Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
ngkhanh

ÉP CỌC BÊ TÔNG ảnh hưởng thế nào đến công trình liền kề?

Các bài được khuyến nghị

Nhà em 4 tầng rưỡi móng băng cột dầm chịu lực bê tông,xây năm 2001, nhà liền kề bên cạnh nghe nói họ xây 9 tầng, MB khoảng trên dưới 200 mét vuông. Bản vẽ chỉ dẫn khoan của họ là lực chịu tải mỗi đầu cọc 100 tấn. Họ đã khoan thử 1 cọc độ sâu là 12 mét cọc. Xung quanh 3 bề là nhà liền kề. Họ không ép cừ mà dự định chỉ khoan mồi dự kiến sâu 7 mét.

Tổng số 120 cọc được đóng xuống MB trên dưới 200 mét vuông, họ không ép cừ mà dự định chỉ khoan mồi dự kiến khoan mồi sâu 7 mét. em hỏi nhà em có sợ bị lún, nghiêng và nứt sàn nhà kO. À cho em hỏi tác dụng của cọc thép cừ xung quanh?

Ghi chú: cọc bê tông vuông 30cm x30cm

Mong các anh sớm giải đáp em cảm ơn trước.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nhà em 4 tầng rưỡi móng băng cột dầm chịu lực bê tông,xây năm 2001, nhà liền kề bên cạnh nghe nói họ xây 9 tầng, MB khoảng trên dưới 200 mét vuông. Bản vẽ chỉ dẫn khoan của họ là lực chịu tải mỗi đầu cọc 100 tấn. Họ đã khoan thử 1 cọc độ sâu là 12 mét cọc. Xung quanh 3 bề là nhà liền kề. Họ không ép cừ mà dự định chỉ khoan mồi dự kiến sâu 7 mét.

Tổng số 120 cọc được đóng xuống MB trên dưới 200 mét vuông, họ không ép cừ mà dự định chỉ khoan mồi dự kiến khoan mồi sâu 7 mét. em hỏi nhà em có sợ bị lún, nghiêng và nứt sàn nhà kO. À cho em hỏi tác dụng của cọc thép cừ xung quanh?

Ghi chú: cọc bê tông vuông 30cm x30cm

Mong các anh sớm giải đáp em cảm ơn trước.

Cọc cừ thường có tác dụng bảo vệ thành hố đào, không cho đất từ thành hố đào sạt lở xuống. Đối với việc xây dựng nhà ở trong khu liền kề, cọc cừ ngăn không cho đất dưới móng nhà kế bên (tỉ như nhà em) sạt lở sang hố đào, dẫn đến làm rỗng phần đất dưới móng nhà kế bên, khiến nhà kế bên bị lún, nghiêng, đổ...

Việc ép cọc sẽ làm đất chặt hơn do phần đất bị cọc chiếm chỗ phải di chuyên sang xung quanh. Nói chung chỉ có các cọc ở sát ngay móng nhà em thì mới có ảnh hưởng. Tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Đối vói phần đất dưới đáy móng, việc bị ép chặt sẽ làm tăng sức chịu tải của nền đất. Đối với phần đất trên mức đáy móng, việc đất bị xô có thể làm hỏng tường móng (phần tường gạch trên móng), có thể thôi nhé, và do đó ảnh hưởng phần nào đó tuỳ thuộc vào kết cấu của nhà em.

Việc khoan dẫn đến mức 7m tức là đã tránh phần đất bị ép chặt ở trong phạm vi chiều sâu móng của nhà em.

Nói chung phần cọc bị ép không có tác động đến kết cấu của nhà em. Những tác động có thể gặp phải là do máy móc khi thi công, hoặc sau khi ép xong, người ta không đặt tường cừ mà lại đào hố móng đến cao trình sâu hơn đáy móng của nhà em

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em quên không nói họ ép tải, chất tải là những cục bê tông to tổng số: 10 cục bê tông dài 3 mét rộng 1 mét cao 1 mét. 12 cục bê tông dài 2 mét, rộng 1 mét, cao 1 mét . ước tính khoảng 54 mét khối bê tông. Họ đã khoan cừ là thép hình chữ C dầy 5 mm , chỉ ép sâu 2.5 mét , khoan mồi 5 mét. Nếu ép neo đất có khả năng trồi lên cao còn ép chất tải do có các cục bê tông chặn phía trên nên khả năng đất trồi lên trên là hạn chế . Một đầu cọc ép sâu 12 mét x 0.3 x 0.3 = 1.08 m3 x 120 = 129.6 m3. Như vậy là sẽ có 129.6 mét khối bê tông được dìm xuống đất.

Em muốn hỏi về khả năng ép chặt của đất . Nếu cho 129.6 m3 bê tông xuống ao nước thì nước sẽ dềnh lên cao chiếm khoảng không gian tương ứng với 129.6 mét khối . Còn khi dìm xuống đất thì số đất có bị trồi lên và dịch chuyển ra xung quanh cũng bằng 129.6 m3 không? Khi ép cọc thì đất sẽ có xu hướng dãn nhiều nhất theo hướng nào , phần trên hay phần dưới?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em quên không nói họ ép tải, chất tải là những cục bê tông to tổng số: 10 cục bê tông dài 3 mét rộng 1 mét cao 1 mét. 12 cục bê tông dài 2 mét, rộng 1 mét, cao 1 mét . ước tính khoảng 54 mét khối bê tông. Họ đã khoan cừ là thép hình chữ C dầy 5 mm , chỉ ép sâu 2.5 mét , khoan mồi 5 mét. Nếu ép neo đất có khả năng trồi lên cao còn ép chất tải do có các cục bê tông chặn phía trên nên khả năng đất trồi lên trên là hạn chế . Một đầu cọc ép sâu 12 mét x 0.3 x 0.3 = 1.08 m3 x 120 = 129.6 m3. Như vậy là sẽ có 129.6 mét khối bê tông được dìm xuống đất.

Em muốn hỏi về khả năng ép chặt của đất . Nếu cho 129.6 m3 bê tông xuống ao nước thì nước sẽ dềnh lên cao chiếm khoảng không gian tương ứng với 129.6 mét khối . Còn khi dìm xuống đất thì số đất có bị trồi lên và dịch chuyển ra xung quanh cũng bằng 129.6 m3 không? Khi ép cọc thì đất sẽ có xu hướng dãn nhiều nhất theo hướng nào , phần trên hay phần dưới?

 

Đất không giống như nước, nước ở thể lỏng và mật độ phân bố lớn, nước hầu như không ép được nên nước truyền ứng suất đều theo mọi hướng. Đất tự nhiên có chứa các lỗ rỗng ở trong, dạng xốp ở các mức độ khác nhau, đó là nguyên nhân ta đổ một cốc nước lên mặt đất thì nó từ từ thấm vào trong lòng đất. Ứng suất trong đất không lan truyền đều theo mọi hướng, nó lan truyền nhiều nhất theo hướng lực tác dụng. Ứng suất lan truyền trong đất cũng giảm dần, đó là do đất bị ép lại.

Đất tự nhiên thường có độ rỗng là 50%, điều đó không có nghĩa là đất có thể bị co lại hai lần, cũng như một đống đá đổ xuống, tuy rỗng nhưng ta không thể ép đống đá ấy chặt hơn được.

Đất rỗng và có thể bị ép lại, đó là nguyên nhân các công trình thường bị lún.

Trở lại chuyện nhà bạn.

Khi cọc được ép xuống, nó thường ép đất sang hai bên, do đó đất như một cái lò xo, ép ngược lại và gây ra ma sát ở thành bên của cọc. Chưa có một đánh giá cụ thể nào về tác động của việc ép cọc đến độ ổn định của các công trình xung quanh. Cũng chưa thấy nhà dân nào bị đổ do cọc ép xuống. Và tác động do bị dồn ép của đất không có khả năng làm trồi nhà lên, vì bạn nên nhớ: phải rất nhiều cọc mới đỡ được nhà, nghĩa là tải trọng của nhà bạn rất lớn. Nếu ép cọc, chỉ có duy nhất một trường hợp xảy ra là không thể ép nổi do đất đã quá chặt, không thể xảy ra: vì đất đã chặt mà ép cọc thì nổi nhà bên cạnh!

 

Mối nguy hại xảy ra không phải là đất có thể đẩy nhà lên (never!!!), mà là đất bị trồi sang hai bên khiến nhà bị lún xuống

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Công trình gây lún nứt:

 

http://dantri.com.vn/c36/s20-463402/tam-dung-cong-trinh-xay-dung-gay-lun-nut-cac-ho-lien-ke.htm

 

Công nghệ khoan nhồi cọc nhỏ:

 

http://www.datvietfoundation.com.vn/news/view/75/Muc-dich-va-giai-phap-cong-nghe-coc-khoan-nhoi-duong-kinh-nho.html

 

Em cảm ơn anh nhiều!

Em muốn hỏi sự khác biệt giữa ép cọc và khoan nhồi cọc nhỏ về chịu lực đầu cọc. Cọc nhồi chắc là ko có lực ma sát thành bên. Vì sao họ không dùng phương pháp cọc nhồi?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Công trình gây lún nứt:

 

http://dantri.com.vn/c36/s20-463402/tam-dung-cong-trinh-xay-dung-gay-lun-nut-cac-ho-lien-ke.htm

 

Công nghệ khoan nhồi cọc nhỏ:

 

http://www.datvietfoundation.com.vn/news/view/75/Muc-dich-va-giai-phap-cong-nghe-coc-khoan-nhoi-duong-kinh-nho.html

 

Em cảm ơn anh nhiều!

Em muốn hỏi sự khác biệt giữa ép cọc và khoan nhồi cọc nhỏ về chịu lực đầu cọc. Cọc nhồi chắc là ko có lực ma sát thành bên. Vì sao họ không dùng phương pháp cọc nhồi?

Theo mình được biết thì cọc khoan nhồi vẫn có ma sát thành bên đó bạn; sự khác nhau giữa cọc khoan nhồi và cọc đóng (ép) về cơ bản là kích thướt cọc khoan nhồi đuờng kính lớn hơn (D>= 0,6m); khả năng chịu tải của cọc khoan nhồi lớn hơn nhiều so với cọc ép; cọc khoan nhồi có thể thi công ở độ sâu lớn (30-50m tuỳ đường kính cọc)đối với cọc đóng (ép) thì cần phải nối cọc.....

Thân!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cọc khoan nhồi và cọc ép khác nhau về phương pháp thi công.

Cọc ép là cọc đúc sắn và thi công bằng cách dùng lực để ép cọc xuống

Cọc khoan nhồi là cọc đỗ tại chỗ, hạ lồng thép và đổ bê tông vào lỗ đã được khoan trước.

Về lý thuyết, cọc khoan nhồi đảm bảo không gây tác động đến các công trình xung quanh, và kết cấu cọc đồng đều do không phải nối cọc.

 

Trên thực tế, các công trường thi công cọc khoan nhồi rất bẩn, như một bãi bùn do phải sử dụng dung dịch Bentonice (sét). Bên cạnh đó, chất lượng cọc thi công không phải như hứa hẹn. Hiện tượng thối cọc (bê tông chỗ có chố không) vẫn thường xảy ra. Có thể do quy trình kỹ thuật của Việt Nam chưa được hoàn chỉnh, giám sát chưa chặt chẽ...

 

Bài báo của bạn nêu ra đúng trên tinh thần của báo chí Việt Nam, đó là có sự kiện, có địa điểm, có thời gian, nhưng không có vì sao?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nước thì không có khả năng giảm thể tích khi ép, em muốn hỏi các anh: đất khi ép với áp lực lớn có khả năng giảm thể tích được tối đa là bao nhiêu?

Mấy ngày nay em vẫn có lo nơm lớp. Em còn có thắc mắc nữa là sao họ không giảm tiết diện cọc từ 30cm x 30cm xuống 20cm x 20cm và tăng độ sâu của cọc để giảm bớt lượng đất chèn ép phía trên?

 

Đây là tài liệu em sưu tầm về cọc nhồi:

haikcvncc

05-01-2007, 03:51 PM

Có một lần tôi tham dự hội thảo khoa học của nghành xây dựng các Bậc tiền bối chia thành 2 phe có quan điểm khác nhau:

1 phe thì cho rằng cọc khoan nhồi D nhỏ (D<500) không đảm bảo chất lượng khi thi công vì cọc khoan nhồi D>1m chất lượng còn không quản lý được huốn hồ cọc nhỏ như que tăm. Các đơn vị thi công loặi cọc này là các nhà khoan giếng nước làm thêm chức năng này không có thiết bị chuyên dùng, làm theo cảm tính, không có dung dịch bentonite giữ vách, thích sâu bao nhiểu tùy ý...v.....v

1 phe còn lại thì có ý kiến ngược lại ý trên, giải trình là thuận tiện, rẻ, cắm sâu vào lớp đất tốt...v...v

Rút cuộc chẳng có kết luận gì cho đến hôm nay có một chủ đề cũ rích lại đem ra bàn

 

Theo tôi thì đến lúc này do việc sử dụng cọc khoan nhồi D nhỏ (D<500) cho việc giữ vách thay cho tường chắn đất trong các công trình xây chen được sử dụng nhiều và xem là biện pháp rẻ, thi công nhanh so với phương án cọc barret, tường chắn cừ thép....v....v do đó khi thi công phần móng, hầm khi đào đất đã lộ ra hình dáng nguyên của chiếc cọc nhồi ra nhìn về sơ bố hình dáng bên ngoài châp nhận được chư it ai lại đi kiểm tra chât lượng loặi cọc này mà cũng chẳng co ai điên rồ lại đi đặt 3 ống thép để siêu âm cọc này cả do vậy vô hình dung giới kỹ thuật đã chấp nhận loặi cọc này như là 1 giải pháp hữu hiệu, chứ nếu nhin nhận đúng vấn đề thì loặi cọc nhồi D nhỏ (D<500) rất khó kiểm tra chất lượng và nếu có sử dụng thì chỉ dùng cho các công trình nhỏ hoặc các hạng mục ít quan trọng chứ nó không phải là siêu phàm gì cả

Tất nhiên tôi cũng không nói nó siêu phàm gì cả và cũng không có ý định nói nó có thể áp dụng vào những loại công trình với hi vọng "thay cọc nhồi nhỏ cho cọc Barret" như bác nói. Đồng ý rằng việc áp dụng nó nên sử dụng cho các công trình nhỏ như nhà dân thì thích hợp hơn (Vì mức độ an toàn của nó khó đánh giá được). Nhưng bác không hiểu địa chất HN nó khác xa so với ở SG. Địa chất HN nó giống như cô gái đỏng đảnh nhưng lại rất chừng mực ấy ạ. Đỏng đảnh là vì đang bùn lại có chút sét, xen lẫn ít cát rồi lại đến sét, chừng mực là vì cứ đến độ sâu khoảng 40-45m là đã gặp cuội sỏi (Địa chất ấy mà ép cọc cứ gọi là khốn khổ). Nó không giống địa chất ở SG như cô gái quá dễ tính. "khoan" phát là xuống "thun thút" bốn năm chục mét chưa ăn thua gì:D. Chuyện này cũ nhưng lại không cũ đâu bác ạ. Vì ở HN mới làm nhiều khoảng 2 năm trở lại đây thôi. Khiếp mà bác cứ nói hội thảo khoa học này nọ nhà em hãi lắm ạ.

 

 

hongcong

06-01-2007, 02:55 PM

Tôi thấy bác co1972nguyen chắc làm toàn công trình lớn ở sài gòn nên kô rành mấy cái cọc khoan nhồi dường kính nhỏ.Tôi có mấy điều biết vế nó như sau:

1/Cõc khoan nhồi đường kính nhỏ được 1 kỹ sư xây dựng khoá 76 trường đại học bách khoa TpHCM "đẻ" nó ra ở sài gòn khoảng 1998-1999,.Sau khi ông đi Iraq về và "thất nghiệp".

2/Giàn khoan tự chế được lắp trên xe bánh xích 20/34 hp có ở sài gòn khoảng năm 2000(hà nội hình như mới mua ở quận 7 chở ra năm rồi)

3/Về quan điểm thiết kế và thi công loại cọc này trong giới xây dựng hiện nay có 2 quan điểm trái ngược nhau,mà nếu cãi chắc lúc dân Somali ăn tết cũng bất phân thắng bai.Thôi thì ai tin,thích thì xài không tin,không thích thì thi chọn móng cọc khác.

4/Về quan điểm kinh doanh xây dựng loại cọc này không nhắm đến "thị trường mục tiếu" là cạnh tranh với cọc nhồi đường kính lớn hay nhà cao tầng,Mà là các nhà ở của tư nhân xây chen trong thành phố.Nó thay thế rất hiệu quả cho giải pháp móng :cừ tràm - móng băng.Nếu nhà 3 tấm trở lên,thíêt kế cọc hợp lý chiều sâu cọc <30m phương án móng cọc nhồi đường kính nhỏ giá thành bằng hoặc đắt hơn khoảng 7-20% so với phương án cừ tràm - móng băng (bao gổm chi phí chở đất dư khi đào móng băng)

5/So sánh với cọc ép:tính từ đài cọc-đà kiềng trở xuống

- Nếu khi mặt bằng thi công rộng ,lực ép lớn hơn 70t giá thành phương án cọc nhồi đường kính nhỏ bằng hoặc đắt hơn khoảng 15%(tuỳ thuộc vào địa chất và tải trong truyền xuống chân côt.

- Nếu mặt bắng chất hẹp,một hoặc 2 bến đã có công trình thì cọc nhồi phát huy được thế mạnh của nó.Giá thành khoảng 70-80% so với cọc ẹp

6/Hiện nay cọc nhồi đường kính nhỏ trở nên phổ thông tại Sài gòn được khá nhiều người chấp nhận,làm giá cừ tràm rớt thê thảm trong vòng 2 năm trở lại từ gần 20 000đ/cây đk 8-10cm giờ chỉ còn 5-7000đ/cây.Dân trồng tràm miền tây đang "khóc"vì rừng tràm trồng đã đến tuổi không bán được.

Trước đây hầu hết những người làm cọc khoan nhồi đường kính nhỏ tại sài gòn tốt nghiệp từ các trường đại học ra,khi thi công "bao" cả phần thiết kế móng cọc và đàng kiềng.

Hiên nay do thấy dễ ăn hơn những việc khác trong xây dựng,nên 1 số người trước đây là dân xây dựng "tốt nghiệp đại học trường làng" và công nhân khoan cọc có chút kinh nghiệm thi công và vốn liếng ra mua thiết bị làm rất nhiều.Để cạnh tranh họ hạ giá rất nhiều.Mốt công ty xây dựng ở quận 7 ra Hà nội "đánh đấm ì xèo" củng nằm trong số đó.

To bác co1972nguyen:thiết bị khoan mà bác thấy giống như khoan giếng là có từ lúc cọc khoan nhồi mới "sơ sinh".tạm gọi là thế hế F1 từ 1999 lận .Hiện nay đã có nhiều tiến bộ qua nhiếu lần cải tiến rồi có thể khoan được đường kính 60cm.

To bác haikcvncc :Có phải là bác Hải năm rồi cùng bác Tòan vô sài gòn bổ sung kho tàng "cọc khoan nhồi đường kính nhỏ" kô vậy?

 

nguyenngund

08-12-2010, 01:01 AM

Thư gửi: Quý Khách Hàng !

 

Trước tiên Công ty chúng tôi xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng!

Công ty cổ phần Khảo Sát Địa Chất và Xây Dựng Nền Móng Hà Nội – SUGEFO là công ty hàng đầu về thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ tại Việt Nam.

Chúng tôi là Công ty chuyên khoan khảo sát địa chất công trình, tư vấn thiết kế và thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi bê 600 (mm). Đây là phương pháp300 – tông cốt thép mini có đường kính từ rất phổ biến và phù hợp với điều kiện địa chất Việt Nam. Loại cọc khoan nhồi của chúng tôi thi công rất phù hợp với căn hộ gia đình cao tầng,lô biệt thự,các khách sạn mini,nhà văn phòng có quy mô vừa và nhỏ,cọc vây...

Với những ưu điêm nổi trội:

+ Không phải đào bỏ đi phần nền móng công trình cũ mà vẫn triển khai thi công được móng cọc khoan nhồi.

+ Kết cấu thép dài liên tục 11,7 m.

+ Đưa kết cấu móng công trình về trạng thái làm việc chịu lực nén đúng tâm.

+ Đảm bảo không gây ảnh hưởng sụt, lún, hư hại cho công trình bên cạnh.

+ Tổng giá thành xây dựng của móng cọc khoan nhồi bêtông cốt thép chỉ tương đương hoặc nhỏ hơn với giá thành của móng ép cọc bêtông cốt thép.

+ …….

Phương châm của công ty là làm hài lòng khách hàng bằng:

Uy tín – Chất lượng – kinh tế và chính sách hợp tác lâu dài!

Một lần nữa Công ty cổ phần Khảo Sát Địa Chất và Xây Dựng Nền Móng Hà Nội gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và mong được hợp tác!

SUGEFO tạo nền móng vững chắc cho ngôi nhà bạn!

Mọi liên hệ xin gửi về :

CÔNG TY CP KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT VÀ XÂY DỰNG NỀN MÓNG HÀ NỘI

Địa chỉ : Số 6 - Tổ 15 –đường Yên Duyên - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội

ĐT : 04 6329543 Email : Sugefo@gmail.com MST : 0104708862

KS : Nguyễn Văn Ngũ

ĐT : 0984696187 Email : Nguyenngund@gmail.com

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dịch vụ ép cọc bê tông uy tín trọn gói năm 2017

 

TRUNG TÂM ĐÚC - ÉP CỌC BÊ TÔNG 

 

Địa chỉ: Tầng 18 Tòa CT15 - Khu Đô Thị Xa La - Hà Đông - TP. Hà Nội

Hotline: 090 343 1233 / 0976.656.373

Email: epcocbetong24h@gmail.com

Wedsite: epcocbetong24h.vn

https://www.facebook.com/uytinkhuvucmienbac/

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quy trình ép cọc bê tông tại TP HCM của Trung Đoàn

ép cọc bê tông tại TP HCM hiện nay đang ngày càng phổ biến. Có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ này ra đời để người dùng tiện lựa chọn. Để sở hữu công trình chất lượng cao rất nhiều khách hàng, công ty, nhà thầu xây dựng đến với Trung Đoàn. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn công trình chất lượng cao. 

Đội ngũ nhân viên của Trung Đoàn luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Chúng tôi còn áp dụng quy trình ép cọc bê tông chuẩn xác bao gồm những bước như sau: 

Bước 1: Khách hàng gửi thư hay gọi điện cho chúng tôi, nhân viên sẽ nhanh chóng tiếp nhận yêu cầu. 

Bước 2: Chúng tôi phân công nhân viên đến công trình hoặc có thể  báo giá trực tiếp qua email, điện thoại. 

Bước 3: Sau khi đã đạt được những thống nhất từ hai bên, chúng tôi bắt đầu triển khai thi công công trình. 

Bước 4: Khách hàng cùng với nhân viên của chúng tôi tiến hành nghiệm thu công trình và thanh toán. 

Bước 5: Chúng tôi sẽ bảo hành công trình theo cam kết ban đầu. 

các bài viết liên quan:https://bitly.com.vn/c0kqcl

https://bom.to/vmxorW

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×