Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
svba1608

Câu hỏi ngành cấp thoát nước

Các bài được khuyến nghị

Mạng lưới cấp thoát nước đô thị có thể sử dụng ống chất dẻo. Nhưng những đoạn ống qua sông phải sử dụng điuke thì đoạn ống đó phải là ống thép.

Vậy có ai có thể cho em biết: phương pháp nối ống thép và ống chất dẻo được ko? Điều này em thực sự chưa hiểu.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đây là dạng ống nối bằng vật liệu SUS 304 dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm:

noiong.jpg

Với các loại nối ống dùng cho việc cấp nước - nếu ở Hà nội- bạn có thể đến một số cửa hàng vật tư chuyên nghành trên phố Thái Hà hoặc trên đường Láng (Cầu Giấy- Ngã Tư Sở) để hỏi, họ sẽ cho bạn Catalogue và báo giá của từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại đây:

 

Ống nối các loại

 

http://greenmartdn.vn/index.php?page=shop....1&Itemid=36

SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI ỐNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

 

http://www.viwapico.com.vn/sanpham.asp

Kế nối nhanh các loại ống nước

 

http://thietbiloc.com/xu-ly-nuoc-cap-26/29...-watts-fittings

 

Xem Video

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào diễn đàn! Nhóm mình đang làm bài tập môn học Quản lý ngành, yêu cầu lập dự án xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn. Nhóm mình đã đi khảo sát hiện trạng rồi. Nhưng tiếp theo, chưa biết phải làm gì để lập một dự án. Ai đã từng lập hoặc có kinh nghiệm trong việc này, rất mong được chia sẻ. Thanks!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn phải nói rõ là ống nhựa gì? hiện tại có nhiều loại. Nếu bạn làm đồ án thì không cần quan tâm vì khi ra trường tiếp xúc thực tế bạn sẽ rõ. Nếu bạn cần thiết kế bạn nói rõ mình sẽ trả lời.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn phải nói rõ là ống nhựa gì? hiện tại có nhiều loại. Nếu bạn làm đồ án thì không cần quan tâm vì khi ra trường tiếp xúc thực tế bạn sẽ rõ. Nếu bạn cần thiết kế bạn nói rõ mình sẽ trả lời.

 

Ống nhựa này là các loại ống nhựa hay dùng như ống HDPE.

 

Xin hỏi các bác trong toàn diễn đàn: ai có tài liệu gì về thiết kế và vận hành trạm bơm cấp thoát nước tự động. Hay nói cách khác là tự động hóa trạm bơm cấp thoát nước thì cho em với!

Cảm ơn nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chào bạn, bên đó còn cần sử dụng ống dùng trong thoát nước không mình có thể tư vấn giúp được đó! bên mình chuyên về cung cấp, lắp đặt hệ thống thoát nước. Bạn có thể tham khảo qua sản phẩm bên mình

T&T GROUP

ỐNG NHỰA CUỐN XOẮN U-PVC

ĐƯỜNG KÍNH TỪ 300MM - 3500MM

 

1 - Đặc điểm:

- mặt trong nhẵn, mặt ngoài trơn hoặc gân xoắn .

- Chiều dài: từ 1m – 12m

- Phụ kiện: Cút, T, ...

 

 

2- Phạm vi sử dụng:

- Dùng trong hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp

- Hệ thống ống dọc, cống vượt trên các trục lộ giao thông,đường cao tốc..

- Hệ thống bảo vệ đường cáp ngầm trong ngành bưu chính, viễn thông.

- Hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.

- Và nhiều ứng dụng khác…

3- Tính năng ưu việt

- Chịu được các loại hoá chất trong nước thải.

- Không rỉ sét,chống mài mòn.

- Lòng trong nhẵn nên trở lực dòng chảy thấp.

- Khả năng chịu va đập, chịu nén tốt.

- Cuốn ống tại công trình

- Khối lượng nhẹ,vận chuyển dễ dàng.

- Lắp đặt nhanh chóng,đơn giản chi phí thấp.

- Có thể tái chế.

- Tuổi thọ của ống cao.

- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

4- Tính kinh tế

- Tiết kiệm nguyên liệu,giá thành rẻ.

- Cuốn ống tại công trình nên giảm được chi phí vận chuyển.

- Thời gian thi công nhanh.

- Tuổi thọ ống cao.

 

Phương pháp thi công ống upvc

 

ĐỐI VỚI ĐẤT BÌNH THƯỜNG VÀ ĐẤT THỔ CƯ

Khi thi công đường ống nên đào móng có mặt cắt vừa phải để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công là được (có thể tham khảo hố tiêu chuẩn ở hình vẽ)

 

ĐỐI VỚI ĐẤT PHA SỎI, ĐÁ:

Cần xử lí áp lực bằng cách: phải khỏi mịn bằng một lớp cát đều mặt dưới ống để tránh áp lực cục bộ.

 

ĐỐI VỚI ĐẤT YẾU:

Tùy theo thực trạng để giải quyết, để gia cố . Sau khi gia cố chỉ cần trải một lớp cát hoặc đất mịn với độ dày tối thiểu 10 cm.

 

1. ĐÀO MƯƠNG, ĐẶT ỐNG:

Đường rãnh phải rộng hơn ống và đảm bảo hành lang thi công lắp nối ống thuận tiện. (Tham khảo ở bảng hướng dẫn quy cách hố đào).

 

2. GIA CÔNG NỀN ĐÁY:

- Xử lý bề mặt, san sửa bề mặt đáy, loại bỏ các vật có thể làm cho thân ống phải chịu tải trọng điểm như đá, sạn lớn.

- Lót bề mặt đáy rãnh bằng cát hoặc đất tơi, bề dày từ 10- 20 cm.

Cần quan sát mặt đáy của hố đào trước khi đặt ống: mặt đáy phải phẳng đều và đảm bảo đáy ống được tiếp xúc nền đáy . Tuyệt đối tránh tình trạng mặt đáy rãnh không bằng phẳng, gập ghềnh, sóng nhấp nhô.

 

 

3. THI CÔNG LẮP NỐI ỐNG:

Tùy theo loại ống sẽ có hướng dẫn thao tác nối thích hợp ( kỹ thuật lắp nối ống).

Có thể lắp từng đoạn ống đủ chiều dài từ hố ga này đến hố ga kia hoàn chỉnh trên thành hố đào rồi đưa xuống lắp đặt, hoặc đưa từng đoạn ống xuống và thực hiện viện nối ống dưới hố đào.

Hai bên sườn ống lắp cát hoặc đất tơi từng lớp chiều dài mỗi lớp khoảng 20cm. Phải đầm chặt kĩ từng lớp rồi mới lấp lớp khác, Lấp và đầm nhiều lần như vậy cho đến khi phủ đầy ống và đảm bảo đất được nén chặt giữa vách hố đào và thành ống.

Trong trường hợp thi công đường ống dài liên tục, để đảm bảo ống không bị xê dịch, nên dùng cọc tre hoặc gỗ để đóng giữ kèm hai bên thành ống, với khoản cách 1m/ ống để tránh tình ống bị xê lệch trong quá trình đầm. Sau khi hoàn thành việc lấp đất và đầm nén được 2/3 chiều cao ống, cần thiết phải nhổ cọc và lấp lỗ cọc cẩn thận trước khi thi công lấp đầy ống, lớp đất phủ trên ống tối thiểu phải có độ dày 70cm.

 

 

BẢNG HƯỚNG DẪN QUY CÁCH ĐÀO HỐ

 

Quy cách

(mm) Ø300 Ø400 Ø500 Ø600 Ø800 Ø1000 Ø1200

Bề rộng hố

(mm) 750 850 1050 1150 1550 1750 1950

 

“Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng hợp tác đầu tư”

Văn phòng: 43E Ngô Quyền – Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Website:http//:wwwongnhuaviet.com.vn

Tel:043.9386532 – Mr Thu phòng kinh doanh

Mobile: 0989.139.829 – Mr Thu phòng kinh doanh

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Ống nhựa này là các loại ống nhựa hay dùng như ống HDPE.

 

Xin hỏi các bác trong toàn diễn đàn: ai có tài liệu gì về thiết kế và vận hành trạm bơm cấp thoát nước tự động. Hay nói cách khác là tự động hóa trạm bơm cấp thoát nước thì cho em với!

Cảm ơn nhiều!

Trạm bơm cấp thoát nươc tự động? kô hiểu ý của bạn! bạn có thể nói rõ hơn về khái niệm cấp nước và khái niệm thoát nước được kô?

Ý mình muốn bạn nói rõ cấp nước từ áp suất cột nước nào đến cột nước nào? Còn thoát nước thì cao độ của điểm thoát nước? Và cao độ của điểm thoát nước thấp nhât?

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn không nói rõ ống chất dẻo là loại gì? UPVC, HDPE,.. ? thông thường dùng bích nối nhựa thép (Flange Adaptor) một đầu có bích để nối với bích của ống thép, một đầu nối ống nhựa kiểu miệng bát có vành siết và gioăng mang cá. Tuy nhiên phải kiểm tra tiêu chuân áp dụng để xác định rõ đường kính ngoài của ống rồi mới dùng loại Flange Adaptor cho phù hợp.

Ống nhựa mình muốn dùng là ống HDPE. Cảm ơn kiến thức bạn đã cung cấp.

 

Trạm bơm cấp thoát nươc tự động? kô hiểu ý của bạn! bạn có thể nói rõ hơn về khái niệm cấp nước và khái niệm thoát nước được kô?

Ý mình muốn bạn nói rõ cấp nước từ áp suất cột nước nào đến cột nước nào? Còn thoát nước thì cao độ của điểm thoát nước? Và cao độ của điểm thoát nước thấp nhât?

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm. Đây là toàn bộ ý mình. Mình đã làm bài tập lớn này nhưng làm hơi gấp nên hơi "chống đối" và không hiểu lắm. Mình rất muốn xem một dự án thực tế.

Xin hỏi bạn LeMai học và làm việc về chuyên ngành gì? Có phải cấp thoát nước không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Mạng lưới cấp thoát nước đô thị có thể sử dụng ống chất dẻo. Nhưng những đoạn ống qua sông phải sử dụng điuke thì đoạn ống đó phải là ống thép.

Vậy có ai có thể cho em biết: phương pháp nối ống thép và ống chất dẻo được ko? Điều này em thực sự chưa hiểu.

- Nếu là ống uPVC thì có thể dùng bu mềm hay còn gọi là mối nối mềm .

- Nếu là ống HDPE thì phải dùng bu mềm chuyên dụng cho HDPE,nhưng ở VN hầu như chưa sản xuất loại này(ở các nước châu Âu loại bu này sản xuất rất phổ biến),do đó cách tốt nhất là sử dụng phương pháp nối bích.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn không nói rõ ống chất dẻo là loại gì? UPVC, HDPE,.. ? thông thường dùng bích nối nhựa thép (Flange Adaptor) một đầu có bích để nối với bích của ống thép, một đầu nối ống nhựa kiểu miệng bát có vành siết và gioăng mang cá. Tuy nhiên phải kiểm tra tiêu chuân áp dụng để xác định rõ đường kính ngoài của ống rồi mới dùng loại Flange Adaptor cho phù hợp.

 

 

Bổ sung thêm một cách nối ống nhưa thép- dùng mối nối của hãng Vicctaulic

Thực sự rất nhanh và đảm bảo- vì mối nối này dùng cách cán loe ra nên ống sử dụng phải theo tiêu chuẩn khắt khe nên VN hơi khó áp dụng

Bạn nào có hứng thú nên tìm hiểu thêm nhà cung cấp vì hãng có nhiều thiết bị chuyên dùng cho ống rất hay

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em muốn xin catalogue của đường ống gang và các phụ kiện nối ống gang như van, tê, cút... của hãng bất kỳ, đường kính khoảng từ 80 mm đến 1000 mm. Ai có cho em xin. Em xin chân thành cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em muốn xin catalogue của đường ống gang và các phụ kiện nối ống gang như van, tê, cút... của hãng bất kỳ, đường kính khoảng từ 80 mm đến 1000 mm. Ai có cho em xin. Em xin chân thành cảm ơn!

 

Bạn vào đây load catalogue nhé- hơi nặng nên không upload được

http://www.pawater.com.sg/

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Chào diễn đàn! Nhóm mình đang làm bài tập môn học Quản lý ngành, yêu cầu lập dự án xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn. Nhóm mình đã đi khảo sát hiện trạng rồi. Nhưng tiếp theo, chưa biết phải làm gì để lập một dự án. Ai đã từng lập hoặc có kinh nghiệm trong việc này, rất mong được chia sẻ. Thanks!

Bạn nên tham khảo cái này:

Quyet dinh 48.2008.QD-TTg ngay 03.04.2008-Huong dan lap BCNCKT

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bạn nên tham khảo cái này:

Quyet dinh 48.2008.QD-TTg ngay 03.04.2008-Huong dan lap BCNCKT

 

Cảm ơn thanhlamct! Bài tập nhóm này nhóm mình thực hiện đề tài: Lập dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn ở thôn Phú Ổ - xã Bình Phú - huyện Thạch Thất - Hà Nội và đã hoàn thành bài tập vào khoảng cuối tháng 3-2009. Nếu biết thông tin này sớm hơn thực sự rất có ích.

 

 

Em đang muốn tìm hiểu về các vấn đề sau:

 

1. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý ngành nước (các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ, các đơn vị, cá nhân có liên quan…)

2. Đánh giá thực tiễn về năng lực và hiệu quả thực hiện công tác quản lý nguồn nước của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

3. Đề xuất các kế hoạch nhằm xã hội hóa công tác quản lý nguồn nước, ưu tiên phát huy sức mạnh của cá nhân, tư nhân … để góp phần bảo vệ nguồn nước.

 

Nếu ai có nguồn thông tin, xin trao đổi! Cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vấn đề của bạn nói ra dài dòng lắm. Ở nước ngoài người ta có chiến lược lâu dài, có qui hoạch tổng thể. Mạng lưới giao thông cấp nước được đặt lên hàng đầu. Ở ta cũng vậy, nhưng không hẳn là như vậy. Có một số nơi người ta cấp đất theo kiểu chia lô để xây khu công nghiệp, nhà ở. Song chỉ có dự án thoát nước trong khu đó thôi chứ không tính đến, không hoà mạng với thoát nước cho các vùng các khu lân cận. Vấn đề bạn đưa ra rất nan giải, để làm được cần phải có thời gian, có sự trợ giúp từ cấp trên từ tiền vốn ... ôi nghĩ đến dự án thoát nước mà đau đầu.

Bạn muốn tìm hiểu thông tin liên quan hãy tìm kiếm trên Net, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đi trước. Chúc bạn thành công và chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em đang muốn tìm hiểu về các vấn đề sau:

 

1. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý ngành nước (các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ, các đơn vị, cá nhân có liên quan…)

2. Đánh giá thực tiễn về năng lực và hiệu quả thực hiện công tác quản lý nguồn nước của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

3. Đề xuất các kế hoạch nhằm xã hội hóa công tác quản lý nguồn nước, ưu tiên phát huy sức mạnh của cá nhân, tư nhân … để góp phần bảo vệ nguồn nước.

 

Nếu ai có nguồn thông tin, xin trao đổi! Cảm ơn!

Rất vui vì bạn quan tâm đến vấn đề này. Tài liệu này hy vọng phần nào giúp được bạn:

http://www.mediafire.com/?miycgmdjajy

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin bản vẽ thi công tuyến ống:

Em muốn xin bản vẽ mặt bằng và trắc dọc thi công đoạn ống cấp/thoát nước (dạng bình đồ) (tỷ lệ 1/500) với các chi tiết: mặt cắt ngang đường, mặt cắt địa chất, kết cấu mặt đường, bản vẽ chi tiết hố van (hố ga, họng cứu hỏa), mặt bằng định vị tuyến ống, bản vẽ mương đặt ống, chi tiết mối nối ống... để làm tài liệu tham khảo.

Ai có cho em xin. Cảm ơn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất cảm ơn anh (Dũng)!

Anh có thể cho em biết các block trong file của anh được tạo thế nào không? Em explode 1 block thì tràn khắp cả bản vẽ. Có lẽ em chưa biết kiểu block này.

Anh có thể cho em biết điểm tính (mà trong bản vẽ gọi là cọc) được định nghĩa như thế nào? Theo em hiểu thì: cọc được xuất hiện ở vị trí có thay đổi về độ dốc địa hình, nếu địa hình bằng phẳng thì cứ 50m đặt một cọc, như thế có đúng không?

Khi nào đặt hố van chặn cọc?

Anh có bản vẽ thi công tuyến ống này không thì cho em xin luôn.

Cảm ơn anh!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Vì anh làm Xref nên khi gửi lên diễn đàn đành phải Bind thành 1 file cho đơn giản, chứ không phải Block.

Các cọc được đặt giữa các Nút để chi tiết thêm địa hình(vì phải nhập cốt): với bản vẽ TKTC thường thì 50m/cọc (với thoát nước thì khác nhé: Tùy theo đường kính cống mà có khoảng cách tương ứng, có trong Tiêu chuẩn TCVN 7957-2008 Thoat nuoc - Mang luoi va cong trinh ben ngoai - Tieu chuan thiet ke) và tại những chỗ thay đổi cao độ mặt đất hoặc chỗ chuyển hướng tuyến.

"Khi nào đặt hố van chặn cọc?" Hố van chặn cọc là các nút đó (thường là giao của các tuyến ống).

"Anh có bản vẽ thi công tuyến ống này không thì cho em xin luôn". :tongue2: Đây chỉ là 1 tuyến ống nhỏ trong toàn bộ mạng lưới, hiện giờ chưa thể gửi em, thông cảm nhé vì công trình chưa 'xong" :D

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Vì anh làm Xref nên khi gửi lên diễn đàn đành phải Bind thành 1 file cho đơn giản, chứ không phải Block.

Các cọc được đặt giữa các Nút để chi tiết thêm địa hình(vì phải nhập cốt): với bản vẽ TKTC thường thì 50m/cọc (với thoát nước thì khác nhé: Tùy theo đường kính cống mà có khoảng cách tương ứng, có trong Tiêu chuẩn TCVN 7957-2008 Thoat nuoc - Mang luoi va cong trinh ben ngoai - Tieu chuan thiet ke) và tại những chỗ thay đổi cao độ mặt đất hoặc chỗ chuyển hướng tuyến.

"Khi nào đặt hố van chặn cọc?" Hố van chặn cọc là các nút đó (thường là giao của các tuyến ống).

"Anh có bản vẽ thi công tuyến ống này không thì cho em xin luôn". :tongue2: Đây chỉ là 1 tuyến ống nhỏ trong toàn bộ mạng lưới, hiện giờ chưa thể gửi em, thông cảm nhé vì công trình chưa 'xong" :D

Xin bác cho mình hỏi là khi ghi đường kính ống D200 uPVC là nên hiểu như thế nào cho đúng? Ống mà có nối với phụ tùng gang phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào đây? Hố van là nơi để bố trí van, nhưng phải chăng với mọi loại đường kính mình đều thiết kế hố van? hay chỉ những đường kính từ cở nào đó mới bố trí hố van. Mình hỏi như thế là xuất phát từ quan điểm khi thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước hay thoát nước người kỹ sư cần nghĩ đến vấn đề kinh tế nữa.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin bác cho mình hỏi là khi ghi đường kính ống D200 uPVC là nên hiểu như thế nào cho đúng? Ống mà có nối với phụ tùng gang phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào đây? Hố van là nơi để bố trí van, nhưng phải chăng với mọi loại đường kính mình đều thiết kế hố van? hay chỉ những đường kính từ cở nào đó mới bố trí hố van. Mình hỏi như thế là xuất phát từ quan điểm khi thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước hay thoát nước người kỹ sư cần nghĩ đến vấn đề kinh tế nữa.

- Với ống uPVC thì nên ghi là D-Đường kính ngoài

Với ống thép thì ghi DN- Đường kính danh nghĩa.

Quả thật còn thiếu khi không ghi độ dày ống, ở đây tôi dùng D200x7.7x6 {đường kính ngoài(m)xđộ dày(mm)xChiều dài(m)}.

- Khi nối ống uPVC với phụ tùng bằng gang thì các ống và phụ kiện phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:

+Ống và phụ kiện uPVC phải theo ISO 4422, BS3505

+ Khi nối với mặt bích của van: lỗ khoan mặt bích theo tiêu chuẩn ISO 7005-2 PN 10

+ Khi nối với khớp nối mềm thì khớp nối mềm phải tuân theo:

Đầu bát và thân khớp nối (bao gồm cả mặt bích) được làm bằng gang dẻo, GGG-40 theo tiêu chuẩn DIN 1693 (EN-GJS-400: EN 1563: 1997).

Khớp nối phải được phủ cả trong lẫn ngoài bằng một lớp Epoxy theo tiêu chuẩn DIN 30677.

Khớp nối có gioăng được làm bằng cao su EPDM theo tiêu chuẩn BS 2494 loại W

- Theo kinh nghiệm của các bậc "tiền bối" thì với đường kính <200 không cần đặt hố van mà chỉ lắp đặt van và nối dài ty van

lên mặt đất và có biện pháp bảo vệ ty van. (Tuy nhiên điều này không phải là quy định hoặc nếu có mà tôi chưa biết :tongue2: )

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×