Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Mũn xinh

Nghịch lý

Các bài được khuyến nghị

Truyện cười: Khổ hay sướng

Email In

 

Bà hỏi cháu:

- Thế nào, ở nhà mới, cháu có thích không?

- Thích lắm bà ạ. Cháu có phòng riêng, em cháu cũng có phòng riêng. Chỉ có bố mẹ cháu là khổ thôi ạ.

- Sao vậy?

- Vì bố mẹ cháu vẫn phải nằm chung với nhau không được nằm riêng bà ạ!

- !!!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Truyện cười: Khổ hay sướng

Email In

 

Bà hỏi cháu:

- Thế nào, ở nhà mới, cháu có thích không?

- Thích lắm bà ạ. Cháu có phòng riêng, em cháu cũng có phòng riêng. Chỉ có bố mẹ cháu là khổ thôi ạ.

- Sao vậy?

- Vì bố mẹ cháu vẫn phải nằm chung với nhau không được nằm riêng bà ạ!

- !!!

Hề hề hề,...

KHỔ THẬT,......... KHỔ KHỔ THẬT.....

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Truyện cười: Khổ hay sướng

Email In

 

Bà hỏi cháu:

- Thế nào, ở nhà mới, cháu có thích không?

- Thích lắm bà ạ. Cháu có phòng riêng, em cháu cũng có phòng riêng. Chỉ có bố mẹ cháu là khổ thôi ạ.

- Sao vậy?

- Vì bố mẹ cháu vẫn phải nằm chung với nhau không được nằm riêng bà ạ!

- !!!

 

Hề hề hề,...

KHỔ THẬT,......... KHỔ KHỔ THẬT.....

Em thì thấy : Sướng

SƯỚNG THẬT,......... SƯỚNG SƯỚNG THẬT.....

Hề hề hề,...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kể, có một nhà lãnh đạo ta khi tiếp kiến Quốc Vương Thái nói rằng: “Chúng tôi tự hào vì đã đánh thắng ba đế quốc to”. Đức Vua điềm đạm nói: “Chúng tôi thì lại tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Chắc nhiều bạn nghiên cứu lịch sử Thái cận đại và hiện đại sẽ thấy họ đã khôn ngoan như thế nào để tránh chiến tranh trong những tình huống tưởng như không thể nào tránh được. “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”, thơ Nguyễn Duy.

 

(Trích Blog Osin)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dân tộc Việt Nam - Đặng Lê Nguyên Vũ

BÀI NÓI CỦA ANH ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ (Tổng giám đốc Cà Phê TRUNG NGUYÊN) Tại ĐHQG Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2005

 

Các bạn trẻ thân mến !

Cho tôi gửi đến các bạn lời chúc sức khoẻ dồi dào và một niềm tin mãnh liệt vào các bạn, những người có đầy đủ tài năng, tri thức và khát vọng để xây dựng một đất nước Việt Nam trỗi dậy, hùng cường.

 

Hôm nay, tôi xin gửi đến các bạn những trăn trở, suy nghĩ với mong muốn xây dựng một nước Việt cường phát, một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.

Soi rọi lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mình trong hàng ngàn năm nay, các bạn và tôi đều có thể thấy hiển hiện những mâu thuẫn, những nghịch lý lớn mà những người Việt cần phải nhận ra và có lời giải pháp cho nó. Tôi xin được nêu hai nghịch lý chính như sau:

 

Nghịch lý thứ nhất: Yêu hoà bình nhưng luôn bị chiến tranh:

 

Đây là một nghịch lý cơ bản nhất, lớn nhất của dân tộc Việt. Lịch sử cho thấy chúng ta luôn luôn phải vừa dựng nước vừa giữ nước, luôn luôn ở trong thế của kẻ bị chinh phục. Sau khi thoát khỏi sự nô lệ nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt chưa bao giờ được hưởng một thời kỳ thái bình hơn ba trăm năm. Hết Nam Hán, đến Nam Tống, đến Nguyên Mông, đến Minh, đến Thanh rồi đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ gần đây. Trong lịch sử phát triển của loài người từ trước đến nay, ít có một dân tộc, ít một quốc gia nào lại phải chịu nhiều cảnh “nối da xáo thịt” nhiều như vậy.

 

Chúng ta có những chiến công hiển hách của dân tộc, nhưng đó chỉ là những chiến công trong việc giữ nước, trong những tình thế chúng ta bị dồn vào đường cùng, bị bức trách lựa chọn nô lệ hay tự do. Vậy tại sao chúng ta luôn luôn bị rơi vào các cuộc chiến tranh về quân sự trong khi chúng ta là một dân tộc vô cùng yêu chuộng hòa bình?

 

Nghịch lý thứ hai: Các điều kiện để phát triển kinh tế đầy đủ nhưng luôn sống trong cảnh khó nghèo và chưa bao giờ thực sự giàu mạnh.

 

Việt Nam có đầy đủ những điều kiện trở thành một nước giàu mạnh nhưng trên thực tế chúng ta lại mà một nước có truyền thống nghèo khó. Với vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên tương đối ưu đãi, tài nguyên khoáng sản phong phú, con người cần cù, thông minh, sáng tạo – xét về những lợi thế riêng đó, chúng ta hơn hẳn Nhật Bản, Hàn Quốc rất nhiều. Vậy tại sao chúng ta luon thua kém họ?

 

Ngay cả trong thời điểm hiện tại, người Việt đã cư ngụ khắp năm châu và vẫn luôn được các dân tộc khác tôn trọng vì sự thông minh cần cù hiếm có, nhưng không có một tỷ phú người Việt tâm cỡ thế giới ? Thống kê mới nhất vào tháng 11 của tạp chí Fobers thì Trung Quốc có 10 tỷ phú và những dân tộc có nhiều nét tương đồng với chúng ta đã có và ngày càng có nhiều như người Thái có, người Mã Lai có, người Nhật Bản, người Hàn Quốc lại càng nhiều....

 

Lý giải cho những nghịch lý đó, Tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính:

 

Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý chính trị có ý nghĩa chiến lược trong khu vực cũng như trên bình diện thế giới.

 

Với vị trí địa lý chính trị của mình, từ thủa đầu dựng nước đến nay, Việt Nam luôn là đối tượng thôn tín của các thế lực bành trướng. Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc bành trướng sang Đông Nam Á; là cửa biển để Nhật Bản hay Hoa Kỳ ảnh hưởng đến các nước Đông Dương; là vùng đệm của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến phần còn lại của Châu Á.

 

Việc Trung Quốc đang trên đà trở thành siêu cường của thế giới đã tạo nên trục: kinh tế chính trị - Hoa Kỳ - Nhật Bản - Ấn Độ và Trung Quốc đang có những hành vi tranh giành ảnh hưởng len Việt nam càng làm cho vị trí địa chính trị của chúng ta càng quan trọng. Do đó, người Việt chúng ta luôn luôn bị các thế lực bành trướng nhìn ngó, luôn luôn phải sống trong tình trạng của cuộc chiến ở dạng thức này hay dạng thức khác. Nếu là thời “chiến” thì là cuộc chiến đổ xương máu bằng gươm – dao – súng - đạn, bằng sinh mạng của hàng chục thế hệ. Nếu là thời “bình” thì đó là cuộc chiến xây dựng kinh tế sao cho giàu mạnh để không bị rơi vào thế bị xâm lược, là cuộc chiến về văn hóa để hấp thu tinh hoa thế giới mà vẫn giữ được bản sắc của mình. Chính do chúng ta không ý thức được hoặc ý thức chưa đầy đủ sự cam go và khốc liệt ở những cuộc chiến thời “bình” để rồi cũng chưa có được một tinh thần, một quyết sách giữ nước đúng đắn và lâu bền nên chúng ta luôn luôn phải đổ máu trong những cuộc chiến tranh giữ nước.

 

Thứ hai, Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người giàu có, đa dạng và phong phú.

 

Điều này dẫn tới hai việc:

 

Một là, với tài nguyên sản vật phong phú chính là miếng mồi béo bở cho những thế lực bành trướng hăm he chiếm đoạt.

 

Hai là, với điều kiện sống tương đối sung túc và dễ dàng như vậy, người Việt không cần phải cố gắng nhiều cũng có thể tự nuôi bản thân mình, nền kinh tế tự cung tự cấp, ít ham muốn khám phá chinh phục phát sinh từ chính đặc trưng này.

 

Yếu tố thứ ba là những rào cản về văn hóa. Những rào cản về văn hóa ở đây được xác định là những tính chất của nền văn hóa gây nên những nghịch lý Việt Nam đã được nêu ở trên. Đầu tiên là những đặc tính cố hữu của nền văn hóa dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước. Nó bao gồm các tính cách: tính manh mún, tính ưa ổn định và thiên về bảo tồn, không muốn khám phá và phát triển. Tóm lại là các đặc tính rất thiên về Âm tính, có thể gọi là Thái Âm.

 

Thực chất đó là những tính chất văn hóa mang nặng âm tính để cân bằng với môi trường sống gần với thiên nhiên, các đặc tính đó chủ yếu có tác dụng làm cho người Việt sống cân bằng với thiên nhiên môi trường. Thêm vào đó những đặc tính văn hóa ngoại lai đã biến nhiều đặc trưng của nền văn hóa lúa nước truyền thống thành những nguyên nhân chủ yếu tạo nên nghịch lý Việt Nam. Đó là những mặt trái khi chúng ta phải tiếp thu văn hóa một cách cưỡng ép từ bên ngoài.

Người Trung Hoa mang theo Nho, Lão và Phật giáo đại thừa dạy cho dân tộc Việt sự “dĩ hoà vi quý”, hài lòng với hiện tại, ít khát vọng khám phá và chinh phục, cộng với người Pháp, người Mỹ mang lại sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc Việt với sự phân chia Bắc, Trung, Nam và chia rẽ làng xã họ tộc. Đó chính là những nguyên nhân chính làm cho người Việt mất đoàn kết mà đã đẩy tính Âm của nền văn hóa Việt thành Thái Âm, tức là gần như mất đi khát vọng lớn mạnh, chỉ muốn sự ổn định và kìm hãm trong cái ao làng của mỗi người.

 

Mặt khác, các thế lực bên ngoài không khi nào thôi không có mong muốn thôn tính một đất nước tươi đẹp như vậy, biến những con người giỏi dang như vậy lệ thuộc vào họ. Thuộc tính Thái Âm chỉ thể hiện sức mạnh khi người Việt bị dồn vào đường cùng, vào thế không còn sự lựa chọn mà bắt buộc phải chiến đấu. Nhưng sau khi được coi là “chiến thắng”, sự âm tính thái quá đó lại phát huy tác dụng, như ru ngủ cả một dân tộc, để dân tộc đó lại trở nên yếu ớt và lại bị dồn vào bước đường cùng. Vậy đã đến lúc chúng ta nên nhận ra cái vòng tròn luẩn quẩn đó và thoát ra khỏi nó cho bằng được, thoát khỏi cái hậu quả của “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”, một trăm năm đô hộ giặc Tây” hay không ? và hóa giải thuốc tê văn hóa thì không còn cách nào khác làp hải đánh thức bằng chính văn hóa.

 

Tóm lại, trong ba nguyên nhân kể trên thì chính nguyên nhân về văn hóa tạo nên cái nghịch lý Việt Nam, tạo nên cái vòng luẩn quẩn của việc yếu kém về kinh tế, bị xâm lược, phải đứng lên đấu tranh trong thế không còn sự lựa chọn nào khác, giành “thắng lợi”, sau đó lại suy yếu và lại phải chiến đấu. Hai nguyên nhân đầu có thể coi là các nguyên nhân nặng tính khách quan và có tính hai mặt, nó vừa là thách thức, nhưng thực ra đó là cơ hội cho dân tộc Việt trở nên giàu mạnh và vĩnh viễn thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi nghèo

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Truyện cười: Khổ hay sướng

Email In

 

Bà hỏi cháu:

- Thế nào, ở nhà mới, cháu có thích không?

- Thích lắm bà ạ. Cháu có phòng riêng, em cháu cũng có phòng riêng. Chỉ có bố mẹ cháu là khổ thôi ạ.

- Sao vậy?

- Vì bố mẹ cháu vẫn phải nằm chung với nhau không được nằm riêng bà ạ!

- !!!

Đúng là nước mắt chảy xuôi! Đọc mẩu chuyện trên ta hiểu được tấm lòng nhân hậu đức hinh sinh cao cả của cha mẹ, luôn dành sự thuận lợi cho con cái, vì thế mới có những câu ca dao:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

 

Lời kinh vang dậy ngân nga

Chạnh lòng nhớ nghĩ mẹ cha sinh thành.

 

Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là Đạo con.

 

Thu%20phap%204.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sau khi đọc được cái gọi là Bộ Chuẩn Trẻ 5 Tuổi do các bác nhà mình ở Bộ giáo dục và đào tạo vừa mới ban hành, em chợt nghĩ với cái chuẩn này: Về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, ngoài việc phát âm rõ ràng, không nói tục chửi bậy, trẻ phải tự viết được đúng tên mình, nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt... thì chắc là sau này có con, em sẽ đặt tên cho cháu là O. Vâng, là O các bác ạh, dư thế viết cho nó dễ, nhanh, gọn, đỡ khổ con mình =))

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô

 

Tác giả: TRỰC NGÔN

 

Phát ngôn Hành động tuần này trở lại với tín hiệu vui từ phát biểu của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên cùng nỗi day dứt sau sự kiện ông Nguyễn Trường Tô.

 

Bà con ơi! lại đây mà xem một ông... Bộ trưởng:

 

Xin bạn đọc hãy đọc bài báo có tên: 'Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Thừa chứng cứ kiện Vedan" trên Tuổi Trẻ để thấy được thái độ vì dân của một Bộ trưởng. Phải thú thật, lâu lắm rồi tôi mới được thấy một Bộ trưởng có những phẩm chất mà người dân mong muốn. Tôi thực sự xúc động với những gì ông Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên thể hiện trong cuộc họp sáng ngày 28/7 về vụ nông dân kiện Vedan. Cho dù chỉ là đọc một bài báo ngắn, nhưng tôi thấy những lời lẽ rành mạch, một thái độ cương trực và một tấm lòng thực sự vì người dân của ông Bộ trưởng.

 

Hãy nghe ông nói: "Chủ trương của chúng ta là muốn cho Vedan sửa chữa khuyết điểm, nhưng Vedan vẫn ngoan cố thì chúng ta sẽ làm đúng theo trình tự pháp lý để kiện Vedan. Đương nhiên với những sai phạm và mức độ gây thiệt hại được chứng minh đầy đủ, khi chúng ta kiện chắc chắn sẽ thắng và thắng đúng như mong muốn của nông dân....

 

Sau thời gian qua, bản chất của Vedan đã thấy rất rõ. Cái gì Vedan lách được là tìm cách để lách, lợi dụng được cái gì là lợi dụng ở mức cao nhất. Cả ba tỉnh thành phải liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người dân".

 

Chúng ta hãy nghe ông lên tiếng cảnh báo kẻ đã "làm hại" người dân: "Kiện Vedan chưa phải đã là xong. Hiện nay Vedan vẫn còn nhiều vấn đề khác nữa. Chúng ta lấy nhân nghĩa của người Việt Nam để xử lý nhưng nếu Vedan tiếp tục ngoan cố, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ cùng Bộ Công an làm tiếp một số vấn đề khác của Vedan, kể cả chuyện đất đai của Vedan hiện nay"

 

Rồi ông thẳng thắn phê phán sự "thờ ơ" của Đồng Nai trong việc bảo vệ lợi ích của người dân: "Mọi cơ sở khoa học đều công bố hết rồi, giờ các anh còn nói lúng túng cái gì? Số 119 tỉ đồng là do tỉnh phê duyệt và đề nghị bồi thường thì các anh phải bảo vệ con số này. Anh đề nghị một đằng nhưng ra hội nghị anh lại nói một nẻo. Tư cách một phó giám đốc sở nói ở hội nghị như thế là không được. Tôi đề nghị tỉnh Đồng Nai phải kiểm điểm, nói thế Vedan sẽ lợi dụng ngay".

 

ongkhoinguyen.jpg

 

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: "nếu Vedan tiếp tục ngoan cố, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ cùng Bộ Công an làm tiếp một số vấn đề khác của Vedan", Ảnh Tuổi Trẻ

Kính thưa bạn đọc, không một mỹ từ, không một nhận xét hay chỉ đạo chung chung, không kiểu nói ai cũng vừa lòng là những gì chúng ta nhận thấy từ phong cách và thái độ làm việc của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Đây tưởng là chuyện thường tình và là lẽ đương nhiên của một ông Bộ trưởng. Thế mà, ngày ngày chúng ta xem tivi, ngày ngày chúng ta đọc báo và ngày ngày chúng ta nghe đài nhưng hình ảnh về một ông Bộ trưởng như vậy lại không nhiều.

 

Ở buổi làm việc sáng ngày 28/7 chúng ta không nhận ra từ Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên những lời hứa như một số vị Bộ trưởng đã làm cho chúng ta mệt mỏi. Trong những năm tháng này, việc làm như của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã làm cho lòng ta ấm lại và thấy niềm tin thức dậy. Và ta lại nhớ tới những cán bộ vì lợi ích của cá nhân mình mà bước qua lợi ích của người dân hoặc thờ ơ.

 

Có thể những dòng này của tôi đã quá xúc động. Nhưng sự quá xúc động này cho thấy chúng ta đã đợi chờ những ông quan, bà quan vì lợi ích của người dân như thế nào. Sự xúc động này được "kích" lên gấp bội khi mới đây chúng ta phải chứng kiến những việc làm của bà Cúc Bí thư Tiền Giang.

 

Người nông dân lâu nay đâu có mong muốn gì cao siêu lắm đâu từ những người lãnh đạo. Họ đâu dám mong lãnh đạo "thiên vị" họ trong công trình này, dự án kia mà chỉ mong lãnh đạo hãy công bằng giữa những chủ dự án, chủ công trình với những người nông dân mà những dự án, những công trình đó liên quan đến đời sống của họ và tương lai con cái họ.

 

Nếu viết chuyện về hành động của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đấu tranh cho lợi ích của người dân theo tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa thì Trực Ngôn tôi sẽ tạm kết thúc chương này như sau:

 

Sau khi Khôi Nguyên Bộ trưởng rời khỏi phòng họp có thơ khen rằng:

Tả xung hữu đột ấy anh hùng

 

Căm giận Vedan lửa bừng bừng

 

Gạt lệ nhìn sông, lên ngựa chiến

 

Ngày về vang động tiếng vui chung

 

Nước Mỹ nguy rồi:

 

Theo bản tin Telegraph: Hai cô con gái của Tổng thống Barack Obama là Malia và Sasha có thể đi trông trẻ để kiếm thêm tiền. Tổng thống Obama nói "Malia và Sasha đã đủ tuổi để có thể bắt đầu kiếm tiền bằng công việc trông trẻ. Chúng cũng có tài khoản tiết kiệm riêng của mình..."

 

Ông tâm sự "Chúng tôi cũng trăn trở về hai đứa con nhỏ và phải tìm cách để tiết kiệm đủ cho chúng vào đại học. Chúng tôi nhìn vào tài khoản hưu trí của mình và tự hỏi liệu số tiền đã đủ cho cuộc sống sau này chưa."

 

Những gì Tổng thống Mỹ tâm sự là sự thật. Thế này thì nước Mỹ nguy rồi! Nỗi lo của một Tổng thống mà là Tổng thống của nước Mỹ có làm cho chúng ta ngạc nhiên không? Với tôi, tôi thực sự ngạc nhiên và tôi biết rằng nước Mỹ sẽ còn lớn mạnh nữa khi họ có những Tổng thống như thế.

 

Lại nhớ đến chuyện cựu Tổng thống Bush có ảnh quảng cáo cho một nhà hàng ở Mỹ mà lòng suy nghĩ mung lung. Có hai điều tôi muốn nói trong chuyện này. Một, sau khi rời ghế Tổng thống của một cường quốc, người đứng đầu quốc gia ấy lại trở về sống như mọi công dân bình thường. Hai, một cựu Tổng thống không hề thấy xấu hổ khi đứng ra làm quảng cáo cho một sản phẩm hay một nhà hàng vì họ vẫn phải lao động để sống và để tiếp tục tu dưỡng làm người.

 

Trong khi đó, một số những cán bộ quyền chức nước ta sau khi về hưu không sao trở lại cuộc sống đời thường được nữa và không phải làm gì vì bổng lộc thu được lúc đương nhiệm quá thừa mứa. Ví như một ông Chủ tịch thành phố mang nộp tổ chức tiền người ta lễ tết một năm là 4 tỉ đồng. Đấy chỉ là một năm và mới chỉ là tiền mừng tuổi thôi nhé. Chỉ cần "im lặng" một năm là khi về hưu ông Chủ tịch kia đã có 4 tỉ gửi ngân hàng lấy lãi để sống rồi.

 

Bỗng tôi lại nhớ đến một Giám đốc nhà nước ở một tỉnh phía Nam khi kê khai tài sản thấy con trai ông ta đang học PTTH đã sở hữu mấy ngàn mét đất. Đấy mới chỉ là một ông giám đốc quèn cấp tỉnh thôi nhé.

 

Bạn đọc có nhớ câu chuyện trên một tờ báo của ngành Công An cách đây dăm bảy năm nói về một cậu ấm con một cán bộ đã mở tủ lấy tiền của mẹ mua 7 chiếc xe @ tặng bạn bè nhân sinh nhật cậu ta không? Và còn bao câu chuyện đắng cay khác về các quý cô, quý cậu con các quan chức đã tiêu tiền như thế nào, đi xe hơi loại gì, uống một đêm mười mấy triệu ở quán bar ra sao.

 

Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.

 

Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.

 

Làng tôi có một bà cụ từng đi ăn trộm cám lợn để nuôi con trong những năm đói khát xưa kia nhưng đã không cho các con biết tội lỗi của mình. Khi các con bà đều trở thành cử nhân, bác sỹ bà mới kể lại chuyện đó và khuyên các con hãy học cho giỏi giúp xã hội để có thể xóa đi một phần tội lỗi của bà. Sau này, hầu hết các con bà đều trở thành tiến sỹ, giáo sư thật sự chứ không phải tiến sỹ, giáo sư mua bằng.

 

Nhưng những ông quan tham ngày nay không có đủ lòng xấu hổ và tự trọng như bà cụ làng tôi. Bởi thế, các quan tham trút tiền vào túi các quý cô, quý cậu của họ, và quá nhiều các quý cô, quý cậu đã trở thành những kẻ nghiện đứng nghiện ngồi và đắm chìm trong hưởng lạc. Lối sống của những ông quan bà tướng như thế không chỉ giết chết gia đình họ.

 

to-khoi-nguyen-1.jpg

Ông Nguyễn Trường Tô (trái) và Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Ảnh vtc

 

Nghề mới của ông Tô và một bức thư ngỏ

 

HĐND tỉnh Hà Giang đã có cuộc họp bất thường thông qua các nghị quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND và chức vụ chủ tịch UBND đối với ông Nguyễn Trường Tô và khẳng định "Hà Giang không mất đoàn kết nội bộ".

 

Khi câu hỏi của báo chí đặt ra là công việc của ông Nguyễn Trường Tô sẽ được bố trí thế nào sau khi bị kỷ luật khai trừ Đảng và cách hết các chức vụ thì được một lãnh đạo tỉnh trả lời "Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất đã có ý kiến về vấn đề này. Ông Tô bây giờ là một công dân bình thường, vẫn là cán bộ công chức nhà nước nên vẫn có thể đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh. Vì vậy, trước hết chúng tôi chờ ý kiến, nguyện vọng của ông Tô, sau đó Ban thường vụ Tỉnh ủy sẽ xem xét".

 

Không biết nguyện vọng của ông Tô thế nào nhưng thế nào cũng thật khó cho ông. Đương là Chủ tịch thét ra lửa với cấp dưới trong toàn tỉnh chẳng lẽ bây giờ lại thưa gửi với một đồng chí Phó Ban hay Phó phòng ở tỉnh vì nguyên tắc thỉnh thị báo cáo là phải thế. Tất nhiên cũng chẳng ai tỏ ra thế này thế nọ với ông Tô. Nhưng có lẽ ông Tô cũng không chịu được cảnh đó vì nó buồn và khó xử đến thế nào.

 

Cho dù có tiếp tục làm việc thì ông Tô cũng chẳng còn lòng dạ nào mà đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh nữa. Nếu là người phụ trách tổ chức của Hà Giang, tôi sẽ khuyên ông Tô nghỉ hưu. Nghỉ hưu rồi cũng đừng ở thành phố. Nếu ông Tô có quê thì hãy trở về quê mà sống trong tĩnh lặng để suy ngẫm về cuộc đời này và ngày đêm hương khói cho tổ tiên.

 

Kinh nghiệm cho thấy người bạn chia sẻ lớn nhất và chân thành nhất với ông Tô những năm tháng này chính là thiên nhiên và những người dân quê hiền lành và nhân ái. Có thể khi đương chức, ông Tô không để ý đến tán lá kia, bông hoa kia, tiếng chim kia, đám mây kia, ngọn gió kia và những người thôn quê lam lũ kia. Nhưng tôi cam đoan rằng tất cả những gì tôi nói trên không vì thế mà tránh xa ông hay khinh bỉ ông.

 

Thiên nhiên sẽ chia sẻ với ông công bằng như với mọi người. Những người thôn quê sẽ chia sẻ với ông như nhân dân đầy lòng che chở và bao dung cho những đứa con của mình kể cả những đứa con khi quyền cao chức trọng đã lãng quên họ và thậm chí phản bội họ. Nhân dân mình vĩ đại lắm. Đừng e ngại và đừng nghi ngờ đồng chí Tô nhé.

 

Tôi cũng thành thật khuyên ông đừng hy vọng nhiều vào sự chia sẻ của những người đã mượn danh, mượn uy của ông khi ông đương chức để làm ăn và những kẻ nịnh nọt ông để tiến thân. Còn việc "đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh", ông không chỉ đóng góp cho sự nghiệp của tỉnh mà ông có thể đóng góp cho sự nghiệp của đất nước chỉ bằng một cách thôi mà sẽ là một đóng góp rất lớn.

 

Đọc đến đây chắc sẽ có một số bạn đọc mỉm cười nghĩ rằng tôi định nói máy nói móc gì đây. Không. Tôi nói thật chứ không hề bóng gió gì. Có bạn đọc sẽ hỏi: Vậy thì theo ông Trực Ngôn, ông Tô phải làm gì để đóng góp lớn cho đất nước sau khi bị kỷ luật?

 

Vâng. Tôi xin trả lời: ông Tô chỉ cần viết một lá thư gửi cho các đồng chí lãnh đạo ở các tỉnh, các bộ, ngành. Nội dung lá thư đó với danh nghĩa của người đã vấp ngã khuyên các đồng chí có cấp quyền như mình hãy sống một cách trong sạch.

 

Đã từng là một Chủ tịch tỉnh, ông Tô quá hiểu những con đường dẫn một cán bộ có quyền có chức đến sự hư hỏng dễ như thế nào. Vì nếu những người chưa bao giờ giữ một cái "bỉ chức" nào như Trực Ngôn tôi đây mà nói thì ai thèm nghe. Họ sẽ mắng tôi: Trực Ngôn kia, người thật hàm hồ và ấu trĩ, người đã làm quan bao giờ đâu mà người biết được cái chuyện khi người ta có quyền có chức nó như thế nào.

 

Nhưng ông Tô nói thì họ phải chịu. Nếu làm được như thế thì đóng góp của ông Tô cho sự trong sạch và phát triển của xã hội sẽ lớn nhường nào. Phải không bạn đọc và các đồng chí?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tổng thống Mỹ đi ăn nhanh

Chiếc limousine chống đạn đưa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Mỹ tới tiệm ăn nhanh. Hai ông chọn món rồi tiền ai nấy trả và ngồi dùng bữa dưới các ống kính máy ảnh, trước khi trở về Nhà Trắng cùng đồ ăn cho người nhờ mua.

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2009/05/3BA0EBCD/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phim Việt: Một ta, ba tàu, sáu hàn

 

Tên nhân vật

 

Người Việt Nam mình quen gọi “Con bé A”, “thằng cu B”, hoặc là “nhỏ”, là “nhóc”, rất giản dị và thân mật. Dù đúng là đôi khi không được lịch sự cho lắm nhưng nó đã trở thành cách sống Việt, hoàn toàn khác với Tây, với Tàu.

 

Ấy thế mà nhưng cái tên quen thuộc như Trang, Nhung, Lan, Hoa… giờ đây cũng bị ‘thất sủng” khi các biên kịch, đạo diễn hiện nay có mốt đặt tên nhân vật kêu choang choang như kiểu Đài Loan, Hồng Kông. Nào là Đan Thanh, Chánh Khiêm (Xin lỗi tình yêu), Nam Mai, Uy Long, Ẩn Lan (Có lẽ nào ta yêu nhau). Nghe tên thì kêu thật đấy nhưng khi cái tên ấy đi kèm với lối diễn sặc mùi Hàn, mùi Đài thì khán giả không còn nhận ra rằng họ đang xem phim Việt nữa.

ngoai-lai1.JPG

 

Ẩn Lan và Uy Long trong "Có lẽ nào ta yêu nhau"

 

Một số biên kịch, đạo diễn giải thích việc đặt tên nhân vật kêu thái quá như vậy để khán giả không nhầm lẫn nhân vật của họ. Điều đó cũng không sai nhưng thay vì những cái tên Tàu, tên Tây ấy, các đạo diễn nên chăm chút cho nhân vật của mình có cá tính. Trước giờ cũng không ít bộ phim làm được điều đó như: “Lập trình trái tim” (Vũ Cá sấu chúa, Lâm Kinh Kông), "Xin hãy tin em" (Hoài "Thatcher"), "Cá rô em yêu anh" (Cá ba sa, Cá Gô)… Tên của họ gắn liền với biệt danh và cũng chính là cá tính của họ. Khi ấy, người xem sẽ dễ dàng nhớ tên nhân vật, nhớ luôn cá cá tính của họ mà không phải uốn lưỡi và lần trước khi phát âm.

 

Chi tiết vay mượn

 

Không nói đến những bộ phim Việt hóa từ Hàn, Mỹ, Mehico…, ngay cả trong những bộ phim 100% Việt cũng chứa không ít chi tiết vay mượn của nước ngoài.

 

Phổ biến nhất có lẽ là mô-tuyp thiếu gia yêu thôn nữ. Một đại công tử giàu có, chơi bời và coi thường tình yêu chắc chắn phải đổ rạp dưới chân một cô thôn nữ hồn nhiên, trong sáng. Ngoài đời, xin thưa là có nhưng không nhiều. Vì thường thì các cô gái nông thôn, trong sáng ít khi tiếp xúc được với các đại gia, công tử nên chẳng lấy đâu ra cơ hội để mà yêu nhau.

 

Phổ biến tiếp theo là mô-tuyp 2 gia đình hận thù nhau. Khởi đầu từ những bộ phim cổ trang Hàn Quốc, phát triển rực rỡ với dòng phim tâm lý tình cảm Đài Loan, Hàn Quốc nên mô tuýp này nhanh chóng được các nhà làm phim Việt ứng dụng một cách triệt để. Những bộ phim như "Hai gia đình", "Xin lỗi tình yêu" cũng luẩn quẩn khai thác mô tuýp này mà không tạo ra điểm gì đột phá, khác biệt so với những bộ phim đã quá nổi tiếng ở Hàn Quốc, Đài Loan.

 

ngoailai2.jpg

Phim "San hô đỏ" tiếp tục khai thác mô tuyp Hợp đồng hôn nhân

 

Nhưng lộ liễu và phi lý nhất là những tình huống Hợp đồng hôn nhân. Kể từ khi “Ngôi nhà hạnh phúc” làm mưa làm gió khắp châu Á thì tình tiết hợp đồng hôn nhân cũng được các nhà làm phim nhiệt tình copy. Trong “San hô đỏ”, nhân vật Thu Phong và Đăng Khôi cũng chỉ vì chàng trót ngủ gục trên giường bệnh của nàng mà phải tiến tới hợp đồng hôn nhân. Lẽ nào cả chàng và nàng thiểu năng đến mức không có khả năng giải thích để người thân khỏi hiểu nhầm? Việc các nhà làm phim “nhái” ý tưởng đã đáng trách, đằng này lại nhái một cách lộ liễu và phi lý như thế thì thật... khó chấp nhận.

 

Lối sống xa hoa

 

Cái khái niệm nghệ thuật là bức tranh phản ánh cuộc sống, phim ảnh là những thước phim ghi lại dấu ấn thời đại ở Việt Nam có phần không đúng. Phim ảnh Việt Nam đi trước thời đại dễ cũng đến vài chục năm.

 

Bởi vì, phải đến vài chục năm nữa, cuộc sống của người dân Việt Nam mới được như phim. Xem phim Việt bây giờ mà cứ ngỡ phim Đài, phim Hàn, phim nào cũng phải có Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, đi xe hơi xịn, biệt thự to uỳnh giữa phố, các thiếu gia, tiểu thư sài đồ hiệu tung giời… Dẫu biết rằng ở Việt Nam vẫn có những trường hợp ấy nhưng chỉ là một phần rất nhỏ, chẳng hà cớ gì các nhà làm phim lại phải túm tụm mà tranh nhau mảnh đất ấy.Trong khi 70 – 80% người Việt là nông dân, sống ở nông thôn, đi xe máy bình thường, ở nhà cấp 4, nhà tập thể… Những mảng đời ngồn ngộn hiện thực ấy lại đang bị bỏ quên.

ngoailai3.jpg

 

"Bí mật Eva" khiến người xem bị choáng bởi sự xa hoa

 

Một sự xa hoa lộ liễu nữa trong phim ảnh đến từ phía các diễn viên. Diễn viên ta chỉ muốn lên hình đẹp, sang trọng và sành điệu chứ ít người chấp nhận sống đời sống của nhân vật.Vậy nên quần áo cứ phải là Bebe, Guess, Mango…, túi xách thì cứ phải LV, Hermes, Chanel… Trong khi phần lớn dân ta chỉ đủ tiền mua đồ tàu hoặc VNXK. Nhìn vào tạo hình của các nhân vật trong phim chẳng những không thuyết phục mà còn khiến người xem thấy tủi thân. Rồi thì trào lưu mua sắm, dùng hàng hiệu đắt tiền không phù hợp với điều kiện kinh tế của giới trẻ cũng từ đó mà ra.

 

Dẫu biết rằng làm phim nghĩa là có quyền được tưởng tượng và thêm thắt để cho câu chuyện cuộc đời thêm màu sắc. Nhưng mỗi đất nước có một nền văn hóa, một lối sống và các nhà làm phim cần tôn trọng điều đó. Việc các nhà làm phim tiếp thu những cái hay, cái tốt từ điện ảnh nước ngoài rất đáng hoan nghênh nhưng tất cả cần phải được lọc môt cách tinh tế qua một tâm hồn, trí tuệ Việt. Đừng tiếp tục biến phim Việt thành cái đô thị nửa mùa tạp nham nữa!

 

Tùng Chi

Vietnamnet

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hãy ngược dòng thời gian về World Cup 1996 thăm bến cảng Vinashin

 

Lời ngỏ của chủ tịch Hội đồng quản trị

LoiNgo.jpg

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ!

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) là một tổ chức tín dụng Nhà nước được thành lập từ năm 1998, thực hiện chức năng của một trung gian tài chính phục vụ các nhu cầu đầu tư và phát triển thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ (nay là Tập đoàn Kinh tế VINASHIN). Dưới sự lãnh đạo của Tập đoàn Kinh tế VINASHIN, bằng tâm huyết, sự vươn lên không ngừng, cùng với chiến lược đầu tư đúng đắn vào con người và công nghệ, VINASHIN Finance đã từng bước làm tốt được vai trò là một tổ chức tín dụng thuộc Tập đoàn kinh tế mạnh, đồng thời vươn lên một vị thế mới trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam và Quốc tế.

Với phương châm uy tín và chất lượng hàng đầu, VFC sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ tài chính, các dịch vụ tư vấn tốt nhất, đa dạng nhất nhằm tối đa hoá lợi ích của quý khách hàng. VFC sẽ luôn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy của quý khách hàng .

Bằng sức trẻ, sự năng động sáng tạo và tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động, VFC đã và đang đóng góp một phần không nhỏ để xây dựng VINASHIN ngày một vững mạnh, vì một tương lai phồn thịnh của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam nói riêng và nền Kinh tế Việt Nam nói chung.

VFC xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo sáng suốt của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt cảm ơn sự tin tưởng và hợp tác của Quý khách hàng trong suốt thời gian qua. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự ủng hộ nhiệt thành và mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Tài chính trong nước và quốc tế.

Trân trọng,

Phạm Thanh Bình

Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

http://www.vinashin-finance.com.vn/default/4/default.aspx

 

Cam kết thương hiệu Vinashin Finance

http://www.vinashin-finance.com.vn/default...aspx?DataID=217

Bước chuyển quan trọng của ngành đóng tàu

http://www.nasico.com.vn/home/index.php?op...age&lang=vi

Cơ quan An ninh điều tra đã thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phạm Thanh Bình tại trụ sở Vinashin (172 Ngọc Khánh, quận Ba Đình), nơi đăng ký thường trú của ông Phạm Thanh Bình (số 10, ngõ 10 Ngô Văn Sở, quận Hoàn Kiếm), một căn hộ chung cư tại tòa nhà 17T6 Trung Hòa - Nhân Chính và một căn biệt thự ở khu vực Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.

 

 

http://giadinh.net.vn/20100804110151613p0c...qt-vinashin.htm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thư gửi một người thất bại

Tác giả Trực Ngôn

Kính thưa thầy Đỗ Việt Khoa,

Đọc báo thấy thầy quyết định giã từ giảng đường mà lòng tôi trống rỗng vô cùng. Tôi cảm thấy thật cay đắng khi nghĩ đến một người thầy đứng trên bục giảng đã gần 20 năm giờ phải quyết định rời bỏ nơi ấy vĩnh viễn. Việc thầy rời bỏ giảng đường phải hiểu đúng nhất đó là cuộc bỏ chạy. Thầy đã không đủ ý chí để đứng thêm nơi chốn đó được nữa. Thầy đã thất bại.

Thầy đã không chịu nổi một nơi chốn mà chúng ta gọi là mái trường, không chịu nổi những đồng nghiệp, những phụ huynh và cả những học sinh đã và đang nhìn thầy với đôi mắt đầy oán hận. Tại sao họ lại oán hận thầy? Vì thầy đã mở tung ra trước mắt thiên hạ một sự thật, sự thật của những điều tồi tệ trong sự nghiệp trồng người mà những con người đang oán hận thầy là những kẻ liên can.

Dovietkhoa.jpg

Hơn bao giờ hết, tôi nhận thấy thầy thật cô đơn trên con đường thầy chọn. Tôi cảm thấy ai đó đang khóc và nhìn theo thầy. Tôi cảm thấy nỗi cay đắng và cô độc đang dâng lên như nước lũ nhấn chìm thầy. Tôi thấy những ô cửa của từng lớp học mở ra đầy vô cảm.

Có những người nói rằng thầy đã đấu tranh với tấm lòng trung thực, với trái tim quả cảm nhưng còn những điều chưa hợp lý trong phương pháp của mình. Chuyện đó nếu đúng cũng không phải là điều đáng nói. Điều đáng nói là số người trong ngành giáo dục đứng bên thầy quá ít. Sự ích kỷ, thói hưởng lợi cá nhân và nỗi sợ hãi bị liên luỵ đã đánh gục lòng tự trọng và nhân cách của nhiều thầy cô.

Tôi cũng không tán thành việc một số báo chí tung hô, vinh danh thầy như một tượng đài chống tiêu cực. Nhưng tôi trân trọng hành động của thầy, một con người bình thường trong xã hội nhưng đã có can đảm nói lên sự thật.

Cho đến lúc này, tôi vẫn băn khoăn với câu hỏi: vì sao những người quản lý giáo dục và xã hội đã không đứng bên thầy một cách chân thực và quả cảm nhất. Nhưng tôi lại thấy cho dù là mơ hồ rằng thầy đã trở thành ví dụ của một người đấu tranh cho sự trong sạch trong sứ mệnh dạy người trong một lúc nào đó như là một thứ thời thượng. Rồi tất cả bỏ đi, để lại mình thầy đứng bơ vơ nơi đầy bão gió khắc nghiệt của những người chống lại thầy.

Tôi không phải là một ai đó trong số người kia. Nhưng tôi vẫn cảm thấy một cảm giác xấu hổ đang táp vào tôi như bùn đen. Bởi tôi đã chẳng thể làm gì để thầy dừng bước và quay lại mái trường thân yêu của mình.

Và tôi lại dày vò tự hỏi: sao những người có trách nhiệm không đứng bên thầy, trao đổi chân thành với thầy, giúp đỡ thầy, động viên thầy và cùng bao thầy cô như thầy nắm chặt tay nhau vì nhân cách và tương lai tốt đẹp của những đứa trẻ. Tôi cảm thấy họ đã không làm như thế. Họ đã bỏ lại thầy một mình và thầy đã có lúc không biết sẽ phải làm như thế nào.

Tại sao sự trung thực của thầy lại bị săn đuổi?

Tại sao sự quả cảm của thầy lại bị dè bỉu?

Tại sao có lúc thầy lại phải hoang mang trên con đường đúng?

Tại sao thầy lại trở thành một kẻ cô đơn?

Lúc này đây, tôi muốn nói với thầy một điều mà thực sự tôi không muốn nói, rằng: thầy đã thất bại. Thầy thất bại là những người như tôi thất bại. Những đồng nghiệp chân chính của thầy thất bại. Những giấc mơ về một mái trường thân yêu ngập tràn tình yêu thương thất bại. Và những đứa trẻ đang mong đợi chúng ta mang đến cho chúng những điều ý nghĩa và đẹp đẽ cũng thất bại.

Đêm nay tôi nhận thấy: những con đường trên xứ sở của chúng ta đầy gió. Tôi lại nghe vang lên những câu thơ của nhà thơ vĩ đại J. Brodsky: Chỉ cần ngước mắt lên cao hơn, chỉ cần khóc, chỉ cần hát và chỉ cần sống.

Và tôi muốn thầy cũng nghe thấy những câu thơ ấy.

Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-21-than...nguoi-that-tran

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quan chức xin lỗi vì cản trở công việc bé 7 tuổi

Một quan chức ở Oregon, Mỹ, đã không ngại ngần xin lỗi vì cản trở công việc làm ăn của em bé 7 tuổi.

 

images2012481_1.jpg

việc dựng quầy bán nước chanh là việc làm rất quen thuộc đối với tuổi nhỏ ở Mỹ lâu nay. Ảnh AP

 

Cô bé 7 tuổi dựng một quầy bán nước chanh ven đường. Các thanh tra cảnh sát tới và nói với gia đình cô rằng cô không được phép bán hàng vì chưa được cấp giấy phép kinh doanh nào cả.

Sau khi bị gia đình cô bé khiếu nại, quan chức cao cấp của hạt Oregon đã họp bàn và cho rằng, việc dựng quầy bán nước chanh là việc làm rất quen thuộc đối với tuổi nhỏ ở Mỹ lâu nay.

 

Do đó, đây nên được coi là việc làm đúng, xét theo truyền thống.

 

Do vậy, các quan chức hạt đã nhanh chóng gửi lời xin lỗi chính thức tới gia đình cô bé và khẳng định sẽ không ngăn trở họ gầy dựng lại quầy nước chanh bé nhỏ nữa.

 

Động thái rất cầu thị đó của các quan chức đã được đánh giá cao và nhiều người dân địa phương đã coi đó là cách cư xử hợp lý của quan chức đối với người dân, khi trót mắc lỗi với dân.

 

Diệp Chi (Theo AP, Reuters)

(vietnamnet.vn)

LNC: Chạ biết đến bao jờ ở nhà mình, các bác quan chức mới biết cái gọi là xin lỗi dân đây

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chứng vĩ cuồng: Hiện tượng và căn nguyên

Cao Xuân Hạo

 

Có một người bạn làm trong một cơ quan lưu trữ cho tôi biết rằng mỗi năm cơ quan anh phải thanh lý mấy tấn hồ sơ mà nội dung là những sáng kiến phát minh vĩ đại từ khắp nơi trong nước gửi đến ùn ùn, trong đó các tác giả hiến cho nhà nước những biện pháp không tiền khoáng hậu để biến nước ta thành nước tiên tiến trong một thời hạn kỷ lục. Anh bạn nói rằng ông giám đốc rất tiếc các hồ sơ ấy, nhưng mấy tòa nhà của cơ quan không thể nào chứa nổi số phát minh tới tấp đổ xuống như mưa kia, cho nên đành phải thanh lý thật nhanh sau khi gửi đến nhờ các cơ quan có thẩm năng duyệt qua và nhận được từ các cơ quan đó một câu trả lời dứt khoát, thường là "Bất khả thi" hoặc "Tác giả không hiểu chút gì về lĩnh vực đang bàn".

 

Ðể minh họa, tôi chỉ xin đơn cử trường hợp của nhà phát minh đề nghị mượn một tên lửa vượt đại châu của Liên Xô để bắn vào Bắc cực ở một góc độ nhất định, làm trục quay của trái đất lệch thêm mươi độ, sao cho Việt Nam thay vĩ độ và trở thành một nước ôn đới (vì tác giả tin rằng chỉ có khí hậu ôn đới mới thích hợp với một tốc độ phát triển vũ bão, cho phép ta đuổi kịp và vượt xa các nước tiên tiến).

 

Cái số mấy trăm nghìn hồ sơ phát minh ấy, trong khi cho thấy một tinh thần yêu nước chân thành và thiết tha của các nhà phát minh, đồng thời cũng cho thấy tình hình sức khỏe tâm thần không ổn của họ, và cho phép suy ra con số đáng ngại của những người đang cần đến sự săn sóc của các bệnh viện tâm thần.

 

Khi tôi nói chuyện này với một người bạn làm bác sĩ tâm thần, bạn ấy bảo tôi là ngay trong các sách vở được xuất bản, hẳn cũng có khối ý tưởng hoang đường không kém mà mọi người coi là bình thường. Bạn ấy lấy ngay một cuốn sách dạy ngoại ngữ và chỉ cho tôi dòng sau đây: "Trong hiệu sách có bán sách, báo, tạp chí và các tiểu thuyết khác" (câu này được viết bằng tiếng Nga). Anh bạn bác sĩ kết luận rằng người viết câu này lẽ ra phải đi bệnh viện từ lâu, nhưng những người như thế quá đông và có uy tín lớn, cho nên khó đưa họ vào bệnh viện lắm.

 

Tôi bất giác liên hệ tới một nhà ngữ học phân các động từ làm 5 loại: 1) Ðộng từ nội động; 2) Ðộng từ ngoại động; 3) Ðộng từ nửa ngoại động; 4) Ðộng từ trừu tượng; ) Ðộng từ nói năng. Không thể nào hiểu nổi làm sao lại có thể có hai loại sau và làm sao lại không thể xếp chúng vào một trong ba loại đầu. Cách phân loại này hoàn toàn giống cách chia sự vật thành mấy loại: 1) sinh vật; 2) vô sinh vật; 3) cá; 4) gió. Thế mà mãi hai mươi năm sau mới có một tác giả trẻ nêu ra tính phi lý (đúng hơn, phải nói: tính điên rồ của cách phân loại động từ nói trên) và bài của anh ta vừa mới in xong đã bị một bậc thầy phê là "đọc chưa hiểu mà đã dám phê phán một tác giả lớn" như thế. Của đáng tội, làm sao anh bạn trẻ kia hiểu được, khi anh ta tư duy theo cái cách tầm thường và hèn hạ của toàn nhân loại, trong khi tác giả lớn kia có cách tư duy riêng, không cần đến lô gích, của bậc vĩ nhân xuất chúng?

 

Cách đây không lâu có một cuốn sách giáo khoa mà chương nào, mục nào cũng mở đầu bằng câu: "Lâu nay người ta cứ tưởng rằng (...) nhưng thật ra thì (...)". Cái mà "lâu nay người ta tưởng" là những sự thật đã được cả loài người công nhận như "hai với hai là bốn" chẳng hạn, còn mấy chữ "thật ra thì" là những phát minh kiểu "hai với hai là chín" mà chỉ có những thiên tài như tác giả mới hiểu được. Cuốn sách ấy dày hơn 300 trang, mỗi trang đều chứa đựng những phát minh như thế mà không có lấy một lời biện hộ hay chứng minh, vì tác giả tin chắc rằng tư tưởng của mình là chân lý tuyệt đối và hiển nhiên, chỉ có nhân loại tầm thường mới không biết, và các nhà khoa học đi trước ngu dốt đến nỗi một vĩ nhân như tác giả ấy không hơi đâu mà hạ mình xuống tranh luận với họ.

 

Trên đây là một vài biểu hiện của chứng vĩ cuồng, một chứng bệnh tâm thần có vẻ vô hại vì quá lắm cũng chỉ góp phần làm phong phú thêm vốn chuyện tiếu lâm, nhưng lại có thể trở thành rất nguy hiểm trong những điều kiện nhất định, khi nó nhiễm vào những người làm nghề viết lách hay giảng dạy, nhất là những người có tên tuổi hay có học hàm học vị. Vào tay những người này, nó có thể tăng rất nhanh theo cấp số nhân và biến thành một bệnh dịch quật ngã hàng triệu người.

 

Một tình hình báo hiệu điềm gở là khi nghe hay đọc những điều quái đản mà chúng tôi vừa dẫn trên đây, phần đông đều thấy là bình thường, hợp lý và lành mạnh, và khi có ai tỏ ý kinh hoàng, thì chính người ấy bị mọi người coi là bệnh hoạn, hay vô đạo đức, vì đã có những lời lẽ bất kính đối với người trên.

 

Cho nên thiết tưởng cũng không đến nỗi thừa nếu ta thử khảo sát thực trạng và đi tìm căn nguyên của chứng bệnh này.

 

Vĩ cuồng (mégalomanie) là một bệnh tâm thần mà người ta thường tưởng là chỉ có một số nhân vật lịch sử hãn hữu như Nero hay Hitler. Thật ra, ít nhất ở ta hiện nay, nó khá phổ biến. Vì sao? Căn nguyên là ở đâu?

 

Trong một cuốn phim của Xưởng phim truyền hình Việt Nam, hai anh bộ đội phục viên đang thất nghiệp, tâm sự với nhau về căn nguyên của cái nghèo. Một anh nói: "Chẳng qua cũng chỉ vì nghèo. Càng nghèo càng dốt, càng dốt lại càng nghèo". Hình như đó cũng là một chân lý. Nhưng xem ra, có lẽ cái chuỗi "DỐT - NGHÈO - DỐT" này còn thiếu một khâu nữa mới thật trọn vẹn: đó là khâu "KIÊU": Càng nghèo càng dốt, càng dốt càng kiêu, càng kiêu càng dốt, càng dốt càng nghèo.

 

Phàm sinh ra ở đời, ai cũng dốt. Ði học được mươi năm, ta bớt dốt đi chút ít, nhưng người học sinh thông minh và biết điều hiểu rõ rằng những gì mình biết được so với những gì mình chưa biết chỉ là hạt muối bỏ biển, cho nên càng học càng thấy mình dốt. Thành thử có thể định nghĩa người có học thức là người biết mình dốt, hay nói như Khổng tử, "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả"; "biết cái gì thì biết là mình biết cái ấy; không biết thì biết là mình không biết, ấy là biết vậy".

 

Có lẽ đó chính là cái yêu cầu, cái lý tưởng khó thực hiện nhất đối với người "có học thức". Nó đòi hỏi nhiều đức tính rất khó có ở con người. Là người, ai cũng bị rất nhiều thứ áp lực thúc bách, trong đó áp lực mạnh nhất là áp lực của nhu cầu tự khẳng định. Nhu cầu này là trở ngại lớn nhất cho ý thức "tri chi vi tri chi". Trong những điều kiện khó khăn như ở nước ta (nhất là trong thời chiến), người ta cần có địa vị, cần có bằng cấp, và cho thật nhanh. Học thì lâu quá, và nhiều người trong thâm tâm cũng biết là mình không đủ sáng dạ để học cho thật nhanh. Phải đi bằng con đường khác. Có những con đường có sức cám dỗ rất lớn - những con đường tắt và những con đường vòng của sự gian trá. Nhưng sự gian trá không phải không nguy hiểm. Nó có thể bị bại lộ. Có những người có lương tâm quá lớn, không thể tự dung túng cho mình sự gian trá. Mặt khác, không thể chọn con đường lao động học tập. Bị khép chặt giữa hai sức mạnh quá lớn, cõi vô thức trong tâm lý của những người ấy chọn một con đường thứ ba: một buổi sáng đẹp trời nào đấy, có một cái gì lóe lên trong trí họ. Họ chợt giác ngộ ra rằng họ là một người không cần học gì hết, vì một lẽ đơn giản là họ đã biết hết rồi, họ là một vĩ nhân, cách xa nhân loại hàng chục năm ánh sáng. Họ chợt hiểu rõ như ánh ban mai rằng những sách vở "kinh điển" mà họ đọc mãi không hiểu và tưởng đâu quá khó đối với mình, chẳng qua là một mớ giấy lộn do những đầu óc ngu đần viết ra - sản phẩm của những con người không đáng là học trò của họ. Trang tử, Mặc tử, Platon, Aristote, Einstein, Marx - một lũ dốt nát mà không hiểu tại sao người ta sùng kính. Sở dĩ mình đọc mãi mà không hiểu là vì những con người đó quá thấp so với tầm cỡ mình. Họ lấy làm lạ là sao ba bốn chục năm trời mình mới phát hiện được một điều đơn giản như vậy.

 

Cái hạnh phúc ấy quá lớn để họ có thể khước từ. Nó đưa những người như thế từ địa ngục lên thiên đường. Nó biến họ từ con sâu thành thần thánh. Từ nay, họ bước đi trên đường đời, lòng tràn đầy hoan lạc, nhìn xuống đám nhân loại tội nghiệp kia đang chìm trong cõi u tối, giương mắt bé nhìn mình mà không biết là đang nhìn ÁNH SÁNG CỦA CHÂN LÝ TUYỆT ÐỐI.

 

Cần lưu ý rằng họ đi đến sự thể này không phải do họ muốn. Họ không thể làm khác đi được. Họ chỉ là những nạn nhân, hoàn toàn bị động và vô thức. Họ như những người bị choáng hay bị ngất. Cho nên ta không thể trách họ. Cái giây phút oan nghiệt mà họ đã trải qua khi đột ngột trở thành vĩ nhân trước mắt chính mình, chỉ là kết quả cuối cùng của một quá trình tác động của những nhân tố phức tạp, khách quan có, chủ quan có, có thể kéo dài mấy chục năm.

 

Chứng vĩ cuồng không có cách gì chữa được. Không có cách gì lôi một con người ra khỏi cõi cực lạc mà họ đã đắm mình vào một cách hoàn toàn vô thức. Chính vì sự giác ngộ về sự vĩ đại của bản thân là hoàn toàn vô thức, cho nên không có cách gì chứng minh cho đương sự thấy rằng đó là một ảo giác.

 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhất là một bệnh nan y như thế. Cách đề phòng duy nhất là làm sao các thế hệ đang lên không mắc vào cái họa ấy. Và muốn thế, chỉ có một cách là gạt bỏ mọi trở ngại trên con đường học vấn của con em chúng ta, làm sao cho chúng tiến đủ nhanh trên con đường ấy để khỏi bị dồn vào cái thế bí, buộc chúng tự huyễn hoặc mình bằng những ảo ảnh sinh ra từ chứng vĩ cuồng, để chúng luôn luôn nhớ rằng mình còn dốt, rất dốt, nhưng không phải là dốt một cách vô vọng, chỉ cần kiên nhẫn ít lâu là có thể đuổi kịp các bạn cùng lứa trên thế giới, rồi từ đó rất có thể vươn tới những đỉnh cao chân chính của khoa học hay nghệ thuật, chứ không phải những đỉnh cao hư ảo của sự điên rồ.

 

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2000

Nguồn: Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt, NXB Trẻ, 2001

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phát ngôn - Hành động: Chữ T gây sốc và "quả bóng"... nhân dân

 

Tác giả: KỲ DUYÊN

 

Chữ "tâm" gây sốc và chữ "tiền" cũng gây sốc; "quả bóng" mang tên... nhân dân vẫn lăn lóc tại các cơ quan công quyền vì nhiều lẽ. Những thông điệp của Phát ngôn - Hành động tuần này có thể gợi cho bạn đọc những suy cảm sâu sắc.

Chữ "tâm" gây... sốc

 

Không biết có phải vì quá lo cho sức khỏe nhân dân không mà các ngành ở ta đua nhau dùng "liệu pháp" gây... sốc. Sốc học phí, sốc viện phí, và gần đây nhất là sốc...điện. "Liệu pháp" sốc điện lần này không phải do Tập đoàn điện lực VN (EVN), mà lại do Hiệp hội năng lượng VN (VEA), nhưng cũng là anh em cùng hội cùng thuyền, con chú con bác với nhau.

 

Có lẽ vì thấy dân chưa thấm với "liệu pháp" sốc vì cái tâm của VEA, khi đề nghị Chính phủ tăng giá, từ 5 cent/kWh hiện hành lên mức 8cent/kWh (tương đương 1.500 đồng) và xoá bỏ giá điện bậc thang, nên mới đây trên báo Tuổi trẻ, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA tiếp tục dùng "liệu pháp" gây sốc của riêng mình, khi thẳng thừng tuyên bố: Tăng thêm vài trăm đồng chả đáng gì(!).

 

Trả lời phóng viên tại sao không tăng dần theo lộ trình, vì mức tăng 400 đ/ kwh vẫn là gây sốc, ngay cả với hộ khá giả, ông Ngãi hỏi lại: "Tăng dần 100-200 đồng thì giải quyết được vấn đề gì. Và ông còn đề nghị: "Nên có bước đột phá mới trong tư duy để ngành năng lượng nói chung và điện, than, khí không bị lỗ, không bị thiếu".

 

Chưa biết mức đột phá trong tư duy của ông có tác dụng gì không nhưng mức đột phá về... tiền trong giá điện khiến không ít hộ "cận nghèo" lao đao. Cũng như ở ngành y tế mới đây, khi áp dụng "liệu pháp" sốc viện phí, người ta viện lẽ, có tới 14, 5 triệu gia đình diện chính sách được giảm, nhưng cả ngành y tế, lẫn ông Chủ tịch VEA lại quên mất rằng, số hộ diện "cận nghèo" mới là chiếm số đông. Mà số hộ diện này lại luôn ở trạng thái "chân không tới đất, cật không tới trời", không quá nghèo để được hưởng ưu đãi, lại không dư dật để có thể nghĩ như ông Ngãi "tăng thêm vài trăm đồng chả đáng gì" (?)

 

420dien.jpg

Ông Trần Viết Ngãi Chủ tịch Hiệp Hội năng lượng Việt Nam đang chém gió điên cuồng, Ảnh VCTV

Cũng rất lạ về cái tâm của các ngành khi gây "liệu pháp" sốc. Trước đây, khi được hỏi liệu tăng mức viện phí táo bạo như thế, gấp hàng mấy chục lần so với trước, chất lượng chữa bệnh có được bảo đảm sẽ tăng không, một quan chức ngành y tế lại rụt rè "không dám hứa chất lượng chữa bệnh sẽ tăng, vì nó còn chịu nhiều yếu tố" (!).

 

Còn nay, khi được hỏi: "Nếu tăng giá có chắc chắn hết thiếu điện?", thì ông Chủ tich VEA cũng lại không dám quyết đoán như khi quả quyết đòi... đột phá giá điện: "Chắc chắn không một lúc hết thiếu điện ngay, nhưng khi tăng giá điện như trên, ngành điện sẽ phải cam kết với Đảng, Nhà nước, nhân dân rằng chúng tôi đủ vốn, chúng tôi không chậm tiến độ.."

 

Ô hay, khi đòi dân tăng viện phí, điện phí, thì các bác không cần tính đến các điều kiện, nhưng khi dân đòi tăng chất lượng phục vụ, thì các bác không dám hứa, mà lại viện đến Đảng, Nhà nước, rằng chúng tôi sẽ thế nọ, chúng tôi sẽ thế kia.... Thế thì sự sòng phẳng và minh bạch trong kinh tế thị trường ở đây là đâu hử, hử, hử?

 

Mà các bác không thèm để ý đến cái sự ngược đời này: Dân thu nhập theo giá nội, nhưng tiêu dùng toàn theo giá "hội nhập".

 

Chả thế, GS Phạm Duy Hiển, mới đây cũng phải lên tiếng: "Ngành điện VN đi ngược chiều thế giới". Nghĩ cho kỹ thì sự chê trách của GS Hiển cũng không mới, bởi ở ta, hình như làm cái gì cũng không giống ai. Đến nỗi GS văn học Hoàng Ngọc Hiến đã hóm hỉnh triết lý: "Cái nước Việt mình nó thế". Người xưa bảo: Vợ dại, chồng thành triết gia. Còn nay, cơ chế quản lý bất cập, người dân nào cũng có thể trở thành triết gia. He...he..

 

Và chữ "tiền" cũng gây... sốc

 

Đó là câu chuyện của Trường ĐH Công nghệ Đông Á được đăng trên báo Đại Đoàn Kết ngày 29/7/2010 mới đây. Nội dung câu chuyện không có gì khó hiểu: Ông Đoàn Minh Tuấn, Việt kiều, năm nay 74 tuổi, Phó CT HĐQT của trường viết thư gửi Thủ tướng CP, Bộ GD, tố cáo ông Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thăng, gây mất đoàn kết, kéo bè kéo cánh và bất minh trong quản lý tài chính.

 

Cái khó hiểu là, mặc dù HĐQT nhà trường đã họp với 7/10 phiếu đồng thuận kiến nghị Bộ GD cách chức Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thăng, nhưng kiến nghị này đã không được Bộ GD chấp nhận.

 

Trước sự can thiệp cũng khó hiểu nốt về thái độ của Bộ GD, HĐQT nhà trường đã mời cơ quan thanh tra độc lập toàn bộ hoạt động tài chính của trường. Kết quả thanh tra còn khó hiểu hơn nữa: 13 tỷ đồng được chi tiêu hàng năm của trường không có quyết toán, không tổ chức phê duyệt; 650 triệu đã được chi thêm cho Ban quản lý Dự án...

 

1273285062IMGP8307.jpg

Lễ khởi công xây dựng Trường ĐH Công nghệ phong bì Đông Á, Ảnh HNM

Đặc biêt, có tới 1,4 tỷ đồng được chi cho việc... tư vấn thành lập trường (trong khi theo quy định, chi phí tư vấn nhiều nhất chỉ 5 triệu đồng). Bảng kê chi tiền cho thấy phía nhận tiền, rất nhiều người là quan chức của Bộ GD (?).Việc chi tiền vô lý đến mức chỉ một buổi họp thẩm định của Bộ GD, ông Chủ tịch Phạm Ngọc Thăng cũng quyết chi tới gần 80 triệu đồng, trong đó một Vụ trưởng của Bộ GD nhận tới 20 triệu đồng, rồi vị khác 10 triệu đồng..., cứ thế, cứ thế...

 

Theo những chứng từ, bảng kê còn lưu lại, Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thăng chi tới 1,8 tỷ để quà cáp, biếu xén cho quan chức của đủ các ban ngành, nhiều nhất đương nhiên vẫn là cán bộ Bộ GD.

Đọc hết dòng này, thì bạn đọc cũng như tôi không còn thấy khó hiểu, và cũng hết...sốc. Cũng như không khó hiểu vì sao số lượng trường tư thục chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, lại mọc nhanh đột biến như nấm sau mưa. Cái trường ĐH đồ sộ thế, hóa ra lại tỷ lệ thuận với cái phong bì hình hài bé ơi là bé.

 

Chỉ có điều, tiền "bạc" lắm, các bác Bộ GD ạ. Cho dù, có lúc nó phải nằm ép mình, im hơi lặng tiếng trong chiếc phong bì mỹ miều dán kín, nhưng đến lúc nào đó, vào một ngày đẹp trời nào đó, nó vẫn có thể tưng tửng, tưng tửng tố cáo tư cách con người, giữa thanh thiên bạch nhật một cách tưng tửng, tưng tửng... Nó cười khẩy và khinh thị vào những đạo cao đức trọng mà xã hội vốn gọi là "thầy", vào những phong cách mô phạm giả trá.

 

Đã bảo, tiền "bạc" lắm mà!

 

Truong-ban-dannguyen.jpg

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, Ảnh VGP News

 

 

Có một "quả bóng" mang tên... nhân dân

Đó là chuyện thực, không phải chuyện bịa. Và nó được chính Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng vô tình thú nhận rất ấn tượng tại phiên họp UBTVQH chiều ngày 21/8 mới đây: "Các tỉnh báo cáo rất hay, nào đơn thư được chuyển, giải quyết kịp thời, bảo vệ được quyền lợi của dân. Nhưng thực tế khiếu nại ngày càng tăng, ngày càng phức tạp. Đơn từ thì chuyển lòng vòng, né tránh, các cơ quan đùn đẩy lẫn nhau.

 

Trung ương thì "kêu" khiếu nại vượt cấp, kêu địa phương né tránh.

 

Địa phương cũng phàn nàn TƯ "quan liêu", do một phần các vụ việc không có hồ sơ nên TƯ nhận đơn thư chỉ đóng dấu xác nhận và lại chuyển về địa phương".

 

Đã nói Dân nguyện, chắc chả có người dân nào lại "nguyện" sự khiếu kiện, nỗi đau, nỗi mắc mớ của mình thành quả bóng, để các cơ quan công quyền, cấp dưới tung lên cấp trên, cấp trên chuyển về cấp dưới...Cuối cùng, cái sự "nguyện" đó nằm im lìm ở một ngăn nào đó của một cái tủ gỗ cơ quan nào đó cọt kẹt tiếng mọt gỗ, ở một tập hồ sơ pháp lý nào đó bám đầy mạng nhện thời gian.

 

Tiếc thay, đó là sự thật. Nó thật như câu chuyện của Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: "Có lần Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa các đoàn giám sát về rồi mời cả tỉnh, huyện đến nghe dân nói. Bao nhiêu vụ việc cũ, dân lại lục lọi lại chỉ để đưa ra nói với "ông" Tài nguyên".

 

Người viết bài này giật mình. Hơn 30 năm trước đây, thời cơ chế bao cấp, không ít lần đã được nghe câu chuyện khiếu kiện, khiếu nại của người dân mang "thân phận" quả bóng, lăn lóc từ cơ sở lên cấp trên, từ cấp trên đá xuống cơ sở, để rồi lại trở về chính nơi... khiếu kiện. Hơn 30 năm sau, cơ chế thị trường thay thế, cải cách hành chính được hô hào, các văn bản luật được soạn thảo, các chế tài được điều chỉnh, ban hành liên tục để thích ứng cho một đời sống xã hội hiện đại.

 

Thế nhưng câu chuyện quyền lợi, lợi ích và đòi hỏi sự công bằng của người dân thông qua việc giải quyết khiếu nại tố cáo, vẫn "nguyễn như vân" (vẫn như nguyên). Kêu lên Thủ tướng, cấp cao nhất của Chính phủ, thì như Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình chỉ ra, tới 83 vụ việc (tin của VNN), có ý kiến Thủ tướng chỉ đạo rồi mà vẫn không ai giải quyết (?)

 

Đến Thủ tướng mà cũng lâm cảnh "trên bảo dưới không nghe" thì người dân biết làm gì đây, nếu không tiếp tục thân phận...quả bóng?

 

IMG2461.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình, Ảnh VNN

Một hiện tượng khác vừa đáng quan tâm, vừa là chuyện đau đầu của các cơ quan bảo vệ an ninh, trật tự xã hội. Đó là khiếu nại đông người. Nói thẳng ra là chuyện dân "biểu tình", tập trung vào chuyện đòi giải quyết đất đai. Đương nhiên, trong cái chuyện khiếu kiện đất đai vốn phức tạp và mê hồn trận này, có người đúng, kẻ sai, có người thật thà, ít hiểu biết, cũng có kẻ cơ hội nhân đó làm càn...

 

Xưa nay, ta quen với việc biểu tình hô to "muôn năm, muôn năm" chứ ít quen với cái cảnh biểu tình "phản đối, phản đối", cho dù là "phản đối trong im lặng". Mặc dù, xét cho cùng, ta sẽ phải quen, như quen với cái việc- xã hội ta sẽ dần phát triển tiến đến một xã hội dân sự, với vai trò độc lập của các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp- 3 chân kiềng quản lý, làm nền tảng cho sự phát triển dân chủ, công bằng, văn minh và minh bạch.

 

Chúng ta rất e ngại "khiếu nại đông người", và rất cảnh giác với kẻ thù. Thế nhưng, Phó CT Quốc hội Uông Chu Lưu đã phải chỉ ra: "Các nguyên nhân dẫn đến bức xúc của dân về giải quyết khiếu nại xuất phát từ nhiều lẽ, do yếu kém trong quản lý, làm chưa hết trách nhiệm...".

 

Phó CT mới nhẹ nhàng nói đến tảng băng nổi, nhưng chưa thấy hết tảng băng chìm, đang lặn sâu trong mỗi huyết quản của cán bộ lãnh đạo, quản lý, cốt cán từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong xã hội hiện nay. Đó mới là kẻ thù nguy hiểm nhất nhưng lại nghiễm nhiên tự do "chung sống hòa bình": Sự vô cảm với nỗi đau của dân, sự quan liêu, xa rời dân quá lâu, và chỉ biết tới lợi ích của...chính mình!

 

Vậy thì xin các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, cốt cán... từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, xin đừng quá sợ "khiếu nại đông người", mà hãy biết sợ chính bản thân mình chưa tròn vai trách nhiệm, biết sợ cái ích kỷ tham lam của mình, của nhóm mình, và biết sợ cái cung cách quản lý xơ cứng, lạc hậu, đặc biệt quá thiếu minh bạch mà mình góp phần đắc lực.

 

Chỉ khi nào, sự công bằng và minh bạch ngự trị trong xã hội, thì "dân ra dân", "quan ra quan", "quản lý ra quản lý". Lúc đó, thay cho sự lăn lóc, sự "khiếu nại đông người", sẽ chỉ thấy "quả bóng nhân dân" hát khúc... hoan ca.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Quan tham hay là dân tham?

Nhìn trên thực tế thì thấy: chúng ta thường phê bình quan là chủ yếu chứ phê bình dân còn ít lắm. Tất nhiên, quan thì phải bị phê bình là đúng rồi nếu quan sai, quan hư, quan vớ vẩn…

 

http://www.tuanvietnam.net/2010-07-27-quan...ay-la-dan-tham-

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tre nội, tăm ngoại

TP - Tăm tre - mặt hàng mới xuất hiện trong danh mục hàng nhập khẩu qua cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) nhưng trong sáu tháng đầu năm nay lượng tăm tre nhập về đã lên đến 714 tấn, kim ngạch tương đương 100.000 USD.

Từ cuối tháng 5 đến nay, tăm tre nhập về dồn dập. Riêng tháng 6 đã gấp sáu lần so với năm tháng trước. Phần lớn có xuất xứ Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

 

 

 

Giá tăm tre nhập khẩu khoảng 2,6 triệu đồng/tấn (chưa có thuế), bằng một nửa giá tăm trong nước. Dù phải chịu thuế nhập khẩu 10% (từ Trung Quốc đại lục) và 25% (từ Đài Loan).

 

Cây tre - một thời gần như là biểu tượng của sức sống người Việt: Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu (Nguyễn Duy). Tre gắn với Thánh Gióng. Tre làm thành lũy, tre bảo vệ làng, tre thành chông thành gậy cho người dân đánh giặc. Đó là thời chiến. Còn thời bình, người ta xuất khẩu tre. Xuất tre đi để nhập về tăm tre!

 

Từ ngọn tre nhìn rộng ra, thấy cơ man thứ hàng hóa mà chúng ta phải nhập, cơ man thứ nguyên liệu thô mà chúng ta phải xuất.

 

Dầu thô – xuất. Than – xuất. Quặng – xuất. Rồi phải nhập dầu, nhập xăng hàng không Jet A1, nhập kim cương, nhập vàng, nhập gỗ, nhập nông sản, thậm chí nhập cả muối, cả cây kim sợi chỉ. Mới đây, phải nhập cỏ cho bò sữa. Vài chục năm nữa, nhập than. Theo Tổng sơ đồ điện 6, VN có tới 40 nhà máy nhiệt điện than. Trong khi, trữ lượng than đông bắc có hạn. Không nhập lấy gì mà phát điện.

 

Có lẽ đấy là vấn đề của một nước đang phát triển. Khi công nghệ ứng dụng, công nghệ chế biến còn lạc hậu.

 

Mấy ngày nay cũng xuất hiện những tin vui: nông sản sắp tới có cơ hội xuất khẩu ầm ầm, Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể cung cấp nhiên liệu cho máy bay trong nước.

 

Nhưng tại sao lại phải nhập, với những sản phẩm hàng hóa mà chúng ta có thể hoàn toàn chủ động như muối, rau, tăm? Phải chăng quên đi chuyện cái tăm hạt muối cọng rau thì sẽ vô trách nhiệm trước những vấn đề lớn hơn? Doanh nghiệp sản xuất trong nước lười biếng hay còn điều gì sâu xa?

 

Phần lớn tăm tre trong nước do hội người mù quận, huyện, phường, xã làm ra. Thị phần của họ quả là khiêm tốn so với khối lượng nhập khẩu khổng lồ kia. Bởi nhiều lý do như diện tích không đủ để đặt máy cán đầu nhọn, mẫu mã chưa được chú trọng nên xấu hơn tăm ngoại…

 

Đau đớn nhất là, khi chạm vào ruộng lúa bờ tre, họ biết những mầm măng kia lớn lên sẽ không thuộc về họ nữa. Và sau mỗi bữa cơm, gần 87 triệu dân biết cái tăm mình đang dùng là thân thể của cây tre từng lớn lên trên quê hương này.

 

Trần Thanh

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

(bmx.come.vn) - Thưa thầy! Em viết thư này để hỏi thầy một điều không liên quan gì tới kiến thức cả, hay nói chính xác hơn, đây là một loại kiến thức khác, chưa thấy dạy trong trường.

 

Thầy ơi!

 

Em là một nữ sinh viên. Em có rất nhiều thứ phải quan tâm, chắc thầy quá hiểu điều đó. Nào tiền học, nào tiền ăn, nào bài vở, nào sách giáo khoa...

 

 

 

Nhưng em có một mối quan tâm nữa, của riêng con gái, đó là nhan sắc. Từ lâu, em đã biết không có nữ sinh chung chung, mà chỉ có nữ sinh cao, nữ sinh thấp, nữ sinh béo, nữ sinh gầy, nữ sinh xấu, nữ sinh đẹp.

 

Là một nhà khoa học, chả hiểu thầy có quan tâm đến sự đẹp xấu của nữ sinh không, chứ em thấy các bạn nam trẻ, các bạn nam già và bạn của các bạn nam cả trẻ lẫn già đều có vẻ quan tâm lắm.

Do đó, trong đêm chung kết hoa hậu vừa qua, gần như đám sinh viên trường em đều tụ tập trước ti vi. Mọi người thi nhau xem và bàn tán rất nhiều điều. Kẻ thì để ý tới phần áo dạ hội, kẻ thì chú ý tới phần áo tắm, kẻ lại thích thú xem các cô nhảy múa bên bờ biển.

Riêng em chỉ âm thầm quan tâm tới một thứ thôi, thưa thầy, đó là giải thưởng. Em nhìn rõ ràng giải nhất dành cho cô hoa hậu là nửa tỉ, tức năm trăm triệu đồng.

 

Trời ơi, năm trăm triệu đồng. Số tiền này cả đời em chưa nhìn thấy nó, bố mẹ em cũng chưa nhìn thấy nó. Số tiền ấy là quá sức tưởng tượng với một nữ sinh viên như em.

 

Em nhẩm tính nếu như mình tốt nghiệp đại học và may mắn tìm được việc làm (rất may mắn), có mức lương trung bình là ba triệu đồng mỗi tháng thì phải mười lăm năm em mới có được năm trăm triệu nếu như tuyệt đối không ăn uống bất cứ một thứ gì và cũng không mua sắm bất cứ một thứ gì dù là que kem hay chiếc kẹp tóc. Nói cách khác, suốt mười lăm năm, em chỉ tồn tại bằng cách hít thở ô-xy miễn phí trong không khí mà thôi (đó là chưa kể ô-xy hôm nay chưa chắc đã miễn phí!).

 

Vậy mà cô hoa hậu chỉ cần một phút đăng quang là nhận được số tiền đó, như vậy là sao hả thầy?

 

Em không phải là một đứa con gái hẹp hòi thầy ơi. Em xin thề không có chút ghen tị nào cả. Từ đáy lòng mình (mà đáy lòng của một nữ sinh viên thì rất trong sáng), em chúc mừng cho cô hoa hậu. Em tin là cô ấy xứng đáng đội vương miện, và em thành thật ngưỡng mộ cô ấy về tất cả các mặt, từ chiều cao cho tới thân hình.

 

Nhưng năm trăm triệu đồng có nhiều quá không hả thầy? Theo thầy như vậy có thỏa đáng không? Em biết rằng câu hỏi này rất nhiều nữ sinh viên và cả nam sinh viên đang đặt ra.

 

Thầy vẫn nói với em bao nhiêu lần, cái quý nhất của con người là trí tuệ, em không chút nghi ngờ điều ấy. Em nhìn chung quanh, và nhìn ra thế giới, em thấy tất cả các công trình, các sản phẩm bậc cao, các máy móc khoa học tối tân mà nhờ chúng loài người chúng ta trở nên vĩ đại đều là sản phẩm của trí tuệ cả, không có thứ nào là sản phẩm của nhan sắc. Trí tuệ là quý nhất, không ai có thể nghi hoặc điều này. Và cái gì quý nhất phải được trả giá cao nhất chứ thưa thầy!

 

Mới đây, em đọc báo thấy giáo sư toán học Việt Nam lừng lẫy thế giới Ngô Bảo Châu, nếu làm việc ở Viện toán, sẽ được ưu tiên trả lương năm triệu đồng một tháng. Năm triệu? Cả nước bao nhiêu năm mới có một nhà khoa học như thế, nhưng đã có cả trăm cô hoa hậu đủ mọi danh hiệu. Vậy có hợp lý không?

 

Em để ý thấy giải cho hoa hậu năm nay cao hơn năm trước, và năm trước cao hơn năm trước nữa, trong khi lương các nhà khoa học mấy chục năm qua vẫn giữ nguyên, tại sao vậy thưa thầy?

 

Em không sao hiểu được. Em đi hỏi các bạn trong lớp và đứa nào cũng có vẻ không hiểu như em. Em xin nhắc lại với thầy, em viết thư này không có chút xíu gì phản đối cô hoa hậu cũng như phản đối thi hoa hậu hết. Em cũng không hề có ý nghĩ phải bớt giải thưởng cho cô ấy đi, vì như thầy đã nhiều lần căn dặn, có rất nhiều giá trị chả thể lấy tiền làm thước đo, cho nên cũng không nên bảo năm trăm triệu đồng là nhiều hay ít. Em chỉ muốn thầy, với tư cách một giáo sư mà cả trường kính trọng, giải thích cho em, cũng như cho các bạn em.

 

Em chả hề có chân dài, và em cũng chưa khi nào biết số đo ba vòng của mình là bao nhiêu vì cả đời em chả có lý do gì để đo cả. Nhưng em biết rõ giá một ký gạo, một chai nước mắm, học phí một năm đại học và em cũng biết rõ để có một năm học phí này, ba má em bán bao nhiêu ký thóc, nuôi bao nhiêu con heo. Những kiến thức như thế em chưa từng thấy hỏi trên sân khấu của bất kỳ một cuộc thi sắc đẹp nào trên đất nước ta, một đất nước có hàng triệu thiếu nữ nghèo, vậy là sao hả thầy?

 

Em cũng hiểu ngoại hình của mình rất trung bình. Dù mỗi năm có một ngàn cuộc thi hoa hậu thì em cũng chả hy vọng gì đâu, và rất, rất nhiều cô gái trong xã hội hôm nay cũng thế.

 

Vậy là bọn em chả hy vọng gì đùng một cái có số tiền to phải không thầy? Bọn em chỉ còn con đường suốt đời âm thầm, lặng lẽ và hưởng thụ một đồng lương cực kỳ vừa phải hay sao?

Thầy ơi!

 

Xin thầy bỏ qua cho nếu như những thắc mắc của em có gì tầm thường. Em chỉ muốn thưa với thầy, đấy là thắc mắc của rất nhiều cô gái khác, chẳng qua họ chẳng viết thư cho thầy mà thôi. Em rất hy vọng thầy trả lời em, làm cho em sáng tỏ một chút trong vấn đề hoa hậu sôi động này.

 

Em.

 

Lê Thị Bích Tèo

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em để ý thấy giải cho hoa hậu năm nay cao hơn năm trước, và năm trước cao hơn năm trước nữa, trong khi lương các nhà khoa học mấy chục năm qua vẫn giữ nguyên, tại sao vậy thưa thầy?

Em Lê Thị Bích Tèo thân mến!

Hoa hậu chỉ có một, các nhà khoa học thì nhiều, em không nên so sánh thế em ạ!Dù biết rằng có rất nhiều người đẹp, nhưng lúc đăng quang chỉ có 1 duy nhất có may mắn được đăng quang hoa hậu. Em hãy suy ngẫm xem cách đặt vấn đề của em có vô tư và công bằng không nhé!

Em là sinh viên, em hãy sống hồn nhiên vô tư , hãy cố gắng học tập thật giỏi chuyên môn, sau này em sẽ thấy 500 triệu thưởng cho hoa hậu là cái giá rẻ, rất rẻ em ạ!

 

 

Hoa hậu Thế giới người Việt 2010

Đầu tháng 4 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đã cho phép tỉnh Khánh Hòa đăng cai tổ chức cuộc thi "Hoa hậu thế giới người Việt 2010". Công ty cổ phần du lịch Vinperl Land là đơn vị phối hợp tổ chức cùng UBND tỉnh Khánh Hòa.

Cuộc thi sơ tuyển và bán kết đã diễn ra tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và hai khu vực nước ngoài là SNG và châu Âu. Các thí sinh còn lại được tuyển thẳng dựa trên kết quả tại các cuộc thi sắc đẹp khu vực khác.

Đêm chung kết diễn ra vào ngày 21 tháng 8 năm 2010 tại Vinpearl Land, Nha Trang, Khánh Hòa. Hoa hậu được nhận 500 triệu đồng tiền thưởng và chiếc vương miện do ZELA tài trợ trị giá 1 tỷ đồng.

 

Hoa hậu Việt Nam 2010 được trao giải thưởng chính thức 500 triệu Việt Nam đồng (cao nhất trong các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ trước đến nay). Á hậu 1 nhận được số tiền là 300 triệu đồng và Á hậu 2 là 100 triệu đồng. Theo quy chế mới sửa đổi trong lần thi này, Hoa hậu và các Á hậu sẽ "có nghĩa vụ trích 20% tiền giải thưởng để làm từ thiện".

Ngoài ra còn có các giải thưởng phụ như Hoa hậu Thân thiện, Hoa hậu Biển, Hoa hậu Tài năng, Hoa hậu được yêu thích nhất, Người đẹp có khuôn mặt khả ái nhất. Mỗi giải sẽ nhận được phần thưởng chính thức là 50 triệu đồng.

 

Hoa hậu Việt Nam 2010 ngoài số tiền thưởng kỷ lục, sân khấu của đêm chung kết cũng được đầu tư hoành tráng nhất từ trước đến nay. Được đầu tư hơn 7 tỷ đồng, sân khấu được trang trí bằng 700 lá và 300 bông hoa sen bằng lụa lớn trên mặt hồ rộng 1000 m2. Đây cũng là sân khấu có đường catwalk dài nhất trong các kỳ thi hoa hậu. Sàn được lát bằng những tấm nhôm thay cho nhựa như thông thường để đảm bảo được sự sang trọng. Quảng trường đêm chung kết được xây lại với 36 tỷ đồng, 300 công nhân và kỹ thuật viên làm liên tục trong 20 ngày mới thiết kế xong sân khấu cho đêm chung kết.

Theo thông báo của Chính phủ, đến tháng 6 năm 2010, tổng tài sản của Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 8.000 tỷ đồng, nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển, bỏ việc, mất việc gần 22.000 người.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lại nhớ đến câu nói thật thà của bà con dân tộc khi đói muối với "cái cán bộ miền xuôi": "Cái cán bộ kêu khó khăn, nên không mang được hạt muối lên cho bà con. Hạt muối bé tí thế, thì cái cán bộ kêu không vác nổi. Nhưng cái cây gỗ quý to đến hàng chục người khiêng không xuể, thì cái cán bộ lại mang được nhanh thế về tận miền xuôi?". Quả là một câu hỏi "thông minh", vì chắc chắn "cái cán bộ không thể trả lời nổi" câu hỏi này, khi lương tâm "cái cán bộ" đang bị say xe (!)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

PHÓNG SỰ

Cả bản người Mông nói tiếng Anh như gió

Những ngôi nhà gỗ thô sơ nằm lưng chừng núi, đến nhà dân bản cũng phải mất nhiều tiếng đồng hồ leo bộ mới đến nơi.

Họ là những người con của dân tộc thiểu số, ở đó, trình độ văn hoá của người dân có khi mới "phổ cập" hết lớp 5, nhưng giao tiếp bằng tiếng Anh thì chuẩn đến không ngờ.

 

Cháu nói được 3 thứ tiếng!

http://www.vtc.vn/394-226208/phong-su-kham...anh-nhu-gio.htm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×