Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
svt

Tìm hiểu về tỉ lệ vẽ

Các bài được khuyến nghị

Từ trước đến nay, em được biết rằng:

 

- Khi vẽ theo tỉ lệ, giả sử đọan thẳng đó 60mm, nhưng vẽ tỉ lệ 1:2 thì vẽ 30mm, và ghi kích thước thì lại ghi đúng 60, trong khung tên thì ghi tỉ lệ vẽ là 1:2

 

Nhưng bây giờ thì em gặp phải 1 vấn đề như sau:

 

Em thấy 1 bản vẽ xây dựng, vẽ 1 đọan thẳng là 60 và cuối bản vẽ ghi là tỉ lệ 1/100. Nhưng khi đo đọan thẳng đó vẫn là 60. Em không hiểu. Vì khi vẽ tỉ lệ xong, phải dùng lệnh ddedit để chỉnh con số kích thước thì mới đúng được.

 

Nhờ các anh giải thích giúp em

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Từ trước đến nay, em được biết rằng:

 

- Khi vẽ theo tỉ lệ, giả sử đọan thẳng đó 60mm, nhưng vẽ tỉ lệ 1:2 thì vẽ 30mm, và ghi kích thước thì lại ghi đúng 60, trong khung tên thì ghi tỉ lệ vẽ là 1:2

 

Nhưng bây giờ thì em gặp phải 1 vấn đề như sau:

 

Em thấy 1 bản vẽ xây dựng, vẽ 1 đọan thẳng là 60 và cuối bản vẽ ghi là tỉ lệ 1/100. Nhưng khi đo đọan thẳng đó vẫn là 60. Em không hiểu. Vì khi vẽ tỉ lệ xong, phải dùng lệnh ddedit để chỉnh con số kích thước thì mới đúng được.

 

Nhờ các anh giải thích giúp em

mình giải thích thế này ko biết có đúng ko nếu sai hay thiếu sót gì mong các bro khác giú đỡ,để a e cùng tiến bộ.

Bạn dùng thử lệnh MVsetup để giới hạn bản vẽ và định tỷ lệ.VD bạn muốn vẽ 1 đoạn thẳng 60 theo tl 1:2 thì bạn định tl bản vẽ là 1:2 ,sau đó bạn vẽ 1 line 60(nhập đúng giá trị 60) và đo kích thước lại đúng bằng 60.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Từ trước đến nay, em được biết rằng:

Khi vẽ theo tỉ lệ, giả sử đọan thẳng đó 60mm, nhưng vẽ tỉ lệ 1:2 thì vẽ 30mm

Mỗi người có 1 cách làm. Nhưng theo cách tô màu đỏ trên là kiểu vẽ bằng... bút chì và thước kẻ, cực kỳ phi lý và "phản AutoCAD"! Bạn tichuot nói chính xác, muốn vẽ 60 thì cứ 60 mà "tương", không phải "lăn tăn" nhân chia tỷ lệ gì cả!

Để có dim phù hợp thì dùng lệnh dimstyle. Để có bản in đúng tỷ lệ thì dùng lệnh Pagesetup, thiết lập Plot Scale phù hợp (không Pagesetup cũng được, chỉ cần Plot Scale trước khi in). Để có bản vẽ với nhiều tỷ lệ khác nhau thì dùng Layout để trình bày, và vẫn tuân thủ nguyên tắc: muốn vẽ 60 thì cứ 60 mà "tương"!

  • Vote tăng 1
  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mỗi người có 1 cách làm. Nhưng theo cách tô màu đỏ trên là kiểu vẽ bằng... bút chì và thước kẻ, cực kỳ phi lý và "phản AutoCAD"! Bạn tichuot nói chính xác, muốn vẽ 60 thì cứ 60 mà "tương", không phải "lăn tăn" nhân chia tỷ lệ gì cả!

Để có dim phù hợp thì dùng lệnh dimstyle. Để có bản in đúng tỷ lệ thì dùng lệnh Pagesetup, thiết lập Plot Scale phù hợp (không Pagesetup cũng được, chỉ cần Plot Scale trước khi in). Để có bản vẽ với nhiều tỷ lệ khác nhau thì dùng Layout để trình bày, và vẫn tuân thủ nguyên tắc: muốn vẽ 60 thì cứ 60 mà "tương"!

 

Bác đừng suy nghĩ hẹp như vậy. Ngành của Bác còn ít số 0, chứ mấy cái ngành khác mà làm kiểu Bác thì gõ số 0 gãy tay mất.

Bác cũng đừng chống chế là sẽ đổi đơn vị nhé. Bởi thực ra đó cũng chỉ là phép chia thôi.

 

"phản AutoCAD" là hơi cường điệu.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo đánh giá của mình thì p.án của svt cao hơn p.án của tichuot:

 

- theo svt thì vẽ tỷ lệ nào thì chia cho tỷ lệ đó có nghĩa rằng 1đơn vị vẽ = 1 đơn vị giấy (mm). Cách này ngòai cái lợi là ít nhập số 0, còn có cái lợi quan trọng khác đó là người vẽ (đặt biệt với những ng mới làm quen với CAD) dễ dàng set các giá trị như text hight, dimstyle, hatchscale... vì cho dù vẽ ở tỷ lệ nào thì các giá trị này kg bao giờ thay đổi.

 

- theo tichuot thì vẽ đối tượng với giá trị nhập = kích thước thật. Cách này có nghĩa là nếu bây giờ chúng ta muốn vẽ 1 đối tượng thật ở tỷ lệ 1/50 thì phải set các giá trị Text hight = 50*2=100 chẳng hạn. (nếu muốn text đó in ra có ch.cao =2mm).

 

Và bây giờ xét thêm: nếu cũng với đối tượng trên và vẽ với tỷ lệ 1/100 theo p.án của tichuot thì tương tự ta sẽ có Text hight = 200. (nếu muốn in ra là 2mm)

 

Theo mình chính sự khác nhau giữa 2 giá trị "text hight" này mà gây nên 1 sự hoang mang cho những người mới làm quen với CAD mà vẽ theo p.án của tichuot. Bởi vì với mỗi tỷ lệ của bản vẽ sẽ có 1 hệ thống các giá trị text hight, dimstyle, hatchscale... khác nhau. Cũng chính vì lí do này mà trên diễn đàn chúng ta có rất nhiều thắc mắc của ng mới làm quen với CAD là làm thế nào để control đc các gia trị Texthight. dimstyle... để in ra cho = nhau.

 

Theo cách vẽ của tichuot sẽ còn 1 trở ngại nữa là chuyện gì sẽ xảy ra khi ta ghép nhiều bản vẽ đc vẽ ở nhiều tỷ lệ khác nhau lại chung 1 file. Nó sẽ xuất hiện rất nhiều text có giá trị texthight vô lường. Dẫn đến tình trạng lúc in ra chữ to chữ nhỏ nếu kg hiểu đc vấn đề. Chính điều này mà topic "Làm thế nào để vẽ nhiều tỷ lệ trên 1 file" có rất nhiều người quan tâm.

 

Trong khi đó với cách vẽ của svt thì hòan tòan khác hẳn. Text, Dim, Hatch luôn luôn thống nhất, in ra răm rắp.

 

Vì vậy theo mình những người mới làm quen với CAD nên theo p.án của Bạn svt. Còn một khi bạn đã nắm đc vấn đề về tỷ lệ thì theo cách nào là kg còn quan trọng nữa.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác đừng suy nghĩ hẹp như vậy. Ngành của Bác còn ít số 0, chứ mấy cái ngành khác mà làm kiểu Bác thì gõ số 0 gãy tay mất.

Bác cũng đừng chống chế là sẽ đổi đơn vị nhé. Bởi thực ra đó cũng chỉ là phép chia thôi.

 

"phản AutoCAD" là hơi cường điệu.

Vấn đề này nêu lên là chấp nhận sự tranh luận, có thể là gay gắt. Ssg không né tránh điều đó và xin đưa ra một số ý kiến:

 

1) Ssg tuy thuộc chuyên ngành cơ khí nhưng cũng đã tiếp xúc với đủ loại bản vẽ của nhiều ngành khác nhau. Mỗi người, mỗi đơn vị, mỗi ngành có một cách làm khác nhau. Mình rất hiểu điều đó và mặc nhiên chấp nhận sự đa dạng, đa dạng đến bát nháo(!), trong các tài liệu thiết kế.

Cái kiểu nhân chia, nhẩm tính tỷ lệ rồi vẽ có "phản AutoCAD" hay không, mời bạn xem lại vài đoạn Help của AutoCAD, kèm theo bản dịch của ssg (có thể chưa hay lắm nhưng cơ bản là không sai ý của AutoDesk):

 

Set Units Measurement

AutoCAD does not use a predefined system of unit measure such as meters or inches. For example, a distance of one unit may represent one centimeter, one foot, or one mile in real-world units. Before you begin drawing, decide what distance one unit will represent, and then create your drawing with that convention.

Thiết lập đơn vị đo lường

AutoCAD không định nghĩa trước một hệ đo lường nào, chẳng hạn như mét hoặc inch. Ví dụ, khoảng cách của 1 đơn vị có thể biểu diễn 1 cm, 1 foot hoặc 1 mile trong thực tế. Trước khi bắt đầu vẽ, bạn hãy xác định rằng, 1 đơn vị vẽ sẽ đại diện cho 1 khoảng cách nào và tạo bản vẽ của bạn theo quy ước này.

 

Draw to scale

When you draft on paper, you determine the scale before you start drawing. This scale compares the size of the drawn object to the actual size of the object the drawing represents. For example, each quarter inch in an architectural drawing might equal one foot in the floor plan of a house. The scale you choose must allow the drawing of the object to fit on the paper.

In AutoCAD, this process is reversed. You draw with a unit type you specify (architectural, decimal, and so on) or with the default unit type (decimal). Each unit on the screen represents whatever you want it to be: an inch, a millimeter, a kilometer. Therefore, if you are drawing a motor part, one unit might equal a millimeter. If you are drawing a map, one unit might equal one kilometer.

Vẽ theo tỷ lệ

Khi bạn vẽ trên giấy, bạn phải xác định tỷ lệ trước khi vẽ. Tỷ lệ này so sánh kích thước của đối tượng vẽ với kích thước thật mà bản vẽ biểu diễn. Ví dụ, ¼ inch trong bản vẽ kiến trúc phải bằng 1 foot của bản vẽ mặt bằng nhà. Bạn phải chọn tỷ lệ sao cho đối tượng vừa vặn với bản vẽ.

Với AutoCAD, quá trình này ngược lại. Bạn vẽ với một kiểu đơn vị xác định (kiểu kiến trúc, kiểu thập phân v.v…) hoặc với kiểu mặc định là thập phân. Mỗi đơn vị trên màn hình biểu diễn bất cứ cái gì bạn muốn: 1 inch, 1 mm, 1 km. Như vậy, nếu bạn vẽ 1 bộ phận máy, 1 đơn vị phải bằng 1 mm. Nếu bạn vẽ 1 bản đồ, 1 đơn vị phải bằng 1 km.

 

Layout Overview

The AutoCAD window provides two parallel working environments represented by the Model and Layout tabs. Working on the Model tab, you draw a model of your subject. On the layout tabs, you can arrange multiple "snapshots" of the model. Each layout represents a drawing sheet that can display one or more views of the model at various scales.

The Model tab accesses a limitless drawing area. In model space, you draw at 1:1 scale, and you decide whether one unit represents one inch (for a bracket) or one meter (for a bridge).

Layout tabs access virtual drawing sheets. When you set up a layout, you tell AutoCAD the sheet size you want to use. The layout represents the drawing sheet. This layout environment is called paper space.

In a layout, you can create and position viewports, and you can add dimensions, a title block, or other geometry. Viewports display a drawing's model space objects, that is, the objects you created on the Model tab. Each viewport can display the model space objects at a specified scale.

You can create multiple layouts in a drawing; each layout can contain different plot settings and paper sizes.

Tổng quan về Layout

AutoCAD cung cấp đồng thời 2 môi trường làm việc gọi là Model và Layout. Khi làm việc trong Model, bạn vẽ mô hình của đối tượng. Trong layout, bạn có thể trình bày nhiều “ảnh chụp” của mô hình. Mỗi layout mô tả một tờ giấy, trên đó hiển thị một hoặc nhiều góc nhìn của mô hình với những tỷ lệ khác nhau.

Model không giới hạn vùng vẽ. Trong không gian mô hình, bạn vẽ ở tỷ lệ 1:1 và tùy ý quy định 1 đơn vị trên bản vẽ tương ứng với 1 inch (cho một cái giá đỡ) hoặc 1 mét (cho một chiếc cầu).

Layout được xem như tờ giấy ảo. Khi bạn thiết lập một layout, bạn phải khai báo khổ giấy sử dụng. Môi trường layout được gọi là không gian giấy.

Trong layout, bạn có thể tạo và sắp xếp các khung nhìn, có thể ghi kích thước, ghi chú hoặc các đối tượng hình học khác. Các khung nhìn hiển thị các đối tượng trong không gian mô hình với một tỷ lệ xác định.

Bạn có thể tạo nhiều layout trong một bản vẽ. Mỗi layout có thể khác nhau về khổ giấy và các thiết lập khác khi in.

 

2) Chiếu theo hướng dẫn của AutoCAD, những ai muốn vẽ 1 line từ Sài Gòn - Hà Nội mà gõ 1800000000 (mm) cũng là "phản AutoCAD" (thuận AutoCAD là quy ước 1 drawing unit = 1 km và nhập số 1800; hoặc 1 drawing unit = 100km và nhập số 18).

 

3) Ssg đã theo cái "nghiệp" thiết kế từ thời dùng bút chì và thước kẻ, vô cùng khổ sở khi lúc nào cũng phải kè kè bên mình cái calculator để tính tỷ lệ cho bất cứ cái gì định vẽ. Ví dụ: kích thước 77.3mm, tỷ lệ 1/4 -> đoạn phải vẽ trên giấy là: 77.3/4 = 19.325. Từ ngày được làm quen với AutoCAD, ssg thấy sướng cả người. Trong rất nhiều lý do để "sướng", lý do quan trọng nhất có lẽ là: muốn vẽ 77.3 thì cứ 77.3 mà phang!

 

4) Vấn đề copy, phối hợp qua lại giữa nhiều bản vẽ với nhau là công việc thường ngày của ssg. Bạn đã nhấn mạnh đến dimscale, textheight... mà vô tình (hay cố ý?) lờ đi yếu tố quan trọng hơn là bản thân kích thước thật của các đối tượng. Các bản vẽ được thiết lập theo kiểu "nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ" khi phối hợp nhau chẳng ra cái hệ gì cả. Muốn chúng phối hợp đúng với nhau, bạn phải scale hình lên. Khi đó, liệu các text, dim có còn như nguyên thuỷ hay không? Hay là phải cần đến cái fakedim mà như anh Hoành đã ví von là "nạo phá thai"! Chưa hết, trong bản vẽ tổng thể, bạn phối hợp chừng chục bản vẽ con, bạn sẽ rối tinh lên vì không biết "chú" nào đã vẽ ở tỷ lệ nào.

 

5) Ssg đang làm việc trên cương vị Trưởng phòng kỹ thuật. Bất cứ anh nào đưa bản vẽ để phối hợp, chỉ cần ssg phát hiện ra một đối tượng dim bất kỳ bị "độ chế", tức là dimlfac khác 1 (hay nói cách khác, trị số đo được bằng lệnh distance không trùng với con số kích thước mà nó biểu diễn) sẽ nhận được một "bài ca" và được yêu cầu vui lòng vẽ lại! Tất nhiên là cũng không đến nỗi căng lắm, vẫn chấp nhận một số trường hợp "xé rào", độ chế tá lả (ngay cả bản thân ssg), nhưng phải có lý do chính đáng: thời gian gấp quá, bản vẽ ít quan trọng, ít mang tính phối hợp chung...

 

Kết luận:

Mỗi người 1 kiểu làm, nhưng kiểu gì thì kiểu, ssg vẫn cực lực lên án cái kiểu "kè kè bên mình cái calculator" để tính trước khi vẽ (hoặc dùng cái calculator của computer, hoặc dùng lệnh 'cal của AutoCAD cũng không khác về bản chất). Các bạn mới tiếp cận AutoCAD càng phải nên hiểu điều đó và đừng nên đi vào "vết xe đổ" của các đàn anh!

  • Vote tăng 13

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vẽ theo tỷ lệ

Khi bạn vẽ trên giấy, bạn phải xác định tỷ lệ trước khi vẽ. Tỷ lệ này so sánh kích thước của đối tượng vẽ với kích thước thật mà bản vẽ biểu diễn. Ví dụ, ¼ inch trong bản vẽ kiến trúc phải bằng 1 foot của bản vẽ mặt bằng nhà. Bạn phải chọn tỷ lệ sao cho đối tượng vừa vặn với bản vẽ.

Với AutoCAD, quá trình này ngược lại. Bạn vẽ với một kiểu đơn vị xác định (kiểu kiến trúc, kiểu thập phân v.v…) hoặc với kiểu mặc định là thập phân. Mỗi đơn vị trên màn hình biểu diễn bất cứ cái gì bạn muốn: 1 inch, 1 mm, 1 km. Như vậy, nếu bạn vẽ 1 bộ phận máy, 1 đơn vị phải bằng 1 mm. Nếu bạn vẽ 1 bản đồ, 1 đơn vị phải bằng 1 km.

Rõ ràng là "scale Object" hay "scale Paper" thì vẫn là "scale"

Rõ ràng Bác đã thực hiện phép chia mà Bác lại kg chấp nhận nó.

 

Nếu bạn vẽ 1 bản đồ, 1 đơn vị phải bằng 1 km

Mình đã nói ở bài trên đổi đơn vị thực chất cũng là thực hiện phép chia.

Với cách vẽ Bản đồ Bác đưa ra rõ ràng Bác vẽ theo cách svt với tỉlệ 1/1000.000 rồi.

 

4) Vấn đề copy, phối hợp qua lại giữa nhiều bản vẽ với nhau là công việc thường ngày của ssg. Bạn đã nhấn mạnh đến dimscale, textheight... mà vô tình (hay cố ý?) lờ đi yếu tố quan trọng hơn là bản thân kích thước thật của các đối tượng. Các bản vẽ được thiết lập theo kiểu "nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ" khi phối hợp nhau chẳng ra cái hệ gì cả. Muốn chúng phối hợp đúng với nhau, bạn phải scale hình lên. Khi đó, liệu các text, dim có còn như nguyên thuỷ hay không? Hay là phải cần đến cái fakedim mà như anh Hoành đã ví von là "nạo phá thai"! Chưa hết, trong bản vẽ tổng thể, bạn phối hợp chừng chục bản vẽ con, bạn sẽ rối tinh lên vì không biết "chú" nào đã vẽ ở tỷ lệ nào.

Ở đây Bác đã nhầm lẫn giữa việc copy qua lại giữa các bản vẽ và việc ghép các đối tượng đc vẽ ăn khớp với nhau. Đó là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Có thể vấn đề này là do chúng ta khác nhau về ngành nghề. Bác thì cần ghép 1 con ốc vít vừa vặn với con tán. Còn bọn mình thì kg làm việc đó. Bản vẽ MB một bên, bản vẽ chi tiết 1 bên (không thể ghép bản vẽ chi tiết móng vào bản vẽ MB móng đc. ), nên chẳng bao giờ dùng fakedim.

Nhưng nếu bị buộc fải rơi vào trường hợp ghép đối tượng như Bác thì mình cũng chẳng xài fakedim làm gì thà quét dim để change dimstyle còn hơn. Vì vậy ý tưởng viết fakedim là kg cần thiết.

Ở đây cũng có chỗ khác quan điểm, theo mình thì chỉ cần giá trị của textdim luôn luôn = "<>" là ok.

 

Kết luận:

Các p.án vẽ trên mang tính tổng quát là như nhau đối với việc muốn thể hiện nhiều tỷ lệ trong 1 file cad. Không có p.án nào vượt trội p.án nào. Dù thực hiện theo p.án nào thì phép chia vẫn là điều bắt buộc. Bác có chạy đằng trời cũng không thể thoát khỏi "kè kè bên mình cái calculator". Nếu Bác kg thực hiện phép chia ở nhóm Object thì bắt buộc Bác thực hiện nó ở nhóm các đối tượng phụ thuộc vào paper như Text. Dim, Hatch...

Vì vậy ai đó khẳng định rằng 1 trong 2 p.án là "phản AutoCAD" là điều không thể chấp nhận.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác tranh luận nhiều quá, hehhehe. Mỗi bác một cách thôi. Mình không là dân CAD nhưng mà thâm niên CAD cũng nhiều (từ AutoCad R12 for DOS, lúc đó còn đang học phổ thông). Đảm bảo trong này nhiều bác còn không biết R13c4 là cái gì.

Mình cũng không đồng ý chuyện vẽ CAD lại phải mang mội cái Calculator đi kèm.

Chuyện qui ước 1unit = ? trên thực tế là do mình và do yêu cầu thôi (mình cũng từng nói trên một bài viết khác rồi). Chỉ khi nào in ra giấy mới biết tỉ lệ của nó thế nào.

Vậy nên nếu bản vẽ cần thể hiện đơn vị là mm thì ta có mặc định 1unit = 1mm, cần thể hiện là m thì 1unit = 1m.

Còn dim thì cũng đơn gian mà dim100 là cho tỷ lệ 1/100. Các bác cứ vẽ bình thường. Khi nào sắp in thì scale lai xong rùi chuyển về các dim tương ứng.

Vậy thui...

Xin lỗi đã "múa rìu qua mắt thợ"

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Nếu Bác kg thực hiện phép chia ở nhóm Object thì bắt buộc Bác thực hiện nó ở nhóm các đối tượng phụ thuộc vào paper như Text. Dim, Hatch...

 

Để khỏi phải nhắc lại nhiều lần, quy ước:

Phương án 1 (PA1): là cách làm theo kiểu “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ”

Phương án 2 (PA2): là cách làm theo kiểu “muốn bao nhiêu cứ phang bấy nhiêu”

 

Chính xác! Không thể thoát khỏi việc nhẩm-tính-nhân-chia. Không scale object thì buộc phải scale các yếu tố khác: paper, text, dim, hatch…. Tuy nhiên, những yếu tố đó trong 1 bản vẽ chỉ làm 1 lần, nhiều lắm là vài lần cho vài kiểu khác nhau.

Tất cả những thiết lập trên, user có thể tốn khá nhiều công sức để chăm chút, chỉnh sửa… nhưng cũng chỉ 1 lần duy nhất và saveas *.dwt. Sau đó cứ ung dung mà xài, hầu như không bao giờ bận tâm đến nữa. Ví dụ như chỗ ssg, luôn luôn có sẵn (từ năm nảo năm nào không nhớ nữa) các bản vẽ mẫu dạng như:

- A3N1-1.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A3, nằm ngang, tỷ lệ 1/1

- A2D1-10.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A2, đặt đứng, tỷ lệ 1/10 v.v…

Trong những bản vẽ này, nhìn vào chỉ thấy cái khung bản vẽ và khung tên. Nhưng bên trong nó, tất cả những thiết lập về paper, text, dim, hatch, layer, linetype, lineweight, plot setting, các block thông dụng… đã có sẵn. Trước khi bắt đầu bản vẽ, user căn cứ vào những gì dự định thể hiện, chọn lấy 1 bản *.dwt phù hợp. Sau đó cứ vô tư vẽ theo PA2. Ngay cả khi in, không cần preview, cứ nhập lệnh plot rồi OK một cách rất tự tin. Ngoại trừ những tính toán về kỹ thuật chuyên môn và một vài trường hợp cần thiết nào đó, ssg hầu như không đụng đến cái calculator khi vẽ, dù bản vẽ có phức tạp cỡ nào. Bạn cũng nên lưu ý rằng, việc nhẩm tính trong đầu 1m = 1000mm không thể so sánh với việc dùng calculator thực hiện phép chia 77.3/4

Nếu theo PA1, bạn phải thực hiện cái vòng lặp “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ” không biết bao nhiêu lần mà đếm. Lần này qua lần khác, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác… không gọi là “phản AutoCAD” thì gọi là gì?

Đó là chưa nói gì đến ứng dụng lisp. Bạn là lispter, bạn thừa biết rằng những thiết lập paper, dim, text, ltype… chẳng là cái “đinh” gì. Không cần các bản vẽ mẫu *.dwt có sẵn, user chỉ chạy 1 lần lệnh lisp là có ngay mọi thứ như ý. Trong khi đó, nếu bạn lập trình cho object, dù có tinh vi, có hoành tráng cỡ nào cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế.

 

Chỗ này cần phân tích thêm một chút ý kiến của vndes. Theo bạn, cứ vẽ bình thường giống như PA2. Khi hoàn thành thì scale toàn bộ những cái đã vẽ theo tỷ lệ phù hợp là xong, không phải lăn tăn điều gì đúng không? Có lẽ bạn không phải là designer nên nghĩ đơn giản vậy thôi. Kiểu làm này có thể thích hợp khi bạn chỉ đơn thuần vẽ lại (không gọi là thiết kế) theo một mẫu có sẵn nào đó và chỉ một mình nó, không có mối liên hệ nào với những bản vẽ khác, đối tượng khác trong một project.

Thực tế phức tạp hơn nhiều vì quá trình lập bản vẽ là sự kết hợp chặt chẽ “2 trong 1” của Thiết kế + Vẽ. Trong quá trình đó, bất kỳ 1 đường nét, 1 yếu tố nào được vẽ ra đều có sự cân nhắc, tính toán, phân tích, đối chiếu với những yếu tố đã có xung quanh. Những cái để tham chiếu có thể là bạn vừa vẽ ra, có thể là copy hoặc reference từ các bản vẽ khác có sẵn.

Những câu hỏi dạng như “chiều dài đoạn này có đúng không”, “khoảng cách từ đây đến kia có ổn không”, “diện tích hình nọ như vậy có phù hợp tiêu chuẩn không”, hay phức tạp hơn là “mặt cắt ngang cái dầm này liệu có bị… sụm bà chè khi chịu tải không”, “trọng lượng khối 3DSolid này như vậy có kinh tế không”….luôn luôn xuất hiện liên tục trong quá trình thiết kế-vẽ. Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể có câu trả lời chính xác khi toàn bộ các yếu tố hình học của các đối tượng có liên quan đều được lập đúng với kích thước thật của nó.

Lý do thứ 2 cũng không kém phần quan trọng là để hoàn thiện một thiết kế, tổng thời gian edit nhiều hơn gấp nhiều lần thời gian create (không biết bao nhiêu lần, tuỳ theo mức độ phức tạp của project). Bạn hoàn thành 1 bản vẽ, có thể nói là rất ưng ý, hết chỗ chê. Nhưng khi bạn lập bản vẽ thứ 2, bạn mới tá hoả ra rằng không có cách gì cho nó phù hợp với bản thứ nhất -> phải chỉnh sửa, move, copy, stretch… tá lả trên bản 1 -> “nhẩm-tính-nhân-chia” khi vẽ khổ 1 thì với edit khổ gấp mười! Chưa hết, khi hoàn thành toàn bộ project, mang lên trình, sếp bảo: cậu sửa chỗ này một chút, chỉnh chỗ kia một tí. Cái “một chút, một tí” của sếp tương đương với mấy ngày làm cả ngoài giờ của cả phòng! Còn nữa, sếp duyệt rồi, nhưng khi chuyển cho khách hàng xem, họ bảo: tôi thích kiểu như vầy, như vầy hơn…. Khách hàng là Thượng đế, phải chiều thôi! Với cung cách như vậy, đụng đến chỗ nào cũng phải “nhẩm-tính-nhân-chia” thì có mà “tẩu hoả nhập ma”!

 

Ở đây Bác đã nhầm lẫn giữa việc copy qua lại giữa các bản vẽ và việc ghép các đối tượng đc vẽ ăn khớp với nhau. Đó là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Có thể vấn đề này là do chúng ta khác nhau về ngành nghề. Bác thì cần ghép 1 con ốc vít vừa vặn với con tán. Còn bọn mình thì kg làm việc đó. Bản vẽ MB một bên, bản vẽ chi tiết 1 bên (không thể ghép bản vẽ chi tiết móng vào bản vẽ MB móng đc. )...

 

Ssg không hiểu nhiều lắm về ngành của bạn nhưng vẫn thấy thế này:

Trong các bản vẽ quy hoạch, người ta vẫn vẽ bản hiện trạng và quy hoạch mới cùng một kiểu, cùng tỷ lệ và chồng lên nhau để so sánh, đối chiếu, phân tích…Không như vậy thì lấy cơ sở nào để tính toán diện tích đền bù giải toả chẳng hạn?

Rất nhiều công trình xây dựng được phát triển trên hiện trạng có sẵn. Người ta có thể không phá bỏ hoặc chỉ phá bỏ 1 phần các công trình đang có. Những thiết kế dạng này cũng giống như bên quy hoạch. Không vẽ trùng khớp nhau, cái xây mới cứ lấn vô tư vào cái có sẵn của người ta à?

Ssg cũng đã thấy người ta vẽ bản chung bao gồm cả các bản vẽ xây dựng, điện nước, chiếu sáng, điều hoà thông gió chồng lên nhau với những layer khác nhau, cái nào không cần thì tắt nó đi. Vẽ với kích thước thật chắc có lẽ sẽ thuận tiện hơn nhiều khi cần tính tổng chiều dài dây điện, ống nước, tính diện tích hoặc thể tích phòng để bố trí chiếu sáng, điều hoà...?

Về bản vẽ mặt bằng móng và chi tiết móng. AutoCAD vẫn có một giải pháp rất hữu hiệu cho những người theo PA2 là dùng layout để trình bày. Kiểu bản vẽ như thế này trong ngành Cơ khí vẫn thường hay gặp (dạng hình trích, phóng to để thấy rõ chi tiết trong bản vẽ chung). Trên thực tế, bản thân ssg vẫn có khi làm theo kiểu scale hình và đổi dimstyle. Tuy nhiên, dù có làm như vậy, trong thâm tâm mình vẫn biết rằng đó là giải pháp tình thế trong một số trường hợp riêng nào đó thôi. Phương pháp cơ bản và "chính thống" chỗ ssg vẫn là dùng layout.

 

Ssg cũng xin nói thêm một chút về hệ thống CAD/CAM/CAE (thiết kế-chế tạo-tính toán kết cấu với sự trợ giúp của máy tính). Những ai phải thường xuyên trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm trên với nhau đều nhận thức được rằng, vẽ các yếu tố hình học (geometry) theo đúng kích thước thật (real size) là điều bắt buộc hiển nhiên. Ví dụ đơn giản nhất là máy cắt tole CNC dùng plasma (được dùng khá phổ biến trong ngành Đóng tàu). Muốn cắt 1 tấm tole 500x800 chẳng hạn, bạn phải vẽ nó đúng 500x800. Nếu vẽ 50x80 và có ghi thật to tỷ lệ 1/10 "nó" cũng chẳng hiểu và “vô tư” cắt cho bạn 1 tấm chưa bằng bàn tay!

Qua ví dụ trên có thể nói rằng, cái tỷ lệ bản vẽ chẳng qua là quy ước khi con người có nhu cầu in ra giấy. Khi bạn vẽ đúng kích thước thật, bản thân đối tượng CAD được save trong computer có giá trị hơn gấp nhiều lần “cái vỏ” của nó mà bạn thấy trên giấy khi in ra. Một đối tượng CAD vẽ không đúng kích thước thật, hoàn toàn không đủ “tư cách” để giao tiếp với các phần mềm CAD/CAM/CAE khác: không thể dùng được cho CAM để lập trình gia công, không thể đưa vào CAE để tính toán sức bền… Một bản vẽ CAD nếu được lập theo PA1, ngoài cái mác là “vẽ bằng máy tính”, ăn theo những tiện ích chung nhất của computer, bản chất của nó không khác bản vẽ bằng bút chì và thước kẻ của ngày xưa là mấy! Dùng CAD như vậy cũng giống như nhiều “cơ quan ban ngành” được trang bị các computer đời mới rất hoành tráng nhưng sử dụng chúng như là các máy đánh chữ cao cấp!

 

Kết luận:

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh. Ssg phân tích dài dòng như trên hoàn toàn không có ý áp đặt cách làm. Mục đích duy nhất là để những ai còn mơ hồ về vấn đề này thấy rõ hơn đâu là cái “hồn” của CAD.

Cụm từ “phản AutoCAD” nêu trên có vẻ hơi nặng nề. Ssg thành thật xin lỗi nếu làm ai đó phật lòng. Ssg xin rút lại lời nói trên và không bình luận tiếp, tuỳ mỗi người nhìn nhận và tự rút ra kết luận.

Riêng các bạn trong ngành Cơ khí hoặc một số ngành khác có đặc điểm tương tự, nếu bạn nào vẫn quen vẽ theo PA1 tức là chưa hiểu gì về CAD/CAM/CAE. Đặc biệt là, các ứng dụng CAD/CAM không còn là chuyện xa vời bên đất Mỹ trời Tây mà đã được ứng dụng khá phổ biến và rất hiệu quả tại Việt Nam. Nếu bạn là người đang tìm và thử việc, vẽ theo PA1 chắc chắn bạn sẽ bị out ngay từ vòng loại!

  • Vote tăng 8

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Để khỏi phải nhắc lại nhiều lần, quy ước:

Phương án 1 (PA1): là cách làm theo kiểu “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ”

Phương án 2 (PA2): là cách làm theo kiểu “muốn bao nhiêu cứ phang bấy nhiêu”

 

Xét về mục đích, đáng lý ra việc vẽ thế nào không quan trọng, chỉ quan trọng chất lượng sản phẩm đầu cuối thế nào. Vì sản phẩm cuối đưa cho khách hàng là bản in trên giấy (hoặc pdf) .

 

Nhưng, PA1 sẽ bị vướng một số thứ:

- Cách này khó áp dụng cho TeamWork và tái sử dụng bản vẽ. Người khác (cho dù vẽ theo PA1 hoặc PA2) đều rất khó khớp nối hay tái sử dụng khối lượng công việc của bạn.

- Trong một quy trình công việc, bao giờ cũng có phần kiểm và hiệu chỉnh. Việc vẽ theo PA1 sẽ làm khối lượng công việc kiểm trở nên khó khăn và phức tạp. Vì vậy trong cùng một thời gian, chất lượng sẽ không thể đảm bảo như PA2.

 

Có câu chuyện thế này: Ngày xưa ở cơ quan của tôi có một bác thuộc thế hệ trước, vẽ bằng tay quen rồi. Nên khi bác kiểm hồ sơ bản vẽ, lần nào bác cũng kiểm tra xem tổng các dim thành phần có bằng dim tổng không. Và bác rút ra một kinh nghiệm: "bọn trẻ bây giờ nó vẽ chính xác thật, ngày xưa một bộ hồ sơ phải có đến mấy chỗ đường kích thước tổng không khớp với tổng các kích thước thành phần". Bác đâu có biết công việc kiểm tra đó sẽ không cần thiết với AutoCAD (khi vẽ theo PA2).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1 đơn vị bản vẽ trong cad là do mình qui ước thôi, có thể là 1mm, 1cm, 1 inches, 1 ft.... Nhưng do các khổ giấy của mình thường là A4,A3,A2,A1 ...nên thưòng thì mình hay hiểu 1 đơn vị đó là mm. Căn cứ vào đây mà đưa bản vẽ vào khung với tỷ lệ phù hợp!!! Tốt nhất cứ làm theo cách của bác Hoành nói. Muốn bao nhiêu phang bấy nhiêu là đỡ nhầm lẫn nhất :mellow:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tôi chỉ có 1 ý kiến nhỏ: Nếu chỉ sử dụng "PA1" thì Autodesk có lẽ không cần phải chia ra 2 không gian là model paper làm gì cho nhức đầu.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tất cả những thiết lập trên, user có thể tốn khá nhiều công sức để chăm chút, chỉnh sửa… nhưng cũng chỉ 1 lần duy nhất và saveas *.dwt. Sau đó cứ ung dung mà xài, hầu như không bao giờ bận tâm đến nữa.

Thiết lập 1 lần là điều kg thể.

Ví dụ:

Có bản vẽ theo PA2 với 1 nhóm object đc vẽ với tỷ lệ 1/100 (tức 1mm paper = 100 drawing units, hstl = 100)

Và trong bản vẽ có 2 loạii text hight là 200 và 400 (drawing units)

Bấy giờ muốn vẽ thêm nhóm Object mới với tỷ lệ 1/20 có 2 cách:

- Cách 1: Nếu kg muốn tạo thêm 1 nhóm "paper" khác nữa thì fải vẽ Object với giá trị = 5*giá trị thật.

Cách này thật chất là PA1 với hstl=100 (chỉ khác với PA1 gốc là hstl=1)

- Cách 2: Vẽ Object với giá trị thật thì bắt buộc fải tạo thêm 1 nhóm "paper" ở đây cụ thể là texthight = 40 va 80 (drawing units)

 

Như vậy với PA2 thì ứng với 1 tỷ lệ là 1 nhóm "paper". Vì vậy thiết lập 1 lần là đều kg thể. Nó chỉ đúng với PA1.

 

A3N1-1.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A3, nằm ngang, tỷ lệ 1/1

- A2D1-10.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A2, đặt đứng, tỷ lệ 1/10 v.v…

Thấy Bác lập dwt như vậy là phí. dwt của Bác có chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ. nên Bác chỉ cần lập các file như 10-1, 5-1, 2-1, 1-1, 1-10, 1-20...1-100 thôi

Và trong mỗi file đó có đầy đủ các khung tên với các kích cỡ tờ giấy. Không nhất thiêt fải có A0, A1.. A4 ở tên file dwt.

Với PA1 thì chỉ có 1 file dwt duy nhất thôi.

 

Bạn cũng nên lưu ý rằng, việc nhẩm tính trong đầu 1m = 1000mm không thể so sánh với việc dùng calculator thực hiện phép chia 77.3/4

Mình kg hiểu tại sao Bác lại có cái tỷ lệ lạ kỳ: 1/4. Đúng ra 1/5 mới đúng. Tỷ lệ fải "chẵn chục".

Và nếu tỷ lệ luôn "chẵn chục" thì tất cả đều là nhẩm kg cần "cal"

 

Rất nhiều công trình xây dựng được phát triển trên hiện trạng có sẵn. Người ta có thể không phá bỏ hoặc chỉ phá bỏ 1 phần các công trình đang có. Những thiết kế dạng này cũng giống như bên quy hoạch. Không vẽ trùng khớp nhau, cái xây mới cứ lấn vô tư vào cái có sẵn của người ta à?

Cái này chắc Bác tự nghĩ. Có lẽ kg cần thiết bàn đến cái này.

 

Ssg cũng đã thấy người ta vẽ bản chung bao gồm cả các bản vẽ xây dựng, điện nước, chiếu sáng, điều hoà thông gió chồng lên nhau với những layer khác nhau, cái nào không cần thì tắt nó đi. Vẽ với kích thước thật chắc có lẽ sẽ thuận tiện hơn nhiều khi cần tính tổng chiều dài dây điện, ống nước, tính diện tích hoặc thể tích phòng để bố trí chiếu sáng, điều hoà...?

Nếu ghép các bản vẽ cùng tỷ lệ thì chẳng có điều gì phải bàn. 2 PA là như nhau.

Nếu ghép bvẽ các chuyên nghành hoặc các bộ phận mà có tỷ lệ khác nhau thì:

- PA1 sẽ gặp khó khăn ở nhóm Object

- PA2 sẽ gặp khó khăn ở nhóm paper

Tuy nhiên ở vị trí hồ sơ thiết kế: các hồ sơ chuyên nghành Điện, Nước, thông gió... đc xây dựng trên

bản vẽ cơ sở do Ktruc cung cấp vì vậy kg thể khác nhau về tỷ lệ.

 

Ssg cũng xin nói thêm một chút về hệ thống CAD/CAM/CAE (thiết kế-chế tạo-tính toán kết cấu với sự trợ giúp của máy tính).

Cái này thì kg rành nhưng mình nghĩ rằng nó kg đến mức thụ động và cứng nhắc như Bác mô tả.

 

vẽ theo PA1 chắc chắn bạn sẽ bị out ngay từ vòng loại!

Bác làm thế e kg fải.

Tất nhiên trong 1 cty tổ chức cần có sự thống nhất.

Ví dụ Trong 1 cty ai cũng PA1 mà mình Bác PA2 thì mới gọi là false hoặc ngược lại.

Ngta chưa thuộc về Bác, về cty Bác. Bác kg thể làm như vậy.

Với mình chỉ quan niệm rằng ai vẽ gì cũng đc, kiểu gì cũng đc. Miễn là đúng tỷ lệ là đc. kg nhất thiết phải bằng kích thuớc thật.

Ng ta dựng 1 mô hình có thể chỉ là 1/2 của kích thước thật nhưng vẫn đúng tỷ lệ là đc bác kg thể cho ngta false đc. Bác kg có lý do gì cho ngta false đc.

 

Mai sau Bác trở thành Danh nhân CADVIET anh em có dựng tượng đồng cho Bác, Bác đừng yêu cầu dựng bằng người thật. Nếu kg thì chết anh em.

Anh em dựng mẫu nho nhỏ nhưng kg làm méo body của Bác là đc rồi nhé. Have Fun!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nói thật bạn đừng buồn nhé! Bạn viết rất dài, giải thích rất nhiều, nhưng tôi chẳng rút ra được cái gì cả (chắc có lẽ do trình độ tôi chưa đủ). Dù sao cũng phải công nhận là bạn rất nhiệt tình, rất cảm ơn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo đánh giá của mình thì p.án của svt cao hơn p.án của tichuot:

 

- theo svt thì vẽ tỷ lệ nào thì chia cho tỷ lệ đó có nghĩa rằng 1đơn vị vẽ = 1 đơn vị giấy (mm). Cách này ngòai cái lợi là ít nhập số 0, còn có cái lợi quan trọng khác đó là người vẽ (đặt biệt với những ng mới làm quen với CAD) dễ dàng set các giá trị như text hight, dimstyle, hatchscale... vì cho dù vẽ ở tỷ lệ nào thì các giá trị này kg bao giờ thay đổi.

 

- theo tichuot thì vẽ đối tượng với giá trị nhập = kích thước thật. Cách này có nghĩa là nếu bây giờ chúng ta muốn vẽ 1 đối tượng thật ở tỷ lệ 1/50 thì phải set các giá trị Text hight = 50*2=100 chẳng hạn. (nếu muốn text đó in ra có ch.cao =2mm).

 

Và bây giờ xét thêm: nếu cũng với đối tượng trên và vẽ với tỷ lệ 1/100 theo p.án của tichuot thì tương tự ta sẽ có Text hight = 200. (nếu muốn in ra là 2mm)

 

Theo mình chính sự khác nhau giữa 2 giá trị "text hight" này mà gây nên 1 sự hoang mang cho những người mới làm quen với CAD mà vẽ theo p.án của tichuot. Bởi vì với mỗi tỷ lệ của bản vẽ sẽ có 1 hệ thống các giá trị text hight, dimstyle, hatchscale... khác nhau. Cũng chính vì lí do này mà trên diễn đàn chúng ta có rất nhiều thắc mắc của ng mới làm quen với CAD là làm thế nào để control đc các gia trị Texthight. dimstyle... để in ra cho = nhau.

 

Theo cách vẽ của tichuot sẽ còn 1 trở ngại nữa là chuyện gì sẽ xảy ra khi ta ghép nhiều bản vẽ đc vẽ ở nhiều tỷ lệ khác nhau lại chung 1 file. Nó sẽ xuất hiện rất nhiều text có giá trị texthight vô lường. Dẫn đến tình trạng lúc in ra chữ to chữ nhỏ nếu kg hiểu đc vấn đề. Chính điều này mà topic "Làm thế nào để vẽ nhiều tỷ lệ trên 1 file" có rất nhiều người quan tâm.

 

Trong khi đó với cách vẽ của svt thì hòan tòan khác hẳn. Text, Dim, Hatch luôn luôn thống nhất, in ra răm rắp.

 

Vì vậy theo mình những người mới làm quen với CAD nên theo p.án của Bạn svt. Còn một khi bạn đã nắm đc vấn đề về tỷ lệ thì theo cách nào là kg còn quan trọng nữa.

Có lẽ kiến thức của em còn non kém quá nên có những chỗ em đọc vẫn chưa hiểu lắm nhưng thật sự em chưa bao giờ vẽ Acad theo phương pháp "nhẫm-tính-nhân-chia-vẽ" cả mặc dù em chỉ mới bắt đầu vẽ Cad,vì em nghĩ trong 1 bản vẽ có 1 cụm chi tiết với nhiều kích thước nếu vẽ theo PP tính toán thì có mà loạn não,em nói thế ko biết đúng hay sai mong anh đừng giận.Theo em thì cứ giới hạn bản vẽ d0u1ng tỷ lệ, set unit, dim, text, rồi cứ thế mà "phang",còn 1 bản vẽ có nhìu Tl thì dùng layout. Em thấy như thế sù sao vẫn dễ hơn ngối tình toán rồi edit dim text

Kết Luận: Em vô cùng cảm ơn các anh trong cadviet mắc dù đọc xong có chỗ em vẫn chưa hiểu nhung kiến thức của em cũng được mở mang chút ít.Em rất mong có được những bài viết cũng như những phấn tranh luận thế này nữa (Tranh luận trong tình thân ái) để cho những người mới như em có cơ hội học hỏi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em có thắc mắc mong các bác giải thích giùm em.Em đang vẽ mặt cắt dọc cống và làm theo đúng cách của bác SSG,tức là:vẽ trong khổ A3(yêu cầu bắt vậy),cũng thiết lập tỉ lệ là 1:50 ,nhưng không hiểu sao khi tương luôn chiều dài đáy cống vào (6000mm)thì đoạn thẳng đó chỉ là 1 dấu chấm,zoom mãi nó vẫn vậy.Như vậy là thế nào?Mong các bác giúp đỡ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi chỉ có 1 ý kiến nhỏ: Nếu chỉ sử dụng "PA1" thì Autodesk có lẽ không cần phải chia ra 2 không gian là model paper làm gì cho nhức đầu.

Thắc mắc của Bác là chưa đầy đủ. Vì "Nếu chỉ sử dụng PA2 thì... model paper làm gì cho nhức đầu."

Thắc mắc của Bác đúng ra là: "Nếu chỉ vẽ và sử dụng trên Model thì Autodesk có lẽ không cần phải chia ra 2 không gian là model paper làm gì cho nhức đầu". Đây là 1 vấn đề khác, nó thuộc vấn đề layout. Cái này Autodesk đang xây dựng có nghĩa rằng nó chưa hòan thiện. vì vậy thực sự là lúc này layout chưa thể tỏ rõ sức mạnh của nó đc. Hy vọng trong tương lai sẽ đc khi autodesk đưa ra thêm một số biến cho các đối tượng thuộc nhóm "Paper"!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1- Thiết lập 1 lần là điều kg thể.

 

2- Thấy Bác lập dwt như vậy là phí.

 

3- Mình kg hiểu tại sao Bác lại có cái tỷ lệ lạ kỳ: 1/4. Đúng ra 1/5 mới đúng. Tỷ lệ fải "chẵn chục".

 

4- Cái này chắc Bác tự nghĩ. Có lẽ kg cần thiết bàn đến cái này.

 

5- Cái này thì kg rành nhưng mình nghĩ rằng nó kg đến mức thụ động và cứng nhắc như Bác mô tả.

Theo kinh nghiệm bản thân, ssg biết rằng khó có thể tiếp tục tranh luận với bạn được nữa. Về cơ bản, những gì cần nói ssg đã phát biểu quan điểm cả rồi, đúng sai thế nào xin dành cho bá quan thiên hạ xem xét. Tuy nhiên, ssg vẫn sẽ có trách nhiệm giải thích khi có ai đó đề cập đến những vấn đề mình đã viết ra.

 

1- Một lần không thể thì 2, 3, 4... lần. Tóm lại là có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, số lượng objects (theo cách nói của chúng ta từ trước đến giờ) trong một bản vẽ có độ phức tạp trung bình không biết bao nhiêu mà đếm.

 

2- Theo bạn có thể là phí, nhưng với mình thì không. Dù sao chỉ một lần lập và vô tư dùng cho cả Cty trong nhiều năm. Hơn nữa, mình đã dùng lisp để lập, mỗi bản vẽ *.dwt như vậy tốn không quá 1 phút.

 

3- Có tỷ lệ 1/4 hay không, bạn cứ bấm vào cái combo_box "scale" trước khi in sẽ thấy.

 

4- Ssg không tự nghĩ mà là "người thật việc thật" ngay chính căn nhà của mình. Ssg muốn sửa nhà, trong đó có một số cái đập bỏ, một số cái giữ lại và nêu yêu cầu: ông làm thế nào đó để khi hoàn thành, quan khách tưởng là toàn bộ ngôi nhà được thi công 1 lần, không có cảm giác chắp vá. Người ta đã vẽ bản hiện trạng và bản mới chồng lên nhau, cho ssg xem bản vẽ *.dwg và phân tích chi tiết những vị trí có liên quan giữa cái mới và cái cũ (chỗ quen biết họ mới làm như vậy chứ bình thường họ chỉ đưa cho chủ nhà xem bản vẽ trên giấy thôi).

 

5- Bạn không rành thì thôi, đừng suy diễn một cách chủ quan.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em có thắc mắc mong các bác giải thích giùm em.Em đang vẽ mặt cắt dọc cống và làm theo đúng cách của bác SSG,tức là:vẽ trong khổ A3(yêu cầu bắt vậy),cũng thiết lập tỉ lệ là 1:50 ,nhưng không hiểu sao khi tương luôn chiều dài đáy cống vào (6000mm)thì đoạn thẳng đó chỉ là 1 dấu chấm,zoom mãi nó vẫn vậy.Như vậy là thế nào?Mong các bác giúp đỡ

Bạn post bản vẽ lên và chỉ rõ chỗ đó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
4- Ssg không tự nghĩ mà là "người thật việc thật" ngay chính căn nhà của mình. Ssg muốn sửa nhà, trong đó có một số cái đập bỏ, một số cái giữ lại và nêu yêu cầu: ông làm thế nào đó để khi hoàn thành, quan khách tưởng là toàn bộ ngôi nhà được thi công 1 lần, không có cảm giác chắp vá. Người ta đã vẽ bản hiện trạng và bản mới chồng lên nhau, cho ssg xem bản vẽ *.dwg và phân tích chi tiết những vị trí có liên quan giữa cái mới và cái cũ (chỗ quen biết họ mới làm như vậy chứ bình thường họ chỉ đưa cho chủ nhà xem bản vẽ trên giấy thôi).

Mình kg hiểu chính xác Bác muốn nói điều gì ở đây. Nhưng nếu là "cách thức thể hiện existing-new Obj trên bản vẽ" thì mình kg muốn bàn với Bác về nó.

 

Cũng đồng ý với Bác là chúng ta nên dừng lại ở đây. Mọi điều cần nói cũng đã nói.

 

Vấn đề là có nghiệm ra đc hay kg thôi. Hãy nhìn nó dưới những góc độ tổng quát hơn.

 

p/S: Mới kiểm tra cái "combo_box "scale" trước khi in" thấy nó có tỷ lệ 1/30 mới ghê ??? Nói thật với Bác Combo_box như thế là kg xài đc. Kg tin Bác cứ hỏi Bác Hòanh ấy.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bác tranh luận nhiều quá, hehhehe. Mỗi bác một cách thôi. Mình không là dân CAD nhưng mà thâm niên CAD cũng nhiều (từ AutoCad R12 for DOS, lúc đó còn đang học phổ thông). Đảm bảo trong này nhiều bác còn không biết R13c4 là cái gì.

Mình cũng không đồng ý chuyện vẽ CAD lại phải mang mội cái Calculator đi kèm.

Chuyện qui ước 1unit = ? trên thực tế là do mình và do yêu cầu thôi (mình cũng từng nói trên một bài viết khác rồi). Chỉ khi nào in ra giấy mới biết tỉ lệ của nó thế nào.

Vậy nên nếu bản vẽ cần thể hiện đơn vị là mm thì ta có mặc định 1unit = 1mm, cần thể hiện là m thì 1unit = 1m.

Còn dim thì cũng đơn gian mà dim100 là cho tỷ lệ 1/100. Các bác cứ vẽ bình thường. Khi nào sắp in thì scale lai xong rùi chuyển về các dim tương ứng.

Vậy thui...

Xin lỗi đã "múa rìu qua mắt thợ"

đúng là quần long tranh thực,các bac nhiều cách wa làm tui hoa cả mắt.Theo ý kiến của tui thì m cứ vẽ đúng tỷ lệ đi,sau đó sử dụng layout để đặt lại tỷ lệ cũng đc mà, m thấy một số bản vẽ của nước ngoài vẫn làm thế mà.Còn nếu ko thì ta có thể đặt tỷ lệ cho khung bv của mình cũng đc mà.Cãi nhau làm chi,dễ xa nhau...

Xin lỗi đã "múa rìu qua mắt thợ"

lâng cốc vì mùa hè nào

:mellow:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
đúng là quần long tranh thực,các bac nhiều cách wa làm tui hoa cả mắt.Theo ý kiến của tui thì m cứ vẽ đúng tỷ lệ đi,sau đó sử dụng layout để đặt lại tỷ lệ cũng đc mà, m thấy một số bản vẽ của nước ngoài vẫn làm thế mà.Còn nếu ko thì ta có thể đặt tỷ lệ cho khung bv của mình cũng đc mà.Cãi nhau làm chi,dễ xa nhau...

Xin lỗi đã "múa rìu qua mắt thợ"

lâng cốc vì mùa hè nào

:mellow:

Ssg xin đính chính, không phải cãi nhau mà là tranh luận. Hai khái niệm đó khác hẳn nhau về bản chất cho dù nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau. Tranh luận là hình thức rất hiệu quả để nâng cao tính sôi nổi và góp phần quan trọng vào chất lượng chung của diễn đàn. Các ý kiến tham gia có thể có cái đúng, có cái sai; có cái thông thoáng, có cái bảo thủ... nhưng điều quan trọng nhất là nó gợi mở ra nhiều vấn đề để tất cả những ai quan tâm cùng suy nghĩ. Hãy lắng nghe, đối mặt và cả chấp nhận những ý kiến trái chiều sẽ có tác dụng rất tích cực với bạn.

Điều quan trọng nhất trong tranh luận là mỗi người phải biết tự kiềm chế, đừng để rơi vào tình huống cãi nhau và "dễ xa nhau" như bạn nói. Bản thân ssg và bạn Nộ Thiên, mặc dù đã rất gay gắt (không gay gắt làm sao áp đảo được đối thủ!), nhưng bạn hãy xem lại từ đầu, chúng tôi vẫn tôn trọng nhau và không hề có lời lẽ nào xúc phạm nhau. Bạn hãy xem hai anh chàng đấu cờ hoặc bắt độ bóng đá ở 2 kèo khác nhau đấu võ mồm với nhau rất căng, cứ như là muốn đấu võ thật. Họ là 2 người bạn thân, bạn có nghĩ rằng sau đó họ sẽ "xa nhau"? Không, họ vẫn là bạn thân và trận sau lại đấu tiếp!

Ssg chưa có dịp diện kiến bạn Nộ Thiên, nhưng biết đâu có cơ duyên, chúng tôi sẽ là bạn tốt với nhau?

Tóm lại, ssg vẫn mong muốn diễn đàn của chúng ta sẽ có thêm nhiều cuộc tranh luận tương tự như vừa rồi.

  • Vote tăng 5

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi chỉ có 1 ý kiến nhỏ: Nếu chỉ sử dụng "PA1" thì Autodesk có lẽ không cần phải chia ra 2 không gian là model paper làm gì cho nhức đầu.

Đúng rồi. bác nói đúng thật. nếu vẽ theo phương án 1 thi mệt lăm. em toàn vẽ tất cả the ty lệ 1-1 rồi scale lên thôi.layout ti em chưa thạo lắm nên không dám bàn nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:rolleyes: Trước đây thỉnh thoảng tôi vẫn bị lăn tăn về cái vụ "tỷ lệ" này. Theo ý kiến của bản thân tôi thì để khỏi phải nhầm lẫn cộng trừ nhân chia chi cho phức tạp, mất thời gian thì ta cứ vẽ theo đúng tý lệ 1:1 đối với các bản vẽ mà kích thước không yêu cầu quá lớn, riêng với bản vẽ có mà yếu tố kích thước thực sự lớn thì ta có thể vẽ theo tỷ lệ 1/1000(1m=1đơn vị vẽ).

Còn về trình bày theo nhiều tỷ lệ khác nhau khi in bản vẽ ra thì ta có thể sang layout dùng mview để thể hiện tùy theo ý muốn bằng lệnh Zoom, chọn Scale và đánh nXp(n là con số tỷ lệ bạn muốn thể hiện. Vd : Bạn vẽ ở tý lệ 1:1 nhưng bạn muốn thể hiện ở tỷ lệ 1/100 thì bạn cứ Mview sau đó dùng lệnh Zoom và chọn 0.01XP) chứ ngồi tính kích thước theo tỷ lệ thì vừa lâu mà lại ko hiệu quả!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin lỗi các bạn. Tôi nhận thấy các tranh luận nhiều quá về vấn đề này.

Theo tôi cách giải quyết đơn giản như sau:

Kích thước thực như thế nào, vẽ như vậy. Khi cần in ấn chuyển sang layout căn chỉnh- Dùng lệnh MV để tạo các khung nhìn- Muốn có tỷ lệ bao nhiêu được bấy nhiêu (Sử dụng thanh công cụ Viewports). Khi cần ghi kích thước đặt kiểu kích thước theo khung nhìn.

Các bạn có thể tham khảo file đính kèm.

http://www.cadviet.com/upfiles/BO_TRI_TONG_THE.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×