Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
caothanhks

1 ngày 2 câu hỏi tốt nghiệp!!!

Các bài được khuyến nghị

From congdung04: (bạn dùng chức năng Report là chức năng báo bài không hợp lệ của diễn đàn, mong bạn lần sau hãy dùng reply = Trả lời)

 

mình có một câu này muốn mọi người cùng thảo luận:

- Tại nút thì bố trí thép đai theo cột hay theo dầm vì 2 thằng này chỉ bố trí đc 1 thằng thôi mà thằng nào cũng qua trọng cả.

- bản thang không cốn thì tính thép thế nào?

- nếu thép móng bè (móng bản) dặt một lớp thì đặt miền trên hay miền dưới? ( câu này thường gặp khi thi công nền BTCT)

mong mọi người cho ý kiến

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lâu ngày mới gặp bác JIN à nghen.Bác dạo này có khoẻ không?

Em xin được cùng bác thảo luận nha.

- Tại nút thì tất nhiên ta bố trí thép đai theo cột rồi.Vì ta biết thép trên của dầm sẽ neo vào thép dọc của cột 1 đoạn >35d.Khi dó ta bố trí cốt đai cũng nhằm mục đích cố định 2 cốt thép dọc của dầm và của cột lại với nhau.Nếu theo thép đai của dầm thì cốt thép dọc của cột không thể cố dịnh được vói cốt đai của dầm.

- Bản thang không cốn thì ta tính toán như cầu thang có ô bản chịu lực thôi.Trình tự cũng giống như tính cầu thang vậy.Nhưng em thấy thường thường nhà công cộng đèu cốn chịu lực hết,chỉ có nhà dâm thì dùng bản chịu lực mà thôi bác JIN nhỉ

- Thép chỉ cần đặt lớp trên mà thôi.Vì ta biết đáy móng chủ yếu chịu phản lực của đất nền.Nó có chiều hướng từ dưới hướng lên.Nen ta đặt thép ở bên trên.Nhằm tăng ho (chiều cao làm việc của cấu kiện).

Đó là câu trả lời của mình.Mong các bác cho ý kiến

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cốt đai trong nút khung chủ yếu có tác dụng chống nở hông do lực dọc

 

untitled-4.jpg

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác JIN.Đó là nhiệm vuh quan trọng nhất của cốt thép đai trong cột

 

Bác nào còn câu hỏi nào thắc mắc nữa xin cứ đưa ra để anh em cùng thảo luận nha

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
tiếc cái là em mới học xong nam 3 nên chưa thể đóng góp j cho topic của bác được.topic này rat hay.hy vọng là đến khi em chuẩn bị báo vệ thì topic đã dày đặc câu hỏi và trả lời rồi.em mới học xong cơ học kết cấu và sức bền 2 ,bác có thể cho em biết là nên nắm chắc những phần nào trong 2 môn đó đế său này làm nền cho các môn chuyên nghành va phục vụ làm mấy cái đồ án được ko?

Mình nghĩ thì tất nhiên cái nào cũng nên học.Nhưng chủ yếu thì nên học Cơ kết cấu hơn.Cả Cơ 1 lẫn 2 luôn nghen.Mình lấy ví dụ cho bạn biết như vậy nè:

Trong tính toán thép sàn.Ô bản loại dầm ấy.Sẽ có 3 sơ đồ tính.Bạn dựa vào cơ kết cấu để giải ra nội lực tại các tiết diện đặ trưng.

Trong tính toán dầm bằng phương pháp H.Cross.Phương pháp Cross chỉ cho ra Momen cuối cùng tại nút(cùng giá trị nhưng mà ngược dấu).Từ cơ học kết cấu 1 và 2 bạn có thể tính momen và lực cắt tại các tiết diện khác để phục vụ cho việc tính cốt thép dọc và cốt thép đai dầm.

Trong tính toán cầu thang: tính sơ đồ dầm chiếu nghỉ1,2; dầm chiếu tới, cốn thang đều vận dụng cơ kết cấu 1 hết

Trong tính khung thì SAp tính giùm rồi nên không kể vào làm gì.

Trong tính toán móng: phần tính đế móng.Dựa vào mặt cắt phá hoại I-I và II-II theo 2 phương vuông góc nhau.Ta có tải trọng tác dụng vào do ứng suất của nền đất tác dụng vào.Quy về tải trọng phân bố đều.Coi đó như là 1 dầm consol và tính nội lực ra bằng cơ kết cấu 1.

Nói chung là toàn "kêt câu cơ" hehehe.

Bây giờ bạn mới học năm 3.Những gì mình nói trên đây chắc bạn sẽ thấy mới mẻ,nhưng nó đều gặp ở đồ án tốt nghiệp đó bạn à.

Còn riêng Đồ án thép II (tính toán khung ngang nhà công nghiệp ấy) chủ yếu vận dụng Cơ kết cấu 2 là nhiều.Vì toàn tính bằng phương pháp chuyển vị

Cảm ơn bạn đã hỏi mình

Mong được nhiều bạn hỏi càng nhiều càng tốt kaka

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào mọi người! Em thấy topic này khá bổ ích cho sv bọn em. Em cũng xin góp câu hỏi cho topic thêm sôi động.

Bác caothanks cho em hỏi:

- Khi tính toán kiểm tra độ lún của khối móng quy ước theo phương pháp tính lún theo từng phân tố. Vậy khi kiểm tra độ lún của món gkhối quy ước thì ta kiểm tra đến độ sâu là bao nhiêu(tính từ đáy móng khối), lấy bao nhiêu điểm tính toán để kiểm tra?

- Khi có kết quả báo cáo khảo sát địa chất (BCKSDC), biết được các thành phần và đặc tính của tứng lớp đất của công trình thì dựa vào yếu tố nào của đất mà ta quyết định phương án móng hả bác. Theo em thấy tất cả các anh chị trên toàn moóng cọc, cọc khoan nhồi là xong hết. Như vậy có tận dụng hết khả năng chịu lực của đất nền không?Và có phí quá không khi chỉ cầm móng bè or móng băng là đủ. Cái này có dựa theo kinh nghiệm công tác lâu dài hay kô hay do kinh nghiệm của quá trình tính toán, xử lý hả bác?

Xin bác và mọi người giúp đỡ. Em cảm ơn nhiều!!!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào mọi người! Em thấy topic này khá bổ ích cho sv bọn em. Em cũng xin góp câu hỏi cho topic thêm sôi động.

Bác caothanks cho em hỏi:

- Khi tính toán kiểm tra độ lún của khối móng quy ước theo phương pháp tính lún theo từng phân tố. Vậy khi kiểm tra độ lún của món gkhối quy ước thì ta kiểm tra đến độ sâu là bao nhiêu(tính từ đáy móng khối), lấy bao nhiêu điểm tính toán để kiểm tra?

- Khi có kết quả báo cáo khảo sát địa chất (BCKSDC), biết được các thành phần và đặc tính của tứng lớp đất của công trình thì dựa vào yếu tố nào của đất mà ta quyết định phương án móng hả bác. Theo em thấy tất cả các anh chị trên toàn moóng cọc, cọc khoan nhồi là xong hết. Như vậy có tận dụng hết khả năng chịu lực của đất nền không?Và có phí quá không khi chỉ cầm móng bè or móng băng là đủ. Cái này có dựa theo kinh nghiệm công tác lâu dài hay kô hay do kinh nghiệm của quá trình tính toán, xử lý hả bác?

Xin bác và mọi người giúp đỡ. Em cảm ơn nhiều!!!!

Lâu lâu mới có người hỏi khó mình nè.vâng,mình xin được trả lời bạn như sau

Câu1: trong đồ án nền móng bạn có học là khi ứng suất bản thân trên ứng suất gây lún bằng khoảng 1/2 thì khi đó ta kết thúc tính lún.hay ngược lại gì gì đó mình quên rùi hi`hi`.Và ta phải kiểm tra là S<Sgh = 8cm không nữa.Mấy năm trước là họ cho là Sgh = 10cm lẫn ờ

Còn bao nhiêu điểm thì bạn phải dụa vào điều kiện trên thì mới biết được lấy mấy điểm chứ.

mà xũng xem coi có ảnh hưởng của mực nước ngầm không nữa nghen.Vì nếu có thì không phẩi lấy theo dung trọng các lớp đất mà ta lấy theo dung trọng "đẩy nổi) của mực nước ngầm ở lớp đất đó để tính ứng suất gây lún và ứng suất bản thân.

Câu 2:Trước khi ta đua vào phương án móng thì ta có 1 công tác đầu tiên là làm công tác giống như môn Cơ học đất ấy.là ta đánh giá điều kiện của nền đất.Xem đất đó là cứng, nửa cứng, dẻo, chảy... khi đó ta mới xó thể đưa ra phương án thích hợp

 

Nếu bạn sắp làm đồ án tốt nghiệp, riêng phần móng mình sẽ bày cho bạn 1 bí quyết như sau:

Khi giả thiết mực nước ngầm thì bạn nên giả thiết có chiều sâu > chiều sâu lớp đất cuối cùng mình tính lún.

Giả thiết các lớp đất đều cứng hay nửa cứng dựa vào số liệu đồ án nền m óng mà các thầy cho đó.Khi đó công việc tính toán của bạn sẽ n hẹ nhàng hơn.

Mình bẫy thầy chứ đừng để thầy bẫy mình bạn hiểu không kakaka

 

Nếu công trình khhoảng 5 tầng trở xuống bạn có thể làm móng đơn là đủ với điều kiện bạn giả thiết nền đất là cứng

Từ 6-10 tầng bạn nên làm móng cọc ép.

Còn 10 tầng trở lên bạn làm cọc khoan nhồi là OKIE

Nếu bạn làm móng cọc ép, cọc khoan nhồi thì phải giả thiết nền đất ở dưới đáy móng là yếu nghen.

 

 

Nên cuối cùng chỉ cần dựa vào kinh nghiệm tính toán là đủ rồi bạn à.kinh nghiệm thi công lâu dài cũng vậy thôi.

Mình giả sử như vậy nha:

Giả sử có 2 công trình là 5 tầng.Một công trình thì tính ra lực dọc tại cột tầng 1 là 500KN, một công trình tính là 1000KN thì đương nhiên móng của 2 công trình đó là khác nhau rồi.nếu giống nhau thì còn gì có đồ án nền móng nữa bạn nhỉ hihi.

và mình cũng nhắc cho bạn 1 lần nữa là.Với móng nông thì hcm = 1,5m là được.nhưng đối với móng cọc thì chỉ cần hcm= 1,2m là đủ

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho mình

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình xin đính chính lại là ta xét đến khi nào ứng suất gây lún < 1/5*ứng suất bản thân là ta kết thúc tính lún tại điểm đó.Sorry bạn nha.Vì lâu ngày nên quên

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cám ơn bác caothanks nhiều, vậy khi mà ra ngoài thi công công trình đó bác, khi không có kết quả KSDC thì mình làm như thế nào hả bác, giả sử hay sao ạ!thanks

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bác caothanks nhiều, vậy khi mà ra ngoài thi công công trình đó bác, khi không có kết quả KSDC thì mình làm như thế nào hả bác, giả sử hay sao ạ!thanks

 

 

híc hok có hồ sơ khảo sát địa chất thì hok cần làm, vì ta đâu bít dưới lòng đất có gì mà để giả sử bạn. Giả sử .... là chết đó .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bác caothanks nhiều, vậy khi mà ra ngoài thi công công trình đó bác, khi không có kết quả KSDC thì mình làm như thế nào hả bác, giả sử hay sao ạ!thanks

Trời đất ui!Giả sử bạn thi công nhà dân dụng nha.Khoảng 3-4 tầng gì đó.bạn cứ đào xuống khoảng 1,5m thì lúc đó biết liền à.Còn nếu khi ta đã có 1 bản vẽ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thì tất nhiên mấy cái đó ta đã cầm trong tay rồi.làm đúng như bản vẽ thì sau này có bị gì thì tụi thiết kế nó chịu chứ bạn có chịu đâu mà lo.

Hoặc đặt trong trường hợp bạn mù tịt không biết dưới đó bao gồm lớp đất gì thì bạn có thể hỏi nhà xung quanh đó coi khi họ đào móng xuống thì gặp lớp đất nào.

Nói chung lại là khi đã cầm bản vẽ của 1 công ty nào đó thì ta đã có phương án móng rồi.nên bạn đừng quan tâm gì nhiều cho mệt nha.Vì số tiền nằm trong công việc KSDC thì nó nằm trong só tiền 10% của công trình rồi.nên cái đó chủ đầu tư trả cho đơn vị thiết kế rồi.nếu không có thì bạn nói với chủ đầu tư đòi đơn vị thiết kế thử xem.vậy nha

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đóng góp cho vui

 

Câu hỏi: Tại sao các tấm lợp lại thiết kế uốn lượn mà không thiết kế thành tấm phẳng để tích kiệm vật liệu. Minh hoạ bằng hình vẽ cho câu trả lời.

 

P/s: Mong bác Caothanks viết bằng tiếng việt có dấu cho dễ đọc

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đóng góp cho vui

 

Câu hỏi: Tại sao các tấm lợp lại thiết kế uốn lượn mà không thiết kế thành tấm phẳng để tích kiệm vật liệu. Minh hoạ bằng hình vẽ cho câu trả lời.

 

P/s: Mong bác Caothanks viết bằng tiếng việt có dấu cho dễ đọc

Ý bạn nói về tấm lợp gì?Tấm lợp panel hay là loại nào? Fibroximang hay tôn?

Mỗi cái đều có ý nghĩa khác nhau à nghen.

Mong bạn đưa ra thật rõ ý vì mình chưa hiểu lắm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo mình nghĩ là khác nhau về kiến trúc và kết cấu thui:

Kiếm trúc đường cong, tạo vẽ mềm mại, đẹp

Kiến trúc phẳng, trong thô,

Về kết cấu:

+ Về độ võng của cấu kiện thì tấm phẳng sẽ có độ võng lớn hơn kết cấu cong

+ Về cường độ chịu lực thì bạn học BTCT2 thì cũng đã học qua kết cấu mái mỏng không gian rồi chứ gì.Nó cũng giống tấm lợp dạng cong vậy đó.

Còn có ý gì nữa khác thì mình chưa nghĩ ra.Mong các bác góp ý thêm.Cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
mình xin đính chính lại là ta xét đến khi nào ứng suất gây lún < 1/5*ứng suất bản thân là ta kết thúc tính lún tại điểm đó.Sorry bạn nha.Vì lâu ngày nên quên

kòn tùy là đất yếu hay đất tốt mà là 1/10 hay 1/5 chứ bác nhỉ?hì hì

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo mình nghĩ là khác nhau về kiến trúc và kết cấu thui:

Kiếm trúc đường cong, tạo vẽ mềm mại, đẹp

Kiến trúc phẳng, trong thô,

Về kết cấu:

+ Về độ võng của cấu kiện thì tấm phẳng sẽ có độ võng lớn hơn kết cấu cong

+ Về cường độ chịu lực thì bạn học BTCT2 thì cũng đã học qua kết cấu mái mỏng không gian rồi chứ gì.Nó cũng giống tấm lợp dạng cong vậy đó.

Còn có ý gì nữa khác thì mình chưa nghĩ ra.Mong các bác góp ý thêm.Cảm ơn!

đồng ý với Ykiến của bác!

xin nêu thêm cái ví dụ này để các bác có thể rõ hơn:ở nước ngoài khi chế tạo các tấm lưới thép(làm rào) thì sau khi hàn tạo lưới ngưòi ta cho wa 1 thiết bị dập hình tròn,(tạo 1 cái lượn sóng í)khoảng cak thì 0.6->1,2m (tùy từng loại lưới) dập 1 phát!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
kòn tùy là đất yếu hay đất tốt mà là 1/10 hay 1/5 chứ bác nhỉ?hì hì

Bởi vì khi làm đồ án nền móng.Có tất cả 2 phương án: phương án móng nông và phương án móng cọc.và trong đó cung bày cho mình cách tính lún rồi mà.và cũng ghi rõ là <1/5 bạn à.Còn nếu 1/10 thì chắc mình phải tham khảo thêm thầy cô đã.Dù sao cũng cảm ơn ý kiến của bạn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cau hoi 3:

Vi sao trong cong tac thi cong dao dat ho mong ta di chon may dao gau nghich ma khong chon may dao gau thuan?

Cau 3:

- Do ton kinh phi lam duong di cho may dao khi len va xuong duoi ho dao

- Dung cung cao trinh voi xe van chuyen dat -> thuan tien cho viec do dat len xe va van chuyen di noi khac.

 

Theo mình thì không phải lúc nào thi công đào đất hố móng ta cũng chọn máy đào gầu nghịch. Lý do là máy đào gầu nghịch chỉ hiệu quả đối với những hố móng nông vào hẹp. Còn với những hố đào rộng và sâu, dùng loại máy này thường cho năng suất không bằng các loại khác như máy đào gầu thuận, máy đào gầu dây,...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh Caothanhks ơi cho em hỏi 1 tí:

--tính tóan theo sơ đồ khớp dẻo và sơ đồ đàn hồi giống và khác nhau chổ nào,anh nói rõ từ đầu : xác định nhịp tính tóan đến lúc tính cốt thép lun đó,em có nghe thầy nói nhưng ko rõ lắm vì thầy ko giải thích chỉ nói khớp dẻo và đàn hồi vậy thôi chứ ko nói rõ nó là cái chi chi hết nên ... mù tịt.

CÂU 1;

Sơ đồ khớp dẻo hay sơ đồ đàn hồi khác nhau ở chỗ là có phân phối lại nội lực hay ko thôi bạn à.Cách tính toán thì như nhau.

 

Mình xin bổ sung thêm một vài ý như sau:

- tính toán kết cấu theo SĐ đàn hồi thì chấp nhận giả thiết coi BT là VL đàn hồi, đồng nhất, đẳng hướng. Nội dung của pp này là dùng lý thuyết của SBVL, CHKC để tìm ra ứng suất và nội lực trong kết cấu. Sử dụng các tổ hợp tải trọng để tìm ra nội lực max rồi đi bố trí cốt thép cho hợp lý.

- tính toán kc theo sơ đồ khớp dẻo thì bắt kết cấu làm việc hiệu quả hơn, trong quá trình chịu lực cho phép hệ chịu lực xuất hiện những 'khớp dẻo', miễn là chưa vượt qua trạng thái cân bằng giới hạn (kc bị phá hoại). Khi đó hiển nhiên sẽ tận dụng tối đa KNCL của VL, đi kèm với nó là độ biến dạng (khe nứt, độ võng) lớn hơn. Vì vậy, thực tế thì người ta chỉ tính theo sơ đồ khớp dẻo đối với kết cấu phụ như sàn, dầm phụ thôi.

- về xác định nhịp tính toán, vẽ biểu đồ mômen và bố trí thép đối với hai sơ đồ này, bạn nên tìm đọc ở cuốn KC BTCT 2 của NXB ĐHQG TPHCM, tác giả: Võ Bá Tầm.

Chúc bạn thành công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình xin trả lời bạn nha:

câu 2:

mình hỏi về công thức thôi bạn à.Vì có thế thì sau này bạn làm sức chịu tải bao nhiêu mấy thầy cô không cần quan tâm.Chỉ quan tâm là bạn có biết và hiểu hay không thôi.

Mình xin trả lời là: P ép = 1,4 x P đất nền. và P ép = P vật liệu / 3 (ép không vỡ)

Và thêm 1 công thức nữa là P vật liệu = 2 x P đất nền (không bị chọc thủng đế móng).

câu 3:cốt thép dọc trong cọc do trong quá trình vận chuyển và cẩu lắp cọc sinh ra nội lực (do cọc bị uốn khi vận chuyển và cấu lắp) nên ta có được giá trị momen.Mà thép trong cọc là thép đối xứng lên momen âm bằng momen dương => tính được cốt thép trong cọc. Câu này ít người để ý lắm bạn à.Bạn nên tủ câu này đi nha.

Mình rất bái phục tầm kiến thức chuyên môn của anh caothanhks. Dù anh là người đi làm nhưng kiến thức của anh rất chắc chắn. Tâm phục, khẩu phục !

Mình cũng bổ sung thêm về 2 câu hỏi trên như sau:

-TCXDVN 286-2003 có quy định về lực ép cọc: P min <= Pep <= Pmax, trong đó, Pmin,Pmax là những giá trị do bên thiết kế đưa ra. Nguyên tắc chung là Pmin > P đất nền (để đóng,ép được cọc xuống đất) và P max < P vật liệu ( để cọc không bị phá hoại khi thi công). Thông thường, Pmin = (1.5-2)Ptk, Pmax = (2-3)Ptk, với Ptk là khả năng chịu lực (khi thiết kế ) của cọc.

-Cốt thép dọc trong cọc được thiết kế theo 2 yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất là đảm bảo KNCL của cọc trong quá trình vận chuyển và lắp dựng, cái này thì anh caothhanhks đã nói. Yêu cầu thứ hai là trong quá trình đóng,ép cọc, cốt thép cùng với BT tạo nên sức chịu tải của cọc, đảm bảo cho cọc không bị phá hoại trong quá trình thi công.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
CÂU 1;

Sơ đồ khớp dẻo hay sơ đồ đàn hồi khác nhau ở chỗ là có phân phối lại nội lực hay ko thôi bạn à.Cách tính toán thì như nhau.

Câu 2:Thường thì theo mình biết là dầm chân thang ko tính mà chỉ đặt thép theo cấu tạo: thép dọc: 4fi14, thép đai fi6a150.

Nếu bản thang kê lên dầm chiếu nghỉ 1 (dầm có 2 cốn thang kê lên thành lực tập trung) và dầm chiếu nghỉ 2 là ngàm vào 2 trụ (nếu có) ấy ta thường quan niệm ở đó là khớp.Nên tính thép ta xem bản làm việc theo 1 hay 2 phương mà từ đó ta tính đuợc cốt thép trong bản.

Trong câu hỏi tốt nghiệp thường thì thầy chỉ hỏi sơ đồ tính toán DCN1 và DCN2 thôi bạn à.DCN1 2 đầu là khớp, DCN2 2 đầu là ngàm (thì Mmax = ql2/24 (kN/m).Quan niẹm này nếu thiên về an toàn là không phù hợp vì ta biết néu 2 đầu là khóp thì M tại gối = 0 => thép mũ đăth theo cấu tạo => không an toàn.

Câu 3: thường ta tính bản sàn làm việc độc lập với nhau. Quan niệm này gần đúng vì thé nên ta tính cốt thép xong là ta đi kiểm tra hàm lượng cót thép. Thường nằm trong khoảng 0,3 - 0,9 là hợp lý.

Sau khi tính cốt thép sàn xong ta đi phối hợp cốt thép lại 1 lần nữa thì khi đó ta xem như ô bản làm việc liên tịc bác à.Bác đừng hiểu sai nha.

 

Nói về các liên kết của cầu thang là ngàm hay khớp, các bạn chỉ mới quan tâm nhiều đến lý thuyết thôi. Tại sao là ngàm, mà tại sao là khớp? Theo tôi, trong kết cấu công trình không có cái nào là ngàm tuyệt đối cả.

Về lý thuyết, đối với kết cấu BTCT, liên kết ngàm hay khớp phụ thuộc vào các độ cứng của các cấu kiện liên kết với nhau, người ta phải tính ra hệ số liên kết, khi đó mới có kết luận chính thức về liên kết này (các bạn có biết môn "động lực học công trình" không nhỉ?). Theo một số sách và tiêu chuẩn nước ngoài, khi bố trí thép dọc ở nhịp dầm, người ta phải bố trí tăng thêm > 10% As tính toán để tránh trường hợp khi dầm bị phá hoại do chịu uốn, vùng gối sẽ bị phá hoại trước -> biến thành các khớp dẻo, khi đó toàn bộ moment âm ở gối sẽ chuyển xuống nhịp và gây nguy hiểm cho công trình.

Còn về thực tế thi công, chúng ta đâu thể đổ bê tông cả công trình trong 1 lần, do đó bê tông không toàn khối, cũng ảnh hưởng đến liên kết của công trình đó chứ. Thấy rõ vấn đề này nhất trong kết cấu cầu thang, do người ta thường thi công cầu thang sau dầm sàn nên liên kết cầu thang với dầm sàn không phải là ngàm, mà thường quan niệm tính toán là dầm đơn giản sau đó phân phối lại nội lực ở gối, tăng cường thép tại nhịp.

Hiểu thế nào là đúng đắn về liên kết trong công trình, và nhiều quan niệm kết cấu khác, các bạn phải trải qua thực tế thi công lẫn thiết kế, 2 công việc này luôn phải song hành trong suốt cuộc đời người KS, khi ấy càng làm, càng hiểu rõ hơn về những gì mình thắc mắc trong khi còn đi học.

Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mình rất bái phục tầm kiến thức chuyên môn của anh caothanhks. Dù anh là người đi làm nhưng kiến thức của anh rất chắc chắn. Tâm phục, khẩu phục !

Mình cũng bổ sung thêm về 2 câu hỏi trên như sau:

-TCXDVN 286-2003 có quy định về lực ép cọc: P min <= Pep <= Pmax, trong đó, Pmin,Pmax là những giá trị do bên thiết kế đưa ra. Nguyên tắc chung là Pmin > P đất nền (để đóng,ép được cọc xuống đất) và P max < P vật liệu ( để cọc không bị phá hoại khi thi công). Thông thường, Pmin = (1.5-2)Ptk, Pmax = (2-3)Ptk, với Ptk là khả năng chịu lực (khi thiết kế ) của cọc.

-Cốt thép dọc trong cọc được thiết kế theo 2 yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất là đảm bảo KNCL của cọc trong quá trình vận chuyển và lắp dựng, cái này thì anh caothhanhks đã nói. Yêu cầu thứ hai là trong quá trình đóng,ép cọc, cốt thép cùng với BT tạo nên sức chịu tải của cọc, đảm bảo cho cọc không bị phá hoại trong quá trình thi công.

 

 

Bổ sung thêm ý về cốt dọc bố trí trong cọc:

Có 2 trường hợp kiểm tra KNCL của cọc trong quá trình vận chuyển và lắp dựng

- Cẩu bằng 1 móc

- Cẩu bằng 2 móc

(Mỗi cọc khi đúc thực tế chỉ có 2 móc đặt cách 2 đầu cọc 0.207L như đã được học và chứng minh)

Trường hợp nguy hiểm nhất là trường hợp cẩu 1 móc, Mmax = 0.066qL2 (anh em cứ thử tính để kiểm chứng) đừng tin trong các sách viết về điều này. Ngoài ra đó chỉ là moment tĩnh (Mt), thực tế cọc chịu moment động (Md) do gia tốc cẩu cọc. Khi tính toán, ta nên nhân thêm 1 hệ số Kd (kể đến nội lực sinh ra do gia tốc cẩu cọc) nữa, Md = Mt*Kd,

Kd = 1+ a/g (không thứ nguyên) -> chương trình "Sức bền vật liệu 2"

Trong đó: a là gia tốc cẩu cọc (thường lấy bằng 4m/s2)

g là gia tốc trọng trường (9.81m/s2)

Các AE cứ kiểm chứng và cho ý kiến nhé!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn caothanhks này, cho mình thắc mắc 1 cái nhé!

Khi thiết kế móng cọc, độ lún khối móng quy ước S <= Sgh = 8 cm.

Nhưng khi thử tĩnh tải cọc ép theo TC 269, biến dạng lún trong giới hạn cho phép không quá 10% cạnh cọc, VD cọc 30x30cm thì độ lún lớn nhất khi thử tĩnh là 3cm, nếu quá con số này thì phải thay đổi chiều dài cọc, vậy cái giá trị Sgh = 8cm còn có nghĩa gì nữa chứ, chả bik nữa, chẳng lẽ TC này đá tiêu chuẩn nọ???

Thông tư của BXD này nọ đá nhau chí chóe, luôn phải sửa đổi bổ sung phát mệt, còn TCXDVN thì mình cũng gặp mấy trường hợp đá nhau rồi, mình hỏi cái này trước, sau đó sẽ có vài điều nữa đây!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bác caothanks nhiều, vậy khi mà ra ngoài thi công công trình đó bác, khi không có kết quả KSDC thì mình làm như thế nào hả bác, giả sử hay sao ạ!thanks

 

Thiết kế nhà dân mà ko có hồ sơ địa chất thì....hỏi nhà bên cạnh xem hùi đó người ta làm móng gì, móng nông thì cần bik kích thước, loại móng, từ đó suy ra loại móng cần dùng cho nhà mình. VD: nhà bên cạnh đúc 3 tấm sử dụng móng băng, đã làm mấy năm rùi mà hok thấy dấu hiệu lún, nhà ta cũng làm 3 tấm thì ôm nguyên cái móng íh làm cho nhà ta lun, hìhì...nhưng tốt nhất là đào đất lên thì mới cho bik kết quả sau cùng cần làm móng gì, kèm theo việc khảo sát nhà hàng xóm nữa.

Còn nghe nói nguyên khu íh đều ép cọc thì ta thiết kế Ptt của cọc là 1 con số X nào đó đi, rùi mang cọc ra ép thử vài tim với tải Pép = 2*X (cho chắc ăn, cũng tuân theo TCXDVN 286-2003) coi ép sâu được bao nhiêu, từ đó mới cho kết luận chiều dài cọc. Nếu xây chen thì theo tôi Pép không nên quá 60T đối với hàng cọc biên nhà, lý do thì dài dòng lắm, đi thi công nhiều sẽ hiểu, nôm na rằng để ép hàng cọc sát nhà bên cạnh, dù bạn có thiết kế hàng cọc này cách tường nhà bên cạnh 1 khoảng thì vẫn phải chất dàn console để ép, mà chất kiểu này muốn ép tải lớn hơn nữa thì đổ dàn như chơi.

Nói chung dù phương án móng nào thì cũng nên tham khảo các công trình hiện hữu nếu không có HSĐC!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn caothanhks này, cho mình thắc mắc 1 cái nhé!

Khi thiết kế móng cọc, độ lún khối móng quy ước S <= Sgh = 8 cm.

Nhưng khi thử tĩnh tải cọc ép theo TC 269, biến dạng lún trong giới hạn cho phép không quá 10% cạnh cọc, VD cọc 30x30cm thì độ lún lớn nhất khi thử tĩnh là 3cm, nếu quá con số này thì phải thay đổi chiều dài cọc, vậy cái giá trị Sgh = 8cm còn có nghĩa gì nữa chứ, chả bik nữa, chẳng lẽ TC này đá tiêu chuẩn nọ???

Thông tư của BXD này nọ đá nhau chí chóe, luôn phải sửa đổi bổ sung phát mệt, còn TCXDVN thì mình cũng gặp mấy trường hợp đá nhau rồi, mình hỏi cái này trước, sau đó sẽ có vài điều nữa đây!

Các tiêu chuẩn VN đá nhau là chuyện thường, có gì đâu mà thắc mắc.

Khi thử tĩnh, lưu ý là điều kiện ổn định lún quy ước và độ lún của cọc được xét trong ngắn hạn, còn công trình là dài hạn. Do đó không thể nói khi thử tĩnh cọc lún 3cm là thực thế công trình sẽ lún 3cm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×