Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
caothanhks

1 ngày 2 câu hỏi tốt nghiệp!!!

Các bài được khuyến nghị

Để tiện cho anh em làm đò án tốt nghiệp ngành XDDD&CN mình xin UP lên những bản vẽ kiến trúc, kết cấu, thi công công trình để anh em về làm nha (quy mô hơi nhỏ, có gì các bác cứ nâng tầng lên và dùng cọc ép hay khoan cọc nhồi là OKIE. Tuỳ theo năng lực của mọi nười mà kakaka). Cái này đã thôn 100 và dùng để lên bảo vệ thôi.Bác nào cần thì mình đưa thuyết minh luôn cho.

Công trình 5 tầng. Kết cấu 30%, thi công 50%:

1/ http://www.cadviet.com/upfiles/BV_San_in_Bao_Ve.dwg

2/ http://www.cadviet.com/upfiles/Ban_Ve_Dam_in_Bao_Ve.dwg

3/ http://www.cadviet.com/upfiles/Cau_Thang_in_Bao_Ve.dwg

4/ http://www.cadviet.com/upfiles/BVKT_Hieu__BV.dwg

5/ http://www.cadviet.com/upfiles/Ban_Ve_Phan...m_in_Bao_Ve.dwg

6/ http://www.cadviet.com/upfiles/Tong_mat_bang_in_Bao_Ve.dwg

7/ http://www.cadviet.com/upfiles/Tong_Tien_Do_in_Bao_Ve.dwg

8/ http://www.cadviet.com/upfiles/Phan_Than_in_Bao_Ve.dwg

9/ http://www.cadviet.com/upfiles/Bieu_Do_Du_Tru_in_Bao_Ve.dwg

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình vừa UP lên 1 đề tài tốt nghiẹp rùi đó.Bạn nào có đề tài nào có quy mo hơi lớn tí cũng được.Cứ UP lên để anh em tham khảo nha.Vì như thế anh em có nhiều để tài để lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp để rồi cho nuớc Việt Nam ta thêm nhiều kỹ sư giỏi giúp ích cho xã hội kaka

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào các bác.Sao ạo này không thấy bác nào đưa câu hỏi để anh em cùng ham khảo vậy trời.Đợt này nhóm tại chức trường BK Đà Nẵng chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp nè.Mong các bác đưa càng nhiều câu hỏi cho anh em cùng thảo luận nha.Chứ thật ra mình đưa câu hỏi cho các bạn tham khảo cũng được nhưng như thế không khách quan các bạn à.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vậy có gì mình xin tự biên - tự diễn và tự kiểm tra cũng được nha.

Câu 1:

Căn cứ vào đâu để chọn chiều dày ô sàn. Và làm thế nào để biết chiều dày đó có đảm bảo hay không?

Câu 2:

Tác dụng của dây neo của ván khuôn cột? Bỏ qua được không?

Câu 3:

Bố trí khe lún phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em thấy chủ đề này của bác rất hay,em cũng gần ra trường nên em thay chủ dề nay của bac rất càn thiết đối với em.em cảm on bác nhiều lắm.bác cho tôi hỏi về vấn đề ô sàn bị nưt.công trình của tôi SD được 8 năm nay rồi,ô sàn trên cùng bị nứt ở giữa,khi trời mưa nước bị giột qua khe nứt khá nhiều và khe nứt càng ngày càng dài ra.Xin hỏi bác cách khắc phục nó như thế nào.chân thành cảm ơn bác.

:rolleyes: nthanh1304@gmail.com

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
em thấy chủ đề này của bác rất hay,em cũng gần ra trường nên em thay chủ dề nay của bac rất càn thiết đối với em.em cảm on bác nhiều lắm.bác cho tôi hỏi về vấn đề ô sàn bị nưt.công trình của tôi SD được 8 năm nay rồi,ô sàn trên cùng bị nứt ở giữa,khi trời mưa nước bị giột qua khe nứt khá nhiều và khe nứt càng ngày càng dài ra.Xin hỏi bác cách khắc phục nó như thế nào.chân thành cảm ơn bác.

:s_big: nthanh1304@gmail.com

Ô sàn bị nứt thì do nhiều nguyên nhân:Do quá trình đổ BT, những phần BT đã đầm rồi nhưng khi mình đầm chỗ khác thì máy đầm đầm vào phần cốt thép sàn, làm phá vỡ liên kết giữa cốt thép và BT phần trước đó. Nên nó sẽ bị nứt.Hoặc do không đủ hàm lượng cốt thép hoặc không đủ MAC BT nữa.

Bạn cũng cần để ý chiều nứt của nó theo phương cạnh ngắn hay phương cạnh dài nữa.Theo phương cạnh ngắn mới đáng sợ.Vì vết nứt của bạn bi giờ chỉ còn do cốt thép chịu mà thôi.Còn BT thì không còn đủ khả năng chịu lực nữa rồi.

Cách phắc phục thì hình như trên thị trường có bán loại keo gián trần. Keo này có tác dụng liên kết mạch vữa lại với nhau.Ngoài ra bạn có thể lên bên trên sàn.Mua vật liệu chống thấm XIKA về để khắc phục.Cái này nếu bạn làm tốt thì có thể ngâm nước trên trần nhà mà khong sợ bị thấm bạn à.Cái này nhà mình mới làm xong.Trên thị trường 1m2 thì mình không biết tiền là bao nhiêu.Có gì bạn nên tham khảo giá địa phương à.Vì mình ở Huế nên giá mối tỉnh thì khác nhau.Cảm ơn bạn vì đã đặt câu hỏi cho mình

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cảm ơn bác rất nhiều,em sẽ làm theo hương dẫn của bác.nhà của em nưt theo phương cạnh ngắn,bác cho em hổi thêm tại sao nưt theo phương cạnh ngắn lại đáng sợ hơn phương cạnh dài.cảm ơn bá rất nhiều.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
cảm ơn bác rất nhiều,em sẽ làm theo hương dẫn của bác.nhà của em nưt theo phương cạnh ngắn,bác cho em hổi thêm tại sao nưt theo phương cạnh ngắn lại đáng sợ hơn phương cạnh dài.cảm ơn bá rất nhiều.

Trong đồ án tốt nghiệp đã có công thức chứng minh rằng.Khi l2>2l1 thì q1>16q2.Có nghĩa là hầu hết tải trọng tác dụng theo phương cạnh ngắn.Nên tải trong theo ohương cạnh dài rất nhỏ, có thể bỏ qua và thường có thể đặt thép theo cấu tạo.Khi cốt thép theo phương cạnh ngắn thoả mãn thì phương cạnh dài cũng thoả mãn.Cái này bên chỗ thi công cũng áp dụng đó bạn à.Áp dụng ở chỗ là toàn bộ xà gồ đỡ ván sàn đều đặt theo phương cạnh ngắn, thường là theo phương của dầm phụ (đối với công trình như trương học, văn phòng...).Nên suy cho cùng cốt thép theo phương cạnh ngắn sau khi tính toán ta nên lấy cao thêm 1 tí nữa.Có thể lấy theo 2 cách:

Cách 1: tăng đường kính cốt thép và giảm khoảng cách thép

Cách 2: giữ nguyên đường kính cốt thép và giảm khoảng cách 2 thanh thép với nhau.

Ví dụ trường hợp 1: khi tính ra ta được fi6 150 thì có thể chọn fi8 a200

Còn trường hợp 2: khi tính ra được fi6 a180 thì chọn fi6 a150

Miễn sao khi tính ra thì As chọn > As tính toán là OKIE, và đều thoả mãn điều kiện hàm lượng cho phép là từ 0,3 -> 0,9 đối với sàn.

Với cách chọn như thế thì OKIE...

Cảm ơn vì câu hỏi của bạn

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vậy có gì mình xin tự biên - tự diễn và tự kiểm tra cũng được nha.

Câu 1:

Căn cứ vào đâu để chọn chiều dày ô sàn. Và làm thế nào để biết chiều dày đó có đảm bảo hay không?

Câu 2:

Tác dụng của dây neo của ván khuôn cột? Bỏ qua được không?

Câu 3:

Bố trí khe lún phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 

Câu 1:

Công thức sơ bộ chọn chiều dày ô sàn:

hb = D.m/l1

Sau khi tính toán sau, ta kiểm tra lại xem hàm lượng cốt thép ứng với ô bản mình chọn có phụ hợp hay không. Đây là cách để biết chiều dày ô bản mình chọn có phù hợp hay không đây mà.

Câu 2:

Tác dụng của dây neo:

Giữa ổn định ván khuôn cột, chống xê dịch trong quá trình đổ và đầm BT

Giải thích nè:

Giả sử như đang đổ Bt ở tầng 2 hay tầng 3 gì gì cũng được.Phần cột chống để chống đỡ ván khuôn từ trong công trình thì ta có thể làm được.Nhưng như vậy chỉ chống 1 phía mà thôi, ta cần phải có dây neo để kéo ván khuôn về lại nữa.

Vì vậy nên mỗi khi đổ BT cột biên thì trước tiên tại vị trí ô sàn gần đó nhất khi nào ta cũng chờ sẵn những cốt thép chờ chôn sẵn ở sàn hết.Chủ yếu là dùng cho công tác neo dây căng(có tăng đơ) lại mà thôi.

Suy ra: không thể bỏ qua được

Câu 3:

Bố trí khe lún phụ thuộc:

- đất nền không đồng nhất trong phạm vi móng

- tải trọng không phân bố đều trên mặt bằng

- chỗ thay đổi rõ rệt của các lớp địa tầng

- chỗ tiếp giáp của nhà có số tầng khác nhau

- công trình trãi dài trên mặt bằng

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cảm ơn bác nhiều lắm,em dã hiểu hơn về kết cấu phần nào rồi.nhưng theo bác nỏi o trên thì ô sàn nứt theo phương cạnh dài mói đáng sợ chứ.bởi vì ô sàn chịu lưc theo phương cạnh ngắn thì 2 gối đỡ ô sàn chủ yếu là 2 cạnh dài 2 bên.mà nứt theo phương cạnh ngắn thì đã có 2 gối cạnh dài đõ rồi nên không nguy hiểm bằng nưt theo phương cạnh dài.bác tham khảo hộ em ý kiến này nhá.em cảm ơn bác.

bác oi bác cho em hỏi về thép cột nhà dân.nhà bạn em làm nhà 4 tầng,nhưng khi thi công cột tầng 1 mà CN không cắt thép mà để vậy luôn,khi thi công cột tầng 2 thì CN nối thép cột cách mặt sàn tầng 1 khoảng 2met.bác cho em hỏi làm như vậy có ảnh hưởng về khả năng chịu lực không?trong khi em thấy đa số các công trình toàn là nối thép ở châncột (đầu cột tầng dưới)với độ dài nối khoảng 30d.e cảm ơn bác nhiều.

em thành DHDL Phương Đông HN.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phương cạnh ngắn ở đây có nghĩa là 2 gối tựa đặt tại 2 đầu cạnh ngắn của ô bản.Nếu như theo phương cạnh dài.Mình tưởng tượng là nó nứt 1 đoạn bằng l2 (chiều dài theo phương cạnh dài ô bản) thì khi đó thép theo phương cạnh ngắn chịu.Nhưng mà thép theo phương cạnh ngắn mình tính toán và đặt ở phía dưới (nhằm tăng ho: chiều cao làm việc của cấu kiện). Như vậy là nếu nứt theo phương cạnh dài là nguy hiểm.Hôm qua mình bị nhầm,có gì bạn thông cảm hi`hi`.Câu giải thích của bác chưa chặt chẽ cho lắm. Nếu câu này bạn lên bảo vệ đồ án mà nói như vậy thì sẽ bị mấy thầy trong hội đồng xoay vào phần đó liền à.

bạn chỉ cần hiểu đơn giản là nếu nứt thep phương nào thì cốt thép theo phương vuông góc của nó sẽ chịu!

Câu của bạn nói vẫn đúng!

Đối với vết nứt theo phương cạnh ngắn thì khi đó thép theo phương cạnh dài chịu.Mà thép theo phương cạnh dài đối với ô bản có kích thước bé thì có thể đặt theo cấu tạo, hoặc hơn nữa có thể giảm khoảng cách cốt thép hay tăng diện tích cốt thép cũng được.

 

Câu bạn hỏi là nối cốt thép cách mặt sàn tầng 1 khoảng 2m thì vẫn được.Nhưng không ai làm như vậy hết.Họ chỉ làm vậy trừ khi họ tiết kiệm để không cắt thép mà tận dụng hết chiều dài của thép mà thôi.Mình sẽ gửi cho bạn xem biểu đồ lực cắt và momen của 1 hệ khung 5 tầng của mình dưới tác dụng của tĩnh tải thì bạn sẽ hiểu.

Vì tại vị trí giữa cột thì ở đó Momen và lực cắt sẽ gần bằng 0.Mà quy cách nối thép là tại vị trí có nội lực nhỏ nhất hoặc bằng 0.Như vậy cho phép nối tại đó.

Nhưng nối như vậy thì bạn vừa phải làm thêm sàn theo tác để nối cốt thép nữa.và cũng phải đảm bảo là khoảng cách nối là > 35D và khoảng cách cốt đai là phải <=10cm

Còn với mình thì mình khuyên là cốt thép chờ ở cột lên khỏi mặt sàn khoảng 35D là cắt.Như thế đúng với thiết kế.Lỡ có làm công trình có giám sát thì cũng khỏi bị... la.

Cảm ơn bạn đã góp ý cho mình

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng!em dã hiểu ra vấn đề rồi,em cảm on bác nhiều lằm.làn sau có gì không hiểu em sẽ nhờ bác chỉ giáo nửa.cảm ơn bác nhiều. :s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
vâng!em dã hiểu ra vấn đề rồi,em cảm on bác nhiều lằm.làn sau có gì không hiểu em sẽ nhờ bác chỉ giáo nửa.cảm ơn bác nhiều. :s_big:

Cảm ơn bạn!

Còn bạn nào còn câu hỏi nào thắc mắc về kết cấu hay thi công nữa không?Cho mình xin câu hỏi với nà.Để cùng nhau thảo luận cho TOPIC của mình thêm sống động các bạn nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đã 1 ngày rồi mà không thấy ai hỏi han gì hết buồn vậy hi`hi`.thôi để mình đưa ra câu hỏi được nha.

Câu 1: Chiều sâu của máy đào, khoan đào liên quan đến cái gì?

Câu 2: Trong hệ khung phẳng, tại dầm chính.Vì sao momen dương tại gối lớn hơn momen dương tại nhịp?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đã 1 ngày rồi mà không thấy ai hỏi han gì hết buồn vậy hi`hi`.thôi để mình đưa ra câu hỏi được nha.

Câu 1: Chiều sâu của máy đào, khoan đào liên quan đến cái gì?

Câu 2: Trong hệ khung phẳng, tại dầm chính.Vì sao momen dương tại gối lớn hơn momen dương tại nhịp?

tiếc cái là em mới học xong nam 3 nên chưa thể đóng góp j cho topic của bác được.topic này rat hay.hy vọng là đến khi em chuẩn bị báo vệ thì topic đã dày đặc câu hỏi và trả lời rồi.em mới học xong cơ học kết cấu và sức bền 2 ,bác có thể cho em biết là nên nắm chắc những phần nào trong 2 môn đó đế său này làm nền cho các môn chuyên nghành va phục vụ làm mấy cái đồ án được ko?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh caothanhks,cho em hỏi một tí,vì em đang làm đồ án nhưng ko hiểu lắm

- khi xét tỷ số độ cứng giữa dầm và sàn :Hd/Hs,nếu < 3 thì mình xem như là liên kết gối,nhưng cụ thể là gối cố định hay gối di động,và mình dựa vào đâu ?

- khi xét độ cứng giữa cột và dầm,cụ thể là xét momen quán tính J hay còn yếu tố gì khác ko ?,và nếu xét J thì xét theo phương nào ?,cột lớn hơn dầm bao nhiêu lần rthì quan điểm là ngàm ?,bao nhiêu thì quan điểm là khớp ?.

- em có làm phần TIẾN ĐỘ THI CÔNG theo sơ đồ ngang,trong đó công tác cốt thép được chia ra làm 2 phần : 40% gia công,60% lắp dựng,tương tự công tác ván khuôn cụng vậy : 40,40,20%,em muốn hỏi là dựa vào đâu mà mình phân chia khối lượng công tác như vậy,

- một điều nữa là:em đang tính ván khuôn sàn,em chọn ván khuôn định hình thép,nhưng em lại ko có các thông số kỹ thuật của các tấm panel đó, nếu anh CAOTHANHKS có thì cho em xin với,

mong anh sớm hồi âm,em cảm ơn nhìu

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
anh caothanhks,cho em hỏi một tí,vì em đang làm đồ án nhưng ko hiểu lắm

- khi xét tỷ số độ cứng giữa dầm và sàn :Hd/Hs,nếu < 3 thì mình xem như là liên kết gối,nhưng cụ thể là gối cố định hay gối di động,và mình dựa vào đâu ?

- khi xét độ cứng giữa cột và dầm,cụ thể là xét momen quán tính J hay còn yếu tố gì khác ko ?,và nếu xét J thì xét theo phương nào ?,cột lớn hơn dầm bao nhiêu lần rthì quan điểm là ngàm ?,bao nhiêu thì quan điểm là khớp ?.

- em có làm phần TIẾN ĐỘ THI CÔNG theo sơ đồ ngang,trong đó công tác cốt thép được chia ra làm 2 phần : 40% gia công,60% lắp dựng,tương tự công tác ván khuôn cụng vậy : 40,40,20%,em muốn hỏi là dựa vào đâu mà mình phân chia khối lượng công tác như vậy,

- một điều nữa là:em đang tính ván khuôn sàn,em chọn ván khuôn định hình thép,nhưng em lại ko có các thông số kỹ thuật của các tấm panel đó, nếu anh CAOTHANHKS có thì cho em xin với,

mong anh sớm hồi âm,em cảm ơn nhìu

Để mình tìm file nói về các thông số kỹ thuật của ván khuôn thép Hoà Phát rồi mình sẽ trả lời 1 thể cho bác luôn nghen.Chờ mình 1 ngày à.Cảm ơn bác trước

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình xin UP lên file 30% thi công có nói về việc tính ván khuôn cho các cấu kiện điển hình: sàn, dầm, cầu thang, cột chống, móng cho bạn tham khảo nha.Trong dó cũng có nói về ván khuon hoà phát đó.

http://www.cadviet.com/upfiles/Phan_III_TC_hieu.doc

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Để mình tìm file nói về các thông số kỹ thuật của ván khuôn thép Hoà Phát rồi mình sẽ trả lời 1 thể cho bác luôn nghen.Chờ mình 1 ngày à.Cảm ơn bác trước

 

anh Caothanhks cho em hỏi lun là : sơ đồ tính của cầu thang như thế nào là đúng nhất,và anh sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào nếu được hỏi

em đã chọn sơ đồ tính là 2 gối cố đinh và ko đc giáo viên phản biện chấp nhận,hĩx,14 - 15 này là em phải bảo vệ đồ án tốt nghiệp rùi,

mong anh Caothanhks hồi âm sớm cho em !!

thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
anh Caothanhks cho em hỏi lun là : sơ đồ tính của cầu thang như thế nào là đúng nhất,và anh sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào nếu được hỏi

em đã chọn sơ đồ tính là 2 gối cố đinh và ko đc giáo viên phản biện chấp nhận,hĩx,14 - 15 này là em phải bảo vệ đồ án tốt nghiệp rùi,

mong anh Caothanhks hồi âm sớm cho em !!

thanks

Sơ đồ tính của cầu thang có nhiều loại:

- Dầm chân thang: không tính.Lấy theo cấu tạo là 4fi14. Cốt đai là fi6a150

- Dầm chiếu nghỉ 1 và dầm chiếu tới có sơ đồ giống nhau.Đều là dầm đơn giản chịu tải trọng phân bố đều q do các ô bản thang, bản chiếu nghỉ và ô bản chiếu tới tác dụng vào.Và chịu tải trọng tập trung do cốn thang truyền vào (đối với cầu thang dạng cốn chịu lực).Từ đó ta vẽ được sơ đồ tính của dầm chiếu nghỉ 1 và dầm chiếu tới.

Nhưng dầm chiếu nghỉ 2 thì khác hoàn toàn à nghen.Nếu dầm chiếu nghỉ 2 kê trược tiếp (hay ngàm vào cột 2 bên) thì ở đó mình xem là ngàm.Và noọi lực ở bụng dầm là ql2/24. và tại gối là ql2/12.

Còn đối với tính thép các ô bản thang và bản chiếu nghỉ.Ta cứ quan niệm nó làm việc độc lập giống như tính thép ở bản sàn vậy thôi.Cứ xem như nó là dạng bản kê hay bản loại dầm (dựa vào tỷ số l2/l1 đó).Từ đó ta tính được cốt thép thôi ờ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Còn việc bạn nói là sơ đồ tính là 2 gối cố định là sai rồi gì nữa.Dầm đơn giản thì 1 đầu cố định, còn đầu kia là gối di động.Khi đó nó mới đủ 3 liên kết loại 1 thì nó mới chắc chắn chứ ờ.Làm gì trong môn học cơ kết cấu có 2 đầu là gối cố định hả bạn sumi ờ???Chắc bạn nói nhầm nên bị thầy phản biện không đồng ý phải không?Bạn hãy học theo kinh nghiệm của mình nè.Trước khi nói phải suy nghĩ thật kỹ trong từng câu nói khi nói với các thầy cô kể cả hướng dẫn hay phản biện mình.Và khi thông đồ án.Bạn nên in bản vẽ ra 1 tờ A2, ít nhất là phải A3 để dò lại thật kỹ ở tờ in ra đó.Xem có sai không rồi sửa lại trong bản vẽ để in ra đem đi thông.Lúc trước mình cũng như vậy đó.Nên trong nhóm thầy hướng dẫn mình đạt điểm cao nhất và được thầy khen là "kỹ" hehehe.Chúc bạn bảo vệ tốt.Cứ bình tĩnh, tự tin.Không có gì là không trả lời được cả.Vì trong hội đồng bảo vệ có nhiều người mà.Sẽ có thầy sẽ gợi ý cho bạn mà thôi.Yên tâm đi nha

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
anh caothanhks,cho em hỏi một tí,vì em đang làm đồ án nhưng ko hiểu lắm

- khi xét tỷ số độ cứng giữa dầm và sàn :Hd/Hs,nếu < 3 thì mình xem như là liên kết gối,nhưng cụ thể là gối cố định hay gối di động,và mình dựa vào đâu ?

- khi xét độ cứng giữa cột và dầm,cụ thể là xét momen quán tính J hay còn yếu tố gì khác ko ?,và nếu xét J thì xét theo phương nào ?,cột lớn hơn dầm bao nhiêu lần rthì quan điểm là ngàm ?,bao nhiêu thì quan điểm là khớp ?.

- em có làm phần TIẾN ĐỘ THI CÔNG theo sơ đồ ngang,trong đó công tác cốt thép được chia ra làm 2 phần : 40% gia công,60% lắp dựng,tương tự công tác ván khuôn cụng vậy : 40,40,20%,em muốn hỏi là dựa vào đâu mà mình phân chia khối lượng công tác như vậy,

- một điều nữa là:em đang tính ván khuôn sàn,em chọn ván khuôn định hình thép,nhưng em lại ko có các thông số kỹ thuật của các tấm panel đó, nếu anh CAOTHANHKS có thì cho em xin với,

mong anh sớm hồi âm,em cảm ơn nhìu

Mình xin được trả lời những câu hỏi của bạn.

Câu 1: Khi tính sàn.ta quan niệm phần biên bên ngoài là khớp, và ở trong là ngàm.Cái này không cần xét đến độ cứng làm gì bạn à.Đây chỉ là quan niệm mà thôi.Vì khi quan niệm như vậy thì ta mới dễ dàng tính toán cốt thép sàn theo 9 hay 11 sơ đồ tính trong Sổ tay kết cấu công trình - Vũ Mạnh Hùng đó bạn sumi à.Vì khi học BTCT1 ta đã biết là: sàn kê lên dầm phị, dầm phụ kê lên dầm chính.Dầm chính truyền nội lực xuống cột và cột truyền xuống móng.Khi ta xét sơ đồ tính của dầm phụ cũng vậy.Ta xem tại vị trí dầm phụ kê lên dầm chính thì ta vẫn quan niệm đó là gối mà thôi.Chỉ khi tính toán khung ngang thì ta mới quan niệm dầm khung là ngàm vào cột.

Còn bạn hỏi là xem là gối cố định hay gối di động thì bạn phải xem sơ đồ tính theo cạnh ngắn của ô bản là bao gồm liên kết nào.Nếu 2 đầu là ngàm thì không nói.Nếu 1 đầu ngàm 1 đầu khớp thì khớp đó là gối di động.Còn 2 đầu khớp thì dễ rồi.Dầm đơn giản: 1 đầu là gối cố định, 1 đầu là gối tự do.

Câu 2:

Độ cứng thường nói đến giá trị là E.J nhưng bữa nay theo tiêu chuẩn mới họ gọi là E.I chứ không phải là E.J như trước nữa bạn à.E là modun đàn hồi.Còn ta luôn quan niệm là cột ngàm vào dầm khung chứ sao lại quan niệm là khớp được.

bạn cứ nghĩ đơn giản như thế này nha.Giả sử như ta lấy 1 dầm đơn giản có 2 đầu là khớp và 1 dầm đơn giản 2 đầu là ngàm.

2 đầu khớp => M = 0 => thép tại gối không tính lấy theo cấu tạo: 2fi 14

2 đầu ngàm => có nội lực tại gối => M = ql2/12 => thép tại gối tính.

Khi đó phương án 2 sẽ an toàn hơn phải không bạn.

 

Câu 3: Trong định mức 726 có nói về thành phần lao động trong các công tác xây dựng.Trong đồ án tổ chức thi công cũng có tính phần trăm của công tác lắp dựng riêng và phần trăm của công tác tháo dỡ riêng.Từ đó bạn mới biến đổi mới ra được thành phần công hao phí cho từng công tác tiêng biệt được chứ ờ.Mà thường thường trong công tác ván khuôn, cốt thép thì gia công lắp dựng là 1 mà bạn.Còn tháo dỡ là 1 cái nhưng chỉ chiếm ít phần trăm thôi.Hình như chỉ 20% thì phải.

Còn mình dựa vào khối lượng của toàn công trình.Mình phân chia phân đoạn sao cho khối lượng của từng phân đoạn sắp xỉ bằng nhau.Vì khi đó khi vẽ tiến độ thì sẽ có được biểu đồ đẹp.Khỏi bị thầy cô chê là có hình vẽ dạng "răng cá mập" nhấp nhô không đều hehe.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh caothanhks,em xin nhiều chuyện 1 tí :

- Sơ đồ tính cầu thang bản của em là ko sai nhưng thầy chấm phản biện bảo là ko sát với thực tế,vì trên lí thuyết,cầu thang bản có 3 sơ đồ tính,tuỳ theo wan điểmtừng người mà chọn ra sơ đồ nào sát với thực tế làm việc của cấu kiện nhất,sở dĩ em chọn 2 gối cố định là vì 2 lí do :

+ Xét độ cứng tỷ đối jjữa 2 cấu kiện,em thấy < 3,nên em chọn là liên kết khớp,ko chọn ngàm

+ Xét điều kiện thi công thực tế thì cốt thép bản thang được đặt liên kết cố định vào dầm chiếu nghỉ -> ko có sự dịch chuyển theo phương ngang ,vì vậy em ko chọn gối di động mà chọn cố định

nhưng thầy phản biện ko chấp nhận ổ chổ : biến dạng do nhiệt độ,thấy giải thích rằng cấu kiện có thể giãn nỡ do nhiệt độ,nên phải chọn sơ đồ có 1 gối cố định,1 gối di động mới sát với thực tế

em vẫn chưa đồng ý chỗ này,nên em đang nghiên cứu để bảo vệ lại

toàn bộ sự việc là thế,anh Caothanhks và các bác nào bit vấn đề này xin cùng thảo luận,vì chắc chắn ngảy 14-15 này em sẽ phải trả lời lại câu hỏi này khi lên bảo vệ

Xin cảm ơn!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
anh caothanhks,em xin nhiều chuyện 1 tí :

- Sơ đồ tính cầu thang bản của em là ko sai nhưng thầy chấm phản biện bảo là ko sát với thực tế,vì trên lí thuyết,cầu thang bản có 3 sơ đồ tính,tuỳ theo wan điểmtừng người mà chọn ra sơ đồ nào sát với thực tế làm việc của cấu kiện nhất,sở dĩ em chọn 2 gối cố định là vì 2 lí do :

+ Xét độ cứng tỷ đối jjữa 2 cấu kiện,em thấy < 3,nên em chọn là liên kết khớp,ko chọn ngàm

+ Xét điều kiện thi công thực tế thì cốt thép bản thang được đặt liên kết cố định vào dầm chiếu nghỉ -> ko có sự dịch chuyển theo phương ngang ,vì vậy em ko chọn gối di động mà chọn cố định

nhưng thầy phản biện ko chấp nhận ổ chổ : biến dạng do nhiệt độ,thấy giải thích rằng cấu kiện có thể giãn nỡ do nhiệt độ,nên phải chọn sơ đồ có 1 gối cố định,1 gối di động mới sát với thực tế

em vẫn chưa đồng ý chỗ này,nên em đang nghiên cứu để bảo vệ lại

toàn bộ sự việc là thế,anh Caothanhks và các bác nào bit vấn đề này xin cùng thảo luận,vì chắc chắn ngảy 14-15 này em sẽ phải trả lời lại câu hỏi này khi lên bảo vệ

Xin cảm ơn!!!

Thầy phản biện đã cho bạn câu trả lời như thế rồi thì từ đó mà bạn phát triển ra chứ còn gì nữa ờ.Cẩm vô lẽ thầy bày cho trò sai thì cũng không đúng.Mà thường thường khi tính các ô bản thang hay bản chiếu nghỉ nếu là loại kê 4 cạnh thì ta quan niệm là 4 đầu khớp.Cái này từ thời xa xưa ông cha ta truyền lại chứ không phải là quan niệm của mỗi người đâu bạn ạ.Mà thường xem là 2 đầu khớp thì ta xem như nó là 1 dầm đơn giản thì 1 đầu là gói cố định còn 1 đầu là gối di động chứ bạn sumi?

Còn bạn nói xét về thi công. Thép của ô bản thang neo vào dầm chiếu nghỉ thì cũng giống như thép sàn neo vào dầm phụ và dầm chính thôi.Còn nếu như chống giãn nỡ của các ô bản thì ta có cốt thép phân bố.Bạn cũng biết 1 nhiệm vụ quan trọng của cốt phân bố là chống giãn nở vì nhiệt mà.

Còn thầy bạn nói là 1 gối cố định, 1 gối di động thì cũng đúng.bạn cứ tưởng tượng như khi ta lợp tôn mái nhà thôi.Thường thì 1 đầu ta bắn vít cố định, đầu kia do chịu sức nóng của mặt trời hay điều kiện bên ngoài tác dụng vào gây giãn nỡ vì nhiệt.nên đầu kia ta thường không bắt cố định mà ta nên để hở ra 1 tí.nếu bạn cố định đầu kia thì nó sẽ gây cong vênh cấu kiện bạn à.nên câu trả lời của thầy là đúng.Mà trong lúc làm đồ án tốt nghiệp.Mình cũng hỏi thầy hướng dẫn chính mình và cũng được thầy bảo là xem là 1 đầu cố định và 1 đầu di động.

Mà bạn lo gì.bạn còn thầy hướng dẫn chính nữa mà.Có gì thắc mắc cứ hỏi thẳng thầy.Không ai chê người ham học hỏi đâu bạn à.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×