Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
svt

Tìm hiểu về tỉ lệ vẽ

Các bài được khuyến nghị

em trả lời vậy ko bít có đúng ko ,các bác cho ý kiến nha.

vd vẽ tỉ lệ 1:10 trên khổ giấy A4(297,210)

format/drawing limits/nhập 0,0(tọa độ góc dưới)/nhập 2970,2100(tọa độ góc trên).

sau đo dùng rectang để vẽ khung bản vẽ với kích thước 2 cạnh là 2970,2100.

và giờ thì vẽ vào trong khung nhập kích thước thật cho bản vẽ. như vậy khi dim thì đúng kích thước thật mà vẫn đảm bảo tỷ lệ 1:10

Chú ý: dùng lênh zoom/all để dưa toàn bộ bản vẽ về giữa màn hình.

các pro cho ý kiến để em kòn pít đường sửa chữa :bigsmile:

đồng ý. nếu bản vẽ chỉ cần thể hiện theo 1 tỉ lệ.

nhưng vẽ nhiều tỷ lệ trên cùng 1 bản vẽ:khi cần thể hiện rõ 1 chi tiết ,giả sử phải phóng to 1 chi tiết lên gấp 2 lần theo tui làm như sau:

giả sử một bản vẽ XD thông thường hay đồ án khoa xây dựng chúng ta vẫn làm:

khi thiết lập ban đầu:ta chọn tỉ lệ và đơn vị chung cho bản vẽ(vd:1/100 và mm).xác định khung bản vẽ ví dụ A1.thiết lập 1 dim chuẩn theo tỉ lệ (1/100.kí hiệu D1000)

cứ theo đúng kích thước thực tế quy ra mm để vẽ.tất cả các hình đều thể hiện theo tỷ lệ 1/100 và đơn vị mm.(hình trên bản vẽ so vơí thực tế nhỏ hơn 100 lần)

muốn thể hiện các tỷ lệ khác nhau(vd 1/50) ta tiến hành scale theo hệ số là 100/50. sau đó thiết lập dim D50 với hệ số scale factor là 50/100 (chia ngược nhau)và các thông số thể hiện dim cho đẹp mắt (làm thế này có thể thiết lập cho tỉ lệ bất kỳ mà tỷ lệ scale so với tỷ lệ gốc ko tròn như 1/75...(sẽ là 100/75 và75/100) có vẻ tỷ lệ này ít sử dung) .trên hình đã scale nếu bạn đã đo kích thước theo tỷ lệ 1/100 trước khi scales(kích thước đã ko còn đúng) thì ta chọn toàn bộ hình vừa scale được và chọn dim D50 các kích thước sẽ đúng theo tỷ lệ 1/50(như cũ).còn ko bạn chọn D50 và tiến hành đo kích thước trên hình đã scale.

làm như vậy ta có thể thể hiện rất nhiều tỉ lệ khác nhau trên cùng 1 bản vẽ

các tỷ lệ chọn thể hiện sao cho phù hợp với khổ giấy A1.

mọi người cho ý kiến

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các Tiền bối cho Em hỏi:

- Khi nhận 1 bản vẽ và in trên Model có rất nhiều tỷ lệ.1/100, 1/50,01/75, 1/25,1/10...

Muốn chuyển in ấn bản vẽ đó trên Layout cho chuyên nghiệp. Em phải Scale tỉ lệ vẽ của từng đối tượng đó lại, mệt mỏi quá.

Các cao thủ có chiêu nào chuyển nhanh tỷ lệ các đối tượng về 1:1 cho chuẩn và chính xác hết không? mong được chỉ giáo

thanks so much

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào các Bác,

 

E rất thú vị và đồng tình với Bác SSG, E cũng là dân Cơ Khí, Nhưng E ko chuyên như Bác. Nhưng E hoàn toàn đồng tình với Bác SSG đã chia sẻ.

 

Theo E thì bản vẽ Cơ Khí vẫn gian truân nhất đấy các bác ạh! Có gì mạo phạm xin cáo lỗi cùng các Bác nhé.

 

Nếu có dịp E rất muốn mời Bác SSG uống Cafe và làm quen cùng Bác, Hi...Hi. (Email: minhtuan60212@yahoo.com)

 

Thân chào các Bác!

 

 

Để khỏi phải nhắc lại nhiều lần, quy ước:

Phương án 1 (PA1): là cách làm theo kiểu “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ”

Phương án 2 (PA2): là cách làm theo kiểu “muốn bao nhiêu cứ phang bấy nhiêu”

 

 

Chính xác! Không thể thoát khỏi việc nhẩm-tính-nhân-chia. Không scale object thì buộc phải scale các yếu tố khác: paper, text, dim, hatch…. Tuy nhiên, những yếu tố đó trong 1 bản vẽ chỉ làm 1 lần, nhiều lắm là vài lần cho vài kiểu khác nhau.

Tất cả những thiết lập trên, user có thể tốn khá nhiều công sức để chăm chút, chỉnh sửa… nhưng cũng chỉ 1 lần duy nhất và saveas *.dwt. Sau đó cứ ung dung mà xài, hầu như không bao giờ bận tâm đến nữa. Ví dụ như chỗ ssg, luôn luôn có sẵn (từ năm nảo năm nào không nhớ nữa) các bản vẽ mẫu dạng như:

- A3N1-1.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A3, nằm ngang, tỷ lệ 1/1

- A2D1-10.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A2, đặt đứng, tỷ lệ 1/10 v.v…

Trong những bản vẽ này, nhìn vào chỉ thấy cái khung bản vẽ và khung tên. Nhưng bên trong nó, tất cả những thiết lập về paper, text, dim, hatch, layer, linetype, lineweight, plot setting, các block thông dụng… đã có sẵn. Trước khi bắt đầu bản vẽ, user căn cứ vào những gì dự định thể hiện, chọn lấy 1 bản *.dwt phù hợp. Sau đó cứ vô tư vẽ theo PA2. Ngay cả khi in, không cần preview, cứ nhập lệnh plot rồi OK một cách rất tự tin. Ngoại trừ những tính toán về kỹ thuật chuyên môn và một vài trường hợp cần thiết nào đó, ssg hầu như không đụng đến cái calculator khi vẽ, dù bản vẽ có phức tạp cỡ nào. Bạn cũng nên lưu ý rằng, việc nhẩm tính trong đầu 1m = 1000mm không thể so sánh với việc dùng calculator thực hiện phép chia 77.3/4

Nếu theo PA1, bạn phải thực hiện cái vòng lặp “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ” không biết bao nhiêu lần mà đếm. Lần này qua lần khác, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác… không gọi là “phản AutoCAD” thì gọi là gì?

Đó là chưa nói gì đến ứng dụng lisp. Bạn là lispter, bạn thừa biết rằng những thiết lập paper, dim, text, ltype… chẳng là cái “đinh” gì. Không cần các bản vẽ mẫu *.dwt có sẵn, user chỉ chạy 1 lần lệnh lisp là có ngay mọi thứ như ý. Trong khi đó, nếu bạn lập trình cho object, dù có tinh vi, có hoành tráng cỡ nào cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế.

 

Chỗ này cần phân tích thêm một chút ý kiến của vndes. Theo bạn, cứ vẽ bình thường giống như PA2. Khi hoàn thành thì scale toàn bộ những cái đã vẽ theo tỷ lệ phù hợp là xong, không phải lăn tăn điều gì đúng không? Có lẽ bạn không phải là designer nên nghĩ đơn giản vậy thôi. Kiểu làm này có thể thích hợp khi bạn chỉ đơn thuần vẽ lại (không gọi là thiết kế) theo một mẫu có sẵn nào đó và chỉ một mình nó, không có mối liên hệ nào với những bản vẽ khác, đối tượng khác trong một project.

Thực tế phức tạp hơn nhiều vì quá trình lập bản vẽ là sự kết hợp chặt chẽ “2 trong 1” của Thiết kế + Vẽ. Trong quá trình đó, bất kỳ 1 đường nét, 1 yếu tố nào được vẽ ra đều có sự cân nhắc, tính toán, phân tích, đối chiếu với những yếu tố đã có xung quanh. Những cái để tham chiếu có thể là bạn vừa vẽ ra, có thể là copy hoặc reference từ các bản vẽ khác có sẵn.

Những câu hỏi dạng như “chiều dài đoạn này có đúng không”, “khoảng cách từ đây đến kia có ổn không”, “diện tích hình nọ như vậy có phù hợp tiêu chuẩn không”, hay phức tạp hơn là “mặt cắt ngang cái dầm này liệu có bị… sụm bà chè khi chịu tải không”, “trọng lượng khối 3DSolid này như vậy có kinh tế không”….luôn luôn xuất hiện liên tục trong quá trình thiết kế-vẽ. Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể có câu trả lời chính xác khi toàn bộ các yếu tố hình học của các đối tượng có liên quan đều được lập đúng với kích thước thật của nó.

Lý do thứ 2 cũng không kém phần quan trọng là để hoàn thiện một thiết kế, tổng thời gian edit nhiều hơn gấp nhiều lần thời gian create (không biết bao nhiêu lần, tuỳ theo mức độ phức tạp của project). Bạn hoàn thành 1 bản vẽ, có thể nói là rất ưng ý, hết chỗ chê. Nhưng khi bạn lập bản vẽ thứ 2, bạn mới tá hoả ra rằng không có cách gì cho nó phù hợp với bản thứ nhất -> phải chỉnh sửa, move, copy, stretch… tá lả trên bản 1 -> “nhẩm-tính-nhân-chia” khi vẽ khổ 1 thì với edit khổ gấp mười! Chưa hết, khi hoàn thành toàn bộ project, mang lên trình, sếp bảo: cậu sửa chỗ này một chút, chỉnh chỗ kia một tí. Cái “một chút, một tí” của sếp tương đương với mấy ngày làm cả ngoài giờ của cả phòng! Còn nữa, sếp duyệt rồi, nhưng khi chuyển cho khách hàng xem, họ bảo: tôi thích kiểu như vầy, như vầy hơn…. Khách hàng là Thượng đế, phải chiều thôi! Với cung cách như vậy, đụng đến chỗ nào cũng phải “nhẩm-tính-nhân-chia” thì có mà “tẩu hoả nhập ma”!

Ssg không hiểu nhiều lắm về ngành của bạn nhưng vẫn thấy thế này:

Trong các bản vẽ quy hoạch, người ta vẫn vẽ bản hiện trạng và quy hoạch mới cùng một kiểu, cùng tỷ lệ và chồng lên nhau để so sánh, đối chiếu, phân tích…Không như vậy thì lấy cơ sở nào để tính toán diện tích đền bù giải toả chẳng hạn?

Rất nhiều công trình xây dựng được phát triển trên hiện trạng có sẵn. Người ta có thể không phá bỏ hoặc chỉ phá bỏ 1 phần các công trình đang có. Những thiết kế dạng này cũng giống như bên quy hoạch. Không vẽ trùng khớp nhau, cái xây mới cứ lấn vô tư vào cái có sẵn của người ta à?

Ssg cũng đã thấy người ta vẽ bản chung bao gồm cả các bản vẽ xây dựng, điện nước, chiếu sáng, điều hoà thông gió chồng lên nhau với những layer khác nhau, cái nào không cần thì tắt nó đi. Vẽ với kích thước thật chắc có lẽ sẽ thuận tiện hơn nhiều khi cần tính tổng chiều dài dây điện, ống nước, tính diện tích hoặc thể tích phòng để bố trí chiếu sáng, điều hoà...?

Về bản vẽ mặt bằng móng và chi tiết móng. AutoCAD vẫn có một giải pháp rất hữu hiệu cho những người theo PA2 là dùng layout để trình bày. Kiểu bản vẽ như thế này trong ngành Cơ khí vẫn thường hay gặp (dạng hình trích, phóng to để thấy rõ chi tiết trong bản vẽ chung). Trên thực tế, bản thân ssg vẫn có khi làm theo kiểu scale hình và đổi dimstyle. Tuy nhiên, dù có làm như vậy, trong thâm tâm mình vẫn biết rằng đó là giải pháp tình thế trong một số trường hợp riêng nào đó thôi. Phương pháp cơ bản và "chính thống" chỗ ssg vẫn là dùng layout.

 

Ssg cũng xin nói thêm một chút về hệ thống CAD/CAM/CAE (thiết kế-chế tạo-tính toán kết cấu với sự trợ giúp của máy tính). Những ai phải thường xuyên trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm trên với nhau đều nhận thức được rằng, vẽ các yếu tố hình học (geometry) theo đúng kích thước thật (real size) là điều bắt buộc hiển nhiên. Ví dụ đơn giản nhất là máy cắt tole CNC dùng plasma (được dùng khá phổ biến trong ngành Đóng tàu). Muốn cắt 1 tấm tole 500x800 chẳng hạn, bạn phải vẽ nó đúng 500x800. Nếu vẽ 50x80 và có ghi thật to tỷ lệ 1/10 "nó" cũng chẳng hiểu và “vô tư” cắt cho bạn 1 tấm chưa bằng bàn tay!

Qua ví dụ trên có thể nói rằng, cái tỷ lệ bản vẽ chẳng qua là quy ước khi con người có nhu cầu in ra giấy. Khi bạn vẽ đúng kích thước thật, bản thân đối tượng CAD được save trong computer có giá trị hơn gấp nhiều lần “cái vỏ” của nó mà bạn thấy trên giấy khi in ra. Một đối tượng CAD vẽ không đúng kích thước thật, hoàn toàn không đủ “tư cách” để giao tiếp với các phần mềm CAD/CAM/CAE khác: không thể dùng được cho CAM để lập trình gia công, không thể đưa vào CAE để tính toán sức bền… Một bản vẽ CAD nếu được lập theo PA1, ngoài cái mác là “vẽ bằng máy tính”, ăn theo những tiện ích chung nhất của computer, bản chất của nó không khác bản vẽ bằng bút chì và thước kẻ của ngày xưa là mấy! Dùng CAD như vậy cũng giống như nhiều “cơ quan ban ngành” được trang bị các computer đời mới rất hoành tráng nhưng sử dụng chúng như là các máy đánh chữ cao cấp!

 

Kết luận:

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh. Ssg phân tích dài dòng như trên hoàn toàn không có ý áp đặt cách làm. Mục đích duy nhất là để những ai còn mơ hồ về vấn đề này thấy rõ hơn đâu là cái “hồn” của CAD.

Cụm từ “phản AutoCAD” nêu trên có vẻ hơi nặng nề. Ssg thành thật xin lỗi nếu làm ai đó phật lòng. Ssg xin rút lại lời nói trên và không bình luận tiếp, tuỳ mỗi người nhìn nhận và tự rút ra kết luận.

Riêng các bạn trong ngành Cơ khí hoặc một số ngành khác có đặc điểm tương tự, nếu bạn nào vẫn quen vẽ theo PA1 tức là chưa hiểu gì về CAD/CAM/CAE. Đặc biệt là, các ứng dụng CAD/CAM không còn là chuyện xa vời bên đất Mỹ trời Tây mà đã được ứng dụng khá phổ biến và rất hiệu quả tại Việt Nam. Nếu bạn là người đang tìm và thử việc, vẽ theo PA1 chắc chắn bạn sẽ bị out ngay từ vòng loại!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác tranh luận gay gắt quá. em cũng thuộc hệ Amater thôi nhưng em thấy phương án 2 của bác ssv hợp lý hơn. Truớc kia mới nhập môn CDA em cũng còn mù mờ về cái tỉ lệ này nên cứ vô sờ tư chơi theo PA1 nhưng thấy mất công với lại cũng không đúng lắm những gì " cô giáo dạy" sau này vẽ nhiều làm nhiều mới ngộ ra cái đáng ra phải ngộ sớm hơn, dù sao các bác tranh luận biết đâu khai thông ra cái gì đó chung cao siêu hơn. Mong học hỏi được nhiều từ các bác.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kết luận:[/b]

Mỗi người 1 kiểu làm, nhưng kiểu gì thì kiểu, ssg vẫn cực lực lên án cái kiểu "kè kè bên mình cái calculator" để tính trước khi vẽ (hoặc dùng cái calculator của computer, hoặc dùng lệnh 'cal của AutoCAD cũng không khác về bản chất). Các bạn mới tiếp cận AutoCAD càng phải nên hiểu điều đó và đừng nên đi vào "vết xe đổ" của các đàn anh!

 

Em công nhận là vẽ theo PA2 là hay hơn vì mình dễ dàng quản lý bản vẽ. và nguyên tắc làm việc thống nhất trong nhóm như Bác nói là ok. nhưng về cái "kè kè bên mình cái calculator" và "nạo phá thai" thì em chỉ ok 50% thôi. Bác thử vẽ kết cấu một cái Dầm cao 30cm dài 30m hay cái cột 0.3x4m để in ra khổ a4 xem. đảm bảo 100% bác sẽ phải dùng đến nó.(Hi hi. các bác sừng sỏ về kết cấu cho em chém gió tí :rolleyes: )

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cái này thì kg rành nhưng mình nghĩ rằng nó kg đến mức thụ động và cứng nhắc như Bác mô tả.

Bác làm thế e kg fải.

Tất nhiên trong 1 cty tổ chức cần có sự thống nhất.

Ví dụ Trong 1 cty ai cũng PA1 mà mình Bác PA2 thì mới gọi là false hoặc ngược lại.

Ngta chưa thuộc về Bác, về cty Bác. Bác kg thể làm như vậy.

Với mình chỉ quan niệm rằng ai vẽ gì cũng đc, kiểu gì cũng đc. Miễn là đúng tỷ lệ là đc. kg nhất thiết phải bằng kích thuớc thật.

Ng ta dựng 1 mô hình có thể chỉ là 1/2 của kích thước thật nhưng vẫn đúng tỷ lệ là đc bác kg thể cho ngta false đc. Bác kg có lý do gì cho ngta false đc.

 

Mai sau Bác trở thành Danh nhân CADVIET anh em có dựng tượng đồng cho Bác, Bác đừng yêu cầu dựng bằng người thật. Nếu kg thì chết anh em.

Anh em dựng mẫu nho nhỏ nhưng kg làm méo body của Bác là đc rồi nhé. Have Fun!

Mình cũng đồng ý quan điểm của bạn!

*miễn sao mình đặt đúng tỷ lệ:dim, text, theo các tiêu chuẩn như TCVN....!cái này là quan trọng, ai muốn vẽ thế nào cũng được,vẽ theo cách của mình hay vẽ và tuỳ cơ ứng biến.

*Khi nhìn vào "mẫu dựng nho nhỏ của bác không bị méo body là được"

*Các bác tranh luận nhiều thì cũng có ích bởi vỡ lẽ ra nhiều vấn đề,ai chưa hiểu vấn đề gì thì tranh luận tiếp thì lại vỡ lẽ ra tiếp...!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nhưng, PA1 sẽ bị vướng một số thứ:

- Cách này khó áp dụng cho TeamWork và tái sử dụng bản vẽ. Người khác (cho dù vẽ theo PA1 hoặc PA2) đều rất khó khớp nối hay tái sử dụng khối lượng công việc của bạn.

Nên thống nhất PA trong cùng 1 bộ phận trước. Nếu theo PA1, vẽ cá nhân thì không có gì để bàn vì không ảnh hưởng đến ai, người nào sử dụng quen rồi vẫn ổn :rolleyes: . Nhưng làm việc tập thể thì lại khác. Mình thấy PA2 tốt quá rồi, cứ thế mà phang ! Bác nào không tin cứ làm teamwork sẽ thấy các Xref nhảy lộn tùng phèo (nhất là MB tổng thể), đủ thứ hệ lụy trên đời :s_big: , tốn thời gian chỉnh sửa không cần thiết :s_big:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác đừng suy nghĩ hẹp như vậy. Ngành của Bác còn ít số 0, chứ mấy cái ngành khác mà làm kiểu Bác thì gõ số 0 gãy tay mất.

Bác cũng đừng chống chế là sẽ đổi đơn vị nhé. Bởi thực ra đó cũng chỉ là phép chia thôi.

 

"phản AutoCAD" là hơi cường điệu.

Theo mình thì ủng hộ ý kiến của bác SSG vì làm như cách của bác Nộ Thiên ngại đánh thêm vài số 0 mà lại phải cầm theo chiếc máy tính cầm tay để nhân chia theo tỷ lệ thì chắc là mất thời gian hơn nhiều.

Theo mình thì cứ kích thước ngoài thực tế là bao nhiêu thì trong bản vẽ mình cũng phang bấy nhiêu ( vẽ theo tỷ lệ 1:1)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chao anh Ssg!

được biết anh sử dụng thành thạo layout anh có thể hướng dẫn giúp:

khi sang layout để in một bản vẽ bất kỳ bên model ta dùng lệnh MV để hiển thị và điều chỉnh. Tuy nhiên các kích thước sẽ quá hỏ hoặc quá to cần thực update kích thước theo layout đã đặt. Nhưng tôi làm mãi mà chữ số, kích thước vẫn phụ thuộc vào kích thước đặt bên model có nghĩa là không hợp lý với layout đã đăt. Xin cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vấn đề này đúng là quan trọng rồi

 

AE cứ làm vài công trình chắc quen hết thôi

 

Mình thì vẫn dùng 2 cách, cái này mà sắp xếp đơn giản, thì vẫn model với các dimstyle khác nhau

 

Phức tạp hơn thì chuyển sang in layout, mình gửi các bạn file mà mình làm đồ án tốt nghiệp (1 trong 15 bản vẽ :undecided: )

Cái này kết hợp cả model và layout

Làm đồ án nên chắc bản vẽ còn có sai sót :(

 

http://www.mediafire.com/?dob4ffvhxlq87ec

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Từ trước đến nay, em được biết rằng:

 

- Khi vẽ theo tỉ lệ, giả sử đọan thẳng đó 60mm, nhưng vẽ tỉ lệ 1:2 thì vẽ 30mm, và ghi kích thước thì lại ghi đúng 60, trong khung tên thì ghi tỉ lệ vẽ là 1:2

 

Nhưng bây giờ thì em gặp phải 1 vấn đề như sau:

 

Em thấy 1 bản vẽ xây dựng, vẽ 1 đọan thẳng là 60 và cuối bản vẽ ghi là tỉ lệ 1/100. Nhưng khi đo đọan thẳng đó vẫn là 60. Em không hiểu. Vì khi vẽ tỉ lệ xong, phải dùng lệnh ddedit để chỉnh con số kích thước thì mới đúng được.

 

Nhờ các anh giải thích giúp em

 

-----------------------------------------------------

Topic này khá xôm tụ nhỉ, luận bàn căng thẳng gớm

Tôi thấy đa số anh em kỹ sư bây giờ biết vẽ cad nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp lắm. Một số dùng chức năng edit kích thướ, scale dối tượng cho phù hợp thôi, còn thiết lập quá nhiều dimentions style, style...

Tôi thì thích vẽ chuẩn trên Model với tỷ lệ và 1 kiểu kích thước, sang Layout in ấn với mọi khổ giấy và thiêtlập tỉ lệ hình vẽ trên khổ giấy ấy cho phù hợp là OK. Vừa đúng, đẹp vừa gọn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Từ trước đến nay, em được biết rằng:

 

- Khi vẽ theo tỉ lệ, giả sử đọan thẳng đó 60mm, nhưng vẽ tỉ lệ 1:2 thì vẽ 30mm, và ghi kích thước thì lại ghi đúng 60, trong khung tên thì ghi tỉ lệ vẽ là 1:2

 

Nhưng bây giờ thì em gặp phải 1 vấn đề như sau:

 

Em thấy 1 bản vẽ xây dựng, vẽ 1 đọan thẳng là 60 và cuối bản vẽ ghi là tỉ lệ 1/100. Nhưng khi đo đọan thẳng đó vẫn là 60. Em không hiểu. Vì khi vẽ tỉ lệ xong, phải dùng lệnh ddedit để chỉnh con số kích thước thì mới đúng được.

 

Nhờ các anh giải thích giúp em

 

-----------------------------------------------------

Topic này khá xôm tụ nhỉ, luận bàn căng thẳng gớm

Tôi thấy đa số anh em kỹ sư bây giờ biết vẽ cad nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp lắm. Một số dùng chức năng edit kích thướ, scale dối tượng cho phù hợp thôi, còn thiết lập quá nhiều dimentions style, style...

Tôi thì thích vẽ chuẩn trên Model với tỷ lệ 1-1 và 1 kiểu kích thước, sang Layout in ấn với mọi khổ giấy và thiêtlập tỉ lệ hình vẽ trên khổ giấy ấy cho phù hợp là OK. Vừa đúng, đẹp vừa gọn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-----------------------------------------------------

Topic này khá xôm tụ nhỉ, luận bàn căng thẳng gớm

Tôi thấy đa số anh em kỹ sư bây giờ biết vẽ cad nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp lắm. Một số dùng chức năng edit kích thướ, scale dối tượng cho phù hợp thôi, còn thiết lập quá nhiều dimentions style, style...

Tôi thì thích vẽ chuẩn trên Model với tỷ lệ 1-1 và 1 kiểu kích thước, sang Layout in ấn với mọi khổ giấy và thiêtlập tỉ lệ hình vẽ trên khổ giấy ấy cho phù hợp là OK. Vừa đúng, đẹp vừa gọn.

Mình thây cách của bạn khá hay và hiệu quả.

nhưng muốn thiết lập trên layout các hình vẽ với các tỷ lệ khác nhau của khổ giấy bạn làm như thế nào?ý nói cách của bạn đó./.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Quả thật mình đọc bài các bạn xong cũng đau hết cả đầu, thật ra nói vẽ tỷ lệ 1:1 cũng chẳng thống nhất giữa mọi người, có người vẽ 1m thì nhập 1, có người vẽ 1m lại nhập 1000....Túm lại là mọi người không có 1 quy chuẩn để làm việc nó mệt thế đấy.

quan trọng là bạn thiết lập tỷ lệ bản vẽ như nào thôi nếu đơn vị bạn để là mm >>> nếu 1m ngoài thực tế thì vào cad bạn nhập 1000 còn đơn vị bạn để là m thì ngoài thực tế 1m vào cad bạn nhập 1 :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Từ trước đến nay, em được biết rằng:

 

- Khi vẽ theo tỉ lệ, giả sử đọan thẳng đó 60mm, nhưng vẽ tỉ lệ 1:2 thì vẽ 30mm, và ghi kích thước thì lại ghi đúng 60, trong khung tên thì ghi tỉ lệ vẽ là 1:2

 

Nhưng bây giờ thì em gặp phải 1 vấn đề như sau:

 

Em thấy 1 bản vẽ xây dựng, vẽ 1 đọan thẳng là 60 và cuối bản vẽ ghi là tỉ lệ 1/100. Nhưng khi đo đọan thẳng đó vẫn là 60. Em không hiểu. Vì khi vẽ tỉ lệ xong, phải dùng lệnh ddedit để chỉnh con số kích thước thì mới đúng được.

 

Nhờ các anh giải thích giúp em

Mình thấy dễ nhất là sử dụng layout thích tỷ lệ ntn cũng chiều hết

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo mình thì ủng hộ ý kiến của bác SSG vì làm như cách của bác Nộ Thiên ngại đánh thêm vài số 0 mà lại phải cầm theo chiếc máy tính cầm tay để nhân chia theo tỷ lệ thì chắc là mất thời gian hơn nhiều.

Theo mình thì cứ kích thước ngoài thực tế là bao nhiêu thì trong bản vẽ mình cũng phang bấy nhiêu ( vẽ theo tỷ lệ 1:1)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình thây cách của bạn khá hay và hiệu quả.

nhưng muốn thiết lập trên layout các hình vẽ với các tỷ lệ khác nhau của khổ giấy bạn làm như thế nào?ý nói cách của bạn đó./.

 

Vấn đề này không phải nói mấy dòng comment trên 4rum này là làm được đâu. Nhưng đã trót thì trét luôn.

Bạn thiết lập trên từng layout: Layout 1 = A0, Layout 2 = A1, Layout3 = A2,.....

Chiếu theo từng kích thước khổ giấy (A0, A1, A2...), mà chọn tỷ lệ hình cầm trích xuất trong khổ giấy cho đúng, đẹp. Giống như bạn có căn phòng rồi, cần bố trí nội thất vô đó tùy rộng hẹp mà thôi, dễ hiểu dễ làm...

Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong 1 bản vẽ (một bản in) nếu cùng 1 tỷ lệ (1-100 hoặc 1-500......) thì đơn giản ,cứ vẽ đúng tỷ lệ 1:1( có nghĩa 1 đường thẳng 60Cm thì cứ vẽ 60 đơn vị

trong CAD.) sau đó ta thiêt lập đúng tỷ lệ trong trang in (1-100....) khi in ta có đúng tỷ lệ như mong muốn.

Còn trong 1 bản vẽ mà vẽ 2 hoặc 3 tỷ lệ khác nhau (Hay gặp trong chi tiết của bản vẽ cơ khí) thì ta phải làm như vậy (hơi lâu và có vẽ

thủ công) .Còn nếu cao thủ hơn .ta vẫn vẽ 1:1 cho tất cả chi tiêt ,rồi vào trang Layout bên cạnh và trên khung nhìn của 1 trang in ta tao nhiều khung nhìn

có nhiêu tỷ lệ theo yêu cầu rôi liên kêt với trang Modem bằng lệnh Zoom xp và khai bảo tỷ lệ .xong khóa khung nhìn rồi in

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình không phải là dân chuyên vẽ nhưng hầu như ngày nào cũng phải vẽ một số thứ để thiết kế.

Đồng ý với quan điểm của ssg, vì khi thiết kế vừa phải suy nghĩ đặt bao nhiêu cho vừa, rồi lại phải nhẩm tỉ lệ nữa thì có lúc cũng loạn.

Mình không phải vẽ những bản quy hoạch mà kích thước lên đến km nên không bình luận. Nhưng ví dụ như vẽ béton và thép riêng rồi ghép lại :

- đơn vị béton thường là cm; thép là mm

- nếu vẽ béton mà tự quy định 1 đơn vị cad = 1 cm thì đúng là khi vẽ chỉ riêng béton thôi rất OK. Nhưng khi ghép với thép (đơn vị cad = 1 mm) thì đã xuất hiện vấn đề tỉ lệ 10:1 rồi.

Có bạn sẽ nói nhân 10 lên là xong, nhưng sẽ có lúc nhầm lẫn, mà bạn tưởng tượng khi 1 cái dầm 100 cm béton thành 10 cm thì hậu quả thế nào?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×