Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
minhchi90

Hỏi về Đồ án công nghệ - Ống nối

Các bài được khuyến nghị

-Bác em có thể cho nó dầy lên là hết yếu.

-Kết cấu của bác em có chốt giữ nên không cần phải có gờ, vấn đề là phải tăng đường kính chốt lên để nó không bị gẫy khi kẹp chặt. Cũng có thể bác em thay đổi kết cấu kẹp tháo nhanh khác...xem sổ tay TKCK hoặc CNCTM...

- Chi tiết phẳng làm đầu kẹp phẳng cũng được.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hic, công nhận cái này yếu thật ! Mà kể ra thì hình này e cũng vô tình sưu tầm được thôi,em cũng đã biết được nguyên lý nó làm việc ntn đâu cơ chứ? Với lại làm thế nào để cho nó cứng vững hơn đươc? À còn nữa, cái đầu má kẹp áp vào chi tiết của hình trên nó có cái gờ kìa, nhưng chi tiết của em thì phẳng chứ không có gờ như thế, áp vào mặt phẳng ( mặt đầu ) đó có ảnh hưởng gì không hả bác ?

Hề hề hề,

Chuyện yếu thì có thể làm cho nó khỏe lên được, nhưng chuyện sai kết cấu thì coi chừng ăn đòn đủ đấy.

Đành rằng bạn sưu tầm, nhưng nếu không hiểu thì cớ có dại mà dùng.

Ở kết cấu đầu tỳ tự lựa này, bạn cần hiểu cho rõ cái kết cấu lắp đầu cầu tự lựa vào phiến tỳ. Bạn dùng chi tiết gì để giữ đầu cầu nằm trong lỗ của phiến tỳ???

Hề hề hề,...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác nào cho em hỏi lực kẹp trong trường hợp này tính như thế nào? Em thì tính như thế này, nhưng nó ra khủng bố quá nên mới tham khảo ý kiến các bác :

 

Trong quá trình gia công chi tiết có thể bị quay quanh tâm nó dưới tác dụng của mômen cắt Mx. Để chi tiết không bị xoay thì mômen ma sát do lực hướng trục và lực kẹp phải thắng được mômen cắt.

Phương trình chống xoay :

(K.2Mx.a)/d ≤ P0.f .a + Q.f

Trong đó:

+ a – Khoảng cách từ tâm chi tiết đến tâm dao ; a = 58 mm

+ d – Đường kính mũi khoan ; d = 12 mm

+ Q – Lực kẹp chi tiết.

+ f : hệ số ma sát giữa chi tiết và cơ cấu kẹp, mặt chấu phẳng f = 0,2

+ Mx : Mômen cắt Mx = 12,15 N.m

+ P0 : Lực chiều trục, P0 =2060 N

+ K: hệ số an toàn chung, K = 3,51.

 

Nếu theo công thức này thì em tính ra Q = 1941767 N ( Ngất luôn )

112847_luc_kep.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bác em xem lại phần

Bác nào cho em hỏi lực kẹp trong trường hợp này tính như thế nào? Em thì tính như thế này, nhưng nó ra khủng bố quá nên mới tham khảo ý kiến các bác :

Trong quá trình gia công chi tiết có thể bị quay quanh tâm nó dưới tác dụng của mômen cắt Mx. Để chi tiết không bị xoay thì mômen ma sát do lực hướng trục và lực kẹp phải thắng được mômen cắt.

Phương trình chống xoay :

(K.2Mx.a)/d ≤ P0.f .a + Q.f

Trong đó:

+ a – Khoảng cách từ tâm chi tiết đến tâm dao ; a = 58 mm

+ d – Đường kính mũi khoan ; d = 12 mm

+ Q – Lực kẹp chi tiết.

+ f : hệ số ma sát giữa chi tiết và cơ cấu kẹp, mặt chấu phẳng f = 0,2

+ Mx : Mômen cắt Mx = 12,15 N.m

+ P0 : Lực chiều trục, P0 =2060 N

+ K: hệ số an toàn chung, K = 3,51.

 

Nếu theo công thức này thì em tính ra Q = 1941767 N ( Ngất luôn )

+ Bác em xem lại phần tính mon ...men, lực kẹp nhé! Phần lực chiều trục Po =2060 N tạm ổn rồi đó!

+ Cơ sở để bác em lựa chọn K: hệ số an toàn chung, K = 3,51???

Em tra sổ tay bác thông số V, P. N cho mũi khoan Ø12 gia công gang, S = 0.25:

V = 29.1 Mét/ phút

P = 242 Kg

N = 0.43 Kw

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lượng chạy dao S ( mm/ vòng ) :

 

112847_schy_dao.jpg

 

Hệ số trong công thức tính mô men xoắn và lực chiều trục : Mx ( N.m ) ; Po ( N )

 

112847_mx.jpg

Công thức tính Mx, Po :

 

112847_thay_s.jpg

Hệ số K :

 

112847_k.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bước tiến khi khoan Ø(10-13) cho gang HB ≥ 200 là :

Thép gió : 0.31- 0.39 mm/vòng

Hợp kim cứng: 0.25 - 0.30 mm/vòng

(Bảng X-31, trang 359, sổ tay công nghệ chế tạo máy)

 

Các thông số sau tra theo gia công gang HB=190 , Ø12. bước tiến 0.25 mm/ vòng

V = 29.1 Mét/ phút

P = 242 Kg

N = 0.43 Kw

là em tra trong trang 345 cuốn cẩm nang kỹ thuật dịch từ tiếng Nga. Đây là tài liệu đáng tin cậy nhất trong tất cả các tài liệu hiện có tại Việt Nam

Các thông số của nó gần gũi và thân mật với đời thường và em đã kiểm chứng qua thực thế sản xuất~

Kết luận: Bác em phải tính toán lại!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

112847_untitled.jpgOạch, thế thì còn nói chuyện gì nữa? Thôi phần đó tính sau, chắc do em đổi nhầm đơn vị N.m hay sao ý.

Giờ em muốn hỏi bác 1 vấn đề "hình sự" hơn :

Ở nguyên công khoan khoét doa 4 lỗ bắt bu lông, em thực hiện như sau :

+ Bước 1 : Lấy dấu cho 2 lỗ gần nhất ( Cách đều nhau 1 góc 90 độ )

+ Bước 2 : Khoan 1 lỗ Ø11,8 ; Khoan lỗ Ø12 đối xứng với lỗ Ø11,8 ( Em thiết kế 2 bạc dẫn đối xứng nhau qua tâm chi tiết )

+ Bước 3 : Doa tinh lỗ Ø11,8, dùng lỗ này để làm lỗ định vị ( Lắp thêm cái chốt trám chống xoay -> chi tiết được định vị đủ 6 bậc )

+ Bước 4 : Khoan 2 lỗ Ø12 còn lại. Vậy là bước khoan lỗ Ø12 đã hoàn thành.

+ Bước 5 : Khoét trụ mặt đầu 4 lỗ Ø24.

---- Do em lắp thêm cái chốt trám vào, em muốn hỏi là như thế có phải là chuyển sang nguyên công khác hay không ? " Nguyên công là 1 phần của quá trình công nghệ, được thực hiện liên tục tại 1 chỗ làm việc trên 1 máy do 1 hay 1 nhóm công nhân "

---- Em khoan luôn 2 lỗ Ø11,8, sau đó doa tinh cả 2 lỗ Ø11,8 có được không ? Bác đưa ra ý kiến khả thi hơn hộ e cái?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1) Về đơn vị bác em nên nhớ là W = N.m/s ( Niu tơn nhân mét chia giây)

2)Nguyên công khoan 4 lỗ bắt bu lông hơi bị lủng củng vì trong sản xuất hàng loạt, phải loại bỏ việc lấy dấu ra từ bãi gửi xe!

Theo em thì nên chia ra như sau:

+ NC1 khoan 4 lỗ ( Nếu định bắt bu lông M12 thì khoan lỗ Ø12.5 hoặc Ø13 vô tư) >>>Thay đổi kết cấu như hình ảnh có thể thiết kế đồ gá khoan 2 chi tiết/NC (thiết kế cơ cấu kẹp 2 chi tiết

+ NC2 : khoan 4 lỗ bậc Ø > vai vít chìm (Thiết kế đồ gá không cần phải bạc dẫn

+ NC3: Doa lỗ định vị để phục vụ cho nguyên công khoan lỗ M8 và lỗ

Côn (Nếu cần) (thiết kế đồ gá doa không cần phải có bạc dẫn )

 

39678_sd3dasd3a.jpg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hơ, lộn ngược như bác thì sao khoét được lỗ bậc? Chẳng nhẽ khoan xong 4 lỗ rồi lại lộn ngược lại rồi mới khoét à? Với lại em khoan 4 lỗ cần có vị trí tương quan chính xác, cần phải có lỗ định vị để xác định vị trí tương quan với các lỗ còn lại chứ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

+Trời Ba NC cơ mà! Đồ gá đó chỉ dùng cho khoan 4 lỗ Ø12.5!

+ Hai nguyên công sau chơi đồ gá khác

+ Cái tấm tròn trên có 4 bạc dẫn khoan, tấm tròn định vị bằng lỗ và mặt đầu chi tiết chính là cái gọi là xác định vị trí tương quan

=>>>Bác em khẩn cấp đọc lại các vấn đề về chuẩn, định vị và kẹp chặt đi nhé!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

À nhầm, em không đọc kĩ bài viết của bác, cứ nghĩ là 3 bước trong 1 nguyên công :)

Ngại quá @@@@@@@@ ! Nếu là 3 nguyên công riêng thì em ... không có gì để nói :)

****************************************************************************************************************

 

Thực ra thì lúc đầu em cũng đã nghĩ phương án đó rồi. Nhưng nếu như thế thì chuẩn cứ đảo qua đảo lại chóng hết mặt : ( Phương án ban đầu của em )

+ Chuẩn 1) Dùng mặt đầu và mặt lỗ Ø 55 chiều dài 37 mm định vị để khoan 4 lỗ Ø12. ( Phiến dẫn có 4 Bạc dẫn ) - Bạc dẫn trong trường hợp này sẽ dễ thiết kế hơn.

+ Chuẩn 2) Dùng mặt đầu và mặt lỗ Ø 55 chiều dài 22 mm định vị để khoét 4 lỗ Ø24. Sau đó doa tinh 1 lỗ Ø12 (2 bước này Không cần bạc dẫn )

112847_111111.jpg

=> Vẫn là cái vấn đề chuẩn " Cố gắng chọn chuẩn tinh thống nhất trong quá trình gia công để đảm bảo sai số chuẩn là min " ; ở đây thì mọc ra "Chọn chuẩn sao cho thiết kế đồ gá là đơn giản và dễ làm việc" -> Chính là cái bạc dẫn ; Còn ở nguyên công 4 - gia công lỗ côn 45, bữa trước bác có nói với em về đảo đầu định vị. Vậy là lại mọc ra cái chuẩn khác " Chọn chuẩn định vị trùng gốc kích thước để sai số chuẩn bằng 0 )

Tóm lại "nếu thầy cô hỏi khi bảo vệ - Tại sao em lại đổi chuẩn" thì em trả lời thế này: Ta có chi tiết , mặt làm việc chính là 2 mặt lỗ Ø 55^+0,039 - 0,01ó ; Nó đã được gia công ở 2 nguyên công 1 và 2. Còn các mặt khác không làm việc hoặc làm việc với yêu cầu chính xác không cao : 2 lỗ bắt bu-lông; lỗ côn 45 . Do đó, em sẽ đổi chuẩn để thuận tiện cho việc thiết kế đồ gá và thuận tiện trong quá trình làm việc ( Nguyên công 3 ) - Nếu bác là giáo viên, bác sẽ ....???

********************************************************************************************************

Cho em hỏi chút : Trong thực tế, khi tiện thì người ta chia làm mấy lần cắt? Ví dụ : Em tiện 1 trơn 1 mặt trụ với lượng dư thô là : 3mm , em sẽ phải cắt mấy lần? Cắt 1 phát được 3mm hay chia làm 3 lần cắt, mỗi lần 1mm ????? Hay như thế nào ????????????????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đồ gá khoan lỗ bậc và gá

39678_sd3dasd3a.jpg

 

Em vẽ vội (mặt cắt của đĩa có bạc dẫn khoan gạch mặt cắt chưa đúng , nó phải xuống dưới xóa cái nét thừa đi nhé

Doa chỉ cần thiết kế đơn giản , Đủ ba bậc tự do là được vì là mũi khoan và doa tự lựa

 

> Hình như bác em vẫn còn mơ màng về chuẩn??? Trong trường hợp này phải hiểu chuẩn chuẩn định khi khoan lỗ là lỗ chi tiết 2 bậc tự do, mặt đầu của 3 bậc các bạc dẫn có thể coi là một bậc>>>Kích thước tọa độ tâm của 4 lỗ sẽ có sai số không trùng chuẩn =0

Cố gắng chọn chuẩn tinh thống nhất trong quá trình gia công để đảm bảo sai số chuẩn là min trong trường, gia công các lỗ bắt bu lông không đòi hỏi chính xác cao( + - 0.1 ), >>>vô tư luôn, dù có chọn không thống nhất!

Bác em thử vẽ sơ đồ các bước tiện lên xem sao???

 

Khi tiện tùy theo công suất máy có thể tiện thô được đến 5, 7 mm

nếu tiện thô với t= 3 ăn dao 1 lần được! (Xem lại lý thuyết xem??/)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

> Hình như bác em vẫn còn mơ màng về chuẩn??

Bác nói rõ hơn về phần này được không ? Tuy Em đã đọc và đã vận dụng từng nguyên tắc theo từng câu chữ của nó ! Nhưng nghe bác nói thế có lẽ em đang mơ hồ chứ không phải mơ màng về nó ! :( Có lẽ phải ra ngô ra khoai thì mới yên tâm thực hiện phương án như ban đầu được ( Chia nguyên công khoan khoét doa ra làm 2 nguyên công riêng )

***********************************************************************************

Mà bác bảo nếu bắt bu lông M12 thì phải khoan lỗ Ø 12,5 ! Em cũng chưa hiểu phần này ! Vì theo lý thuyết, nếu bu lông M12 bắt vào lỗ 12,5 thì sẽ có khe hở 0,5 mm -> 0,25 mm về 2 phía . Như vậy khi ghép nối các chi tiết khác liệu nó có ~~~~~~~~~~~~~~ ( đu đưa em là đu đưa) không ?

**********************************************************************************

Ở nguyên công 1, em tiện luôn cả mặt trụ Ø78 và mặt đầu Ø150 luôn thay vì chỉ tiện lỗ chuẩn Ø55 thôi vẫn được chứ ạ? Em vẫn muốn NC1 là NC tạo ra mặt chuẩn để gia công các mặt còn lại.

Bản vẽ ĐA, mong bác Hoan2182 và bác phamthanhbinh vô cho ý kiến ( Chưa fix xong hết, nhưng cũng mạnh dạn up lên)

http://www.cadviet.com/upfiles/3/112847_dacnmc_1.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

> Hình như bác em vẫn còn mơ màng về chuẩn??

Bác nói rõ hơn về phần này được không ? Tuy Em đã đọc và đã vận dụng từng nguyên tắc theo từng câu chữ của nó ! Nhưng nghe bác nói thế có lẽ em đang mơ hồ chứ không phải mơ màng về nó ! :( Có lẽ phải ra ngô ra khoai thì mới yên tâm thực hiện phương án như ban đầu được ( Chia nguyên công khoan khoét doa ra làm 2 nguyên công riêng )

***********************************************************************************

Mà bác bảo nếu bắt bu lông M12 thì phải khoan lỗ Ø 12,5 ! Em cũng chưa hiểu phần này ! Vì theo lý thuyết, nếu bu lông M12 bắt vào lỗ 12,5 thì sẽ có khe hở 0,5 mm -> 0,25 mm về 2 phía . Như vậy khi ghép nối các chi tiết khác liệu nó có ~~~~~~~~~~~~~~ ( đu đưa em là đu đưa) không ?

**********************************************************************************

Ở nguyên công 1, em tiện luôn cả mặt trụ Ø78 và mặt đầu Ø150 luôn thay vì chỉ tiện lỗ chuẩn Ø55 thôi vẫn được chứ ạ? Em vẫn muốn NC1 là NC tạo ra mặt chuẩn để gia công các mặt còn lại.

Bản vẽ ĐA, mong bác Hoan2182 và bác phamthanhbinh vô cho ý kiến ( Chưa fix xong hết, nhưng cũng mạnh dạn up lên)

http://www.cadviet.c...47_dacnmc_1.dwg

Trong thực tế sản xuất khoan Ø13, hoặc 13.5 vẫn ngon

Em bận chưa xem ngay được, sẽ xem sau mong bác em thông cảm!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sr bạn minhchi90.

bạn học trường Hải Phòng à?

Ồh`, mình học Khóa 9 ; Lớp cơ khí chế tạo máy ; Khoa cơ khí ; Trường ĐH Hải Phòng.

Có chuyện j` vậy bạn? :-S

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trong thực tế sản xuất khoan Ø13, hoặc 13.5 vẫn ngon

Em bận chưa xem ngay được, sẽ xem sau mong bác em thông cảm!

Em nghĩ lại thì bu lông nó ghép chi 2 tiết bằng lực xiết của 2 đai ốc . Do đó, lỗ có lớn hơn bu lông 1 chút cũng không ảnh hưởng gì cả !

Đây là bản vẽ em đã fix ( Các bác quan tâm đến kết cấu và nguyên lý nhé, còn con vít giác chìm e chưa có time sửa) . Khi nào rảnh thì các bác vô xem thử : http://www.cadviet.com/upfiles/3/112847_dacnmc_2.dwg

( Các bác quan tâm đến kết cấu và nguyên lý nhé, còn con vít giác chìm e chưa có time sửa)

----------------------

Còn vấn đề nữa : Em muốn nghe ý kiến của bác về nguyên tắc chọn chuẩn tinh ở nguyên công khoan, khoét, doa 4 lỗ Ø12. Em vẫn mông lung và vẫn cho đó là đổi chuẩn !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em mới xem lướt ván qua tạm nhận xét:

1)-Bản vẽ chi tiết: bề mặt Ø150 có gia công hay để thô??? (Chưa xem kỹ tạm hỏi cái nổi cộm trước đã.

2)- 2 NC tiện chưa được >>>Xem lại giáo trình tiện>>> Phải chọn chuẩn để gia công thô… tiện tinh, phải thêm nguyên công . 2 NC tiện như vầy ko ổn đâu

-Nếu lụt đồ án thì dùng tạm chấp nhận được nguyên lý làm việc để phục vụ đồ án, nếu chưa lụt thì phải sửa lại như em đã trình bầy phương án dùng đĩa kệp đàn hội (Cái panh kẹp của bác em không làm việc được đâu, kẹp chặt được nhưng sẽ không tháo phôi ra được)

3) Cái đồ gá khoan, tạm chấp nhận được nếu lụt đồ án, kết cấu như vầy lãng phí vật tư lắm. Nếu chưa lụt thì sửa lại mặt định vị chi tiết đồ gá như em đã nói ở trang trước.

- Chi tiết số 9 là phiến dẫn hình tròn… bác em đã vẽ chưa đúng hình cắt còn thiếu nét đấy

- Kiểm tra lại dung sai về độ // ???

1. Sai lệch giữa tâm chốt trụ ngắn và tâm chi tiết ≤ 0,01 mm. ??? Lắp kiểu gì??? Từ kiểu lắp có thể tính toán được sai lêch (xem giáo trình dung sai)

- Nguyên công khoét lỗ bậc cầu kỳ quá, bản thân mũi khoét đã tự lựa rồi chỉ cần định vị 3 bậc tự do là đủ

Tạm thế đã ( em sẽ xem kỹ và xem đầy đủ lại sau)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em mới xem lướt ván qua tạm nhận xét:

1)-Bản vẽ chi tiết: bề mặt Ø150 có gia công hay để thô??? (Chưa xem kỹ tạm hỏi cái nổi cộm trước đã.

2)- 2 NC tiện chưa được >>>Xem lại giáo trình tiện>>> Phải chọn chuẩn để gia công thô… tiện tinh, phải thêm nguyên công . 2 NC tiện như vầy ko ổn đâu

-Nếu lụt đồ án thì dùng tạm chấp nhận được nguyên lý làm việc để phục vụ đồ án, nếu chưa lụt thì phải sửa lại như em đã trình bầy phương án dùng đĩa kệp đàn hội (Cái panh kẹp của bác em không làm việc được đâu, kẹp chặt được nhưng sẽ không tháo phôi ra được)

3) Cái đồ gá khoan, tạm chấp nhận được nếu lụt đồ án, kết cấu như vầy lãng phí vật tư lắm. Nếu chưa lụt thì sửa lại mặt định vị chi tiết đồ gá như em đã nói ở trang trước.

- Chi tiết số 9 là phiến dẫn hình tròn… bác em đã vẽ chưa đúng hình cắt còn thiếu nét đấy

- Kiểm tra lại dung sai về độ // ???

1. Sai lệch giữa tâm chốt trụ ngắn và tâm chi tiết ≤ 0,01 mm. ??? Lắp kiểu gì??? Từ kiểu lắp có thể tính toán được sai lêch (xem giáo trình dung sai)

- Nguyên công khoét lỗ bậc cầu kỳ quá, bản thân mũi khoét đã tự lựa rồi chỉ cần định vị 3 bậc tự do là đủ

Tạm thế đã ( em sẽ xem kỹ và xem đầy đủ lại sau)

1. bề mặt Ø150 nó .... không làm gì cả, nhưng e vẫn gia công để cho nó ... đẹp. ^^ . Nhưng em nghĩ, nếu mà sử dụng nó làm mặt định vị để gia công lỗ Ø12 ( theo ý của bác ) thì nó vẫn phải gia công còn gì?

2 . Em không hiểu lắm. Vì chọn chuẩn tinh và chuẩn thô đã trình bày trong thuyết mình, còn bản vẽ thì nhìn là thấy? Vả lại, thêm nguyên công, e không biết thêm những cái gì ?

- Cái trục gá của em đã sửa lại nhá. Bác để ý con ốc có cái rãnh. Khi nó vặn theo chiều ra thì nó sẽ kéo cả cụm trục côn ở dưới ra ...

3 . Cái đồ gá khoan, nếu sử dụng mặt Ø150 làm chuẩn định vị, như em đã nói ở bài trên, em vẫn vho đó là đổi chuẩn nên em không sử dụng mặt Ø150 đó.

- Phiến dẫn thiếu nét? Nét gì thế nhỉ ?

- Độ song song, hihi. Em tính Sai số của chi tiết ra 0,052 mm nên em lấy độ song song và độ vuông góc = 0,052 luôn.

-

Sai lệch giữa tâm chốt trụ ngắn và tâm chi tiết 0,01 mm. -> Từ kiểu lắp tra dung sai. Cái này em công nhận :)

- Nguyên công khoét lỗ bậc , hehe em tận dụng luôn đồ gá chốt trụ ngắn vai rộng. Đỡ phải thiết kế cái phiến tỳ khác cho tốn ^^

( Em biết đồ án của em vẫn chưa hoàn thiện, mong các bác chống lũ cùng em @@ ) Các bác cứ đưa ra ý kiến cùng nhau thảo luận nhé .

Bác quên cái câu hỏi về chuẩn định vị của em ở bài viết trên rồi? :( Em cần hiểu bản chất của nó.

- Xong đồ án, giờ em muốn quay lại phân tích điều kiện làm việc của nó. Vì không có bản vẽ lắp nên cứ đoán mò. Từ điều kiện làm việc đoán mò mà em chọn vat liệu là gang, nhưng nghĩ lại thì vẫn thích chọn thép hơn .............

A Á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á.............

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1) Bác em đã nhầm rồi đó! Em đâu có xui dại bác em lấy bề mặt Ø150 làm chuẩn định vị để khoan lỗ định vị để gia công lỗ Ø12, em chỉ gợi ý dùng mặt đầu của Ø150 để định vị thui!

2)- Bác em dùng mặt thô định vị để gia công cả thô lẫn tinh như thế có điêu ...đứng điêu ngồi không? Nếu thế thì bác em phải kiến nghị với anh bạn thân của em là Barack Obama để anh ấy sửa lại giáo trình công nghệ chế tạo máy.

(Bác em phải đọc kỹ từng chữ 1để hiểu nguyên tắc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh ...và giáo trình tiện!)

- Cứ cho là bác em sửa lại kiểu gì đi nữa, với cái kiểu panh kẹp như vậy vẫn rất ngộ nghĩnh >>>Không thể làm như thế được >>hãy làm phương án dùng đĩa kẹp đàn hồi!

3) Không sử dụng mặt Ø150 tạm được về kỹ thuật nhưng không kinh tế >>>Làm ăn cái gì cũng phải tính đến tính kinh tế và tính kỹ thuật, cái không cần đòi hỏi độ chính xác cao nhưng lại cố tình làm thật chính xác như chi tiết của trục quay máy bay >>>là ném tiền qua cửa sổ đó!

- Sai lệnh// và vuông góc bác em tính toán dựa trên cơ sở nào??? hay tra ở bảng nào???

Lấy nó để gán bừa cho sai lệnh về độ không đồng giữa tâm chốt trụ ngắn và tâm chi tiết lại thêm một lần điêu đứng điêu ngồi nữa >>>Căn cứ vào dung sai của kiểu lắp này bác em có thể tính được cơ mà, xem lại giáo trình dung sai nhé!

 

"Nguyên công khoét lỗ bậc , hehe em tận dụng luôn đồ gá chốt trụ ngắn vai rộng. Đỡ phải thiết kế cái phiến tỳ khác cho tốn ^^"

Trời! sao bác em phát biểu điêu đứng vậy??? Có phải là sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ đâu??? Để gia công loạt số lượng đồ gá khoan và khoét là không nhỏ đâu nhé!

Ơ Ớ á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á á.... ối minhchi90 ơi!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Ủa, thế lấy gì để định vị mặt Ø150 và định vị nó để gia công lỗ Ø12 như thế nào? Sao em chẳng hiểu gì cả?

2. Ý của bác là mặt chưa gia công ( vẫn là bề mặt đúc ) thì không thể định vị để gia công tinh mặt khác được đúng không? Nó chỉ dùng để gia công thô hoặc gia công tinh mặt không làm việc hoặc mặt làm việc không cần độ chính xác cao , rồi từ cái mặt đấy mình mới dùng nó để gia công tinh mặt mình cần độ chính xác nhất ???????????

Theo ý của bác, các bước công nghệ của 2 nguyên công tiện được thực hiện như thế nào? Á á á á á á , sao rối tinh rối mù lên thế này?

Hic, bác chẳng trả lời rõ gì cả! Tính em là cái gì cũng phải rõ ràng thì em mới dám làm. Bao giờ mà thật sự hiểu ra vấn đề thì em mới dám thực hiện nó trên đồ án. Kể ra thì bác cứ nói rõ ràng ra , nếu chưa hiểu chỗ nào thì em tiếp tục hỏi. Chứ cứ đoán già đoán non ý của bác chắc chết.

Đê đang yếu, mùa lũ lại sắp về cần phải khẩn trương bảo vệ cho đê vững trãi kẻo vỡ đê mà úng lụt .....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1- Định vị mặt đầu của Ø150 và định vị nó để gia công lỗ Ø12 em đã nói rồi ( Để chống bão lụt thì bác em cứ định vị theo cách của bác em cũng được nhưng nó tốn kém không cần thiết em đã nói rồi "3) Không sử dụng mặt Ø150 tạm được về kỹ thuật nhưng không kinh tế >>>Làm ăn cái gì cũng phải tính đến tính kinh tế và tính kỹ thuật, cái không cần đòi hỏi độ chính xác cao nhưng lại cố tình làm thật chính xác như chi tiết của trục quay máy bay >>>là ném tiền qua cửa sổ đó"

39678_sd3dasd3a.jpg

2 - Về NC tiện em cũng nói rõ nói rất cụ thể rồi : "Bác em dùng mặt thô định vị để gia công cả thô lẫn tinh như thế có điêu ...đứng điêu ngồi không? Nếu thế thì bác em phải kiến nghị với anh bạn thân của em là Barack Obama để anh ấy sửa lại giáo trình công nghệ chế tạo máy.

(Bác em phải đọc kỹ từng chữ 1để hiểu nguyên tắc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh ...và giáo trình tiện!)"

 

Cái này anh Bình cũng đã nói hết nước hết cái nhiều lần rồi!

Bác em phải chọn 1 chuẩn thô A để giao công để gia công thô A, B, C.. sau đó tùy chọn một mặt đã gia công thô làm chuẩn để gia công tinh. Tiết kiệm nhất nguyên công tiện bác em cũng phải chia là 3 nguyên công. Trong sản suất loạt lớn càng chia nhỏ nguyên công càng có lợi về mặt kinh tế kỹ thuật.

(Em đã trả lời đầy đủ và rất rõ rồi bác em đọc kỹ lại nhé!)

 

minhchi90: sao rối tinh rối mù lên thế này?

Hoằn: Bác em vào đây mở video Người ngựa , ngựa người thư giãn cho tâm trí nó bình tâm trở lại:

http://www.cadviet.c...=0

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sao bác lại lấy tên là Hoằn thế này ?????????????? cái tên Hoan 2182 đâu oy ?

- Đúng rồi, nguyên công tiện ít nhất phải chia làm 3 nguyên công. Để em thử up hình lên rùi bác cho ý kiến nhé ^^ :

+) Nguyên công 1: Tiện mặt trụ Ø78, mặt đầu Ø150.

112847_nc1.jpg

+ ) Nguyên công 2 : Tiện mặt đầu Ø78, mặt trụ Ø78, mặt đầu Ø150, tiện lỗ Ø50, rãnh Ø58, tiện lỗ Ø55, vát mép.

 

112847_nc2.jpg

+ Nguyên công 3 : Tiện mặt đầu Ø78, tiện rãnh Ø58, tiện lỗ Ø55, vát mép.

 

112847_nc3.jpg

Hehe, không biết đỡ điêu đứng chưa nhỉ ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Ủa, thế lấy gì để định vị mặt Ø150 và định vị nó để gia công lỗ Ø12 như thế nào? Sao em chẳng hiểu gì cả?

2. Ý của bác là mặt chưa gia công ( vẫn là bề mặt đúc ) thì không thể định vị để gia công tinh mặt khác được đúng không? Nó chỉ dùng để gia công thô hoặc gia công tinh mặt không làm việc hoặc mặt làm việc không cần độ chính xác cao , rồi từ cái mặt đấy mình mới dùng nó để gia công tinh mặt mình cần độ chính xác nhất ???????????

Theo ý của bác, các bước công nghệ của 2 nguyên công tiện được thực hiện như thế nào? Á á á á á á , sao rối tinh rối mù lên thế này?

Hic, bác chẳng trả lời rõ gì cả! Tính em là cái gì cũng phải rõ ràng thì em mới dám làm. Bao giờ mà thật sự hiểu ra vấn đề thì em mới dám thực hiện nó trên đồ án. Kể ra thì bác cứ nói rõ ràng ra , nếu chưa hiểu chỗ nào thì em tiếp tục hỏi. Chứ cứ đoán già đoán non ý của bác chắc chết.

Đê đang yếu, mùa lũ lại sắp về cần phải khẩn trương bảo vệ cho đê vững trãi kẻo vỡ đê mà úng lụt .....

Hề hề hề,

Tính em là cái gì cũng phải rõ ràng thì em mới dám làm. Bao giờ mà thật sự hiểu ra vấn đề thì em mới dám thực hiện nó trên đồ án.

Cái tính này dùng được

Có điều muốn rõ ràng thì bạn cũng phải hỏi rõ ràng, có bản vẽ rõ ràng, và cũng phải học hành rõ ràng chớ không phải học chơi, học khoán.

Với cái bản vẽ rõ ràng bạn gửi, mình xin có vài ý kiến rõ ràng như sau:

1/- Hình như bạn đang học khoán thì phải. Các bản vẽ công nghệ sao không hề thấy có ký hiệu về định vị trên đó. Một số quy ước cần thể hiện trên bản vẽ khác cũng không thấy có.như cữ so dao chẳng hạn.... Điều này bạn cần xem xét và bổ sung lại cho tất cả các nguyên công nếu thấy cần thiết.

2/- Nguyên công 1: Cái chấu cặp máy tiện theo quy ước là vẽ như vậy à??? Hỏi lại thầy giáo xem nhé. Ở nguyên công này không có việc chuẩn bị hay kiểm tra chi tiết trước khi gia công à??? Dùng luôn bề mặt thô sau đúc làm chuẩn liệu có ổn không, có đảm bảo được độ chính xác gia công cho các bước sau không???

Theo thiển ý cá nhân tui, nên có 1 nguyên công chuẩn bị và kiểm tra phôi trước khi thực hiện nguyên công này. Trong nguyên công chuẩn bị này có thể cho tiện sơ hết vết đúc của bề mặt chuẩn.

3/- Nguyên công 2: trục gá bung với kết cấu như vậy liệu đã đủ định vị chưa??? Đường kính lỗ 55 chiều dài định vị 37, tỷ số l/d <1 liệu đã đủ định vị 4 bậc tự do chưa??? nếu chưa thì dịnh vị bổ sung ở đâu???

Với cấu trúc này việc tháo lắp chi tiết bạn định làm thế nào??? Dùng cle tuyp à??? Có đủ chiều rộng và chiều sâu cho cán tuýp hay không??? hay là dùng dụng cụ tự chế????? Cả chìa hãm trục gá khi tháo lắp nữa...

Theo ý mình kết cấu này là rất không thuận lợi cho người dùng. Cần thay đổi. Có thể dùng trục rút qua cổ trục máy sẽ thuận lợi hơn.

4/- Nguyên công 3: Hãy hình dung việc tháo lắp chi tiết. Với kết cấu đồ gá thế này thì bạn sẽ tháo lắp chi tiết trong quá trình gia công cực kỳ vất vả và mất thời gian. mặc dù ở đây bạn đã dùng vòng đệm chữ C để tháo lắp vòng đệm nhanh, nhưng rất chuối là vì chiều dày của vòng đệm này quá bé so với chiều cao của trụ kẹp đồng thời đường kính dai ốc kẹp quá lớn so với lỗ trên bạc kẹp và định vị nên cái đệm chữ C trở nên vô nghĩa.

5/- Các nguyên công 4 và 5: Tương tự như trên.

6/- Nguyên công 6: cần lưu ý chiều ren và chiều rãnh tháo trên đai ốc kẹp kẻo mà không tháo nổi chi tiết đâu. Kể cả kích thước rãnh cũng cần phù hợ với bước ren, nếu không thì o... i ..... toi.

Cần thể hiện kết cấu giữa phiến tỳ và trục ép.

7/- Nguyên công 7: kiểm tra tại sao phải kiểm tra gián tiếp qua bạc lót??? Như vậy sẽ làm tăng sai lệch của kết quả -> tăng phế phẩm -> tăng lãng phí - tăng sự dốt.-> cần xem lại.

 

Vế bản vẽ đồ gá bạn có những hai cái, chả biết bạn chọn cái nào nên miễn bàn ở đây. Sau khi bạn chọn mình sẽ có ý kiến sau.

Chả biết nói thế đã rõ ràng chưa??? Nếu chưa rõ thì hồi sau sẽ rõ. Còn bây giờ đi chén đã.

Hề hề hề,...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×