Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Hieuss

Các thông số cầu thang nhà ở

Các bài được khuyến nghị

Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng kỵ, lành dữ của cầu thang theo phong thuỷ học.

 

Theo quan niệm phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà phong thuỷ vẫn quan tâm. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17...). Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

 

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng

 

- Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.

 

- Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.

 

- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

 

- Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút.Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.

  • Vote giảm 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

suode117 có tài liệu tham khảo nào làm bằng chứng không.

 

Tôi vẫn biết Sinh - Lão - Bệnh - Tử là đúng, cả khi dùng google để tra thì cụm "Sinh lão bệnh tử" vẫn nhiều vượt trội so với các cụm từ như "sinh bệnh lão tử", "sinh lão mệnh tử",... Nhưng đó không phải là bằng chứng. Khi tranh luận với một số người khác họ cho rằng họ đúng, họ lập luận có vẻ rất logic, tôi không có bằng chứng nào để phản bác họ cả.

 

suode117 nghĩ sao?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Khách

Năm 1969-1970, anh là một kiến trúc sư trẻ trong đoàn chuyên gia của trường đại học về giúp Hà Nội làm nhà ở lắp ghép. Đó thực sự là một cuộc cách mạng trong xây dựng, về công nghệ và về sử dụng. Lần đầu tiên, căn hộ tập thể dám cả gan vượt tiêu chuẩn nhà "công xã" (chung bếp, chung tắm, chung vệ sinh) để trở thành căn hộ khép kín. Đặc biệt là cái cầu thang.

 

Một kiến trúc sư lão thành nói: "Tôi đã nhìn thấy người phụ nữ có mang phải vác xe đạp lên tầng 5. Thiết kế thế là vô nhân đạo!". Thế là cầu thang được thiết kế rất thoải, có vệt dắt xe ở giữa. Mỗi tầng 2 vế, mỗi vế 12 bậc. Tại sao 12 bậc? Để đảm bảo công thức hai lần cổ bậc cộng một lần mặt bậc bằng 60cm, cho thuận bước chân. Đó là nguyên lý thiết kế. Ngoài ra không quan tâm tới điều gì khác.

 

Giờ thì anh đã là một kiến trúc sư già. Anh em trình bản vẽ lên, anh phải chú ý nhiều thứ. Cửa phải theo thước Lỗ Ban. Cái này hay lắm. Không biết lành dữ thế nào, nhưng cứ làm đúng Lỗ Ban thì khuôn cửa vừa mắt, hợp tầm vóc con người. Số bậc thang thì phải kiêng con số 4 và 8, 12, 16... "sinh, lão, bệnh, tử..." mà. Bước hết cầu thang mà đếm phải chữ "tử" thì chắc chết quá! Anh phải đếm số bậc trên bản vẽ " 1, 2, 3, 4, sinh, lão, bệnh, tử...".

 

Rồi mỗi lần leo thang những ngôi nhà ngày xưa mình vẽ, sâu thẳm trong lòng anh vẫn có nhịp đếm "... 9, 10, 11, 12. Sinh, lão, bệnh, tử". Thôi thì cứ bước thêm một bước phụ nữa: "Sinh!". Vấn đề thời thế mà! Bây giờ bên cạnh khoa học còn có khoa tâm linh nữa!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thực ra "sinh lão bệnh tử" hay "sinh lão mênh tử" là quan niệm tâm linh của mỗi người. VD như có người theo Phật có người lại theo đạo thiên chúa, đạo Hồi..... Tất cả những cái này cũng đều là quan niệm tâm linh chứ có ai minh chứng được là có thật trên đời đâu. Bậc thang cũng thế thôi. Có người thì kô cần tính sinh lão gì đó mà cứ bậc chẵn mà chơi, cũng chả sao. Không chỉ có thang, trong nhà ở còn rất nhiều vấn đề ăn theo quan niệm của mỗi người khác nhau, có người cho là không được làm số tầng chẵn, có người cho là nhà phải làm 2 mái, có người cho là phòng phải có số góc là chẵn.... nói chung mỗi người mỗi quan điểm, mình là kts cũng không nên câu nệ quá theo quan điểm nào mà tốt nhất là tìm hiểu quan điểm của từng gia chủ để thiết kế. Bài viết về thang trên cũng chỉ là một quan niệm phổ thông cũng khá phổ biến mà mình đưa ra cho anh em tranh luận, dù sao đây cũng là một đề tài khá thú vị

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Các bạn cho mình hỏi về hướng lên của thang, nếu thiết kế hướng lên ngược chiều kim đồng hồ thì có gì trái với phong thủy không nhỉ..?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

cũng không hiểu thiển ý của mình có đúng không những mình nghĩ thực ra thuận hay ngược cũng phải vấn đề. đi nhiều khắc quen. vây thôi. còn vấn đề nhiều khi cứ quá quan tâm đến phong thủy mà bỏ qua công năng của nó thì mình nghĩ cũng không nên. đơn gian như cứ cố làm số bặc thang theo "sinh lão bệnh tử" chẳng hạn. khi muỗn làm đúng số bậc (sử dụng sinh lão bệnh tử) kết hợp với công thức 2h+a=60 thì rất khó. vậy vấn đề là phải thay đổi cot sàn để thỏa mãn 2 điều kiện trên. chỉ đơn giản thế này thôi. ta cũng thấy tứ 1 vấn đề nhỏ mà phải thay đôi cái lớn....theo mình thì không nên. hì hì

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Khách

Kích thước thông thường thì không nói làm gì, nhưng trong trường hợp nhà rất nhỏ, rất ít diện tích : Kích thước thang tối thiểu là bao nhiêu ????

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình có đọc một tài liệu không rõ nguồn lại nêu cách tính bậc thang nhà theo 08 cung của thước lỗ ban như sau :

Số lượng bậc thang trong dãy số đếm được xác định trong giới hạn ở hai tấm sàn, theo nguyên tắc tính từ dưới lên trên.

Những bậc nghỉ lớn trong thực tế được sử dụng như một sàn nhà, nó không còn chức năng là một bậc chuyển tiếp nữa thì bậc đó coi như sàn.

Đồng thời có những bậc nghỉ lớn nhưng không có chức năng sử dụng làm sàn thì nó vẫn coi như là một bậc trong nhịp thang.

Khi xác định số bậc thang cần lưu ý đến bậc cuối cùng trong dãy số đếm giữa hai tấm sàn phải thuộc về một trong các cung tốt sau đây:

Tài – Nghĩa – Quan – Bản

Sàn --> (1)Tài --> (2)Bệnh --> (3)Ly --> (4)Nghĩa --> (5)Quan --> (6)Kiếp --> (7)Hại --> (8)Bản --> Sàn

1/Tài – có nghĩa là tài gồm:

- Tài đức: Có tài và có đức.

- Bảo khố: Có kho quý.

- Lục hợp: Đạt được sáu điều ưng ý.

- Nghênh phúc: Đón điều phúc.

2/ Bệnh – có nghĩa là bệnh gồm:

- Thoát tài: Mất tiền.

- Công sự: Bị đến cửa quan.

- Lao chấp: Bị tù đày.

- Cô quả: Đơn lẻ.

3/ Ly – có nghĩa là xa cách gồm:

- Trưởng khố: Cầm cố đồ đạc.

- Kiếp tài: Của cải mắc hại.

- Quan quỷ: Công việc kém.

- Thất thoát: Bị mất mát.

4/ Nghĩa – có nghĩa là đạt được điều hay lẽ phải

- Thêm đinh: Thêm người.

- ích lợi: Có lợi, có ích.

- Quý tử: Sinh con quý tử.

- Đại cát: Nhiều điều hay.

5/ Quan – có nghĩa là người chủ gồm:

- Thuận khoa: Tiến đường công danh.

- Hoành tài: Tiền nhiều.

- Tiến ích: ích lợi tăng.

- Phú quý: Giàu sang.

6/ Kiếp – có nghĩa là tai nạn gồm:

- Tử biệt: Chết chóc.

- Thoái khẩu: Mất người.

- Ly hương: Bỏ quê mà đi.

- Tài thất: Mất tiền.

7/ Hại – có nghĩa là bị xấu gồm:

- Tai chí: Tai nạn đến.

- Tử tuyệt: Chết chóc.

- Bệnh lâm: Mắc bệnh.

- Khẩu thiệt: Cãi nhâu.

8/ Bản – có nghĩa là gốc gồm:

- Tài chí: Tiền tài đến.

- Đăng khoa: Đỗ đạt.

- Tiến bảo: Được dâng của quý.

- Hưng vượng: Làm ăn phát đạt.

Nếu so 2 cách tính thi có lúc trùng, có lúc không. Vậy thông thường nếu dùng thì nên dùng cách nào, các bác góp ý giùm

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

THeo tôi hướng thang quan trọng là lúc đi xuống tay vịn phải ở bên phải( vì đa số thuận tay phải) và lúc đi xuống thì trọng tâm người ở phía trước chân nên có cảm giác không thăng bằng hơn lúc lên và đi phẳng. Không hiểu điều này có ai nhắc đến hay trong sách vở không nhỉ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình nghĩ chiều cao các bậc thang nên giảm dần khi lên cao, như vậy đi sẽ đỡ mệt hơn. Nhà có điều kiện ( mà ko điều kiện cũng dc :s_big: ) thì mình thấy thang ko nên làm sát tường rồi chừa lỗ giữa mà nên cách xa tường một 1 khỏang ;)

 

còn sinh lão bệnh tử thì ko biết giải thix sao ;)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Giếng thang cũng quan trọng. Có điều thằng nào chẳng thích diện tích sàn là tối đa. khà khà. Theo tiêu chuẩn thì ít nhất 2 vế thang // phải cách nhau 200mm (vừa đủ của ống cứu hỏa)

 

Còn theo bạn bảo làm bậc thấp dần để đỡ mỏi chân, theo tôi:

+ nó vẫn phải đúng tiêu chuẩn là 2h + a = 60.

+ bạn đặt địa vị vào 1 thằng đi từ trên xuống thì sao? khi chiều cao bậc thang thay dổi dễ dẫn đến cuồng chân. thêm nữa thi công rất mệt vì mỗi bậc 1 kích thước khác nhau

  • Vote tăng 4

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

thank bạn jikibo đã cho nhận xét. Thực tế thì cách thiết kế cầu thang có độ cao bậc giảm dần đã được một số KTS VN tính tóan và thiết kế. Mình thấy rất ổn nhưng chưa dc ứng dụng rộng rãi cho lắm ( ko biết có phải mấy bác dấu nghề ko nữa ;):s_big: ) . Còn như bạn nói chiều cao bậc thang thay đổi làm cuống chân khi bước xuống thì mình ko đồng ý lắm, vì độ dốc thang thay đổi từ từ chứ ko phải cố định như công thức tiêu chuẩn ở trên, thêm nữa cầu thang trong nhà dc chủ nhà bước theo thói quen nên sẽ ko xảy ra tình trang hụt chân như bạn đề cập.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Mình nghĩ 1 cái cầu thang tốt phải là cái cầu thang cho cả chủ nhà và khách (không kể bồ của chồng hoặc vợ...hí hí) bước thoải mái chứ đâu riêng gì chủ nhà phải không bạn. Mà khách thì mấy khi có thói quen ở cầu thang nhà người khác đâu ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cần gì phải sinh lão bệnh tử cho mệt hả các bác.Chỉ cần hiểu yêu cầu của nó là OKIE.

Yêu cầu:

- Số bậc trong 1 vế thang 3 < số bậc <18

- Bề rộng bậc chiếu nghỉ > bề rộng bậc thang

- Chiều cao lang cang, tay vịn là > 0,9m

- Quan trọng là su dụng công thuc: 2.h + b = 600 - 630 (mm). Với h: chiều cao bậc thang, b: bề rộng bậc thang.

Cần vậy là đủ rùi mà.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cần gì phải sinh lão bệnh tử cho mệt hả các bác.Chỉ cần hiểu yêu cầu của nó là OKIE.

Yêu cầu:

- Số bậc trong 1 vế thang 3 < số bậc <18

- Bề rộng bậc chiếu nghỉ > bề rộng bậc thang

- Chiều cao lang cang, tay vịn là > 0,9m

- Quan trọng là su dụng công thuc: 2.h + b = 600 - 630 (mm). Với h: chiều cao bậc thang, b: bề rộng bậc thang.

Cần vậy là đủ rùi mà.

 

 

Cơ bản là như vậy nhưng nhiều khi gia chủ yêu cầu rất kĩ về vấn đề này, thậm trí còn yêu cầu hướng thang xoay như thế nào, chiều cao tầng lẻ đến mm ==> gần bó tay :rolleyes:

 

Anh em kiến trúc sư cứ gọi là bò ra mà tính toán. Làm cách nào bảo vệ được quan điểm là Okie hết

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cơ bản là như vậy nhưng nhiều khi gia chủ yêu cầu rất kĩ về vấn đề này, thậm trí còn yêu cầu hướng thang xoay như thế nào, chiều cao tầng lẻ đến mm ==> gần bó tay :rolleyes:

 

Anh em kiến trúc sư cứ gọi là bò ra mà tính toán. Làm cách nào bảo vệ được quan điểm là Okie hết

 

Hì, Nhiều khi gặp tay thầu, tay thợ đểu (mà hơi ngu ngu :lol: ) nó bơm cho chủ nhà thì tha hồ anh em mình giải thích.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Năm 1969-1970, anh là một kiến trúc sư trẻ trong đoàn chuyên gia của trường đại học về giúp Hà Nội làm nhà ở lắp ghép. Đó thực sự là một cuộc cách mạng trong xây dựng, về công nghệ và về sử dụng. Lần đầu tiên, căn hộ tập thể dám cả gan vượt tiêu chuẩn nhà "công xã" (chung bếp, chung tắm, chung vệ sinh) để trở thành căn hộ khép kín. Đặc biệt là cái cầu thang.

 

Một kiến trúc sư lão thành nói: "Tôi đã nhìn thấy người phụ nữ có mang phải vác xe đạp lên tầng 5. Thiết kế thế là vô nhân đạo!". Thế là cầu thang được thiết kế rất thoải, có vệt dắt xe ở giữa. Mỗi tầng 2 vế, mỗi vế 12 bậc. Tại sao 12 bậc? Để đảm bảo công thức hai lần cổ bậc cộng một lần mặt bậc bằng 60cm, cho thuận bước chân. Đó là nguyên lý thiết kế. Ngoài ra không quan tâm tới điều gì khác.

 

Giờ thì anh đã là một kiến trúc sư già. Anh em trình bản vẽ lên, anh phải chú ý nhiều thứ. Cửa phải theo thước Lỗ Ban. Cái này hay lắm. Không biết lành dữ thế nào, nhưng cứ làm đúng Lỗ Ban thì khuôn cửa vừa mắt, hợp tầm vóc con người. Số bậc thang thì phải kiêng con số 4 và 8, 12, 16... "sinh, lão, bệnh, tử..." mà. Bước hết cầu thang mà đếm phải chữ "tử" thì chắc chết quá! Anh phải đếm số bậc trên bản vẽ " 1, 2, 3, 4, sinh, lão, bệnh, tử...".

 

Rồi mỗi lần leo thang những ngôi nhà ngày xưa mình vẽ, sâu thẳm trong lòng anh vẫn có nhịp đếm "... 9, 10, 11, 12. Sinh, lão, bệnh, tử". Thôi thì cứ bước thêm một bước phụ nữa: "Sinh!". Vấn đề thời thế mà! Bây giờ bên cạnh khoa học còn có khoa tâm linh nữa!

Tôi cũng trẻ người và mới làm trong ngành cũng được vài năm nhưng cũng tìm hiểu các tài liệu về thiết kế nhưng theo tôi mọi thứ chỉ là tương đối và chủ yếu là làm sao trong mình giải toả được tâm lý cho chính mình thôi. Chứ không fải điều gì là ghê gớm cả. Tôi nói vậy không phải là tôi không tin vào những điều đó nhưng khi thiết kế thi mình làm sao tránh được nó thì tốt thôi. VD như ở HN đất trật mà kích thước nhà chỉ có như vậy thi ta muốn chọn cũng chẳng được đúng không nào các bác.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi cũng trẻ người và mới làm trong ngành cũng được vài năm nhưng cũng tìm hiểu các tài liệu về thiết kế nhưng theo tôi mọi thứ chỉ là tương đối và chủ yếu là làm sao trong mình giải toả được tâm lý cho chính mình thôi. Chứ không fải điều gì là ghê gớm cả. Tôi nói vậy không phải là tôi không tin vào những điều đó nhưng khi thiết kế thi mình làm sao tránh được nó thì tốt thôi. VD như ở HN đất trật mà kích thước nhà chỉ có như vậy thi ta muốn chọn cũng chẳng được đúng không nào các bác.

Tôi ngoại đạo về kiến trúc, yêu thích nên giờ là tay ngang trong ngành kiến trúc. (Có nghĩa là làm kiến trúc mà không có bằng cấp và đào tạo chuyên môn ấy). Bài học đầu tiên mà tôi bước vào nghề kiến trúc là quyển sách: Lỗ Ban tiên sinh dụng xích pháp"-Phép dùng thước của thầy Lỗ Ban. Cũng như leolas đã nêu trên: Tài-Bệnh-Ly-Nghĩa-Quan-Kiếp-Hại-Bản (theo thước rút ở chợ Sắt tôi mua : Tài-Bệnh-Ly-Nghĩa-Quan-Nạn-Hại-Mạng). Hai cái này nó na ná như nhau và nói chung giống như leolas đã nói, cung đẹp là: 1,4,5,8+nx8 (Số bậc đếm giữa hai sàn, tính cả chiếu ngghỉ nếu chiếu nghỉ không phải là sàn) .

Theo một tài liệu mà tôi sưu tầm được từ thầy dạy Thái Cực Quyền của tôi, Thuớc Lỗ Ban Tàu lại gồm mười cung được tổ hợp từ các quẻ: "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá-Sinh" và "Đinh-Vượng-Khổ-Hại-Nghĩa-Quan-Tử-Hưng-Thất-Tài". Tôi thấy "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá-Sinh" (Sinh ra-Lớn lên-Già lão-Về Cực Lạc-Sinh ra) nó phù hợp với quan điểm xưa của thuyết âm dương, nó lấy con người làm trọng tâm nghiên cứu sự vật khách quan, sự tuần hoàn của sự sống. Chứ cái quan điểm: "Sinh-Lão-Bệnh-Tử" tôi thấy nó lưu truyền nhiều lắm, gần như đâu đâu cũng thấy nói tới. Nhưng nhiều không có nghĩa là đã đúng, ít không có nghĩa là đã sai. Biết đâu ông tổ nghề kiến trúc xưa lại làm thợ mộc hay thợ nề đấy chứ. Tôi thấy ông thợ mộc và thợ nề nào cũng thuộc cái câu này.

Bản thân tôi đi thiết kế nhà, khi đụng đến mỗi cái cầu thang chỉ theo nội quy chuẩn khoa học 2h+b=600 và thước Lỗ Ban (mà có phải một loại đâu, dăm bảy loại) cũng đủ mệt óc lắm rồi, được cái này mất cái kia, khó mà cân đối được hết các yêu cầu. Mà tôi cũng chỉ nghiên cứu cho biết thôi để đề phòng mấy chủ nhà tính cẩn thận thì mình làm. Chứ bản thân tôi không mấy tin cái kích thước kia lại có thể ảnh hưởng đến cuộc đời mỗi con người. Nên chú ý: Phong thuỷ và Lỗ Ban là hai vấn đề tách biệt mà tôi mới chỉ nói đến Thước Lỗ Ban chứ không đánh đồng hai cái là một.

Với tôi thiết kế nhà nói chung trong dân dụng 2h+b=600; Số bậc giữa hai sàn là bậc chẵn để khi đi trên cầu thang, bước đầu tiên và cuối cùng đều là chân thuận; Cổ bậc 16-17,5cm, trong khoảng 14-17 bậc phải có chiếu nghỉ. Quan trọng nhất chiếu nghỉ phải vuông chứ không phải loại cầu thang xoắn không có chiếu nghỉ (Đây là tiêu chuẩn châu Âu của nhạc phụ tôi đề xuất khi tôi thiết kế nhà cho nhạc phụ đấy-Theo ông thì cầu thang xoắn, dẻ quạt chỉ đẹp thôi chứ tiêu chuẩn comfortable không thể bằng cầu thang vuông).

Rất vui được góp ý cùng anh em!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
chính xác theo thuyết luân hồi là: sinh - lão - bệnh - tử

"Sinh-Lão-Bệnh-Tử" là theo thuyết luân hồi thì "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá" là gì hả bác? Nhiều không có nghĩa là đã đúng, ít không có nghĩa là đã sai.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
suode117 có tài liệu tham khảo nào làm bằng chứng không.

 

Tôi vẫn biết Sinh - Lão - Bệnh - Tử là đúng, cả khi dùng google để tra thì cụm "Sinh lão bệnh tử" vẫn nhiều vượt trội so với các cụm từ như "sinh bệnh lão tử", "sinh lão mệnh tử",... Nhưng đó không phải là bằng chứng. Khi tranh luận với một số người khác họ cho rằng họ đúng, họ lập luận có vẻ rất logic, tôi không có bằng chứng nào để phản bác họ cả.

 

suode117 nghĩ sao?

Bác Hoành ơi!

"Sinh-Lão-Bệnh-Tử" là theo thuyết luân hồi thì "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá" là gì hả bác? Nhiều không có nghĩa là đã đúng, ít không có nghĩa là đã sai.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

đợt trước e còn gặp một vụ chủ nhà ko hiểu đi xem ở đâu bắt e tính số bậc thang từng tầng phải sinh rồi số bậc thang tổng các tầng cũng phải sinh mà ông ý làm 3 tầng.E cho mỗi tầng cao 3,6m 21 bậc tính tổng ra 63---->>bệnh rồi thế mới nhục cuối cùng cãi nhau mãi quyết đc tầng 1và tầng 2 22 bậc còn tầng 3 21 bậc

ko hiểu cái đấy có đúng ko vì em thấy thường thì chỉ tính riêng từng tầng chưa nghe thấy vụ tính tổng bao giờ

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Tôi ngoại đạo về kiến trúc, yêu thích nên giờ là tay ngang trong ngành kiến trúc. (Có nghĩa là làm kiến trúc mà không có bằng cấp và đào tạo chuyên môn ấy). Bài học đầu tiên mà tôi bước vào nghề kiến trúc là quyển sách: Lỗ Ban tiên sinh dụng xích pháp"-Phép dùng thước của thầy Lỗ Ban. Cũng như leolas đã nêu trên: Tài-Bệnh-Ly-Nghĩa-Quan-Kiếp-Hại-Bản (theo thước rút ở chợ Sắt tôi mua : Tài-Bệnh-Ly-Nghĩa-Quan-Nạn-Hại-Mạng). Hai cái này nó na ná như nhau và nói chung giống như leolas đã nói, cung đẹp là: 1,4,5,8+nx8 (Số bậc đếm giữa hai sàn, tính cả chiếu ngghỉ nếu chiếu nghỉ không phải là sàn) .

Theo một tài liệu mà tôi sưu tầm được từ thầy dạy Thái Cực Quyền của tôi, Thuớc Lỗ Ban Tàu lại gồm mười cung được tổ hợp từ các quẻ: "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá-Sinh" và "Đinh-Vượng-Khổ-Hại-Nghĩa-Quan-Tử-Hưng-Thất-Tài". Tôi thấy "Sinh-Trưởng-Lão-Hoá-Sinh" (Sinh ra-Lớn lên-Già lão-Về Cực Lạc-Sinh ra) nó phù hợp với quan điểm xưa của thuyết âm dương, nó lấy con người làm trọng tâm nghiên cứu sự vật khách quan, sự tuần hoàn của sự sống. Chứ cái quan điểm: "Sinh-Lão-Bệnh-Tử" tôi thấy nó lưu truyền nhiều lắm, gần như đâu đâu cũng thấy nói tới. Nhưng nhiều không có nghĩa là đã đúng, ít không có nghĩa là đã sai. Biết đâu ông tổ nghề kiến trúc xưa lại làm thợ mộc hay thợ nề đấy chứ. Tôi thấy ông thợ mộc và thợ nề nào cũng thuộc cái câu này.

Bản thân tôi đi thiết kế nhà, khi đụng đến mỗi cái cầu thang chỉ theo nội quy chuẩn khoa học 2h+b=600 và thước Lỗ Ban (mà có phải một loại đâu, dăm bảy loại) cũng đủ mệt óc lắm rồi, được cái này mất cái kia, khó mà cân đối được hết các yêu cầu. Mà tôi cũng chỉ nghiên cứu cho biết thôi để đề phòng mấy chủ nhà tính cẩn thận thì mình làm. Chứ bản thân tôi không mấy tin cái kích thước kia lại có thể ảnh hưởng đến cuộc đời mỗi con người. Nên chú ý: Phong thuỷ và Lỗ Ban là hai vấn đề tách biệt mà tôi mới chỉ nói đến Thước Lỗ Ban chứ không đánh đồng hai cái là một.

Với tôi thiết kế nhà nói chung trong dân dụng 2h+b=600; Số bậc giữa hai sàn là bậc chẵn để khi đi trên cầu thang, bước đầu tiên và cuối cùng đều là chân thuận; Cổ bậc 16-17,5cm, trong khoảng 14-17 bậc phải có chiếu nghỉ. Quan trọng nhất chiếu nghỉ phải vuông chứ không phải loại cầu thang xoắn không có chiếu nghỉ (Đây là tiêu chuẩn châu Âu của nhạc phụ tôi đề xuất khi tôi thiết kế nhà cho nhạc phụ đấy-Theo ông thì cầu thang xoắn, dẻ quạt chỉ đẹp thôi chứ tiêu chuẩn comfortable không thể bằng cầu thang vuông).

Rất vui được góp ý cùng anh em!

 

Số bậc phải là lẻ thì bước đầu tiên và bước cuối cùng mới cùng là chân thuận được chứ nhỉ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×