Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
chiaki91

tra lượng dư phôi dập, đồ án công nghệ chế tạo máy

Các bài được khuyến nghị

Bữa trước chị đã đoán mò:

Đoán mò nó là chi tiết Bạc ép gioăng dùng trong kết cấu nối ống dẫn dầu hoặc khí nén cao áp!

 

SPACER tiếng Anh là gì chị không biết, tiếng Anh chị học kém lắm! :) :) :)

Theo chị, em  cứ gọi tạm nó là ĐỆM NỐI ỐNG xem thầy có ý kiến gì không???

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

híc  :)  :)  :)  :)  :)  :)  :) hehe, em thì tiếng anh gà luôn, nản, nhưng chị ơi nếu mình giỏi chuyên ngành thì có chỗ nào ưu tiên chuyên ngành nhiều không, em thì kém tiếng anh lắm, mai sau định gắng thi vào lilama làm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em cũng nên học tiếng anh tốt, đi làm cũng cần nhiều vốn tiếng anh...

 

i nếu gia công trên máy vạn năng thì ý đồ em định mỗi máy đánh lệch giá dao dọc một góc, tức là phải ba ngueyen công.nếu làm theo điều khiển số thì một nguyên công, em cũng đang phân vân,chị tư vấn giúp em, hướng của em là phải hiểu hết cách thức gia công các bề mặt rồi thì em mới lập quy trình chị ạ.

 

Theo chị, em nên tiện các rãnh côn trong cùng một nguyên công trên máy tiện vạn năng, bằng cách thiết kế thêm bộ truyền động thủy lực cho bàn dao ngang, để gia công bằng phương pháp chép hình

Tham khảo bài viết số #52 và #55 trang này:  http://www.cadviet.com/forum/topic/83829-ace-cho-minh-hoi-chi-tiet-nay-voi/page-3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi của em là loạt lớn hàng khối, e đang phân vẫn giữa tính kinh tế giữa điều khiển số và dùng dưỡng chép hình thủy lực, phương án nào kinh tế và kỹ thuật hơn chị. chị có thể cho em xin ý kiếndwowjdjc không.

thứ hai. những chỗ vát mép bo tròn góc lượn kia em định dùng dao định hình dao thanh, chị xem có hợp lý không.

thứ ba: gia cộng trụ phi 210 ý đồ của em là tiện tinh sau đó đánh bóng để đạt được yêu cầu nhám bề mặt, em dùng mặt đó làm chuẩn tinh chính luôn kết hớp với mặt đầu, chị xem phương án này có hợp lý không nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Nếu đúng đây là ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT thì sau này còn có thêm yêu cầu tính toán thuyết minh trong đó phải chọn máy, chọn dao, tính chế độ cắt....rồi còn thêm thiết kế đồ gá. Trong khi cái gì bạn cũng nghĩ tới phương án gia công bằng máy cắt dây, máy CNC.Theo tôi thì cần xem kỹ lại mục đích của đề tài này là gì???

 

1)-Khi thiết kế quy trình công nghệ bao giờ cũng xét đến tính kinh tế và kỹ thuật sao cho chất lượng cao giá thành thấp. Rất may là phần côn vát và r lượn đều để dung sai kích thước tự do,  gia công được trên các phương tiện gia công đại chúng. Đơn giá giờ công khi gia công trên máy CNC cao vời vợi, vì thế máy CNC chỉ dùng để gia công những chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao vời vợi và những chi tiết có hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu, mà các phương tiện gia công đại chúng khó vươn tới.

Chỗ R lượn và vát 25 độ em có 3 lựa chọn:

- Mài dao theo dưỡng, gia công theo dưỡng

- Dùng xe dao chép hình thủy lực

- Thiết kế dao định hình. (Phương án này không được các cơ sở sản xuất mặn mà tha thiết vì khó chế tạo dao)

Gia công lỗ 3 côn vát dùng xe dao chép hình thủy lực.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thank chị nhiều lắm nghe.

mà chị ơi em tự sửa kết cấu bản vẽ phôi theo cảm nhận của em, chị cho em ý kiến về chỗ trong vòng vàng trên bản vẽ, em đang thắc mắc liệu giữa khuôn trên và khuôn dưới có cần khe hở không, bởi vì tự nhiên em ngồi nghĩ em cảm thấy nếu chạm nhau sợ đập vỡ khuôn luôn.

thứ hai: em đang định chọn bề mặt trụ lớn nhất phi 273 kia làm chuẩn thô nhưng h chế tạo phôi ra nó lại là trụ côn như vậy thì định vị kiểu gì, chẳng có lẽ mình tao phôi ra như vậy xong gia công phá đi tạo mặt trụ rồi mới chọn làm chuẩn thô hả chị.

file bản vẽ phôihttp://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_in_phôi_thày_i.dwg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1)- Em nghĩ như thế đúng rồi đó, khuôn dưới và khuôn trên nó phải có khe hở ít nhất là 1mm

2)-Khi dập trên máy dập , phần trụ của phôi sẽ bị côn ở một hai nguyên công trước đó.  Đến nguyên công DẬP TINH CHỈNH , phôi sẽ vuông thành sắc cạnh.

3)- Bản vẽ của em thầy đã duyệt rồi, coi như ván đã đóng đinh :) :) :)  Vẽ đầy đủ kết cấu khuôn dập không đơn giản như vậy đâu, khuôn nó phải có chi tiết  đón chày để kim loại không bị tòe ra dưới đáy khuôn  và có chi tiết đẩy phôi ra bật ra khỏi lòng khuôn thì mới lấy phôi ra được.

(Chị có thể vẽ giúp em sơ đồ kết cấu khuôn chính xác nhưng đòi hỏi phải xác định kích thước phôi qua mỗi nguyên công hơi bị mất nhiều thời gian.

Vẽ đại khái thì chị không thích, hơn nữa chắc gì đã hợp ...khẩu vị của thầy em...)

114276_untitled321.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hay, quá hay, hehe, thank chị nhiều lắm,e đã tự tin hơn nhiều rồi đó, hi, sau bao ngày lặn lội hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi cả chú công nhân ở xưởng, cuối cùng em cũng đã hiểu ra nhiều điều, đặc biệt là chị đã cho em biết mình đang ở đâu, hehe.

mà tối qua em gặp thầy chủ nhiệm cũng bên cơ, thầy còn trẻ nên nhiệt tình lắm, cuối cùng thầy cũng chỉ giúp em tên chi tiết là vòng đệm chị à, h thì có thể biết rõ điều kiện làm việc của nó rồi :v  :)  :)  :)  :)  :)  :)  :wub:  :wub:  :wub:  :wub:  :wub:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi, đến h thì em đã vạch ra trong đầu được căn bản rồi, trước khi làm đồ án em luôn nghĩ rằng mình cần phải hiểu rõ các bề mặt gia công bằng phương pháp nào, và định hình trong đầu, h là lúc cho phép bắt đầu lập quy trình rồi. em mong anh chị em giúp đỡ nhiệt tình nghe.

trước tiên về phân tích điều kiện làm việc của chi tiết, quan điểm của em như thế này, chị góp ý cho em nhé:

chịu ma sát mài mòn lớn 

áp lực làm việc lớn trong mối ghép 

làm việc trong môi trường nhiệt cao

từ đó yêu cầu độ bền và đô cứng cao.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

hay, quá hay, hehe, thank chị nhiều lắm,e đã tự tin hơn nhiều rồi đó, hi, sau bao ngày lặn lội hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi cả chú công nhân ở xưởng, cuối cùng em cũng đã hiểu ra nhiều điều, đặc biệt là chị đã cho em biết mình đang ở đâu, hehe.

mà tối qua em gặp thầy chủ nhiệm cũng bên cơ, thầy còn trẻ nên nhiệt tình lắm, cuối cùng thầy cũng chỉ giúp em tên chi tiết là vòng đệm chị à, h thì có thể biết rõ điều kiện làm việc của nó rồi :v  :)  :)  :)  :)  :)  :)  :wub:  :wub:  :wub:  :wub:  :wub:

 

Trời cao cao đất dầy ơi, mới biết được cái tên chi tiết là VÒNG ĐỆM  mà em đã vui  sướng...tung hoành thế ư??Chị chị lại đang buồn thay cho em đấy!!!! Bữa trước chị đã đoán mò là  BẠC ÉP GIOĂNG Bạc ép gioăng dùng trong kết cấu nối ống dẫn dầu hoặc khí nén cao áp, bữa sau chị lại đoán mò là ĐỆM NỐI ỐNG.

Gọi tên chi tiết cũng cần thiết phải nói lên công dụng của nó nữa , có rất nhiều loại vòng đệm, đệm vênh, đệm tháo nhanh, vòng đệm M10, đệm kín (đệm ép gioăng độ nhẵn mặt độ nhấp nhô càng nhiều càng dễ kín)... rồi thì vòng đệm sinh đẻ có kế hoạch nữa.

Thú thực là chị hơi bị bất bình với cung cách ra đề như đánh đố học sinh của một số thầy cô bây giờ .

Việc ra đề kiểu này , KHÔNG MANG TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TẾ. Chị cũng từng nhận hàng gia công bên ngoài, khách đưa bản vẽ , chị không bao giờ vô trách nhiệm là cứ đè ngửa bản vẽ ra để chế tạo. Chị phải hỏi lý lịch trích ngang của chi tiết gia công cụ thể và tỉ mỉ để biết quê quán, hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, quốc tịch của nó, nhằm mục đích duy nhất là kiểm tra bản vẽ có sai sót gì không, chỗ nào cần chỉnh sửa lại cho dễ gia công mà vẫn đảm bảo tính năng và công dụng của nó

Cách ra đề văn minh, lich sự và tươi đẹp nhất vẫn là thầy cô ra đồ án công nghệ  chế tạo chi tiết gia công phải có bản vẽ lắp đính kèm để học sinh biết được cái gì lắp lên nó và nó lại lắp lên cái gì.Trong nhà máy công xưởng,  người cán bộ kỹ thuật chân chính, là phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của bà con công nhân,  không bao giờ áp đặt bà con phải gia công đúng theo bản vẽ chi tiết của mình. Giao bản vẽ chi tiết là phải đính kèm bản vẽ lắp để bà con được tự do dân chủ,  và quyền độc lập suy nghĩ sáng tạo nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để kết cấu sản phẩm liên tục thay đổi kiểu dáng và tính năng kỹ thuật, mới có thể tồn tại và húp cháo cầm hơi trong thời buổi sản xuất cạch tranh khốc liệt này, không phải cạnh tranh với bên ngoài mà là cạnh tranh với cung cách làm việc của chính mình, ngày mai phải làm tốt hơn ngày hôm qua.

Chị đã vẽ tương đối thành thạo và có thể nói vẽ khá nhanh, nhưng chị vẫn không ngừng vào CADViet để học tập thêm.

Chúc em luôn tự tin trong cuộc sống, thành công trong nghề nghiệp đã lựa chọn và cơ bản nhất vẫn gặp nhiều may mắn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(  em đang có chút cảm hứng thì chị lại,ui, nhưng dù sao cuộc sống không là màu hồng mà. buồn thay cho em, huhuhu, chiều mai e xuống xưởng thầy bảo trường em hỏi mấy thày đi làm xem cho lời tư vân,huhu.

thực sự với chị là em cũng cố gắng lắm chứ, nhưng đôi khi may mắn cứ lẩn tránh mình, đôi khi may mắn khiên con người ta quên đi rằng chỉ có nỗ lực bản thân mới đáng trân trọng, nhưng dù sao em cũng cám ơn chị nhiều lắm. 

thầy cho khoai thì em làm chuối vậy, đâu sẽ có đó.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thực sự với chị là em cũng cố gắng lắm chứ, nhưng đôi khi may mắn cứ lẩn tránh mình, đôi khi may mắn khiên con người ta quên đi rằng chỉ có nỗ lực bản thân mới đáng trân trọng, nhưng dù sao em cũng cám ơn chị nhiều lắm. 

thầy cho khoai thì em làm chuối vậy, đâu sẽ có đó.

 

Trong cuộc sống đời thường, may mắn nó sẽ tự đến, trong nghề nghiệp may mắn nó chỉ đến với những ai dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình và lăn lộn lên bờ xuống ruộng để đi tìm may mắn. Đó là lời mắng trách của một anh đồng nghiệp đã  trút  lên đầu chị,  khi chị mới vào  chân ướt chân ráo bước chân vào làm công tác kỹ thuật. Anh còn dậy chị là làm luận chứng kinh tế để vay vốn đầu tư là phải biết nói dối, phải tập nói dối cho quen đi, chứ cứ nói thật như mày thì làm sao nói trôi chảy được! (Ý câu nói của anh là chỉ có nói dối mới trôi chảy, còn nói thật sẽ không được trôi chảy, rất tối nghĩa phải không em :) :) :) )

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

:)  :)  :)  :)  :P  :P  ;)  ;)  hi, đúng là chuẩn gơn, em cũng hay chém gió, nói điêu như thật lắm, nhưng thực sự lên diễn đàn này em toàn nói thật,hi, nói dối sợ không lại anh chị, thà ngu dốt vài chục lần còn hơn ngu dốt cả đời chị nhì, hihihi

chị này chém gió siêu phàm quá, lên đến đẳng cấp cảnh giới võ thuật thượng thừa rồi, như thế này không thành đạt hơi phí, những người làm được thường nói cũng rất chi là được, tương lai không biết mình thuộc dạng nào đây, hehehehe ;)  ;)  ;)  ;)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hi vọng là sau này anh sẽ làm tốt hơn nói! Anh đừng quá khen kẻo cái Hoằn nhà em nó phổng mũi ... phải đi Thẩm mỹ viện  là nguy hiểm lắm đó ...hi hi... :) :) :

http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/147091/toan-canh-vu-bac-si-nem-xac-benh-nhan.html

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

anh chị cho em hỏi khi tra lượng dư phôi dập trong bảng này, chi tiết của em dạng tròn xoay, có cần lấy lượng dư cho trong bảng nhân 2 hay chia hai vậy, em đang băn khoăn. cái trong bảng cho là zb hay 2zb vậy chị, mình cần nhân đôi hay chia đôi vậy. em đọc quyển ocong nghệ chế tạo máy thì họ viết zb là lượng dư gia công nên theo e sẽ chia đôi ra cho hai bên, nhưng em vẫn cần sự chắc chắn.

 

chị ơi em đang phân vân nếu tra lượng dư bề mặt trụ ngoài thì tra theo kích thước chiều dài trục hay đường kính trụ, nếu tra mặt đầu thì tra theo đường kính mặt đầu hay chiều dày cao vật thể

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi em có câu hỏi như thế này: cái bề mặt phi 210 có độ chính xác cấp 11, nhưng độ nhám cấp 8, theo em thì sau khi tiện tinh thì em đánh bóng sẽ đạt được độ nhám như vậy, hnay thầy giáo em nhất quyết bảo là phải mài sau khi tiện tinh, thầy bảo rằng sản xuất hàng khối ai người ta đánh bóng, nhưng em đọc quyển giáo trình tiện thì đánh bóng đâu có yêu cầu đồ gá gì khó khăn đâu, cũng nhanh gọn mà.

chị có thể cho em ý kiên được không, xét về tính kinh tế và tính kỹ thuật chị nhé.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

114276_m%C3%A0i_b%C3%B2ng777.jpg

Góp ý cho em rất khó vì không biết cái gì lắp lên nó và nó lắp lên cái gì???

Xét kích thước Ø210 -0.29 thì dung sai lớn, độ nhẵn Ra =0.4

Và  kích thước Ø180 +0.054 +0.014^  dung sai nhỏ, độ nhẵn Ra = 3

 Sao hai kích thước này lại đòi hỏi độ đồng tâm cao vời vợi là ≤  0.02 ???

Trong thực thế sản xuất chị chưa gặp chi tiêt nào ghi kích thước lởm khởm đầy mâu thuẫn và khập khiễng  như chi tiết của thầy. Thôi kệ đành phải sống chung với lũ chấp nhận sự vô lý đó vậy.

 

Với các sản phẩm gia dụng hoặc các chi tiết bề mặt của nó đòi hỏi mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao thì chỉ cần mài phớt và đánh bóng , đá đá mài phớt quay và bánh đánh bóng quay với vận tốc lớn, chi tiết gia công được người thợ cầm tay dí vào

Chi tiết của em nó có yêu cầu như trên do vậy có thể đánh bóng bằng cách cho chi tiết quay trên máy tiện, người thợ dùng giấy nháp mịn đánh bóng sau tiện tinh cũng được nhưng cái này chỉ làm hàng đơn chiếc vì tốc độ của máy tiện nhỏ nên năng suất lao động thấp

-Có thể tiện cao tốc để đạt độ nhẵn cao nhưng phương án này đòi hỏi thợ tiện phải có tay nghề cao, thợ tiên bậc thấp không có kinh nghiệm không làm được

- Thầy em bảo mài tròn có lý khi nó đòi hỏi độ nhẵn Ra, mài tròn năng suất cao hơn >>>Song nó có cái dở hơi là 2 kích thước đó đòi hỏi độ đồng tâm cao ≤  0.02 >>>Do đó chỉ tiện trên cùng một lần gá mới đảm bảo được độ đồng tâm này. Còn chuyển sang mài sẽ bị phế phẩm nhiều vì khó đảm bảo độ đồng tâm cao như thế

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vầng, em hiểu ạ.

mà chị ơi, tự nhiên hnay em giật mình nghĩ ra, ý tưởng của em dùng mâm cập ba chấu tự định tâm để dùng định vị và kẹp chặt ca khi gia công thô và tinh, nhưng h e mới nghĩ ra về độ cứng vững và biến dạng có thể xảy ra trong quá trình kẹp, em muốn chị có thể góp ý kiến cho em biết chi tiết của em có thể dùng mâm cặp được không hay phải dùng trục gá.

em không rõ tiêu chuẩn nào, có lẽ là tỉ số chiều dày vật và đường kính chăng, chị tư vẫn giúp em nhé, thank chị nhiều, càng làm mí càng thấy đồ án này hay và nhiều  cái để mình lưu tâm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vẽ sơ đồ công nghệ>>ghi kích thước và độ nhẵn nhụi cần đạt được sau mỗi nguyên công + máy -gá- dao

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị không hiểu ý em rồi buồn  :(  :(  :(

em muốn mình hinh dung đầy đủ những gì mình cần làm đã, trước khi bắt tay vào vẽ em muốn mình phải hiểu cần vẽ những gì, đồ gá là những gì, như thế nào, sau đó mí vẽ, sai rồi sửa, chứ không thể cứ đâm đầu vào vẽ mà không hiểu gì được. làm vậy là có lỗi đối với những kỹ sư chân chính.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1/- Chị hiểu em muốn hỏi gì rồi....chị không trả lời em vội vì chị  muốn em rèn luyện tính chủ động tích cực trong công việc, em đừng tự vơ buồn vào mình như thế!

2/ Em đã học lý thuyết rồi, giờ bắt tay vào thực hành, em phải tự tin và mạnh dạn đưa ra theo cách hiểu của mình, chị mới biết được  lỗ hổng kiến thức của em, rồi sẽ nhiệt tình tư vấn cho em.

3/ Khi ra trường em nên nhớ là khi sếp giao việc, em đừng bao giờ hỏi là em định làm thế này thế nọ. Đây là điều tối kỵ , em sẽ bị ăn mắng té tát lên cho mà xem. :) :) :) . Sếp là người của công việc, sếp biết khi giao việc cho em sếp cần phải hướng dẫn cái gì . Công việc sếp đã giao em cứ lẳng lặng làm,  tốt nhất là đưa ra 2 phương án để sếp lựa chọn , có gì sai sếp sẽ phân tích cụ thể và hướng dẫn em sửa lại.

4/ Em nên hiểu Thầy em cũng như chị là người đi trước tư duy theo lối mòn, chưa chắc đã có được phương án gia công hay như những người mới vào nghề. Trong thực tế sản xuất, các sáng kiến cải tiến công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phần lớn đều do công nhân trực tiếp sản xuất và kỹ sư trẻ mới ra trường.

Em cũng nên biết là ở trên quả đất này có một nghịch lý là không phải ai học giỏi, điểm cao vời vợi ra trường đều làm việc có hiệu quả....

5/ Em cũng nên biết : https://www.google.com.vn/#psj=1&q=n%C3%B4ng+d%C3%A2n+ch%E1%BA%BF+t%E1%BA%A1o+m%C3%A1y

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×