Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Mũn xinh

Nghịch lý

Các bài được khuyến nghị

Cuộc sống, nghịch lý và tình yêu

 

Tôi thường dành nhiều thời gian để nhớ về quá khứ với những chuyện không đâu, nghĩ về một người mà chưa chắc người ta có nghĩ đến tôi. Tôi thường quan tâm và giúp đỡ một đứa bạn thân khá yếu đuối và hay khóc, nhưng khi tôi cần một người chia sẻ thì đứa bạn ấy đã có niềm vui mới và mau chóng quên tôi. Rồi có một ai đó luôn nghĩ về tôi nhiều hơn tôi nghĩ về anh ấy, có những người bạn đã đối xử với tôi thật tốt, luôn có mặt khi tôi cần tâm sự, luôn hỏi han và giúp đỡ tôi mặc dù tôi không làm được cho họ nhiều đến vậy.

Đời là bể khổ, đi tu là thoát khỏi kiếp khổ của thế gian.

Bạn Trần Hà Anh đi tu sao ?

 

Giá trị của đau khổ

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

 

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

 

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát...

 

Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mọi thứ không luôn giống như bạn nghĩ

Có hai thiên thần, một già một trẻ, đang đi ngao du và dừng lại nghỉ đêm tại một gia đình giàu có. Gia đình giàu có nhưng khiếm nhã đã không cho những thiên thần nghỉ ở phòng khách. Thay vào đó, họ chỉ cho các thiên thần một chỗ trong tầng hầm lạnh lẽo.

 

Khi đang nằm ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy một cái lỗ trên bức tường của tầng hầm. Vị thiên thần liền dậy sửa lại bức tường bằng cách bịt lại cái lỗ. Khi thiên thần trẻ hỏi tại sao làm vậy, thiên thần già đáp, “Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.”

 

Đêm hôm sau, hai thiên thần nghỉ chân tại một gia đình nông dân nghèo nhưng mến khách. Sau khi chia cho họ phần thức ăn ít ỏi của mình, vợ chồng chủ nhà nhường chiếc giường của mình để cho các thiên thần nghỉ trên đó. Sáng hôm sau, khi thức dậy, các thiên thần thấy vợ chồng người nông dân đang khóc. Con bò sữa, nguồn thu nhập duy nhất của họ, đã chết ngoài đồng.

 

Thiên thần trẻ tức giận hỏi thiên thần già, “Tại sao ông có thể để điều này xảy ra? Người chủ nhà đầu tiên có đủ mọi thứ thì ông lại giúp đỡ, trong khi gia đình này rất nghèo khó và sẵn sàng chia sẻ thì ông lại để cho con bò của họ chết.”

 

“Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ,” thiên thần già trả lời. “Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà lâu đài, ta để ý thấy có một kho vàng được giấu trong cái lỗ trên tường. Nhưng vì tên chủ nhà quá tham lam và ích kỷ, ta đã bịt kín cái lỗ lại khiến hắn không thể tìm ra kho báu.

 

Còn đêm qua, khi chúng ta ngủ trong nhà người nông dân, thần chết đã đến đây và định lấy đi mạng sống của người vợ. Ta đã xin thần chết lấy mạng sống của con bò thay cho mạng sống của bà ấy. Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.”

 

Đôi khi, mọi việc xảy ra không theo ý bạn muốn. Nhưng nếu bạn có niềm tin, bạn hãy luôn tin rằng các thiên thần luôn bên bạn để sắp xếp mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn. Chỉ có điều, có thể phải mất một thời gian sau bạn mới nhận ra được điều đó.

 

Bình luận của khatvong:

 

Nếu bạn đang đau khổ vì gặp một chuyện nào đó không may xảy đến với mình, xin bạn đừng buồn. Hãy tin rằng ở trên cao, các thiên thần đang luôn ở bên bạn để sắp xếp cho mọi chuyện xảy ra có lợi cho bạn.

 

Có thể bạn đã từng nghe câu mà mọi người hay nói khi an ủi nhau: "Của đi thay người". Có thể các thiên thần đang muốn bạn tạm hy sinh những điều nhỏ để tránh cho bạn những tổn thất lớn hơn. Biết đâu đấy. Và biết đâu một thời gian sau bạn sẽ nhận ra được điều này.

 

Chúc bạn vượt qua đau khổ mà mình đang gặp phải!

Tác giả: khatvong

Nguồn: Báo Hoa Học Trò

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện về những anh xã "mặc váy"

Là anh đo mắm, đếm dưa

Cái đám cưới cũng hoành tráng lắm bởi theo lời anh Ky, chồng chị, thì đời người chỉ có một lần.

Đến lúc kiểm tra thùng phong bì mừng cưới, anh Ky thỏ thẻ: "em ra ngoài uống nước cho đỡ mệt, để anh...". Cánh cửa phòng tân hôn đóng khẽ, như khép lại luôn tình cảm vợ chồng còn chưa kịp thăng hoa. Mang tiếng vợ giám đốc nhưng mọi chi tiêu trong gia đình và chi tiêu cá nhân một mình chị phải gánh hết. Đã thế nhất nhất còn phải làm theo ý anh vì "tiền của cô cũng là tiền của tôi, mà tôi lại là chủ cái nhà này". Ăn ngon, ăn sáng một bữa anh cũng xót xa. Muốn may cái áo mới cũng phải đợi đến Tết. Đến cả chuyện cho cái Thỏ đi học vẽ ở Cung Thiếu Nhi anh cũng chỉ bôi bẩn ra rồi lại phí xà phòng". Là người nổi tiếng kiếm tiền giỏi ở cái cơ quan này nhưng cả chục năm trời anh không đưa được cho vợ một đồng lại còn luôn miệng hô hào tiết kiệm. "Năng nhặt thì chặt bị" là "triết lý sống" của anh, nhưng "cái bị" ấy to nhỏ thế nào thì không ai biết.

Nghe đồn thổi thì tài khoản ngân hàng của anh lên đến hàng triệu, tính bằng đô. Bạn bè cùng cơ quan đùa "Loan ơi, lấy chồng giàu mà sao không lên đời con Max ghẻ này đi. Bảo anh ấy đổi sang SH mà chạy cho xứng danh vợ giám đốc chứ". Chị cũng chỉ còn chặc lưỡi cười buồn "Chịu thôi. Bố mẹ đã đặt tên cho anh ấy như thế rồi mà..."

Là anh tào tháo thế hệ mới

Ai cũng biết thói đa nghi chính là một trong những thủ phạm số 1 giết chế tình yêu, giết chết hạnh phúc gia đình Những ông chồng mang họ Tào thường sợ vợ mình tiêu pha sắm sửa cho bản thân quá nhiều hoặc giả nghi vợ dùng tiền để dấm dúi cho bên ngoại. Sự nghi ngờ đôi khi còn kinh khủng hơn cả thói hà tiện ra mặt vì nó ngấm ngầm "chụp mũ", gây nên những mâu thuẫn lớn trong gia đình. Sống với một người đàn ông đa nghi, những thành viên còn lại trong gia đình đều như là "tội phạm kinh tế" hết. Cuối cùng ông chồng tìm cách thâu tóm mọi "quyền lực kinh tế" trong gia đình nhưng không chắc gì anh đã là một nhà quản lý "ngân khố gia đình" tài ba. Chính vì thế, đôi khi chính anh ta sẽ phải tự hỏi "Không hiểu tiền nong biến đâu" khi mà chị vợ đã chẳng còn một khoản đáng kể nào để "giải ngân" cho bên ngoại.

Tay hòm chìa khoá

Đàn ông nắm "tay hòm chìa khoá", dù trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng "hay ít dở nhiều". Bởi lẽ tạo hoá đã trao cho mỗi người một trọng trách, đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Từ "nội tướng" mặc nhiên được hiểu là một từ thuộc "giống cái". Phụ nữ mới là người có thiên chức giữ ấm bếp ăn, điều hoà việc chi tiêu tài chính và cân bằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Các đức ông chồng chỉ là người "quyết" những khoản chi tiêu lớn của gia đình. Một chiêu chuyển động ngược cũng giống như vặn ngược dây cót, sự căng thẳng trong quan hệ là điều tất yếu và nguy cơ "đứt dây" luôn hiện hữu từng giờ.

 

(Nguồn: Sưu tầm và lượm lặt)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Trong 1 đất nước rất nhỏ có 1 thủ đô rất to (Hà nội + Hà lội) Trong thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ Bên những con đường rất nhỏ có những ngôi biệt thự rất to Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ' Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to Những ông quan to có cái cặp rất nhỏ Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to Trong những dự án rất to thì hiệu quả lại rất nhỏ Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thóat thì rất to --->ha ha !

 

Thêm một ý nữa

 

"Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ, những cô vợ nhỏ có cái bụng lại rất to"

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Một tuần đã trôi qua với những phát ngôn đáng xếp vào diện bất hủ và những hành động ấn tượng qua lăng kính của nhà báo Trực Ngôn.

 

"Tôi yên tâm"... nhưng "tôi nhân dân" không yên tâm

 

Cho đến bây giờ, dự án xây dựng đường sắt cao tốc vẫn chưa làm cho nhiều đại biểu QH tâm phục, khẩu phục. Theo kết quả lấy ý kiến các đại biểu QH về vấn đề này thì chỉ có khoảng 1/3 đại biểu đồng ý hoàn toàn với dự án do Chính phủ đề xuất cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố chắc như đinh đóng cột gỗ lim: "Tôi yên tâm".

 

Xin thưa lại với Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng rằng: không ai nghi ngờ quyết tâm của ông trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Nhưng với số tiền đầu tư cho dự án quá khổng lồ và hiệu quả kinh tế của dự án này lại cho đến nay vẫn chưa rõ ràng thì đúng là "tôi yên tâm" mà dân thì không yên tâm tí nào.

 

Khát vọng về tương lai của đất nước của những nhà lãnh đạo đất nước là vô cùng quan trọng. Nếu những nhà lãnh đạo không có khát vọng thì đất nước làm sao mà "bay" lên được. Nhưng khát vọng phải dựa trên hiện thực mang tính khoa học cao nếu không khát vọng sẽ trở thành ảo vọng.

 

Để bảo vệ luận thuyết "Tôi không lo", Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có đề cập đến một số lý do trong đó có 2 lý do được dư luận xã hội liên tục nhắc đến. Nhưng cả 2 lý do này lại làm dân... lo. Có lẽ dân chưa hiểu hết hay chưa hiểu đúng ý của Phó Thủ tướng chăng (?)

 

nshung.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố chắc như đinh đóng cột gỗ lim: "Tôi yên tâm". Ảnh: VNN

Lý do thứ nhất: Phó Thủ tướng khẳng định: "Chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc". Cho đến bây giờ, người dân nghĩ nát óc vẫn chưa tìm ra luận chứng để thấy không thể không làm đường sắt cao tốc. Không thể không làm nghĩa là không có con đường nào khác hoặc không làm là chết. Cũng như người ta thường nói không thể không ăn, không thể không uống, không thể không thở chứ không ai nói không thể không ở nhà 5 tầng.

Nhân dân thực sự muốn được nghe những người có trách nhiệm, đặc biệt là Phó Thủ tướng nói cho dân một cách rành rõ vì sao nước ta không thể không làm đường sắt cao tốc. Và nếu không làm đường sắt cao tốc thì Việt Nam sẽ phải đứng trước những nguy cơ gì?

Lý do thứ hai: Theo báo VNN, Phó Thủ tướng đưa ra lý do "phải làm" đường sắt cao tốc "vì không có nước nào có diện tích dài như Việt Nam". Thưa Phó Thủ tướng, nếu nói như Phó Thủ tướng thì phải hiểu cho đúng là Việt Nam là nước có chiều dài dài nhất so với tất cả các nước trên thế giới. Theo tìm hiểu của tôi thì đây là thông tin hoàn toàn sai. Nhưng chuyện sai này không hề quan trọng một tí nào vì Phó Thủ tướng chứ đâu phải giáo viên dạy địa lý. Điều quan trọng nhất là: cứ cho Việt Nam là một trong những nước có chiều dài dài nhất thế giới đi chăng nữa thì có bắt buộc phải làm đường sắt cao tốc không? Không ít nước có chiều dài hơn Việt Nam nhưng không có đường cao tốc.

 

Còn một điều nữa người dân không dám khẳng định nhưng cứ thấy mơ hồ mặc dù ai cũng mong cuộc sống của mình sẽ đến ngày như thế. Đó là việc ông dự tính đến năm 2050 thu nhập bình quân đầu người là 20.000 USD/ năm (khoảng gần 1.700 đôla/tháng = 32.300.000 đồng). Theo dự tính của các nhà nghiên cứu xã hội thì 40 năm nữa (năm 2050 ), tỉ lệ nông dân ở nước ta có thể chỉ chiếm khoảng 60 phần trăm. Thu nhập đầu người ở nông thôn Việt Nam hiện nay khoảng 600.000 đồng/tháng (khoảng 30 đô la).

 

Năm 2050, dự tính thu nhập bình quân đầu người là 1.700 đôla (32.300.000 đồng) đồng/tháng thì cứ cho là nông dân sẽ thu nhập khoảng 700 đôla (13.000.000 đồng). Vậy làm thế nào để những người nông dân tăng thu nhập của họ từ 600.000 đồng lên cứ cho là 13.000.000 đồng khi mà đất canh tác của nông dân mỗi ngày một thu hẹp. Và chúng ta không thấy một dấu hiệu nào khả quan về một cuộc Cách mạng xanh với sự đổi thay phương tiện sản xuất và tư duy sản xuất nông nghiệp. Hay phép tính thu nhập bình quân này chứa đựng bên trong sự chênh lệch giàu nghèo đến khủng khiếp? Ví dụ một bên có tài khoản hàng chục triệu đôla và một bên chỉ có mấy bồ thóc, mươi con gà, mươi con vịt và một hai con lợn?

 

Xin thưa, đây cũng chỉ là những tư duy đơn giản nhưng chứa đựng sự "không hề yên tâm" của người dân mà thôi. Chúng ta hãy cùng nhau làm cho người dân được thực sự yên tâm. Vì đó chính là sứ mệnh của những người có trách nhiệm với đất nước. Và hơn nữa, với sự tin tưởng vào Chính phủ, cái gì dân chưa hiểu thì dân hỏi cho dù chưa chắc người dân đã được trả lời thấu đáo.

Có một mỏ vàng nhân tạo lớn nhất ở Việt Nam

Ba Vì, một nơi cách đây mươi năm chỉ là chốn "sơn lâm thăm thẳm" trong ký ức của những người Hà Nội. Nhưng đến một ngày, khi người dân thức dậy, họ thấy một thứ ánh sáng chói loà hắt lên từ những mảnh vườn lơ thơ mấy luống rau muống, rau dền, từ những khu đất nhiều đá sỏi với cây dại, từ những ngôi nhà nghèo nàn mà chủ nhân muốn rời bỏ để đến thành phố lập nghiệp làm ăn...

 

Ánh sáng gì vậy? Cuối cùng người ta phát hiện đó là ánh sáng do vàng lá, vàng miếng... hắt lên. Mỏ vàng lớn chăng? Đúng. Nhưng không phải mỏ vàng thiên nhiên mà mỏ vàng nhân tạo. Đấy chính là giá đất ở Ba Vì.

 

Ba Vì sẽ trở thành Trung tâm hành chính quốc gia? Trục Thăng Long có thể kết nối các vùng văn hoá? Ảnh: VNN

 

Ôi, mọi chuyện ở trên đời này đều có thể và chẳng ai lường trước được. Nghe nói có người dân đã bán rẻ như bèo hàng nghìn mét đất trước khi Ba Vì được "vàng hóa" (xin lỗi không phải là hóa vàng) giờ tiếc của quá mà sinh ốm nặng. Lại nghe nói có người đã bán đất trước kia giờ tiếc quá đâm lẩn thẩn. Thế là đêm về lẻn đến mảnh đất xưa của mình bốc trộm mấy cục đất bỏ vào túi mang về nhà giấu kín vì bị ảo giác nên nhìn đất sỏi lại thấy đó là những cục vàng lấp lánh.

 

tructl.jpg

 

Ba Vì sẽ trở thành Trung tâm hành chính quốc gia. Đó có phải là một tin đồn không? Không. Người dân tin đó là một dự án có thật vì Chính phủ, Quốc hội, các chuyên gia, các phương tiện truyền thông đã và đang bàn luận rầm rộ từ lâu nay. Thế nhưng ngày 15/6, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân khẳng định trước Quốc hội là không có chuyện dời đô lên Ba Vì.

 

Bộ trưởng Bộ xây dựng tất nhiên là thành viên của Chính phủ mà lại là thành viên vô cùng quan trọng vì phụ trách việc xây dựng đã khẳng định như thế. Không có chuyện đó sao lại bàn luận công khai và bàn luận một cách nghiêm trọng như thế? Vậy đây là cái gì và vì sao lại thế?

 

Những người dân kém cỏi và ít năng lực như Trực Ngôn đây đang rơi vào một "trận đồ bát quái" của thông tin mà chẳng biết thực hư thế nào. Đã có những đại biểu QH nói vì nhiều cán bộ có đất ở đó nên tạo ra "tin đồn" này để nâng giá đất (phát biểu của ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia VN). Than ôi! Chẳng lẽ những người làm ra "tin đồn" kia lại có thể "lừa được" cả Quốc hội à? Có thể qua mặt được người phụ trách toàn bộ việc xây dựng của đất nước à?

 

Người dân như tôi không dám bàn đến những điều lớn lao hay bàn đến chuyện tâm linh hay phong thủy nếu xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại đó. Người dân chỉ hoang mang chạy vòng quanh như gà mắc tóc hay như một người loạn thị vì thấy người có trách nhiệm này bảo có, người có trách nhiệm kia bảo không... chẳng biết đâu mà lần.

 

Rồi lại trục Thăng Long nữa chứ. Có quá nhiều chuyện mà tôi không thể nào kể hết ra đây. Tôi chỉ muốn nói đến một việc thôi. Đó là việc tôi chưa bao giờ nghe nói đến một cái đường rộng mà chúng ta gọi với một thuật ngữ cao siêu là TRỤC lại có thể kết nối vùng (hoặc nền) văn hóa này với vùng (nền) văn hóa khác. Và tôi xin lỗi được nói rằng: tôi sẵn sàng tiếp chuyện những ai có quan niệm về sự kết nối các vùng văn hoá như vậy.

 

Đấy là tôi chưa nói đến việc "đô thị hóa" một cách sai lệch chính là thuốc độc bảng A giết chết những vùng (nền) văn hóa. Trên thực tế, chúng ta đã và đang giết chết nhiều vùng văn hóa bằng những cuộc "xâm lược" thô bạo của nhiều dự án. Tôi đồng ý với ý kiến của đại biểu QH Vũ Hồng Anh khi ông khẳng định: "Trước nay trên thế giới không nước nào và không ai chỉ bằng một trục đường thẳng mà có thể kết nối văn hóa giữa các vùng miền".

 

Quan niệm một con đường hay một cái TRỤC lại có chức năng kết nối các vùng văn hóa là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và không hiểu một chút gì về bản chất văn hoá. Nếu cứ làm một cái TRỤC mà kết nối được những điều như thế thì có vấn đề gì mà người Việt Nam chưa làm được thì cứ làm một con đường hay một cái TRỤC là xong. Như thế, chúng ta sẽ có TRỤC kết nối Nhà nước với nhân dân, kết nối người giàu có với người nghèo để san sẻ cho nhau, môi trường sạch và môi trường nhiễm độc, kết nối Vedan với dân cư hai bờ sông Thị Vải, kết nối các nước cùng biên giới để hoá giải những bất đồng, kết nối...

Thông điệp của một Bộ trưởng

 

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng khẳng định việc đồng bào đu dây qua sông Pôkô là "một sáng tạo không ai ngờ tới".

hndung.jpg

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng khẳng định việc đồng bào đu dây qua sông Pôkô là "một sáng tạo không ai ngờ tới". Ảnh: VNN

 

Tôi rất tiếc không được trực tiếp nghe câu trả lời này của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng để xem biểu cảm trên gương mặt của ông khi nói câu này. Bởi với suy nghĩ của tôi và của rất nhiều người dân thì khi nói câu đó gương mặt của Bộ trưởng là một gương mặt dày vò, xót xa. Bởi với vị trí và trách nhiệm của ông, ông không thể nào yên lòng khi để những đứa trẻ tuổi con cháu ông phải đu trên một cái ròng rọc qua sông đi học mà bất cứ lúc nào cái dây kia cũng có thể đứt.

 

Đây không phải là sự sáng tạo. Đây là sự cùng cực. Chỉ riêng việc người ta chi phí cho việc đào đường lên lấp đường xuống và vô vàn cái vô lý trong xây dựng đã thừa tiền để xây dựng cả trăm chiếc cầu bắc qua sông như sông Pôkô. Nếu việc túm vào dây ròng rọc để "bay" qua sông là "một sáng tạo không ai ngờ tới" thì Việt Nam là một đất nước ngập tràn những sáng tạo không ngờ tới. Đó là sáng tạo leo qua dải phân cách để sang đường, sáng tạo những cái thuyền quái gở để đi trên phố của thủ đô mênh mông nước ngập chỉ sau một cơn mưa , sáng tạo xây những ngôi nhà siêu mỏng, sáng tạo chôn ảnh kỷ niệm, chôn báo chí, chôn cả điện thoại di động của nước người xuống đất trong thời gian là 1000 năm để các hậu duệ của chúng ta kỷ niệm... 2000 năm Thăng Long cho thêm nhiều ý nghĩa.

 

Nhiều người dân đã phản ứng câu nói này của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng. Nhưng tôi xin làm luật sư bào chữa cho ông. Bởi tôi tin, một đồng chí bộ trưởng nói câu đó chắc phải có thông điệp sâu sắc. Vậy thông điệp ấy là gì? Tôi xin tạm dịch là: Thưa Quốc hội, việc những đứa trẻ phải đu trên dây qua sông đến trường mà chúng có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào và có thể bị cướp đi tính mạng trong lúc chúng ta đang bàn đến đường sắt cao tốc và trục Thăng Long của 50 năm sau là một câu chuyện đau lòng không ngờ...

 

Sau khi nghe tôi dịch nội dung bản thông điệp của câu nói ấy, con trai tôi cười khanh khách nói: "Bố dịch khá đấy, 9,5... 9,5 và 9,5". Nhưng trước khi đợi Nhà nước xây chiếc cầu không đáng bao nhiêu tiền nhưng lại vô giá về lòng nhân ái, yêu thương thì báo chí đã kêu gọi các nhà hảo tâm nhanh chóng xây chiếc cầu đó. Bởi cứ thủ tục giấy tờ... v.v... thì những đứa trẻ đu dây kia có lẽ quên mất thói quen đi trên mặt đất và trở thành những Tarzan vùng sông Pôkô.

 

Những cuộc "di tản" trong bóng tối

 

Đã có một thời, người dân gọi Sở điện là Sở "điên nặng" (đánh vần tiếng Việt: đờ iên điên nặng điện). Cho dù đấy là cách nói hài hước nhưng cũng cho thấy tình trạng của ngành điện Việt Nam.

 

matdien.jpg

Một trong những nguyên nhân cắt điện quá nhiều trong dịp này là người ta làm lại hệ thống điện gì gì đó cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Ảnh: VNN

 

Theo sơ đồ của ngành điện thì 20 năm nữa vẫn còn thiếu điện. Một trong những nguyên nhân mà người có trách nhiệm liên quan giải thích là vì chúng ta vẫn dùng thiết bị lạc hậu hao tổn năng lượng và vì người dân vẫn chưa biết tiết kiệm điện.

 

Có người có trách nhiệm lại đổ tại trời. Chắc là vì trời ít mưa và ông trời không biết điều phối có kế hoạch các cơn mưa của mình chăng. Tôi đã từng ở Pakistan nhiều ngày. Đó là một đất nước khô cằn đến mức người dân ở đó nói có thể đổi mạng người lấy một cái cây xanh. Nhưng người dân ở đó cũng chưa bao giờ rơi vào "thảm kịch" cắt điện như ở Việt Nam.

 

Những lý do này có tác động đến hao tổn điện nhưng chỉ là một trong những lý do rất phụ mà thôi. Theo một số nhà nghiên cứu thì Việt Nam là nước cắt điện nhiều nhất ở khu vực châu Á. Nó cho thấy năng lực của ngành điện quả có vấn đề gì đó rất "nặng".

 

Mấy ngày nay, Hà Nội nóng kinh khủng. Cùng với sự tấn công của thiên nhiên là cuộc tấn công "từng phần" nhưng dai dẳng của ngành điện. Nghĩa là điện cứ cắt từng buổi sáng, từng buổi chiều, từng buổi tối và từng đêm ở nơi này và nơi kia. Cùng với cái nóng khủng khiếp đó là lúc những fan hâm mộ bóng đá đang "điên lên" vì World Cup.

 

Chính vì thế mà những đêm này ở Hà Nội, người ta bắt đầu thấy những cuộc "di tản" trong bóng tối. Đó là cuộc "di tản" từ nhà mình đến các nhà nghỉ. Nhà nghỉ, trong con mắt của những người theo chủ nghĩa đạo đức học chỉ là nơi giành cho những đôi tình nhân và những kẻ ngoại tình. Thế nhưng bây giờ họ thấy xuất hiện cả trẻ con và các ông bà già cũng "âm thầm" đến đó để chạy trốn những cơn nóng đến "nhão óc" và để thoả mãn cơn ghiền bóng đá. Nhiều nhà nghỉ trong khu vực họ cũng mất điện nhưng các nhà nghỉ này đã rút kinh nghiệm từ nhiều năm nay nên đã chuẩn bị máy phát điện chạy dầu, chạy xăng.

 

Một trong những nguyên nhân cắt điện quá nhiều trong dịp này là người ta làm lại hệ thống điện gì gì đó cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Lẽ ra, mọi việc "làm mới" cho Hà Nội phải được kết thúc cơ bản vào cuối năm 2009. Chứ bây giờ đã là giữa tháng 6 rồi mà bộ mặt thành phố vẫn chưa đâu vào đâu. Thế là để lấy thành tích người ta sẽ làm vội làm vàng, bôi bôi trát trát, đào bới lung tung, điện đóm mịt mùng. Hơn nữa, những người phụ trách ngành điện thừa biết tháng 6 là tháng World Cup đến nỗi có Bộ trưởng phát biểu ở QH là trả lời ngắn vì để xem khai mạc World Cup cơ mà.

 

Vậy người dân rất cần điện trong những ngày này. Tôi có người quen ở gần Ba La, Hà Đông nói rằng từ lúc khai mạc World Cup đến giờ gần như không được xem ở nhà mình vì cắt điện mà phải vào nhà nghỉ đèn đỏ đèn xanh ảo mờ để... xem World Cup.

Những người có trách nhiệm ngành điện giải thích việc cắt điện là do ưu tiên phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nghe thật lạ lùng phải không các vị. Lẽ ra bây giờ, người dân thủ đô phải được hưởng những gì đó trong cái năm vô cùng đặc biệt mà có lẽ 1000 năm mới có thì họ lại đang phải đương đầu với bao mệt mỏi như đường xá đào lấp, vỉa hè bới tung, điện cắt liên tục, bụi bặm mịt mù...

Người dân sẽ phải chịu đựng cho đến một đêm nào đó chợt thấy trống đánh vang, pháo hoa bắn lên trời... mới biết Đại lễ 1000 năm Thăng Long đã đến. Nhiều người già thở dốc vì nóng tới 40 độC mà không có điện bỗng ao ước: "Giá mà họ để đến 2000 năm làm Đại lễ thì sướng biết bao".

Một văn bản cổ xưa vừa tìm thấy

 

Với 2.400 chữ của ông Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tựa đề "Bốn năm giáo dục qua các con số", năm người bạn tôi đều là giáo viên ở các cấp từ PTTH đến Đại học đều cười và nói: "Bài viết này giống một bản báo cáo thành tích cách đây nhiều năm của ngành giáo dục". Còn tôi, tôi gọi đó là "văn bản cổ xưa vừa tìm thấy trong... máy vi tính".

 

Những gì ngành giáo dục đã làm thiết nghĩ nhiều người đều biết cả, đặc biệt những người công tác trong ngành giáo dục. Tôi không hiểu ông Thứ trưởng kia viết bài báo này và gửi bài báo này để in lên báo làm gì???

 

thtthstc.jpg

Theo Thứ trưởng, thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là một trong những thành tích trong 4 năm qua của ngành giáo dục. Ảnh: thanhnienbrvt.com

 

Có quá nhiều vấn đề trong bài báo này cần phải được bàn đến nơi đến chốn. Nhưng tôi chỉ nói qua một hai điều mà thôi. Ông Thứ trưởng viết rằng các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm rõ rệt. Xin thưa ông Thứ trưởng, có thể số lượng giáo viên vi phạm đạo đức bị ngành giáo dục phát hiện ít hơn trước kia. Nhưng mức độ vi phạm đạo đức thì kinh hoàng mà tôi không muốn kê khai những vụ việc ấy ra nữa.

 

Trong bản báo cáo của một Thứ trưởng về nền giáo dục đang bị xã hội lên tiếng như những hồi chuông báo động gấp mà ông lại nói về mấy em đi thi không bị tai nạn xe máy, xe đạp. Vấn đề đi xe máy, xe đạp có va chạm hay bị tai nạn cho dù có em học sinh đã mất đi mạng sống thì cũng không thuộc về những yếu tố cơ bản của một nền giáo dục mà Nhà nước và nhân dân đang đau đầu tìm cách giải quyết.

 

Ông viết: "Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" có sức lan toả mạnh mẽ, đã tạo nên những chuyển biến rõ nét về cảnh quang trường lớp, về môi trường giáo dục nhân văn, về chất lượng dạy và học, về giáo dục kỹ năng sống, về gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc".

 

Đoạn báo cáo trên quá cũ, quá sáo mòn mà chúng ta đã phải nghe lâu lắm rồi. Trường học đang ngày càng mất đi bản chất "mái trường thân yêu" của nó và học sinh càng ngày càng trở nên tự do một cách bất cần. Tôi nói những lời lẽ này với ông cho dù nặng nề thế nào thì ông vẫn là Thứ trưởng và tôi vẫn là dân thường. Nhưng chúng ta không còn cách nào là phải nhìn vào sự thật.

 

Ông đưa cả mấy buổi truyền hình trực tiếp coi như thành tích trong 4 năm qua của ngành giáo dục thì những phụ huynh như tôi không biết nói gì nữa đây. Một trong những hoạt động tốn phí tiền của và nhiều phù phiếm là các buổi truyền hình trực tiếp cho dù không phải là tất cả các buổi truyền hình trực tiếp. Nhưng đối với ngành giáo dục thì có đến triệu buổi truyền hình trực tiếp cũng chẳng có ý nghĩa gì về bản chất của nó.

 

Quả thực, một trong những hội chứng thời công nghệ hiện đại ở nước ta là "hội chứng truyền hình trực tiếp". Liệu ông có thể bớt một buổi truyền hình trực tiếp để làm một cái cầu tre thôi cho những học sinh thân yêu của ông ở Pôkô không phải đu ròng rọc như "khỉ đu dây" qua sông đi học không?

 

Ông viết: 61/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tôi cam đoan với ông rằng: ngay cả những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới cũng không dám tuyên bố gần 100% hệ thống giáo dục THCS của họ đạt CHUẨN. Hay ở Việt Nam, CHUẨN của chúng ta khác CHUẨN của họ? Thay mặt bạn đọc, xin ông viết cho một bài có thể là 10 kỳ cũng không sao để nói rõ chúng ta đã đạt CHUẨN như thế nào.

 

Rồi những hội thảo, những bài báo hay là lượng truy cập của Báo điện tử của ngành giáo dục mà ông đưa ra trong bài viết như thành tích của nền giáo dục quả thật làm các phu huynh buồn quá, thất vọng quá. Nó chẳng nói lên điều gì về bản chất của bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới. Đó chỉ là những hoạt động phụ trợ không hẳn cần thiết cho một nền giáo dục yếu kém như nền giáo dục chúng ta. Vì Bộ GD-ĐT không phải là đơn vị tổ chức sự kiện (hội thảo) hay là một tờ báo cần phải tăng lượng hit.

 

Không, không... tôi sẽ không tiếp tục nói nữa. Bởi nếu nói tiếp tôi sẽ bị rơi vào tình trạng rối loạn bởi những con số trong bài viết của ông. Nếu thấy cần thiết, chúng ta sẽ tổ chức diễn đàn bàn luận về những con số đó. Có không ít các giáo sư danh tiếng và đông đảo những người quan tâm đến nền giáo dục chúng ta sẵn sàng luận bàn về những con số này.

 

Bất công hay vô cảm

 

Có một sự kiện đáng lẽ truyền thông phải nói đến rất nhiều thì nó chỉ được thể hiện như một mẩu tin ngắn và đầy vô cảm trên một tờ báo trong nước. Đó là sự kiện một lái xe taxi tìm cách trả lại một chiếc túi của hành khách bỏ quên trên xe của anh có đựng số tiền gần 500 triệu đồng.

 

taxi.jpg

Anh Đoàn Thanh Xuân (bên phải) đang trao trả lại túi tài sản cho ông Phạm Trần Anh. Ảnh: SGGP Online

 

Số tiền ấy đối với tôi là quá lớn và đối với một người lái taxi thì là một số tiền khổng lồ. Người lái taxi đó tên là Đoàn Thanh Xuân, 24 tuổi, thuộc Công ty Dịch vận tải Cửu Long Petrol Gas JSC. Người lái taxi có một ngàn linh một cách để giữ số tiền ấy. Nhưng anh đã tự nguyện mang trả lại. Hành động của anh làm lòng tôi run lên vì xúc động trong lúc cái nắng đang đổ xuống với nhiệt độ 40 độ C.

 

Cái tin đó đưa lên và ngay sau đó nó bị nhấn chìm trong những mối quan tâm sôi sùng sục của xã hội về giá vàng, giá đất, giá chứng khoán, giá căn hộ cao cấp... Cái tin đó giống như một phép thử về nhân cách sống của một xã hội. Một triết gia đã viết: "Một con người chỉ biết săn lùng vật chất để hưởng thụ chẳng khác gì một con vật lùng kiếm thức ăn. Chỉ khi con người kiếm tìm những ý nghĩa nhân văn thì con người mới bắt đầu tách ra khỏi đời sống của hoang thú". Đấy là chân lý.

 

Chúng ta đã từng chứng kiến hành động nhân văn của bà Tim nuôi chim và ông Ái nhặt đinh, rồi người chèo bè ở Thác Bản Giốc và bây giờ đến anh Xuân trả lại gần 500 triệu đồng. Tôi đã nói nhiều lần và bây giờ nói lại là hàng tuần tôi cùng các đồng nghiệp luôn luôn có ý thức tìm kiếm những hành động nhân cách như của những con người nói trên mà khó như xuống biển tìm chim, lên trời tìm cá vậy.

 

Nhưng cho dù xã hội có lúc tao loạn, trắng đen lẫn lộn thì những con người sống nhân cách vẫn còn. Nếu không thì thế giới loài người đã bị diệt vong lâu rồi. Nhưng tại sao chủ yếu những người có nhân cách lại là những người ngèo khổ. Lẽ ra những người ngèo khổ thì dễ sinh lòng tham. 500 triệu đồng đối với một người lao động bình thường quả là một số tiền thường là cả đời họ cũng không tích cóp đủ.

 

Nhưng thực tế dù công khai hay che đậy vẫn cho chúng ta thấy có quá nhiều những kẻ luôn luôn rao giảng về nhân cách nhưng trong lòng lại chứa đựng sự tham lam vô độ. Tiền bao nhiêu cũng không làm lòng họ bớt điên cuồng vì tiền. Họ sẵn sàng vứt đi lợi ích của nhiều người để cho lợi ích cá nhân họ.

 

Nhưng điều đắng cay và thất vọng hơn cả là những hành động nhân văn bây giờ đã và đang trở thành một thứ phù phiếm trong xã hội mang tên con người.

 

Trực Ngôn (tuanvietnam.net)

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Văn Như Cương

Mấy năm trước, các nhà giáo chúng ta rất phấn khởi khi Bộ GD&ĐT tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”. Tuy vậy, có người tin, có người không tin…

 

Bây giờ đã là giữa năm 2010. Vừa rồi đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề này và Bộ đã trả lời: So với năm 2006 thì tiền lương giáo viên năm 2010 đã tăng lên gấp 2,1 lần. Ví dụ một Giáo viên tốt nghiệp Đại học ra trường năm 2010 có mức lương 2.306.000 đồng. Nếu có thâm niên 10 năm thì mức lương là 3.300.000 đồng.

 

Có giáo viên cho rằng với mức lương như thế cũng sống được, cũng có người cho rằng không sống được…

 

Thưa các thầy cô giáo mới ra trường!

 

Theo thiển ý của tôi thì các thầy cô hoàn toàn có thể sống bằng mức 2.306.000đ/tháng, nếu biết cách ăn tiêu cho khoa học, theo truyền thống thắt lưng buộc bụng... Sợ các thầy cô còn trẻ quá chưa có kinh nghiệm quản lí quỹ lương của mình, nên tôi muốn các thầy cô đọc mấy lời khuyên sau đây của tôi, một giáo già có kinh nghiệm lâu năm trong việc sống bằng lương thầy giáo:

 

 

Trước hết, về nhu cầu ăn, chúng ta cần thấm nhuần câu cách ngôn tuyệt vời: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Chúng ta có thể ăn ngày ba bữa: buổi sáng 5 ngàn, buổi trưa 15 ngàn, buổi tối 15 ngàn. Thế là một ngày chi cho việc ăn là 35 ngàn, một tháng vị chi là 1.050.000 đ. Như thế cũng là khá lắm rồi, nếu chúng ta biết rằng nhiều nhà máy cho công nhân ăn bữa trưa một bát mì giá chỉ 5 ngàn mà thôi.

 

Tuyệt đối không nên uống bia, uống rượu vì rất tốn tiền, rất có hại cho sức khỏe, và nhất là rượu vào lời ra ảnh hưởng đến tư thế tác phong của thầy giáo. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội, mát mẻ và vệ sinh lắm.

 

Sau chuyện ăn uống là chuyện ở. Cũng nên nhớ là “ăn hết nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu” để mà đừng chi quá nhiều cho chuyện ở. Nếu chưa có nhà ở thì cố nhiên tạm thời phải đi thuê, rồi ta sẽ góp tiền dần dần để mua nhà giá rẻ. Cố tìm mà thuê lấy một căn phòng bình dân với giá khoảng 1 triệu đồng một tháng, nhưng nên rủ thêm một thầy giáo cùng giới ở chung cho vui, cho có bạn cùng đàm đạo nhân tình thế sự. Vậy là ta chỉ tốn 500.000đ cho khoản ở.

 

Về phương tiện sinh hoạt và làm việc thì cũng nên mua lấy cái quạt, nhưng đừng cho nó chạy nhiều quá, phải chú ý đến tiền điện. Khoản tivi thì có thể xem nhờ nhà nào đó nếu người ta dễ tính và mến khách. Máy vi tính thì cố gắng chờ đợi, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Bộ sẽ phát không cho thầy giáo mỗi người một cái (hôm nay đọc báo, thấy học sinh tiểu học ở Urugoay được phát không máy tính rồi). Còn khoản điều hòa nhiệt độ thì đừng nghĩ đến, đó là chuyện dành cho tương lai. Nên cố gắng chỉ chi khoảng 100.000 đ cho tiền điện, tiền nước, tiền bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng đánh răng…

 

Vấn đề trang phục nên hết sức giản dị, không nên chạy theo thời trang; nhà giáo thì phải ăn mặc đứng đắn để làm gương cho học sinh. Nên mặc quần áo mầu sẫm để đỡ tốn bột giặt. Giầy dép, áo vét , áo da… nên mua hàng Tàu giá rất rẻ so với hàng Việt.

 

Nếu chưa có xe máy thì đừng mua vội. Xe đắt mà giá xăng tăng theo tốc độ lớn hơn lương tăng. Nên mua vé ô tô tháng để đi dạy, chỉ dăm chục ngàn một tháng là nhiều. Nếu không tiện thì nên mua một cái xe đạp Xuân Hòa, đi làm bằng xe đạp là cách tập thể dục tốt nhất.

 

Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc.

 

Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người.

 

Có đám tang thì nên đi vì nghĩa tử là nghĩa tận, còn đám cưới thì cố mà trốn (lấy cớ là bận dạy, hoặc bận đi họp, hoặc phải về quê…). Một tháng mà đi dự vài ba tiệc cưới là tiêu đời rồi đó.

 

Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương.

 

Với cách phân bổ quỹ luơng như trên, tính toán lại tôi thấy mỗi tháng các thầy giáo mới ra trường sẽ phải chi không đến 2 triệu đồng, vẫn còn thừa ba đến bốn trăm ngàn đồng để gửi vào sổ tiết kiệm và mua vài cái vé sổ số…

 

Cố nhiên tính toán trên chỉ đúng đối với các thầy cô giáo chưa xây dựng gia đình, chưa có con cái, không phải nuôi bố mẹ già đau ốm, không phải giả tiền vay của nhà nước để học đại học, không phải đóng học phí cho em…

 

Đối với các trường hợp sau thì phải điều chỉnh cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn ăn sáng thì có thể xơi vài củ khoai lang, bắp ngô luộc, hoặc cùng lắm là một gói mì ăn liền; hai bữa ăn trưa và ăn chiều có thể giảm từ 15 ngàn xuống 10 ngàn… có nghĩa là “liệu cơm mà gắp mắm”.

 

Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.

 

Văn Như Cương

 

P/s: Ngày trước thì em cũng chả biết bác này là ai, chỉ biết là người nổi tiếng với cái ảnh: "đề nghị đập vỡ mồm các cháu hay chém jó". Sau sự kiện thầy Đỗ Việt Khoa thì mới thấy là bác ý cũng chém jó chả kém jì các cháu, mà có fần còn mạnh hơn, thành bão nữa ý chứ :-j

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

BỐN NĂM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC QUA CÁC CON SỐ

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có nhiều tiến bộ: trật tự kỷ cương trong các nhà trường được thiết lập, cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, năng lực quản lý được nâng cao, đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện, trong đó có những giải pháp mang tính đột phá:

 

Những con số của giáo dục phổ thông

 

Trước tình hình tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục gây bức xúc trong xã hội, ngăn cản việc nâng cao chất lượng giáo dục và làm triệt tiêu động lực đổi mới và sáng tạo trong ngành, Bộ GD - ĐT đã chủ động tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và bắt đầu từ năm học 2006-2007, toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện thông qua cuộc vận động “Hai không” (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) của ngành.

 

Cuộc vận động “Hai không” là khâu đột phá để đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non giai đoạn 2006-2010. Qua 4 năm triển khai, trật tự kỷ cương trong thi cử đã tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT: Số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2007 là 2.612, thì năm 2008 chỉ còn 833, năm 2009 là 299 và năm 2010 chỉ còn 90, giảm gần 97% so với năm 2007; Số giám thị bị đình chỉ công tác coi thi do vi phạm năm 2007 là 32, năm 2008 là 15, năm 2009 là 3 và năm 2010 là 1, giảm gần 97% so với năm 2007 (trong hơn 120.000 cán bộ coi thi chỉ có 1 người bị đình chỉ); Số học sinh bị tại nạn giao thông khi đi thi cũng đã giảm: năm 2007 có 85 vụ, năm 2008 là 84 vụ, năm 2009 là 73 vụ và năm 2010 là 54 vụ, chỉ chiếm 0,005% số thí sinh dự thi (100.000 học sinh đi thi có 5 em bị tai nạn).

 

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng trong bối cảnh các cuộc thi được triển khai ngày càng nghiêm túc hơn: năm 2007 tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông (lần 1) chỉ đạt 66,7%, có nhiều địa phương đạt dưới 50% (năm 2006 đạt 94%,); năm 2008 (lần 1) tỷ lệ tốt nghiệp là 76% (tăng hơn 9% so với năm 2007); năm 2009 tỷ lệ tốt nghiệp là 83,8% (không tổ chức thi tốt nghiệp lần 2), tăng 7,8% so với năm 2008. Với kết quả thi đã được qua 3 năm 2007, 2008, 2009, như vậy, có thể dự báo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2010 sẽ đạt khoảng 90%.

 

Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể: học kỳ I năm học 2007-2008 cả nước có 147.005 học sinh bỏ học (chiếm 0,94 %); học kỳ I năm học 2008-2009 còn 86.269 học sinh bỏ học (chiếm 0,56%), giảm 60.736 học sinh, bằng 41% so với năm học trước; học kỳ I năm học 2009-2010 còn 75.531 học sinh bỏ học (chiếm 0,51%). Như vậy, năm học 2009-2010, số học sinh bỏ học giảm 71.474 em, bằng 49% so với năm 2007. Tức là tỷ lệ học sinh bỏ học từ gần 1% năm 2007 xuống còn 0,5 % năm 2010.

 

Sau một năm triển khai cuộc vận động “Hai không”, nhằm khẳng định trách nhiệm và vị trí của người thầy trong giáo dục nước nhà ở giai đoạn hiện nay, Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm rõ rệt: năm 2007 có 200 vụ, năm 2008 còn 122 vụ, năm 2009 còn 24 vụ, chỉ bằng 12% của năm 2007. Các vụ xâm phạm thân thể học sinh cũng giảm: năm 2008 có 28 vụ, năm 2009 còn 8 vụ, bằng 29% năm trước. Việc cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học được đẩy mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố, đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân được triển khai tập trung, thiết thực. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Tập đoàn Viettel, sau 3 năm, tỷ lệ các trường phổ thông, mầm non được kết nối internet đã tăng từ khoảng 40% lên gần 100% vào đầu tháng 6 năm 2010.

 

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có sức lan toả mạnh mẽ, đã tạo nên những chuyển biến rõ nét về cảnh quang trường lớp, về môi trường giáo dục nhân văn, về chất lượng dạy và học, về giáo dục kỹ năng sống, về gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc. Sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, toàn ngành đã nhận chăm sóc 2.063 di tích lịch sử cấp quốc gia; chăm sóc và phụng dưỡng 15.810 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sỹ; trồng mới được hơn 2,2 triệu cây các loại phù hợp với điều kiện môi trường; chỉ trong vòng 2 năm học đã có hơn 8.000 nhà vệ sinh được xây mới ở các trường học cũ, số trường có công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với trước, nâng tổng số trường có công trình vệ sinh là 38.893 trường đạt 96,7% trên tổng số trường trong cả nước, trong đó có 83,9% công trình vệ sinh đạt chuẩn.

 

Tỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo tăng mạnh: năm 2006 có 59% trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học, năm 2010 là 71 %. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn năm 2006 là 78%, năm 2010 là 93%.

Cơ sở vật chất được nâng cấp với tốc độ cao nhất từ trước đến nay: năm 2006 tỷ lệ phòng học được kiên cố chiếm 52%; năm 2010 số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 41.695/57.563 phòng (đạt 72,4% kế hoạch); số phòng học đang xây dựng là 14.088 phòng (đạt 24,5% kế hoạch).

 

Công tác phổ cập giáo dục THCS đã được triển khai tích cực, đến tháng 6/2010 có 61/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt 96,8% (năm 2006 có 30/64 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS). Như vậy, toàn quốc sẽ hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đúng vào năm 2010.

 

Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo các trường phổ thông được nâng lên đáng kể, trong 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010 đã có 25.000 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông (chiếm tỷ lệ 89%) được bồi dưỡng theo chương trình mới, hiện đại (hợp tác với Bộ Giáo dục Singapore).

 

Nhằm phát triển hệ thống các trường THPT chuyên, năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết và định hướng phát triển các trường THPT chuyên cả nước (đây là lần tổ chức đầu tiên sau hơn 45 năm).

 

Những con số của giáo dục đại học

 

Từ cuối năm 2007, Bộ GD - ĐT đã quyết định triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đến nay, Bộ đã tổ chức 17 hội nghị quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các ngành kinh tế xã hội trọng điểm, qua đó hơn 600 thoả thuận, hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp, bệnh viện và ngân hàng đã được ký kết với số người được đào tạo là trên 10.000 người. Tăng cường đào tạo theo chương trình của các đại học có uy tín ở nước ngoài, bằng tiếng nước ngoài: năm 2006 có 10 chương trình, năm 2010 có 27 chương trình. Xây dựng thư viện giáo trình điện tử dùng chung với hơn 1.100 giáo trình và đã có hơn 15 triệu lượt người truy cập. Triển khai và hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cả nước.

1.jpg

Tham khảo thông tin ở triển lãm du học. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

 

Nhằm khắc phục sự yếu kém kéo dài về chất lượng và quản lý trong giáo dục đại học, năm 2009, Bộ đã chọn khâu đột phá là đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, trong đó giải pháp đầu tiên là thực hiện 3 công khai tại mỗi cơ sở giáo dục: Công khai cam kết chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; công khai tài chính tại 100% các trường đại học, cao đẳng (có thể truy cập qua trang web của trường). Đồng thời, tăng cường năng lực lãnh đạo cho hơn 500 lượt hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng thông qua chương trình mới được xây dựng.

 

Bộ đã tích cực triển khai Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Ban Cán sự Đảng bộ Bộ GD - ĐT đã ban hành Nghị quyết, Bộ trưởng đã ban hành chương trình hành động với 11 nhóm giải pháp và ban hành mới 23 văn bản quản lý nhà nước của ngành và Bộ về quản lý giáo dục đại học.

 

Bộ đã tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Bộ về vổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 qua 6 cầu truyền hình (Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ); chỉ đạo 8 trường đại học tại 3 miền tổ chức 8 hội thảo điểm triển khai. Đến nay, gần 100% các trường đã thực hiện việc thảo luận ở cấp lãnh đạo trường (Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên) về các giải pháp đổi mới quản lý của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng Chương trình hành động và Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015.

 

Từ ngày 09/3/2010, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức Diễn đàn: “Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo”. Sau hơn 2 tháng tổ chức diễn đàn, đã liên tiếp đăng 34 bài viết trên ấn phẩm in và 45 bài viết báo điện tử. Tác giả là cán bộ quản lý các nhà trường, các nhà khoa học, giảng viên đại học, các vị tướng lĩnh, lãnh đạo các nhà trường trong Quân đội và Công an, đại diện Đoàn Thanh niên.

 

Tăng học phí và sắp xếp lại bộ máy

 

Trên cơ sở Nghị quyết số 35/NQ/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Bộ đã triển khai hệ thống học phí mới, hợp lý hơn tại 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp.

 

Bộ GD - ĐT đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức để đáp ứng tốt các nhiệm vụ của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay: thành lập 5 cơ quan trực thuộc để sự lãnh đạo, quản lý của Bộ đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn của ngành: Vụ Giáo dục dân tộc (năm 2006); Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (năm 2007); Cục Đào tạo với nước ngoài, Cục Công nghệ Thông tin và Cục Cơ sở vật chất, Thiết bị trường học và Đồ chơi trẻ em (năm 2008). Năm 2009, Bộ sáp nhập Trung tâm Công nghệ giáo dục và Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc vào Viện Khoa học giáo dục Việt Nam để hoàn thiện các tổ chức nghiên cứu của ngành và thành lập Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực nhằm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành, là đầu mối tiếp nhận nhu cầu và hỗ trợ triển khai đào tạo theo đặt hàng các doanh nghiệp. Đồng thời, thành lập Báo Giáo dục Thời đại điện tử, sau 1 năm đạt mức truy cập 110.000 lượt một ngày.

 

Tóm lại, các giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo đã được triển khai trong gần 4 năm qua là đúng hướng, phù hợp quy luật, vừa có nhiều giải pháp tác động trên diện rộng, đồng thời luôn có giải pháp có tính đột phá, đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo, từng bước giải tỏa các bức xúc của xã hội và đáp ứng các nhu cầu phát triển dài hạn của ngành giáo dục.

 

 

* PGS.TS Trần Quang Quý (Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

----------------------------------------------------------------------------------

Siêu thành tích

Tác giả: Trần Nam Hà

 

Nhiều người rất lấy làm ngạc nhiên với những thành tích mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được trong mấy năm vừa qua. Có người phải kêu lên đó là siêu thành tích.

 

Cây gậy thần "Hai không"

 

Đọc bài "Bốn năm đổi mới giáo dục qua những con số" đăng trên VietNamnet, Báo Giáo dục và Thời đại (17/06/2010) nhiều người rất lấy làm ngạc nhiên với những thành tích mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được trong mấy năm vừa qua. Có người phải kêu lên đó là siêu thành tích. Có người cho rằng bài báo này chứng minh giáo dục đã đạt thành tựu nhảy vọt. Lại có người đánh giá, thành tích nêu trong bài viết thông qua các con số là vô tiền khoáng hậu.

 

Bởi vì lịch sử của giáo dục Việt Nam chưa có bao giờ có những thành tích "nhanh" như thế. Nó trái với quy luật dục tốc bất đạt và lời dạy của Bác Hồ: "Giáo dục phải làm theo hoàn cảnh điều kiện. Phải ra sức làm nhưng không được vội. Từ đây ra cửa, thứ nhất là bước thứ nhất, thứ 2 mới đến bước thứ 2, thứ 3 là bước thứ 3, vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch có từng bước".

 

Người ta chỉ còn cách giải thích cuộc vận động "Hai không" đã được phù phép tài tình để biến thành cây gậy thần, đưa số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2007 là 2612 em đến năm 2010 chỉ còn 90 em, giảm 97%. Số giám thị vi phạm từ 32 còn 1 người, cũng giảm 97%. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT đã tăng từ 66,7% năm 2007 lên trên 90% năm 2010. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm từ 1% năm 2007 xuống còn 0,5% năm 2010. Trong lúc các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất không cải thiện được bao nhiêu, nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn.

 

GSTS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc Hội nói: "Lấy tiêu chí nào để đánh giá "Hai không" có kết quả đây. Về tỷ lệ đỗ bao nhiêu % tôi cho rằng điều đó không quan trọng và không nói lên điều gì về chất lượng dạy học".

Số học sinh bỏ học trong những năm qua còn chiếm một tỷ lệ rất cao. Ảnh minh họa, nguồn: TTO

PGS Văn Như Cương: "Từ khi chưa biết đề thi tôi đã đoán tỷ lệ tốt nghiệp năm nay sẽ rất đẹp, nghĩa là đỗ cao, thậm chí rất cao... Chúng ta đã đến lúc kết thúc 4 năm cuộc vận động "Hai không", ta phải có kết quả đẹp. Tuy nhiên tôi biết có những con số nói dối, có những con số nói thật. Nếu tôi là người chỉ đạo một kỳ thi, tôi muốn tỷ lệ đỗ bao nhiêu thì nó sẽ được bấy nhiêu" (TP 18/06/2010).

 

Có lẽ tâm lý và tư duy "thành tích" của ngành giáo dục luôn thường trực trong tâm thức cán bộ quản lý của ngành nên có những phát ngôn lý giải kết quả thi tốt nghiệp THPT mới đây của ngành cũng rất ấn tượng. Khi được các nhà báo chất vấn vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm nay quá cao, người phụ trách công tác báo chí của Bộ GD và ĐT đã khẳng định có 4 nguyên nhân, nhưng trong đó, có 2 nguyên nhân thuộc "thiên thời, địa lợi": Đó là thời tiết mát mẻ, và thí sinh quyết tâm thi tốt để hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội"(!)

 

Thực ra, nói dối trong giáo dục vừa dễ mà cũng vừa rất khó. Những người chạy theo thành tích có thể đánh tráo khái niệm, đưa ra những con số mà họ muốn, và "lòe" xã hội. Tuy nhiên, với những người am hiểu giáo dục, từng làm công tác giáo dục thì dễ dàng nhận thấy đó vẫn chỉ là con số nói dối.

 

Ví dụ như về học sinh bỏ học, tác giả bài báo đã lấy số học sinh bỏ học ở học kỳ I để so sánh, rồi lại đánh tráo giữa tỷ lệ bỏ học của học kỳ sang tỷ lệ bỏ học của một năm học. Cụ thể bài báo có đoạn viết: "Học kỳ I năm học 2007- 2008 cả nước có 147.006 học sinh bỏ học, chiếm 0,94%. Học kỳ I năm 2008 - 2009 còn 86.269 học sinh bỏ học, chiếm 0,56%. Năm 2009-2010 còn 75.531 học sinh bỏ học chiếm 0,51%...

 

Người ta thường lấy tỷ lệ học sinh bỏ học trong một năm học vì số học sinh bỏ học nhiều là thời kỳ sau Tết âm lịch hàng năm và trong hè. Theo dõi nhiều năm về tình hình học sinh bỏ học, có thể thấy số học sinh bỏ học trong hè là 50%, bỏ học sau Tết là 30% và chỉ còn 20% học sinh bỏ học trong hai học kỳ, nhưng ở học kỳ I chiếm tỷ lệ ít nhất khoảng 5%.

 

Nếu chỉ tính số học sinh bỏ học trong kỳ I thì rất ít, có nhiều trường chưa có em nào bỏ học. Nếu lấy tỷ lệ học sinh bỏ học ở học kỳ I so với cả năm học thì rõ ràng tỷ lệ học sinh bỏ học sẽ giảm đi hàng chục lần và chỉ những người nói dối và chạy theo thành tích mới có cách tính như vậy. Muốn biết số học học sinh bỏ học trong năm 2009 - 2010 phải đến hết hè năm 2010 và bước vào đầu năm học mới 2010 - 2011 mới tính được số học sinh bỏ học.

 

Tại sao mới đầu tháng 06/2010 mà tác giả bài báo đã viết: 2009 - 2010 chỉ còn 75.531 học sinh bỏ học, và từ đó suy ra tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 0,51%. Như vậy năm 2009 - 2010 số học sinh bỏ học giảm 71.474 học sinh, bằng 49% so với năm 2007. Tỷ lệ bỏ học từ gần 1% năm 2007 xuống còn 0,5% năm 2010. Đúng là một sự so sánh khập khiễng để chứng tỏ sự nhảy vọt về thành tích chống học sinh bỏ học.

 

Mối an nguy cho sự phát triển

 

Thực ra số học sinh bỏ học trong những năm qua còn chiếm một tỷ lệ cao, thể hiện số lượng học sinh của các cấp phổ thông đều giảm trong khi dân số nước ta vẫn tăng hàng năm trên 1.000.000 người.

 

Theo số liệu thống kê của Cục Công nghệ thông tin Bộ GD và ĐT thì từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2008 - 2009, số học sinh tiểu học đã giảm 7.318.000 - 6.745.016 = 572.984 học sinh (giảm 7,8%). Số học sinh THCS giảm 6.445.000 - 5.5515.123 = 929.877 học sinh (giảm 14%). Số học sinh THPT giảm 3.030.000 - 2.951.889 học sinh = 78.111 học sinh (2,6%).

 

Tổng số học sinh đã giảm 3 năm qua (chưa tính được năm học 2009 - 2010) là 1.580.972 học sinh. Người viết bài này xin trích dẫn tỷ lệ học sinh bỏ học mà văn phòng Bộ GD và ĐT đã thống kê những năm trước đây. Ví dụ năm học 1999 - 2000 năm cuối cùng của thế kỷ 20: Tiểu học bỏ học 4,67%. THCS bỏ học 8,51%. THPT bỏ học 7,68%.

Ảnh minh họa

 

Không thể có tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học năm 2010 là 0,5% như bài báo đã nêu. Lịch sử giáo dục nước nhà không chấp nhận những con số ngụy tạo vị thành tích như thế. Mặt khác những con số của bài báo đã nêu trên không nói lên được nhiệm vụ chức năng chính của Bộ GD và ĐT đã hoàn thành trong những năm đổi mới vừa qua.

 

Đó là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối chủ trương, chính sách chấn hưng nền giáo dục nước nhà, như đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của các cấp học, ngành học, là đổi mới về quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học...

 

Nếu căn cứ vào những tiêu chí nói trên, thì ai cũng thấy, nền giáo dục của nước ta vẫn là nền giáo dục của sự truyền thụ một chiều: Thầy đọc - trò chép. Chương trình, SGK quá nặng. Cung cách quản lý giáo dục thể hiện tư duy giáo dục xơ cứng, lạc hậu, khó thay đổi. Chủ trương đổi mới thi cử "2 trong 1" đến giờ vẫn còn lúng túng như "gà mắc tóc" chưa biết bao giờ mới có kết luận chính thức và rõ ràng, để yên dân.

 

Đó mới chính là mối an nguy cho sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai, cũng chính là sự phát triển của một dân tộc trên con đường hiện đại hóa và hội nhập.

 

Bộ GD và ĐT vừa được quyết định có Bộ trưởng mới. Mong rằng Bộ hãy có những quyết sách đúng, triển khai tích cực và trung thực khi thông tin cho xã hội, tránh vết xe đổ chạy theo thành tích nhảy vọt như những năm qua, như trong bài báo mới đây. Bởi thông tin xã hội giờ đây rất đa dạng, cởi mở và trình độ nhận thức của nhân dân giờ đây đã nâng cao hơn trước rất nhiều.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY

(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)

 

Thơ Bùi Chí Vinh.

 

Chào một ngày giống hệt mọi ngày

Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc

Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”

Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”

 

Chào một ngày giống hệt mọi ngày

Đọc báo thấy cha ông mất hút

Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…

Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng

 

Chào một ngày đất nước tự lưu vong

Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc

Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc

Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười

 

Chào một ngày phát triển giống đười ươi

Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ

Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ

Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền

 

Chào một ngày vong bản vì… hèn

Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm

Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm…

Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu

 

Chào một ngày bãi biển hóa nương dâu

Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh

Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh

Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều

 

Chào một ngày hình chữ S tong teo

Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít

Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết

Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng.

 

Chào một ngày long mạch bị xới tung

Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo

Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo

Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng

 

Chào một ngày giống hệt cõi âm

Những xác chết anh hùng bật dậy

Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy

Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền

 

Chào một ngày soi rõ mặt anh em!

 

P/S: Buồn :cheers:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cả thế giới kinh ngạc về hiện tượng đội tuyển Pháp bị thất bại ngay từ vòng đầu. Là một trong những ứng cử viên khá nặng ký, lại có truyền thống vô địch thế giới kiêm vô địch châu Âu, không ai tưởng tượng Pháp lại có thể không thắng trận nào.

 

Có đủ mọi thứ tin đồn, phân tích nguyên nhân. Kẻ bảo do huấn luyện viên tồi, kẻ nói do chọn đấu pháp sai, kẻ tin rằng các cầu thủ chủ quan hoặc tệ hại hơn, có bán độ.

 

Sau khi trở về Paris, đội trưởng đội tuyển Pháp đã gửi một đơn trần tình lên báo chí. Nội dung đơn như sau:

 

“Tất cả chúng tôi đều quyết tâm rất cao, ai cũng mong mỏi được cống hiến hết mình cho màu cờ sắc áo, xin khán giả chớ nghi ngờ. Vì vậy, trước khi giải diễn ra một tuần, cả đội đã hăng hái ra sân bay để tới Nam Phi. Vé đề xuất phát lúc 3 giờ sáng, nhưng sau khi làm thủ tục, loa thông báo là chuyến bay bị hoãn lại ba tiếng vì lý do thời tiết.

 

Cả đội tuyển ngồi uống cà phê trong phòng chờ. Chất lượng cà phê tồi nhưng giá rất cao, đã vậy từ lúc kêu tới lúc bưng ra là hơn một tiếng vì cà phê ấy độc quyền của hàng không, khách chẳng muốn uống thì thôi.

 

Sau ba tiếng, loa lại thông báo chuyến bay tiếp tục hoãn vì lý do kỹ thuật thêm năm giờ đồng hồ nữa. Cả đội đòi quay về thì nhà ga tuyên bố hành lý đã kiểm tra và xếp lên rồi, không lấy ra được.

 

Các cầu thủ chả biết làm gì, cứ lang thang trong sân bay, một số đánh bài, một số nằm lăn ra trên ghế. Hỏi khách sạn cho khách nghỉ ngơi thì sân bay bảo chưa xây kịp. Ai cũng đói nhưng thực đơn chỉ có mỗi món mì ăn liền, giá cao gấp năm lần bên ngoài.

 

Cuối cùng, tới nửa đêm thì máy bay cất cánh, toàn đội tuyển đáp xuống Nam Phi vào sáng sớm, ai cũng đói và mệt.

 

Sau khi xếp hàng làm thủ tục hai tiếng đồng hồ, cả đội ra xe buýt để tới khách sạn. Chạy được mười lăm phút thì xe buýt chết máy do xăng không đạt tiêu chuẩn, cả đội phải xuống đẩy. Chạy thêm nửa tiếng nữa thì tắc đường do Nam Phi đang cải tạo công trình ngầm để chào mừng World Cup, lô cốt đào ở khắp nơi. Lô cốt nào cũng ghi sẽ tháo dỡ trước khi khai mạc nửa tháng nhưng chả ai kiểm tra. Xe buýt không làm sao qua lọt. Chờ đợi mãi, các cầu thủ quá sốt ruột, chưa kể một đội quân bán hàng rong và bán thuốc chữa bá bệnh ùa lên xe mời chào khiến ai cũng kinh hãi. Các cầu thủ bèn lao hết xuống đường, đi xe ôm về khách sạn. Riêng huấn luyện viên gặp phải một ông xe ôm không tốt, ông này chở đi vòng vòng bốn tiếng rồi mới tới nơi, khiến tiền xe ôm bằng tiền máy bay về Paris.

 

Mặc dù đã đăng ký trước, khách sạn vẫn bảo là hết phòng (sau này điều tra mới biết họ dành cho khách hàng trả giá cao hơn). Các cầu thủ lại nằm vạ vật ngoài hành lang. Mãi tới nửa đêm, mới có vài phòng thành ra ba người phải nằm một giường.

 

Mới nằm được một lát thì điện cúp, toàn khách sạn chìm trong bóng tối. Ai chả biết Nam Phi nóng nực, do đó chả cầu thủ nào ngủ được, tất cả cởi trần đứng ngoài sân. Mọi người tranh nhau đi tắm thì nước cúp vì Nam Phi cũng đang mùa khô hạn. Muốn tắm thì phải đi bộ ra suối cách đó năm cây số, mà tắm xong thì không có chỗ thay đồ.

 

Sau hai ngày như vậy, tất cả cầu thủ đều kiệt sức. Đã thế, các món ăn của khách sạn không bảo quản cẩn thận, thực phẩm mua trôi nổi ở chợ khiến toàn thể đội bị ngộ độc thực phẩm, phải đi cấp cứu ở trạm xá và vẫn phải nằm hai người một giường.

 

Chính vì các lý do trên, nào ăn uống kham khổ, nào ngủ không trọn giấc, nào bị cắt điện, cắt nước tắm, chưa kể lịch tập luyện và địa điểm tập luyện bị ban tổ chức thay đổi xoành xoạch, khiến các cầu thủ ra sân đi còn không vững, chỉ thua có hai trận là may lắm rồi”.

 

Sau khi báo chí đăng bản tường trình, nhiều cổ động viên Pháp khóc vì hối hận. Họ gọi các cầu thủ là những anh hùng.

 

Tái bút: Vài cầu thủ còn nói thêm đường phố ở Nam Phi đầy khói xe và bụi, khiến cầu thủ chưa đá đã thở như hết hơi!

 

Lê Hoàng

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cả thế giới kinh ngạc về hiện tượng đội tuyển Pháp bị thất bại ngay từ vòng đầu. Là một trong những ứng cử viên khá nặng ký, lại có truyền thống vô địch thế giới kiêm vô địch châu Âu, không ai tưởng tượng Pháp lại có thể không thắng trận nào.

 

Có đủ mọi thứ tin đồn, phân tích nguyên nhân. Kẻ bảo do huấn luyện viên tồi, kẻ nói do chọn đấu pháp sai, kẻ tin rằng các cầu thủ chủ quan hoặc tệ hại hơn, có bán độ.

 

Sau khi trở về Paris, đội trưởng đội tuyển Pháp đã gửi một đơn trần tình lên báo chí. Nội dung đơn như sau:

 

“Tất cả chúng tôi đều quyết tâm rất cao, ai cũng mong mỏi được cống hiến hết mình cho màu cờ sắc áo, xin khán giả chớ nghi ngờ. Vì vậy, trước khi giải diễn ra một tuần, cả đội đã hăng hái ra sân bay để tới Nam Phi. Vé đề xuất phát lúc 3 giờ sáng, nhưng sau khi làm thủ tục, loa thông báo là chuyến bay bị hoãn lại ba tiếng vì lý do thời tiết.

 

Cả đội tuyển ngồi uống cà phê trong phòng chờ. Chất lượng cà phê tồi nhưng giá rất cao, đã vậy từ lúc kêu tới lúc bưng ra là hơn một tiếng vì cà phê ấy độc quyền của hàng không, khách chẳng muốn uống thì thôi.

 

Sau ba tiếng, loa lại thông báo chuyến bay tiếp tục hoãn vì lý do kỹ thuật thêm năm giờ đồng hồ nữa. Cả đội đòi quay về thì nhà ga tuyên bố hành lý đã kiểm tra và xếp lên rồi, không lấy ra được.

 

Các cầu thủ chả biết làm gì, cứ lang thang trong sân bay, một số đánh bài, một số nằm lăn ra trên ghế. Hỏi khách sạn cho khách nghỉ ngơi thì sân bay bảo chưa xây kịp. Ai cũng đói nhưng thực đơn chỉ có mỗi món mì ăn liền, giá cao gấp năm lần bên ngoài.

 

Cuối cùng, tới nửa đêm thì máy bay cất cánh, toàn đội tuyển đáp xuống Nam Phi vào sáng sớm, ai cũng đói và mệt.

 

Sau khi xếp hàng làm thủ tục hai tiếng đồng hồ, cả đội ra xe buýt để tới khách sạn. Chạy được mười lăm phút thì xe buýt chết máy do xăng không đạt tiêu chuẩn, cả đội phải xuống đẩy. Chạy thêm nửa tiếng nữa thì tắc đường do Nam Phi đang cải tạo công trình ngầm để chào mừng World Cup, lô cốt đào ở khắp nơi. Lô cốt nào cũng ghi sẽ tháo dỡ trước khi khai mạc nửa tháng nhưng chả ai kiểm tra. Xe buýt không làm sao qua lọt. Chờ đợi mãi, các cầu thủ quá sốt ruột, chưa kể một đội quân bán hàng rong và bán thuốc chữa bá bệnh ùa lên xe mời chào khiến ai cũng kinh hãi. Các cầu thủ bèn lao hết xuống đường, đi xe ôm về khách sạn. Riêng huấn luyện viên gặp phải một ông xe ôm không tốt, ông này chở đi vòng vòng bốn tiếng rồi mới tới nơi, khiến tiền xe ôm bằng tiền máy bay về Paris.

 

Mặc dù đã đăng ký trước, khách sạn vẫn bảo là hết phòng (sau này điều tra mới biết họ dành cho khách hàng trả giá cao hơn). Các cầu thủ lại nằm vạ vật ngoài hành lang. Mãi tới nửa đêm, mới có vài phòng thành ra ba người phải nằm một giường.

 

Mới nằm được một lát thì điện cúp, toàn khách sạn chìm trong bóng tối. Ai chả biết Nam Phi nóng nực, do đó chả cầu thủ nào ngủ được, tất cả cởi trần đứng ngoài sân. Mọi người tranh nhau đi tắm thì nước cúp vì Nam Phi cũng đang mùa khô hạn. Muốn tắm thì phải đi bộ ra suối cách đó năm cây số, mà tắm xong thì không có chỗ thay đồ.

 

Sau hai ngày như vậy, tất cả cầu thủ đều kiệt sức. Đã thế, các món ăn của khách sạn không bảo quản cẩn thận, thực phẩm mua trôi nổi ở chợ khiến toàn thể đội bị ngộ độc thực phẩm, phải đi cấp cứu ở trạm xá và vẫn phải nằm hai người một giường.

 

Chính vì các lý do trên, nào ăn uống kham khổ, nào ngủ không trọn giấc, nào bị cắt điện, cắt nước tắm, chưa kể lịch tập luyện và địa điểm tập luyện bị ban tổ chức thay đổi xoành xoạch, khiến các cầu thủ ra sân đi còn không vững, chỉ thua có hai trận là may lắm rồi”.

 

Sau khi báo chí đăng bản tường trình, nhiều cổ động viên Pháp khóc vì hối hận. Họ gọi các cầu thủ là những anh hùng.

 

Tái bút: Vài cầu thủ còn nói thêm đường phố ở Nam Phi đầy khói xe và bụi, khiến cầu thủ chưa đá đã thở như hết hơi!

 

Lê Hoàng

Ai chà, xem ra Nam Phi cỏn tệ hơn ở Việt Nam mình nhỉ? Nhưng mà trí tưởng tượng của các bác hơi bị phi thường đó, he he.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lời cầu xin của nhân dân

 

Báo Lao Động ra ngày 24/6 trong chuyên mục Sự kiện & Bình luận có bài Kê khai tài sản của Đan Tâm nói đến ông Trần Thanh Tiến, Tổng Giám đốc, đại diện cho 51% cổ phần Nhà nước tại Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang có con trai đang học năm thứ hai đại học đứng tên sở hữu 7 lô đất với hơn 10.000m2 mà kê khai tài sản riêng của ông lại thuộc loại "không có vấn đề".

 

Ô hô, một chàng trai đang học năm thứ hai đại học mà sở hữu từng đó đất đai thì quả là kinh hoàng. Nhưng như thế cũng chưa phải là nhất. Có cháu mới 5 tuổi cũng sở hữu cả một biệt thự giá khoảng đôi triệu đôla cơ. Nếu chúng ta càng kê khai, chúng ta càng thấy những tỉ phú tuổi teen xuất hiện ở Việt Nam. Mà giàu có là có gien đấy ạ. Vì các cô cậu tỉ phú bất động sản đều là con em cán bộ Nhà nước chứ có đứa nào là con nông dân đâu.

 

 

Chuyện dài về kê khai tài sản. Ảnh: bee.net.vn

 

Câu chuyện về kê khai tài sản cán bộ đã được nói đến nhiều lần. Lúc đầu, người dân thực sự vui mừng vì nghĩ rằng: cuộc cách mạng chống tham nhũng và làm trong sạch đạo đức cán bộ đã bắt đầu. Và việc kê khai tài sản là một cách làm sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Bởi tài sản không phải là một lời nói cứ giữ trong bụng không nói ra thì chẳng ai biết. Tài sản đang nằm trong tài khoản và bất động sản. Nếu thực sự chúng ta muốn làm thì chúng ta sẽ làm được.

 

Nhưng cho đến bây giờ thì người dân nhận ra rằng: chuyện kê khai tài sản hình như là chuyện đùa. Chuyện đùa mà làm người dân cứ tưởng thật. Thế là mọi xúc động, mọi tin tưởng, mọi đợi chờ của nhân dân trở nên... tẽn tò. Cũng như một số tỉnh thành ông Chủ tịch là trưởng ban chống tham nhũng thì sẽ chống ai bây giờ. Cũng như thủ trưởng cơ quan và là chủ tài khoản lại là trưởng ban chống tham nhũng thì chỉ có chống tham nhũng ở bên... Tây mà thôi.

 

Chính vì chứng kiến việc kê khai tài sản lâu nay nó hài hước quá, cho nên nhân dân có một lời cầu xin là: xin các vị đừng đùa nhân dân nữa. Thôi thì các vị có bao nhiêu tài khoản trong nước ngoài nước, bao nhiêu nhà cửa, bao nhiêu đất đai và vân vân thứ thì các vị cứ dùng như các vị đã dùng lâu nay, chứ đừng kê khai như ở Tiền Giang nữa. Làm như thế, nhân dân thấy tủi thân lắm. Nhân dân biết thân phận của mình rồi. Bai..bai...

 

 

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Ân không có tội

 

Chuyện ông Nguyễn Ngọc Ân có bằng tiến sỹ ở Mỹ mà không biết tiếng Anh đã trở thành câu chuyện bi hài trong xã hội Việt Nam. Cách đây không lâu, nhà phê bình Nguyễn Hoà đã từng lên tiếng thách đố một người nói rằng ông ấy nhận bằng tiến sỹ ở Pháp hãy cho xem cái bằng tiến sỹ của ông ấy nó xanh nó đỏ như thế nào. Nhưng không biết vì lý do gì ông tiến sỹ kia im lặng.

 

Lại nhớ đến một chiến lược của Hà Nội được vạch ra để tiến sỹ hoá toàn phần cán bộ ở cấp nào đó của thành phố. Chiến lược đó có hơi hài hước nhưng cũng chưa phải là điều "chết người". Cái "chết người" là chiến lược đó sẽ bi hài hoá chuyện tiến sỹ. Khi có yêu cầu đó thì các cán bộ Hà Nội sẽ tìm mọi cách để có bằng tiến sỹ. Và với mọi cách để có bằng tiến sỹ thì đương nhiên xã hội chúng ta sẽ phải chấp nhận không ít những tiến sỹ có bằng mà chẳng có kiến thức chuyên môn ra hồn mà ta thường gọi là tiến sỹ rởm.

 

 

Một mẫu bằng giả được rao bán trên mạng Internet. Ảnh: VNN

 

Có một thời đã lâu rồi, những người có chức danh Phó Tiến sỹ thường được viết tắt là PTS, được xã hội diễu bằng cái tên "Phun thuốc sâu". Tri thức lúc nào và thời nào cũng được kính trọng nhưng những kẻ mượn tri thức để thăng tiến và lợi dụng cho lợi ích cá nhân mình thì là những kẻ có tội. Bởi những bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ rởm sẽ chỉ là một lớp nước sơn che giấu cái "cột gỗ mục" của tri thức và nhân cách xã hội bên trong mà thôi. Nó làm cho xã hội không nhìn thấy một căn bệnh chết người đang ủ bên trong cơ thể xã hội. Đó là căn bệnh dốt nát và dối trá.

 

Có những người có vị trí đáng trọng trong xã hội, nhưng bỗng một ngày họ trưng ra bằng tiến sỹ này tiến sỹ nọ thì xã hội bật cười chua chát. Bởi xã hội biết rằng đó chỉ là những cái bằng tiến sỹ trống rỗng mà người ta dễ dàng có được như có một tờ rơi về một quán cơm chay mới mở hoặc về một cửa hàng kinh doanh mới khai trương. Nhưng xét đi xét lại, những người có những tấm bằng tiến sỹ hỡi ơi đâu phải là những người "chủ mưu" sản sinh ra loại tiến sỹ mà chúng ta đang phái gánh như gánh đá đi trên núi.

 

Trên thế giới có một loại sách có tên là Who's Who mà ở Việt Nam người ta thường gọi là Sách danh nhân thế giới. Thế rồi, vào một ngày "xấu trời" có những người Việt Nam đã khai trong bản tiểu sử của mình in trên sách, trên báo là "có tên trong Sách danh nhân thế giới". Những người Việt Nam này có người là nhà văn, có người là Tổng biên tập một tờ báo, có người là tiến sỹ...

 

Những người có tên trong sách này hãnh diện lắm. Nhưng than ôi, ở trong nước họ chỉ là những nhà văn, nhà báo trung trung bình cho dù làm Tổng biên tập và là những tiến sỹ nhưng "vô danh tiểu tốt". Họ có biết đâu rằng cứ nộp hai hoặc ba trăm đôla là được lọt vào Sách danh nhân thế giới và trở thành một thứ danh nhân háo danh và bi hài.

 

Nhưng xã hội đã nhiều lúc tạo ra cho cái sự hám danh, hám lợi của họ "thăng hoa". Thế là họ chẳng biết mô tê gì cả cứ lao vào như những kẻ thiêu thân. Vì có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư... thì mới được cất nhắc, đề bạt chức này chức nọ. Thế là họ phải tìm mọi cách dễ dàng nhất để có những tấm bằng theo yêu cầu đó. Nếu không có những tấm bằng đó thì họ sẽ trở thành những kẻ thua thiệt. Vì vậy, cơ chế đã thúc đẩy một cách gián tiếp sinh ra "bằng thật kiến thức giả".

 

Bây giờ, nếu chúng ta tiến hành kiểm tra thực học của các ông, bà có bằng tiến sỹ thì chúng ta chắc sẽ vô cùng chua chát về sự thật của những tấm bằng đó. Tôi đã chứng kiến một số người có đến 5 hoặc 6 tấm bằng các loại nhưng chưa bao giờ thấy họ làm được việc gì cho ra hồn. Ví như tấm bằng tiến sỹ của ông Nguyễn Ngọc Ân. Ông lấy bằng tiến sỹ từ một trường đại học mù mờ của nước Mỹ. Ông chỉ tham dự lớp học tổng cộng có 2 tuần, không biết tiếng Anh mà có ngay cái bằng ấy. Có người sang Nga hơn một tháng về cũng có bằng tiến sỹ.

 

Ở Phú Thọ có khoảng 10 người có bằng tiến sỹ kiểu như ông Ân. Đấy là những người mà chúng ta biết được một cách công khai. Rồi những tiến sỹ ấy sẽ được cơ cấu vào các vị trí quan trọng của tỉnh, rồi từ tỉnh lên trung ương. Cứ như thế thì chúng ta biết chuyện gì sẽ đến.

 

Trực Ngôn (tuanvietnam.net)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tổng thống Mỹ sẽ đến Việt Nam học tiếp khách

 

Báo chí đưa tin, ngày 24/6, TT Mỹ Barack Obama đã tiếp TT Nga Dmitry Mendvedev ăn trưa với món hamburger và khoai tây chiên tại nhà hàng Ray's Hell Burger ở Arlington. Đó bữa trưa của hai vị Tổng thống của hai cường quốc trên thế giới. Chỉ với bữa ăn trưa đó thôi đã cho chúng ta thấy một phần chân dung quan trọng của họ.

 

Khi đọc tin này, tôi bỗng thấy hiện ra trước mắt mình miên man những nhà hàng, tiệm ăn tưởng như không bao giờ dứt dọc mảnh đất hình chữ S còn quá nhiều thiếu thốn của chúng ta.

 

Hiện lên những bàn ăn ngập tràn thực phẩm với đủ cao lương mỹ vị như hươu, nai, chồn, cáo, ba ba, rắn rết, cá sấu, cua bể, tôm hùm...

 

Hiện lên những bữa tiệc bạt ngàn bia ngoại, rượu tây và những bình thủy tinh khổng lồ với những bìm bịp, cà dê, tay gấu, rắn độc, ong đất, bao tử hoang thú, hổ non... đang ngủ thiêm thiếp trong rượu.

 

Hiện lên tất những gương mặt phừng phừng ý chí nhậu cùng những tiếng hô vang: "Dzô".

 

Họ đang tiếp khách đấy. Quá nhiều người nước ngoài tròn mắt kinh hoàng khi nhìn thấy người Việt Nam ăn như thế nào trong các nhà hàng mà lại vào buổi trưa. Không biết sau từng ấy thực phẩm, từng ấy bia rượu thì họ sẽ làm việc ra sao trong buổi chiều.

 

Những ai đã đi trong các cơ quan nhà nước mà chẳng một lần chứng kiến cảnh các công chức tiếp khách khi có cấp trên đến thăm và làm việc. Cho dù không phải cấp trên yêu cầu cấp dưới phải tiếp thế nào nhưng cấp dưới cứ làm thế. Đó là những bữa tiệc ai cũng biết rằng vua chúa Trung Hoa ngày xưa tiếp khách chưa chắc đã sánh được.

 

Tôi từng nghe một cán bộ cấp tỉnh gọi điện cho nhân viên nói: "Mai anh A xuống làm việc, cố kiếm mấy con cầy hương nhé" hay "Anh B không dùng thịt gà vì nóng. Kiếm bằng được ba ba núi loại 4, 5 cân một con đấy".

 

Hu...hu...hu...

 

Sao tự dưng đang nói "thao thao bất tuyệt" lại hu...hu...?

 

Hu..hu... vì tiền tiếp khách ấy đâu phải của cá nhân nào mà là của một tập thể cá nhân mấy chục triệu người đóng thuế bằng trồng lúa, ngô, đậu, lạc, rau muống, bí bầu... bằng nuôi gà, vịt, lợn nái, cá lồng... bằng bán phở, bán bún riêu, bán quẩy, bán rau, bán cá, bán tăm... vì đã kinh doanh cái gì thì phải đóng thuế cái đó.

 

Có những lần chúng ta được nghe nói về khoản tiền tiếp khách của một tỉnh với một con số chóng mặt. Trước kia, khách đến làm việc được ba điều: được ăn, được nói và được... phong bì mang về. Lâu nay, nạn "phong bì" đã đỡ đi và chỉ còn hai điều công khai còn điều thứ ba đã được chuyển thành một hình thức nào đó tinh tế và lãng mạn hơn.

 

Nước Mỹ đúng là keo kiệt, trong đó không chỉ có Tổng thống mà các tỷ phú như Bill Gates càng keo kiệt hơn. Giàu nứt đố đổ vách như họ mà tiếp khách lại chỉ là hamburger và khoai tây chiên nhưng lại dại dột vô cùng khi mang hàng chục tỉ đi cho những người nghèo. Mà cho những người nghèo thì được lợi cái gì nhỉ???

 

Với cách tiếp khách dè xẻn và keo kiệt như Tổng thống Mỹ thì Trực Ngôn này khuyên ông nên đến Việt Nam mà học cách tiếp khách để thể hiện sự giàu có của nước Mỹ chứ?!

 

 

Cổng chào và World Cup: sự phù phiếm và nghèo nàn?

 

Phải chăng đó là sự phù phiếm?

 

Như một giấc mơ trong chuyện cổ tích Nga: Ông lão đánh cá và con cá vàng, vào một ngày đẹp trời bỗng thấy 5 cổng chào cửa ô vụt mọc lên sừng sững. Dựng cổng chào để chào mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long mà.

 

Vì sao làm 5 cổng chào khổng lồ như vậy mà lại bất ngờ như vậy? Liệu có đủ thời gian cho các nhà thi công không khi Đại lễ Thăng Long chỉ còn chừng 3 tháng nữa? Hơn nữa, có cần thiết phải làm 5 cái cổng chào đó không?

 

Trong khi đó bạn cứ đi khắp nội ngoại thành Hà Nội mà xem cho đến bây giờ, trước giờ Khai mạc Đại lễ, vẻ đẹp Hà Nội với sự chuẩn bị Đại lễ ngàn năm vẫn còn là một bí mật chưa hề được lộ ra. Đường xá vẫn đào bới, giao thông vẫn tắc nghẽn, rác rưởi vẫn vứt đầy, điện vẫn cắt...

 

Nhắm mắt lại nhiều lần để hình dung về 5 cái cổng chào đó, rồi lẩn thẩn nhắn tin, viết email, gọi điện... hỏi nhiều người thì thấy 5 cái cổng chào kia không hề cần thiết một chút nào, nhất là khi chúng ta còn bao việc cần làm hơn thế 1000 lần. Nhưng những người chủ trương làm 5 cổng chào hình như đang rất tự tin vì đã huy động được 100% vốn làm 5 cổng chào từ các doanh nghiệp.

 

Nhưng cho dù tiền của cá nhân nào thì 5 cổng chào này vẫn là sự phù phiếm ở mức độ nào đó. Nói thật lòng là nhân dân không cần 5 cái cổng chào ấy và những khách ngoại quốc lại càng không cần. Chúng ta tiếp xúc với người nước ngoài quá lâu rồi và chúng ta biết rõ điều đó.

 

Như vậy, xét cả đối nội và đối ngoại thì 5 cái cổng chào này chẳng có tác dụng bao nhiêu. Những đường sắt cao tốc, những trung tâm hành chính quốc gia, những trục văn hóa, tâm linh, những quy hoạch hai bên bờ sông Hồng... thì còn phải bàn cho thật cụ thể, thật kỹ lưỡng nên làm hay không. Nhưng 5 cổng chào theo cái nhìn có thể thiển cận của tôi thì rõ ràng là không có lý do gì chính đáng để phải làm.

 

Cho đến lúc này, chúng ta vẫn đắm đuối trong chủ nghĩa hình thức một cách không cưỡng lại được. Theo tính toán thì 5 cổng chào đó cũng phải đầu tư ít nhất hàng chục tỉ.

 

Trong khi đó còn không ít những con đường ở Hà Nội 1 và cả Hà Nội 2 lầy lội, bẩn thỉu và khó đi như đường lên trời. Đấy là chưa nói đến nhiều làng bản, người dân phải hứng từng giọt nước trong mùa hè. Rồi khi vào hè, chúng ta mới nhận ra những đứa trẻ chẳng có lấy một khu vui chơi nào cho ra hồn.

 

Đấy là những nhu cầu chính đáng mà bất cứ những người quản lý xã hội nào có lương tâm đều phải... mất ăn mất ngủ vì tình thương yêu đồng loại và vì trách nhiệm của mình. Nhưng chúng ta vẫn còn lao vào nhiều sự phù phiếm. Và sự phù phiếm lúc nào cũng sẵn sàng giết chết những hành xử văn hóa và nhân văn.

 

Nếu đứng về hình thức thì chúng ta cứ hãy cố gắng làm cho khu vực quanh Hồ Gươm và một vài con phố chính thật sạch, thật đẹp, thật văn hóa cũng là đủ. Tôi sợ là cổng chào thì như thế mà khi bước vào bên trong thì ngược lại. Thiển nghĩ, những người chủ trương làm cổng chào nên xem xét lại một cách kỹ lưỡng hơn. Nhưng nếu 5 cổng chào vẫn được dựng lên thì tôi cũng sẽ đến nhìn để xem nó có khả năng quyến rũ và thuyết phục tôi đến mức nào.

 

Nếu 5 cổng chào đó thực sự quyến rũ tôi thì tôi sẽ viết lời xin lỗi một cách chân thành nhất với những người nghĩ ra nó. Như thế là sòng phẳng, phải không các bạn?

 

Ngày công của công chức nhà nước quá cao

 

Báo Dân Trí viết: Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, mấu chốt của sự cạnh tranh là năng suất lao động. Tuy nhiên, chúng ta dường như chưa "thấm" vấn đề này. Ở nhiều cơ quan, có tư tưởng ăn lương là để... ngồi chơi, làm thêm cái gì là phải tính tiền.

 

Đấy là một nhận định hoàn toàn chính xác. Nhưng đối với những người làm ra những sản phẩm hữu hình thì dù sản lượng và chất lượng kém hay ít cũng còn có. Còn với không ít các công chức văn phòng thì ôi thôi. Có lẽ vì chất lượng công việc của họ mà chúng ta mới có câu "sáng cắp ô đi tối cắp về".

 

Có không ít công chức suốt ngày suốt tháng chỉ đọc hồ sơ. Sáng đến công sở mở hồ sơ ra đọc, chiều gấp lại về nhà, sáng sau đến lại thế. Và người đời gọi đó là "công chức hồ sơ".

 

Có "công chức hồ sơ" rồi lại có "công chức trà vặt". Họ đến công sở muộn, dềnh dàng ăn sáng, rồi về phòng pha ấm trà đã, kéo thêm những người khác đến và những câu chuyện trời ơi đất hỡi bắt đầu mở ra và chẳng biết khi nào kết thúc.

 

Đã có "công chức trà vặt" thì lại có "công chức chợ sớm". Thế nào là "công chức chợ sớm"? Đó là những công chức mà chủ yếu là nữ đến cơ quan mở cửa, bật điều hòa, trang điểm lại, rồi bàn đến giá cả, son phấn, áo quần... Sau khi đã bàn luận tàm tạm mọi thứ là họ rủ nhau đi chợ. Thế là tranh thủ mua rau, mua đậu, mua cá, mua sườn, mua gà vịt mổ sẵn... mang về cơ quan và bỏ vào tủ lạnh của tập thể để khỏi ôi vì chiều họ mới về nhà. Và khi đồng hồ chỉ 4 giờ chiều là chuẩn bị lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh. 4 giờ rưỡi là đã có mặt ở bến xe hoặc đã pình pình xe máy rồi.

 

Đấy là tôi kể tạm mấy loại công chức thôi chứ còn nhiều loại công chức lắm. Họ làm việc như thế nhưng lương vẫn lên đúng kỳ hạn. Quả thực so lương công chức ở VN như vậy thì quá thấp. Nhưng tính thời gian làm việc thực sự có hiệu quả của họ thì với mức đó họ lại được trả cho một giờ làm là quá cao.

 

Nạn "công chức trà vặt", "công chức hồ sơ", "công chức chợ sớm"... không phải mới sinh ra mà đã có từ lẩu từ lâu lắm rồi và giờ tràn lan khắp mọi nơi. Chính vì kiểu làm ăn như thế mà một công chức của Văn phòng Quốc hội đã từng gửi công văn trả lời người dân viết một ông giáo sư tên tuổi thành một bà nào đấy. Thế nhưng nếu làm thêm giờ nào là đòi hỏi tiền bồi dưỡng thêm giờ ấy. Mà làm thêm đây là vì trong giờ làm thật họ có làm ra đầu ra đũa gì đâu.

 

Chúng ta vẫn cảnh báo đủ các loại dịch và bây giờ đang còn báo động về loại bọ xít hút máu người nữa. Nhưng loại dịch công chức này thì chẳng ai báo động. Rồi cuối năm vẫn đạt danh hiệu thi đua và đủ thứ danh hiệu và đòi hỏi tiền thưởng và suốt ngày ngồi chê đất nước nghèo và cuộc sống khó khăn. Nhưng họ có biết đâu chính họ là những kẻ làm cho đất nước này suy yếu và làm cho con Rồng trong tơ tưởng của đất nước ì ạch mãi vẫn không nhảy lò cò được chứ nói gì bay lên.

 

Nhớ thương World Cup

 

World Cup mới tạm nghỉ 2 ngày mà biết bao người nhớ nhung như nhớ người yêu. Liệu tôi nói thế có quá cường điệu không? Không hề cường điệu. Đó là một sự thật.

 

Chẳng lẽ người Việt Nam nghiện bóng đá đến mức như thế ư? Cũng nghiện vừa thôi. Người Việt Nam không thể nghiện bóng đá hơn người Brazil, người Achentina, người Anh ...được. Vậy vì sao người Việt Nam lại nhớ nhung bóng đá đến như thế? Mà có người tâm sự rằng họ chỉ mong World Cup kéo dài 6 tháng. Nghe vậy mà cứ ngỡ người đó mắc bệnh tâm thần.

 

Vậy là vì sao? Nói nhanh đi kẻo tôi không chịu nổi sự đợi chờ dằng dặc này, nói đi, tôi van đấy.

 

Nói nhé: là vì nếu không có World Cup hay AFF Cup cũng được thì buồn lắm, trống rỗng lắm... chẳng biết làm gì cho vui.

 

Đúng vậy, thưa các nhà làm văn hóa của đất nước. Chúng ta thử xem mỗi quí, mỗi năm các vị có những gì cho người dân được thưởng thức vừa để giải trí vừa để nâng cao tri thức đây? Tôi cam đoan các vị sẽ rất vất vả để gạch đầu dòng mấy gạch thôi.

 

Chẳng lẽ lại chỉ hội diễn quần chúng? Chẳng lẽ lại chỉ đóng biển gia đình văn hóa? Chẳng lẽ lại mấy cái lễ hội đầy tính mê tín dị đoan và kinh doanh với mũ áo lòe lọet chẳng biết ở thời nào? Chẳng lẽ lại mấy cái hội hoa rối loạn? Chẳng lẽ lại chỉ phim Hàn Quốc khóc từ tập 1 đến tập 100?

 

Tôi đang nói những lời của sự thật chứ không hề cường điệu một chút nào. Cứ mỗi lần có bạn nước ngoài đến Hà Nội lại chẳng biết đưa họ đi đâu. Lần thứ nhất đưa đi Văn Miếu, lần thứ hai Văn Miếu, lần thứ ba cũng Văn Miếu và lần thứ bao nhiêu không nhớ nữa cũng lại món Văn Miếu.

 

Văn Miếu là một địa chỉ Văn Hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam nhưng lại của người xưa từ hơn 1000 năm trước để lại. Ngày nay chúng ta có gì hỡi các vị? Thật khó trả lời phải không thưa các vị?

 

Bởi thế mà hai tiếng World Cup vang lên như một niềm vui mà cũng là một nỗi cay đắng. Và lúc này, chính tôi đang đợi đến đêm mai World Cup trở về. Trở về đi World Cup. Nếu không ta buồn và trống rỗng lắm thay. Ta thật tội nghiệp. Nhưng ta biết đi đâu và xem gì bây giờ???

 

Trực Ngôn (tuanvietnam.net)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Một Chủ tịch tỉnh có lối sống suy đồi, một bí thư bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm vì có nhiều sai phạm, một anh cả đỏ trong nền kinh tế đầu tàu trở thành Titanic… Và Larry King sắp đến để dạy cho những người tham quyền cố vị ở Việt Nam là hãy biết ra đi đúng lúc- đó là những câu chuyện Trực Ngôn chia sẻ cùng quí vị độc giả trong Phát ngôn và Hành động tuần này.

 

Ai đã bảo vệ sự suy đồi?

 

Một Chủ tịch tỉnh, một đảng viên... là một người đã từng mua dâm, đã từng đưa gái mại dâm về Hà Nội khi đi công tác và cùng nhau trên một chiếc giường. Chuyện một quan chức có lối sống như vậy thế giới đã từng có. Nhưng ở Việt Nam nỗi ê chề và nhục nhã này đối với người dân tăng gấp nghìn lần. Vì sao cùng một hành động có cùng bản chất mà ảnh hưởng và sự thất vọng ê chề của người dân lại gấp nhiều lần như thế???

 

Không! Tôi cương quyết không trả lời câu hỏi này. Không ít người được hỏi cũng không chịu trả lời câu hỏi này. Vì sao vậy? Vì trong họ đang mang một sự khinh bỉ vô tận với những kẻ luôn luôn rao rảng đạo đức và bắt người khác phải sống thế này, nói thế kia nhưng lại sống phi đạo đức nhất. Đôi khi vì khinh bỉ quá mà họ không thèm nói cho dù một câu hoặc không thể thốt lên lời.

 

Không chỉ ông Chủ tịch Hà Giang thấy nhục mà biết bao người dân thấy nhục và đắng cay. Vì sao vậy? Vì đó là nhân cách của một dân tộc. Một người Việt Nam vô danh sống ở nước ngoài cướp của giết người cũng làm cho dân tộc anh ta hổ nhục nói chi đến một lãnh đạo cao cấp...

 

Trong khi nỗi hổ nhục đang lan vào nhiều gia đình như một cơn bệnh dịch thì người dân lại phải đối mặt với một câu hỏi cho chính họ: vì sao những người biết được lối sống suy đồi của ông Chủ tịch Hà Giang như Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất và chắc là cả Tỉnh ủy nữa mà lại chỉ yêu cầu một đảng viên, một cán bộ cao cấp như thế nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi ông Chủ tịch mắc một lỗi nghiêm trọng đến nhường ấy?

 

 

 

Ha...ha...ha... Thiên hạ này đã chán cái trò rút kinh nghiệm trong quản lý cán bộ lắm rồi.

 

Làm thiệt hại tài sản của nhà nước: rút kinh nghiệm.

 

Kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ: rút kinh nghiệm.

 

Tham ô tham nhũng: rút kinh nghiệm

 

Mua quan bán chức: rút kinh nghiệm.

 

Bằng rởm, hồ sơ sửa chữa: rút kinh nghiệm

 

Đầy tớ đấm dân: rút kinh nghiệm

 

Và đến bây giờ Chủ tịch tỉnh "nuy" với gái mại dâm trên giường: rút kinh nghiệm.

 

Quản lý cán bộ bằng chính sách "rút kinh nghiệm" chính là thuốc khích thích làm tăng trưởng với một tốc độ kinh hoàng "sự hư hỏng" của cán bộ, đảng viên. Trong cái hành xử "rút kinh nghiệm" chứa đựng cả lợi ích của những người có trách nhiệm xử lý cán bộ cấp dưới (hoặc cả cấp trên) của mình. Đấy còn là sự bao che cho những hành vi suy đồi.

 

Và mới hôm qua thôi, dư luận lại được biết hai học học sinh bán dâm sau một thời gian "lùng nhùng" đầy bí ẩn bỗng chấp nhận không mời luật sư bào chữa. Vì sao vậy các em? Ai đã dọa nạt các em? Vì sao vậy các ngài? Những người nắm giữ luật pháp của đất nước?

 

Thưa các ngài rằng: người dân biết tỏng vì sao hai em học sinh kia đột nhiên lại không chấp nhận luật sư bào chữa trong khi gia đình họ cầu mong có luật sư bào chữa. Mà đúng lý, đúng lương tâm, người ta còn phải đấu tranh để hai em học sinh như con cháu mình có được luật sư bào chữa nếu chính các em và gia đình họ chối từ. Đấy mới là công lý, đấy mới là nhân tính.

 

Chỉ với những hành vi như thế, người dân đã biết bản chất sự việc là cái gì. Và khi biết điều đó, liệu người dân còn chút nào lòng tin vào sự công bằng nữa không? Than ôi, than ôi!!!

 

Chỉ mới mấy ngày thôi, những thông tin về vụ mua dâm học sinh trở lại giống như những cú đấm liên tiếp vào "gương mặt nhân bản" của người dân. Người dân đang phải chịu nạn tắc đường, chịu cảnh nóng như giặc lửa, chịu cảnh cắt điện đầy ngẫu hứng, chịu phí bệnh viện và giá thuốc cắt cổ...Thế mà người dân vẫn chịu đựng được. Nhưng liệu người dân có chịu đựng được những cú đấm vào tinh thần và lòng tự trọng của họ được không?

 

Nhưng xin thưa dân chúng đừng quá tuyệt vọng và đừng gục ngã. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc và đã có thái độ kiên quyết đối với vụ mua dâm học sinh ở Hà Giang. Sự thật sẽ phải được đưa ra ánh sáng cho dù có thể không là tất cả.

 

Vụ đắm tàu Titanic Việt Nam:

 

Ai cũng biết rằng: sự tham ô, tham nhũng, hoang phí, vô trách nhiệm... ít khi xảy ra đối với một tập đoàn kinh tế tư nhân. Bởi mọi tài sản và sự sống còn của tập đoàn là tài sản và sự sống còn của những cá nhân chịu trách nhiệm tập đoàn đó.

 

Còn đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay và như trước kia là các công trường, nhà máy, xí nghiệp...khi giao quyền quản lý cho cán bộ của mình thường đứng trước nguy cơ bị những cán bộ quản lý đó lợi dụng và vơ vét cho cá nhân mình. Bởi thế mà có không ít các tập đoàn kinh tế Nhà nước càng ngày càng suy kiệt nhưng các cá nhân là lãnh đạo những tập đoàn đó càng ngày càng béo tốt.

 

Vinashin - Tập đoàn kinh tế siêu hùng. Vinashin - Anh cả đỏ trong nền kinh tế đầu tàu Việt Nam...đã trở thành Titanic Việt Nam thế kỷ 21. Con tầu huyền thoại (hay hão huyền?) của nền kinh tế Việt Nam đang từ từ chìm xuống kéo theo số phận của hơn 80.000 tỷ đồng nợ nần.

 

Trong những ngày tháng này, cái tên Vinashin đang vang lên như một nỗi khiếp sợ với người dân. Những người nông dân đang cấy lúa bỗng quỵ xuống cánh đồng lầy lội và oi nóng đến ngạt thở và khóc rống lên, những công nhân trong các hầm mỏ úp mặt vào tầng vỉa nức nở tưởng không bao giờ dứt, nước mắt những ngư dân ngày đêm lênh đênh trên biển đánh bắt cá bắt đầu tuôn chảy làm nước biển dâng cao hơn, những người thợ may xuất khẩu bị kim khâu đâm vào mười ngón tay chảy máu đầm đìa...

 

Họ như chết đứng bởi họ biết rằng con cháu họ sẽ cấy lúa trồng khoai, đánh bắt từng con tôm con cá, may từng cái quần soọc, bán từng kg than..có thể trong hàng trăm năm nữa để mà góp phần trả nợ cho những cái tên như Vinashin.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Phạm Thanh Bình đã trở thành một ông vua. Ông toàn quyền trong nhiều quyết định. Chỉ riêng việc bổ nhiệm con trai ông làm đủ thứ chức vụ khi mới 27 tuổi mà không cần xin ý kiến của tập thể lãnh đạo hay Thường vụ Đảng ủy tập đoàn thì chúng ta mới thấy sự lộng quyền thời nay của không ít cán bộ có quyền chức ghê gớm và ngang ngược như thế nào.

 

Ai đã cho ông cái quyền ấy? Khi mà ở nước ta, Chi ủy, Đảng ủy, Ban giám đốc hay ban Lãnh đạo của một cơ quan Nhà nước luôn luôn là một chỗ dựa vững chắc và cũng là người giám sát những cửa quyền, những độc quyền, những tư lợi...

 

Thế mà ông Phạm Thanh Bình cứ làm như ở chốn không người cho đến khi dư luận lên tiếng. Ai đã cho ông cái quyền lớn như vậy? Nếu không là một ai đó cụ thể thì chính Ban Giám đốc và Đảng ủy nơi ông đang tùy tiện hơn cả mọi tự do quyết định đánh đắm con tàu kinh tế Titanic Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

Một tờ báo viết: Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, vi phạm của ông Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Có thật đây là một thông báo chính xác không? Nếu đúng là thông báo của UBKT TƯ thì người dân lại bị hoang mang.

 

Vì sao lại hoang mang? Vì một người sai phạm như thế và có nguy cơ đốt 80.000 tỉ thành tro bụi sao lại dùng chữ "đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật"? Trong khi đó, phải dùng chữ "phải bị truy tố" mới đúng chứ. Một kẻ lừa đảo chiếm đoạt vốn của người khác mấy trăm triệu hay mấy tỉ còn bị truy tố huống hồ là 80.000 tỉ.

 

Hay bởi 80.000 tỉ này là tiền CHÙA đây? Mà việc tiêu tiền CHÙA cũng đã và đang là một dịch nạn ở Việt Nam từ lâu lắm rồi. Xin thưa số tiền đó có một phần tiền của cá nhân tôi đóng thuế đấy cho dù nó chỉ là một đồng.

 

Nhân dân xin những con "sâu" đừng bò lên cao nữa...

 

Báo Người Lao Động ra ngày 5 tháng 7 viết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang đã có cuộc họp kiểm điểm việc Bí thư Tỉnh ủy Trần Thị Kim Cúc bị tố cáo có nhiều sai phạm. Tại cuộc họp, nhiều cán bộ Thường vụ đã thống nhất 4/5 vấn đề tố cáo bà Cúc là có cơ sở.

 

Theo đó, bà Cúc đã bị tố cáo có chủ trương cho UBND tỉnh bán hết Công ty CP Du lịch Tiền Giang cho gia đình ông Hoàng Kiều; ưu ái nhà đầu tư ở KCN Tân Hương một cách kỳ lạ bằng cách "biếu" không cho Công ty Nhựt Thành Tân 77,5 tỉ đồng mà chưa thông qua HĐND tỉnh... Ngoài ra, bà Cúc còn có người con nuôi là cán bộ ngân hàng có hành vi giật nợ hàng tỉ đồng và có dấu hiệu vi phạm hình sự trong việc tham ô tài sản.

 

Nhiều người dân rất chân thành nhưng cũng rất ngờ nghệch và tội nghiệp mà tôi từng là một người trong số họ. Trước kia họ cứ băn khoăn không biết làm sao mà nhiều quan chức giàu có thế. Một thời nhân dân đã mạnh dạn công khai xin đồng chí Giám đốc này, đồng chí Chủ tịch kia, đồng chí Bí thư nọ... hãy mau mau cứu dân bằng cách dạy cho dân cách làm giàu. Vì chỉ sau một khóa tại vị, các đồng chí ấy có cơ man đất đai, nhà cửa, tiền bạc...

 

Người dân rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm và sự dũng cảm của Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang bởi một lý do rất đơn giản. Đó là họ đã dám lên tiếng đấu tranh sự sai trái của một Bí thư. Nghĩa là họ đấu tranh với chính người lãnh đạo mình. Bởi người dân vẫn nghĩ lâu nay có cho vàng cho bạc thì cấp dưới cũng chẳng dám đấu tranh với cấp trên cho dù biết cấp trên sai phạm rõ ràng. Vì đấu tranh với cấp trên thì "tránh đâu" và cuộc đời sự nghiệp của không ít người đã từng đấu tranh phải chấm dứt một cách thê thảm từ khi còn trẻ.

 

Sự dũng cảm của một Tỉnh ủy nói thực ra vui thì ít mà buồn thì nhiều vì hành động đáng lẽ bình thường lại trở nên hiếm hoi giữa thời buổi này. Nhưng dù thế nào thì cũng cho thấy có một sự chuyển biến dẫu chỉ bằng hạt cát trên sa mạc cát trong cuộc đấu tranh làm trong sạch cán bộ. Nhưng qua những vụ việc như của ông Chủ tịch Tô quyền to hơn cả những dãy núi Hà Giang và bà Bí thư Cúc uy lực rộng hơn cả vùng biển Tiền Giang.. mới thấy sự tha hóa của cán bộ đang bò ngược lên.

 

Trực Ngôn nói thế không biết có đúng không? Nhưng Trực Ngôn tôi dựa vào biểu đồ các quan chức của chúng ta phạm tội bị đưa ra công luận. Trước kia chỉ có chủ tịch xã, rồi đến chủ tịch huyện lộng hành, ức hiếp dân, tham ô tham nhũng... còn bây giờ đã đến cỡ Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh rồi. Nguy lớn rồi.

 

Dẫu vẫn biết đó chỉ là những con sâu BỰ bỏ rầu nồi canh nhưng nhân dân vẫn ngày đêm cầu xin những con sâu ấy đừng bò lên cao nữa và lên cao nữa...

 

Nó mà lên cao nữa thì... than ôi...

 

Larry King sẽ đến làm việc tại Việt Nam sau khi "thoái vị"

 

Với Larry King, chúng ta có thể nói ông là ông hoàng trong giới phát thanh truyền hình không chỉ đối với người Mỹ mà đối với cả thế giới đã tuyên bố thoái vị trong khi mà ông vẫn còn tỏa sáng trong thế giới truyền thông. Ông đã biết ra đi đúng lúc và đúng cách. Và thêm một lần nữa, ông lại đính thêm một viên kim cương vào nhân cách của ông.

 

Ông đã dừng đúng lúc và ông được tất cả. Một người biết dừng đúng lúc là một kẻ thông minh và sự thông minh này cũng là một yếu tố quan trọng làm lên nhân cách. Một nguồn tin không chính thức cho hay: sau khi từ giã chiếc ghế "vàng son" của mình, Larry King sẽ quyết định sẽ đến làm việc ở Việt Nam một thời gian.

 

Chúng ta đều biết: không một ai tỏa sáng mãi mãi bằng cách cứ ngồi lì ở nơi chốn họ đã từng một lần tỏa sáng. Nhưng lại có rất nhiều kẻ đã tắt vẫn tìm mọi cách để ôm lấy nơi chốn mà đúng ra họ phải ra đi. Những kẻ đó là những kẻ vừa tham lam lại vừa ngu tối. Những kẻ đó vừa tự vấy bẩn mình và biến mình trở thành những vật cản quá lớn với sự tiến bộ của xã hội và thật bi hài.

 

Với trường hợp Larry King, tôi mở to hết cỡ đôi mắt mình nhìn ra xung quanh trong phạm vi tầm nhìn của mình để kiếm tìm một người như vậy. Nhưng tôi đã thất bại. Những kẻ tham quyền cố vị quá đông và những người biết dừng lại đúng lúc và ra đi đúng lúc thật hiếm hoi đến nhường nào. Điều đó cho thấy sự háo danh và tham lam quyền lực có khả năng làm cho những kẻ vốn minh mẫn trở nên lú lẫn.

 

Sẽ kinh khủng và xúc phạm làm sao khi những chiếc lá già cỗi hay những bông hoa đã tàn úa vẫn cố bám lấy cành cây và không chịu rụng xuống. Những chiếc lá già và những bông hoa tàn rụng xuống đúng lúc luôn luôn làm nên những vẻ đẹp thật kiêu sa và huy hoàng đôi khi như lúc những chiếc lá kia và những bông hoa kia bật ra khỏi cành. Nhưng khi những chiếc lá già cỗi và những bông hoa tàn cố bám lấy cành thì đã gián tiếp đã làm đen bẩn cái cây và chống lại quy luật của sự phát triển.

 

Nghe tin Larry King có thể đến Việt Nam làm việc một thời gian thì người dân hỏi: Larry King đến Việt Nam để làm gì nhỉ? Có phải ông đến để giúp Truyền hình Việt Nam đào tạo các MC? Hay là ông đến để giúp VietNamNet cách làm bàn tròn trực tuyến cho thật hay?

 

Không. Ông không có thời gian để làm những việc nhỏ ấy. Ông đến Việt Nam để dạy cho những người tham quyền cố vị ở Việt Nam là hãy biết ra đi đúng lúc. Đến được vinh quang vô cùng khó nhưng biết cách rời bỏ vinh quang mới khó làm sao. Nếu không thì anh ta chỉ là một thằng hề lố bịch và trở thành một vật cản mà những người đang đi về phía trước chỉ muốn vứt anh ta ra vệ đường.

 

Khi Larry King có chương trình giảng dạy "làm thế nào để tránh được sự tham quyền cố vị" một cách cụ thể. Chúng tôi sẽ thông báo cho những ai muốn tham dự lớp học này để tiện bề đăng ký. Nhưng Ban tổ chức lớp học này lo sợ rằng sẽ có rất ít người đến học. Nhất là các vị chức sắc, sẽ là hầu hết các vị không đến học lớp này được với lý do: "Mình bận giải quyết nhiều việc quá. Thông cảm cho mình".

 

Nỗi sợ hãi của một dân tộc

 

Đội tuyển Argentina đã thất bại ở Nam Phi. Giấc mơ về ngày bước lên ngai vàng bóng đá thế giới của họ đã bị đập tan. Những người yêu đội tuyển Argentina và Maradona lo sợ ngày trở về quê hương của họ. Họ hình dung ra sự giận dữ và cả những lời nguyền rủa của những người Argentina. Nhưng sự thật đã hoàn toàn khác.

 

Có lẽ lâu nay chúng ta ít thấy một đất nước nào đón những người con thất trận của họ trở về như ở Argentina. Người ta nhìn thấy nụ cười của Maradona, nụ cười của người vừa thất trận trước đó. Juan Cabandie, một quan chức trong chính quyền Argentina nói: "Khi Maradona làm bất cứ việc gì, thì cho dù kết quả ra sao đi nữa, điều đó cũng không quan trọng. Hãy xem cách mà hàng triệu người dân Argentina chào đón ông, các bạn sẽ biết ở đất nước chúng tôi Diego quan trọng như thế nào".

 

Tổng thống Kirchner lên tiếng "Khi Đức đánh bại Argentina, toàn bộ người dân Argentina đều rất buồn. Nhưng chúng ta cần kiên nhẫn với Maradona, đội bóng cũng như đất nước Argentina cho dù nỗi buồn này sẽ còn kéo dài. Tôi đã gọi cho Maradona sau cuộc họp báo của ông ấy, nhưng ông ấy không thể nói lên lời vì đang khóc. Tôi ủng hộ ông ấy bởi không ai có thể đem lại nhiều niềm vui trên sân cỏ như Diego Armando Maradona đã đem lại cho chúng ta ", "Tôi đã mời toàn bộ đội tuyển tới Cung điện Tổng thống, nhưng họ từ chối bởi họ cảm thấy rằng mình không xứng đáng với vinh dự này. Nhưng tôi tin rằng họ đã sai bởi họ xứng đáng được như vậy, và tôi sẽ đợi họ"

 

Vì sao lại có hình ảnh ấy và những hành xử ấy đối với một đội quân thất trận mà người có trách nhiệm cao nhất là "nguyên soái sân cỏ" Maradona? hay nói đúng hơn là vì sao lại có một tình yêu như thế từ những người dân thường cho đến vị Tổng thống của Argentina giành cho những người con thất trận của mình?

 

Câu trả lời thật đơn giản: vì Maradona đã thể hiện một tình yêu chân thành và nồng cháy với bóng đá và với tổ quốc mình. Vì Maradona có thể làm được thậm chí hơn cả một vị Tổng thống là mang đến cho những con người trên mảnh đất Argentina tình yêu và niềm kiêu hãnh về tổ quốc mình. Và bóng đá chỉ là một cách mà Maradona đã bầy tỏ tình yêu của ông với dân tộc Argentina.

 

Trong lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới, có không ít những người lính và những vị tướng đã thất trận trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nhưng họ đã được dân tộc họ ghi danh đời đời như một niềm tự hào lớn lao. Bởi những người lính và những vị tướng ấy cho dù thất trận nhưng họ vẫn mãi mãi là biểu tượng của lòng yêu nước và sự hiến dâng đến hơi thở cuối cùng cho tổ quốc.

 

Cái điều mà Maradona làm được hơn cả những trận thắng hay chiếc Cup vàng sân cỏ là ông đã thổi vào những người dân Argentina tình yêu dân tộc họ. Ông đã mang đến cho những người Argentina một niềm tin kỳ lạ ngay trong chính sự thất bại tạm thời của mình. Cao hơn triệu lần một huấn luyện viên, ông đã trở thành một thủ lĩnh tinh thần của những người Argentina. Đấy chính là sự hiến dâng lớn nhất của ông cho dân tộc Argentina.

 

Và tôi thấy, một người đứng đầu của một đất nước cũng vậy, ông ta hay bà ta không có con đường nào khác là con đường phải trở thành thủ lĩnh tinh thần của dân tộc đó. Một dân tộc có thể phải đi qua đói rét, phải đi qua máu chảy, phải đi qua những thất bại...nhưng điều tối thượng là người lãnh đạo dân tộc đó không bao giờ làm mất lòng tin của nhân dân mình. Nếu một thủ lĩnh của một đất nước không mang đến cho nhân dân của mình niềm tin và tình yêu đất nước thì đó chắc chắn là một thủ lĩnh thất bại hoàn toàn.

 

Không ai hay không một dân tộc nào lại không một lần thất bại hay rơi vào những nguy nan. Nhưng điều đó không phải là nỗi sợ hãi đối với dân tộc đó. Điều sợ hãi chính là khi một dân tộc không tìm lại được niềm tin nữa thì nghĩa là họ sẽ thất bại mãi mãi.

 

Một cảnh tượng đau lòng ở Hà Nội:

 

Có một ngày ở Trường Mầm Non B, quận Tây Hồ, người ta đã phải chứng kiến một cảnh tượng thật đau lòng mà không hiểu được vì sao.

 

Đó là cảnh hàng trăm phụ huynh già có trẻ có cầm đơn xin học cho con cháu mình vọt lao lên phía trước như những vận động viên chạy 100 mét trên đường đua khi có súng hiệu.

 

Không. Sự ví von này thật nhạt nhẽo, thật vô tâm. Có lẽ phải ví hàng trăm phụ huynh như những con người đang nhoài về phía trước như những người đang bị sóng biển đánh chìm với hy vọng mong manh để bíu được mạn thuyền mong thoát chết.

 

Vậy những phụ huynh kia đang phải chống chọi với điều gì mà khủng khiếp vậy? Họ đang chống chọi với việc con cháu họ có nguy cơ bị loại khỏi danh sách nhập học.

 

Xin thưa, đấy chỉ là một trường mầm non chứ không phải là một trường đại học. Có lẽ vì chúng ta đã và đang mải mê nói và chắc còn mải mê nữa về những điều rất là to tát cho một tương lai xa xôi với một trí tưởng tượng ghê gớm trong khi đó chúng ta không xây đủ những trường mầm non tốt cho những đứa trẻ để những ông bà, những cha mẹ phải săn lùng và có lúc như là tranh cướp cho con cháu họ một chỗ trong cái lớp học kia.

 

Hình ảnh nhân văn của một quốc gia hay nói rộng hơn đó chính là những gì mà Chính quyền sở tại làm cho những đứa trẻ và những người già. Một quốc gia mà người lớn phải tranh giành lớp học cho con cháu mình và những đứa trẻ phải đu dây qua sông đi học thì là một quốc gia như thế nào khi quốc gia đó có thể để cho một ông Chủ tịch Hội đồng quản trị một tập đoàn dễ dàng tiêu hủy đi cả 80.000 tỉ đồng?

 

Nhân cách của người lớn chúng ta trước cuộc sống hiện tại và tương lai của con cháu chúng ta là thế đấy.

 

Trực Ngôn (bài đã bị xóa trên Tuanvietnam.net)

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài viết quá hay. Bác viết như một nhà báo thực thụ. Quả thật xã hội bây giờ đầy rẫy những bất công, chỉ khổ những kẻ chân đất mắt toét, không quyền không thế. Cũng đành chấp nhận thôi biết làm sao được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi đang nói những lời của sự thật chứ không hề cường điệu một chút nào. Cứ mỗi lần có bạn nước ngoài đến Hà Nội lại chẳng biết đưa họ đi đâu. Lần thứ nhất đưa đi Văn Miếu, lần thứ hai Văn Miếu, lần thứ ba cũng Văn Miếu và lần thứ bao nhiêu không nhớ nữa cũng lại món Văn Miếu.

 

Văn Miếu là một địa chỉ Văn Hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam nhưng lại của người xưa từ hơn 1000 năm trước để lại. Ngày nay chúng ta có gì hỡi các vị? Thật khó trả lời phải không thưa các vị?

 

Bởi thế mà hai tiếng World Cup vang lên như một niềm vui mà cũng là một nỗi cay đắng. Và lúc này, chính tôi đang đợi đến đêm mai World Cup trở về. Trở về đi World Cup. Nếu không ta buồn và trống rỗng lắm thay. Ta thật tội nghiệp. Nhưng ta biết đi đâu và xem gì bây giờ???

 

Trực Ngôn (tuanvietnam.net)

Hãy ngược dòng thời gian về World Cup 1996 thăm bến cảng Vinashin

 

Lời ngỏ của chủ tịch Hội đồng quản trị

LoiNgo.jpg

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ!

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) là một tổ chức tín dụng Nhà nước được thành lập từ năm 1998, thực hiện chức năng của một trung gian tài chính phục vụ các nhu cầu đầu tư và phát triển thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ (nay là Tập đoàn Kinh tế VINASHIN). Dưới sự lãnh đạo của Tập đoàn Kinh tế VINASHIN, bằng tâm huyết, sự vươn lên không ngừng, cùng với chiến lược đầu tư đúng đắn vào con người và công nghệ, VINASHIN Finance đã từng bước làm tốt được vai trò là một tổ chức tín dụng thuộc Tập đoàn kinh tế mạnh, đồng thời vươn lên một vị thế mới trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam và Quốc tế.

Với phương châm uy tín và chất lượng hàng đầu, VFC sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ tài chính, các dịch vụ tư vấn tốt nhất, đa dạng nhất nhằm tối đa hoá lợi ích của quý khách hàng. VFC sẽ luôn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy của quý khách hàng .

Bằng sức trẻ, sự năng động sáng tạo và tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động, VFC đã và đang đóng góp một phần không nhỏ để xây dựng VINASHIN ngày một vững mạnh, vì một tương lai phồn thịnh của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam nói riêng và nền Kinh tế Việt Nam nói chung.

VFC xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo sáng suốt của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt cảm ơn sự tin tưởng và hợp tác của Quý khách hàng trong suốt thời gian qua. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự ủng hộ nhiệt thành và mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Tài chính trong nước và quốc tế.

Trân trọng,

Phạm Thanh Bình

Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

http://www.vinashin-finance.com.vn/default/4/default.aspx

 

Cam kết thương hiệu Vinashin Finance

http://www.vinashin-finance.com.vn/default...aspx?DataID=217

Bước chuyển quan trọng của ngành đóng tàu

http://www.nasico.com.vn/home/index.php?op...age&lang=vi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài trên blog Nguyễn Quang Lập.

 

Tối qua đi uống rượu về, thấy tin ông Philipp Roesler là người gốc Việt đầu tiên trong nội các Đức, sướng rêm, máu tự hào dân tộc nổi lên, dù đã say vẫn nốc hết ly rượu to, hút hết nửa bao thuốc mới chịu lên giường. Lên giường rồi vẫn không ngủ được, cứ nghĩ vẫn vơ, giá mình là bố Philipp Roesler, nghe tin này thì sẽ thế nào nhỉ? Mới nghĩ đến thế đã nước mắt dàn dụa.

 

Philipp Roesler phiên âm ra tiếng Việt là Phi-líp Rơs-lờ, người Việt mình thích nói tắt, gọi là cu Lờ cho nó đậm đà bản sắc dân tộc. Cu Lờ máu Việt toàn tòng, mới 36 tuổi đã làm bộ trưởng của một nước to đùng, dù biết bộ trưởng nước tây hôm nay nhậm chức hôm sau có thể mất chức, chứ không phải như ta, đã lên đến chức đó rồi thì cứ nhè vinh hoa phú quí mà thẳng tiến, thì cũng cứ sướng cái đã.

 

Mới hay cái môi trường nó quan trọng đến thế nào. Hoàn cảnh như cu Lờ nếu ở ta giỏi lắm cũng chỉ được như bác sĩ Sao Hồng ở Nha Trang, ngày đi rạch bụng người tối lên blog tán gái, thế là oách lắm rồi. Cái chân Viện trưởng cũng chả có, đừng nói Bộ trưởng y tế, còn khuya.

 

Ở ta xem lý lịch, giá quê Cần Thơ, Bến Tre thì còn hy vọng chứ Khánh Hoà thì kẹt rồi, lại còn không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, nói chuyện làm bộ trưởng khác nào đơm đó ngọn tre. Còn bảo làm bộ trưởng lúc 36 tuổi thì có đánh chết cũng chẳng dám mơ.

 

Tuổi ấy xưa Võ đại tướng đã làm bộ trưởng, xa hơn nữa cụ Trần Phú làm tổng bí thư lúc 24 tuổi, nhưng cái thời ấy đã đi vào dĩ vãng, ít có cơ may quay trở lại. Bây giờ nghe ông Hoàng Trung Hải 46 tuổi làm phó thủ tướng ai ai cũng mắt trợn mồm há, nói trẻ quá trẻ quá. Đừng nói 46 tuổi, năm sáu mươi tuổi vẫn cứ còn là trẻ, đến tuổi đái ướt quần rồi vẫn cứ còn trẻ như thường.

 

Thiên hạ bàn tán cả tháng nay về một ông nào đấy nói chỉ có tiến sĩ mới có khả năng đột phá tư duy. Chả biết tiến sĩ có đột phá tư duy hay không chứ tuổi trẻ có khả năng đột phá tư duy là cái chắc. Mình từ khi lớn khôn đến giờ đã hơn ba mươi năm, năm nào cũng nghe trên hô hào trẻ hoá trẻ hoá, trẻ hoá thế nào mà lực lượng đái ướt quần ngày càng phát triển rầm rộ, ghế nhỏ ghế to không chỗ nào là không có mấy ông đó chiếm giữ.

 

Mình uống rượu tán phét với mấy ông tổ chức, nói các ông tuyển cán bộ đừng có nhìn vào lý lịch, thời buổi chia tỉnh nhập tỉnh tùm lum, khai lại cái tuổi có gì là khó. Các ông cứ lùa tất cả vào toilet bảo đái, cứ ông nào đái ướt quần thì cấp ngay sổ hưu. Làm thế thật kiên quyết, bảo đảm có ít nhất 60% ghế trống dành cho tuổi trẻ.

 

Nói thật giá nước ta có vài mươi anh như Philipp Roesler, kẹt lắm thì năm bảy anh cũng được, giữ những vị trí quan trọng thì đất nước mình chắc sẽ khá lên nhiều. Một ông nhà văn nói chơi vui, nói lãnh đạo nước mình không có ai để mình gọi bằng thằng cả, toàn phải gọi bằng anh bằng ông bằng cụ, chán mớ đời.

 

Nghĩ đến đây bỗng nhiên mơ mình có cái quyền tuyển chọn lãnh đạo, lập tức chạy sang Đức gặp cu Lờ, nói ê cu, mày về giải quyết vụ Bauxite Tây Nguyên thật ngon lành, tao cho mày làm thủ tướng. Mày làm thủ tướng 5 năm nếu tham nhũng nước mình không còn là quốc nạn thì mày ưa gì làm nấy, tụi tao sẽ nhất tề gọi mày là Anh giai dân tộc, gọi thế cho nó máu.

 

Mơ thế thôi, chả chắc cu Lờ nó chịu nghe cho, dù gì đầu gà tây còn hơn má lợn ta. Vả lại cu Lờ có tài đến giời mà chạy đâu cũng đụng phải 16 chữ vàng thì làm được cái gì tốt. Nói thế để thông cảm sâu sắc với thủ tướng đương nhiệm, tuyệt không có ý gì khác, xin thành thật khai báo .

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Suy ngẫm: Quát dân (blog Hiệu Minh)

 

“Quát” ở đây là bác Đào Duy Quát, TBT báo Điện tử ĐCS VN, “Dân” là bác Nguyễn Trung Dân, cựu phó TBT báo Du lịch. Mạn phép dùng tên của hai vị cho entry này.

 

Người đọc bình thường ít ai nhớ tên lãnh đạo của các tờ báo. Họ chỉ nhớ bài nào hay và nhà báo nào viết. Nhưng riêng trường hợp bác Quát và bác Dân này thì có hai sự kiện liên quan đến người hàng xóm vĩ đại đã làm các ông trở nên rất nổi tiếng.

 

Báo Du lịch số Xuân 2009, do các bài viết về Trường Sa, Hoàng Sa đã bị đình bản ba tháng. Báo dám in một bài của nhà thơ Bùi Minh Quốc, người từng có thời bị coi là bất đồng chính kiến. Và một bài khác có tựa đề “Ải Nam Quan” lại trích đăng bài thơ “Hận Nam Quan” trong vở kịch của Hoàng Cầm.

 

Con trai bác Trung Dân là nhà báo trẻ Trung Bảo có bài “Tản mạn cho đảo xa”, ca ngợi biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc đối với các quần đảo của Việt Nam năm 2007.

 

 

Báo Du lịch

 

Lề phải đã “quát” lề trái. Sau vụ báo Xuân này, bác Dân bị đình chỉ chức vụ và thu thẻ nhà báo.

 

Vụ xử lý báo chí ấy đã xong nhưng dư chấn vẫn âm ỉ.

 

Gần đây, dư luận lại bùng lên khi người ta so sánh với bác Quát vì một “tai nạn nghề nghiệp” mấy tuần trước (nguyên lời của bác Quát).

 

Vụ này thì hơi “lạ”. Báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam do bác Đào Duy Quát làm Tổng Biên tập, Trung ương Đảng là cơ quan chủ quản, đã dịch ra và đăng tải bài “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông” do báo Hoàn Cầu (Trung quốc) xuất bản.

 

Bài báo phô trương sức mạnh của Trung quốc tập trận tại biển Đông có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và dường như “giúp” bạn xác lập chủ quyền vùng đảo biển đang tranh chấp với ta.

 

Trong thực tế, chính đám blogger rỗi việc “bới ra” vụ động trời này. Theo một nghĩa nào đó, quyền lực thứ 5 (blog) đã “quát” báo chí lề phải. Bài đã được rút xuống và lời xin lỗi bạn đọc sau vài tuần chậm trễ.

 

Bác Quát bị phạt 30 triệu đồng và bị khiển trách.

 

Tuy nhiên, so sánh hai vụ, người ta không khỏi băn khoăn.

 

Một bên đăng báo khuyến khích lòng yêu biển đảo không “đúng lúc” và không được “phép” nên bị tước thẻ, cách chức.

 

Bên thứ hai đăng bài vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia chỉ bị phạt rất nhẹ.

 

Báo Du lịch cho đến hôm nay sau khi bị đình bản, dù đã hơn 5 tháng, toàn bộ nhân viên bị nghỉ việc, không có lương ăn. Bác Dân thì chưa biết khi nào được cầm bút trở lại.

 

Hôm qua (3/10/2009), coi như “xử lý xong rồi”, bác Quát đã đàng hoàng phát biểu tại lễ trao giải cuộc thi tìm hiểu “Biển, đảo Việt Nam” ở Quảng Ninh, rằng, cuộc thi đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, chiến lược của biển, đảo nước ta.

 

Chỉ có điều bác Quát “quên” không nói, chính vị TBT lại không làm tròn bổn phận đó.

 

Tờ báo bé bị kỷ luật nặng vì lỗi nhẹ. Tờ báo lớn bị khiển trách nhẹ dù lỗi rất nghiêm trọng.

 

Dân thấp cổ bé họng dễ bị quát hơn quan. Vì thế, chuyện Quát Dân vẫn còn mãi.

 

Hiệu Minh. 4 October 2009.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Trần Thu Trang

Nghịch lý

 

1. Chợt nghĩ ra khi ngồi trong viện Mắt

Nằm đợi mổ cận thị

Bệnh nhân liếc láo liên

Bác sĩ, kỹ thuật viên

Ai cũng đeo kính hết!

 

2. Chợt nghĩ ra khi đi mua đồ nội thất

Người lâu nay vẫn hô

Phản đối bọn phá rừng

Kiên quyết bảo thợ mộc

Đóng gỗ thịt, nghe cưng!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Hà Nội cần có ý tưởng lớn, như việc xây dựng đường hầm dưới lòng đất. Khi mưa lớn chúng ta có thể rút người và xe ra sau đó trút nước xuống như ở thành phố Kuala Lumpur - Malaysia.", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bộc lộ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm"- Từ Mỹ Đức - Hà Nội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trao đổi với VietNamNet qua điện thoại chiều 2/11.

 

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/811500/

 

 

"Giảm giá nên giảm từ từ chứ không nên tụt mạnh xuống sẽ dễ bị sốc!"

- Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám Đốc Tổng công ty Dầu VN trả lời câu hỏi vì sao giá xăng dầu tại VN không giảm mạnh như giá quốc tế.

 

“Xin lỗi, tôi chỉ nói một câu thôi nhé. Đúng là mất dạy!” - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, cha đẻ của ca khúc “Đoàn vệ quốc quân” đã thốt lên sau khi nghe toàn bộ bài xuyên tạc ca khúc này trong “Sách đỏ FPT”. Một số nhạc sĩ khác cũng thốt lên tương tự khi biết ca khúc của mình được "chuyển thể" trong cuốn sách đó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Giấc mộng đêm hè.

 

Đêm khuya, năm chàng sinh viên nằm trên sân thượng ký túc xá ngắm nhìn bầu trời lấp lánh đầy sao. Gió từ sông Sài Gòn dịu dàng thổi từng cơn. Một chàng bỗng nói:

 

- Hôm qua ba má dưới quê bán lúa gởi cho tao một tỷ đồng. Ba tao viết trong thư:

 

“Dạo này gia đình khó khăn vì phải dành dụm sắm thêm bốn chiếc xe hơi nữa vì ba bắt đầu lớn tuổi, đi cày ruộng mà không ngồi xe máy lạnh thấy bực bội lắm.

 

Bữa trước trời không chịu mưa, em gái mày phải liên hệ với nhà máy mua nước ngọt Coca Cola về tưới ruộng, chưa biết lúa mọc ra sao nhưng kiến làng mình uống nước ấy nhiều quá, chỉ cần bắt một con thả vào nồi cơm là tất cả ngọt như chè.

 

Không hiểu tại sao độ rày dân thành phố đổ dồn về quê, người thì cắt cỏ, người thì chăn trâu, họ nói vậy vẫn sướng hơn thành thị bị kẹt xe mà chật chội. Nhiều cô đẹp lắm, mặc váy đầm, phấn son đầy mình cứ giành cấy lúa với phun thuốc trừ sâu; nhà ta cũng có mấy hoa hậu xin được nấu cám heo mà ba còn hỏi xem có trình độ Anh văn bằng C không đã.

 

Tội nghiệp em trai mày khóc quá trời, nó học xong nhà trường đày sang Pháp thực tập, nó nhờ ba chạy để được về làng nhưng ba nghĩ ai cũng thế thì bao giờ những dân ở đấy mới có văn hóa nên lại thôi.

 

Số tiền một tỷ này gửi cho mày là lấy tạm ở tiền ăn trầu của bà ngoại, ba biết như thế là ít nhưng con chịu khó, nếu thiếu mượn đỡ bạn bè, tuần sau ba gửi tiếp”.

 

Cả bọn nghe xong, an ủi:

- Tội nghiệp mày ghê!

- Càng nghèo càng ráng học nghe em.

 

Chàng thứ hai thổ lộ:

- Chưa khổ bằng tao. Sáng nay thầy hiệu trưởng gọi lên cảnh cáo vì bỏ cơm ở nhà ăn tập thể sinh viên. Chán quá, quanh đi quẩn lại cũng mấy chục món đó: heo quay, vịt bát bửu, gà nhồi hạt sen, cá lóc đút lò, cua rút xương, tôm càng hấp rượu… ai mà nuốt cho được. Đề nghị bao nhiêu lần là thực đơn phải có rau muống nấu cà, nhà trường hứa sẽ giải quyết rồi đâu lại hoàn đó. Tuần trước anh thằng bạn bên Mỹ gửi về một hũ mắm nêm, cả lớp thèm quá phải trùm chăn chấm với bánh mì vì sợ giáo vụ phát hiện tịch thu.

 

Những tiếng kêu phẫn nộ vang lên:

- Sao trắng trợn thế nhỉ?

- Đúng là miếng ăn là miếng nhục rồi.

- Để tao kể tiếp. Đã thế đồ ăn họ chế biến rất bừa bãi. Ví dụ như món canh chua, rau được thái nhỏ như sợi tóc, ướp với nước cốt me bảy ngày, rồi họ đem từng sợi nhồi vào củ nhân sâm, hấp lên. Sau đó lấy ra cho vào bụng cá, mang cá ấy thả xuống nước mưa hứng trên là sen vào những đêm trăng rằm, tiếp theo cá được các thiếu nữ câu lên bằng cần câu vàng, sau đó cho vào máy vi tính xử lý nửa ngày, lôi cá ra bắt làm bản kiểm điểm, bắt cá xem chương trình ca nhạc thời trang. Cuối cùng cho cá vào chậu vẽ các cô mặc áo tắm rồi mới mổ bụng cá lấy rau ra. Chế biến cẩu thả như thế mà lại trách tao không chịu ăn thì có dã man không?

 

Cả bọn gào lên:

- Dã man quá!

 

Chàng thứ ba thét:

- Tớ mới thực sự bi kịch. Vừa rồi tớ lò mò xuống khu vệ sinh định tắm thì chả gặp một ai. Nước nóng, nước lạnh, xà bông thơm, khăn bông, dầu gội đầu, máy sấy tóc, kem dưỡng da để ngổn ngang, thứ nào cũng còn nguyên trong hộp. Chưa kịp làm gì đã bị những người phục vụ đổ xô ra hỏi có giặt đồ không, có kỳ lưng không, nếu đồng ý họ sẽ cho tớ tiền “boa”, nhưng các cậu biết đấy, đời nào tớ chịu bán mình. Phòng tắm sinh viên được xây rất tồi, gạch men của Ý, gương soi của Đức, còn thảm chùi chân của Ănggôla, bồn rửa mặt bằng ngọc bích, còn bồn tắm bằng cẩm thạch. Tớ đòi phải có gáo dừa và xơ mướp để kỳ thì tất cả đều gãi đầu gãi tai xin lỗi vì những thứ đó phải đặt riêng. Bực nhất là đang tắm họ cứ bấm chuông hỏi có dùng trà thơm không, có ăn bánh hoa cúc không, có gội đầu bằng sữa ong chúa không. Ra khỏi cửa còn bắt làm móng chân, bắt nhúng mình vào bể dầu thơm. Tàn ác đến thế là cùng.

 

Tất cả nghẹn ngào thông cảm. Chàng thư tư vừa khóc, vừa nói:

- Nỗi khổ của các anh suy cho cùng vẫn là cái khổ vật chất, còn em khổ tinh thần mới bi kịch. Em mới vào năm thứ nhất mà vài chục công ty cứ kiên quyết bắt làm giám đốc, họ nói nếu chờ em ra trường sợ các công ty khác tranh mất. Từ chối cũng mệt vì đích thân các giám đốc đang tại chức đến năn nỉ suốt ngày, họ bảo chỉ cần em ừ một cái là họ có cớ về hưu, chẳng lẽ em không biết thương người lớn tuổi sao?

 

Trong khi chờ đợi, cái gì họ cũng hỏi ý kiến, thành ra vừa học vừa ký các quyết định bổ nhiệm, duyệt chi vài triệu đôla, hoặc phải nghiến răng cho ra nước ngoài ký kết các hợp đồng đến kiệt sức. Đã thế nhiều cô tài tử xinê đòi yêu em. Họ đứng dưới cửa sổ, trèo lên mái nhà hoặc đánh đu trên cành cây hy vọng em để ý, hễ gió thổi là rớt lộp độp như mít rụng, rồi lại leo lên. Em có tấm hình trong thẻ sinh viên bị một cô trộm được phóng to bằng cái nhà treo giữa ngã tư với dòng chữ: “Sinh viên, người mẫu gọi là yêu”.

 

Tất cả ứa nước mắt. Chàng thứ năm lấy chiếc khăn tay màu cháo lòng lau mặt cho các bạn, vắt mạnh xuống sàn gạch rồi nói:

- Kể khổ mãi rồi. Để tớ kể một cái sướng nghe.

- Kể đi!

- Sáng nay tao nằm chơi trên đường, tự nhiên có chiếc xe tải chạy qua rồi de lại đưa tiền, vì tài xế thấy bụng tao sát vào da nên tưởng đã cán qua, vội vã bồi thường. Sướng chưa?

 

Lê Thị Liên Hoan (bút danh của đạo diễn Lê Hoàng)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cho rằng buôn 88 bánh heroin cùng hơn 19.000 viên ma túy tổng hợp mà phải chịu mức án tử hình là quá nặng, Dư Kim Dũng (tức Dũng "tình") làm đơn kháng cáo.

Sáng 20/7, tại Hải Phòng, TAND Tối cao xử phúc thẩm vụ án sản xuất, tàng trữ, mua bán trái phép ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng do Dư Kim Dũng cầm đầu. Bị cáo 41 tuổi ở quận Hải An, Hải Phòng.

 

 

 

Trước đó, tại phiên sơ thẩm đầu tháng 2/2010, TAND Hải Phòng tuyên phạt Dũng: tử hình về hành vi mua bán trái phép 88 bánh heroin và hơn 19.000 viên ma túy tổng hợp; 12 năm tù về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; 3 năm tù về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Cùng với bản án 30 tháng tù giam trước đó chưa thi hành, Dũng phải chịu hình phạt tổng hợp là tử hình.

 

Ngoài Dũng, TAND còn tuyên phạt đồng bọn của tên này với những mức án về các tội sản xuất, mua bán chất ma túy và tàng trữ vũ khí quân dụng trái. Trong số này có anh ruột và vợ ba của Dũng.

 

Tuy nhiên, sau phiên xử, Dư Kim Dũng là bị cáo duy nhất có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

 

Tại phiên phúc thẩm, Dũng thành khẩn khai báo và cho rằng bản án tử hình mà phiên sơ thẩm tuyên là quá nặng. Bị cáo 41 tuổi đưa ra hàng loạt lý do: đã ra đầu thú; tự khai ra đồng bọn có liên quan giúp cơ quan điều tra nhanh chóng phá án; gia đình bị cáo có công với nước, bản thân có bệnh tâm thần.

 

Căn cứ vào những tình tiết của vụ án, đặc biệt Dũng có tiền sử tâm thần, Hội đồng xét xử TAND Tối cao tuyên phạt Dư Kim Dũng chung thân về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

 

Theo cáo trạng, cuối năm 2006 đến đầu tháng 2/2008, Dũng “tình” và đồng bọn đã thiết lập đường dây buôn heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc và mua bán ma túy tổng hợp từ Hongkong về Việt Nam tiêu thụ với số lượng lớn. Đường dây này đã mua bán 88 bánh heroin và sở hữu ba khẩu súng ám sát quân dụng.

 

Bình luận của Tắc Kè:

 

Các chiến sĩ buôn ma túy nào cũng bị mắc bệnh tâm thần thì phải. Quả này tiền lót tay bác sĩ và công an, tòa án cứ gọi là vài tỷ, có thể tới hàng chục tỷ cũng nên

 

Dũng "tình" đã "lao động" vất vả để kiếm tiền, và giờ tiền đã cứu mạng sống của anh.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×