Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Nguyen Hoanh

Model Space & Layout (Paper) Space

Các bài được khuyến nghị

LTS: trên diễn đàn có rất nhiều câu hỏi xoay quanh paper space hay layout. Đây là một vấn đề khó, không phải khó ở bản chất vấn đề (paperspace) mà ở chỗ: người không biết thì rất mơ hồ về nó, người biết thì khó có thể diễn giải cho người chưa biết. Bản thân tôi từ khi dùng ACAD chưa bao giờ vấp phải vấn đề layout như mọi người đang hỏi, tôi dùng layout một cách tự nhiên và dễ dàng như sử dụng lệnh line, arc,... Nên không hiểu khó khăn của mọi người thì nên được giải quyết theo cách nào. Bản thân cũng rất muốn diễn giải cho mọi người hiểu, nhưng khả năng truyền đạt hạn chế, nên đành phải tìm 1 tài liệu hay, đơn giản rồi dịch lại cho mọi người cùng đọc. Dưới đây là phần dịch của tài liệu tại trang: http://www.autocadcentral.com/Tutorials/Le...10/lesson10.htm hy vọng là có chút bổ ích cho mọi người.

 

Model Space & Layout (Paper) Space

Có hai khu vực trong bản vẽ AutoCAD, không gian mô hình [model space] và không gian giấy [paper space]. Khi AutoCAD được tải, phần bản vẽ mà chúng ta thấy được biết đến là model space. Tất cả các bản vẽ hay mô hình được AutoCAD vẽ trong Model space. Màn hình AutoCAD nói cho chúng ta trong không gian mô hình như vị trí dưới đây:

 

screen.jpg

 

Tab mode phía bên trái có 2 tab mặc định bên cạnh được đặt tên là Layout1 và layout2. Có các shortcut để nhảy tới khung nhìn paper space Layout1 và Layout2. Bằng cách click đúp vào phía bên phải của phím model như hình trên, nó sẽ đưa chúng ta xem không gian giấy mặc định Layout1.

 

Paper space là gì?

Rất nhiều người mới học AutoCAD mơ hồ về paper space, bởi vậy chúng ta sẽ cố làm cho vấn đề càng đơn giản càng tốt! Và trên thực tế thì vấn đề rất đơn giản!

Bởi bạn đã rất quen thuộc với model space và biết chúng để làm gì. Tổng quát, model space là phần bản vẽ chính trong AutoCAD.

Paper space là một phần được sử dụng Khi AutoCAD in ấn bản vẽ [đã được tạo ra] trong model space. Paper space có rất nhiều tiện ích mạnh mẽ hơn là chỉ cho phép in các bản vẽ trong model space, chúng ta có thể thiết lập các view [khung nhìn] được gọi là Viewport [cửa sổ nhìn] trong phần paper space để hiển thị tách rời các phần bản vẽtrong model space.

 

Paper space thường là một tờ giấy trắng [blank sheet], trên đó có cửa sổ để nhìn vào model space cho phép tạo ra các bản vẽ có thể in được.

 

vports.jpg

 

Ảnh chụp màn hình phía trên thể hiện một paper space layout được tạo với cái tên 'A4 Layout view - Paper space 1'. Chú ý là cái xuất hiện ban đầu trên mà hình cho ta thấy một số đối tượng ở model space, nhưng bây giờ nó đang thể hiện một tờ giấy.

 

Một hình chữ nhật với kích thước 275x200mm đượ vẽ ra ở paper space, bởi vậy chúng có thể lọt thỏm trong kích cỡ của một tờ A4.

 

Tất cả các lệnh của AutoCAD được sử dụng trong model space đều có thể sử dụng được trong paper space, dù sao thì mọi thứ trong paper space đều được vẽ ở tỷ lệ 1:1 [kích thước thật] trên đơn vị milimets nếu bản vẽ được in đúng tỷ lệ.

 

Hình chữ nhật được vẽ đơn giản chỉ là cái khung giúp chúng ta có được đường biên của bản vẽ khi in.

Chú ý rằng mỗi một trong 3 khung nhìn của đầu gi-ta đều được bo biên bằng hình chữ nhật màu đen trên thức tế chúng được chia ra nhiều viewport, mỗi cái đều nhìn vào một đối tượng 3D trong model space, nhưng nhìn ở các góc khác nhau.

 

Hãy quan niệm paper space như là một mẩu giấy bạn muốn in lên, mỗi một lỗ được cắt bỏ là nơi chúng ta muốn các phần khác nhau của bản vẽ ở model space được hiển thị. Bạn có thể di chuyển gân hơn hay xa hơn hoặc pan sang xung quanh từ lỗ thủng này. Khung nhìn [view] của một model trong một cửa sổ nhìn [viewport] là độc lập hoàn toàn so với khung nhìn khác, và khi bạn zoom vào một viewport, các khung nhìn của các viewport khác không bị ảnh hưởng.

 

Thực hành sử dụng Paper space Viewports

Download bản vẽ AutoCAD dưới đây trong fie lesson10.dưg, cái được vẽ là đầu ghi ta Gibson Les Paul. Layout A4 paper space đã được tạo sẵn cho bạn.

 

1) Bản vẽ sẽ được mở trong model space, với một cái đầu guitar nằm ở giữa màn hình.

 

2) Click tab bên cạnh model với cái tên là 'A4 Layout View - Paper space 1'. Nó sẽ đưa chúng ta rời khỏi model space và tới paper space.

 

Giấy A4 được đặt trong một khung chữ nhật với tiêu đề block được hiển thị. Nó được vẽ trực tiếp trên paper space, giống như chúng ta vẽ trong model space. Zoom out một chút, chú ý đến hộp trắng - đây là cạnh của tờ A4 khi được in ra. Trong paper space, cho phép chúng ta in tờ giấy đúng với thiết lập kích cỡ, cái bạn nhìn thấy chính là cái bạn nhận được [what you see is what you get]. Tổng quát, cái được hiển thị ở paper space sẽ được in ra.

 

Bây giờ, không có một khung nhìn nào của model. Chúng ta phải tạo một viewport để có thể 'nhìn xuyên' qua paper space để vào model space.

 

4) Dưới chữ menu xổ xuống View, nhảy vào Viewport -> 1 Viewport. Vẽ một viewport chính xác với hình chữ nhật trong bản vẽ, đơn giản chỉ là chỉ định 2 góc đối diện của hình chữ nhật. Vẽ một viewport áng chừng nằm giữa tờ giấy như hình vẽ dưới đây.

 

vport2.jpg

 

Để ý rằng model sẽ được zoom extents trong viewport. Như vậy chúng ta đã tạo một viewport trong tờ giấy, sẵn sàng cho in ấn.

 

Làm việc với Viewports

Một khi viewport đã được tạo ra, nó có thể được hiệu chỉnh. Để kích hoạt một viewport, double click trong cửa sổ viewport. Sự di chuyển của con trỏ crosshair bây giờ bị giói hạn trong viewport window. Thanh trạng thái ở đáy bây giờ xcs định rằng chúng ta đang nhảy vào model space, mặc dù chúng ta vẫn ở trong paper space. Kết quả, chúng ta ở trong model space, nhưng làm việc trong model space thông qua paper space. Để thoát khỏi viewport đơn giản là doubclick vào phía ngoài của viewport (hoặc double click vào thanh trang thái ở phía dưới cùng của màn hình để chuyển đổi qua lại giữa mode/paper space).

 

Một khi viewport được tạo, nội dung của nó có thể được thay đổi bằng cách kích hoạt nó, và zoom/pan khắp bản vẽ để thay đổi view. Chúng ta thậm chí có thể làm việc xuyên qua paper space, thông qua các lệnh thông thường. Một viewport có thể được di chuyển khắp paper space bằng cách sử dụng lệnh move, dẫu vậy thì một viewport không thể xoay được. Để thay đổi kích thước của một viewport, chọ nó trong paper space, thay đổi kích cỡ của nó bằng cách drag chấm màu xanh tại góc của viewport

 

Để ẩn khung chữ nhật biên của viewport, đơn giản là tạo một layer mới, gán đối tượng viewport về layer này và tắt layer này đi. Khung biên của viewport sẽ trở nên trong suốt, thậm chí khi cả khi đang thao tác với viewport. Tất nhiên, khi bạn muốn di chuyển hay thay đổi kích thước của viewport, đừng quên bật layer chứa viewport on.

 

In đúng tỷ lệ

Để có thể in bản vẽ trong AutoCAD đúng tỷ lệ, chúng ta cần đặt tỷ lệ zoom trong Viewport. Thiết lập tỷ lệ zoom cho phép chúng ta cố định tỷ lệ của viewport khi in 1:1 từ paper space (KHÔNG scale to fit)

 

Để đặt viewport có tỉ lệ là thao tác rất đơn giản, chúng ta chỉ cần xác định khi chúng ta trong model space thì 1 autocad unit sẽ tương đương với 1mm hay 1m?

 

tỷ lệ zoom của bản vẽ được biết đến với giá trị XP, và giá trị xp được xác định như dưới đây (nếu AutoCAD unit tương đương với 1m):

XP Value (m) = 1000/scale req'd

Example:

Viewport scale required = 1:200

XP Value = 1000/200 = 5

Zoom Factor = 5xp

 

Nếu bản vẽ được vẽ với 1 AutoCAD unit tương đương 1 mm, thì công thức trên đây cũng áp dụng được, nhưng tỷ lệ zoom sẽ được chia cho 1000.

XP Value (mm) = ( 1000/scale req'd ) / 1000

Example:

Viewport scale required = 1:200

XP Value = ( 1000/200 ) / 1000 = 5/1000 = 0.005

Zoom Factor = 0.005xp

 

Bảng dưới đây tổng hợp tỷ lệ Zoom XP cho các tỷ lệ thông dụng

 

xp%20scales.jpg

 

Đừng quên rằng trong paper space, chúng ta có thể có rất nhiều viewport (mặc dù nhiều viewport được kích hoạt, càng nhiều bộ nhớ của PC được sử dụng, sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên hệ thống).

 

In ấn.

Bây giờ chúng ta đã biết cách thiết lập khung nhìn paper space với viewport đã được đặt tỷ lệ, chúng ta có thể in nó dễ dàng tới máy in với tỷ lệ thật. In ấn từ AutoCAD rất dễ dàng, chúng ta chỉ cần quan tâm đến một vài thông số chính xác.

Để mở menu plot, click vào biểu tượng plot trên standard toolbar, hoặc chọn 'plot' từ menu file. Hộp thoại plot sẽ xuất hiện:

plot_1.jpg

 

Đầu tiên, click vào tab 'plot device' để chọn máy in mà bạn muốn in vào:

 

plot_2.jpg

 

Máy in có thể đuơcj chọn từ menu xổ xuống, có thể chọn properties của máy in để thay đổi các thông tin về chất lượng in,...

 

Plot style là nơi mà bạn có thể chọn màu để in, theo màu của màn hình. Ví dụ, bạn muốn in nét màu đỏ trong AutoCAD là màu đỏ hoặc màu đen. Thiết lập này bây giờ có thể chỉ là none.

 

Full preview là nơi bạn có thể thấy xem trước bản in, nhưng chỉ sau khi chúng ta đã chọn plot setup trong plot setting.

 

Partial preview cho phép xem trước bản in dạng đơn giản, hữu ích khi in bản vẽ lớn, tốn nhiều thời gian khi xem trước.

 

Trở lại với 'Plot settings' tab:

plot_1.jpg

Paper size - chọn khổ giấy để in (cái này thường dùng để đặt khung vẽ trong paper space. Trong trường hợp của bản vẽ lession10.dwg, nó là A4).

 

Drawing Orientation - Chỉ là dọc hay ngang [landscape or portrait].

 

Plot scale - Đây là nơi đặt tỷ lệ cho các đối tượng trong paper space. Nhớ rằng chúng ta đã xác định in tỷ lệ 1:1, vì vậy khi vẽ bằng layout, chúng ta sẽ đặt giá trị này là 1:1.

 

Scale to fit - In phần được chọn khít vào phần in được của tờ giấy.

 

Plot Area - Ta phải chọn phần được bản vẽ mà chúng ta muốn in, we wish to plot the entire A4 frame in paper space:

Layout - in toàn bộ layout hienj tại.

Extents - giống như zoom extents.

Display - In những cái đang được hiển thị.

Window - Cái này hữu ích nhất khi chọn để in, giống nhu zoom window, plot window cho phép chúng ta chọn chính xác những phần được in bằng cách chỉ định một hình chữ nhật.

Chọn Window radio button, rồi click vào phím 'window

 

Plot offset - Cái này cho phép chúng ta chọn vị trí biên của phần được in. Tốt nhất, chọn 'centre the plot' để phần được in nằm chính giữa tờ giấy.

Plot Options - có thẻ bỏ qua.

Chúng ta vừa định nghĩa plot setting, quay trở lại tab 'plot device' và chọn 'full preview' để xem trước công việc in. Nó giống như màn hình dưới đây:

 

full%20preview.jpg

 

Cuối cùng, để thoát khỏi preview, phải chuột và chọn exit. Nó sẽ đưa chúng ta quay về hộp thoại plot. Chuyển về tab 'plot settings' và chọ phím 'plot' để in bản vẽ ra máy in.

 

[Cảm ơn vì đã đọc phần translate đầy lủng củng trên đây]

  • Vote tăng 15

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tất cả các lệnh của AutoCAD được sử dụng trong model space đều có thể sử dụng được trong paper space, dù sao thì mọi thứ trong paper space đều được vẽ ở tỷ lệ 1:1 [kích thước thật] trên đơn vị milimets nếu bản vẽ được in đúng tỷ lệ.

Em nghĩ cần thay bằng từ hầu hết. Lần đầu tiên bắt bẻ được anh Hoành. :bigsmile:

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em nghĩ cần thay bằng từ hầu hết. Lần đầu tiên bắt bẻ được anh Hoành. :bigsmile:

Biết là đôi chỗ nguyên tác cũng chưa chuẩn, nhưng mình là người dịch nên phải nghiêm chỉnh. Nguyên văn đoạn này là: 'All Autocad commands that are used in model space can be used in paper space' thì cũng chẳng có cách dịch nào khác :) :) :) .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Biết là đôi chỗ nguyên tác cũng chưa chuẩn, nhưng mình là người dịch nên phải nghiêm chỉnh. Nguyên văn đoạn này là: 'All Autocad commands that are used in model space can be used in paper space' thì cũng chẳng có cách dịch nào khác :) :bigsmile: :) .

Mr Hoành chú ý thêm 1 chút là khung viewport nên chọn lớp Defpoints luôn có sẵn do Acad tạo ra khi in sẽ trong suốt

và không cần phải tắt bật lớp này nhiều lần . Khi Preview thì đã thấy trong suốt rồi. Thao tác kéo dãn thu nhỏ rất nhanh.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bác cho em hỏi khi tạo layout mới trên tờ giấy nó thường có 1 hình chữ nhật (đường nét đứt) đó là đường gì mà không chỉnh sửa được.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Các bác cho em hỏi khi tạo layout mới trên tờ giấy nó thường có 1 hình chữ nhật (đường nét đứt) đó là đường gì mà không chỉnh sửa được.

Đường nét đứt là phạm vi giới hạn mà máy in có thể in được.

Như bạn biết, máy in thường không thể in được ra tận mép tờ giấy.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Đường nét đứt là phạm vi giới hạn mà máy in có thể in được.

Như bạn biết, máy in thường không thể in được ra tận mép tờ giấy.

Đây là Printable area, nét đứt này thay đổi khi bạn thay đổi máy in và khổ giấy.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đường nét đứt là phạm vi giới hạn mà máy in có thể in được.

Như bạn biết, máy in thường không thể in được ra tận mép tờ giấy.

Chú ơi cho cháu hỏi chút.

Cháu chèn khung tên vào thì không khớp với phần giới hạn in nên khi nhìn preview toàn bị mất cạnh của khung tên.

Có cách nào chính sửa giới hạn in không ạh?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình cũng muốn hỏi là làm sao để tạo khung tên trong layout một cách chính xác nhất ( khung tên nằm bên trong đường nét đứt-giới hạn in)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Chỉnh vùng in trên khổ giấy: vào cửa sổ in -> Bấm vào Properties... của máy in -> Chọn Modify Standard Paper Sizes -> chọn khổ giấy cần sửa -> Bấm nút Modify... -> Canh lề 4 cạnh từ 5 đến 10.

2. Trong layout: Gốc 0,0 của bản vẽ tại vị trí x = 5, y = 5 (nếu canh lề bằng 5), move khung tên về tọa độ -5,-5.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Chỉnh vùng in trên khổ giấy: vào cửa sổ in -> Bấm vào Properties... của máy in -> Chọn Modify Standard Paper Sizes -> chọn khổ giấy cần sửa -> Bấm nút Modify... -> Canh lề 4 cạnh từ 5 đến 10.

2. Trong layout: Gốc 0,0 của bản vẽ tại vị trí x = 5, y = 5 (nếu canh lề bằng 5), mouve khung tên về tọa độ -5,-5.

cám ơn anh rất nhiều!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bài viết hữu ích cho dân điện, thanks bạn nhiều

Đâu chỉ là dân điện hả bác? Cho dân dùng cad mà, bất cứ thứ gì thể hiện trên cad, khi in ấn đều có tỉ lệ hết, đưa sang layout là chuẩn nhất!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

LTS: trên diễn đàn có rất nhiều câu hỏi xoay quanh paper space hay layout. Đây là một vấn đề khó, không phải khó ở bản chất vấn đề (paperspace) mà ở chỗ: người không biết thì rất mơ hồ về nó, người biết thì khó có thể diễn giải cho người chưa biết. Bản thân tôi từ khi dùng ACAD chưa bao giờ vấp phải vấn đề layout như mọi người đang hỏi, tôi dùng layout một cách tự nhiên và dễ dàng như sử dụng lệnh line, arc,... Nên không hiểu khó khăn của mọi người thì nên được giải quyết theo cách nào. Bản thân cũng rất muốn diễn giải cho mọi người hiểu, nhưng khả năng truyền đạt hạn chế, nên đành phải tìm 1 tài liệu hay, đơn giản rồi dịch lại cho mọi người cùng đọc. Dưới đây là phần dịch của tài liệu tại trang: http://www.autocadcentral.com/Tutorials/Le...10/lesson10.htm hy vọng là có chút bổ ích cho mọi người.

 

 

Model Space & Layout (Paper) Space

Có hai khu vực trong bản vẽ AutoCAD, không gian mô hình [model space] và không gian giấy [paper space]. Khi AutoCAD được tải, phần bản vẽ mà chúng ta thấy được biết đến là model space. Tất cả các bản vẽ hay mô hình được AutoCAD vẽ trong Model space. Màn hình AutoCAD nói cho chúng ta trong không gian mô hình như vị trí dưới đây:

 

screen.jpg

 

Tab mode phía bên trái có 2 tab mặc định bên cạnh được đặt tên là Layout1 và layout2. Có các shortcut để nhảy tới khung nhìn paper space Layout1 và Layout2. Bằng cách click đúp vào phía bên phải của phím model như hình trên, nó sẽ đưa chúng ta xem không gian giấy mặc định Layout1.

 

Paper space là gì?

Rất nhiều người mới học AutoCAD mơ hồ về paper space, bởi vậy chúng ta sẽ cố làm cho vấn đề càng đơn giản càng tốt! Và trên thực tế thì vấn đề rất đơn giản!

Bởi bạn đã rất quen thuộc với model space và biết chúng để làm gì. Tổng quát, model space là phần bản vẽ chính trong AutoCAD.

Paper space là một phần được sử dụng Khi AutoCAD in ấn bản vẽ [đã được tạo ra] trong model space. Paper space có rất nhiều tiện ích mạnh mẽ hơn là chỉ cho phép in các bản vẽ trong model space, chúng ta có thể thiết lập các view [khung nhìn] được gọi là Viewport [cửa sổ nhìn] trong phần paper space để hiển thị tách rời các phần bản vẽtrong model space.

 

Paper space thường là một tờ giấy trắng [blank sheet], trên đó có cửa sổ để nhìn vào model space cho phép tạo ra các bản vẽ có thể in được.

 

vports.jpg

 

Ảnh chụp màn hình phía trên thể hiện một paper space layout được tạo với cái tên 'A4 Layout view - Paper space 1'. Chú ý là cái xuất hiện ban đầu trên mà hình cho ta thấy một số đối tượng ở model space, nhưng bây giờ nó đang thể hiện một tờ giấy.

 

Một hình chữ nhật với kích thước 275x200mm đượ vẽ ra ở paper space, bởi vậy chúng có thể lọt thỏm trong kích cỡ của một tờ A4.

 

Tất cả các lệnh của AutoCAD được sử dụng trong model space đều có thể sử dụng được trong paper space, dù sao thì mọi thứ trong paper space đều được vẽ ở tỷ lệ 1:1 [kích thước thật] trên đơn vị milimets nếu bản vẽ được in đúng tỷ lệ.

 

Hình chữ nhật được vẽ đơn giản chỉ là cái khung giúp chúng ta có được đường biên của bản vẽ khi in.

Chú ý rằng mỗi một trong 3 khung nhìn của đầu gi-ta đều được bo biên bằng hình chữ nhật màu đen trên thức tế chúng được chia ra nhiều viewport, mỗi cái đều nhìn vào một đối tượng 3D trong model space, nhưng nhìn ở các góc khác nhau.

 

Hãy quan niệm paper space như là một mẩu giấy bạn muốn in lên, mỗi một lỗ được cắt bỏ là nơi chúng ta muốn các phần khác nhau của bản vẽ ở model space được hiển thị. Bạn có thể di chuyển gân hơn hay xa hơn hoặc pan sang xung quanh từ lỗ thủng này. Khung nhìn [view] của một model trong một cửa sổ nhìn [viewport] là độc lập hoàn toàn so với khung nhìn khác, và khi bạn zoom vào một viewport, các khung nhìn của các viewport khác không bị ảnh hưởng.

 

Thực hành sử dụng Paper space Viewports

Download bản vẽ AutoCAD dưới đây trong fie lesson10.dưg, cái được vẽ là đầu ghi ta Gibson Les Paul. Layout A4 paper space đã được tạo sẵn cho bạn.

 

1) Bản vẽ sẽ được mở trong model space, với một cái đầu guitar nằm ở giữa màn hình.

 

2) Click tab bên cạnh model với cái tên là 'A4 Layout View - Paper space 1'. Nó sẽ đưa chúng ta rời khỏi model space và tới paper space.

 

Giấy A4 được đặt trong một khung chữ nhật với tiêu đề block được hiển thị. Nó được vẽ trực tiếp trên paper space, giống như chúng ta vẽ trong model space. Zoom out một chút, chú ý đến hộp trắng - đây là cạnh của tờ A4 khi được in ra. Trong paper space, cho phép chúng ta in tờ giấy đúng với thiết lập kích cỡ, cái bạn nhìn thấy chính là cái bạn nhận được [what you see is what you get]. Tổng quát, cái được hiển thị ở paper space sẽ được in ra.

 

Bây giờ, không có một khung nhìn nào của model. Chúng ta phải tạo một viewport để có thể 'nhìn xuyên' qua paper space để vào model space.

 

4) Dưới chữ menu xổ xuống View, nhảy vào Viewport -> 1 Viewport. Vẽ một viewport chính xác với hình chữ nhật trong bản vẽ, đơn giản chỉ là chỉ định 2 góc đối diện của hình chữ nhật. Vẽ một viewport áng chừng nằm giữa tờ giấy như hình vẽ dưới đây.

 

vport2.jpg

 

Để ý rằng model sẽ được zoom extents trong viewport. Như vậy chúng ta đã tạo một viewport trong tờ giấy, sẵn sàng cho in ấn.

 

Làm việc với Viewports

Một khi viewport đã được tạo ra, nó có thể được hiệu chỉnh. Để kích hoạt một viewport, double click trong cửa sổ viewport. Sự di chuyển của con trỏ crosshair bây giờ bị giói hạn trong viewport window. Thanh trạng thái ở đáy bây giờ xcs định rằng chúng ta đang nhảy vào model space, mặc dù chúng ta vẫn ở trong paper space. Kết quả, chúng ta ở trong model space, nhưng làm việc trong model space thông qua paper space. Để thoát khỏi viewport đơn giản là doubclick vào phía ngoài của viewport (hoặc double click vào thanh trang thái ở phía dưới cùng của màn hình để chuyển đổi qua lại giữa mode/paper space).

 

Một khi viewport được tạo, nội dung của nó có thể được thay đổi bằng cách kích hoạt nó, và zoom/pan khắp bản vẽ để thay đổi view. Chúng ta thậm chí có thể làm việc xuyên qua paper space, thông qua các lệnh thông thường. Một viewport có thể được di chuyển khắp paper space bằng cách sử dụng lệnh move, dẫu vậy thì một viewport không thể xoay được. Để thay đổi kích thước của một viewport, chọ nó trong paper space, thay đổi kích cỡ của nó bằng cách drag chấm màu xanh tại góc của viewport

 

Để ẩn khung chữ nhật biên của viewport, đơn giản là tạo một layer mới, gán đối tượng viewport về layer này và tắt layer này đi. Khung biên của viewport sẽ trở nên trong suốt, thậm chí khi cả khi đang thao tác với viewport. Tất nhiên, khi bạn muốn di chuyển hay thay đổi kích thước của viewport, đừng quên bật layer chứa viewport on.

 

In đúng tỷ lệ

Để có thể in bản vẽ trong AutoCAD đúng tỷ lệ, chúng ta cần đặt tỷ lệ zoom trong Viewport. Thiết lập tỷ lệ zoom cho phép chúng ta cố định tỷ lệ của viewport khi in 1:1 từ paper space (KHÔNG scale to fit)

 

Để đặt viewport có tỉ lệ là thao tác rất đơn giản, chúng ta chỉ cần xác định khi chúng ta trong model space thì 1 autocad unit sẽ tương đương với 1mm hay 1m?

 

tỷ lệ zoom của bản vẽ được biết đến với giá trị XP, và giá trị xp được xác định như dưới đây (nếu AutoCAD unit tương đương với 1m):

XP Value (m) = 1000/scale req'd

Example:

Viewport scale required = 1:200

XP Value = 1000/200 = 5

Zoom Factor = 5xp

 

Nếu bản vẽ được vẽ với 1 AutoCAD unit tương đương 1 mm, thì công thức trên đây cũng áp dụng được, nhưng tỷ lệ zoom sẽ được chia cho 1000.

XP Value (mm) = ( 1000/scale req'd ) / 1000

Example:

Viewport scale required = 1:200

XP Value = ( 1000/200 ) / 1000 = 5/1000 = 0.005

Zoom Factor = 0.005xp

 

Bảng dưới đây tổng hợp tỷ lệ Zoom XP cho các tỷ lệ thông dụng

 

xp%20scales.jpg

 

Đừng quên rằng trong paper space, chúng ta có thể có rất nhiều viewport (mặc dù nhiều viewport được kích hoạt, càng nhiều bộ nhớ của PC được sử dụng, sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên hệ thống).

 

In ấn.

Bây giờ chúng ta đã biết cách thiết lập khung nhìn paper space với viewport đã được đặt tỷ lệ, chúng ta có thể in nó dễ dàng tới máy in với tỷ lệ thật. In ấn từ AutoCAD rất dễ dàng, chúng ta chỉ cần quan tâm đến một vài thông số chính xác.

Để mở menu plot, click vào biểu tượng plot trên standard toolbar, hoặc chọn 'plot' từ menu file. Hộp thoại plot sẽ xuất hiện:

plot_1.jpg

 

Đầu tiên, click vào tab 'plot device' để chọn máy in mà bạn muốn in vào:

 

plot_2.jpg

 

Máy in có thể đuơcj chọn từ menu xổ xuống, có thể chọn properties của máy in để thay đổi các thông tin về chất lượng in,...

 

Plot style là nơi mà bạn có thể chọn màu để in, theo màu của màn hình. Ví dụ, bạn muốn in nét màu đỏ trong AutoCAD là màu đỏ hoặc màu đen. Thiết lập này bây giờ có thể chỉ là none.

 

Full preview là nơi bạn có thể thấy xem trước bản in, nhưng chỉ sau khi chúng ta đã chọn plot setup trong plot setting.

 

Partial preview cho phép xem trước bản in dạng đơn giản, hữu ích khi in bản vẽ lớn, tốn nhiều thời gian khi xem trước.

 

Trở lại với 'Plot settings' tab:

plot_1.jpg

Paper size - chọn khổ giấy để in (cái này thường dùng để đặt khung vẽ trong paper space. Trong trường hợp của bản vẽ lession10.dwg, nó là A4).

 

Drawing Orientation - Chỉ là dọc hay ngang [landscape or portrait].

 

Plot scale - Đây là nơi đặt tỷ lệ cho các đối tượng trong paper space. Nhớ rằng chúng ta đã xác định in tỷ lệ 1:1, vì vậy khi vẽ bằng layout, chúng ta sẽ đặt giá trị này là 1:1.

 

Scale to fit - In phần được chọn khít vào phần in được của tờ giấy.

 

Plot Area - Ta phải chọn phần được bản vẽ mà chúng ta muốn in, we wish to plot the entire A4 frame in paper space:

Layout - in toàn bộ layout hienj tại.

Extents - giống như zoom extents.

Display - In những cái đang được hiển thị.

Window - Cái này hữu ích nhất khi chọn để in, giống nhu zoom window, plot window cho phép chúng ta chọn chính xác những phần được in bằng cách chỉ định một hình chữ nhật.

Chọn Window radio button, rồi click vào phím 'window< ' để chọn vùng in. Chọn 2 điểm đối diện của khung A4 trong paper space.

 

Plot offset - Cái này cho phép chúng ta chọn vị trí biên của phần được in. Tốt nhất, chọn 'centre the plot' để phần được in nằm chính giữa tờ giấy.

Plot Options - có thẻ bỏ qua.

Chúng ta vừa định nghĩa plot setting, quay trở lại tab 'plot device' và chọn 'full preview' để xem trước công việc in. Nó giống như màn hình dưới đây:

 

full%20preview.jpg

 

Cuối cùng, để thoát khỏi preview, phải chuột và chọn exit. Nó sẽ đưa chúng ta quay về hộp thoại plot. Chuyển về tab 'plot settings' và chọ phím 'plot' để in bản vẽ ra máy in.

 

[Cảm ơn vì đã đọc phần translate đầy lủng củng trên đây]

Tks bác Nguyen Hoanh, e cũng từng vào trang đó rùi, MS và PS cũng không có gì khó khăn lắm, e nghĩ chỉ cần mọi người hiểu rõ các khái niệm như: tỉ lệ vẽ, tỉ lệ in, khổ giấy...thì việc in ấn và sử dụng layout sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

E xin chia sẻ kinh nghiệm về việc in ấn ( cần in A3). Bản vẽ em in ra cỡ chữ tiêu đề là 3.5, chữ trong dim và chữ kỹ thuật ( đi theo bản vẽ) là 2. Giả sử mình cần thể hiện bản vẽ ở tỷ lệ 1:50, khi đó chữ tiêu đề có chiều cao trong cad = 50x3.5=175, chữ kỹ thuật = 50x2 =100, text trong dim cũng để chiều cao là 100. Để kiểm tra dùng lệnh chspace sẽ rõ cỡ chữ khi in ra, tất nhiên cũng cần phải có khổ giấy chuẩn nữa.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Tks bác Nguyen Hoanh, e cũng từng vào trang đó rùi, MS và PS cũng không có gì khó khăn lắm, e nghĩ chỉ cần mọi người hiểu rõ các khái niệm như: tỉ lệ vẽ, tỉ lệ in, khổ giấy...thì việc in ấn và sử dụng layout sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

E xin chia sẻ kinh nghiệm về việc in ấn ( cần in A3). Bản vẽ em in ra cỡ chữ tiêu đề là 3.5, chữ trong dim và chữ kỹ thuật ( đi theo bản vẽ) là 2. Giả sử mình cần thể hiện bản vẽ ở tỷ lệ 1:50, khi đó chữ tiêu đề có chiều cao trong cad = 50x3.5=175, chữ kỹ thuật = 50x2 =100, text trong dim cũng để chiều cao là 100. Để kiểm tra dùng lệnh chspace sẽ rõ cỡ chữ khi in ra, tất nhiên cũng cần phải có khổ giấy chuẩn nữa."

Đồng chí này nói vậy cũng đc nhưng tính toán hơi bị khổ!

chữ trong bản vẽ thì tính toán thế nào đó cũng được (vì nó còn đi theo từng chi tiết trong đó)

ch trên tiêu đề thì bạn viết ngay trên layout có phải đỡ đau đầu hơn ko?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

"Tks bác Nguyen Hoanh, e cũng từng vào trang đó rùi, MS và PS cũng không có gì khó khăn lắm, e nghĩ chỉ cần mọi người hiểu rõ các khái niệm như: tỉ lệ vẽ, tỉ lệ in, khổ giấy...thì việc in ấn và sử dụng layout sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

E xin chia sẻ kinh nghiệm về việc in ấn ( cần in A3). Bản vẽ em in ra cỡ chữ tiêu đề là 3.5, chữ trong dim và chữ kỹ thuật ( đi theo bản vẽ) là 2. Giả sử mình cần thể hiện bản vẽ ở tỷ lệ 1:50, khi đó chữ tiêu đề có chiều cao trong cad = 50x3.5=175, chữ kỹ thuật = 50x2 =100, text trong dim cũng để chiều cao là 100. Để kiểm tra dùng lệnh chspace sẽ rõ cỡ chữ khi in ra, tất nhiên cũng cần phải có khổ giấy chuẩn nữa."

Đồng chí này nói vậy cũng đc nhưng tính toán hơi bị khổ!

chữ trong bản vẽ thì tính toán thế nào đó cũng được (vì nó còn đi theo từng chi tiết trong đó)

ch trên tiêu đề thì bạn viết ngay trên layout có phải đỡ đau đầu hơn ko?

..."chữ trong bản vẽ thì tính toán thế nào đó cũng được"..

Có quy định hết mà bác, chữ kỹ thuật trong một bản vẽ không thể to nhỏ được. E dùng quen rồi nên thấy không vấn đề, không chỉ chữ tiêu đề, đôi khi cả chữ kỹ thuật e cũng đưa ra ngoài layout, lệnh chspace là okie hết, kể cả dim

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất cảm ơn bác Hoành.

-Xin cho em hỏi thêm là giờ em muốn chèn khung tên của công ty vào layout và in ra tỉ lệ 1:50 thì bước chèn bản vẽ vào có khác gì không?

-em dùng lệnh xref để chèn vào layout thì khung tên to hơn phần paper rất nhiều.Khi đó có cần scale khung tên nhỏ lại cho vừa vùng nét khuất không?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

..."chữ trong bản vẽ thì tính toán thế nào đó cũng được"..

Có quy định hết mà bác, chữ kỹ thuật trong một bản vẽ không thể to nhỏ được. E dùng quen rồi nên thấy không vấn đề, không chỉ chữ tiêu đề, đôi khi cả chữ kỹ thuật e cũng đưa ra ngoài layout, lệnh chspace là okie hết, kể cả dim

Ý mình nói ở đây là: chữ trong bản vẽ bạn có thể tính hay viết lên layout luôn cũng đc, chứ dân ký thuật mà nói viết chữ lung tung thì ai mà nghe đc

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ý mình nói ở đây là: chữ trong bản vẽ bạn có thể tính hay viết lên layout luôn cũng đc, chứ dân ký thuật mà nói viết chữ lung tung thì ai mà nghe đc

Tóm lại là cũng tùy thói quen từng người bác ạ, để chữ ở model hay layout với e thì e thấy k quan trọng lắm, chỉ một lệnh chspace là okie hết mà!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×