Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
phtavocado

Cách kiểm tra độ võng của sàn

Các bài được khuyến nghị

Anh em có thể chỉ cho mình biết cách kiểm tra độ võng của sàn

Áp dụng công thức nào .Và tra cứu sách gi ?

Giải pháp chống võng cho sàn .

Xin được giúp đỡ và cám ơn rất nhiều !!!!!!!!!!!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Anh em có thể chỉ cho mình biết cách kiểm tra độ võng của sàn

Áp dụng công thức nào .Và tra cứu sách gi ?

Giải pháp chống võng cho sàn .

Xin được giúp đỡ và cám ơn rất nhiều !!!!!!!!!!!

Đọc sách thôi bạn à. Đối với sàn đơn giản thì : độ võng f= 5ql^4/384EJ.

Trong đó q: tải trọng (tỉnh tãi+hoạt tải)

L: nhịp tính toán.

E: Moduyn đàn hồi của bê tông.

J : Moment quán tính tiết diện.

Sách BTCT của Nguyễn Đình Cống và nhiều sách khác.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn muốn kiểm tra độ võng sàn phải dùng hàm độ võng tính từng trường hợp rất phức tạp. Vì độ võng sàn ko giống như dầm. Công thức f= 5ql^4/384EJ chỉ tính cho dầm thôi bạn. Tài liệu tham khảo thì bạn tham khảo quyển Plate and shell của Timoshenko hoặc là bài giảng và Tấm và vỏ của PGS.Ts Chu Quốc Thắng.

Chống võng cho sàn bằng cách khi thi công bạn cho 1 độ võng lên sau khi thi công gỡ coppha nó sẽ võng xuống lại triệt tiêu độ võng ban đâu.

Chắc bạn đang làm đồ án tốt nghiệp!!!

Chúc bạn may mắn!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em thì cứ cho thêm mấy que dầm vào, chia nhỏ sàn ra. Hoặc là tăng chiều dày sàn lên. Tính ra xem phương án nào kinh tế hơn thì chọn. Chắc là còn phụ thuộc vào vấn đề kiến trúc nữa.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

kiểm tra độ võng còn phụ thuộc vào sơ đồ tính là dầm đơn giản hay dầm liên tục mà độ võng sẽ khác nhau 

- dầm đơn giản f=(1/128)*(qtc*l^4)/(EJ)

- dầm liên tục f=(5/384)*(qtc*l^4)/(EJ)

:D  :D  :D

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bị nhầm rồi bạn

 

- dầm liên tục       f=(1/128)*(qtc*l^4)/(EJ)

- dầm đơn giản   f =(5/384)*(qtc*l^4)/(EJ)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tính võng theo TVCN 5574 - 2012

 

Tính chung toàn bộ đều theo công thức 1/r = 1/r1 - 1/r2 + 1/r3

 

Thật sự cái này chưa có ai tính toán cụ thể như thế nào? toàn dùng công thức f mà thôi, như vậy vẫn chưa đúng!

 

hu hu các cao thủ xây dựng xin chỉ cho đàn em biết phải làm sao đi ạ? xin cám ơn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

. Tính độ võng của sàn theo độ cứng trụ

f= anpha x q x L^4/D

trong đó D là đọ cứng trụ D= E x H^3/(12 - (1- m)^2)

 H là chiều dày sàn

m: hệ số poison với bê tông = 0.2

E: mô đun đàn hồi bê tông

anpha: tra bảng sách BT2 tuỳ thuộc vào L2/L1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

làm đồ án thì phải tính võng theo tiêu chuẩn sử dụng, hiện giờ TC BTCT là 5574:2012 (thực ra là 356 thôi), tính toán theo trạng thái giới hạn 2 cho cấu kiện chịu uốn, đọc kỹ thì sẽ rõ. Cần đọc song song với sách tính toán thực hành của thầy Cống để hiểu các tính.

 

Công thức tính theo các bạn nói ở trên 5/384 ql^4/EJ là chưa chính xác, BTCT không phải là vật liệu đàn hồi lý tưởng, và khi sàn làm việc, vết nứt xuất hiện làm giảm yếu tiết diện, do đó lấy EJ là ko hợp lý, độ cứng chống uốn của BTCT theo TCVN để tính toán biến dạng là B, thường thì B chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 EJ thôi, do đó thông thường có thể lấy độ võng đàn hồi nhân lên 2-3 lần thì sẽ ra gần đúng độ võng có xét đến nứt. Còn tính toán độ võng đàn hồi thì có thể tính tay hoặc lấy trực tiếp trong ETABS, SAP. Có thể dùng SAFE để tính độ võng tuy nhiên cần hiểu rõ cách tính, tiêu chuẩn áp dung (trong các pm này ko có TCVN, do đó muốn dùng phải tìm hiểu thêm các tiêu chuẩn mà người viết pm đưa ra , ví dụ thường dùng BS, ACI, CSA)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

. Tính độ võng của sàn theo độ cứng trụ

f= anpha x q x L^4/D

trong đó D là đọ cứng trụ D= E x H^3/(12 - (1- m)^2)

 H là chiều dày sàn

m: hệ số poison với bê tông = 0.2

E: mô đun đàn hồi bê tông

anpha: tra bảng sách BT2 tuỳ thuộc vào L2/L1

bạn ơi cho hỏi là anpha đó là bảng nào trong sách BT2 vậy

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×