Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
truongtien22792

giúp em tìm hiểu chi tiết đồ án dạng càng

Các bài được khuyến nghị

Lý do đúc chọn đúc lỗ Hoằn đã nói ở bài viết  # 20 rồi! Càng gia công hàng loạt người ta càng phải đúc lỗ để tiết kiệm gang đỡ ô nhiễm môi trường.

Về phương án chọn mặt A  làm mặt phân khuôn như bác Bình viết ở bài #19 có cái khó  của phần rút mẫu, không đơn giản chút nào.

Muốn chọn mặt A làm mặt phân khuôn bắt buộc phải  sửa lại kết cấu của chi tiết, bằng cách tịnh tiến gân tăng cứng xuống đáy 8mm. Trước khi quyết định việc này phải có bản vẽ lắp cụm chi tiết, xem nó có vướng víu vào cái gì không???

114276_22227777.png

Căn cứ vào kết cấu và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết anh có thể lựa chọn mặt phân khuôn theo các hướng dẫn của ba danh mục a, b và c . Anh phải tự mình đưa ra vài phương án rồi lựa chọn phương án tối ưu, sau đó mới  đến việc tham khảo ý kiến của mọi người sẽ có lợi cho việc học tập hơn!

 

- Bề mặt gia công nằm ở hòm khuôn trên hay hòm dưới cũng như nhau, bác ạ, đều có cơ hội bị rỗ khí, rỗ xỉ và co ngót không đều như nhau, đó là lý do để người ta cho lượng dư bề mặt  trên nhiều hơn lượng dư bề mặt dưới.

(Phương  án chọn mặt phân khuôn  của anh Truongtien22792 bề mặt cần gia công nằm ở mặt bên theo em là tạm chấp nhận được)

Hề hề hề,

Mình đã nói là chọn mặt phân khuôn như chủ thớt là không sai (Tức là có thể chấp nhận ) rùi mà.

Tuy nhiên mình vẫn đưa ra một cách chọn mặt phân khuôn khác mà theo mình là có lẽ sẽ ưu việt hơn. Với cách chọn mặt phân khuôn này không nhất thiết phải hạ thấp gân tăng cứng xuống bởi phần lồi của cát ở hòm khuôn trên có tiết diện khá lớn trong khi chiều cáo của nó đủ nhỏ (8 mm) để có thể giữ được, không bị sụp vỡ. Chỗ khó khăn nhất chính là chỗ tai kẹp vì chỗ này có tiết diện nhỏ và chiều cao cần lưu ý. Tuy nhiên trong kỹ thuật làm khuôn cát cho phép có các xương đủ để giữ được cái vấu lồi này vào hòm khuôn trên. Ngoài ra vẫn có thể làm một mảnh khuôn treo rời kểu như lõi khuôn để đặt vào vị trí này.

Công nghệ làm khuôn tuy có phức tạp hơn chút đỉnh nhưng trong sản xuất thì không phải là không có cách giải quyết để đảm bảo năng suất. Bù lại chất lượng vật đúc sẽ tốt hơn hẳn và sản phẩm sẽ có khả năng làm việc tốt hơn. Đó là điều chính yếu khi mình đặt vấn đề xem xét lại mặt phân khuôn.

Ấy là thiển ý của mình, dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân. Chuyện chấp nhận hay không tùy vào chủ thớt và các bác xem xét. 

Hề hề hề,....

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hề hề hề,

Mình đã nói là chọn mặt phân khuôn như chủ thớt là không sai (Tức là có thể chấp nhận ) rùi mà.

Tuy nhiên mình vẫn đưa ra một cách chọn mặt phân khuôn khác mà theo mình là có lẽ sẽ ưu việt hơn. Với cách chọn mặt phân khuôn này không nhất thiết phải hạ thấp gân tăng cứng xuống bởi phần lồi của cát ở hòm khuôn trên có tiết diện khá lớn trong khi chiều cáo của nó đủ nhỏ (8 mm) để có thể giữ được, không bị sụp vỡ. Chỗ khó khăn nhất chính là chỗ tai kẹp vì chỗ này có tiết diện nhỏ và chiều cao cần lưu ý. Tuy nhiên trong kỹ thuật làm khuôn cát cho phép có các xương đủ để giữ được cái vấu lồi này vào hòm khuôn trên. Ngoài ra vẫn có thể làm một mảnh khuôn treo rời kểu như lõi khuôn để đặt vào vị trí này.

Công nghệ làm khuôn tuy có phức tạp hơn chút đỉnh nhưng trong sản xuất thì không phải là không có cách giải quyết để đảm bảo năng suất. Bù lại chất lượng vật đúc sẽ tốt hơn hẳn và sản phẩm sẽ có khả năng làm việc tốt hơn. Đó là điều chính yếu khi mình đặt vấn đề xem xét lại mặt phân khuôn.

Ấy là thiển ý của mình, dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân. Chuyện chấp nhận hay không tùy vào chủ thớt và các bác xem xét. 

Hề hề hề,....

 

Em cũng hiểu ý của bác rồi:

114276_3322155888.jpg

Giải quyết vấn đề cái tai kẹp hơi bị củ khoai lang, bác ạ!

Em vẫn chưa  hiểu cái cái ý bác đã cho rằng :" Công nghệ làm khuôn tuy có phức tạp hơn chút đỉnh nhưng trong sản xuất thì không phải là không có cách giải quyết để đảm bảo năng suất. Bù lại chất lượng vật đúc sẽ tốt hơn hẳn và sản phẩm sẽ có khả năng làm việc tốt hơn. Đó là điều chính yếu khi mình đặt vấn đề xem xét lại mặt phân khuôn"

Lý do anh Tâm đã viết trên bài số #25 và em cũng đã viết :"

-Hình như bác Bình nhầm, bề mặt gia công chính (bề mặt có lượng dư gia công nó nằm ở thành thành bên khuôn, chỉ lỗ bắt vít gia công trên bề mặt  trên của khuôn nhưng lại không cần phải gia công bề mặt này

- Bề mặt gia công nằm ở hòm khuôn trên hay hòm dưới cũng như nhau, bác ạ, đều có cơ hội bị rỗ khí, rỗ xỉ và co ngót không đều như nhau, đó là lý do để người ta cho lượng dư bề mặt  trên nhiều hơn lượng dư bề mặt dưới."

114276_thnnhh888.png

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đang làm đồ gá anh Tâm và chị Hoằn ơi, 2 anh chị có cái file đồ gá  phay hay khoan nào làm mẫu không, cho em xin với, em cảm ơn rất nhiều! http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_pháp.dwg, 4 cái em khoan tròn á! :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đang làm đồ gá anh Tâm và chị Hoằn ơi, 2 anh chị có cái file đồ gá  phay hay khoan nào làm mẫu không, cho em xin với, em cảm ơn rất nhiều! http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_pháp.dwg, 4 cái em khoan tròn á! :D

 

Cái này em nên tham khảo trong sách đồ gá gia công cơ, những chi tiết trong đó mới chính xác em ạ! những file cad do sinh viên làm thường sai xót nhiều do đó tham khảo cần phải có chọn lọc.

Gửi em mấy cái coi chơi thoi nha.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/108174_tham_khao.dwg

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em đang làm đồ gá anh Tâm và chị Hoằn ơi, 2 anh chị có cái file đồ gá  phay hay khoan nào làm mẫu không, cho em xin với, em cảm ơn rất nhiều! http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_pháp.dwg, 4 cái em khoan tròn á! :D

Xem lại:

1 - NCII :Phay thô mặt A >>>Chỉ cần lắp một con dao là đủ, lắp 2 dao yếu...đuối lắm!

2- NCIII : Phay thô mặt B, C >>>Xem lại xem dao tiêu chuẩn hay phí tiêu chuẩn >>> Lắp dao kiểu này cũng yếu bóng vía lắm, có thể tách ra 2 làm hai nguyên công cho nó lành! (Hoặc 1 NC chia làm 2 bước )

3- Nguyên công fay thô nên dùng dao phay ba lắp mảnh hợp kim cứng gai công  trên máy phay đứng sẽ cho năng suất cao vời vợi!

4- Phải ghi đầy đủ kích thước có dung sai, sai lệnh về hình dáng hình học giữa các bề mặt  và độ nhẵn cần đạt được sau mỗi nguyên công!!! (sẽ dễ góp ý hơn)

Tham khảo đồ gá phay:

114276_878701.jpg

114276_877802.jpg

 

Tham khảo đồ gá khoan:

 

114276_878787704_1.png

114276_877804.jpg

 

(Đồ... cổ, anh xem tạm nhé!)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đồ gá ở nguyên công 3 em làm như vậy anh chị coi dùm góp ý cho em với! http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_pháp_1.dwg

Hoằn đã nói ở bài việt số 13 - NCIII : Phay thô mặt B, C >>>Xem lại xem dao tiêu chuẩn hay phí tiêu chuẩn >>> Lắp dao kiểu này cũng yếu bóng vía lắm, có thể tách ra làm hai ND cho nó lành!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

dạ, nhưng mà thầy lỡ duyệt và cho đồ gá rồi, thôi làm luôn chị Hoằn ơi, thật ra kiến thức của tụi em học ở trường cũng chưa thấm vào đâu cả, cái dao tiêu chuẩn hay không, em cho nó qua luôn, hehe :D, tách ra thầy lại nói sao em gà vậy, sao không làm một nguyên công luôn! :D, chuyện học với chuyện làm ở ngoài hơi khác chị ơi! :D, à em xin số điện thoại hoài mà chị không cho vậy nè! em muốn cảm ơn chị với anh Bình em không biết liên lạc như thế nào! :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đồ gá ở nguyên công 3 em làm như vậy anh chị coi dùm góp ý cho em với! http://www.cadviet.com/upfiles/3/119982_pháp_1.dwg

 Thứ nhất, dùng dao ghép như thế là ok không vấn đề gì.

 

108174_dscf2110.jpg

 

Thậm chí còn nhiều hơn thế nửa, không phải chỉ thấy trong sách vở đâu, thực tế ở ngoài vẫn dùng để tăng năng suất.

108174_dscf2145.jpg

 

Thứ 2 về đồ gá bạn gửi lên:

-Dựa vào hình mình gửi lên vẽ lại con dao coi cho nó sướng con mắt chơi.

-Chi tiết gia công đầu bên trái ở hình chiếu bằng sao nó bị méo mó thế kia?

-Cơ cấu kẹp vẽ chưa đúng, xem bản mẫu vẽ lại cho đúng.

-Mặt cắt A-A đem lên đặt phía trên giống như hình cắt cạnh

-Hai con vít chỗ phiến tỳ vẽ cho đúng đường nét vẽ kỹ thuật

-Ghi độ nhám và kích thước đạt được sau nguyên công.

Trước mắt vậy đi há, lu bu quá Tiên ơi.

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

dạ, nhưng mà thầy lỡ duyệt và cho đồ gá rồi, thôi làm luôn chị Hoằn ơi, thật ra kiến thức của tụi em học ở trường cũng chưa thấm vào đâu cả, cái dao tiêu chuẩn hay không, em cho nó qua luôn, hehe :D, tách ra thầy lại nói sao em gà vậy, sao không làm một nguyên công luôn! :D, chuyện học với chuyện làm ở ngoài hơi khác chị ơi! :D, à em xin số điện thoại hoài mà chị không cho vậy nè! em muốn cảm ơn chị với anh Bình em không biết liên lạc như thế nào! :D

114276_kinthees777.png

 

Khi dòm vào hình vẽ anh có thấy bất hợp lý không,  khi phải dùng dùng hai con dao phay phí tiêu chuẩn một con dao có kích thước ...khủng bố  như trên.

NC fay thô mặt A anh ghi số vòng quanh n (Vòng/phút)= 118 ,  NC phay thô mặt B và C tốc độ cắt V(mét/phút) = 118, có sự nhầm nhọt gì không???

Trong bài viết số #31 Hoằn đã viết:

Xem lại:

1 - NCII :Phay thô mặt A >>>Chỉ cần lắp một con dao là đủ, lắp 2 dao yếu...đuối lắm!

2- NCIII : Phay thô mặt B, C >>>Xem lại xem dao tiêu chuẩn hay phí tiêu chuẩn >>> Lắp dao kiểu này cũng yếu bóng vía lắm, có thể tách ra 2 làm hai nguyên công cho nó lành! (Hoặc 1 NC chia làm 2 bước )

3- Nguyên công fay thô nên dùng dao phay ba lắp mảnh hợp kim cứng gai công  trên máy phay đứng sẽ cho năng suất cao vời vợi!

 

Bề mặt gia công cần đạt được cho NCII và III chỉ cần Rz=20 >>> chỉ cần phay trong một nguyên công chia là hai bước phay thô + fay bán tinh là được. (Gia công bằng dao ba gắn mảnh hợp kim cứng kết cấu như mũi dao tiện là được)

114276_phay1.jpg

 

 

Khi quyết định phương án công nghệ phải cân nhắc sao cho đảm bảo cả năng suất và chất lượng >>> giảm tối đa chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm...

Thay vì lắp nhiều  dao có thể chế tạo đồ gá gia công nhiều chi tiết trong một lần gá. và nên dùng cơ cấu kẹp liên động....

 

Phương án dùng tổ hợp dao phay mà anh Nguyễn Minh Tâm đưa ra là trường hợp đặc biệt  bất khả kháng , không có phương án nào tối ưu hơn, vạn bất đắc dĩ  mới phải dùng. Nhược điểm của phương án này là phải chế tạo con dao phay quá cỡ thợ mộc giá thành chế tạo dao hơi bị đắt. Không ăn dao được với vận tốc và chiều sâu cắt lớn do đó năng suất lao động giảm chất lượng bề mặt gia công cũng giảm

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 Thứ nhất, dùng dao ghép như thế là ok không vấn đề gì.

 

108174_dscf2110.jpg

 

Thậm chí còn nhiều hơn thế nửa, không phải chỉ thấy trong sách vở đâu, thực tế ở ngoài vẫn dùng để tăng năng suất.

108174_dscf2145.jpg

 

Thứ 2 về đồ gá bạn gửi lên:

-Dựa vào hình mình gửi lên vẽ lại con dao coi cho nó sướng con mắt chơi.

-Chi tiết gia công đầu bên trái ở hình chiếu bằng sao nó bị méo mó thế kia?

-Cơ cấu kẹp vẽ chưa đúng, xem bản mẫu vẽ lại cho đúng.

-Mặt cắt A-A đem lên đặt phía trên giống như hình cắt cạnh

-Hai con vít chỗ phiến tỳ vẽ cho đúng đường nét vẽ kỹ thuật

-Ghi độ nhám và kích thước đạt được sau nguyên công.

Trước mắt vậy đi há, lu bu quá Tiên ơi.

 

Sách gì mà hình ảnh đẹp thế bác?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nó là cuốn: KT_Phay_Sach dich cua Lien Xo :

 

http://www.google.com.vn/#output=search&sclient=psy-ab&q=KT_Phay_Sach+dich+cua+Lien+Xo&oq=KT_Phay_Sach+dich+cua+Lien+Xo&gs_l=hp.3...2503.2503.1.4905.1.1.0.0.0.0.379.379.3-1.1.0...0.0...1c..17.hp.T6Mor3JeKbc&psj=1&bav=on.2,or.r_qf.&bvm=bv.47883778,d.bmk&fp=5e88dbfc0d8bdfa2&biw=1280&bih=856

 

Nhược điểm của cuốn sách dịch trên  là : không phân tích nguyên nhân gây sai hỏng và biện pháp khắc phục khi gia công bằng tổ hợp dao phay như cuốn KỸ THUẬT PHAY của tác giả tiến sĩ NGUYỄN TIẾN ĐÀO và thạc sĩ NGUYỄN TIẾN DŨNG

( Có thể nguyên tác có nhưng người dịch đã bỏ qua)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Anh Tâm nói đúng tên em mà em Lại nói lộn tên anh là Bình, xấu hổ quá  :( , sản xuất hàng loạt thì ưu tiên phân tán nguyên công chị Hoằn ơi, nên 1 nguyên công mà vừa phay thô+phay bán tinh em nghĩ chắc không được, những gì chị và anh Tâm chia sẽ rất bổ ích đối với em, em cám ơn mọi người đã dành chút thời gian quý báu chia sẽ kinh nghiệm đối với mình! Em phải suy nghĩ lại tí cái bài của em! cám ơn anh chị  :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Việc em nói đưa phay thô + phay bán tinh để phục vụ cho việc anh bảo vệ đồ án> vì "thầy lỡ duyệt và cho đồ gá rồi," Thực ra thì thầy đã duyệt như thế cũng đạt "lý" nhưng chưa thấu "tình" bởi việc phay mặt phẳng bằng dao phay trụ làm bằng dao thép gió trên máy phay ngang là cách làm cổ xưa, năng suất thấp. Rất tiếc là việc áp dụng fay mặt phẳng bằng dao ba tự chế và dao ba tiêu chuẩn của nước ngoài gắn mảnh hợp kim cứng được áp dụng nhiều trong thực tế sản xuất, nhưng không được cập nhật trong giáo trình phay và các sổ tay thiết kế...

114276_%C3%A1trweqtq.jpg

Chi tiết của anh chỉ đòi hỏi độ nhẵn Rz= 20 >>>trong thực tế người ta chỉ cần phay thô một nhát với tốc độ cao và bước tiến nhỏ là xong!

Công nghệ đúc phôi bằng khuôn cát, có chất kết dính, sau khi đúc có làm sạch bằng phun bi cũng luột là và trắng sáng ..."chuẩn thô" cũng như "chuẩn tinh" :

80103.jpeg

 

"sản xuất hàng loạt thì ưu tiên phân tán nguyên công chị Hoằn ơi"  Câu nói của anh chỉ đúng khi chi tiết nhỏ bé xinh xinh. Còn với chi tiết có số Ki lô gam  lớn phải dùng pa-lăng hoặc cẩu trục để nâng hạ khi gá lắp thì chia nhỏ nguyên công lai trở thành tai vạ! Vì vậy vẫn phải tùy cơ ứng biến và liệu cơm gắp mắm anh ạ! Phải đưa ra nhiều phương án...rồi lựa chọn một phương án gia công rẻ tiền nhất!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào mấy anh chị! Năm ngoái em có chút chuyện gia đình nên em đã hủy đồ án này rồi! năm nay em làm lại chi tiết dạng hộp á! em mới vẽ bản vẽ chi tiết à! Mấy anh chị xem giúp dùm em nha!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

- Bản vẽ của anh chỉ cần thể hiện bằng hai hình cắt đứng và bằng là được, không cần phải thể hiện 3 hình chiếu cho đỡ tốn mực, chi tiết đối xứng phải ghi kích thước kiểu đối xứng  >>>Xem lại cách thể hiện bản vẽ chi tiết trong giáo trình vẽ kỹ thuật

- Chi tiết đúc gang không thể để vuông thành sắc cạnh như vầy được >>> Tra sổ tay tính công nghệ của chi tiết đúc cho bán kính góc R lượn cho hợp lý

- Hai cái lỗ bắt bu lông Ø18 chỉ cần để dung sai tự do,

 - Các kích thước cho dung sai ±0.04 lớn quá chỉ cần để  ±0.1 là ngon rồi.

(Riêng kích thước rãnh  50±0.04 cho dung sai theo hệ thống lỗ >>>Nó lắp chặt hay lắp xít trượt ???

- Kiểm tra lại độ nhẵn mặt …ghi đủ và đúng>>> Bề mặt không gia công cơ khí phải ký hiệu  là còn lại : ~

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

e chào các anh, chị  ạ
bài viết đã quá lâu rồi e mong sẻ có phản  hồi từ anh, chị ạ

e có một số câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của a chị về bài tập ở trên ạ

hi vọng các anh vẫn đang theo dõi web này

e cảm ơn

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×