiệm gì học hỏi và tích cóp được, Ksgia sẵn sàng chia sẻ với bạn bè. Đươc chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp là niềm vui lớn đối với Ksgia. Ksgia xin chúc Ssg luôn vui, khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!

Ksgia va chạm với dập vuốt cũng không nhiều lắm. Với hình ảnh trên Ksgia vẽ tương đối chính xác so với thực tế.

- Trên ảnh là hình dập sâu của chi tiết chậu rửa bằng Inox dầy 1 mm. Thành chậu vuông góc, bán kính 4 góc là R70. Các loại chậu rửa thuộc dạng hàng chợ trên thị trường người ta chỉ dùng Inox dầy 0,6 mm. Dạng hàng chợ thành chậu thường không vuông thành sắc cạnh và bán kính 4 góc R tương đối lớn.

- Nhìn vào ảnh ta thấy với chi tiết dập sâu...

 

(Còn nữa, sẽ viết tiếp)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bác "An may di vang" ơi cho em xin 2 phần mềm:

- Pressure_vessel_engineering

- PVlite 2005

2 link của bác gửi đã hỏng rồi, ko download được.

Thank a lot.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
link phần mểm PVLite : http://www.mediafire.com/?sharekey=c80fada...2db6fb9a8902bda

Hình bồn của bác ksg là bồn có chỏm elip, đối với loại này chiểu dày tole làm chỏm phải dày hơn tole làm thân, còn loại bồn có chỏm hình cầu thì dể làm hơn, có thể ghép nhiểu múi với nhau, và tole làm chỏm sẽ có thể mỏng hơn tole thân. Chú ý chổ mối nối giữa phần trụ và chỏm, nên dịch mối nối lên phẩn chỏm để đường hàn nối nằm trên phần thân

@ksg : phần sample up lên diễn đàn vẫn dowwn được mà, có thể dùng các công thức trong đó viết lại trên excel để tính

 

Trích dẫn trong bài viết:

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...amp;#entry35215

Ke an may thử Download lại thấy vẫn được bình thường, bạn Zizwiw Download lại xem. (Hai link đó là của bạn Leolas gửi)

 

Tham khảo thêm bài viết :Hướng dẫn sử dụng SolidShape,

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...amp;#entry14040

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hi hi! lâu rôi em không vào diễn đàn bởi có 1 số việc của gia đình, hôm nay muốn nhờ các anh một việc như sau:

- Đợt này em làm một đồ án môn công nghệ chế tạo 2 với tên là "công nghệ chế tạo tay biên" nhưng thầy giáo em lại không cho cụ thể là loại tay biên của loại máy nào... nói chung là rất chung chung, chính vì thế em muốn nhờ các anh giới thiệu cho em một số loại tay biên để em có thể làm tốt đồ án của mình được không ạ?

cám ơn các đại bác nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
hi hi! lâu rôi em không vào diễn đàn bởi có 1 số việc của gia đình, hôm nay muốn nhờ các anh một việc như sau:

- Đợt này em làm một đồ án môn công nghệ chế tạo 2 với tên là "công nghệ chế tạo tay biên" nhưng thầy giáo em lại không cho cụ thể là loại tay biên của loại máy nào... nói chung là rất chung chung, chính vì thế em muốn nhờ các anh giới thiệu cho em một số loại tay biên để em có thể làm tốt đồ án của mình được không ạ?

cám ơn các đại bác nhiều!

Đề bài chưa rõ ràng, làm sao mà góp ý! Ssg cũng có mấy ý rất là... chung chung như sau:

 

1- Bằng cách nào đó không biết, nhưng bạn phải nắm rõ ý của Thầy là gì. Chẳng hạn:

- Tự chọn 1 cái tay biên nào đó trong thực tế rồi lập quy trình công nghệ chế tạo.

- Phân tích nhiều loại tay biên khác nhau và rút ra các kết luận chung nhất theo quan điểm về "gia công nhóm"

- ...

 

2- Về các loại tay biên thì nhiều lắm, bạn search hình ảnh trên net với từ khoá "connecting rod" sẽ thấy vô khối. Điển hình nhất cho nhóm chi tiết dạng này là tay biên của các loại động cơ nổ. Về kết cấu, có thể chia thành 2 dạng chính: dạng đầu to liền và đầu to lắp ghép.

 

3- Chi tiết tay biên thuộc nhóm "chi tiết dạng càng". Các giáo trình "Công nghệ chế tạo máy" đều phân tích rất kỹ. Đây là một thuận lợi rất lớn của bạn.

 

Với từng ấy thông tin mà bạn cung cấp, không thể có góp ý gì cụ thể hơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
hi hi! lâu rôi em không vào diễn đàn bởi có 1 số việc của gia đình, hôm nay muốn nhờ các anh một việc như sau:

- Đợt này em làm một đồ án môn công nghệ chế tạo 2 với tên là "công nghệ chế tạo tay biên" nhưng thầy giáo em lại không cho cụ thể là loại tay biên của loại máy nào... nói chung là rất chung chung, chính vì thế em muốn nhờ các anh giới thiệu cho em một số loại tay biên để em có thể làm tốt đồ án của mình được không ạ?

cám ơn các đại bác nhiều!

Chào tiểu bác trankhoactm,

Với cái đề ra như vậy thì mình nhất trí với bác SSG là khó cho tiểu bác, tiểu bác cần trao đổi cụ thể hơn với thấy hướng dẫn.

Mình có một vài suy nghĩ như sau:

1/- Đây là đồ án về công nghệ chế tạo, chứ không phải đồ án về chi tiết máy. Do đó cái tiểu bác cần lưu ý chính là tìm ra các đặc điểm làm việc của tay biên để từ đó có thể đưa ra được các biện pháp công nghệ chế tạo hợp lý nhất.

2/- Tay biên nói chung là dạng chi tiết truyền lực dọc trục và chính tâm của nó. Các khả năng tay biên chịu lực xoắn , vặn uốn là khá nhỏ.

3/- Trong quá trình làm việc , tay biên thường chuyển động song phẳng nên cần lưu ý để tránh va chạm trong khi làm việc.

4/- Do tay biên làm việc song phẳng nên yêu cầu kỹ thuật chủ yếu khi gia công là phải đảm bảo độ song song của hai trục lỗ bạc biên.

5/- Do tay biên chịu lực dọc chính tâm nên phải chú ý công nghệ gia công tránh tạo các vết ứng suất tại các cổ biên và đảm bảo được độ ổn định của tay biên khi chịu nén dọc.

Các tay biên thường dùng để truyền động từ chuyển động quay tròn sang quay tròn hoặc tịnh tiến và ngược lại. Kết cấu tay biên có thể có đầu to đầu nhỏ nhưng cũng có thể không, hai đầu bằng nhau. Có thể có kết cấu lắp hai nửa nhưng cũng có thể không tùy vào mục đích sử dụng. Do đó tiểu bác nên lưu ý khi lựa chọn loại tay biên. Nếu đơn giản cho dễ làm đồ án thì điểm có thể tốt nhưng kinh nghiệm thu được sẽ ít hơn và ngược lại.

 

Một vài ý kiến như vậy, mong tiểu bác lưu ý và hoàn thành tốt đồ án của mình. Trong quá trình thực hiện nếu cần trao đổi gì cứ pót lên, mọi người sẽ hỗ trợ.

Chúc tiểu bác khỏe và thành đạt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đề bài chưa rõ ràng, làm sao mà góp ý! Ssg cũng có mấy ý rất là... chung chung như sau:

 

1- Bằng cách nào đó không biết, nhưng bạn phải nắm rõ ý của Thầy là gì. Chẳng hạn:

- Tự chọn 1 cái tay biên nào đó trong thực tế rồi lập quy trình công nghệ chế tạo.

- Phân tích nhiều loại tay biên khác nhau và rút ra các kết luận chung nhất theo quan điểm về "gia công nhóm"

- ...

 

2- Về các loại tay biên thì nhiều lắm, bạn search hình ảnh trên net với từ khoá "connecting rod" sẽ thấy vô khối. Điển hình nhất cho nhóm chi tiết dạng này là tay biên của các loại động cơ nổ. Về kết cấu, có thể chia thành 2 dạng chính: dạng đầu to liền và đầu to lắp ghép.

 

3- Chi tiết tay biên thuộc nhóm "chi tiết dạng càng". Các giáo trình "Công nghệ chế tạo máy" đều phân tích rất kỹ. Đây là một thuận lợi rất lớn của bạn.

 

Với từng ấy thông tin mà bạn cung cấp, không thể có góp ý gì cụ thể hơn.

 

 

Chào tiểu bác trankhoactm,

Với cái đề ra như vậy thì mình nhất trí với bác SSG là khó cho tiểu bác, tiểu bác cần trao đổi cụ thể hơn với thấy hướng dẫn.

Mình có một vài suy nghĩ như sau:

1/- Đây là đồ án về công nghệ chế tạo, chứ không phải đồ án về chi tiết máy. Do đó cái tiểu bác cần lưu ý chính là tìm ra các đặc điểm làm việc của tay biên để từ đó có thể đưa ra được các biện pháp công nghệ chế tạo hợp lý nhất.

2/- Tay biên nói chung là dạng chi tiết truyền lực dọc trục và chính tâm của nó. Các khả năng tay biên chịu lực xoắn , vặn uốn là khá nhỏ.

3/- Trong quá trình làm việc , tay biên thường chuyển động song phẳng nên cần lưu ý để tránh va chạm trong khi làm việc.

4/- Do tay biên làm việc song phẳng nên yêu cầu kỹ thuật chủ yếu khi gia công là phải đảm bảo độ song song của hai trục lỗ bạc biên.

5/- Do tay biên chịu lực dọc chính tâm nên phải chú ý công nghệ gia công tránh tạo các vết ứng suất tại các cổ biên và đảm bảo được độ ổn định của tay biên khi chịu nén dọc.

Các tay biên thường dùng để truyền động từ chuyển động quay tròn sang quay tròn hoặc tịnh tiến và ngược lại. Kết cấu tay biên có thể có đầu to đầu nhỏ nhưng cũng có thể không, hai đầu bằng nhau. Có thể có kết cấu lắp hai nửa nhưng cũng có thể không tùy vào mục đích sử dụng. Do đó tiểu bác nên lưu ý khi lựa chọn loại tay biên. Nếu đơn giản cho dễ làm đồ án thì điểm có thể tốt nhưng kinh nghiệm thu được sẽ ít hơn và ngược lại.

 

Một vài ý kiến như vậy, mong tiểu bác lưu ý và hoàn thành tốt đồ án của mình. Trong quá trình thực hiện nếu cần trao đổi gì cứ pót lên, mọi người sẽ hỗ trợ.

Chúc tiểu bác khỏe và thành đạt.

Cám ơn các đại bác rất nhiều!

Đúng như anh SSG nói là em chưa lắm được ý đồ của thầy! Thầy cho bọn em tự chọn 1 tay biên trong thực tế để lập quy trình chế tạo! em cũng chỉ biết qua tay biên là một trong số những chi tiết thuộc nhóm chi tiết dạng càng còn lại em gần như mới sơ sơ chưa được tiếp xúc nhiều! thỉnh thoảng trong qúa trình làm đồ án mong các anh dúp đỡ thêm!

Em muốn hỏi thêm anh thanhbinh là tại sao khi làm đồ án này kinh nghiệm sẽ ít hơn những ạ, có phải nó dễ không anh!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn các đại bác rất nhiều!

Đúng như anh SSG nói là em chưa lắm được ý đồ của thầy! Thầy cho bọn em tự chọn 1 tay biên trong thực tế để lập quy trình chế tạo! em cũng chỉ biết qua tay biên là một trong số những chi tiết thuộc nhóm chi tiết dạng càng còn lại em gần như mới sơ sơ chưa được tiếp xúc nhiều! thỉnh thoảng trong qúa trình làm đồ án mong các anh dúp đỡ thêm!

Em muốn hỏi thêm anh thanhbinh là tại sao khi làm đồ án này kinh nghiệm sẽ ít hơn những ạ, có phải nó dễ không anh!

Đơn giản là kinh nghiệm sẽ chỉ có khi bạn lao vào thực tế và không ngại khó. Làm càng nhiều sẽ càng có thêm kinh nghiệm. Càng ngại làm sẽ càng ít kinh nghiệm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đơn giản là kinh nghiệm sẽ chỉ có khi bạn lao vào thực tế và không ngại khó. Làm càng nhiều sẽ càng có thêm kinh nghiệm. Càng ngại làm sẽ càng ít kinh nghiệm.

thế mà em cứ hiểu theo ý là mình làm đồ án này điểm sẽ cao nhưng chi tiết này không gặp nhiều trong thực thế bằng các chi tiết dạng trục lên mình sẽ không có kinh nghiệm khi ra trường chứ, mấy hôm nay em mới sơ sơ qua được phần mở đầu còn vẫn chưa chọn đươc chi tiết nào hay hay để làm cả mà mấy nữa bọn em nghỉ tết he he lên có thể để lúc nghỉ thì làm hay hơn anh nhỉ!

chuc anh vui! nghỉ tết sớm!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
thế mà em cứ hiểu theo ý là mình làm đồ án này điểm sẽ cao nhưng chi tiết này không gặp nhiều trong thực thế bằng các chi tiết dạng trục lên mình sẽ không có kinh nghiệm khi ra trường chứ, mấy hôm nay em mới sơ sơ qua được phần mở đầu còn vẫn chưa chọn đươc chi tiết nào hay hay để làm cả mà mấy nữa bọn em nghỉ tết he he lên có thể để lúc nghỉ thì làm hay hơn anh nhỉ!

chuc anh vui! nghỉ tết sớm!

Với quan điểm không ngại khó, bạn cứ chọn cái nào "xương" nhất mà chơi. Theo ssg, bạn chọn cái biên của một động cơ ô tô nào đó (rất điển hình, là loại ghép -> số nguyên công nhiều, yêu cầu kỹ thuật cao...). Bạn sẽ phải vận dụng nhiều kiến thức hơn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, và chưa chắc là điểm thấp nhé. Bạn làm thật chuẩn vào có thể đạt được điểm 10/10!

Ngoài ra, theo ssg, bước chọn chi tiết phải thực hiện càng sớm càng tốt, đừng hẹn ra Tết. Chọn xong chi tiết, các suy nghĩ của bạn không còn lan man nữa mà sẽ tập trung hơn. Trong khi thưởng thức các hương vị của ngày Tết, biết đâu các ý tưởng sáng tạo của bạn sẽ xuất hiện, bạn sẽ nảy ra nhiều ý hay!

 

Happy New Year!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Với quan điểm không ngại khó, bạn cứ chọn cái nào "xương" nhất mà chơi. Theo ssg, bạn chọn cái biên của một động cơ ô tô nào đó (rất điển hình, là loại ghép -> số nguyên công nhiều, yêu cầu kỹ thuật cao...). Bạn sẽ phải vận dụng nhiều kiến thức hơn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, và chưa chắc là điểm thấp nhé. Bạn làm thật chuẩn vào có thể đạt được điểm 10/10!

Ngoài ra, theo ssg, bước chọn chi tiết phải thực hiện càng sớm càng tốt, đừng hẹn ra Tết. Chọn xong chi tiết, các suy nghĩ của bạn không còn lan man nữa mà sẽ tập trung hơn. Trong khi thưởng thức các hương vị của ngày Tết, biết đâu các ý tưởng sáng tạo của bạn sẽ xuất hiện, bạn sẽ nảy ra nhiều ý hay!

 

Happy New Year!

cám ơn anh rất nhiều, em sẽ cố gắng làm tốt, em chọn tay biên otô để làm xem thê nào hi hi!

chúc anh vui!

Happy new year!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhờ các bạn có kinh nghiệm về ép miết , góp ý cho tôi về bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của đồ gá ép miết trên máy tiện. Chi tiết có dạng khay hình trụ (xem bản vẽ). Gia công chi tiết này bằng phương pháp đột dập không khó vì chiều sâu nhỏ hơn rất nhiều so với đường kính của thân trụ.

 

Nhưng vì sản lượng thấp, cỡ vài chục cái, nếu đầu tư thiết kế , chế tạo khuôn cối đột dập, giá thành sẽ đội cao, hơn nữa trong điều kiện cơ sở sản xuất

không có máy đột dập.

 

Với kết cấu gá ép miết như bản vẽ liệu có khả thi không?

 

http://www.cadviet.com/upfiles/G_p_mi7871t.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhờ các bạn có kinh nghiệm về ép miết , góp ý cho tôi về bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của đồ gá ép miết trên máy tiện. Chi tiết có dạng khay hình trụ (xem bản vẽ). Gia công chi tiết này bằng phương pháp đột dập không khó vì chiều sâu nhỏ hơn rất nhiều so với đường kính của thân trụ.

 

Nhưng vì sản lượng thấp, cỡ vài chục cái, nếu đầu tư thiết kế , chế tạo khuôn cối đột dập, giá thành sẽ đội cao, hơn nữa trong điều kiện cơ sở sản xuất

không có máy đột dập.

 

Với kết cấu gá ép miết như bản vẽ liệu có khả thi không?

 

http://www.cadviet.com/upfiles/G_p_mi7871t.rar

Ssg đã từng tự tay chơi món này, cũng có chút ít kinh nghiệm về nó, xin đóng góp vài ý. Trước hết, mời bác xem vài đoạn phim ngắn và liếc mắt qua một vòng tài liệu pdf (tiếng Anh)

http://www.cadviet.com/upfiles/Spinning1.zip

Cái cylinder họ chạy bằng máy miết CNC nhưng qua đó có thể tham khảo con lăn miết, đĩa đỡ chống nhăn và đặc biệt quan trọng là quỹ đạo của con lăn

 

Về phương án của bác, ssg thấy thế này:

 

1. Gá dưỡng miết và phôi: OK. Cũng có thể gá dưỡng trực tiếp lên mâm cặp với 3 chấu ngược, không cần trục côn morse

 

2. Kẹp chặt phôi: OK

 

3. Vòng định vị phôi: không rõ sau khi gá đặt phôi thì cái vòng định vị nó đi đâu? Hay là chỉ cần nửa vòng thôi? Thật ra thì chỗ này cũng không quan trọng vì độ đồng tâm của phôi khi gá đặt không yêu cầu cao, chỉ cần 2 điểm trên chu vi vòng tròn là đủ. Bác xem trên phim thì thấy rõ.

 

4. Con lăn miết và chống nhăn: theo ssg nhìn nhận là không ổn. Điều quan trọng trong kỹ thuật miết là quỹ đạo chuyển động của dụng cụ miết (con lăn miết). Nó phải linh hoạt, uyển chuyển tuỳ theo từng giai đoạn của quá trình, phải di chuyển lặp đi lặp lại trên suốt phần tự do của phôi để tương tác với vật liệu theo đúng nghĩa của từ "miết". Đĩa chống nhăn chỉ đỡ ở mặt sau phôi, và chủ lực là ở viền ngoài phôi, tác dụng chính là ngăn ngừa các "sóng nhăn" lớn chứ không phải là các "vết nhăn" nhỏ. Tóm lại, dụng cụ miết và đĩa chống nhăn không thể liên kết cứng với nhau được.

 

5. Trong trường hợp cụ thể của bác, mức độ biến dạng không lớn (đánh giá bằng hệ số biến dạng k = D phôi / D thành phẩm, y như trong dập vuốt ấy), theo ssg là không cần phải có đĩa chống nhăn.

 

6. Dụng cụ miết, nếu dùng con lăn thì tham khảo hình dáng của nó trong phim, cũng có thể là dạng con lăn bo tròn profile (giống như vòng ngoài của ổ bi tự lựa). Ngoài ra, nếu với chiều dày phôi không quá 2mm như bản vẽ của bác thì cũng có thể dùng ngay một thanh gỗ (loại gỗ tương đối chắc), vạt cho nó có góc nhọn khoảng 70 độ, kẹp thẳng lên đài dao mà "chơi". Rất đơn giản và cũng rất hiệu quả!

 

7. Ngoại trừ miết CNC đã được lập trình sẵn, miết thủ công đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của người thợ. Có thể nói đó là "kỹ thuật và nghệ thuật kết hợp". Nếu anh em thợ chưa có kinh nghiệm, có lẽ bác nên tự tay làm thử và truyền kinh nghiệm lại cho anh em. Nhìn chung là không khó, nhất là người đã có "kinh nghiệm đầy mình" về dập vuốt như bác. Thực chất quá trình biến dạng của kim loại khi miết cũng y chang như dập vuốt thôi (dãn dài theo hướng kính và co lại theo chu vi)

 

8. Cuối cùng, ssg xin dịch một đoạn cái kết luận của tài liệu pdf đã post trên, như là "khẩu quyết võ công":

- Lắng nghe tiếng miết của dụng cụ trên chi tiết

- Cảm nhận sự cản trở của vật liệu

- Học cách thao tác nhịp nhàng

- Tương tác với sự biến đổi cấu trúc kim loại cũng như của phần chi tiết đã định hình trên trục gá

là chìa khoá của nghệ thuật spinning.

 

Sơ bộ là vậy. Trong quá trình làm, có vướng mắc gì ta sẽ trao đổi tiếp. Chúc bác thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin cảm ơn nhiều và hoàn toàn nhất trí với những điều Ssg đã nêu:

Vì phải miết nhiều chi tiết có kích thước khác nhau về đường kính, nên Kẻ ăn mày đã thiết kế trục côn mooc lắp vào trục chính của máy tiện. Kết cấu trục côn mooc có phần trụ định vị và kẹp bằng bu lông để lắp ghép các đĩa miết khác nhau. Việc lắp trực tiếp trên mâm cặp, cần thiết phải dùng dao tiện láng qua các vấu cặp mới đảm bảo độ đồng tâm,hơn nữa còn có đĩa miết lớn hơn làm vấu của mâm cặp không với tới.

Ban đầu Kẻ ăn mày chỉ thiết kế con lăn miết, về sau mới cho thêm con lăn chống nhăn. Đây chính là điều Kẻ ăn mày phải suy nghĩ nhiều nhất. Bởi lẽ phần chống nhăn phải “mềm” theo sự biến dạng của phôi khi con lăn miết làm việc, để “cứng” như vậy sẽ làm lực miết lớn hơn. (Việc này có thể khắc phục được bằng cách phần chống nhăn tiếp xúc với chi tiết miết được tỳ tự lựa bằng lực của… tuy nhiên kết cấu của đồ gá sẽ phức tạp hơn nhiều. Trong thực tế Kẻ ăn mày đã từng va chạm với việc miết chi tiết mỏng dạng cầu trên máy của Đài Loan dạng tương tự như hình trong video… lỗi thường gặp là nhăn.)

Nguyên lý làm việc của gá miết của Kẻ ăn mày là bán kính con lăn ép nhăn lớn hơn bán kính con lăn miết đúng bằng chiều dầy của sản phẩm. Khi bắt đầu miết người thợ tiến dao ngang để con lăn chống nhăn tỳ vào đĩa miết, sau đó tiến hành miết theo bước tiến dọc….

Tóm lại: Qua bài viết của Ssg, cách đơn giản và hiệu quả nhất trong trường hợp gia công đơn chiếc và cụ thể như trường hợp phôi dầy như chi tiết của Kẻ ăn mày vẫn là:

-“dùng ngay một thanh gỗ (loại gỗ tương đối chắc), vạt cho nó có góc nhọn khoảng 70 độ, kẹp thẳng lên đài dao mà "chơi" ”( Ssg).

Kẻ ăn mày sẽ làm theo cách này, thành công là cái chắc. Một lần nữa xin cảm ơn và chúc Ssg cùng gia đình luôn vui khỏe, hạnh phúc!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ssg đã từng tự tay chơi món này, cũng có chút ít kinh nghiệm về nó, xin đóng góp vài ý.

 

4. Con lăn miết và chống nhăn: theo ssg nhìn nhận là không ổn. Điều quan trọng trong kỹ thuật miết là quỹ đạo chuyển động của dụng cụ miết (con lăn miết). Nó phải linh hoạt, uyển chuyển tuỳ theo từng giai đoạn của quá trình, phải di chuyển lặp đi lặp lại trên suốt phần tự do của phôi để tương tác với vật liệu theo đúng nghĩa của từ "miết". Đĩa chống nhăn chỉ đỡ ở mặt sau phôi, và chủ lực là ở viền ngoài phôi, tác dụng chính là ngăn ngừa các "sóng nhăn" lớn chứ không phải là các "vết nhăn" nhỏ. Tóm lại, dụng cụ miết và đĩa chống nhăn không thể liên kết cứng với nhau được.

 

5. Trong trường hợp cụ thể của bác, mức độ biến dạng không lớn (đánh giá bằng hệ số biến dạng k = D phôi / D thành phẩm, y như trong dập vuốt ấy), theo ssg là không cần phải có đĩa chống nhăn.

 

7. Ngoại trừ miết CNC đã được lập trình sẵn, miết thủ công đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của người thợ. Có thể nói đó là "kỹ thuật và nghệ thuật kết hợp". Nếu anh em thợ chưa có kinh nghiệm, có lẽ bác nên tự tay làm thử và truyền kinh nghiệm lại cho anh em.Thực chất quá trình biến dạng của kim loại khi miết cũng y chang như dập vuốt thôi (dãn dài theo hướng kính và co lại theo chu vi)

Qua làm thử Kẻ ăn mày thấy:

Ssg đã nhận định chính xác. Việc viết trên máy tiện chỉ dùng thích hợp khi gia công những chi tiết đơn lẻ. Công việc miết trên máy tiện đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cộng thêm chút nhiệt tình với công việc. Cái khó của công việc miết ở chỗ người thợ phải khéo léo kết hợp nhịp nhàng giữa việc tiến bàn dao dọc và bàn dao ngang để hạn chế sự dãn mỏng của vật liệu miết.

Sản phẩm được miết trên máy tiện:

nhlc.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Qua làm thử Kẻ ăn mày thấy:

Ssg đã nhận định chính xác. Việc viết trên máy tiện chỉ dùng thích hợp khi gia công những chi tiết đơn lẻ. Công việc miết trên máy tiện đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cộng thêm chút nhiệt tình với công việc. Cái khó của công việc miết ở chỗ người thợ phải khéo léo kết hợp nhịp nhàng giữa việc tiến bàn dao dọc và bàn dao ngang để hạn chế sự dãn mỏng của vật liệu miết.

Chúc mừng bác! Thấy sản phẩm nằm dưới chân là vui rồi.

Công nghệ miết cũng hay phết, trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, nó rất hiệu quả trong các trường hợp:

- Sản lượng ít

- Chi tiết tương đối lớn, không có máy ép lớn để dập vuốt. Với miết, chỉ cần một máy tiện và cái dưỡng (sản lượng rất ít có thể làm dưỡng bằng gỗ cũng được)

- Các nắp bồn chỏm cầu được gia công bằng miết rất phổ biến. Đầu tư một máy chuyên miết chỏm cầu rẻ hơn nhiều so với máy ép lớn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chúc mừng bác! Thấy sản phẩm nằm dưới chân là vui rồi.

Công nghệ miết cũng hay phết, trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, nó rất hiệu quả trong các trường hợp:

- Sản lượng ít

- Chi tiết tương đối lớn, không có máy ép lớn để dập vuốt. Với miết, chỉ cần một máy tiện và cái dưỡng (sản lượng rất ít có thể làm dưỡng bằng gỗ cũng được)

- Các nắp bồn chỏm cầu được gia công bằng miết rất phổ biến. Đầu tư một máy chuyên miết chỏm cầu rẻ hơn nhiều so với máy ép lớn.

ồ cái này mới với em nha!!!

Khi học tiện em chưa từng được nghe thấy thầy nói đến miết tạo ra các sản phẩm dạng tấm này trên máy tiện cả!!! Vậy khi chế tạo những chi tiết thế này thì mình chỉ cần dùng 1 cái dưỡng và dao tiện loại như nào và tốc độ quay của mâm cặp là bao nhiêu?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
ồ cái này mới với em nha!!!

Khi học tiện em chưa từng được nghe thấy thầy nói đến miết tạo ra các sản phẩm dạng tấm này trên máy tiện cả!!! Vậy khi chế tạo những chi tiết thế này thì mình chỉ cần dùng 1 cái dưỡng và dao tiện loại như nào và tốc độ quay của mâm cặp là bao nhiêu?

Cái dưỡng chính là cái đĩa miết có hình dáng giống như chày dập sâu. Tốc độ quay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ quay của máy tiện. Theo tôi, miết cũng là hình thức gia công kim loại bằng biến dạng dẻo, giống như lăn nhám; tốc độ lăn nhám phụ thuộc vào vật liệu lăn nhám:

- Thép: (10-25) m/phút.

- Gang: (10- 15) m/phút.

- Đồng thau: 45 m/phút.

- Đồng vàng: (35-50) m/phút.

- Nhôm: 90 m/phút.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×