Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
chiaki91

tra lượng dư phôi dập, đồ án công nghệ chế tạo máy

Các bài được khuyến nghị

vâng em cám ơn chị, ui chị này giống thầy giáo em thế, chiều nay em gặp thầy em hỏi, thưa thầy em nghĩ nếu dùng mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì sẽ gây biên dạng chi tiết sau khi tháo ra, thầy nói đúng, đúng là như vậy, song em hỏi tiếp nhưng em muốn biết dựa vào đâu mà mình biết là nó có thể bị biến dạng hay không, thầy bảo em rằng em hãy cứ làm theo quan điểm của mình và phải có lý do vì sao em chọn vậy, thầy bảo mai sau đi làm cũng chẳng ai bảo em đâu, mình phải tự suy luận nghĩ ra thôi,em cũng nghĩ trước ở nhà chắc là liên quan tới tỉ lệ chiều dày và đường kính, dù sao cũng cảm ơn chị nhiều, e sẽ cô gắng hết mình.

đúng là đồ án này tổng hợp năm năm học thật, thấy các anh đi trước bảo nhiều cái hay nhưng đúng là hay thật, hay theo nhiều nghĩa quá, :wub:  :wub:  :wub:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"thầy bảo mai sau đi làm cũng chẳng ai bảo em đâu",  không hẳn như vậy đâu, sinh viên mới ra trường sẽ được chỉ bảo tận tình với điều kiện là phải bắt tay vào làm phải vẽ ra hình trao đổi với nhau bằng hình vẽ chứ không hỏi suông, em ạ!

 

Chị cho rằng đồ án của em thuộc loại dở chứ không phải là hay. Cái dở ít  là thầy không cho biết được nó được lắp vào cái gì và các gì lắp lên nó. Cái dở nhiều là nó kết cấu nó đơn giản....

Đồ án hay là đồ án phải có đồ gá phức tạp và có kết cấu hay tổng hợp được nhiều kiến thức hơn.

Em có thể xem bài viết số #25 và bài số #27 để xem kết cấu đồ gá mà chị cho là đồ gá hay:

http://www.cadviet.com/forum/topic/70997-can-giup-van-de-hinh-chieu-chi-tiet/page-2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị đừng nói thế chứ, có thể đối với chị là đơn giản nhưng đối với tụi em thì nó là cả một vấn đề rồi đó, cũng có rất nhiều thứ đơn giản đó thui mà ta cũng có làm được đâu, phải bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất chứ chị, thường thì khi ta đi qua rồi ngoảnh lại thì thấy đơn giản hơn mà.

em sẽ đi trên đôi chân của mình, h em mới cảm thấy chính kiến của mình quan trọng như thế nào khi chiều nay em hỏi hai thầy mỗi người một quan điểm khác nhau, một thầy thì nói không cần mài chỉ cần tiện rồi đánh bóng, thầy kia thì nhất thiết phải mài, đúng là quan trọng là mình nêu ra được tại sao mình chọn như vậy mà thôi, dù sao cũng cám ơn chị nhiều.

:(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vấn đề mài hay  tiện tinh rồi đánh bóng bằng giấy nháp mịn, chị đã phân tích ở bài viết #44, em đọc kỹ lại nhé.

Nếu em cho chị biết  chi tiết của em lắp lên cái gì và cái gì lắp lên nó, chị sẽ nói cho em biết chính xác là  chỉ cần tiện tinh hay phải mài.

 

Chi tiết đố án của em dở là cái chắc rồi, chị phân tích để em hểu về ghi kích thước lởm khởm đầy mâu thuẫn và khập khiễng  nhé!

Xét kích thước Ø210 -0.290 có  dung sai lớn, độ nhẵn Ra =0.4

Và  kích thước Ø180 +0.054 +0.014^  có dung sai nhỏ, độ nhẵn Ra = 3

 Hai kích thước này lại đòi hỏi độ đồng tâm cao vời vợi là ≤  0.02 ???

Ø210 nếu tra theo h11 sẽ có sai lệch -0.250  >>>Không biết con số 0.290 thầy em lấy ở đâu???

 

Ø180 +0.054 +0.014^ dễ ràng nhận thấy đây là mối mối ghép có độ hở ,

không theo hệ thống lỗ mà  theo hệ thống trục:

Ø180G7/h6 >>> Ø180 +0.054 +0.014^ ;Trục Ø180 -0.025

Độ hở max = 0.079  ;  độ hở min = 0.014 >>> dung sai mối ghép là 0.065 .

Từ đây có thể kết luận: 

yêu cầu độ lệnh tâm giữa Ø210  và Ø180  ≤  0.02 ??? là quá ngô nghê và ngớ ngẩn, lấy râu ông nọ cắm vào mũi bà kia!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Nếu em cho chị biết  chi tiết của em lắp lên cái gì và cái gì lắp lên nó, chị sẽ nói cho em biết chính xác là  chỉ cần tiện tinh hay phải mài."

trước tiên em không đồng ý với chị quan điểm này, trong quyển hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy của thầy trần văn địch đã nói:"có ảnh nhé chị".

thứ hai chị nên xem lại bản vẽ xem có đúng như chị nói không"Ø210 nếu tra theo h11 sẽ có sai lệch -0.250  >>>Không biết con số 0.290 thầy em lấy ở đâu???"http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_chiaki_2.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_cho_mày_cht.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lượng dư gia công cơ các vật dập nóng tra ở trang 547, lượng dư gia công cơ các trục( các mặt tròn xoay ngoài) tra ở trang554. Sổ tay công nghệ chế tạo máy, tác giả NGUYỄN NGỌC ANH, TỐNG CÔNG NHỊ, NGUYỄN VĂN SẮT , HỒ ĐẮC THỌ.

 

1/ Xin lỗi em, chị bị tẩu hỏa ma nhập,  khi tra sai miền dung sai  h11 chị đã nhầm lẫn , đúng ra phải tra cho Ø210 chị lại nhầm thành tra cho kích thước Ø180. Sự nhầm lẫn này, không ảnh hưởng đến kết quả đã phân tích ở bải viết số #55.

 

2/ 

 

114276_888888888888887.png

 

Trong thực tế sản xuất chị  đã từng va chạm nhiều dạng bản vẽ chi tiết khác nhau,

song chưa gặp dạng chi tiết nào

ghi kích thước lởm khởm đầy mâu thuẫn khập khiễng

và hỗn láo như cách ghi kích thước ở trên!

114276_555555555555.png

 

 

Trời cao cao đất dầy ơi, mới biết được cái tên chi tiết là VÒNG ĐỆM  mà em đã vui  sướng...tung hoành thế ư??Chị chị lại đang buồn thay cho em đấy!!!! Bữa trước chị đã đoán mò là  BẠC ÉP GIOĂNG Bạc ép gioăng dùng trong kết cấu nối ống dẫn dầu hoặc khí nén cao áp, bữa sau chị lại đoán mò là ĐỆM NỐI ỐNG.

Gọi tên chi tiết cũng cần thiết phải nói lên công dụng của nó nữa , có rất nhiều loại vòng đệm, đệm vênh, đệm tháo nhanh, vòng đệm M10, đệm kín (đệm ép gioăng độ nhẵn mặt độ nhấp nhô càng nhiều càng dễ kín)... rồi thì vòng đệm sinh đẻ có kế hoạch nữa.

Thú thực là chị hơi bị bất bình với cung cách ra đề như đánh đố học sinh của một số thầy cô bây giờ .

Việc ra đề kiểu này , KHÔNG MANG TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TẾ. Chị cũng từng nhận hàng gia công bên ngoài, khách đưa bản vẽ , chị không bao giờ vô trách nhiệm là cứ đè ngửa bản vẽ ra để chế tạo. Chị phải hỏi lý lịch trích ngang của chi tiết gia công cụ thể và tỉ mỉ để biết quê quán, hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, quốc tịch của nó, nhằm mục đích duy nhất là kiểm tra bản vẽ có sai sót gì không, chỗ nào cần chỉnh sửa lại cho dễ gia công mà vẫn đảm bảo tính năng và công dụng của nó

Cách ra đề văn minh, lich sự và tươi đẹp nhất vẫn là thầy cô ra đồ án công nghệ  chế tạo chi tiết gia công phải có bản vẽ lắp đính kèm để học sinh biết được cái gì lắp lên nó và nó lại lắp lên cái gì.Trong nhà máy công xưởng,  người cán bộ kỹ thuật chân chính, là phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của bà con công nhân,  không bao giờ áp đặt bà con phải gia công đúng theo bản vẽ chi tiết của mình. Giao bản vẽ chi tiết là phải đính kèm bản vẽ lắp để bà con được tự do dân chủ,  và quyền độc lập suy nghĩ sáng tạo nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để kết cấu sản phẩm liên tục thay đổi kiểu dáng và tính năng kỹ thuật, mới có thể tồn tại và húp cháo cầm hơi trong thời buổi sản xuất cạch tranh khốc liệt này, không phải cạnh tranh với bên ngoài mà là cạnh tranh với cung cách làm việc của chính mình, ngày mai phải làm tốt hơn ngày hôm qua.

Chị đã vẽ tương đối thành thạo và có thể nói vẽ khá nhanh, nhưng chị vẫn không ngừng vào CADViet để học tập thêm.

Chúc em luôn tự tin trong cuộc sống, thành công trong nghề nghiệp đã lựa chọn và cơ bản nhất vẫn gặp nhiều may mắn!

 

Đây mới là đồ án mang tính thực tế, tiếc rằng trò vẽ sai nguyên lý làm việc của  đài gá dao,  nhưng thầy vẫn duyệt:

http://www.cadviet.com/forum/topic/85062-nho-moi-nguoi-huong-dan-ve-do-an-cong-nghe-che-tao-may/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng em hiểu tâm lý của chị ạ.

mà chị ơi thank chị nhiều lắm tuy em chưa tìm được đúng quyển "Lượng dư gia công cơ các vật dập nóng tra ở trang 547, lượng dư gia công cơ các trục( các mặt tròn xoay ngoài) tra ở trang554. Sổ tay công nghệ chế tạo máy, tác giả NGUYỄN NGỌC ANH, TỐNG CÔNG NHỊ, NGUYỄN VĂN SẮT , HỒ ĐẮC THỌ." nhưng em đã tìm được quyển sổ tay công nghệ chế tạo máy của nguyễn ngọc anh, phan đình thuyên, nguyễn ngọc thư , hà văn vui cũng có lượng dư, dung sai của vật dập.

còn lượng dư gia công cơ ở quyển đó thì em chưa tìm ra, e sẽ tìm tiếp nếu không tìm đượ thì xin chị gửi cho em hai cái trang đó nhé(547,554) nhé, thank chị nhiều lắm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Lượng dư gia công cơ của các vật dập nóng, chị đã pót lên bài số #2 , trang 1  của topic này. Công thức kinh nghiệm để xác định lượng dự gia công cơ, chị đã pót lên bài số 44 ở đầu trang này.

Không có nhẽ thầy em và thư viện của nhà trường không có nổi tài liệu để cho sinh viên tra lượng dư gia công cơ???

 

chị ơi, đến h thì em đã vạch ra trong đầu được căn bản rồi, trước khi làm đồ án em luôn nghĩ rằng mình cần phải hiểu rõ các bề mặt gia công bằng phương pháp nào, và định hình trong đầu, h là lúc cho phép bắt đầu lập quy trình rồi. em mong anh chị em giúp đỡ nhiệt tình nghe.

trước tiên về phân tích điều kiện làm việc của chi tiết, quan điểm của em như thế này, chị góp ý cho em nhé:

chịu ma sát mài mòn lớn 

áp lực làm việc lớn trong mối ghép 

làm việc trong môi trường nhiệt cao

từ đó yêu cầu độ bền và đô cứng cao.

 

Phân tích điều kiện làm việc là phải phân tích tính năng kỹ thuật  của nó , Kích thước  Ø210 -0.290 có  dung sai lớn, độ nhẵn Ra =0.4  Và  kích thước Ø180 +0.054 +0.014^  có dung sai nhỏ, độ nhẵn Ra = 3 nó lắp ghép với chi tiết khác dư nào, giải thích vì sao chọn kiểu lắp và độ nhẵn mặt như thế ??? Từ đó đề ra đường lối công nghệ, tiện một lần gá hay hai lần gá...- máy - gá - dao ra sao???

Phân tích điều kiện làm việc của chi tiết chẳng khác nào dẫn dắt chương trình cho đám cưới. Phải nêu bật lên được vấn đề quan trọng nhất về cô dâu chú dể để quan viên 4 họ biết được họ cưới nhau vì hám tiền hay vì si mê tình ái,  hay  đơn giản là chỉ yêu nhau vì một bên có cái răng mẻ, còn một bên có cái môi sứt duyên dáng...

 

vầng, em hiểu ạ.

mà chị ơi, tự nhiên hnay em giật mình nghĩ ra, ý tưởng của em dùng mâm cập ba chấu tự định tâm để dùng định vị và kẹp chặt ca khi gia công thô và tinh, nhưng h e mới nghĩ ra về độ cứng vững và biến dạng có thể xảy ra trong quá trình kẹp, em muốn chị có thể góp ý kiến cho em biết chi tiết của em có thể dùng mâm cặp được không hay phải dùng trục gá.

em không rõ tiêu chuẩn nào, có lẽ là tỉ số chiều dày vật và đường kính chăng, chị tư vẫn giúp em nhé, thank chị nhiều, càng làm mí càng thấy đồ án này hay và nhiều  cái để mình lưu tâm.

 

Trong sản xuất  loạt lớn và hàng khối, không ai gia công bằng mâm cặp tự định tâm . Thực chất mâm cặp 3 chấu tự định tâm là mâm cặp vạn năng có thể  kẹp chặt đủ các loại chi tiết từ có đường kính to nhỏ  khác nhau, không bao giờ tự định tâm được như tên gọi của nó... Muốn chi tiết gia ít bị đảo tâm, người thợ đòi hỏi phải có tay nghề cao. Thợ có tay nghề cao chỉ cần gá nhẹ, rồi kéo tay gạt cho phôi quay chậm rồi gõ nhẹ một cái là tròn vo sau đó mới siết chặt để tiện.  Thợ có tay nghề thấp phải rà gá hơi bị tốn thời gian. Mâm cặp  tự định tâm chỉ thích hợp với gia công đơn chiếc và loạt nhỏ

Muốn định tâm được bắt buộc phải dùng chấu kẹp không nhiệt luyện, chuyên dùng để kẹp một loại chi tiết có đường kính nhất định (chấu kẹp sẽ được tiện vừa đường kính định kẹp). Tuy nhiên chấu kẹp không nhiệt luyện cũng chỉ hợp gia công loạt vừa và lớn

Gia công loạt lớn và hàng khối, bắt buộc phải thiết kế đồ gá tiện mới cho năng suất cao vời vợi

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi, với kiến thức của em như thế này thì chắc chẳng đi làm ở đâu được rồi, nói chuyện với chị mà em cảm thấy mình ngu dốt quá :(  :(  :(  :(  :(  :(  :(

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kỹ sư sau khi qua vòng phỏng vấn tại phòng hành chính nhân sự, sẽ được thử việc tại phòng kỹ thuật. Tùy theo năng lực của kỹ sư , trưởng phòng kỹ thuật sẽ đồng ý tiếp nhận vào làm ở các vị trí sau:

1/ Làm nhân viên phòng thiết kế phòng kỹ thuật   hoặc phòng công nghệ (Các nhà máy quy mô vừa và nhỏ thường chỉ có phòng kỹ thuật)

 Làm nhân viên thiết kế  có cái sướng là  thời gian không bị gò bó, ngày đến cơ quan làm việc chưa xong,  đêm về  nhà lại cày tiếp,  nếu công việc đòi hỏi phải làm khẩn trương. Còn thông thường là có nhiều thời ngoài công việc, có nhiều cơ hội  đươc đọc nhiều tài liệu kỹ thuật,  và có  thời gian vào diễn đàn CADViet thư giãn học tập thêm sau những giờ phút làm việc căng thẳng.

 

2/  Làm kỹ thuật phân xưởng sản xuất, suốt ngày được tán chuyện với mấy em công nhân xinh đẹp, có nhiều cơ hội được thăng tiến làm quản đốc phân xưởng, tha hồ được quát tháo, chửi bới công nhân thậm chí cả đánh đâp công nhân vô tội vạ.

3/ Làm nhân viên phòng cơ điện, suốt ngày lấm lem dầu mỡ, có cơ hội thăng tiến nếu có nhiều sáng kiến.

4/ Làm nhân viên định mức vật tư phòng kỹ thuật suốt ngày bận rộn và  nhức đầu với những con số vô hồn vô cảm

5/ Làm nhân viên điều độ sản xuất phòng kế hoạch, suốt ngày bận rộn với tiến độ  công việc

6/ Làm nhân viên KCS, bận việc túi bụi suốt ngày, lại phải đi làm ca kíp đêm hôm mưa nắng vất vả tối ngày

7/ Làm nhân viên định mức giờ công phòng kế hoạch,  suốt ngày tính toán s, v,t  xác định giờ công máy dễ va chạm đến quền lợi của người lao động và thường xuyên bị công nhân chửi bới có bài bản và vần điệu hay như hát  quan họ Bắc Giang

8/Làm nhân viên phòng vật tư chuyên lo việc lập kế hoạch đầu tư mua bán vật tư máy mọc thiết bị, có nhiều cơ hội làm giầu song cũng có nhiều cơ hội ngồi tù

 

Về đồ án của em: chị thấy bất ổn là không có bản vẽ lắp. Nếu có bản vẽ lắp việc phán đoán nguyên lý làm việc sẽ chính xác hơn. Khi ra công tác có thể em sẽ làm phụ việc cho ai đó là tách bản vẽ chi tiết trong bản vẽ lắp, nhưng em nên biết rằng mỗi người có một phong cách thiết kế riêng, em không thể biết được ý đồ của người thiết kế. Do vậy em cũng chỉ vẽ được hình, còn ghi kích thước thì chỉ có người thiết kế mới có thể ghi đúng được.

 

Trở lại chi tiết của em, thầy em không cho biết lý lích trích ngang của nó em phải đưa ra rất nhiều trường hợp : Ø180 và Ø210  nó lắp lên 2 hai chi tiết khác nhau, có thể Ø180 có thể lắp lỏng hoặc chặt với chi tiết A,  Ø210 có thể lắp lỏng hay chặt với chi tiết B ???

 Hoặc cả hai kích thước này cùng lắp trên chi tiết C ???

Đưa ra nhiều giả thiết khác nhau để tìm ra được một giả thiết khả thi, thí dụ chọn trường hợp  Ø180 và Ø210  cùng lắp lên chi tiết C  >>>Dễ xảy ra trường hợp Ø180 lắp chặt với C và Ø210 lắp lỏng với C >>> Ø180 và Ø210  phải đòi hỏi có sự đồng tâm >>> độ đồng tâm này cao hay thấp lại phụ thuộc vào Ø210 lắp lỏng nhiều hay lỏng ít, độ nhẵn mặt cũng phụ thuộc vào lỏng nhiều hay lỏng ít.

Việc em hoặc của thầy em đã ghi thông số kỹ thuật như trên chị thấy nực cười quá :

Kích thước Ø210 -0.290 có  dung sai lớn,  sao độ nhẵn mặt lại chọn Ra =0.4???

Kích thước Ø180 +0.054 +0.014^  có dung sai nhỏ,  sao độ  độ nhẵn mặt  lại chọn Ra = 2.5???

 Hai KT lắp ghép đều có khe hở  lớn,  đòi hỏi độ đồng tâm cao vời vợi là ≤  0.02  có đểu cáng không???

 

Qua những phân tích ở trên, chị mong em hiểu thiện ý của chị qua lời  đã nói:

"Nếu em cho chị biết  chi tiết của em lắp lên cái gì và cái gì lắp lên nó, chị sẽ nói cho em biết chính xác là  chỉ cần tiện tinh hay phải mài."

"Trong thực tế sản xuất chị  đã từng va chạm nhiều dạng bản vẽ chi tiết khác nhau,

nhiều phong cách thiết kế khác nhau song chưa gặp dạng chi tiết nào

ghi kích thước lởm khởm đầy mâu thuẫn khập khiễng

và hỗn láo như cách ghi kích thước ở trên!"

 

Chị và chồng chị đã từng hợp tác thiết kế với một số thầy ở trung tâm hỗ trợ khoa học kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà nội, em đừng bao giờ lấy cái mác thạc sĩ của thầy em và lấy cái xưởng sản xuất của thầy em ra để dọa ma chị! Chị đã trao đổi với em rất chân tình,  thân thiện, cởi mở và thẳng thắn, coi em như người em của mình, không ngờ em đã ứng xử với chị  bằng cách sau:

114276_777777777.png

:) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :) :)

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi, em đã đọc trên diễn đàn có một bài viêt của chị về bản vẽ lồng phôi, em đang băn khoăn như thế này.

tại sao không có góc nghiêng thoát khuôn hả chị. em vẫn đang mung lung lắm. 

124590_39678_duc1.jpg

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đó là hình ảnh chị chụp từ tài liệu hướng dẫn làm đồ án công nghệ. Có thể tác giả cố tình bỏ qua, lười không vẽ độ dốc vào cho rối hình vẽ .Theo chị nghĩ có thể chấp nhận được việc không cần phải ghi độ dốc vì lý do sau:

1/ Tài liệu đúc đa số  dịch từ tài liệu của nước ngoài, xuất xứ của nó từ những năm 50 của thế kỷ trước:

Với thành cao của mẫu từ 20-50 độ nghiêng thoát khuôn mẫu gỗ là 1º30' đã trở nên lạc hậu với thời cuộc!

 

2/ Bây giờ công nghệ đúc đã khác xưa nhiều rồi, cát làm khuôn không trộn đất sét như ngày xưa nữa.  Những chi tiết có chiều cao không quá lớn có thể đúc  được vuông thành sắc cạnh ngon như húp mỡ nước. Khuôn cát tươi cũng giống như bê tông tươi, nhưng nó chỉ ẩm chứ không có nước như bê tông tươi ..sau khi nén chặt cắt tươi vào mẫu bằng đầm rung, người ta đem sấy khô bằng công nghệ hút ẩm chân không (không dùng nhiệt) >>> Khi khô khuôn giữa mẫu  và lòng khuôn  sẽ có khe hở nhỏ ...vừa đủ để có thể rút mẫu ra khỏi lòng khuôn một cách dễ dàng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi, em có ba câu hỏi như thế này:

1: em đã đặt phông chữ kích thước là arial, em cũng tạo riêng một layer kích thước nhưng tại sao khi in ra thì chữ số kích thước vẫn rất đậm, độ đậm như nét liền đậm bản vẽ luôn, trong khi đó các đường dóng, đường kích thước vẫn là nét mảnh.

2: đây là bản vẽ lồng phôi của em, em đọc tài liệu và vẽ trước như thế này, dựa vào lượng dư gia công cơ và dung sai em vẽ được, chị xem còn gì phải sửa nữa không, em thấy ngộ ngộ chị à.

3: chị ơi trong sản xuất hàng khối em định dùng đồ gá này, em sợ dùng mâm cặp sẽ gây biến dạng chi tiết.©ống kẹp đàn hồi, như trong hình vẽ)

đây là bản vẽ lồng phôi và file ảnh đồ gá.

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_bn_v_lng_phôi.dwg

http://www.cadviet.com/upfiles/3/124590_chiaki.rar

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chị ơi, dạo này chị bận việc gì ha mà không thấy lên diễn đàn.

em có câu hỏi thế này tại sao em nhìn thấy các bạn khi phân tích chuẩn định vị thô với tinh toàn vẽ nguyên chi tiết ở đề ra rồi vẽ định vị vào, theo em thì mình phải định vị trên phôi mình tao ra chứ, gia công phôi để ra chi tiết chứ có phải là gia công chi tiết ra chi tiết đó đâu, em hơi băn khoăn, thiết nghĩ chuẩn thô phải trên phôi, còn chuẩn tinh thì em chưa rõ, chị cho em ý kiến đí, chị ơi.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vầng, em hiểu ạ.

mà chị ơi, tự nhiên hnay em giật mình nghĩ ra, ý tưởng của em dùng mâm cập ba chấu tự định tâm để dùng định vị và kẹp chặt ca khi gia công thô và tinh, nhưng h e mới nghĩ ra về độ cứng vững và biến dạng có thể xảy ra trong quá trình kẹp, em muốn chị có thể góp ý kiến cho em biết chi tiết của em có thể dùng mâm cặp được không hay phải dùng trục gá.

em không rõ tiêu chuẩn nào, có lẽ là tỉ số chiều dày vật và đường kính chăng, chị tư vẫn giúp em nhé, thank chị nhiều, càng làm mí càng thấy đồ án này hay và nhiều  cái để mình lưu tâm.

 

Trong sản xuất  loạt lớn và hàng khối, không ai gia công bằng mâm cặp tự định tâm . Thực chất mâm cặp 3 chấu tự định tâm là mâm cặp vạn năng có thể  kẹp chặt đủ các loại chi tiết từ có đường kính to nhỏ  khác nhau, không bao giờ tự định tâm được như tên gọi của nó... Muốn chi tiết gia ít bị đảo tâm, người thợ đòi hỏi phải có tay nghề cao. Thợ có tay nghề cao chỉ cần gá nhẹ, rồi kéo tay gạt cho phôi quay chậm rồi gõ nhẹ một cái là tròn vo sau đó mới siết chặt để tiện.  Thợ có tay nghề thấp phải rà gá hơi bị tốn thời gian. Mâm cặp  tự định tâm chỉ thích hợp với gia công đơn chiếc và loạt nhỏ

Muốn định tâm được bắt buộc phải dùng chấu kẹp không nhiệt luyện, chuyên dùng để kẹp một loại chi tiết có đường kính nhất định (chấu kẹp sẽ được tiện vừa đường kính định kẹp). Tuy nhiên chấu kẹp không nhiệt luyện cũng chỉ hợp gia công loạt vừa và lớn

Gia công loạt lớn và hàng khối, bắt buộc phải thiết kế đồ gá tiện mới cho năng suất cao vời vợi

Trả lời bổ xung thêm:

Trả lời bổ xung thêm:

1/ Giả sử chi tiết của em kẹp trên mâm cặp 3 chấu, bàn tay thể hình của Lý Đức cũng bó chân không thể bóp méo được cái chi tiết ấy! Đoạn cần kẹp dài 26 - chiều sâu của rãnh 17 = 9, đoạn cần kẹp có chiều dầy 6.5 .  Phần có chiều dầy bằng 9 này sẽ coi như vành tăng cứng cho chiều dầy thành của rãnh.

Giả sử nếu chiều dầy thành mỏng tới 1 mm, khi tiện rãnh xong vẫn không sợ bị bẹp.

siecircunh1EB9_zps1095de30.jpg

2/ Chị chưa thấy tài liệu nào định nghĩa chiều dầy và đường kính thế nào thì bị coi là bẹp khi cặp lên mâm cặp, chỉ có tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo việc làm thực tế của chị.

Dạng ống siêu nhẹ như ở bảng trên nếu kẹp lênh mâm cặp của máy tiện để tiện ren, ống thép Ø100 dầy 2.5, cơ bắp cỡ của Phạm Văn Mách cũng bó chân không sao bóp ...bẹp được sự thật tròn xoe!

 

3/ Bản vẽ lồng phôi với các bặc chiểu cao ngắn, công nghệ đúc và rèn dập có nguyên công dập tinh chỉnh sẽ không có độ dốc thoát khuôn! Cho độ dốc thoát khuôn sẽ kẹp chặt trên mâm cặp được và rất nguy hiểm , nhẹ thì phôi bật ra làm gẫy dao, nặng thì xẩy ra án mạng như chơi, khi đó người thiết kế nào có máu lạnh, sẽ hành động tàn nhẫn cách vứt xác phi tang nạn nhân như bác sĩ thẩm mỹ viện:

http://www.nguoiduatin.vn/tiet-lo-cua-lanh-dao-canh-sat-hinh-su-ve-vu-cat-tuong-a113549.html

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

vâng, em hiểu ý chị ạ.

có khi nào chị cảm thấy em gà quá không, mà thôi, muốn biết phải hỏi, thà dốt vài chục lần còn hơn dốt cả đời chị nhì.

buồi trươc thầy vui vui nên em mí hỏi như thế này, thưa thầy em định có ba phương án như thế này để gia công rãnh côn, dùng bàn xe dao chép hình thủy lực, dùng điều khiển số cnc, dùng máy tiện vạn năng. thầy nói luôn thế này chứ, chẳng ai dùng bàn xe dao chép hình thủy lực để gia công lỗ, hài, em nghĩ, cái lỗ to đùng như thế này, không gian lớn như vậy tại sao không dùng, thậm chí cái này chỉ cần gia công thô huống chi, em xem trên youtobe xem họ gia công bằng bàn xe dao chép hình thủy lực rất nhiều và hiệu quả. thày nói vòng vo rồi bảo tùy cậu thôi, thích dùng phương án nào thì dùng nhưng phải nêu được lý do, thế thì ok.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em có một câu hỏi như thế này nữa chị à.

e đọc ở quyển hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy em vẫn mung lung, chẳng có lẽ những nguyên công gia công tinh như tiện tinh, mài.. chỉ có thể thực hiện sau khi nhiệt luyện ư, có phải chỉ vì lí do năng suất khi gia coogn tinh và thô là khác nhau không, em không hiểu rõ khi nhiệt luyện xong bề mặt chi tiết có bị cháy không, theo em nghĩ tiện tinh có thể gia công cùng tiên thô trước khí nhiệt luyện chứ.

em thật nhiều điều tò mò, chắc tại kiến thức của em hạn chế quá ,chị giúp đỡ em mí nhé, thank chị nhiều

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1) Chi tiết không nhiệt luyện đều tiện tinh hoặc mài được

Chi tiết đã qua nhiệt luyện cũng đểu  tiện tinh và mài được

Mài có thể đật được độ nhẵn mặt tới Ra =0.08

Tiện chỉ đạt độ nhẵn mặt tối đa là Ra =0.32

2) Tùy theo hoàn cảnh mà lựa chọn tiện tinh hay mài. Khi  mài đang dỗi việc thì người ta chuyển tiện tinh sang mài, ngược lại khi máy tiện rỗi việc thì người ta chuyển mài sang tiện.

Tiện tinh đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, trình độ mài dao phải siêu cao thủ mới cho năng suất cao.

Với những chi tiết đã qua nhiệt luyện, tiện tinh phải chạy với bước tiến nhỏ năng suất chậm >>>Chuyển sang mài sẽ có năng suất nhanh hơn

3) Một chi tiết cần phải nhiệt luyện thì các bề mặt  đòi hỏi  độ nhẵn mặt cao và độ chính xác cao, người ta phải tiện bán tinh để lượng dự  tiện tinh  hoăc mài (Trị số lượng dư  tra sổ tay), sau khi nhiệt luyện xong sẽ  tiện tinh hoặc mài phần để lượng dư , các phần khác không đòi hỏi độ chính xác cao không cần phải mài lại sau nhiệt luyện. Thí dụ gia công trục giữa xe đạp, sau khi nhiệt luyện người ta phải mài hoặc tiện tinh lại bề mặt lăn như bi

Chốt lại:

- Khi độ nhẵn mặt đòi hỏi tới Ra =  0.32 thì mài hoặc tiện đều được, nhưng mài có năng suất cao hơn.

- Khi độ nhẵn mặt đòi hỏi tới Ra = 0.16 -:- 0.08 thì không tiện được bắt buộc phải mài

- Em đọc sách nhưng chưa đọc đến nơi đến chốn!

 

vâng, em hiểu ý chị ạ.

có khi nào chị cảm thấy em gà quá không, mà thôi, muốn biết phải hỏi, thà dốt vài chục lần còn hơn dốt cả đời chị nhì.

buồi trươc thầy vui vui nên em mí hỏi như thế này, thưa thầy em định có ba phương án như thế này để gia công rãnh côn, dùng bàn xe dao chép hình thủy lực, dùng điều khiển số cnc, dùng máy tiện vạn năng. thầy nói luôn thế này chứ, chẳng ai dùng bàn xe dao chép hình thủy lực để gia công lỗ, hài, em nghĩ, cái lỗ to đùng như thế này, không gian lớn như vậy tại sao không dùng, thậm chí cái này chỉ cần gia công thô huống chi, em xem trên youtobe xem họ gia công bằng bàn xe dao chép hình thủy lực rất nhiều và hiệu quả. thày nói vòng vo rồi bảo tùy cậu thôi, thích dùng phương án nào thì dùng nhưng phải nêu được lý do, thế thì ok.

 

Về các phương pháp tiện côn chị đã nói sơ bộ trong bài viết số #30

 Thầy em đã rất bậy bạ khi nói : "chẳng ai dùng bàn xe dao chép hình thủy lực để gia công lỗ "

1)- Gia công các lỗ côn người thợ có 2 cách:

Cách !: gia công theo dưỡng cầm tay để thử khi tiện, tiện vo luôn bằng cách chạy dao dọc tự động kết hợp với tiến dao ngang bằng tay.

Cách 2: gia công bằng cách đánh lệch bàn dao ngang , rồi chạy bộ  tiến dao bằng tay để tiện các phần côn

Cả hai cách làm trên đều đòi hỏi thợ có tay nghề cao, năng suất thấp và không đảm bảo chính xác

 

2) Gia công các bề mặt côn bằng dao tiện định hình >>> Đòi hỏi phải có máy móc thiết bị hiện đại mới có thể chế tạo được dao, vì vậy các cơ sở sản xuất của ta không mặn nồng tha thiết với dao tiện định hình. (Thường là dao có bề mặt rộng ví dụ như dao tiện rãnh hoặc dao cắt đứt chỉ chạy được với bước tiến nhỏ, nếu chạy với bước tiến lơn như dao có bề mặt hẹp bề mặt chi tiết sẽ bị gằn, rất dể mẻ dao)

 

3) Gia công chép hình là phương pháp gia công văn minh nhất cho năng suất cao, thiết kế bộ điều khiển thủy lực rất đơn giản! Các đồ gá thủy lực và khí thủy lực đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất, rất tiếc là  trường không ...hướng nghiệp cho sinh viên đi sâu vào lĩnh vực này....

 

114276_untitled1_1.png

114276_untitled2.png

 

114276_1237mmmm.png

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào Hoan
Thực sự cám ơn vì một số bài chia sẻ kinh nghiệm của anh/chị
Mình cũng làm bên ngành cơ khí. nếu có thể cho mình xin số của chị/ anh được không?
Mình tên Phú. ở TP Biên Hòa. nếu ở gần xin mời anh/chị cafe. cám ơn rất nhiều.
hoặc cho mình xin dc email cũng được.
email mình : tamphu365@gmail.com
 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào Hoan

Thực sự cám ơn vì một số bài chia sẻ kinh nghiệm của anh/chị

Mình cũng làm bên ngành cơ khí. nếu có thể cho mình xin số của chị/ anh được không?

Mình tên Phú. ở TP Biên Hòa. nếu ở gần xin mời anh/chị cafe. cám ơn rất nhiều.

hoặc cho mình xin dc email cũng được.

email mình : tamphu365@gmail.com

 

 

Em giới tính : Nữ - gái một con anh ạ! :) :) :) Em rất vui khi được làm quen với anh! Có kinh nghiệm nghề nghiệp gì hay,  em mong anh nhiệt tình chia sẻ với mọi người, có vấn đề gì vướng mắc khi thiết kế cơ khí, em cũng mong anh gửi file bản vẽ lên đây để mọi người cùng đồng tâm hiệp lực tháo gỡ và biết đến đâu em sẽ chia sẻ đến đó!

Chúc anh gặp nhiều may mắn và thuận buồm xuôi gió với nghề nghiệp đã lựa chọn và gặp vui nhiều khi giao lưu chia sẻ trên diễn đàn CADViet.com!

(Em đã gửi tin nhắn cho anh)

 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×