Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
truongtien22792

giúp em tìm hiểu chi tiết đồ án dạng càng

Các bài được khuyến nghị

em có chi tiết làm đồ án dạng càng http://www.mediafire.com/download/167ua1je93xgqts/Drawing4.dwg

cho em hỏi chi tiết của em có công dụng gì? và điều kiện làm việc của nó được không ạ! em xin cảm ơn rất nhiều!!http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_drawing4.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Càng là loại chi tiết máy có một hoặc một số lỗ mà đường tâm của chúng song song với nhau hoặc tạo với nhau một góc nào đó. Chi tiết dạng càng ở trong bộ phận máy có chức năng biến chuyển động thẳng của chuyển động này thành chuyển động quay cho chi tiết khác. Ngoài ra càng còn có công dụng để đẩy các bánh răng truyền động trong hộp tốc độ khi thay đổi tỷ số truyền.

Trên chi tiết càng có các lỗ cần phải gia công chính xác gọi là các lỗ chính, ngoài ra còn các lỗ dùng để kẹp chặt, các rãnh then, và một số bề mặt khác cần phải gia công.

Khi chế tạo các chi tiết dạng càng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Kích thước các lỗ chính được gia công với độ chính xác cấp 2 đến 3, độ nhám bề mặt Ra=0.63 đến 0.32 (cấp 8 đến 9)

-Độ không song song của tâm các lỗ cơ bản trong khoảng 0.03 đến 0.05 trên 100mm chiều dài.

-Độ không vuông góc của các tâm lỗ so với mặt đầu trong khoảng 0.05 đến 0.1 trên 100mm chiều dài.

-Độ không song song của các mặt đầu lỗ chính trong khoảng 0.05 đến 0.25 trên 100mm bán kính mặt đầu.

-Các rãnh then gia công đạt cấp chính xác 3 đến 5, độ nhám 40 đến 10 (cấp 4 đến 6) hoặc Ra=10 đến 2.5.

-Các bề mặt làm việc được nhiệt luyện đến độ cứng 50 đến 55HRC.

Về bản vẽ chi tiết bạn cũng nên điều chỉnh lại một số chỗ:

-Hình chiếu đứng nên vẽ hính cắt.

-Hình chiếu cạnh nên bỏ quách nó đi cho đỡ mất công xem, vẽ nhiều sai nhiều chứ có bổ ích gì đâu, 2 hình chiếu đứng và chiếu bằng là đủ.

-Không được ghi kích thước trên các đường nét khuất.

-Cho thêm kích thước bán kính góc lượng.

-Dung sai và cấp chính xác thì tham khảo ở trên.

-Bản vẽ chi tiết thì xóa mấy cái chú thích đánh dấu bề mặt đi, cái nào ra cái đó đùng làm lung tung như vậy.

-Ở hình chiếu bằng có chổ bị thừa nét , thiếu kích thước, khoảng cách 85 là quan trọng nhất tại sao không có dung sai? lỗ phi 7.5 thiếu chữ phi.

-Kích thước 30 trên hình chiếu đứng bỏ quách nó đi, chỗ đường gân giao tuyến giữa 2 khôi trụ chưa ổn, xem lại cách vẽ.

Một số góp ý như vậy bạn sửa lại rối gửi lên mọi người góp ý tiếp, nói nhiều quá bạn tẩu quả nhập ma chết mất. :D

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ngoài ý kiến của anh Tâm, Hoằn bổ xung thêm vài ý nhỏ:

-Ý kiến “chỉ đạo”  của anh Tâm- “Hình chiếu cạnh nên bỏ quách nó đi cho đỡ mất công xem, vẽ nhiều sai nhiều chứ có bổ ích gì đâu, 2 hình chiếu đứng và chiếu bằng là đủ”- rất hay! Đây là lỗi sai nhiều người mắc, bỏ đi cho bớt những cái ...sai đi, và đỡ ô nhiễm môi trường!

- Hình chiếu bằng:  Kích thước 85 nên cho dung sai 85±0.1^

Bỏ béng kích kích  thước 12 đi,  thêm vào kích thước tổng chiều dài là 145. (Nếu thích hoành tráng, có thể xóa kích thước 18 rồi ghi thêm kích thước tổng 103 (18+85)

- Vật liệu: GX 15-32 phải viết lại cho đúng : Cч 15-32

- Phôi gang đúc, người ta thường làm sạch bằng phun bi >> Các  bề mặt không gia công cơ

nên ký hiệu  ở góc bản vẽ : Còn lại : ~

( Ghi Rz40 là phải gia công cơ, hơi bị ô nhiễm môi trường)

- Sai lệch hình dáng và vị trí của các bề mặt nên ghi ký hiệu trực tiếp vào  hình vẽ: vào Dimensoin >>>Tolerance… lựa chọn cái cần ghi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cảm ơn 2 anh đã nhiệt tình giúp em, kiến thức của 2 anh thật thâm hậu!  :D sáng duyệt thầy nói cũng như vậy, mà em làm sai cái sơ đồ đúc, có anh nào tốt bụng chỉ dùm em quy trình công nghệ của chi tiết này được không ạ! em xin đa tạ rất nhiều, mấy anh ở đâu? bữa nào cho em số điện thoại mình đi uống nước nha! em bao  :D

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cảm ơn 2 anh đã nhiệt tình giúp em, kiến thức của 2 anh thật thâm hậu!  :D sáng duyệt thầy nói cũng như vậy, mà em làm sai cái sơ đồ đúc, có anh nào tốt bụng chỉ dùm em quy trình công nghệ của chi tiết này được không ạ! em xin đa tạ rất nhiều, mấy anh ở đâu? bữa nào cho em số điện thoại mình đi uống nước nha! em bao  :D

Bạn cứ sửa bản vẽ chi tiết như những góp ý trên, bản vẽ đúc sai thế nào? đã sửa chưa? bạn cứ gửi lên mọi người góp ý cho, quy trình công nghệ thì bạn cứ mạnh dạng đưa ra càng nhiều phương án càng tốt xong mọi người đưa ra ý kiến chọn phương án tốt nhất. Những người trên diễn đàn rất tốt bụng nhưng không có nghĩa là làm hộ mà chỉ có thể góp ý tư vấn đến khi bạn hiểu ra tất cả vấn đề mà thôi. Chúc bạn hoàn thành đồ án tốt đẹp! Nước thì uống hàng ngày mà, bảo vệ đồ án xong đi nhậu luôn cho nó hoành tờ ráng. :D

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn cứ sửa bản vẽ chi tiết như những góp ý trên, bản vẽ đúc sai thế nào? đã sửa chưa? bạn cứ gửi lên mọi người góp ý cho, quy trình công nghệ thì bạn cứ mạnh dạng đưa ra càng nhiều phương án càng tốt xong mọi người đưa ra ý kiến chọn phương án tốt nhất. Những người trên diễn đàn rất tốt bụng nhưng không có nghĩa là làm hộ mà chỉ có thể góp ý tư vấn đến khi bạn hiểu ra tất cả vấn đề mà thôi. Chúc bạn hoàn thành đồ án tốt đẹp! Nước thì uống hàng ngày mà, bảo vệ đồ án xong đi nhậu luôn cho nó hoành tờ ráng. :D

anh vui thật!  :D dạ cảm ơn anh nhiều nha, để em sữa rồi đăng lên anh góp ý dùm em nha! đậu đồ án xong vui rồi, đi đâu cũng được! :))

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn cứ sửa bản vẽ chi tiết như những góp ý trên, bản vẽ đúc sai thế nào? đã sửa chưa? bạn cứ gửi lên mọi người góp ý cho, quy trình công nghệ thì bạn cứ mạnh dạng đưa ra càng nhiều phương án càng tốt xong mọi người đưa ra ý kiến chọn phương án tốt nhất. Những người trên diễn đàn rất tốt bụng nhưng không có nghĩa là làm hộ mà chỉ có thể góp ý tư vấn đến khi bạn hiểu ra tất cả vấn đề mà thôi. Chúc bạn hoàn thành đồ án tốt đẹp! Nước thì uống hàng ngày mà, bảo vệ đồ án xong đi nhậu luôn cho nó hoành tờ ráng. :D

 

Anh Tâm ơi,

thôi, thôi, thôi ... 

thôi đừng ...nữa... thôi ... mà...

"Em nó" đã thành tâm mời xơi nước!

Xin anh chớ ...ngại ngùng... và  từ chối nghe anh!... :) :) :)

Anh thử kiếm tìm trên diễn đàn CADViet.com từ khi xuất hiện trên Internet đến giờ, có "tác giả" nào viết bài mà được "độc giả" mời ...nước không nhé???

Hơi bị buồn, vì thời điểm này  em đang nuôi con mọn, vất vả đêm hôm khuya sớm, không có thời gian đi  uống nước được :( :( :( , mong anh Truongtien22792 thông cảm và thứ lỗi cho em nhé! Hi ...hi...Chúc anh và anh Tâm gặp vui nhiều khi uống nước nhé!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vậy hẹn anh Hoằn khi khác nha, em cũng chưa biết anh Tâm ở đâu nữa, anh Tâm cho em số điện thoại được không nè? sơ đồ đúc của em như vậy được không anh Tâm với anh Hoằn, cho em ý kiến nhahttp://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_drawing1_1.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Về công nghệ đúc Hoằn cũng không rành lắm, trong thực tế người thiết kế cơ khí không phải thiết kế vật đúc như đi học trong nhà trường, vẽ xong chỉ việc quẳng bản vẽ sang đúc là hết trách nhiệm.

 

Theo Hoằn thì anh đã vẽ chưa đúng ở chỗ:

  1. Có đậu ngót 3 và ống rót 6 nhưng lại thiếu cái quan trọng nhất là đậu hơi
  2. Hệ thống rót anh đã vẽ không đúng, thiếu rãnh lọc xỉ, rãnh dẫn phải nằm ở  hòm khuôn dưới chứ không nằm ở hòm khuôn  trên như anh đã vẽ
  3. Vật đúc bằng gang, khi đúc trên khuôn cát có thể đúc được đường kính lỗ hoặc chiều rộng rãnh nhỏ nhất đính kèm điều kiện : Chiều dầy thành 6- 8 >>>đường kính lỗ hoặc chiều rộng rãnh 8-10 . Như vậy theo Hoằn là anh nên làm lõi lỗ và rãnh  tiết kiệm được gang, đỡ ô nhiễm môi trường …

114276_vvaatj_1.png

 

114276_vidumau2.png

P/s: Anh đã hứa là hẹn em khi khác rồi nhé! :) :) Em cũng đang mong con em hay ăn chóng lớn , hy vọng sẽ có ngày được anh truongtien22792 chiêu đãi hai mẹ con em một bữa nhậu "lòi... ruột" !

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phù!!! 2 ngày nay lu bu quá bạn thông cảm. Đầu tiên xin được đình chính lại cũng như xin được phép tiết lộ Hoằn là chị chứ không phải anh đâu nhé truongtien22792 :D .

Sau đây là một số kiến thức sơ bộ về kỹ thuật đúc. :D

-Thông thường để thành lập được bản vẽ chi tiết khuôn đúc thì trước tiên phải có bản vẽ lòng phôi hay còn gọi là bản vẽ thiết kế đúc. Dựa vào vật liệu chi tiết, yêu cầu kỹ thuật, kích thước chi tiết và dạng sản xuất, tứ đó đưa ra phương pháp đúc và tiến hành thiết kế. Bản vẽ đúc về nội dung dựa trên bản vẽ chế tạo từ đó tính toán hoặc tra lượng dư, đối với chi tiết phức tạp có thể có thay đổi một số kết cấu chi tiết để thuận tiện trong quá trình làm khuôn hoặc tiện cho việc gia công cắt gọt sau này, đương nhiên là không nên coi việc đơn giản quá chi tiết mà làm sai khác quá mức kết cấu ban đầu của chi tiết máy, cố gắn sao cho hình dáng và kích thước càng gần với chi tiết máy càng tốt. Ví dụ minh họa: 108174_bvct.jpg   108174_bvtkd.jpg Một số chú ý trên bản vẽ thiết kế đúc:

-Kết cấu chi tiết sẽ thay đổi chút ít ( một số bề mặt có tạo góc nghiêng, lý do bạn thử suy nghĩ).

-Đầu gát lỗi ở hòm khuôn dưới sẽ dài hơn hòm khuôn trên (lý do bạn thử suy nghĩ)

-Lượng dư của bề mặt dưới ít hơn bề mặt trên (lý do bạn thử suy nghĩ)

Chưa nghĩ ra nhớ hỏi nha để đến khi bảo vệ trả lời không được tui không chịu trách nhiệm à :D :D :D

+về vấn đề lõi:

-Những lỗ cần gia công cắt gọt, tùy theo dạng sản xuất, nếu kích thước nhỏ có thể không cần đặt lõi mà đúc liền. Cụ thể, sản xuất đơn chiếc các lỗ có đường kính 50mm trở xuống, sản xuất hàng loạt 30mm trở xuống, sản xuất hàng khối 20mm trở xuống có thể đúc liền, việc tạo lỗ sẽ do gia công cắt gọt đảm nhiệm. -Các bậc dày hơn 25mm vá các rãnh có chiều sâu lớn hơn 6mm trên các vật đúc nhỏ và vừa đều được tạo nên ngay từ khi đúc. -Những lỗ không cần gia công cắt gọt cần phải đật lõi dù cho kích thước lỗ nhỏ. -Lưu ý là số lượng lõi càng ít càng tốt.

+Hệ thống rót chị Hoằn đã góp ý.

+Đậu hơi và đậu ngót:

-Đậu hơi: Dùng để khí trong lòng khuôn thoát ra, báo hiệu mức kim loại lỏng đã điền đầy lòng khuôn hay chưa, làm giảm áp lực động của kim loại trong khuôn, đôi khi dùng để dẫn và bổ sung kim loại cho vật đúc giống như đậu ngót.

-Đậu ngót: Thông thường, đậu ngót và đậu hơi cùng chung tác dụng. Ở thời điểm khi chưa điền đầy kim loại đậu ngót làm chức năng đẫu hơi, nghĩa là để thoát hơi trong lòng khuôn. Đậu ngót dùng để bổ sung kim loại cho vật đúc, khi đông đặc kim loại sẽ bị co ngót đi vì vậy lượng kim loại dự trữ trong đậu ngót sẽ bù vào. Chú ý đậu ngót phải đặt ở chỗ cao nhất và tập trung kim loại nhiều nhất vì ở đó kim loại đông đặc chậm nhất và co rút nhiều nhất.  

Với đồ án này mình nghĩ như vậy là đủ vì nói thật mấy ông thầy ở đây thậm chí còn chưa hiểu được nửa là khác, nói thật đấy. Khi bảo vệ mấy ông bên khoa sửa chữa hầu như không dám đụng tới bản vẽ này, cở thầy Lưu Chí Đức may ra biết chút ít, bên khoa chế tạo thì có thầy Võ Văn Cường, Nguyễn Phủng Tấn, mấy ông này thấy yếu quá là dập cho chết luôn đó. :D còn cở như Lý Cánh Trung sinh viên cải lại chỉ biết gãi đầu cười. :P   Vài dòng xả tress, giờ tới cụ thể bản vẽ của bạn đây.

- Theo mình nghĩ bạn nên xem xét chọn lại mặt phân khuôn, nên để chi tiết đứng lên

- Rãnh dẫn và và ống rót chị Hoằn đã góp ý rồi

- Kết cấu khuôn vẽ lại cho đúng, có file mẫu tham khảo kèm theo

- Chi tiết của bạn chưa đùng kích thước, kích thước chi tiết đúc bao gồm kích thước thật thiết kế cộng với lượng dư gia công.

- Không cần bulong kẹp chặc đâu bạn, chỉ cần chốt côn là đủ, mình có dịp được tham quan xưởng đúc rồi nên thấy vậy. Nói chung bạn tham khảo bản vẽ gửi kèm và những góp ý trên rồi làm như thế mình nghĩ là được.

Bài viết hơi lung tung bạn cố gắn đọc nhé. Chúc bạn vui.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/108174_thamkhao.dwg

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cám ơn anh Tâm rất nhiều, những sự chỉ bảo của anh rất quý giá! anh có thể giải thích rõ dùm em 3 cái gạch đầu hàng tính từ cái thứ 2 không ạ! :D

 

 

Hoằn xin cầm đèn chạy trước ô tô:

 -Kết cấu chi tiết sẽ thay đổi chút ít ( một số bề mặt có tạo góc nghiêng, lý do bạn thử suy nghĩ).

Câu trả lời đã có trong phần TÍNH CÔNG NGHỆ CỦA CHI TIẾT ĐÚC , anh thử mở giáo trình và sổ tay ...ra biết liền!

-Đầu gát lỗi ở hòm khuôn dưới sẽ dài hơn hòm khuôn trên (lý do bạn thử suy nghĩ)

- Đầu chống lõi ở hòm khuôn dưới dài hơn để lõi được thẳng đứng như trời trồng không bị nghiêng, cọc càng cắm sâu càng chắc chắn, đầu trên ngắn sẽ dễ lắp khuôn hơn

-Lượng dư của bề mặt dưới ít hơn bề mặt trên (lý do bạn thử suy nghĩ)

Bề mặt trên dễ bị rỗ khí rỗ xỉ, co ngót không đều nên phải cho lượng dư lớn hơn.

( Chứng tỏ là anh luôn suy nghĩ ...thật mà không ...thử suy nghĩ... :) :) :) )

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cám ơn chị Hoằn và anh Tâm rất nhiều, sơ đồ đúc của em nè, coi lại dùm em nha! :D thầy em kêu chi tiết của em đối xứng nên mặt phân khuôn nên làm như vậy, còn em vẽ như thế có cần thêm hình chiếu nữa không ạ?http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_s__úc.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cám ơn chị Hoằn và anh Tâm rất nhiều, sơ đồ đúc của em nè, coi lại dùm em nha! :D thầy em kêu chi tiết của em đối xứng nên mặt phân khuôn nên làm như vậy, còn em vẽ như thế có cần thêm hình chiếu nữa không ạ?http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_s__úc.dwg

Hề hề hề,

Góp ý với bạn tí ti, trúng hay trật có các bác khác nói lại hè.

1/- Về lý thuyết: Đậu hơi phải được bố trí tại vị trín cao nhất của chi tiết khi nằm trong hòm khuôn để nó thoát .... hơi bạn ạ

                        Đậu ngót phải bố trí tại khu vực có mật độ vật liệu là lớn nhất và nó sẽ nguội cuối cùng.

Vậy nên xem ra cái bản vẽ đúc của bạn chưa thật hợp lý. Cái đậu ...... loanh quanh của bạn chưa chuẩn. Chi tiết đúc ra rất dễ bị rỗ khi, hoạc bị khuyết vật liệu

2/- Việc chọn mặt phân khuôn như bạn đã chọn tuy chả sai nhưng cũng chưa thật tối ưu bởi:

-  Bề mặt không ra công cơ của chi tiết dễ bị rỗ xỉ, rỗ khí, khuyết vật liệu, ..... nên rất xấu giai. Ấy là chưa kể tới các vết sẹo do đậu ngót đậu ho8i tạo ra......

-  Chất lượng làm việc của chi tiết sẽ kém

-  Chi tiết nằm trên cả hai hòm khuôn nên việc làm khuôn sẽ vất vả hơn, ba via đúc sẽ không ít, gây ô nhiễm cho việc bảo vệ ..... đồ án.

3/- Bạn có hiểu mấy thứ vàng vàng vàng trên bản vẽ của bạn dùng để mần chi không???? Hay là giấy thừa thì cứ vẽ voi????

4/- Hãy thử suy nghĩ thêm về phương án chọn mặt phân khuôn khác xem sao, chớ có phụ thuộc quá nhiều vào thầy hướng dẫn.....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Góp ý với bạn tí ti, trúng hay trật có các bác khác nói lại hè.

1/- Về lý thuyết: Đậu hơi phải được bố trí tại vị trín cao nhất của chi tiết khi nằm trong hòm khuôn để nó thoát .... hơi bạn ạ

                        Đậu ngót phải bố trí tại khu vực có mật độ vật liệu là lớn nhất và nó sẽ nguội cuối cùng.

Vậy nên xem ra cái bản vẽ đúc của bạn chưa thật hợp lý. Cái đậu ...... loanh quanh của bạn chưa chuẩn. Chi tiết đúc ra rất dễ bị rỗ khi, hoạc bị khuyết vật liệu

2/- Việc chọn mặt phân khuôn như bạn đã chọn tuy chả sai nhưng cũng chưa thật tối ưu bởi:

-  Bề mặt không ra công cơ của chi tiết dễ bị rỗ xỉ, rỗ khí, khuyết vật liệu, ..... nên rất xấu giai. Ấy là chưa kể tới các vết sẹo do đậu ngót đậu ho8i tạo ra......

-  Chất lượng làm việc của chi tiết sẽ kém

-  Chi tiết nằm trên cả hai hòm khuôn nên việc làm khuôn sẽ vất vả hơn, ba via đúc sẽ không ít, gây ô nhiễm cho việc bảo vệ ..... đồ án.

3/- Bạn có hiểu mấy thứ vàng vàng vàng trên bản vẽ của bạn dùng để mần chi không???? Hay là giấy thừa thì cứ vẽ voi????

4/- Hãy thử suy nghĩ thêm về phương án chọn mặt phân khuôn khác xem sao, chớ có phụ thuộc quá nhiều vào thầy hướng dẫn.....

góp ý của anh không có tí ti đâu! :) em suy nghĩ hoài mà không ra cái mặt phân khuôn tốt hơn cái đó anh ơi, anh có hướng khác gợi ý dùm em được không? thanks anh nha!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

góp ý của anh không có tí ti đâu! :) em suy nghĩ hoài mà không ra cái mặt phân khuôn tốt hơn cái đó anh ơi, anh có hướng khác gợi ý dùm em được không? thanks anh nha!!

Hề hề hề,

Bạn thử chọn bề mặt A làm mặt phân khuôn coi sao nhé.

Như vậy có một số vấn đề phải giải quyết

1/- Thiết kế mẫu sao cho thuận lợi để Rút mẫu khi làm khuôn ( đặc biệt chỗ tai kẹp )

2/- Gác lõi nếu cần tạo lỗ trước. Phải thiết kế sao cho lõi đứng ổn định trong hòm khuôn trong quá trình thao tác làm khuôn.

Với phương án này bạn sẽ có thuận lợi:

1/- Chi tiết hoàn toàn nằm ở hòm khuôn dưới

2/- Bề mặt chứa các l64i hay gắp như rỗ xỉ, rỗ hơi và các loại sẹo sẽ được gia công sạch sẽ.

3/- Chất lượng vật đúc tốt hơn nhiều, đảm bảo khả năng làm việc tốt của chi tiết sau gia công.

4/- Việc bố trí các đậu rót, đậu ngót, đậu hơi ... khá thuận lợi.

Tất nhiên bạn phải thiết kế lại vật đúc do việc thay đổi mặt phân khuôn.

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

+về vấn đề lõi:

-Những lỗ cần gia công cắt gọt, tùy theo dạng sản xuất, nếu kích thước nhỏ có thể không cần đặt lõi mà đúc liền. Cụ thể, sản xuất đơn chiếc các lỗ có đường kính 50mm trở xuống, sản xuất hàng loạt 30mm trở xuống, sản xuất hàng khối 20mm trở xuống có thể đúc liền, việc tạo lỗ sẽ do gia công cắt gọt đảm nhiệm. -Các bậc dày hơn 25mm vá các rãnh có chiều sâu lớn hơn 6mm trên các vật đúc nhỏ và vừa đều được tạo nên ngay từ khi đúc. -Những lỗ không cần gia công cắt gọt cần phải đật lõi dù cho kích thước lỗ nhỏ. -Lưu ý là số lượng lõi càng ít càng tốt.

 

Điều kiện trên chỉ phù hợp với vật có hình dạng cồng kềnh phức tạp. Với chi tiết nhỏ bé xinh xinh có thể đúc lỗ và rãnh ngon:

Vật đúc bằng gang, khi đúc trên khuôn cát có thể đúc được đường kính lỗ hoặc chiều rộng rãnh nhỏ nhất đính kèm điều kiện : Chiều dầy thành 6- 8 >>>đường kính lỗ hoặc chiều rộng rãnh 8-10 . Như vậy theo Hoằn là anh nên làm lõi lỗ và rãnh  tiết kiệm được gang, đỡ ô nhiễm môi trường …

 

Để dễ làm khuôn chỉ cần đúc lỗ còn rãnh cho đúc đặc

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cám ơn chị Hoằn và anh Tâm rất nhiều, sơ đồ đúc của em nè, coi lại dùm em nha! :D thầy em kêu chi tiết của em đối xứng nên mặt phân khuôn nên làm như vậy, còn em vẽ như thế có cần thêm hình chiếu nữa không ạ?http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_s__úc.dwg

 

Trời! Hoằn đã nói : "Có đậu ngót 3 và ống rót 6 nhưng lại thiếu cái quan trọng nhất là đậu hơi" có cả hình vẽ minh họa 2D và 3D vậy mà anh không hiểu sao mà không sửa???

Với mặt phân khuôn anh đã vẽ, gộp đậu hơi và đậu ngót là 1, tức là chỉ cần làm đậu hơi (vừa hơi vừa rót) là được!

Đây là sơ đồ đúc, không cần phải thêm hình chiếu thứ 3 cũng được.

Dù là sơ đồ anh cũng phải vẽ tương đối hợp lý một chút... Đất đai rộng rãi như thế mà chiều dầy nhỏ nhất của khuôn cát đo ở ống rót và lòng khuôn chỉ có 2,55 mm không thể làm khuôn được!

Rãnh lọc xỉ và rãnh dẫn cũng cần phải đủ độ dài cần thiết.

(Theo Hoằn anh nên làm lõi đúc lỗ, rãnh đúc đặc cũng được)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Góp ý với bạn tí ti, trúng hay trật có các bác khác nói lại hè.

1/- Về lý thuyết: Đậu hơi phải được bố trí tại vị trín cao nhất của chi tiết khi nằm trong hòm khuôn để nó thoát .... hơi bạn ạ

                        Đậu ngót phải bố trí tại khu vực có mật độ vật liệu là lớn nhất và nó sẽ nguội cuối cùng.

Vậy nên xem ra cái bản vẽ đúc của bạn chưa thật hợp lý. Cái đậu ...... loanh quanh của bạn chưa chuẩn. Chi tiết đúc ra rất dễ bị rỗ khi, hoạc bị khuyết vật liệu

2/- Việc chọn mặt phân khuôn như bạn đã chọn tuy chả sai nhưng cũng chưa thật tối ưu bởi:

-  Bề mặt không ra công cơ của chi tiết dễ bị rỗ xỉ, rỗ khí, khuyết vật liệu, ..... nên rất xấu giai. Ấy là chưa kể tới các vết sẹo do đậu ngót đậu ho8i tạo ra......

-  Chất lượng làm việc của chi tiết sẽ kém

-  Chi tiết nằm trên cả hai hòm khuôn nên việc làm khuôn sẽ vất vả hơn, ba via đúc sẽ không ít, gây ô nhiễm cho việc bảo vệ ..... đồ án.

3/- Bạn có hiểu mấy thứ vàng vàng vàng trên bản vẽ của bạn dùng để mần chi không???? Hay là giấy thừa thì cứ vẽ voi????

4/- Hãy thử suy nghĩ thêm về phương án chọn mặt phân khuôn khác xem sao, chớ có phụ thuộc quá nhiều vào thầy hướng dẫn.....

 

Hình như bác Bình nhầm, bề mặt gia công chính nó nằm ở thành khuôn, chỉ lỗ bắt vít gia công trên bề mặt không gia công

Gộp đậu hơi và đậu ngót làm 1 lại đặt ở vị trí "đỉnh chóp" (không nằm trên mặt phẳng) nên không sợ rỗ khí và xỉ . Chi tiết to sẹo to, nhỏ sẹo nhỏ không không đáng ngại

Chi tiết nhỏ bé xinh xinh, áp lực lên thành khuôn không lớn vì thế cũng không sợ ba via như khuôn đột dập. Ba via chỉ xẩy ra khi thợ lắp khuôn ẩu ...khuôn dùng lâu ngày xộc xệch mà không sửa chữa

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

dạng sản xuất của em là hàng loạt mà, cũng như anh Tâm đã nói á, 30mm trở xuống là đúc liền rồi, không được đúc đặc :(
cám ơn chị Hoằn nhiều nha, và anh thanh binh nữa! :D lúc đầu em cũng nghĩ như anh là mặt A á, mà suy đi nghĩ lại, chắc phải hỏi thầy thử chứ em không dám cãi thầy :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lý do đúc chọn đúc lỗ Hoằn đã nói ở bài viết  # 20 rồi! Càng gia công hàng loạt người ta càng phải đúc lỗ để tiết kiệm gang đỡ ô nhiễm môi trường.

Về phương án chọn mặt A  làm mặt phân khuôn như bác Bình viết ở bài #19 có cái khó  của phần rút mẫu, không đơn giản chút nào.

Muốn chọn mặt A làm mặt phân khuôn bắt buộc phải  sửa lại kết cấu của chi tiết, bằng cách tịnh tiến gân tăng cứng xuống đáy 8mm. Trước khi quyết định việc này phải có bản vẽ lắp cụm chi tiết, xem nó có vướng víu vào cái gì không???

114276_22227777.png

Căn cứ vào kết cấu và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết anh có thể lựa chọn mặt phân khuôn theo các hướng dẫn của ba danh mục a, b và c . Anh phải tự mình đưa ra vài phương án rồi lựa chọn phương án tối ưu, sau đó mới  đến việc tham khảo ý kiến của mọi người sẽ có lợi cho việc học tập hơn!

 

Hề hề hề,

Bạn thử chọn bề mặt A làm mặt phân khuôn coi sao nhé.

Như vậy có một số vấn đề phải giải quyết

1/- Thiết kế mẫu sao cho thuận lợi để Rút mẫu khi làm khuôn ( đặc biệt chỗ tai kẹp )

2/- Gác lõi nếu cần tạo lỗ trước. Phải thiết kế sao cho lõi đứng ổn định trong hòm khuôn trong quá trình thao tác làm khuôn.

Với phương án này bạn sẽ có thuận lợi:

1/- Chi tiết hoàn toàn nằm ở hòm khuôn dưới

2/- Bề mặt chứa các l64i hay gắp như rỗ xỉ, rỗ hơi và các loại sẹo sẽ được gia công sạch sẽ.

3/- Chất lượng vật đúc tốt hơn nhiều, đảm bảo khả năng làm việc tốt của chi tiết sau gia công.

4/- Việc bố trí các đậu rót, đậu ngót, đậu hơi ... khá thuận lợi.

Tất nhiên bạn phải thiết kế lại vật đúc do việc thay đổi mặt phân khuôn.

- Bề mặt gia công nằm ở hòm khuôn trên hay hòm dưới cũng như nhau, bác ạ, đều có cơ hội bị rỗ khí, rỗ xỉ và co ngót không đều như nhau, đó là lý do để người ta cho lượng dư bề mặt  trên nhiều hơn lượng dư bề mặt dưới.

(Phương  án chọn mặt phân khuôn  của anh Truongtien22792 bề mặt cần gia công nằm ở mặt bên theo em là tạm chấp nhận được)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cám ơn chị Hoằn và anh Tâm rất nhiều, sơ đồ đúc của em nè, coi lại dùm em nha! :D thầy em kêu chi tiết của em đối xứng nên mặt phân khuôn nên làm như vậy, còn em vẽ như thế có cần thêm hình chiếu nữa không ạ?http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_s__úc.dwg

Đối với chi tiết này, mặt phân khuôn như vậy tôi nghĩ là ổn vì nó có nhiều thuận lợi hơn phương án đi qua mặt A.

Mặt phân khuôn nên chọn mặt phẳng, tránh các mặt bậc, mặt cong bởi vì khó làm khuôn, nhất là làm số lượng lớn.

-Mặt phân khuôn đi qua tiết diện có diện tích lớn nhất, để có thể rút mẫu dễ dàng, không bị vướng, không tạo ra ma sát giữa mẫu và khuôn quá lớn.

-Chọn mặt phân khuôn như thế thì lòng khuôn là nông nhất để vừa dễ rút mẫu vừa dễ sửa chữa lòng khuôn, ngoài ra nó còn thuận lợi trong quá trình điền đầy kim loại lỏng, tạo dòng chảy êm không tạo dòng chảy rối ít làm hỏng khuôn.

Những vấn đề anh Bình góp ý là hoàn toàn có cơ sở, nhưng vì những lý do đó mà đưa ra quyết đỉnh thay đổi mặt phân khuôn thì hơi mạo hiểm, để có thể khắc phục một số lỗi anh bình nêu ra thì chúng ta có thể làm như sau:

+ Di chuyển đậu ngót sang nơi cao nhất của lòng khuôn (có hình kèm theo) sẽ tránh được rỗ khí. Hình như bạn vẫn chưa hiểu vấn đề chổ đậu ngót và đậu hơi này!!!

+Bố trí lại hệ thống rót như hình minh họa. Vì bề mặt này có gia công cắt gọt nên sẽ loại bỏ được tạp chất trong quá trình đúc.

 

108174_untitled_29.jpg

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×