Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Jin Yong

Tính diện tích cốt thép bằng Etabs

Các bài được khuyến nghị

Cả BS8110-97 và TCVN356-2005 đều tính toán cấu kiện bê tông cốt thép dựa trên lý thuyết về trạng thái giới hạn (về độ bền và trạng thái sử dụng). Đối với cấu kiện loại Dầm, cả BS lẫn TCVN đều thiết lập phương trình cân bằng lực ở trạng thái giới hạn, giải phương trình và tìm ra lượng cốt thép yêu cầu. Đối với cấu kiện loại Cột, cách truyền thống được nêu ra trong BS là quy đổi về trường hợp lệch tâm phẳng với hệ số quy đổi, bên cạnh đó, BS cũng đưa ra các biểu đồ tương tác dùng để kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện.

TCVN vẫn đang chật vật với việc tính toán cột chịu nén lệch tâm xiên, tuy nhiên đã đưa ra điều kiện tổng quát, và công thức cho phép xác định ứng suất của cốt thép phụ thuộc vào vị trí của đường giới hạn vùng nén. Những năm gần đây, các nghiên cứu về việc xây dựng biểu đồ tương tác đã đạt được nhiều kết quả, bên cạnh đó là quy trình tính toán cốt thép theo phương pháp đúng dần dựa vào biểu đồ tương tác. Chúng ta hoàn toàn giải đượcbài toán khung BTCT theo TC356! Nhưng trước hết hãy tận dụng Etabs cái đã.

Mặc dù Etabs không cung cấp lựa chọn tiêu chuẩn TCVN356 trong tính toán cốt thép, nhưng từ những điểm chung của hai tiêu chuẩn như đã nói ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể dùng Etabs + BS8110-97 + Tải trọng VN + Vật liệu VN -> Cốt thép theo TCVN356

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu bạn đọc BS, bạn biết rằng nguyên tắc tính toán của BS cũng giống VN, và nếu bạn làm thử, bạn sẽ không nghi ngờ điều đó.

 

1. Đầu tiên là khai báo tiêu chuẩn BS8110-97, nhưng sửa đổi hai thông số giảm hoạt tải và giới hạn sử dụng (tạm dịch)

pic3.jpg

pic4.jpg

 

2. Khai báo tổ hợp thiết kế là tổ hợp theo tiêu chuẩn việt nam

pic1_1.jpg

pic2_1.jpg

 

3. Thay dổi vật liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam

Bạn cần biết, mặc dù BS yêu cầu bạn nhập hai thông số về cường độ Vật Liệu là fcu (cường độ đặc trưng của bê tông, tương ứng với cấp độ bền. Ví dụ: B15 là 15MPa, B20 là 20MPa) và fy (giới hạn chảy của cốt thép) Tuy nhiên giá trị tính toán của vật liệu theo BS được lấy như sau:

- Đối với Bê tông: cường độ tính toán = 0.67*fcu/1.5

- Đối với Cốt thép: cường độ tính toán = fy/1.05

Ở đây 1.5 và 1.05 là hệ số an toàn riêng cho Bê tông và Cốt thép

Suy ngược lại, nếu bạn muốn khai báo vật liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam, bạn cần khai báo cường độ tính toán đã nhân với các hệ số trên. Ví dụ:

- Với B15, R=85 kG/cm2 -> fcu khai báo sẽ bằng: 85*1.5/0.67 = 190.3 kG/cm3

- Với B20, R=115 kG/cm2 -> fcu khai báo sẽ bằng: 115*1.5/0.67 = 257.5 kG/cm2

- Với B25, R=145 kG/cm2 -> fcu khai báo sẽ bằng: 145*1.5/0.67 = 324.6 kG/cm2

- Với AII, R=2800 kG/cm2 -> fy khai báo sẽ bằng: 2800*1.05 = 2940 kG/cm2

- Với AIII, R=3650 kG/cm2 -> fy khai báo sẽ bằng: 3650*1.05 = 3832.5 kG/cm2

Ở đây fcu và fy đã được khai theo tiêu chuẩn Việt Nam quy đổi lên, không phải theo con số đúng với ý nghĩa của nó như trong BS.

pic5.jpg

 

4. Kết quả so sánh

pic6.jpg

Bạn dễ dàng so sánh kết quả tính toán thép dầm để thấy chúng chính bằng kết quả tính bằng Excel theo 356.

Riêng đối với thép cột, do BS tính toán ảnh hưởng của uốn dọc khác biệt so với 356, nên kết quả tính toán có đôi chút sai khác. Sau đây là so sánh giữa Etabs (BS8110), và Column Analysis (theo 356)

pic7.jpg

pic8.jpg

Chú ý con số 14.4 theo Etabs và 18 theo Column Analysis đều là cốt thép lấy theo cấu tạo

  • Vote tăng 7

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

...........

pic8.jpg

Chú ý con số 14.4 theo Etabs và 18 theo Column Analysis đều là cốt thép lấy theo cấu tạo

Cảm ơn Jin vì bài viết thật hay. Cái bảng Access trên, Tue_NV mới thấy lần đầu. Jin có thể cho biết làm sao để có được bảng thép Access trên được không? Thấy đó là phần mềm Column Analysis tạo ra. Mình có thể tìm đọc, download và sử dụng nó ở đâu?

 

Cảm ơn Jin lần nữa.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là bản CA bác Hùng đã hoàn thành theo tinh thần Tính luôn, chứ không chỉ là kiểm tra đúng không ạ ??? và em chắc là Net import mdb chứ không phải là bảng Access bác Tuệ ơi ^^

Link

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn Jin vì bài viết thật hay. Cái bảng Access trên, Tue_NV mới thấy lần đầu. Jin có thể cho biết làm sao để có được bảng thép Access trên được không? Thấy đó là phần mềm Column Analysis tạo ra. Mình có thể tìm đọc, download và sử dụng nó ở đâu?

 

Cảm ơn Jin lần nữa.

 

Bạn có thể Download theo link mà kẹtxu đã gửi, hoặc có thể tại đây

Mình đã so sánh biểu đồ tương tác do Etabs theo BS trong mục Section Design với biểu đồ tương tác của mình thì thấy sự khác biệt là rất ít (có thể là do phương pháp gần đúng khi lập biểu đồ). Bên cạnh đó, khi so sánh kết quả tính thép cột của Etab đối với các cột có độ mảnh bé (cột ngắn), thì thấy cốt thép rất giống nhau. Điều này cho thấy phương pháp xây dựng biểu đồ tương tác của VN và quy trình tính thép theo phương pháp đúng dần đã có thành quả đang mừng :)

 

Với Column Analysis, bạn có thể chọn so sánh tính toán các cột để chọn ra trường hợp nguy hiểm nhất, bằng cách click thêm các tên cột khác để đưa vào mục 'Các cột sẽ thiết kế'

 

Download: Column Analysis

Download: BĐTT - Cột tiết diện chữ nhật (Excel)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thank bạn Jin! bài viết của bạn rất hay

Tương tự bài viết của bạn Jin nếu tính theo tiêu chuẩn ACI ta khai báo:

f'c=1.3 Rn

fy=1.1 Rs

Ah nhờ bạn trả lời giùm mình câu này nhé!

Tiêu chuẩn Bs lấy hệ số tổ hợp TT,HT là 1.4, 1.6

Tiêu chuẩn 356 lấy hệ số tổ hợp TT,HT là 1.1, 1.2

Xem như cùng tải tiêu chuẩn thì là nội lực tính toán Bs gấp 1.3 nội lực tính toán của 356

bi h đi tính thép:

cùng là B25 nếu tính theo Bs phải nhập fcu=25mpa, tính theo 356 lại nhập fcu=32.46mpa

cùng là thép AIII nếu tính theo Bs phải nhập fy=365mpa, tính theo 356 lại nhập fy=383mpa

Xem như cùng vật liệu thì cường độ vật liệu bs lấy nhỏ hơn 356 là 1.3 lần.

Như vậy cùng tải trọng và vật liệu thì tiêu chuẩn Bs an toàn hơn tiêu chuẩn 356 gấp 1.3^2=1.7lần???????????????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thank bạn Jin! bài viết của bạn rất hay

Tương tự bài viết của bạn Jin nếu tính theo tiêu chuẩn ACI ta khai báo:

f'c=1.3 Rn

fy=1.1 Rs

Ah nhờ bạn trả lời giùm mình câu này nhé!

Tiêu chuẩn Bs lấy hệ số tổ hợp TT,HT là 1.4, 1.6

Tiêu chuẩn 356 lấy hệ số tổ hợp TT,HT là 1.1, 1.2

Xem như cùng tải tiêu chuẩn thì là nội lực tính toán Bs gấp 1.3 nội lực tính toán của 356

bi h đi tính thép:

cùng là B25 nếu tính theo Bs phải nhập fcu=25mpa, tính theo 356 lại nhập fcu=32.46mpa

cùng là thép AIII nếu tính theo Bs phải nhập fy=365mpa, tính theo 356 lại nhập fy=383mpa

Xem như cùng vật liệu thì cường độ vật liệu bs lấy nhỏ hơn 356 là 1.3 lần.

Như vậy cùng tải trọng và vật liệu thì tiêu chuẩn Bs an toàn hơn tiêu chuẩn 356 gấp 1.3^2=1.7lần???????????????

 

Theo lý luận thông thường sẽ là như thế. Tuy nhiên, mình cũng chưa tìm được tiêu chuẩn về tải trọng của BS để so sánh xem tải trọng của BS có khác biệt gì so với TCVN không. Bên cạnh đó cũng không biết công trình thiết kế theo BS thì thời hạn sử dụng công trình có khác với VN không (vì có thể nó ảnh hưởng tới hệ số an toàn). Bên cạnh đó, BS cũng cho phép giảm hoạt tải với mức tối đa là 50%

Nói chung bài viết trên của mình chỉ là một cách thực dụng để áp dụng BS vào tính toán cốt thép trên cơ sở tìm hiểu các công thức tính toán của BS8110-97, còn về việc thiết kế công trình theo tiêu chuẩn Anh, thì không chỉ đọc mỗi BS8110 mà có thể làm được

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác chỉ e cách import qua column analysis nhé. Em làm mà không đuợc, nó toàn báo lỗi, mặc dù e xuất từ etabs ra file *.mdb.

Mong sớm nhận hồi âm của bác

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác chỉ e cách import qua column analysis nhé. Em làm mà không đuợc, nó toàn báo lỗi, mặc dù e xuất từ etabs ra file *.mdb.

Mong sớm nhận hồi âm của bác

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phiên bản này bác chưa cho sử dụng chức năng EXPORT sao?

 

Nếu sử dụng 0ffice2007, bạn có thể export ra excel,

Thực ra mình đang lười quá :(

Chắc thời gian tới sẽ viết thêm đoạn mã

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

lần đầu tiên mình biết cái này Column analyis

Mình dùng Etaps cũng chưa thực sự rành lắm. mong được học hỏi

....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phần mềm này có tính thép cvột cho etabs khung ko gian ko? sao tôi tính kết quả chương trình này so với kết quả của etab thì kq thép của etabs gấp 2 lần

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phần mềm này có tính thép cvột cho etabs khung ko gian ko? sao tôi tính kết quả chương trình này so với kết quả của etab thì kq thép của etabs gấp 2 lần

 

Phần mềm Column Analysis lấy dữ liệu từ Etabs (tiết diện, nội lực), không phân biệt khung không gian hay khung phẳng. Trên thực tế cũng chưa thấy ai dùng Etabs giải bài toán khung phẳng.

Như đã trình bày ở trên, khi nói "kết quả của Etabs", cần làm rõ kết quả đó là sản phẩm của quy trình tính toán nào, và các thông số đã được sử dụng ra sao...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh có thể xem cho e cái file etabs này sao kq so với column analyis lại khác nhiều vậy. e dùng phiên bản 9.6. Chênh lệch nhiều thép vậy e sợ cái nhà sập lắm Thanks a nhiều.

File etabs

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh có thể xem cho e cái file etabs này sao kq so với column analyis lại khác nhiều vậy. e dùng phiên bản 9.6. Chênh lệch nhiều thép vậy e sợ cái nhà sập lắm Thanks a nhiều.

File etabs

 

Có khá nhiều sai sót trong file Etabs của bạn khiến cho kết quả thu được là khác nhau. Bạn cần nhớ: thật tỉ mỉ khi khai báo trong Etabs!

- Khai báo đúng cường độ vật liệu, B20 bạn lấy fcu = 240 kG/cm2, trong khi cần khai là 257.5 kG/cm2 (đọc ở phần trên)

- Modul đàn hồi của B20 là 27000 MPa, trong khi bạn vẫn giữ nguyên giá trị của Etabs (ảnh hưởng đến việc xác định tác dụng của uốn dọc)

- Khai báo đúng lớp bảo vệ bê tông cho các tiết diện

- Không dùng tổ hợp bao để tính toán. Bạn cần chú ý: tổ hợp bao chỉ là ghi nhận các giá trị cực trị, không phải là các giá trị tương ứng!!!

 

Cuối cùng, với bài toán có độ mảnh tương đối lớn (L>10B), tiêu chuẩn BS có sự khác biệt về tính toán độ mảnh, khiến giá trị mô men tăng lên tương đối nhiều so với TCVN.

 

Mỗi yếu tố khiến kết quả thêm một phần sai lệch, và tổng hợp lại là điều bạn đã thấy. Một lần nữa, khi dụng mô hình trong Etabs, hãy tỉ mỉ một chút bạn nhé!

 

Riêng đối với bài toán của bạn, tôi nhìn nhận cốt thép tính ra được không phải là lớn

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho em hỏi nếu như design thép như trên thì chọn trường hợp nào để thiết kế. dầm thì dùng trường hợp bao, nhưng đối với cột thì không đúng. mong anh Jin cho ý kiến. Đồng thời cho em hỏi anh Jin chổ này luôn. nếu dùng cách tính lệch tâm xiên cho vách thì được không. em có thấy một số nguoi thiết kế thép vách trực tiếp trong etabs. như vậy liệu có cơ sở và phù hợp với TCVN ko.

Em có làm được bảng tính cột lệch tâm xiên lấy dự liệu từ file *mdb theo sự hướng dẩn của anh ở mục VBA và Excel ( ko bít anh còn nhớ em không). em muốn xin ý kiến của anh về bảng tính của em vì em chưa ưng ý lắm. anh có thể add nick em vào cho em thêm ý kiến ko ạ, chân thành cảm ơn anh. nick của em: sonfa123@yahoo.com.vn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho em hỏi nếu như design thép như trên thì chọn trường hợp nào để thiết kế. dầm thì dùng trường hợp bao, nhưng đối với cột thì không đúng. mong anh Jin cho ý kiến. Đồng thời cho em hỏi anh Jin chổ này luôn. nếu dùng cách tính lệch tâm xiên cho vách thì được không. em có thấy một số nguoi thiết kế thép vách trực tiếp trong etabs. như vậy liệu có cơ sở và phù hợp với TCVN ko.

Em có làm được bảng tính cột lệch tâm xiên lấy dự liệu từ file *mdb theo sự hướng dẩn của anh ở mục VBA và Excel ( ko bít anh còn nhớ em không). em muốn xin ý kiến của anh về bảng tính của em vì em chưa ưng ý lắm. anh có thể add nick em vào cho em thêm ý kiến ko ạ, chân thành cảm ơn anh. nick của em: sonfa123@yahoo.com.vn

 

Như đã viết ở bài #1, bạn cần chọn tất cả các trường hợp tổ hợp theo TCVN để tính toán (chú ý là không dùng tổ hợp bao - trường hợp chỉ đúng với Dầm)

Cách tính lệch tâm xiên - thực chất là dựng trên biểu đồ tương tác, với ứng suất của cốt thép và bê tông được lấy dựa trên giả thiết biến dạng phẳng - hoàn toàn có thể áp dụng được để tính toán kiểm tra cho cấu kiện vách. Etabs, sử dụng tiêu chuẩn Anh, lập biểu đồ tương tác dựa trên giả thiết ứng suất phẳng, giả thiết theo nhiều người là phù hợp hơn đối với cấu kiện dạng vách. Bởi cấu kiện vách tương đối lớn dẫn đến dạng phá hoại của nó làm cho giả thiết biến dạng phẳng không còn đúng nữa. Hiện nay bản thân mình vẫn sử dụng Etabs để kiểm tra cấu kiện vách, bởi vì với các vách phức tạp thì sử dụng chính phần Design của Etabs sẽ nhanh hơn.

 

Bạn có thể up bảng tính của mình lên đây để Jin góp ý, hoặc gửi trực tiếp vào mail: hoviethung.htc@gmail.com vì Jin rất ít khi online và vào Yahoo

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đả gửi mail cho anh bảng tính và file etabs. kết quả lọc combo của em và pm Colums analasys giống nhau, nhưng tính ra tiết diện thép thì có khác nhau của em lớn hơn nhiều, em có kiểm tra lại kết quả bằng công thức trong sách thầy Cống. thì thấy kết quả theo bảng tính của em đúng, không biết thế nào nữa.

em củng thử nhập đầu vào vật liệu theo tcvn và tính theo BS như bài của anh thì thấy thép lớn hơn colums analasys, ko biết như vậy có hợp lý không. Anh check mail và cho em ý kiến nhé

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Như đã viết ở bài #1, bạn cần chọn tất cả các trường hợp tổ hợp theo TCVN để tính toán (chú ý là không dùng tổ hợp bao - trường hợp chỉ đúng với Dầm)

Cách tính lệch tâm xiên - thực chất là dựng trên biểu đồ tương tác, với ứng suất của cốt thép và bê tông được lấy dựa trên giả thiết biến dạng phẳng - hoàn toàn có thể áp dụng được để tính toán kiểm tra cho cấu kiện vách. Etabs, sử dụng tiêu chuẩn Anh, lập biểu đồ tương tác dựa trên giả thiết ứng suất phẳng, giả thiết theo nhiều người là phù hợp hơn đối với cấu kiện dạng vách. Bởi cấu kiện vách tương đối lớn dẫn đến dạng phá hoại của nó làm cho giả thiết biến dạng phẳng không còn đúng nữa. Hiện nay bản thân mình vẫn sử dụng Etabs để kiểm tra cấu kiện vách, bởi vì với các vách phức tạp thì sử dụng chính phần Design của Etabs sẽ nhanh hơn.

 

Bạn có thể up bảng tính của mình lên đây để Jin góp ý, hoặc gửi trực tiếp vào mail: hoviethung.htc@gmail.com vì Jin rất ít khi online và vào Yahoo

g

em đả gửi mail cho anh bảng tính và file etabs. kết quả lọc combo của em và pm Colums analasys giống nhau.

nhưng tính ra tiết diện thép thì có khác nhau của em lớn hơn nhiều, em có kiểm tra lại kết quả bằng công thức trong sách thầy Cống. thì thấy kết quả theo bảng tính của em đúng, không biết thế nào nữa.

em củng thử nhập đầu vào vật liệu theo tcvn và tính theo BS như bài của anh thì thấy thép lớn hơn colums analasys, ko biết như vậy có hợp lý không. Anh check mail và cho em ý kiến nhé

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh jin jong cho em hỏi làm sao vẽ dc mặt cắt đứng biểu đồ tương tác ạ? em đã viết dc file mặt cắt ngang theo luận văn của anh,nhưng thấy biểu đồ theo phương đứng vẫn có nhiều cái hay hơn.nhờ anh nói qua lý thuyết tính toán,em mới học viết vba nên đọc file của excels của anh rất khó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh jin jong cho em hỏi làm sao vẽ dc mặt cắt đứng biểu đồ tương tác ạ? em đã viết dc file mặt cắt ngang theo luận văn của anh,nhưng thấy biểu đồ theo phương đứng vẫn có nhiều cái hay hơn.nhờ anh nói qua lý thuyết tính toán,em mới học viết vba nên đọc file của excels của anh rất khó.

Điều đầu tiên cần giải thích: tài liệu mình up lên diễn đàn không phải là luận văn của mình smile.gif

 

1. Phương pháp dựng mặt cắt đứng của biểu đồ tương tác:

Mặt cắt đứng của biểu đồ tương tác chính là đương biểu diễn khả năng chịu lực của tiết diện theo một phương nào đấy.

Chúng ta xác định ứng suất cốt thép dựa trên vị trí của đường giới hạn vùng nén. Với mỗi một vị trí đường giới hạn vùng nén được giả thiết, ta xác định được một trạng thái ứng suất của tiết diện, và từ đó tìm ra được một cặp (N,M) biểu thị khả năng chịu lực của tiết diện.

Đường giới hạn vùng nén có phương vuông góc với mặt phẳng uốn (hình vẽ).

 

duong_gioi_han_vung_nen.png

 

Phương trình biểu diễn đường giới hạn vùng nén có dạng: y=a.x + b, trong đó 'a' được xác định dựa vào phương của điểm đặt lực (tính từ gốc của hệ trục quán tính chính trung tâm), 'b' là hệ số xác định vị trí của đường này – chính là điểm giao cắt giữa đường giới hạn vùng nén và trục Y. Ứng với các giá trị khác nhau của 'b' chính là các trạng thái ứng suất khác nhau khi tiết diện bị uốn theo một phương nào đó.

- Khi b = b1: Toàn bộ tiết diện chịu kéo (không xuất hiện vùng nén)

- Khi b = b2: Toàn bộ tiết diện chịu nén (không xuất hiện vùng kéo)

- Khi b = bi: Các trạng thái trung gian.

Để dựng được biểu đồ tương tác, ta lần lượt cho 'bi' chạy từ 'b1' đến 'b2', quá trình này cho ta các cặp (Ni,Mi) trên đồ thị, nối các điểm này lại ta được biểu đồ tương tác biểu diễn khả năng chịu lực của tiết diện theo một phương uốn nào đó.

Như vậy, quá trình kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện khi chịu ngoại lực (N,M) như sau:

- Xác định phương của điểm đặt lực

- Xác định hệ số 'a' của phương trình y = ax + b

- Xác định các hệ số 'b1' và 'b2' dựa vào tọa độ của các góc của tiết diện

- Cho 'bi' nhận các giá trị trong khoảng 'b1' và 'b2'

- Ứng với mỗi giá trị 'bi', xác định cặp nội lực (Ni,Mi)

- Vẽ biểu đồ tương tác

- Xác định hệ số an toàn

 

(Bạn lehuunguyen88 đã chỉ ra rằng việc giả thiết phương của đường giới hạn vùng nén theo phương của điểm đặt lực như trên là không chính xác, Jin đã thảo luận với bạn ấy và công nhận rằng bạn Hữu Nguyên đã nói đúng. Tuy nhiên Jin vẫn để bài viết này như là một ví dụ về cách tiếp cận bài toán, cho dù là không đúng. Xin cảm ơn bạn Hữu Nguyên vì góp ý của bạn!)

 

2. Cách xác định thành phần lực dọc và mô men do bê tông đóng góp (Nb,Mb):

Việc xác định diện tích và trọng tâm vùng nén của tiết diện theo các phương trình hình học là rất khó khăn do số lượng trường hợp tương đối nhiều đặc biệt với các tiết diện có hình dạng phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sử dụng phương pháp gần đúng bằng cách chia nhỏ tiết diện (hình vẽ dưới).

 

mo_hinh_hoa_be_tong.png

 

Khi chia nhỏ tiết diện, mỗi phần tử bê tông có tọa độ trọng tâm (Xi,Yi) biết trước, trạng thái ứng suất được xác định dựa vào vị trí của nó so với đường giới hạn vùng nén (chú ý: ứng suất của mỗi phần tử bê tông chỉ có thể là một trong hai giá trị: Rb hoặc băng 0) Từ đo ta xác định được phần lực dọc và mô men đóng góp của mỗi phần tử bê tông (Nbi,Mbi), tổng hợp tất cả các phần tử chúng ta sẽ có (Nb,Mb)

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề, em pick chuột nhầm thành dấu - mất, đã bù lại 2 dấu + ở bài trên. Cảm ơn a Hùng vì những tài liệu hữu ích này ^^

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×