Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
kill_1990

Trước khi học AutoCAD cần học những gì ?

Các bài được khuyến nghị

Em hỏi anh Tuệ một cái:

"Có Tài mà không có Đức đó là vô dụng"

Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó"

Hồ Chí Minh

Vậy theo anh điều kiện cần có về đức của người kỹ sư là gì ( "Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?" để những lời khuyên của bác Ssg không trở thành "VÔ DỤNG"?

Cái này là đề tài tranh luận hay anh đừng bỏ cuộc!

Người xưa cho rằng trong việc giáo dục con người thì nên “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay cho dù có những ý kiến chê bai quan niệm đó “cổ hủ, nho giáo”, tôi vẫn thấy đây là một quan điểm đúng đắn và sâu sắc. Có lẽ vì nó được nhiều người trong ngành giáo dục tán đồng mà câu khẩu hiệu này cũng đang được treo ở khắp các trường, nhất là trường trung học phổ thông. Dĩ nhiên, khẩu hiệu là vậy, nhưng việc hiểu và thực hiện nó thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn.

 

Chữ “lễ” ở đây theo tôi hiểu là những kiến thức, hiểu biết về xã hội, cuộc sống, thái độ và ứng xử trong cuộc đời, có thể hiểu là học về “đạo làm người” nhằm tạo nên phần “đức” của con người. Chữ “văn” có thể hiểu là các kiến thức về bộ môn, về chuyên môn, nghề nghiệp riêng... nhằm tạo nên phần “tài” ở mỗi người.

 

Đại thi hào Nguyễn Du từng phải thốt lên trong cuốn Kiều bất hủ của mình: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, để nhấn mạnh đến cái “đức”, cái “lễ” trước hết khi nhìn nhận giá trị, tài năng và phẩm cách một con người. Ngành GD và ĐT cũng luôn đưa ra quan niệm như một tư tưởng cơ bản, mà vì lẽ đó ngành tồn tại: “Dạy chữ gắn với dạy người”.

 

Mọi người đều biết “Thần đèn” Cẩm Lũy, người chỉ bằng những công cụ thông thường đã thành công rất nhiều trong việc di dời các công trình, nhà cửa, đền thờ... nặng hàng trăm tấn, mà các kỹ sư cũng phải cúi đầu bái phục. Nhiều người trong số họ chỉ nghĩ tới việc đó đã không tưởng tượng nổi, đừng nói tới việc thực thi, vậy mà ông Lũy, học vấn mới chỉ tới lớp 4.

 

Sự khác nhau giữa ông Lũy và các kỹ sư còn là ở phần “lễ”. Ông Lũy kém các kỹ sư về các lý thuyết tính toán nhưng lại vượt xa các kỹ sư ở sự hiểu biết thực tiễn, sự trải nghiệm cùng lòng quyết tâm, lòng dũng cảm được hun đúc bởi lòng say mê nghề nghiệp, tình yêu với quê hương, với đồng bào mình nên ông đã thành công.

 

Đó là chưa kể trong thực tế, do nhiều nguyên nhân do phần “lễ” kém, chính các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nhiều người còn tìm mọi cách “rút ruột” các công trình Nhà nước, công trình mình làm thuê, bất chấp các hậu quả sau này.

 

Xin được trích dẫn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài “Bài ca xuân 61”:

 

“ Chúng ta sẽ khai những mỏ vàng, mỏ sắt...

Đóng những con tàu đi khắp đại dương

Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất

Biết căm thù và biết yêu thương”

 

Qua những vần thơ này, chúng ta thấy ông cũng cho rằng, trước khi muốn làm bất cứ việc gì thành công cũng cần phải “luyện người”. Con người phải có phần “lễ” đã.

 

cai-goc-cua-giao-duc-la-gi

 

Có lẽ cũng vì thế mà Khổng Tử có nói một câu rằng : "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" đó hay sao??? Nếu chỉ chăm chú lo "luyện Tài" như bài viết của bác ssg ở trên mà không "chăm lo" cho cái "lễ" thì há phải chăng đã là "vô dụng" hay sao?

 

Cũng xin được trích dẫn thêm một câu nói của Bác Hồ, chắc các bạn cũng không quên khi còn học Tiểu học :

"Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"

 

5 điều bác Hồ dạy :

1. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào,

2- Học tập tốt, lao động tốt,

3- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt ,

4- Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

5- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

  • Vote tăng 8

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1- Công bằng vô tư mà nói, bác Ssg đã chưa đi thẳng vào câu hỏi "Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?"

 

2- Điều kiện bác Tuệ đưa ra cũng bị lạc chủ đề, bởi sống trên đời,này làm bất cứ nghề gì dù sang hay hèn cũng cần phải có cái gọi là đạo đức là lương tâm! Nghề ăn trộm ăn cắp vẫn cần phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

 

3-Không có lý do gì để phủ nhận bác Ngovinh không có ước vọng như câu hỏi của bác Ssg :'2- Định hướng tương lai (khoảng 5 đến 10 năm nữa) của bạn là gì? Một nhà kỹ thuật giỏi, một doanh nhân thành đạt, hay trở thành một trong các vị trí... sếp của Cty hiện tại?" ( Hình như câu hỏi này hơi bị ... thừa!)

Mong muốn đạt được chỗ đứng cao hơn là ước mơ mang tính bản năng của con người. Một doanh nhân thành đạt hay một vị trí lãnh đạo công ty cũng cần phải giỏi chuyên môn, làm tốt công viêc đảm nhận. (Thú thực đây cũng là mơ ước của mình

, nhưng nhìn về tương lai thấy mịt mùng lắm vì không phải cái gì ước mơ cũng đạt được cà vì lực bất tòng tâm. Vì thế mình chỉ cố gắng ngày hôm mai làm tốt hơn ngày hôm qua)

1- Đúng, ssg chưa đi thẳng vào câu hỏi đó vì theo nhận định của ssg, bạn ngovinh chưa xác định được mục tiêu của bạn ấy là gì. Bạn đọc lại những gì mà ngovinh đã nêu sẽ thấy rõ là tư tưởng bạn ấy còn đang nhảy điệu lambada!

 

2- Những gì bạn Tue_NV nêu ra ssg đồng ý cả. Vấn đề là ở đây ssg chỉ góp ý với các bạn về chữ Tài thôi, còn chữ Tâm không xét đến. Không phải là ssg xem nhẹ chữ Tâm, mà thực sự là vấn đề này mỗi người đều đã được học ngay từ những ngày mới chập chững vào mẫu giáo. Hiểu và thực hành nó tùy mỗi người thôi, sa đà vào đây dễ làm loãng những ý chính của chủ topic này cũng như vấn đề mà bạn ngovinh đã đặt ra. Tóm lại, ssg không tham gia tranh luận về vấn đề này.

 

3- Tại sao bạn cho rằng đây là câu hỏi thừa? Nếu vậy, ssg cho rằng bạn cũng chưa xác định được mục tiêu của mình! Ước mơ và mục tiêu là 2 khái niệm rất khác nhau mặc dù bề ngoài có vẻ giống nhau. Bạn có thể ước mơ có nhiều tiền, cuộc sống dễ chịu và hạnh phúc, có địa vị cao, được xã hội trọng vọng.... nhiều lắm! Nhưng mục tiêu thì không mơ hồ như vậy, nó rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Mục tiêu nói chung là bắt đầu từ ước mơ, nhưng nó được xây dựng trên cơ sở biết mình biết người, tự biết năng lực, ưu nhược điểm bản thân cũng như hoàn cảnh, điều kiện khách quan bên ngoài. Ví dụ: 3 năm nữa tôi sẽ là Trưởng phòng, 5 năm nữa tôi sẽ là Phó Giám đốc kỹ thuật, 10 năm nữa tôi sẽ là Tổng Giám đốc của Cty này, v.v... Tóm lại, mục tiêu phải mang tính cụ thể (càng cụ thể càng tốt) và tính khả thi. Mục tiêu của bạn càng rõ ràng và cụ thể, bạn sẽ có một cái "kim chỉ nam" chính xác để định hướng các nỗ lực của mình, chinh phục từng bước và dần dần tiến tới đạt được nó.

Nhà kỹ thuật, nhà quản trị và doanh nhân là 3 nhân vật rất khác nhau, tức là mục tiêu rất khác nhau. Bạn có thể đạt được đồng thời cả 3? Không tưởng, trừ trường hợp bạn là thiên tài. Ssg chưa phân tích kỹ hơn vì người đặt vấn đề (bạn ngovinh) chưa có ý kiến phản hồi. Xin nêu vài ý sơ bộ:

- Chân dung nhà kỹ thuật (cụ thể ở đây là cơ khí): đại loại như những gì ssg đã nêu ở bài trên về một "chuyên gia chế tạo máy"

- Nhà quản trị: có thể là Phó giám đốc, Giám đốc, Tổng giám đốc... trong Cty của bạn ngovinh chẳng hạn. Nếu hướng theo mục tiêu này, kỹ thuật chỉ là một vế, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng của một nhà quản trị. Cụ thể, bạn nên học thêm một khóa về quản trị kinh doanh...

- Nhà doanh nghiệp: ngoài khả năng quản trị, bạn cần có kiến thức về kinh doanh, tài chính, thị trường.... Nói cụ thể, bạn phải biết cách kiếm nhiều tiền (chân chính) bằng cách lập doanh nghiệp của riêng mình.

Sự khác nhau cơ bản giữa nhà kỹ thuật và 2 "nhà" sau là gì? Nhà kỹ thuật chuyên tâm vào kỹ thuật để trở thành một chuyên gia, 2 nhà sau chỉ cần biết kỹ thuật ở mức độ nào đó thôi, và theo xu hướng hiểu nhiều, biết rộng hơn là chuyên sâu.

  • Vote tăng 6

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phân tích của bác về mục tiêu và ươc mơ rất chí lý. Mình chỉ lăn tăn về định hướng, thí dụ bác Ngovinh muốn phấn đấu trở thành nhà quản trị: phó giám đốc là người phê duyệt bản vẽ, bác sẽ khuyên thế nào?

Mục tiêu trước mắt vẫn phải dồn công sức để làm tốt chuyên môn, làm tốt mới có cơ hội để được đề bạt là trưởng, hoặc phó phòng...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ssg đã vô tình thiếu 1 nhân tố vô cùng quan trọng trong câu hỏi của bạn ngovinh :

Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?

-> Nếu thiếu nhân tố này thì tất cả những góp ý của bác ssg là "vô dụng" cả.

Em xin có lời cảm ơn tất cả các bác đã quan tâm trả lời câu hỏi của em nhất là bác Ssg đã có lời khuyên định hướng cho em.

Đọc bài viết của bác Tue_VN em chạnh lòng và thấy tủi thân. Có phải vì em nói bác em làm tổng giám đốc công ty, nên bác mặc cảm với em là cháu tổng giám đốc nên muốn nói rằng điều kiện đầu tiên phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức không?

Nói thật với bác em nhiều lần trăn trở, khổ tâm về chuyện này, một độ em bị ốm mệt mỏi phải xin nghỉ. Có người bạn đồng nghiệp nói nửa đùa nửa thật em là con ông cháu cha, xin nghỉ dể hơn người khác. Có chú ở công ty còn đùa em người của "hoàng thân quốc thích"

Ôi oan cho em quá. Bác em là người rất nghiêm khắc với em, bác định hướng cho em làm công tác cơ điện, một công việc suốt ngày bận rộn lấm lem dầu mỡ. Có lúc em suy ngẫm và đặt ra những câu hỏi: Sao bác không cho mình vào làm việc ở phòng thiết kế?

Nếu em yếu kém, bác có thể nhờ anh chị có kinh nghiệm kèm cặp …

Em rất thích làm công tác thiết kế công nghệ, đồ án tốt nghiệp của em là đề tài về công nghệ. Đề đạt nguyện vọng với bác em sợ bác mắng. Em đọc báo được biết nếu một người yên tâm công tác chỉ làm một chỗ thì có nhiều cơ hội thăng tiến. Ai có tư tưởng đứng núi này trông núi kia thay đổi chỗ làm việc nhiều lần sẽ không có cơ hội tăng lương và thăng tiến. Bù lại sẽ tích lũy và thu nhập được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.

Em đã suy nghĩ kỹ, em sẽ cố làm chỗ bác em hết năm nay, sang năm em sẽ xin chuyển công tác đến công ty khác để tránh tiếng con ông cháu cha và nếu điều kiện thuận lợi em sẽ cố gắng học văn bằng 2 về chuyên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Em mong nhận được lời góp ý thêm của các bác: Có nên đi học thêm văn bằng 2 hay chỉ cần tìm hiểu sâu về ngành đã học?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em xin có lời cảm ơn tất cả các bác đã quan tâm trả lời câu hỏi của em nhất là bác Ssg đã có lời khuyên định hướng cho em.

Đọc bài viết của bác Tue_VN em chạnh lòng và thấy tủi thân. Có phải vì em nói bác em làm tổng giám đốc công ty, nên bác mặc cảm với em là cháu tổng giám đốc nên muốn nói rằng điều kiện đầu tiên phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức không?

Nói thật với bác em nhiều lần trăn trở, khổ tâm về chuyện này, một độ em bị ốm mệt mỏi phải xin nghỉ. Có người bạn đồng nghiệp nói nửa đùa nửa thật em là con ông cháu cha, xin nghỉ dể hơn người khác. Có chú ở công ty còn đùa em người của "hoàng thân quốc thích"

.......

Bạn có thể nói 1 câu công bằng cho Tue_NV hay không?

Mình chẳng muốn đi quá xa chủ đề này

Bác ssg đã nhầm rồi. Tất cả mọi người ai cũng cần phải có cái này, cho dù mục tiêu của bạn ấy... là gì đi chăng nữa. Nếu không có Đức thì sẽ là 1 con người "vô dụng" cả. Cái bác nói ở bài viết trên là cái Tài. Còn vấn đề của Tue_NV nói đến là cả cái Tài và cái Đức. Dù là ai, hay làm cái gì đi chăng nữa, muốn thành công trong mục tiêu của mình thì phải có Tài và Đức, phải kết hợp giữa Tài và Đức.

"Có Tài mà không có Đức đó là vô dụng"

Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó"

Hồ Chí Minh

 

"Nhân, nghĩa, Lễ, Tín, Trí, Dũng"

 

"Tiên học Lễ, hậu học Văn" . Nhiều cái phải học lắm bác ạ. Học ăn, học nói, học gói, học mở nữa bác ạ :cheers:

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em xin có lời cảm ơn tất cả các bác đã quan tâm trả lời câu hỏi của em nhất là bác Ssg đã có lời khuyên định hướng cho em.

Đọc bài viết của bác Tue_VN em chạnh lòng và thấy tủi thân. Có phải vì em nói bác em làm tổng giám đốc công ty, nên bác mặc cảm với em là cháu tổng giám đốc nên muốn nói rằng điều kiện đầu tiên phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức không?

Nói thật với bác em nhiều lần trăn trở, khổ tâm về chuyện này, một độ em bị ốm mệt mỏi phải xin nghỉ. Có người bạn đồng nghiệp nói nửa đùa nửa thật em là con ông cháu cha, xin nghỉ dể hơn người khác. Có chú ở công ty còn đùa em người của "hoàng thân quốc thích"

Ôi oan cho em quá. Bác em là người rất nghiêm khắc với em, bác định hướng cho em làm công tác cơ điện, một công việc suốt ngày bận rộn lấm lem dầu mỡ. Có lúc em suy ngẫm và đặt ra những câu hỏi: Sao bác không cho mình vào làm việc ở phòng thiết kế?

Nếu em yếu kém, bác có thể nhờ anh chị có kinh nghiệm kèm cặp …

Em rất thích làm công tác thiết kế công nghệ, đồ án tốt nghiệp của em là đề tài về công nghệ. Đề đạt nguyện vọng với bác em sợ bác mắng. Em đọc báo được biết nếu một người yên tâm công tác chỉ làm một chỗ thì có nhiều cơ hội thăng tiến. Ai có tư tưởng đứng núi này trông núi kia thay đổi chỗ làm việc nhiều lần sẽ không có cơ hội tăng lương và thăng tiến. Bù lại sẽ tích lũy và thu nhập được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.

Em đã suy nghĩ kỹ, em sẽ cố làm chỗ bác em hết năm nay, sang năm em sẽ xin chuyển công tác đến công ty khác để tránh tiếng con ông cháu cha và nếu điều kiện thuận lợi em sẽ cố gắng học văn bằng 2 về chuyên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Em mong nhận được lời góp ý thêm của các bác: Có nên đi học thêm văn bằng 2 hay chỉ cần tìm hiểu sâu về ngành đã học?

Chúc mừng bạn đã có những suy nghĩ rất tích cực, có khát vọng vươn lên từ nỗ lực của bản thân chứ không thích dựa dẫm vào người khác. Tổng hợp những gì nắm được qua những bài của bạn, ssg xin có mấy lời sau:

1- Bạn đang muốn học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng đáp ứng công việc. Nói cách khác, bạn đang muốn trở thành một kỹ sư giỏi trước khi nghĩ đến những cái khác cao xa hơn. OK! Xem như đó là mục tiêu ngắn hạn, trong tầm vài ba năm (2, 3, ... 5 năm gì đó tùy bạn tự đánh giá và xác định).

2- Học thêm về Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là một ý tưởng tuyệt vời. Hãy quyết tâm thực hiện bằng được!

3- Môi trường đang làm việc của bạn rất lý tưởng để bạn rèn luyện những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một kỹ sư cơ khí, và cũng rất thuận lợi để bạn thực hiện mục tiêu 2 nêu trên (kể cả việc có ông bác làm sếp tổng cũng là một thuận lợi cơ bản, đừng phụ lòng bác ấy!)

4- Sau khi lấy được văn bằng 2 về Tự động hóa, đồng thời cũng tích lũy được một số vốn liếng kiến thức và kỹ năng tương đối ở bộ phận cơ điện, ssg tin rằng bạn sẽ có đủ tầm nhìn và sự tự tin cần thiết để định hướng và chinh phục những mục tiêu tiếp theo.

Chúc bạn vui và thành đạt!

 

@hoanghaiyp

... thí dụ bác Ngovinh muốn phấn đấu trở thành nhà quản trị: phó giám đốc là người phê duyệt bản vẽ, bác sẽ khuyên thế nào?

Ssg không trả lời câu hỏi này vì đó không phải là ý của bạn ngovinh! Không có khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người, mong bạn hiểu cho...

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
3- Môi trường đang làm việc của bạn rất lý tưởng để bạn rèn luyện những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một kỹ sư cơ khí, và cũng rất thuận lợi để bạn thực hiện mục tiêu 2 nêu trên (kể cả việc có ông bác làm sếp tổng cũng là một thuận lợi cơ bản, đừng phụ lòng bác ấy!)

Đầu tiên em cảm ơn tất cả các bác trên diễn đàn đã quan tâm đến câu hỏi của em.

 

Bác Tuệ ạ, tất cả những gì em viết ra là tâm ư tình cảm và cảm nhận của em khi đọc bài viết của bác. Việc bác không đi quá xa chủ đề này, là quyền của bác. Nếu em có nói năng điều gì làm bác phải bận tâm, phiền lòng, em xin bác thông cảm và tha lỗi cho em!

 

3- Môi trường đang làm việc của bạn rất lý tưởng để bạn rèn luyện những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một kỹ sư cơ khí, và cũng rất thuận lợi để bạn thực hiện mục tiêu 2 nêu trên (kể cả việc có ông bác làm sếp tổng cũng là một thuận lợi cơ bản, đừng phụ lòng bác ấy!)

(kể cả việc có ông bác làm sếp tổng cũng là một thuận lợi cơ bản, đừng phụ lòng bác ấy!) Bác Ssg ơi, vấn đề này thật nan giải tế nhị và nhạy cảm mà em đã nhiều đêm phải trăn trở.Trước khi quyết định vấn đề này, em sẽ lại hỏi ý kiến của bác sau nhé.

Chúc Các Bác có nhiều sức khỏe và hạnh phúc!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ssg đã vô tình thiếu 1 nhân tố vô cùng quan trọng trong câu hỏi của bạn ngovinh :

Điều kiện cần có của ngưòi thiết kế là gì?

-> Nếu thiếu nhân tố này thì tất cả những góp ý của bác ssg là "vô dụng" cả.

Bạn có thể nói 1 câu công bằng cho Tue_NV hay không?

Mình chẳng muốn đi quá xa chủ đề này

Đã tranh luận phải tranh luận đế đi đến một cái chung nhất. Anh em ta mỗi người có một miền quê, một gia đình khác nhau từ khắp mọi miền đất nước, chỉ nhìn thấy tên chưa nhìn thấy mặt nhau, chỉ nhìn thấy những dòng chữ vô cảm trên màn hình chứ không được nghe thấy giọng nói ấm áp của nhau...âu cũng là duyên phận... do trời định. Không phải ngẫu nhiên anh ạ!

Em hỏi anh Hoanghaiyp:"Hị hị hị muốn khóc quá mà ông trời không cho khóc!~

Anh Hoanghaiyp không hiểu ý anh Tuệ

Hay là là anh giả đò ngây ngô?"

Cũng chỉ là một câu hỏi để mà hòi, hỏi nhưng biết chắc 100% anh ấy sẽ không trả lời, nhưng em vẫn cứ hỏi.

Một câu công bằng là anh Tuệ đã viết bài rất hay (Văn hay súc tích, nói ít ngắn gọn nhưng người đọc vẫn hiểu, hiểu rất nhiều thiện ý của anh). Chỉ tiếc là anh đi lạc chủ đề đã khiến anh Ngovinh phải chạnh lòng. Mà chạnh lòng là đúng, anh cứ thử đặt địa vị anh vào địa vị của anh Ngovinh sẽ hiểu. Vậy mà khi anh Ngovinh hồi đáp hình như anh đã tự ái?...

Không phải ngẫu nhiên mà bác Ssg đã viết:

 

1- Đúng, ssg chưa đi thẳng vào câu hỏi đó vì theo nhận định của ssg, bạn ngovinh chưa xác định được mục tiêu của bạn ấy là gì. Bạn đọc lại những gì mà ngovinh đã nêu sẽ thấy rõ là tư tưởng bạn ấy còn đang nhảy điệu lambada!

2- Những gì bạn Tue_NV nêu ra ssg đồng ý cả. Vấn đề là ở đây ssg chỉ góp ý với các bạn về chữ Tài thôi, còn chữ Tâm không xét đến. Không phải là ssg xem nhẹ chữ Tâm, mà thực sự là vấn đề này mỗi người đều đã được học ngay từ những ngày mới chập chững vào mẫu giáo. Hiểu và thực hành nó tùy mỗi người thôi, sa đà vào đây dễ làm loãng những ý chính của chủ topic này cũng như vấn đề mà bạn ngovinh đã đặt ra. Tóm lại, ssg không tham gia tranh luận về vấn đề này.

Anh Ngovinh đã viết bài sao anh không giả nhời? Anh hãy trả lời một cách vô tư công tâm công bằng?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
sống trên đời, này làm bất cứ nghề gì dù sang hay hèn cũng cần phải có cái gọi là đạo đức là lương tâm! Nghề ăn trộm ăn cắp vẫn cần phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Một câu nói có một không hai và duy nhất chỉ có trên CADViet.com!

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình nghĩ nghành bạn ko liên ưan đến cad nhưng nếu bạn muốn học cad thì bạn phải biết cơ bản về vẽ kỉ thuật

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ssg đã nhầm rồi. Tất cả mọi người ai cũng cần phải có cái này, cho dù mục tiêu của bạn ấy... là gì đi chăng nữa. Nếu không có Đức thì sẽ là 1 con người "vô dụng" cả. Cái bác nói ở bài viết trên là cái Tài. Còn vấn đề của Tue_NV nói đến là cả cái Tài và cái Đức. Dù là ai, hay làm cái gì đi chăng nữa, muốn thành công trong mục tiêu của mình thì phải có Tài và Đức, phải kết hợp giữa Tài và Đức.

 

"Có Tài mà không có Đức đó là vô dụng"

Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó"

Hồ Chí Minh

 

"Nhân, nghĩa, Lễ, Tín, Trí, Dũng"

 

"Tiên học Lễ, hậu học Văn" . Nhiều cái phải học lắm bác ạ. Học ăn, học nói, học gói, học mở nữa bác ạ :cheers:

Khê khê khê.Nói thì ghê đấy...

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em học ngành xây dựng nên môn AutoCAD là môn chuyên ngành của em, muốn học AutoCAD thì mình tim tài liệu gì và phương pháp học sao cho hiệu quả? em nhờ các anh chị và các bạn hướng dẫn dùm. em xin cảm ơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đối với dân kỹ thuật , ai ma không biết đến autocad chứ vì vậy bạn học autocad là chính xác . đầu tiên để học được autaocad bạn cần phải học tốt môn vẽ kỹ thuật . đó là tiền đề đầu tiên ma bạn phải trải qua nếu muốn học autocad đó bạn . chúc bạn đạt được thành công .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

bạn nên mua cuốn vẽ kĩ thuật về học cơ bản trước đã, đây là tài liệu cơ bản trước khi nhập môn, 

Cám ơn các bros nhưng trường em ko cho chuyển ngành cheers.gif .Em muốn học về cơ khí là vì đã có chỗ làm rồi giờ ra trường cái là đi làm luôn thôi cheers.gif Em cứ tưởng lên đây các bác giúp đc chứ ai dè ăn tạ nặng quá cheers.gif
ậy bác nào học khoa cơ khí cho em hỏi những môn nào liên quan đến AutoCADbạn nên
 

trước hết bạn phải học vẽ bằng tay, các hình chiếu cơ bản, chiếu trục đo, sau đó mới bắt đầu tập vẽ trên cad, 

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×