Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
chiaki91

tra lượng dư phôi dập, đồ án công nghệ chế tạo máy

Các bài được khuyến nghị

mình đang làm đồ án công nghệ, mình đã tìm cách tra lượng dư phôi dập trong quyển sổ tay công nghệ rồi mà không có. mình nghe nói thì quyển sổ tay gia công cơ với quyển sổ tay công nghệ chế tạo máy của thày trần văn địch có viết.

anh em có thể cho mình xin quyểnđó được không

mình gửi file bản vẽ lên, nhờ anh em tra hộ lượng dư phôi dập.

xin chân thành cảm ơn http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_chiaki.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình đang làm đồ án công nghệ, mình đã tìm cách tra lượng dư phôi dập trong quyển sổ tay công nghệ rồi mà không có. mình nghe nói thì quyển sổ tay gia công cơ với quyển sổ tay công nghệ chế tạo máy của thày trần văn địch có viết.

anh em có thể cho mình xin quyểnđó được không

mình gửi file bản vẽ lên, nhờ anh em tra hộ lượng dư phôi dập.

xin chân thành cảm ơn http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_chiaki.dwg

 

Em đã nói hết nước hết cái rồi : http://www.cadviet.com/forum/topic/84788-do-an-cong-nghe-che-tao-may/

Vậy mà anh vẫn thèm phôi dập, bùn quá!

 

114276_hhhhhh7777.jpg

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

uh, em thank chị nhiều lắm.

thực sự em chưa đi làm nên kiến thức thực tế cũng không nhiều.

hnay em đi thông qua thầy mắng em một trận vì cái tội chọn phôi đúc, thày bảo sản xuất hàng khối với lại thày bảo h công nghệ tạo phôi dập đơn giản hơn xưa nhiều. em chẳng biết nói ntn nữa.

em cũng bảo là em hỏi một chị đi làm chị đó biểu vậy thày bảo thế thì cậu cứ nghe chị đấy đi, em nản luôn. em cũng sợ bị out nên thôi đành theo thầy vậy, năm cuối rồi không dám mạo hiểm. mà em mà gần nơi chị thì có khi phải mời chị đi làm ly cà phê hậu tạ, thank chị nhiều lắm.

đây là sdt của em, bao h qua yên thế bắc giang thì điện cho em, về quê em ăn vải,hi. 01679996401

gmail duognquayenthe@gmail.com

face của em đây, hnaof chị kết bạn nhé, em còn phải nhờ cậy chị nhiều đó. 

https://www.facebook.com/man.duong.359?fref=ts

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sao em không bảo với thầy rằng đúc bây giờ sản xuất trên dây truyền thiết bị hiện đại năng suất cao vời vợi?????

Đây là địa chỉ đúc:

http://www.quangtrun...l-products.html

http://www.vje.com.vn/gt.asp

Sao em không hỏi thày phôi để đưa vào dập là phôi đưa vào khuôn dập có hình dạng như thế nào???

Em phải phân tích  như chị đã nói trong bài viết: http://www.cadviet.c...he-che-tao-may/ , chứ ai lại nói là em hỏi một chị, chị ấy bảo thế. Thầy không mắng té tát cho mới gọi là lạ! :) :) :)

 

39678_aa9998.png

 

 

Hình dạng chi tiết của em lỗ to và dầy như thế, khó nhất là tạo phôi cho khuôn dập  >>> Muốn dập được phải có phôi hình vành khăn >>> Dùng thép tấm để cắt phôi hình vành khăn sẽ tốn kém. Đúc ống dầy rồi cắt phối ra cũng tốn kém

Đây là video đột lỗ phôi và nong hình vành khăn:

 

 

Về TÍNH CÔNG NGHỆ CỦA CHI TIẾT DẬP NÓNG, em có thể tham khảo từ trang 288-  đến trang 309 - Sổ tay thiết kế cơ khí tập I -  tập thể cán bộ khoa học kỹ thuât Viện Thiết kế máy công nghiệp biên soạn - (Chủ biên là Viện trưởng Lê Thức).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng, em cũng phân tích rồi, nhưng đến câu cuối thầy hỏi ai bảo như vậy, em bảo có một chị gái đi làm nên chỉ em vậy, thế là thầy hình như động vào lòng tự kiêu sao ý, thày bảo thế thì cậu cứ làm theo cihijd đấy đi, em nản luôn :v

thank chị nhiều lắm, hi, dù sao biết càng nhiều càng tốt mà chị, em cũng muốn hcoj hỏi lắm,nhưng đúng là đọc sách nhiều mà không được đi ra thực tế mắt thấy tai nghe thì cũng khó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_kkkk777.png

 

Em đã vẽ không đúng nguyên lý kết cấu khuôn, chị chán  không buồn sửa!  Em cứ đi hỏi thầy đi xem thầy có gật đầu không??? Nếu thầy gật đầu chị sẽ chỉ cho em biết cái sai không thể thương ...hại được!

Nếu thầy bảo em phải sửa lại, em cứ sửa lại rồi gửi ảnh hình vẽ lên đây, chị sẽ góp ý nhiệt tình...

 

Cái khó ở đây và cũng là cái chết tiền ở đây chính là có được cái phôi hình vành khăn để đưa vào khuôn dập!

Nếu có phôi hình vành khăn, chỉ cần 2 nguyên công dập tạo hình và 1 NC cắt phôi là được....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng,em đã thật ngu ngốc, thế là đêm nay em lại có việc để làm rồi, nhưng hơi buồn, h không biết như thế nào nữa,  em cám ơn chị em sẽ cố gắng, từ trươc đến h em chưa từng nản chí một việc gì đâu mà chị ơi cho em hỏi, ý em ở đây không liên quan đến các bước dập, em chỉ muốn chị trả lời một câu rằng liệu có thể chế tạo ra được phôi có hình dạng dư em vẽ bằng phương pháp dập không.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Dập được nhưng chi phí tạo phôi để đưa vào khuôn dập cao, chi phí chế tạo khuôn rèn dập cũng cao vời vợi. Dập chi tiết không có lỗ thủng kết cấu khuôn cối đơn giản, Dập chi tiết có lỗ thủng như của anh kết cấu khuôn phức tạp hơn nhiều!

Chi tiết không có TÍNH CÔNG NGHỆ CỦA CHI TIẾT DẬP NÓNG, giống như chân ngắn , mặt rỗ  đi thi hoa hậu phải lót tay ban giám khảo nhiều mới được vào tốp 10. :) :) :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng, em cũng đang nghĩ về cái mà chị gọi là CHI TIẾT ĐÓN CHÀY VÀ CHI TIẾT ĐẨY PHÔI, TRỪU TƯỢNG QUÁ ĐI.

PHẢI GẮNG THÔI, NGÀY MAI CÒN CÓ KIÊN THỨC ĐẤU TRÍ MÍ THẦY :V :(  :)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi, như thế này nhé, hnay em vừa đi thông qua, thầy bảo rằng thứ nhất vật liệu là hợp kim, thứ hai sản lượng hàng khối, thứ ba chi tiết này cũng không quá lớn, bình thường. chính vì vậy thày khuyên em là chọn phôi dập

thầy bảo rằng chúng em làm đồ án công nghệ nên không quá đi sâu vào quy trình tạo phôi.

em hiểu những gì chị nói, và em xin chân thành cảm ơn, và đêm qua em đã chỉnh sửa, bản vẽ thày chỉ quan tâm nguyên công cuối cùng tạo ra phôi thôi, hnay em mang bản vẽ này lên thày đã đồng ý.

về chọn chuẩn thô, em quyết định chọn lỗ phi 180, chuẩn tinh là trụ phi 210.

đây là nguyên công cuối cùng bản vẽ phôi dập, chị đừng để ý đến kích thước nhé, em chỉ vẽ theokeests cấu thôi, còn kích thước phôi thì cần xem những nguyên công gì và lượng dư phôi dập nữa.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_pdap.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_ph432417ngans_1.png

 

Lời đầu tiên cho chị xin lỗi em,  vì chị đã gạch xóa không thương tiếc cả hai phương án lựa chọn sơ đồ nguyên lý làm việc của khuôn dập mà em đã vẽ ra.

Chị hơi bị buồn cười :) :) :) vì thầy của em đã duyêt phương án 2 !/!?!?...(Có thể thầy chưa  bao giờ nhìn thấy khuôn dập ...)

Chị rất vui khi  em nói:"em cám ơn chị em sẽ cố gắng, từ trươc đến h em chưa từng nản chí một việc gì'

Chị chưa muốn đưa ra phương án của chị vì chị muốn em suy nghĩ thêm về phương án 1.

Chị cũng khuyên em thầy đã chọn phương án 2 nhưng em cứ làm theo phương án 1 chắc thầy  không để ý đâu!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng,thank chị nhiều lắm, em mới vào nghề nên còn non kém lắm, mong anh chị giúp đỡ nhiệt tình.

thời gian làm đồ án có hạn, chắc em sẽ không đi quá xa vào việc tìm hiểu phôi nữa, nhưng đúng là cái gì mình biết là cần, biết là mình sai nhưng không tìm hiểu thật kỹ để sửa  thì đúng là cõ lỗi với bản thân,đang lừa dối bản thân. nhưng thực sự thời gian có hạn chị à, h em phải bắt tay vào xác định chuẩn thô, chuẩn tinh, lập sơ bộ quy trình công nghệ thôi, mong chị giúp đỡ em vụ này, hôm nào mời chị đi nhâm nhi li cà phê đam mê công nghệ tạo phôi,hi.. :)  :)  :)  :)  :)  :)  :)

em định như thế này đây.

chuẩn thô: định vị vào mặt trụ phi 273, và mặt đầu.(không chế năm bậc tự do)

chuẩn thô: định vị vào mặt trụ phi 210 và mặt đầu còn lại.

em chưa xác đinh được hết các nguyên công nhưng hướng của em như thế này chị xem như thế nào nhé.

sau khi chọn chuẩn thô như vậy ta gia công được trụ phi 210(để đảm bảo độ đồng tâm các mặt trụ em sẽ gia công thô rồi tiện tinh luôn để làm chuẩn cho nét luôn), mặt đầu phi 200

từ đó ta chọn chuẩn tinh như trên rồi gia công lần lượt mặt đầu còn lại, phi 265,ba mặt côn em chia làm ba nguyên công(em gia công trên máy vạn năng, nếu điều khiển số thì một nguyên công)

vẫn chuẩn tinh đó gia công tiếp lỗ phi 180

sau đó chọn mặt lỗ phi 180 làm chuẩn gia công các rãnh bằng phương pháp tiện.

hnay em cũng rất bất ngờ khi thày bảo gia công rãnh bằng phương pháp tiện, thày nói nhanh quá em nhớ không rõ lắm là dùng sao gì, nhưng theo em nghĩ nếu dùng dao tiện gá ngang như vậy thì lực sẽ rất lớn rất có thể gẫy dao. em cũng đã và đnag đọc quyển kỹ thuật tiện người dịch nguyễn quang châu nhưng vẫn chưa tìm ra chỗ gia công rãnh đó, chị có thể nói rõ cho em biết được không.

với phương châm thà dốt vài lần còn hơn dốt cả đời, em mong chị dẫn đường chỉ lối cho em để nhanh chóng xua tan sự ngu dốt của em,e mặt dày lắm, chị cứ mắng thẳng vào mặt em nhé, đừng ngại, những lời trê trách mí đáng để em lưu tâm :v  ;)  :P  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(

đây là file bản vẽ chị xem lại nhé http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_chiaki_1.dwg( em cũng chưa biết chi tiết là gid đâu, thày chỉ bảo chỉ cần biết mặt làm việc, chỉ cần biết yêu cầu kỹ thuật thì không cần tên chi tiết, thày bảo và cười,hi........)

riêng mặt yêu cầu độ nhám là ra=0.4 thì em dùng phương pháp đánh bóng sau khi tiện tinh, lúc đầu em định mài nhưng thế thì lãng phí quá.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chị không bàn về khuôn dập nữa vì lý do: Thứ nhất , thời gian này chị bận nhiều việc, thứ hai là chị chiểu  theo nguyện vọng của thầy em:” làm đồ án công nghệ nên không quá đi sâu vào quy trình tạo phôi.” Và nguyện vọng của em: “thời gian có hạn chị à, h em phải bắt tay vào xác định chuẩn thô, chuẩn tinh…

Song chị vẫn ấm ức bởi có rất nhiều con đường đi từ A đến B, mình vẫn phải tìm hiểu và khảo sát kỹ càng từng con đường để biết được con đường nào tiết kiệm đươc thời gian và xăng xe nhất…

 “( em cũng chưa biết chi tiết là gid đâu, thày chỉ bảo chỉ cần biết mặt làm việc, chỉ cần biết yêu cầu kỹ thuật thì không cần tên chi tiết, thày bảo và cười,hi........)”

Tên chi tiết không quan trong lắm nhưng nếu biết cái gì lắp lên nó và nó lắp lên cái gì của bộ phận máy là cái nên biết. Biết để hiểu về tính năng công dụng của nó , để kiểm tra xem người vẽ ra nó có vẽ nguyên lý làm việc không, các thông số kỹ thuật có hợp lý không???

Đây là ví dụ về bản vẽ sai kết cấu và nguyên lý làm việc của đài gá dao tiện, trò vẽ sai mà thầy vẫn duyệt:

http://www.cadviet.com/forum/topic/85062-nho-moi-nguoi-huong-dan-ve-do-an-cong-nghe-che-tao-may/

Em đã tiết lộ cho chị biết thầy em cũng có xưởng sản xuất. Giả sử thầy em nhận gia công cho khách hàng, khách đưa cho thầy bản vẽ, thầy không hỏi han gì về nguồn gốc xuất xứ mà cứ đè ngửa bản vẽ ra để gia công thì em cho đó là việc làm vô trách nhiệm. Trong thực tế sản xuất, sai sót về bản vẽ là điều khó tránh khỏi, nhiều khi bản vẽ đã được duyệt lên duyệt xuống ký tên đóng dấu đàng hoàng tử tế, khi giao xuống sản xuất, người công nhân mới phát hiện ra sai sót là chuyện thường ở huyện.

Đây là ví dụ về bản vẽ sai kết cấu và nguyên lý làm việc của đài gá dao tiện, trò vẽ sai mà thầy vẫn duyệt:

http://www.cadviet.com/forum/topic/85062-nho-moi-nguoi-huong-dan-ve-do-an-cong-nghe-che-tao-may/

 

Về bản vẽ chi tiết thầy đã giao, em thấy có một số điểm bất hợp lý:

1/- Về cách ghi kích thước chiều dài lỗ côn ghi nối  nối đuôi nhau như bản vẽ xây dựng : 6.5;  22.5; 26 chị đã góp ý trong chủ đề : http://www.cadviet.com/forum/topic/84788-do-an-cong-nghe-che-tao-may/

2/ Cắt trích một đường vẽ một nẻo, cái này thì em đã sửa rồi.

3/ Chị có thắc mắc về việc cho độ nhẵn các bề mặt không ghi kích thước???

Về QTCN:

1/- Em cứ vẽ sơ đồ nguyên công và ghi đầy đủ kích thước cần đạt được sau mỗi nguyên công,  phương án định vị , kẹp chặt rồi gửi lên đây chị sẽ góp ý.

2/- Ba mặt côn gia công trên 3 nguyên công năng suất thấp >> Em nên tìm hiểu các phương pháp tiện chép hình  để thực hiện tiện trong 1 nguyên công.

 

3/- Rãnh rộng 7 sâu 17  tiện ngon không vấn đề gì. Tiện rãnh hẹp và sâu mới ghê răng! Dao tiện rãnh về cơ bản nó nhỏ nhắn như dao tiện cắt, khi tiện rãnh trên mặt đầu, má dao bên phải phải mài góc vát nhiều hơn, vì vậy dao kém cứng vững hơn dao cắt, Khi tiện cắt chọn bước tiến nhỏ thì không sợ gẫy dao....

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em cám ơn chị rất nhiều, chị rất giống với thày của em, luôn phơi bầy những thứ ngu dốt của em ra :v :v  ........... nhưng em cần những người như vậy để mai này em ra đời có thể vững bước hơn, vì vậy em mong chị giúp đỡ em, mặt em dày lắm, chị cứ mắng thoải mái hihihihihi  :)  :)  :)  :)  :)  :)  :)

chị ơi, như thế này nhé, buổi trước em cũng hỏi thầy có được vẽ nối đuôi nhau kích thước chỗ côn đó không ,thày bảo nếu em nghĩ theo hướng ghi theo kiểu khi gia công thì em đang nghĩ theo hướng không đúng rồi đấy, đây là bản vẽ thể hiện các kích thươc thôi, thầy bảo ghi côn như vậy là cực kỳ hợp lý, nếu ghi theo hướng công nghệ tức là em đang bắt người ta gia công thoe hướngđó, thày nói cũng đúng mà. em rất mến thày này vì thầy rất tài năng, có thể thầy về phần công nghệ tạo phôi thầy  không bằng chị này nhưng e tin rằng kiến thức công nghệ của thầy là cực kỳ chắc, thần tượng của khoa cơ tụi em đó. thày cũng có xưởng riêng, cũng đi làm thếm, cũng nhận hàng, hoàn cảnh của thày ngày trước thì cứ gọi là hai bàn tay trắng xóa luôn, thế mà h thành đạt lắm chị à...... .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/ -Kích thước côn chỉ có thể kiểm tra bằng dưỡng kiểm. Phôi của em không trụ mà là phôi vát, em lấy gì để xác định được kích thước 6.5; 22.5 và 26??? Nó toàn là chuẩn ảo??? Em dựa vào đâu để gia công???

Do vậy bắt buộc phải có chuẩn gốc kích thước là mặt đầu. 6.5; 29 và 55 . Có 2 cách để người thợ làm là:

-Tiện sai số lớn từ 0.2-0.3 bằng cách dùng du xich của bàn dao

- Tiện sai số đến 0.02 nếu dùng cữ chặn

Em vẫn cho rằng ghi kích thước của thầy không hợp lý >>>Ghi kích thước thế nào để người thợ dễ ... ra công là văn minh nhất!

Kích thước Ø200 rất vô nghĩa >>>Có góc côn 25º rồi thì ghi kích thước theo cạnh 5 cho hoành tráng. Kích thước Ø248+0,46 cũng rất vô duyên, nếu là kích thước tham khảo thì nên cho vào trong ngoặc đơn (Ø248+0,46)

 

 

ghi11.jpg

 

ghi22.jpg

 

ghi33.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng, bái sư luôn, h em mới nhận ra đôi khi không phải thầy lúc nào cũng đúng, đôi khi chúng ta mới là người đúng  :)  :)  :)  :)  :)  :)  :) , thank chị nhiều lắm, sáng mai em thông qua lần nưa, e sẽ đề đạt về việc ra 12 đó, vả lại chị ơi nếu gia công trên máy vạn năng thì ý đồ em định mỗi máy đánh lệch giá dao dọc một góc, tức là phải ba ngueyen công.nếu làm theo điều khiển số thì một nguyên công, em cũng đang phân vân,chị tư vấn giúp em, hướng của em là phải hiểu hết cách thức gia công các bề mặt rồi thì em mới lập quy trình chị ạ.

mà em định dùng phương pháp đánh bóng bằng giấy trên máy tiện để đạt được độ nhám 0,4 , chị thấy phương án đánh bóng mí phương án mài thì phương án nào tốt hơn, về tính kinh tế về tính kỹ thuật, 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mà chị ơi, tên chi tiết của em là DISTANZIALE SPACER, e dốt tiếng anh lắm, nhờ mấy anh bạn mà chẳng ai dịch được, hỏi thầy thì thầy bảo thế thì đi học tiếng anh chuyên ngành đi, thế thì em chịu, chị giúp em với, thank chị rất nhiều

chị ơi em vừa đi thôgn qua về thầy bảo rằng tiện rãnh thì khác gì tiện trong, nên độ nhám cứ như tiện trong mà gia công, ui hnay muối hết mặt   :(   :(   :(   :(   :(   :(   :(  nhưng các thầy cũng muốn tốt cho sinh viên thôi 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:) :) :) :) :)  Tên chi tiết chẳng nói lên cái gì cả, mà phải biết nó lắp vào cái gì và cái gì lắp vào nó...

Cái rãnh của anh rộng 7 sâu 17 dung sai độ rộng theo đường kính là trong Ø260+02 đường kính ngoài Ø246-0.2

>>> Kích thước rãnh sau khi tiện dao động trong khoảng 6.8- 7.2 là được 

Chị có thắc mắc về việc cho độ nhẵn các bề mặt không ghi kích thước???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo chị nghĩ em nên sửa lại Ra 12 thành Rz40 cho đúng tiêu chuẩn Việt Nam, để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc:

 

114276_l7895i_sai1.png

 

 

114276_l%C3%B3iaa2_1.png

114276_lld2733.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị nói cũng hợp lý, lúc đầu em cũng nghĩ vậy,rõ ràng ở quyển dung sai kỹ thuật đo lường của ninh đức tốn nói như vậy, nhưng thầy đã nói thẳng thế thì phải theo thôi, đơn giản là có bảng quy đổi giữa Ra và Rz mà chị, em có nhớ rằng trong bản vẽ nếu không gi gì thì hiểu là Ra còn nếu ghi rz thì mới là rz mà chị.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Sai lênh trung bình số học của frôfin Ra là trị số trung bình của các khoảng cách (y1...yn) của các điểm của frôfin đp tới đường kính trung bình của nó.

- Chiều cao mấp mô Rz là khoảng cách trung bình đo theo đường thẳng // với đường trung bình, giữa các điểm tại 5 đỉnh và 5 đáy trong phạm vi chiều dài chuẩn

Trong thực tế sản xuất, ở các nhà máy lớn sản xuất hàng nội địa thường là không bao giờ kiểm tra độ nhẵn, KCS chỉ dòm bằng mắt thường, thấy nó chưa đẹp thì nhắc nhở thợ lần sau làm tốt hơn.

Với các mặt hàng làm thuê cho Tây và xuất khẩu cho Tây (Thị trường Việt Nam giá nhân công rẻ mạt nên Tây nó thích hàng Việt Nam)

thì bắt buộc phải kiểm tra độ nhẵn, và chỉ  cần kiểm tra những sản đòi hỏi có Ra=0.63 trở. Máy đo độ nhẵn Ra rất đắt tiền và phải học 3 buổi mới  sử dụng được. Em đã từng đi làm nhiều nơi nhưng chỉ thấy có mỗi một nơi là dùng máy đo độ nhẵn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị nói cũng hợp lý, lúc đầu em cũng nghĩ vậy,rõ ràng ở quyển dung sai kỹ thuật đo lường của ninh đức tốn nói như vậy, nhưng thầy đã nói thẳng thế thì phải theo thôi,

 

Thầy nói vậy kệ thầy, em cứ manh dạn sửa lại thành Rz, chắc thầy sẽ không để ý đâu. Nếu em không sửa khi,  bảo vệ đồ án các thầy trong hội đồng bảo vệ truy hỏi, mà em thật thà khai ra là Thầy em bảo thế là no đòn đấy đấy. Giáo trình, tài liệu kỹ thuật người ta vẫn ghi thế. Tiêu chuẩn Việt Nam cũng bắt buộc

phải làm như thế....

 

ddd1110_zpsc781c74b.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:(  :(  :(  :(  :(  :(  :)  :)  :)  :)  :)  :)  :)

hehe, ui, nếu em trượt vỏ chuối thì vỡ mặt. hi, nhà đã nghèo cộng thêm tai nạn này nữa thì mất hết lòng tin chị à,hi, nếu như em trẻ đi một tuổi thì em sẽ làm theo ý mình,hehe.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi em rất muốn biết tên chi tiết này, hnay thầy thông qua thầy cứ bảo phải điền tên chi tiết vào khung bản vẽ, tên tiếng anh nó là SPACER , khó thật đó,

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×