Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
hoangson288

Ai có đồ án chi tiết này k giúp e với

Các bài được khuyến nghị

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Bản vẽ chi tiết anh vẫn chưa sửa!

2) Bản vẽ lồng phôi >>> Không duyệt được >>>> xem lại giáo trình và tham khảo bài viết:

 

-Là cái bản vẽ chi tiết của vành và moay ơ trước gia công trước khi lắp ghép... nếu thầy hướng dẫn không yêu cầu có thề lười ...vẽ cũng được...
- Hình như nhiệt độ khử ứng suất dư cho vật đúc bằng gang hơi cao, bác em thử kiểm tra lại xem sao?
- Bây giờ người thường ta dùng lò điện, chỉ cần ngắt cầu dao điện rồi để cho nó nguội cùng lò... thời gian lấy phôi ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào tiến độ công việc, cứ để trong lò hàng tháng cũng được.
- Về cách ghi kích thước lỗ then và độ không đối xứng, xem hình vẽ ở bài trên39678_duc1.jpg39678_duc2.jpg39678_duc3.jpg
(Ảnh sưu tầm)

 

3-) Chọn mặt phân khuôn như vậy phải đăt lõi ngang khó làm khuôn >>>Đề nghị anh chọn lại mặt phân khuôn là trục đối xứng theo hình cạnh sẽ dễ làm khuôn hơn ( Xem hình vẽ 2d và 3d Hoằn vẽ trong bài số #25)

4) Cần đọc lại giáo trình để vẽ lại các loại đậu ngót, rót và hơi  và tham khảo hình ảnh:

 

114276_vvaatj_1.png

 

114276_vidumau2.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em chào các anh (chị) trên diễn đàn ạ ! 

 

 

Hiện tại em mới nhận được đồ án công nghệ chế tạo máy về "HÀM KẸP" ạ ! 

em rất bí trong vấn đề tài liệu , nhất là em chưa biết phải làm nó như thế nào cả ! vậy nhờ anh chị góp ý cho em được không ạ ! 

Như chi tiết của em thì em đang phân vân không biết nên chọn phương án gia công nào, bản vẽ đúc của em như vậy đã đúng chưa  !  vậy xin các anh (chị) giúp đỡ em càng sớm càng tốt ạ ! 

cảm ơn tất cả mọi ngừoi !  :)

chi tiết của em dạng như thế này ạ :http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_ban_ve_long_phoi.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_ban_ve_chi_tiet.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_phuong_an_gia_cong.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_ban_ve_duc.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

GÓP Ý:  CÔNG NGHỆ PHƯƠN ÁN 2

 

1-Bản vẽ chi tiết:

-Hình chiếu cạnh không cắt toàn phần  nên vấu lồi trở thành nét khuất. >>>Phải cắt riêng phần để vấu lồi là nét liền. Quy ước vẽ kỹ thuật là không được ghi kích thước trên nét khuất!

-Nên bổ xung thêm sai lệnh về độ không đối xứng ....

-Thiếu độ nhẵn của lỗ Ø66 - kích thước tọa độ tâm 116±0.03 , hơi bị khó gia công, phải sửa lại là 16±0.1

- Vật liệu : không có GX16-36  phải sửa lại cho đúng là :GX 18- 36 (ký hiệu theo Liên xô cũ là: CҶ 18-36)

2-Bản vẽ khuôn đúc:

- Nên vẽ cùng một hệ thống rót chung cho 2 chi tiết cho hoành tráng và tiết kiệm. Vì trong thực tế sản xuất với những chi tiết nhỏ người ta thường đúc từng chùm phôi

3-Bản vẽ lồng phôi:

- Cũng giống như bản chi tiết phải cắt riêng phần để nét khuất thành nét mảnh, không ghi kt vào nét khuất!

- Cần tra kiêm tra lại lượng dư gia công cơ , bề mặt trên khuôn phải có lượng dư lớn hơn bề mặt dưới khuôn…

4- Bản vẽ nguyên công: Tên nguyên công theo quy ước chỉ cần viết tắt chữ in hoa kèm chữ số la mã cho đỡ tốn mực.

NCI: PHAY MẶT ĐÁY

-Phay mặt phẳng chỉ cần khống chế 3 bậc tự do là đủ >>khống chế 6 bậc tự do hơi bị tốn kém >> chỉ nên khống chế 5 bậc tự do và nên gá ít nhất 2 chi tiết trên cùng một lần gá cho hoánh tráng và tăng năng xuất.

- Không cần phải thể hiện hình chiếu cạnh của dao phay, vẽ nhiều sai nhiều, vẽ ít sẽ ít sai.

NCII: PHAY HAI MẶT BÊN

- Nguyên công này cần khống chế 5 bậc tự do.

- Nguyên công này anh đã định vị 6 bậc tự do, về định vị không sai nhưng chắc chắn là không thể gia công được! Bởi vì dao sẽ chạm vào đồ gá, hơn phương án này kích thước dao phay sẽ to, tốn tiền lắm!

NCIII: Khoan và doa lỗ Ø21

Nguyên công này định vị và kep chặt tạm được. Khoan lỗ từ  Ø20 trở lên phải qua bước khoan mồi Ø10

-Theo em với chi tiết này chỉ nên khoan và khoét là được ( Nếu khoét chọn chọn mũi khoan mồi to lên)

NCIV: PHAY HAI MẶT NGOÀI CỦA LỖ

Kẹp chặt ở vị trí đó làm tăng kích thước của dao không ổn >>>Buộc phải kẹp vào hai mặt vát 2 bên, kết cấu đầu kẹp kiểu này anh tham khảo sổ tay TKCNCTM

NCV: KHOÉT VÀ DAO LỖ Ø66

Tạm được!

NCVI: PHAY HAI MẶT TRONG

Phương án này, giống NCII tốn tiền mua dao lắm, không duyệt được!

NCVII và NCVIII cũng tốn tiền mua dao lắm

TÚM LẠI: Như vậy là các nguyên công tốn tiền mua dao anh nên định vị như  Nguyên công 7 : phay mặt 8 (Ở phương án 2). Vị trí kẹp chặt ở nguyên công này thì không dùng được.

114276_cn1237777_1.png

 Mở giáo trình ra xem lại các nguyên tắc chọn chuẩn thô và tinh

  Chọn đường kích thước dao phay cho phù hợp với từng nguyên công.

 

 Anh có thể tham khảo bài viết: này để hiểu cách chọn đường kính dao phay:

 

114276_aa777.png

 

(Hình trên người ta chỉ vẽ sơ đồ nguyên lý phải vẽ lại kết cấu chốt mới tự lựa được.)

 

Hình anh đã vẽ rất sơ sài thiếu rất nhiều! Để phay kích thước 74 phải lắp hai con dao phay ba mặt đầu. Tra theo tiêu chuẩn dao có đường kính Ø80, lỗ lắp vào trục dao là Ø27 (vị trí dao vẽ mầu tím) .Để ăn hết bề mặt Ø20 dao phay đã chạm vào bề mặt vát của thân đồ gá, thợ fay sẽ phải căng mắt ra quan sát, sơ xẩy một tí dao sẽ ăn vào thân gá....> Do vậy phải tịnh tiến mặt vát nghiêng sang bên trái khoảng 3- 4 mm để người thợ dễ phay.

Còn kết cấu của lỗ chốt tỳ nữa anh chưa vẽ

Gia công trên máy nào phải đo rãnh trên bàn máy đó để ghi kích thước cho cho rãnh then trên thân máy...

Để vẽ được chi tiết còn nhiều cái phải bàn lắm không đơn giản như anh nghĩ đâu, vì là phôi đúc nên phải thiết kế chi tiết theo tính công nghệ của chi tiết đúc để dễ làm khuôn, rút mẫu...

 

Nguồn:

http://www.cadviet.com/forum/topic/70997-can-giup-van-de-hinh-chieu-chi-tiet/page-2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn chị đã giúp đỡ. Nhân dịp 20/10 chúc chị Sức khỏe và Thành đạt trong cuộc sống.

- Bản vẽ chi tiết đã sữa những lỗi sai như chị đề cập. Còn kích thước 116±0.03 em tra trong sổ tay " Dung sai lắp ghép" - Ninh Đức Tốn thì dung sai sẽ là:116±0.035 ( Cấp chính xác lỗ: 7). tụi em phải nói rõ là tra ở chổ nào nếu k thầy giáo sẽ không đồng ý. không biết dung sai mà chị đưa ra chị tra ở đâu vậy ạ?

- Bản vẽ nguyên công: Đúng như chị nói có nhiều nguyên công chỉ cần định vị 3 BTD là đủ . nhưng giáo viên bắt buộc tụi em phải cố gắng định vị đủ 6 BTD dù rằng thực tế không phải như vây, nhằm giảm sai số tích lũy và gá đặt ở các nguyên công sau sẽ giống nhau( Sách hướng dẫn TK đồ án công nghệ). Kể từ nguyên công 2 or 3 trở về sau phải sử dụng chuẩn tinh thông nhất.

- ở 2 nguyên công phay em sẽ sử dụng 2 con dao phay ghép lại với nhau vì vậy sẽ ít tốn kém chi phí hơn. theo em nghĩ sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối quan trọng là thời gian gia công. Nếu em phay 1 mặt xong rồi phay tiếp mặt đối diện thì thời gian gia công sẽ nhiều lên>>>>> không đạt năng suất   

Đó là những ý kiến riêng của em. Mong chị chỉ bảo thêm 

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cảm ơn chị đã giúp đỡ. Nhân dịp 20/10 chúc chị Sức khỏe và Thành đạt trong cuộc sống.

- Bản vẽ chi tiết đã sữa những lỗi sai như chị đề cập. Còn kích thước 116±0.03 em tra trong sổ tay " Dung sai lắp ghép" - Ninh Đức Tốn thì dung sai sẽ là:116±0.035 ( Cấp chính xác lỗ: 7). tụi em phải nói rõ là tra ở chổ nào nếu k thầy giáo sẽ không đồng ý. không biết dung sai mà chị đưa ra chị tra ở đâu vậy ạ?

- Bản vẽ nguyên công: Đúng như chị nói có nhiều nguyên công chỉ cần định vị 3 BTD là đủ . nhưng giáo viên bắt buộc tụi em phải cố gắng định vị đủ 6 BTD dù rằng thực tế không phải như vây, nhằm giảm sai số tích lũy và gá đặt ở các nguyên công sau sẽ giống nhau( Sách hướng dẫn TK đồ án công nghệ). Kể từ nguyên công 2 or 3 trở về sau phải sử dụng chuẩn tinh thông nhất.

- ở 2 nguyên công phay em sẽ sử dụng 2 con dao phay ghép lại với nhau vì vậy sẽ ít tốn kém chi phí hơn. theo em nghĩ sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối quan trọng là thời gian gia công. Nếu em phay 1 mặt xong rồi phay tiếp mặt đối diện thì thời gian gia công sẽ nhiều lên>>>>> không đạt năng suất   

Đó là những ý kiến riêng của em. Mong chị chỉ bảo thêm

 

1- Em cũng đang có trong tay sổ tay dung sai của Ninh Đức Tốn ...kém đây! Anh tra bảng nào, trang bao nhiêu???

116±0.03 anh ghi trên bản vẽ là kích thước khoảng cách tâm của lỗ 66 tới đáy chi tiết.

Lựa chon dung sai phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của chi tiết và  độ chính xác của máy móc thiết bị. Chi tiết bóp kẹp của anh thì khoảng cách này chỉ cần để dung sai tự do là đủ, em sửa lại 116±0.1 là dựa vào nguyên công khoét và doa của anh và kinh nghiệm thực tế khi sản xuất và chế tạo đồ gá. Muốn gia công có sai số 0,03 chỉ có doa trên máy doa tọa độ hoặc máy CNC. Trong thực tế thì với dung sai 116±0.03  vẫn có thể gia công được bằng đồ gá khoan khoét + với sửa nguội bằng mài cạo rà đòi hỏi thợ nguội phải có tay nghề cao lừng  lững >>>Nhưng thực chất là chi tiết của anh không cần thiết phải cần độ chính xác cao

 

2- Trước khi góp ý cho anh em đã đọc lại lý thuyết: "

Khi chọn chuẩn tinh, người ta cũng đưa ra 5 nguyên tắc sau:

1) Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính, khi đó chi tiết lúc gia công sẽ có vị trí tương tự lúc làm việc. Vấn đề này rất quan trọng khi gia công tinh.

Ví dụ: Khi gia công răng của bánh răng, chuẩn tinh được chọn là bề mặt lỗ của bánh răng, chuẩn tinh này cũng là chuẩn tinh chính vì sau này nó sẽ được lắp với trục.

2) Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai số chuẩn bằng 0

3) Chọn chuẩn sao cho khi gia công, chi tiết không bị biến dạng do lực cắt, lực kẹp. Mặt chuẩn phải đủ diện tích định vị.

4) Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá đơn giản và thuận tiện khi sử dụng.

5) Cố gắng chọn chuẩn thống nhất, tức là trong nhiều lần cũng chỉ dùng một chuẩn để thực hiện các nguyên công của cả quá trình công nghệ, vì khi thay đổi chuẩn sẽ sinh ra sai số tích lũy ở những lần gá sau.

 

Rất có thể anh chưa hiểu ý của em, anh hãy đọc kỹ và suy ngẫm lại xem???. Không hẳn là định vị đủ 6 bậc tự do là để giảm sai số tích lũy như thầy giáo của ạnh đã nói đâu nhé! NCI: Phay mặt đáy mà thầy bắt phải đủ 6 bậc tự do để giảm sai số tích lũy em xin bó ...chiếu thầy!

 

Rất có thể thầy của anh cũng rất lơ mơ về quá trình định vị và kẹp chặt ...Nhiều khi người ta phải tăng số mặt định vị lên kết cấu của chi tiết , và về  lựa chọn kết cấu của đồ gá nó tạo ra chứ không phải cố ý

 

3) Trong bài góp ý, em không hề khuyên anh là không nên dùng 2 dao phay

 

 Cảm ơn anh đã có lời chúc mừng 20-10. Chúc anh cùng gia đình luôn được dồi dào sức khỏe, chúc anh thành công trong nghề nghiệp đã chọn   và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống  !

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-" Em cũng đang có trong tay sổ tay dung sai của Ngô Đức Tốn ...kém đây! Anh tra bảng nào, trang bao nhiêu???" Em tra bảng này: KT 116 CCX7>>>0.035124736_cchtradungsai.jpg

 " Lựa chon dung sai phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của chi tiết và máy móc thiết bị. Chi tiết bóp kẹp của anh thì khoảng cách này chỉ cần để dung sai tự do là đủ, em sửa lại 116±0.1 là dựa vào nguyên công khoét và doa của anh và kinh nghiệm thực tế khi sản xuất và chế tạo đồ gá. Muốn gia công có sai số 0,03 chỉ có doa trên máy doa tọa độ hoặc máy CNC. Trong thực tế thì với dung sai 116±0.03  vẫn có thể gia công được bằng đồ gá khoan khoét + với sửa nguội bằng mài cạo rà đòi hỏi thợ nguội phải có tay nghề cao lừng  lững >>>Nhưng thực chất là chi tiết của anh không cần thiết phải cần độ chính xác cao"

Em đồng ý với chị là chi tiết này k cần độ chính xác cao. tuy nhiên nếu lấy KT 116±0.1 thì độ nhám bề mặt của lỗ cũng phải tăng lên có thể là Ra= 3.2 or 6.3 như vậy có đc k a? 

Em không biết chi tiết này làm việc trong cụm máy móc , thiết bị nào cả, << để phân tích điều kiện làm việc<< tra dung sai. chị có biết chi tiết này nằm trong máy móc nào không?

"Rất có thể anh chưa hiểu ý của em. Không hẳn là định vị đủ 6 bậc tự do là để giảm sai số tích lũy như thầy giáo của ạnh đã nói đâu nhé! Rất có thể thầy của anh cũng rất lơ mơ về quá trình định vị và kẹp chặt ...Nhiều khi người ta phải tang số mặt định vị lên vì lựa chọn kết cấu của đồ gá">>>> có 1 sự nhằm lẫn, ý em là: sau khi chọn được chuản tinh thống nhất, thì các bề mặt dc chọn này cần phối hợp với nhau để định vị dc 6 BTD. Điều này rất quan trọng vì sẽ giảm sai số tích lũy và gá đặt ở các nguyên công sau sẽ giống nhau( Sách hướng dần TK đồ án công nghệ CTM).

Ý định của em là dùng tổ hợp 2 con dao phay lắp ghép  để gia công cùng lúc 2 mặt phẳng chớ mà sử dụng 1 con dao thì thời gian gia công hơi lâu

Em chỉ làm theo lý thuyết thôi còn thực tế có giá công đc hay k thì tính sau,,,, chủ yếu là đúng theo sách vở cái đã.

Nhờ chị chỉ bảo thêm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_8777mmm.png

 

Lỗ Ø66 anh tra theo H7 có sai lệch là 0,03 không có vấn đề gì

 Khoảng cách tâm lỗ tới chân đế 116 ± 0,03  phải xét lại

 

 

 

114276_9999777.png

 

Đây là bản vẽ hộp giảm tốc khoảng cách tâm trục bánh vít trục vít đòi hỏi khắt khe về khoảng cách 2 tâm trục  vậy mà người ta cũng chỉ dám cho dung sai 125 ± 0.08

Chi tiết bóp kẹp của anh lắp vào đâu mà cho dung sai khủng bố thế??? Chỉ cần cho dung sai tự do là đẹp lắm rồi! Em cho dung sai 116 ± 0.1 là để cho anh làm đồ án cho nó hoành tá tràng và dạ dầy!

2- Tất cả những điều em đã góp ý về chọn chuẩn định vị về các bước gia công đều đề dựa trên sách vở

 

114276_5555000.png

 

Nguyên công 1 phay mặt đáy: Về nguyên tắc định vị chỉ cần 3 bậc tự do. Nếu anh thích có thể bổ cho thêm 2 bặc tự do ở vị trí 4 và 5 là đẹp giai lắm rồi . bỏ 2 bậc tự do em khoanh màu vàng đi

Nguyên công 1 không dùng được như em đã phân tích ở bài viết hôm nọ.

nhưng giáo viên bắt buộc tụi em phải cố gắng định vị đủ 6 BTD dù rằng thực tế không phải như vây, nhằm giảm sai số tích lũy và gá đặt ở các nguyên công sau sẽ giống nhau( Sách hướng dẫn TK đồ án công nghệ)

Em xin khẳng định là chẳng có Sách hướng dẫn TK đồ án công nghệ vào viết thế cả! Nếu có anh chụp ảnh lên

xem sao?????

3-Em chỉ làm theo lý thuyết thôi còn thực tế có giá công đc hay k thì tính sau,,,, chủ yếu là đúng theo sách vở cái đã.

Xưa nay em chỉ thấy sách người ta bảo gia công mặt phẳng chỉ cần khống chế 03 bậc tự do là đủ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1-" Em cũng đang có trong tay sổ tay dung sai của Ngô Đức Tốn ...kém đây! Anh tra bảng nào, trang bao nhiêu???" Em tra bảng này: KT 116 CCX7>>>0.035124736_cchtradungsai.jpg

 " Lựa chon dung sai phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của chi tiết và máy móc thiết bị. Chi tiết bóp kẹp của anh thì khoảng cách này chỉ cần để dung sai tự do là đủ, em sửa lại 116±0.1 là dựa vào nguyên công khoét và doa của anh và kinh nghiệm thực tế khi sản xuất và chế tạo đồ gá. Muốn gia công có sai số 0,03 chỉ có doa trên máy doa tọa độ hoặc máy CNC. Trong thực tế thì với dung sai 116±0.03  vẫn có thể gia công được bằng đồ gá khoan khoét + với sửa nguội bằng mài cạo rà đòi hỏi thợ nguội phải có tay nghề cao lừng  lững >>>Nhưng thực chất là chi tiết của anh không cần thiết phải cần độ chính xác cao"

Em đồng ý với chị là chi tiết này k cần độ chính xác cao. tuy nhiên nếu lấy KT 116±0.1 thì độ nhám bề mặt của lỗ cũng phải tăng lên có thể là Ra= 3.2 or 6.3 như vậy có đc k a? 

Em không biết chi tiết này làm việc trong cụm máy móc , thiết bị nào cả, << để phân tích điều kiện làm việc<< tra dung sai. chị có biết chi tiết này nằm trong máy móc nào không?

"Rất có thể anh chưa hiểu ý của em. Không hẳn là định vị đủ 6 bậc tự do là để giảm sai số tích lũy như thầy giáo của ạnh đã nói đâu nhé! Rất có thể thầy của anh cũng rất lơ mơ về quá trình định vị và kẹp chặt ...Nhiều khi người ta phải tang số mặt định vị lên vì lựa chọn kết cấu của đồ gá">>>> có 1 sự nhằm lẫn, ý em là: sau khi chọn được chuản tinh thống nhất, thì các bề mặt dc chọn này cần phối hợp với nhau để định vị dc 6 BTD. Điều này rất quan trọng vì sẽ giảm sai số tích lũy và gá đặt ở các nguyên công sau sẽ giống nhau( Sách hướng dần TK đồ án công nghệ CTM).

Ý định của em là dùng tổ hợp 2 con dao phay lắp ghép  để gia công cùng lúc 2 mặt phẳng chớ mà sử dụng 1 con dao thì thời gian gia công hơi lâu

Em chỉ làm theo lý thuyết thôi còn thực tế có giá công đc hay k thì tính sau,,,, chủ yếu là đúng theo sách vở cái đã.

Nhờ chị chỉ bảo thêm.

 

Chốt lại là anh chẳng hiểu gì về định vị _ kẹp chặt , về tính công nghệ của chi tiết máy. Anh đã học đã đọc sách nhưng anh không hiểu  hoặc hiểu sai thiện ý của sách!

Việc anh đã tra dung sai tùy tiện chứng tỏ là anh rất lơ mơ về dung sai

"tuy nhiên nếu lấy KT 116±0.1 thì độ nhám bề mặt của lỗ cũng phải tăng lên có thể là Ra= 3.2 or 6.3 như vậy có đc k a? "

Không cần  phải tăng độ nhám của lỗ Ø66 , sai lệnh của KT116 lớn hay bé  không liên quan gì đến đến độ nhẵn của lỗ.

Những vấn đề em đã góp ý cho anh, đều dựa trên lý thuyết sách vở và kinh nghiệm thực tế; Em biết đến đâu nói đến đó chứ không nói bừa nói ẩu:

114276_khoanga.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác ơi cho em hỏi cad2007 trước giờ em dùng bình thường tự dưng hôm nay không mở được file.em gỡ cài lại thi nó báo lỗi " the system canot find the file specified ".em cài lại wint thi vẫn bị như vậy, cả sap với kmp củng lỗi luôn. bác nào biết chỉ dùm em với em cảm ơn trước

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

các bác ơi cho em hỏi cad2007 trước giờ em dùng bình thường tự dưng hôm nay không mở được file.em gỡ cài lại thi nó báo lỗi " the system canot find the file specified ".em cài lại wint thi vẫn bị như vậy, cả sap với kmp củng lỗi luôn. bác nào biết chỉ dùm em với em cảm ơn trước

 

Anh pót nhầm địa chỉ rồi !?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

 

Em chào các anh (chị) trên diễn đàn ạ ! 

 

 

Hiện tại em mới nhận được đồ án công nghệ chế tạo máy về "HÀM KẸP" ạ ! 

em rất bí trong vấn đề tài liệu , nhất là em chưa biết phải làm nó như thế nào cả ! vậy nhờ anh chị góp ý cho em được không ạ ! 

Như chi tiết của em thì em đang phân vân không biết nên chọn phương án gia công nào, bản vẽ đúc của em như vậy đã đúng chưa  !  vậy xin các anh (chị) giúp đỡ em càng sớm càng tốt ạ ! 

cảm ơn tất cả mọi ngừoi !  :)

chi tiết của em dạng như thế này ạ :http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_ban_ve_long_phoi.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_ban_ve_chi_tiet.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_phuong_an_gia_cong.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124736_ban_ve_duc.dwg

Anh quang thông có online.có thể post bài làm đồ án của anh, cho em tham khảo được k?nếu đc e cảm ơn trước... :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất cảm ơn chị Hoằn đã giúp đỡ. 

"Anh quang thông có online.có thể post bài làm đồ án của anh, cho em tham khảo được k?nếu đc e cảm ơn trước."..

Mình làm chưa xong( mới tới bản vẽ A3 thôi). Pạn học trường nào vậy? có gì liên lạc với mình qua gmail: thongtran89spkt@gmail.com mình sẽ giúp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×