Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
megarendering

Phỏng vấn Andrea Bertacini

Các bài được khuyến nghị

Interview with Andrea Bertacini (From 3DCreative & CGSociety)

 

Chân dung Andrea Bertacini:

 

Tôi theo học ngành kiến trúc tại Trường Đại học Florence. Một ngày kia tôi được tặng chiếc computer và thế là "and love bloomed". Bị lôi cuốn bởi niềm đam mê vẽ lại những gì trong tưởng tượng, tôi đã đến với thế giới 3D.

Sau một thời gian ngắn bay nhảy tôi cũng bắt đầu công việc tại một văn phòng kiến trúc (Studio Lucchi & Bisemi) và từ lúc đó, tôi nhận thấy đam mê của mình cũng có thể đem lại tiền bạc.

Năm 2000 chúng tôi đã hiện thực hoá Tredistudio, một tập hợp của đa di năng, và nó đã có một số thành công nhất định.

Interview with Andrea Bertacini

(From 3DCreative & CGSociety)

 

Anh hãy nói một chút về Tredistudio? Đâu là động lực làm việc?

 

Động lực ban đầu thường là mong muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao (điều mà không phải lúc nào cũng làm được). Từ đó hình thành cảm hứng, trong đó ý tưởng tốt là một phần của thành công. Một động lực khác, rất đơn giản, đó là thu nhập. Ý tưởng rất khó để thể hiện nếu như bản thân bạn mơ hồ về nó. Đôi khi ý tưởng bật ra ngay khi tôi nhìn cái gì đó nhưng vào lúc khác tôi lại chẳng làm được gì mặc dù đã cố tập trung trong nhiều giờ. Cho nên mỗi khi tôi có ý tưởng nào đó, tôi tập trung vẽ phác thảo và dần dần đi vào từng chi tiết. Cần phải chi tiết hoá ngay cả những thứ bình thường nhất.

 

Posted Image

 

Posted Image

 

 

Vai trò của anh trong công ty là gì?

 

Chúng tôi thành lập Tredistudio năm 2000 bao gồm có tôi, Alessandro Lucci và Cristiano Bisemi. Chuyên môn của tôi là 3D, thỉnh thoảng tôi tham gia chỉ ở công đoạn hoàn thiện nhưng phần lớn các dự án tôi theo từ đầu đến cuối.

 

 

 

...“MỘT HOẠ SĨ 3D TỐT TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ NGƯỜI VẼ TAY GIỎI”...

 

 

 

Nghe có vẻ như anh trực tiếp làm với những việc ở công ty, liệu điều đó có làm cho số lượng công việc giảm đi nhiều?

 

Đúng, với tôi việc theo sát các công việc là rất quan trọng, có thể vì thế chúng tôi sẽ không nhận thêm được nhiều việc nhưng điều chúng tôi hướng tới là chất lượng, không phải số lượng.

 

 

 

Theo anh, Tredistudio thành công nhất ở mặt nào?

 

Chúng tôi dồn sự hăng hái trong tất cả các công việc mình làm, dù lớn hay nhỏ. Điều quan trọng là chất lượng, và tôn trọng những ý muốn của khách hàng.

 

 

 

Công ty anh có bao nhiêu người, và trong số đó có nhiều người làm được công việc chính không, như character artist chẳng hạn?

 

Chúng tôi gồm ba người, Andrea Bertacini, Alessandro Lucci và Cristiano Bisemi và một cộng sư già dăn, Luca Berti. Mỗi người chúng tôi có chuyên môn riêng, từ kiến trúc đến đồ hoạ và lập trình. Một vài dự án chúng tôi còn thường xuyên làm việc với các cộng tác viên. Thông thường công việc của tôi là character, texturing và lighting.

 

 

 

Ưu điểm và nhược điểm khi làm trong lĩnh vực quá rộng từ 2D tới 3D là gì?

 

Tôi cho rằng 2 lĩnh vực này(2D và 3D) đã được kết nối, một hoạ sĩ 3D giỏi trước hết phải là người vẽ tốt. Ưu điểm khi làm việc trong cả 2 lĩnh vực này đó là chúng tôi có nhiều khách hàng hơn và điều quan trọng khác là chúng tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và phần mềm. Nhược điềm hiển nhiên là vấn đề thời gian, thông thường chúng tôi ở trong văn phòng 10-12 tiếng một ngày.

 

 

 

Điều gì làm anh nghĩ một hoạ sĩ 3D tốt trước hết phải là người vẽ giỏi?

 

Không phải tôi cho rằng điều đó quá cần thiết nhưng sẽ tốt hơn nếu anh vẽ giỏi bởi nó sẽ giúp anh xây dựng hình ảnh trước cả khi bắt tay vào công việc. Sản phẩm đều chỉ bắt đầu từ ý tưởng, phải phát triển nó như thế nào để tất cả mọi người có thể cảm nhận. Ngày trước chúng ta dùng giấy bút, bây giờ chúng ta có computer nhưng khả năng biến từ ý tưởng thành hiện thực là không thay đổi.

 

 

 

Dự án nào đắc ý nhất với anh? Và tại sao?

 

Ba năm trước chúng tôi có dịp làm một CD-rom về Thế chiến II. Trong đó có những đoạn hoạt hình về tàu chiến, xe tăng và tàu ngầm. Với dự án này chúng tôi có đất để thể hiện nhiều thứ như hiệu quả hình ảnh, xử lí hậu kỳ. Đó là dự án chúng tôi đã hết sức chăm chút.

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Anh có dự định làm thể loại phim hoạt hình ngắn không?

 

Tôi đã làm đoạn phim nhỏ "Cá mập trắng" cho buổi thuyết trình "Tích hợp Combustion và 3DMax". Đó chỉ là một đoạn phim, không có gì là ghê gớm, nhưng trong tương lai tôi dự định làm một cái gì đó tầm cỡ.

 

 

 

Anh hãy kể về "Cá mập trắng" đi!

 

Đấy là niềm đam mê hồi nhỏ của tôi. Cá mập trắng là hình ảnh đáng sợ nhưng lại rất thu hút, tôi thích nó sau khi xem phim của Spielberg. Từ đó tôi đã xem rất nhiều sách và tài liệu(video cá mập trắng chất đầy nhà), tôi thực sự thích loài quái vật đó. Tôi cho rằng nó là một trong những loài đẹp nhất trên thế giới, sang trọng và đầy sức mạnh.

 

Ý tưởng đến khi tôi xem tivi, da của cá mập trắng trong nước phản chiếu màu xung quanh nhưng khi nổi lên khỏi mặt nước, da nó có màu sẫm và bóng loáng. Tôi đã dựng toàn bộ bằng Edit Poly, dùng Paint modifier để vẽ làn sóng xung quanh cá mập và dùng Blobmesh để tạo bong bóng nước. Nước là Brazil glass material màu xanh lá với IOR(index of reflection?) là 1.333. Mọi hiệu ứng trong nước (tia sáng, DOF, fog, etc) được tạo ra bởi Combustion từ file RPF xuất ra từ 3DMax. Hiệu ứng tụ quang (caustic) làm bằng cách đặt Mask cho sunlight. Các tia sáng xuyên qua mặt nước được tạo ra bởi Dolly Blur và thêm chút Glow. Để thể hiện phần thân dưới và trên mặt nước, tôi đã phải dựng riêng rẽ làm 2 phần, phần dưới áp dụng cùng hiệu ứng tụ quang (caustic light) còn phần trên thì không. Thời gian render khoảng 2 giờ đồng hồ cho độ phân giải 3200x2000 px.

 

 

 

Vậy nếu có cơ hội lặn xuống biển cùng cá mập trắng bờ biển California hay Nam Phi thì anh nghĩ sao?

 

Hồi trước tôi rất sợ độ cao và sau đó tôi đi nhảy Bungee. Theo tôi chúng ta nên đối mặt với điều mà ta sợ hãi, nhưng ở bên cạnh loài quái vật biển trong một cái cũi sắt dù sao cũng là điều rất khó thực hiện, nếu tìm thấy đủ can đảm thì đó sẽ là một trải nghiệm cực kỳ thú vị.

 

 

 

Andrea Bertacini nói thêm về Great White

 

Tôi dựng hình cá mập bằng Edit Poly trong 3DMax, bắt đầu từ box, tiếp sau phần thân là đến răng , mắt và cuối cùng dùng Bend modifier để uốn phần thân cho tự nhiên.

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Trước khi tạo mặt nước bằng plane (rất nhiều polygon), tôi sắp xếp camera rồi sau đó cắt đi những polygon không xuât hiện trước ống kính. Để làm cho mặt nước có sóng ,tôi sử dụng Paint modifier, cuối cùng sắp xếp bọt nước xung quanh bằng Blobmesh. Chất liệu nước là Brazil glass màu hơi xanh với 1.333 IOR.

 

Để làm phần thân trên và thân dưới mặt nước, tôi sử dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Đó là sử dụng mặt phẳng plane dùng làm mặt nước để cắt con cá mập thành 2 phần, để tha hồ sử dụng material và ánh sáng. Để làm hiệu ứng tụ quang trên phần thân dưới tôi đã dùng Direct light đóng vai trò mặt trời mà sử dụng một bức ảnh để làm Mask.

 

Tôi đã dùng bốn đèn omni, ba cho phần dưới nước và một cho phần trên, tôi cũng nhân đôi sunlight để phần thân trên cũng được chiếu sáng tương ứng. Render bằng Brazil.

 

Để làm da cho cá mập, tôi đã vẽ trong Photoshop có tham khảo thêm các hình minh hoạ. Và tôi đã tạo ra 6 map: màu dưới mặt nước, màu trên mặt nước, diffuse, bump, reflection mask và mask.

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Render:

 

Tôi dùng HDR map cho hiệu ứng phản chiếu trong nước và thêm tí raytraced. Sau cùng gán Unwrap modifier.

 

Trước khi render tôi cũng chuẩn bị nhiều object ID khác nhau để cho Combustion.

 

Tôi đã render bằng Brazil (one single pass), output là định dạng RPF. Chỉ mât hai giờ cho kết quả 3200x2000px.

 

Combustion:

 

Vấn đề sau đó là Combustion. Đầu tiên là tạo các tia sáng dùng file RPF với Dolly Blur trên bức hình đen trắng tương phản cao. Để bức hình giống tự nhiên, tôi sử dụng Z-Buffer để cho hiệu quả chiều sâu Z-Deep, sử dụng Glow cho mặt biển và cuối cùng là chỉnh thêm một chút về màu sắc.

 

Posted Image

 

megarendering (nguồn 3DCreative & CGSociety)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×