Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
npthanh

Nhờ giúp đỡ

Các bài được khuyến nghị

Chào Anh chị !

E mới ra trường đi làm .Trong cty e thì khách hàng thường đưa bản vẽ 3d .Cho e hỏi có cách nào khai triển liệu từ bản vẽ 3d có sẳn để mở khuôn cắt mà không phải vẽ lại mất nhiều thời gian . e sử dung solidworks 2010

Mong phản hồi từ Anh Chị.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào Anh chị !

E mới ra trường đi làm .Trong cty e thì khách hàng thường đưa bản vẽ 3d .Cho e hỏi có cách nào khai triển liệu từ bản vẽ 3d có sẳn để mở khuôn cắt mà không phải vẽ lại mất nhiều thời gian . e sử dung solidworks 2010

Mong phản hồi từ Anh Chị.

Hề hề hề,

Bạn có thể tham khảo phần thiết kết khuôn trong SW để áp dụng cho việc thiết kế khuôn dập các chi tiết này. Nên nhó là tham khảo thôi vì phần thiết kế khuôn của Sw hướng dẫn chủ yếu cho các khuôn đúc hay ép. Còn khuôn dập thì bạn phải tính toán thêm về biến dạng dẻo và biến dạng cắt của kim loại nữa bạn ạ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý mình là trong chi tiết 3d trên có nhiều điểm uốn cong mình muốn là duỗi thẳng các biên dạng cong đó ra để mở khuôn cắt 

Hề hề hề,

Có hai điều bạn cần lưu ý như sau:

1/- Nếu chi tiết được thiết kế từ phần mềm SW với tool Sheetmetal thì việc flat nó ra không quá khó. Nhưng nều được thiết kế từ phương án khác thì điều này không hẳn đã là không thể.

2/- Để xác định kích thước phôi phẳng trước khi dập uốn, đập vuốt thành các cấu trúc khác nhau, bạn cần có những hiểu biêt tối thiểu về quá trình biến dạng dẻo của kim loại khi bị tác động bởi ngoại lực. Ngoài ra cũng cần không ít các kinh nghiệm thực tế về công nghệ dập này. 

Thường thì với những người chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, người ta thường dùng phương pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả. Đó là xác định kich thước phôi áng chừng, đưa vào dập thử, xác định các phần thừa thiếu rồi hiệu chỉnh lại kích thước. phôi. Qua độ dăm ba lần như vậy sẽ có được kích thước phôi tương đối hoàn chỉnh và từ đó thiết kế khuôn dập cắt phôi bạn ạ.

Bạn lưu ý rằng với cách này thì với những chủng loại vật liệu khác nhau có thể sẽ cho ra kích thước phôi khác nhau đó nhé. Chớ có quá lo về kết quả này bởi cái cần là sản phẩm cuối cùng chứ không phải là các bán thành phẩm trung gian.

Với nhiều lần thực nghiệm như vậy dần dần bạn sẽ tích lũy được một kho kinh nghiệm cho riên mình trong quá trình thiết kế khuôn bạn ạ.

Chúc bạn thành công/.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý mình là trong chi tiết 3d trên có nhiều điểm uốn cong mình muốn là duỗi thẳng các biên dạng cong đó ra để mở khuôn cắt 

 

Nói ra thì hơi bị dài dòng... văn tự. Cách tươi đẹp nhất là anh tìm mua cuốn sách:

 

114276_d7852p_t7846m.png

 

Đảm bảo sẽ vạn sự như ý!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo e được biết thì trong sw sẽ duỗi thẳng ra được chi tiết trên e có hỏi thầy giáo thì thầy bảo được nhưng thầy không chỉ chán ghê . 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo e được biết thì trong sw sẽ duỗi thẳng ra được chi tiết trên e có hỏi thầy giáo thì thầy bảo được nhưng thầy không chỉ chán ghê . 

 

Đây là dạng dập vuốt sẽ có hai trường hợp xảy ra tùy theo yêu cầu của chi tiết cần dập:

1- Dập vuốt có làm mỏng vật liêu tại chỗ có R lượn

2- Dập vuốt không làm mỏng vật liệu tại chỗ có R lượn

Cả hai trường hợp trên việc duỗi khai triển ra phôi dập không có gì khó khăn cả.  Khi đã có hình 3D >>>khai triển ra phôi để dập sẽ căn cứ vào nguyên tắc thể tích phôi và thể tích sản phẩm để kiểm tra.

Giả sử  SW có duỗi ra được, anh vẫn cần phải kiểm chứng theo kinh nghiệm thực tế mà người ta đã viết  ra thành sổ tay...

Kinh nghiệm về dập vuốt anh nên đọc : CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÍNH CÔNG NGHỆ CỦA CÁC CHI TIẾT ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG CÁCH DẬP VUỐT ( Trang 241 sách đã dẫn ở bài viết trên)

 

Lưu ý: Với khuôn dập vuốt, khi chế thử, bao giờ cũng phải đảm bảo độ nhẵn bề mặt khuôn chỗ R lượn  bằng cách dùng bột mài rà thủ công bằng tay. Khi dập thử cắt phôi nhỏ hơn  khối lượng phôi tính toán ít nhất là 5% , sau đó tăng dần khối lượng lên... để cối không bị vỡ khi kim loại thừa  dồn nén...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chào bạn. tớ khong rành về cái này nhưng tớ biết 1 modun có thể làm được cái này..vô tình tớ vừa đọc được 1 tài liệu của phần mềm này.

đó là modun 3dquick press cài trên solidwork... anh chàng này mà thiết kế khuôn dập  thì ok.. tớ đang tìm mua mà chưa tìm ra. nếu ban tìm đươc chỗ mua thì chia sẻ anh em với nha. nghe nói công ty trần yến tphcm có bán mà tớ chưa có thờ gian. ngoài cái đó ra còn có nx. và topsolid cũng làm được điều đó. nếu đã nắm được yêu cầu kỹ thuật của chi tiết thì việc duỗi hay tạo các ty định vị. tính toán khe hở giữa chày và cối...bố trí các bu lông, chốt... tất cả đều hoàn toàn tự động..

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Còn đây là mẫu đã khai triển duỗi từ chi tiết trên . Những cái đơn giản như thế này thì mình có thể khai triển được còn mẫu trên thì mình không thể nào khai triển được . Mong các đàn anh đi trước hổ trợ thêm .123865_mau_khai_trien.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Còn đây là mẫu đã khai triển duỗi từ chi tiết trên . Những cái đơn giản như thế này thì mình có thể khai triển được còn mẫu trên thì mình không thể nào khai triển được . Mong các đàn anh đi trước hổ trợ thêm .

Hề hề hề.

Bạn hãy thiết kế lại chi tiết của bạn bằng tool Sheet metal của SW rồi dùng ngay sw mà khai triển xem sao nhé.

Nếu không vì bí mật thì bạn có thể gửi cái bản vẽ chi tiết này lên để mình làm thử coi sao. Theo mình chắc không quá khó như bạn nghĩ đâu.

Trong SW tutorial có hướng dẫn cách dựng chi tiết từ sheet metal mà.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bản vẽ e đã up lên ở phần trên rồi đấy . Nhưng bản vẽ gốc thì lưu bằng tập tin .iges không lên được . Anh cho e địa chỉ mail e gởi qua nhờ a giúp . 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

nhờ các bác chinh sửa em cái chày và cối. chi tiết này em với. tuy đơn giản nhưng em mới vào nghề chưa có kinh nghiệmhttp://www.cadviet.com/upfiles/3/122369_khuon_dap_thuc_te.dwg

 

Anh vẽ sơ lược quá rất khó góp ý, anh cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin:

1- Bản vẽ chi tiết ghi đầy đủ kích thước, dung sai kích thước, vật liệu và cơ tính...

2- Gia công trên máy gì??? Chiều dài tổng khuôn??? Kích thước bàn máy...

4- Bản vẽ lắp của khuôn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em chỉ hỏi về độ hở của chày và cối thôi. ví dụ chiều dày của tấm là 0.6  đường kính chi tiết đột lỗ là 90 thì Dk chày và đường kính cối bao nhiêu thì hơp lý. em chỉ làm mò. vẫn chưa duoc thiết kế chính thức dang tập làm.. bác có công thức tính cái này không cho em với

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em chỉ hỏi về độ hở của chày và cối thôi. ví dụ chiều dày của tấm là 0.6  đường kính chi tiết đột lỗ là 90 thì Dk chày và đường kính cối bao nhiêu thì hơp lý. em chỉ làm mò. vẫn chưa duoc thiết kế chính thức dang tập làm.. bác có công thức tính cái này không cho em với

Hề hề hề,

Dục tốc bất đạt.

Bạn cần cung cấp thêm các thông số như bác Hoan2182 nói cái đã. Chiều dày vật liệu tuy đã có song nó là vật liệu gì, đồng, nhôm, thép cácbon thấp, thép hợp kim .....

Dung sai chi tiết 90+0.0000001 hay 90+1....

Máy dập CNC với độ chính xác tọa độ tâm chày cối là 0.001 hay máy dập có với độ chính xác của dẫn hướng là 0.5 mm .....

Túm lại là bạn đang hỏi và muốn có câu trả lời tốt nhất thì hãy trả lời người muốn trả lời bạn một cách nghiêm túc nhất. 

Những câu hỏi ngược lại chính là các tham số mà người trả lời cần biết để có thể cho bạn lời khuyên chính xác.

Hề hề hề,...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em chỉ hỏi về độ hở của chày và cối thôi. ví dụ chiều dày của tấm là 0.6  đường kính chi tiết đột lỗ là 90 thì Dk chày và đường kính cối bao nhiêu thì hơp lý. em chỉ làm mò. vẫn chưa duoc thiết kế chính thức dang tập làm.. bác có công thức tính cái này không cho em với

 

114276_kd33.jpg

114276_kd11.jpg

114276_kd22.jpg

 

Đang tập làm thì anh cần phải đọc nhiều tài liệu để hiểu được bản chất của việc thiết kế khuôn đột dập. Tự thiết kế một bộ khuôn dập đơn giản rồi nhờ mọi người góp ý về kết cấu....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đây là quyển sách gì mà hay vậy bác. bác co thể cho thằng em mượn photo được không ạ. em  ở bình dương. cám ơn bác.

mpa là giới hạn kéo của vật liệu đúng không ạ. vật liệu đó không xác định được loại thép gì thì làm sao xác định được MPa của nó. có cách nào thử  và xác định được MPa của nó không bác

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tên sách là :

1)- Cẩm nang kỹ thuật: Cuốn này trên Internet cũng có, anh chịu khó tìm kiếm nhé!

2)- Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm

Cả hai cuốn sách trên đều là sách dịch từ sách tiếng Nga, anh thử tìm kiếm ở các hiệu sách xem sao??? Tiếc rằng anh ở miền Nam còn em lại miền Bắc đường xá xa xôi ...núi đồi cách trở...Nếu có dịp ra thăm miền Bắc, anh liên lạc với em, em sẽ cho mượn.

Sách về đột dập thì có rất nhiều, mỗi cuốn sách có một cái hay riêng của nó và nói chung đều sử dụng được trong công việc tính toán và thiết kế khuôn dập.

 

MPa là đơn vị đo, anh xem ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Pascal_%28%C4%91%C6%A1n_v%E1%BB%8B%29

Trong bảng 14 sách đã dẫn ở trên σcp là sức chống cắt của vật liệu. Sức chống cắt của vật liệu thường bằng 0.75 -:- 0.85 giới hạn bền σb (giới hạn bền của vật liệu). Tra theo phụ lục của cuốn sổ tay thiết kế khuôn dập tấm,

thí dụ thép 45 có :σb= 598, σcp= 520

 

Muốn biết được vật liệu của chi tiết là gì anh phải tìm hiểu tính năng công dụng của nó để đoán mò ra vật liệu...Giả sử như biết tên vật liệu của có nhưng không có trên thị trường, anh có thể tìm kiếm vật liệu thay thế khác có cơ tính tương đương.

Với các loại vật liệu chuyên dùng làm chày, cối.... ví dụ như thép 9XC nếu có mua một cây thép về để làm khuôn, anh vẫn phải thử xem có đúng là vật liêu 9XC không, đây là nguyên tắc bất di bất dịch, vì công chế tạo bộ khuôn cối đắt tiền mà không đúng vật liệu là toi...

Thử vật liệu rất đơn giản, giá cũng rẻ, em cũng thường xuyên làm việc này. Chỉ cần cắt một mẩu thép nhỏ đem đến Khoa Công nghệ kim  trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ...  nộp tiền là có kết quả

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×