Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
minhchi90

Hỏi về Đồ án công nghệ - Ống nối

Các bài được khuyến nghị

2/ Ủa Ø55H7 = +0,03 ; Ø55n6 = ^+ 0,039 + 0,02 => Smax = ES - ei = 0,03-0,02 = 0,01 ; Smin = EI -es = 0 - 0,039 = -0,039.

4/ Dùng trục gá bung của em chỉ gá được vào mà khi nới con ốc ra thì nó sẽ không đẩy ra => Sẽ không tháo được chi tiết. Vì thế em sẽ dùng trục gá kẹp bằng các đĩa mỏng đàn hồi về 1 phía.

5/ - Ừa nhỉ? E quên béng mất phải có diện tích để đưa cờ lê hay lục lăng vào vặn rồi? Ủa thế cuối cùng là thế nào đây? Em có cái lỗ Ø12, em phải khoan Ø12,5. Thế còn cái lỗ bậc để cho thằng bu lông trên đầu thì nên để Ø ? đây ????

Hjhj, bản vẽ đầu tiên trẻ con nó còn lớ ngớ nên mới để Ø50+0.015^ đó bác. Sau đó nghĩ lại ngay nó có làm việc đâu mà .... :)

-Ø55 lắp với cái gì? Hỏi cô còn lâu cô mới nói :)) . Theo em nó chỉ là lắp ghép giữa trục bên ngoài vào với lại chi tiết của chúng ta thôi. Em cho nó nối cứng luôn nên mới để lắp ghép chặt nặng, có thể tháo được. Cũng vì thế nên em mới để độ nhám Ra = 2,5 micromet . Do đó chúng ta sẽ tiện tinh thay = mài. Điều băn khoăn của em là tiện tinh vật liệu gang liệu có được Ra=2,5 hay không ?

Ô sờ kê, về rãnh thoát dao em đã vẽ cả bán kính góc lượn để giảm ứng suất đột ngột khi chịu tải rồi @@

Cho e hỏi lần nữa : Phiến dẫn có nhất thiết phải định vị đủ 6 bậc tự do hay không? Cô bảo phải như thế. Nhưng ở NC3 e mới định vị phiến đó trên đế đồ gá+ khớp bản lề ; Còn NC4 thì cố lắm mới được 5 bậc. NC5 thì thảm hại hơn có 3 bậc + 2 vít kẹp chặt !

Hề hề hề,

"ứng suất đột ngột" gì vậy????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em thì nói chính xác là ứng suất tập trung. Hiện tượng tập trung ứng suất là hiện tượng ứng suất bị tăng đột ngột tại vị trí nào đó. Ví dụ khi đang đi trên bãi cỏ mọc tốt bổng dưng ta đột ngột dẫm phải vết chân trâu, người bị hẫng một cái thế cái vết chân trâu trên đất ngoài chịu lực của bản thân trọng lượng cơ thể còn chịu thêm cả lực quán tính nữa ...

 

Vì thế nói ứng suất đột ngột cũng không sai về bản chất, bác ạ! Đương nhiên là sẽ không có ứng suất phân bố đều ở những có tiết diện khác nhau, việc tạo R tại rãnh thoát dao là làm cho ứng suất nó không bị thay đổi đột ngột. Còn nếu không có bán kính R thì tại chỗ có diện tích thay đối đột ngột ứng suất sẽ tập trung nhiều nhất.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2/ Ủa Ø55H7 = +0,03 ; Ø55n6 = ^+ 0,039 + 0,02 => Smax = ES - ei = 0,03-0,02 = 0,01 ; Smin = EI -es = 0 - 0,039 = -0,039.

4/ Dùng trục gá bung của em chỉ gá được vào mà khi nới con ốc ra thì nó sẽ không đẩy ra => Sẽ không tháo được chi tiết. Vì thế em sẽ dùng trục gá kẹp bằng các đĩa mỏng đàn hồi về 1 phía.

5/ - Ừa nhỉ? E quên béng mất phải có diện tích để đưa cờ lê hay lục lăng vào vặn rồi? Ủa thế cuối cùng là thế nào đây? Em có cái lỗ Ø12, em phải khoan Ø12,5. Thế còn cái lỗ bậc để cho thằng bu lông trên đầu thì nên để Ø ? đây ????

Hjhj, bản vẽ đầu tiên trẻ con nó còn lớ ngớ nên mới để Ø50+0.015^ đó bác. Sau đó nghĩ lại ngay nó có làm việc đâu mà .... :)

-Ø55 lắp với cái gì? Hỏi cô còn lâu cô mới nói :)) . Theo em nó chỉ là lắp ghép giữa trục bên ngoài vào với lại chi tiết của chúng ta thôi. Em cho nó nối cứng luôn nên mới để lắp ghép chặt nặng, có thể tháo được. Cũng vì thế nên em mới để độ nhám Ra = 2,5 micromet . Do đó chúng ta sẽ tiện tinh thay = mài. Điều băn khoăn của em là tiện tinh vật liệu gang liệu có được Ra=2,5 hay không ?

Ô sờ kê, về rãnh thoát dao em đã vẽ cả bán kính góc lượn để giảm ứng suất đột ngột khi chịu tải rồi @@

Cho e hỏi lần nữa : Phiến dẫn có nhất thiết phải định vị đủ 6 bậc tự do hay không? Cô bảo phải như thế. Nhưng ở NC3 e mới định vị phiến đó trên đế đồ gá+ khớp bản lề ; Còn NC4 thì cố lắm mới được 5 bậc. NC5 thì thảm hại hơn có 3 bậc + 2 vít kẹp chặt !

2)- Bác em xem lại nhé, em hôm nay em lại mắt ba tóe cũng tra nhầm dòng Ø55+0.30^ thành Ø55+0.035^

Nó thế này cơ mà:

Ø55H7^n6 >>> lỗ Ø55+0.030^ >>> trục Ø55n6 = Ø55+0.039^+0.020

Độ dôi Nmax = 0.039 - 0.000 = 0.039

Độ hở Smax = 0.030 - 0.020 = 0.010

4)-OK

5)- Ren M12, bác em phải khoan lỗ Ø12,5. Nếu là bu lông thì lỗ bậc bác em phải cho nó rộng bằng cái cờ lê chìm để thò vào vặn nó, cờ lê chìm để vặn bác em chịu khó chạy ra chợ đo xem???

- Hỏi cô còn lâu cô mới nói lạ nhỉ ????

tiện tinh vật liệu gang liệu có được Ra=2,5 hay không ? Được!

- Vấn đề định vị: Đầu tiên ta phải xét về nguyên tắc định vị ví dụ như khoan lỗ thì bậc tự do quay quanh trục mũi khoan không cần phải định vị, phay mặt phẳng chỉ cần không chế 3 bậc tự do là đủ… nhưng do cách định có thể khống chế cả 6 bậc tự do cũng không sai…

Còn NC4 thì cố lắm mới được 5 bậc. >>>Với nguyên công khoan của bác em, để phân tích bậc tự do cũng cần phải siêu tưởng một chút …bác em chưa tính đến bạc dẫn hướng, bản thân bạc dẫn hướng mũi khoan nó cũng đã khống chế được ít nhất là 1 bậc tự do rồi… Cái này bác em đọc lại giáo trình để hiểu thêm nhé!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

2)- Bác em xem lại nhé, em hôm nay em lại mắt ba tóe cũng tra nhầm dòng Ø55+0.30^ thành Ø55+0.035^

Nó thế này cơ mà:

Ø55H7^n6 >>> lỗ Ø55+0.030^ >>> trục Ø55n6 = Ø55+0.039^+0.020

Độ dôi Nmax = 0.039 - 0.000 = 0.039

Độ hở Smax = 0.030 - 0.020 = 0.010

4)-OK

5)- Ren M12, bác em phải khoan lỗ Ø12,5. Nếu là bu lông thì lỗ bậc bác em phải cho nó rộng bằng cái cờ lê chìm để thò vào vặn nó, cờ lê chìm để vặn bác em chịu khó chạy ra chợ đo xem???

- Hỏi cô còn lâu cô mới nói lạ nhỉ ????

tiện tinh vật liệu gang liệu có được Ra=2,5 hay không ? Được!

- Vấn đề định vị: Đầu tiên ta phải xét về nguyên tắc định vị ví dụ như khoan lỗ thì bậc tự do quay quanh trục mũi khoan không cần phải định vị, phay mặt phẳng chỉ cần không chế 3 bậc tự do là đủ… nhưng do cách định có thể khống chế cả 6 bậc tự do cũng không sai…

Còn NC4 thì cố lắm mới được 5 bậc. >>>Với nguyên công khoan của bác em, để phân tích bậc tự do cũng cần phải siêu tưởng một chút …bác em chưa tính đến bạc dẫn hướng, bản thân bạc dẫn hướng mũi khoan nó cũng đã khống chế được ít nhất là 1 bậc tự do rồi… Cái này bác em đọc lại giáo trình để hiểu thêm nhé!

Không, ý em hỏi định vị phiến dẫn khoan cơ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em thì nói chính xác là ứng suất tập trung. Hiện tượng tập trung ứng suất là hiện tượng ứng suất bị tăng đột ngột tại vị trí nào đó. Ví dụ khi đang đi trên bãi cỏ mọc tốt bổng dưng ta đột ngột dẫm phải vết chân trâu, người bị hẫng một cái thế cái vết chân trâu trên đất ngoài chịu lực của bản thân trọng lượng cơ thể còn chịu thêm cả lực quán tính nữa ...

 

Vì thế nói ứng suất đột ngột cũng không sai về bản chất, bác ạ! Đương nhiên là sẽ không có ứng suất phân bố đều ở những có tiết diện khác nhau, việc tạo R tại rãnh thoát dao là làm cho ứng suất nó không bị thay đổi đột ngột. Còn nếu không có bán kính R thì tại chỗ có diện tích thay đối đột ngột ứng suất sẽ tập trung nhiều nhất.

Hề hề hề,

Hoan ơi, đồng ý là "Vì thế nói ứng suất đột ngột cũng không sai về bản chất". Tuy nhiên nếu không hiểu đúng cái lý do "đột ngột" thì cũng gay. Bởi vì cũng có lắm anh "đột ngột" lắm. Tỷ như đang hì hục tiện, chợt nghe tiếng thánh thót của cô kỹ sư phân xưởng xinh tươi , vội vàng lé mắt nhòm, thế là phập một anh "đột ngột" ra đời ngay.

Vậy nên dù sao thì cũng nên gọi đúng tên cúng cơm của mấy anh "đột ngột" đó cho nó dễ........ thông cảm mà. Nhất là với mấy bạn sinh viên còn đang xơi giáo trình càng cần phải hiểu chính xác về mấy anh "đột ngột" này..

Hề hề hề.

Mong bác, à quên em gái chớ đột ngột với cái câu hỏi về cái "đột ngột" này.

Hề hề hề,...

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em biết bác là hay phản biện hay lật ngược lại vấn đề, đây là câu hỏi hay và em không thấy đột ngột bác ạ!

Em biết là chủ thớt sẽ khó giải trình nên em giải nhời thay để chủ thớt còn dành thời gian chống... bão lụt bác ạ! Nguyên nhân của ứng suất tập trung nếu tinh ý dòm trong hình vẽ mặt cắt của rãnh thoát dao biết liền là sự thay đổi tiết diện đột ngột dẫn đến ứng suất thay đổi đột ngột.

Mấy bữa trước bác đi công vụ không có ai vào cơ khí chơi, có mỗi mình em tha thẩn hết chỗ nọ đến chỗ kia cũng buồn bác ạ!

Hi vọng có dịp nào bác về thăm Yên Bái quê em và cũng là quê chồng chị Hà em, giờ này chị ấy đang mê mải vẽ tranh phong cảnh núi rừng bác ạ, em chào bác, chúc bác gặp vui nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phiến lắp bạc dẫn khoan có thể giải thích trên NCGia công 1lỗ ren hoặc 1 lỗ côn đạt kích thước khoảng lỗ là 30 ±0.1

Nhận xét về cái đồ gá này: về sơ đồ nguyên lý tạm được . kết cấu còn nhiều vấn đế lắm lắm và rất ngộ nghĩnh nữa...tốn kém vật tư vật liệu và tốn tiền gia công lắm lắm! Không thể áp dụng vào sản xuất được đâu

1-Phải chuyển phần kẹp và phần định vị ngược lại, có nghĩa định vị bằng mặt đầu và lỗ phía côn để đảm bảo được kt 30 ±0.1

Để như của bác em sai số sẽ bị sai số không trùng chuẩn. Mặt định vị phải trùng với gốc kích thước 30 ±0.1 bác em hiểu không (Chiều dài của chi tiết là 75 luôn có sai số cái thì 75 cái thì 75.2, cái thì dài 75.5 >>> sai số của 30 ±0.1 là không nhỏ)

- Cấu tạo của phần đầu kẹp vào chi tiết gia công nhìn cũng ngộ nghĩnh lắm. Bác em tham khảo cái này:

 

39678_jajs2222.jpg

 

2)- Bỏ cái chốt tì tự lựa ở phía dưới đi , lực vít ép chặt thừa đủ lực để khoan lỗ cái lỗ ...bé tí

3)- Nếu thích tập trung nguyên công khoan lỗ chân ren + khoét lỗ côn + ra rô ren M8 thì bác em hoàn toàn có thể làm phiến lắp bạc dẫn di động cho nó hoành tráng (nếu dư thời gian)

4) Về phiến dẫn đồ án nếu cô hỏi thì bác em cứ giả nhời các bước công việc như sau:

>>> Lắp sơ bộ phiến tì lên đồ gá + chi tiết gia công lên đồ gá , trên chi tiết có đóng con tu lấy dấu tâm lỗ cần khoan>>> chưa chạy máy vội , đưa mũi khoan xuống chi tiết xem tâm mũi khoan có trùng với tâm lỗ của chi tiết không >>>Chưa trùng thì căn kê chỉnh sửa lại >>>siết chặt vít >>> khoan thử >>>kiểm tra kích thước nếu được thì OK .

>>>siết chặt phiến tì >>> khoan hai lỗ để cắm hai cái chốt định vị >>>Xong ( Đây là công việc người kỹ sư thiết kế phải xuống xưởng trực tiếp làm hoặc kiểm tra giám sát việc làm của thợ , nếu như xưởng không có thợ cứng tay nghề)

5) Chi tiết đồ gá mà bác em dùng vít xẻ rãnh là không ổn rồi , phải thay bằng vít có giác chìm có vai mới có thể kẹp chặt được!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phiến lắp bạc dẫn khoan có thể giải thích trên NCGia công 1lỗ ren hoặc 1 lỗ côn đạt kích thước khoảng lỗ là 30 ±0.1

Nhận xét về cái đồ gá này: về sơ đồ nguyên lý tạm được . kết cấu còn nhiều vấn đế lắm lắm và rất ngộ nghĩnh nữa...tốn kém vật tư vật liệu và tốn tiền gia công lắm lắm! Không thể áp dụng vào sản xuất được đâu

1-Phải chuyển phần kẹp và phần định vị ngược lại, có nghĩa định vị bằng mặt đầu và lỗ phía côn để đảm bảo được kt 30 ±0.1

Để như của bác em sai số sẽ bị sai số không trùng chuẩn. Mặt định vị phải trùng với gốc kích thước 30 ±0.1 bác em hiểu không (Chiều dài của chi tiết là 75 luôn có sai số cái thì 75 cái thì 75.2, cái thì dài 75.5 >>> sai số của 30 ±0.1 là không nhỏ)

- Cấu tạo của phần đầu kẹp vào chi tiết gia công nhìn cũng ngộ nghĩnh lắm. Bác em tham khảo cái này:

 

39678_jajs2222.jpg

 

2)- Bỏ cái chốt tì tự lựa ở phía dưới đi , lực vít ép chặt thừa đủ lực để khoan lỗ cái lỗ ...bé tí

3)- Nếu thích tập trung nguyên công khoan lỗ chân ren + khoét lỗ côn + ra rô ren M8 thì bác em hoàn toàn có thể làm phiến lắp bạc dẫn di động cho nó hoành tráng (nếu dư thời gian)

4) Về phiến dẫn đồ án nếu cô hỏi thì bác em cứ giả nhời các bước công việc như sau:

>>> Lắp sơ bộ phiến tì lên đồ gá + chi tiết gia công lên đồ gá , trên chi tiết có đóng con tu lấy dấu tâm lỗ cần khoan>>> chưa chạy máy vội , đưa mũi khoan xuống chi tiết xem tâm mũi khoan có trùng với tâm lỗ của chi tiết không >>>Chưa trùng thì căn kê chỉnh sửa lại >>>siết chặt vít >>> khoan thử >>>kiểm tra kích thước nếu được thì OK .

>>>siết chặt phiến tì >>> khoan hai lỗ để cắm hai cái chốt định vị >>>Xong ( Đây là công việc người kỹ sư thiết kế phải xuống xưởng trực tiếp làm hoặc kiểm tra giám sát việc làm của thợ , nếu như xưởng không có thợ cứng tay nghề)

5) Chi tiết đồ gá mà bác em dùng vít xẻ rãnh là không ổn rồi , phải thay bằng vít có giác chìm có vai mới có thể kẹp chặt được!

1/Hehe, cái đồ gá này là em lấy trong Atlas đồ gá ra ấy chứ @@ 112847_nguyencong5.jpg

 

Ban đầu thì em cũng cho nó kẹp ở phía bên kia, nhưng sau ngẫm lại thì như thế thì mình mất công giữ chuẩn tinh thống nhất bấy lâu nay bỗng nhiên " tan thành mấy khói " + kích thước 30 ±0.1 không cần chính xác lắm nên em mới oánh liều chuyển phần kẹp và định vị.

Cái hình giống cái chốt đầu cầu của bác để làm gì thế? E thấy nó giống như cái chốt tỳ phụ để tăng độ cứng vững hơn.

2/ Cái đó em thêm vào để tăng độ cứng vững! Bỏ đi cũng được hả bác?

5/ Bác cho em hình ảnh của con vít có giác chìm được không ?

 

Hỏi thêm :

1/ Ở NC3 : ví như em muốn khoan cái lỗ Ø12 +0,1, liệu chỉ khoan thôi thì có đảm bảo được kích thước đó không? Hay là phải khoét hay doa hả bác? Có 4 lỗ, chắc chắn em phải doa 1 lỗ để lấy lỗ định vị rồi, nếu vậy, khi khoan em đã cho dao khoan với đường kính D=12 mm vào luôn, còn doa thì không biết lấy D bằng bao nhiêu nữa vì sợ hết lượng dư.

Theo bác thì em nên chọn máy khoan hay máy doa để gia công NC3 ? Em nghĩ là dùng máy khoan, khi doa thì lắp dao doa lên là được nhỉ? Vì cũng không cần độ chính xác cao lắm !

2/ Bác cho em xin mấy con dao tiêu chuẩn để tiện mặt đầu, tiện móc lỗ, tiện rãnh và tiện mặt trụ ngoài được không? Em vào google search hình ảnh file CAD về nó mà không có !

TKS bác

Bác bỏ câu nào thì bỏ, nhưng bác đừng bỏ câu : Khi em khoan 4 cái lỗ Ø12 , sau đó em doa tinh 1 lỗ để lấy lỗ định vị thì D khoan và D doa bằng bao nhiêu? Em cần lắm vì em đang tính chế độ cắt cho nguyên công này !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

O)-Vậy là bác em chưa hiểu chuẩn tinh thống nhất là gì rồi, hai cái NC tiện chưa bác em vẽ đồ gá chưa nói lên điều gì. Ở bài viết trước em đã nói bác em phải đọc kỹ chọn chuẩn thô và tinh để vẽ sơ đồ các NC tiện.

- Về NC khoan, ta rô, khoét lỗ côn này: yêu cầu chính là phải đạt được kích thước 30 ±0.1 do vậy dùng chuẩn là mặt đầu lỗ hạn chế 3 bậc tự do + lỗ hạn chế 2 bậc tự do + 1 bậc tự do chống xoay (nếu cần) >>>Chuẩn định vị trùng với chuẩn đo ok chưa nào???

- Về cái đầu kẹp tự lựa em đưa ra để tham khảo, về nguyên lý tự lựa bác em có thể làm kết cấu kiểu khác cho nó ngắn bớt khoảng cách đi là ok, có rất nhiều kiểu tự lựa…

-Cài hình vẽ đồ gá kẹp trong ảnh của bác em người ta chỉ thể hiện nguyên lý làm việc thôi. Mình phải biết ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể. Giả dụ ở các NC trước đó người ta dùng bề mặt đầu có kt 30 ±0.1 làm chuẩn để mài mặt đầu của phần kẹp trên máy mài phẳng, đảm bảo độ // gần như tuyệt đối với phần mặt đầu kẹp chặt thì 0k!

Nhưng nếu như chỉ tiện không thôi thì sai lệch về độ không // giữa hai mặt đầu là có. Nếu đầu kẹp không tự lựa được thì mặt đầu định vị sẽ không tiếp xúc toàn phần với bề mặt định vị sẽ gây ra sai số định vị. Đấy là tích phân về lý thuyết, phòng xa khi bảo vệ các thầy sẽ Cù Trọng Xoay chỗ rất nhạy cảm này nếu bác em không chọn tự lựa

. Còn trong thực tế sản xuất thì với dung sai 30 ±0.1 thì vô tư, không cần phải làm đầu kẹp tự lựa cũng được!

 

2)- Bỏ cái tăng cứng đi vô tư vì lực cắt đè xuống của nó nhỏ bé so với lực của vít kẹp.

5- OK sẽ gửi lên

Hỏi thêm:

-Ø12 +0,1 có thể khoan được chính xác hơn thế ok

- Lượng dư doa tra sổ tay CNCTM

- Doa luôn trê máy máy khoan được

- Dao tiện sẽ gửi ảnh lên( Nếu có đủ)

 

P/S: Bác em xem lại vị trí lỗ M8, và lỗ côn xem nó có cần phải có vị trí tương đối so với 4 lỗ bắt bu lông khôn nhé! Nếu không cần thì đồ gá không cần phải có chốt chống xoay. Nếu cần thì phải thể hiện vị trí của nó trên bản vẽ chi tiết!

( lỗi photobucket....sẽ gửi ảnh lên sau)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ồ , very good ! :) Tks bác nhé

Nhưng e tra sổ tay 1,2,3 đều không thấy lượng dư doa đâu cả. Với lại ý em không phải như vậy, trong tính toán vận tốc cắt, mô men xoắn khi khoan khoét doa nó đều có thông số D. Nhưng đối với lỗ khoan sau đó doa tinh cùng 1 cái lỗ đấy, chẳng nhé lấy D khoan và D doa bằng nhau?

Mà em tính chế độ cắt theo cuốn Sổ tay CNCTM2, vì mấy thông số t,D, S đều tính bằng mm, tí ngoắt 1 cái ra V là m/phút, Mx là N.m, cứ loạn cả lên. Không biết có phải đổi tất về đơn vị không nữa hay là mấy cái hệ số kia nó bù trừ hết rồi? Tính toán theo nó và xem mấy cái đồ án của khóa trước thì chẳng thấy đổi gì cả, kết quả tính ra công suất N = 0,7 kw. Sao bé thế? Hay là sai? Haiz`, đến là đi ngủ :(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

!)Lượng dư doa là có, tiếc ràng phobucket và diễn đàn thông báo You are not allowed to use that image extension on this board ??? nên em không thể gửi ảnh lên được

!!) Đổi đơn vị mm ra mét để tính >>>công suất 0.7 vô tư! Nếu bác em tính đúng công thức là Ok ,

Chế độ cắt khi doa lỗ thép xích-ma bền 75kg/mm2 có tưới nước làm mát bằng mũi dao thép gió P9

- Đường kính mũi doa Ø5 lượng dư 0.1, Ø15 lượng dư 0.2, Ø25 lượng dư 0.3....,

Bác em có thể hiểu bản chất của tập trung ứng suất như sau: Nguyên nhân của ứng suất tập trung nếu tinh ý dòm trong hình vẽ mặt cắt của rãnh thoát dao biết liền là sự thay đổi tiết diện đột ngột đẫn đến ứng suất thay đổi đột ngột.

ỨNG SUẤT TẬP TRUNG:

ứng suất lớn trội phát sinh trên một khu vực tương đối hẹp, xảy ra tại những nơi có sự thay đổi đột ngột về hình dạng (bề mặt hoặc tiết diện) của vật rắn biến dạng (x. Ứng suất; Biến dạng). Một vật thể có vết nứt khi chịu lực, ở đáy vết nứt sẽ phát sinh các ƯSTT có giá trị lớn gấp nhiều lần so với giá trị của ứng suất khi không có vết nứt.

Để giảm bớt hiệu ứng tập trung ứng suất, có thể thực hiện các biện pháp như giảm bớt sự thay đổi đột ngột về hình dạng của vật thể, gia cường khu vực cần khoét lõi, nâng cao độ bền ở khu vực có tập trung ứng suất bằng các biện pháp công nghệ. Trong xây dựng, thường khắc phục bằng cách vuốt tròn các góc khung, làm nách khung hoặc gia cố kết cấu xung quanh vùng có ƯSTT.

(Theo Đại từ điển)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

!)Lượng dư doa là có, tiếc ràng phobucket và diễn đàn thông báo You are not allowed to use that image extension on this board ??? nên em không thể gửi ảnh lên được

!!) Đổi đơn vị mm ra mét để tính >>>công suất 0.7 vô tư! Nếu bác em tính đúng công thức là Ok ,

Chế độ cắt khi doa lỗ thép xích-ma bền 75kg/mm2 có tưới nước làm mát bằng mũi dao thép gió P9

- Đường kính mũi doa Ø5 lượng dư 0.1, Ø15 lượng dư 0.2, Ø25 lượng dư 0.3....,

Bác em có thể hiểu bản chất của tập trung ứng suất như sau: Nguyên nhân của ứng suất tập trung nếu tinh ý dòm trong hình vẽ mặt cắt của rãnh thoát dao biết liền là sự thay đổi tiết diện đột ngột đẫn đến ứng suất thay đổi đột ngột.

ỨNG SUẤT TẬP TRUNG:

ứng suất lớn trội phát sinh trên một khu vực tương đối hẹp, xảy ra tại những nơi có sự thay đổi đột ngột về hình dạng (bề mặt hoặc tiết diện) của vật rắn biến dạng (x. Ứng suất; Biến dạng). Một vật thể có vết nứt khi chịu lực, ở đáy vết nứt sẽ phát sinh các ƯSTT có giá trị lớn gấp nhiều lần so với giá trị của ứng suất khi không có vết nứt.

Để giảm bớt hiệu ứng tập trung ứng suất, có thể thực hiện các biện pháp như giảm bớt sự thay đổi đột ngột về hình dạng của vật thể, gia cường khu vực cần khoét lõi, nâng cao độ bền ở khu vực có tập trung ứng suất bằng các biện pháp công nghệ. Trong xây dựng, thường khắc phục bằng cách vuốt tròn các góc khung, làm nách khung hoặc gia cố kết cấu xung quanh vùng có ƯSTT.

(Theo Đại từ điển)

Hehe, bác ơi, thức khuya như thế là không tốt đâu nhé, trừ là trường hợp bắt buộc thì mới thức thôi ! Nhớ chú ý giữ gìn sức khỏe để còn vô đây chém gió :))

Cái ứng suất tập trung, em có học tính công nghệ trong kết cấu rồi, hj . " Nên vê tròn hoặc váp mép giữa các mặt tiếp xúc nhau để tránh tập trung ứng suất, đồng thời đảm bảo an toàn lao động trong quá trình gia công " . Nôm na thì e cũng hiểu, nhưng không được cặn kẽ như bác thôi @@ ! Hjhj

Vật liệu em g.c là gang xám HB=200, gia công bằng dao thép gió P18 nên không cần dùng trơn nguội @@

Bao giờ hết lỗi phobucket thì bác gửi mấy tấm hình cho em nhé ! Tks bác nhìu :X

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

-Trí nhớ của em chỉ đỏng đảnh khi tra bảng dung sai nhầm dòng trên thành dòng dưới. Còn hôm qua là em tra đúng ý của em rồi đó, em cố tình tra gang thành thép: Chế độ cắt khi doa lỗ thép xích-ma bền 75kg/mm2 có tưới nước làm mát bằng mũi dao thép gió P9

- Đường kính mũi doa Ø5 lượng dư 0.1, Ø15 lượng dư 0.2, Ø25 lượng dư 0.3...., Bác em có hiểu vì sao không???

 

Trong bài lạm bàn về khuôn đúc gang em đã viết: Bác Bình đã nói như vậy là chuẩn xin đừng... chỉnh, lõi đang đứng đứng sẽ ngã bổ chửng bất thình lình, nếu nó không chổng chổng mông lên trời thì cũng sẽ chổng cái ...khác lên cho mà xem!

- Không giống ống các loại ống thông thường lắm, có thể nó ở trong các bộ phận dẫn hơi, dẫn dầu máy công cụ...Nó hơi giống như thân ổ lắp 2 vòng bi đỡ chặn trong hộp giảm tốc bánh răng côn... và giống cái thân lót ổ em thiết kế.Tất cả chỉ là đoán mò vì không có bản lắp cụm chi tiết. Chung quy vẫn tại vì đề đã ra theo kiểu đánh đố sinh viên.

Em cứ lăn tăn một điều đoán mò: Rất có thể là đây là nó ở trong các bộ phận dẫn hơi, dẫn dầu máy công cụ. Nếu sự lăn tăn này của em đúng thì kết cấu cái M8 + lỗ côn 45º nó phải là lỗ Ø... và lỗ ren ống hình côn 1/4 có số bước ren trên một In-sơ là 19, góc côn của nó 2tg =1/16 >>Ὠ= 1º47'24''??? >>>bác em phải ngâm kứu lại xem vật liệu của nó là gang hay là thép nhé !

Thú thực là em lo bị vạ oan lắm, nên em phải tra lượng dư doa cho thép. Biết đâu đấy ngộ nhỡ nó là ống nối dẫn dầu dẫn hơi chịu áp lực mà làm bằng gang là nguy hiểm lắm đó, em nói thiệt đó! Chỉ sợ khi lên bảo vệ đồ án bác em giăng bản vẽ ra nó nổ đánh bùm một cái, các thầy cô mà chết hết là bác em đi tù đó, em không ...dan díu vào vụ này đâu nhé!

daotienhkim.jpg

 

Em không chụp ảnh được tiêu chuẩn dao, vì có nhiều loại dao lắm kích cỡ của nó cũng nhiều .>>>Bác em chỉ cần vẽ áng chừng như hình ảnh em sưu tầm trên Internet là được

Vít chìm bác em tra trong sổ tay thiết kế

 

P/S: Bác em xem lại kết cấu con vít số 9 trong đồ gá xem sao nhé!

phobucketbị lỗi và diễn đàn thông báo You are not allowed to use that image extension on this board lạ quá cơ!

Em vẫn chưa úp ảnh được!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

" em không ...dan díu vào vụ này đâu nhá " :)))))))))))))))))))))))))))))))) Tìm mãi không thấy con dao tiện rãnh bên trong lỗ :S ( Ý em là không biết bên trong lỗ thì nó gá ntn ấy, do nó gá vuông góc với mặt gia công mà )

Vậy liệu gang hay thép thì cũng chỉ do mình phân tích điều kiện làm việc của nó thôi. Do không có bản vẽ lắp và nói thật em đâu đầu nhất là cái phần này do chưa nhìn thấy chi tiết này nó ở chỗ nào. Vì vậy Tạm thời em phân tích nó thế này " Ống nối là chi tiết có dạng hình ống tròn, thành vuông, mặt trong có dạng hình trụ. Là dạng chi tiết có nhiều lỗ để ghép nối các bộ phận với nhau. Vì chi tiết làm việc trong điều kiện tải trọng tĩnh, chịu mài mòn, ít chịu va đập và ít chịu ứng suất lớn nên ta chọn vật liệu chế tạo là gang xám 15-32. " Hehe, cũng chỉ là tò lò mò thôi bác !

Mũi doa càng lớn thì lượng dư cũng lớn theo. Cái này thì em biết nhưng cũng khó diễn đạt :D

Còn cái khuôn đúc, thực ra em vẫn chưa hiểu sao lõi nó lại rơi xuống được? Ở dưới có cát mà? Nếu ởi thì làm ntn để nó không rơi nữa ??????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trời ! Đã dấn thân vào nghề cơ khí bác em phải giao lưu giao tiếp nhiều…giầu vì bạn sang cũng vì bạn ! Chứ không phải vì vợ nhé, anh hãy xác định tư tưởng đa số phụ nữ đều đỏng đảnh tra nhầm dung sai dòng trên thành dòng dưới như em đó!

Bác em hãy chịu khó sang nhà bác em lamhung2011 lao thẳng ô tô vào tầng hầm, đi vào thang máy lên tầng 8 rồi đẩy cửa số 2 từ dưới lên để tham khảo kết cấu của lõi đúc: Bác em xem lại giáo trình, và xem thêm cả tài liệu trên Internet: sẽ thấy có chi tiết giống như của bác em đấy!

-Da0 tiện rãnh thoát dao nó cũng gống như dao tiện ren, chỉ khác là người ta mài nghêng khoảng 2º so với mặt đầu của lỗ!

 

11-lamhung2011 (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bách vít -Bánh đúc. Người thiết kế ra bánh vít có đường kính Ø3000000 (3 Km) cung ứng cho Tập Đoàn Đóng Tầu tại đồng bằng sông Cửu Long và đồng Tháp Mười đất đai phì nhiêu màu mỡ rộng lớn bát ngát bao la, chim cò bay mỏi cánh rơi lả tả. Những con tầu tải trọng hàng trăm triệu tấn vượt Đại Tây Dương....xuyên thủng được cả dãy núi Himalaya là “nóc nhà của thế giới” để đi tới Bắc băng dương chở đá sạch về phục vụ nhu cầu giải khát bằng trà đá cho toàn thế giới sẽ được hạ thủy tại đây...

http://www.cadviet.c...ic=66150&st=140

Chúc bác em gặp nhiều may mắn!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trời ! Đã dấn thân vào nghề cơ khí bác em phải giao lưu giao tiếp nhiều…giầu vì bạn sang cũng vì bạn ! Chứ không phải vì vợ nhé, anh hãy xác định tư tưởng là sẽ lấy phải bà vợ có lúc đỏng đảnh tra nhầm dung sai dòng trên thành dòng dưới như em đó!

Bác em hãy chịu khó sang nhà bác em lamhung2011 lao thẳng ô tô vào tầng hầm, đi vào thang máy lên tầng 8 rồi đẩy cửa số 2 từ dưới lên để tham khảo kết cấu của lõi đúc: Bác em xem lại giáo trình, và xem thêm cả tài liệu trên Internet: sẽ thấy có chi tiết giống như của bác em đấy!

-Da tiện rãnh thoát dao nó cũng gống như dao tiện ren chỉ khác là người ta mài nghêng 2º so với mặt đầu của lỗ!

 

11-lamhung2011 (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bách vít -Bánh đúc. Người thiết kế ra bánh vít có đường kính Ø3000000 (3 Km) cung ứng cho Tập Đoàn Đóng Tầu tại đồng bằng sông Cửu Long và đồng Tháp Mười đất đai phì nhiêu màu mỡ rộng lớn bát ngát bao la, chim cò bay mỏi cánh rơi lả tả. Những con tầu tải trọng hàng trăm triệu tấn vượt Đại Tây Dương....xuyên thủng được cả dãy núi Himalaya là “nóc nhà của thế giới” để đi tới Bắc băng dương chở đá sạch về phục vụ nhu cầu giải khát bằng trà đá cho toàn thế giới sẽ được hạ thủy tại đây...

http://www.cadviet.c...ic=66150&st=140

Chúc bác em gặp nhiều may mắn!

Ô sờ kê ! Bác có file pdf giáo trình : " Thiết kế tính toán máy cắt kim loại " - Phạm Đắp không?

Em muốn tra cụ thể số vòng quay trục chính, lượng chạy dao dọc, lượng chạy dao ngang ( bao nhiêu n , và n min đến n max cụ thể là bao nhiêu, S cụ thể là bao nhiêu ) của máy tiện như 1A62, 1K62 ... Hoặc nếu bác có các thông số đấy thì cho e thì càng tốt ! Trong sổ tay công nghệ nó không có con số cụ thể mà chỉ có từ đâu đến đâu thôi.

Bác nhận được tin thì send giúp em nhé, e cần gấp để tính nốt chế độ cắt cho các nguyên công còn lại. Không kịp là cô ko cho bảo vệ :(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em nghĩ là các tài liệu giáo trình người ta chỉ có các thông số chính của máy thôi. Muốn biết n, s...cụ thể chắc là chỉ tìm được trong ca ta lô

hoặc vào xưởng trường tìm xem có máy 1A62, 1K62 không để xem các bảng về n, s cụ thể gắn trên máy. Có thể ra chỗ người ta kinh doanh máy công cụ cũ hoặc tìm giao bán máy trên net >>>Mang máy ảnh đến chụp ảnh các thông số cụ thể....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác đây chắc đều là dân chế tạo máy?em có 1 vài điều muốn hỏi thế này.

em học bên ô tô nhưng bây giờ vì vấn đề bệnh tật khá nghiêm trọng(đúng hon là chấn thương do đá bóng),bay giờ em ko đá bóng đc nữa chứ đùng nói là làm việc nặng.nên em đang muốn lấn sân qua chế tạo sau này làm bên thiết kế vẻ vời thôi.vậy em muốn hỏi các bác đặc biệt là những bác như chị hoàn đi làm rồi có kinh nghiệm là bây giờ em cần phải học những môn gì ở sách nào?cần phải trang bị những kiến thức gì để sau này có thể theo nghiệp thiết kế vẻ vời???thank các bác.nhờ các bác cho vài lời khuyên.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác đây chắc đều là dân chế tạo máy?em có 1 vài điều muốn hỏi thế này.

em học bên ô tô nhưng bây giờ vì vấn đề bệnh tật khá nghiêm trọng(đúng hon là chấn thương do đá bóng),bay giờ em ko đá bóng đc nữa chứ đùng nói là làm việc nặng.nên em đang muốn lấn sân qua chế tạo sau này làm bên thiết kế vẻ vời thôi.vậy em muốn hỏi các bác đặc biệt là những bác như chị hoàn đi làm rồi có kinh nghiệm là bây giờ em cần phải học những môn gì ở sách nào?cần phải trang bị những kiến thức gì để sau này có thể theo nghiệp thiết kế vẻ vời???thank các bác.nhờ các bác cho vài lời khuyên.

Ngành cơ khí cũng vất vả không kém cái ngành ô tô của bác đâu, vì nó cũng là công nghiệp nặng mà !

Tuy nhiên, bác muốn học thiết kế vẽ vời thôi thì em nghĩ trước hết bác nên biết đọc bản vẽ đã, cái này học trong môn Vẽ kỹ thuật 1,2 .

Còn muốn thiết kế thì phải học các phần mềm đồ họa : 2D là AutoCAD, 3D thì có thể là CAD 3D, SolidWorks, Catia, ProEngineer, UniGraphic, .... bác chọn cái nào dễ học thì chọn. Sau đó để mô phỏng hay lập trình gia công bác nên có các phần mềm như SolidCam, MasterCam, trong Catia hay Pro nó cũng bao hàm sẵn cái này rồi !

Còn nữa, nếu bác biết lập trình trên các máy CNC cũng tốt, phần mềm ứng dụng này : SSCNC.

Đó là những gì em biết về Thiết kế ! Thân !

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác đây chắc đều là dân chế tạo máy?em có 1 vài điều muốn hỏi thế này.

em học bên ô tô nhưng bây giờ vì vấn đề bệnh tật khá nghiêm trọng(đúng hon là chấn thương do đá bóng),bay giờ em ko đá bóng đc nữa chứ đùng nói là làm việc nặng.nên em đang muốn lấn sân qua chế tạo sau này làm bên thiết kế vẻ vời thôi.vậy em muốn hỏi các bác đặc biệt là những bác như chị hoàn đi làm rồi có kinh nghiệm là bây giờ em cần phải học những môn gì ở sách nào?cần phải trang bị những kiến thức gì để sau này có thể theo nghiệp thiết kế vẻ vời???thank các bác.nhờ các bác cho vài lời khuyên.

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn. Công nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, đầu ra của các xưởng thép, nhà máy hóa chất là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác nhiều hơn là bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Tuy vậy, khác với công nghiệp nhẹ, không có một định nghĩa thống nhất cho lĩnh vực này. Định nghĩa ở trên không bao trùm đầy đủ mọi đặc điểm của công nghiệp nặng. Một số định nghĩa công nghiệp nặng dựa vào khối lượng của sản phẩm được tạo ra. Một trong số đó căn cứ trên khối lượng trên chi phí sản phẩm, ví dụ một đô-la mua được lượng thép hoặc nhiên liệu nặng hơn một đô-la dược phẩm hoặc quần áo. Định nghĩa khác lại dựa trên khối lượng nguyên liệu qua tay mỗi công nhân hoặc dựa trên chi phí nguyên liệu trong tổng giá trị sản phẩm tạo ra.

Các nghành công nghiệp nặng :

Luyện kim

Khai thác than

Sản xuất phân bón

Cơ khí

Điện tử - tin học

Công nghiệp năng lượng

 

Ngành cơ khí chế tạo máy, ngành cơ khí ô tô, cơ khí nông nghiệp, lâm nghiệp... đều có chung môn học là chi tiết máy và nguyên lý máy…Vì thế điều kiện cần và đủ để làm công tác thiết kế là học kỹ những gì được đào tạo trong nhà trường.

Đó là những kiến thức để thiết kế ra sản phẩm chứ không phải vẽ ra hình ảnh sản phẩm.

AutoCAD đã đáp ứng đủ 90% công việc thiết kết vì thế đầu tiên là phải sử dụng thành thạo vẽ 2D, 3D trên AutoCAD. Đa số các nhà máy cơ khí vừa và nhỏ mà em biết chỉ sử dụng duy nhất một phần mềm AutoCAD.

Các phần mềm khác sẽ học sau nếu môi trường làm việc và nhu cầu công việc đòi hỏi, không nên học trước đón đầu tốn thời gian vô ích...Nhiều công ty liên doanh họ có phần mềm thiết kế riêng, khi nhận kỹ sư vào làm, họ sẽ dậy những gì cần dậy để đáp ứng được những công việc theo đúng nghĩa là làm thuê cho họ!

 

Đây là những công trình chỉ sử dụng Auto…TAY để vẽ :

Hanoi_pont_Paul_Doumer.JPG

Dự án xây dựng cầu Long Biên - Hà Nội , được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ti Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp.

Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm.

Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]

Cầu dài 1.682m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

World-Tank-War-I-001.jpg

4a2bd3e1_1a3bba6b_301.jpg

Hình ảnh xe tăng và ô tô trong chiến tranh thế giới lần 1, được thiết kế bằng phần cứng Auto ...TAY

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đúng rồi đó! Nhưng bác em đưa ra kết cấu hơi mỏng manh. Bác em xem ảnh nguyên lý tự lựa em đưa lên, chỉ cần vẽ một chốt thôi + Hình ảnh bác em sưu tầm được của nguyên lý kẹp nhanh! (Xem trang 6)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đúng rồi đó! Nhưng bác em đưa ra kết cấu hơi mỏng manh. Bác em xem ảnh nguyên lý tự lựa em đưa lên, chỉ cần vẽ một chốt thôi + Hình ảnh bác em sưu tầm được của nguyên lý kẹp nhanh! (Xem trang 6)

Hic, công nhận cái này yếu thật ! Mà kể ra thì hình này e cũng vô tình sưu tầm được thôi,em cũng đã biết được nguyên lý nó làm việc ntn đâu cơ chứ? Với lại làm thế nào để cho nó cứng vững hơn đươc? À còn nữa, cái đầu má kẹp áp vào chi tiết của hình trên nó có cái gờ kìa, nhưng chi tiết của em thì phẳng chứ không có gờ như thế, áp vào mặt phẳng ( mặt đầu ) đó có ảnh hưởng gì không hả bác ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×