Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
dotracchien

Thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong

Các bài được khuyến nghị

nói vậy nghĩa là em phải để phần định hình ở cối khuôn fải ko anh? phần chày là mặt phẳng???

 

Cam cua em là X2 nên ko thấy cái converter <a href="http://www.cadviet.com/upfiles/untitled_11.jpg" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/untitled_11.jpg</a>

Nếu được em có 2 cái hình bánh răng rùi,anh xuất vào CAM và làm hộ em.Anh gửi cho em xin cái tập NC và cái mo hình được khong ạ?

1) Phần chày có thể phẳng, có thể định hình, tuỳ theo ý đồ của bạn

 

2) Từ *.dwg -> *.sat -> *.mc9 -> *.NC cho biên dạng cả 2 bánh nhỏ và lớn:

 

http://www.cadviet.com/upfiles/GiaCongBienDang.zip

 

Lưu ý: Mình làm theo các trị mặc định của MasterCAM. Bạn phải xem xét và cân nhắc lại các parameters cho phù hợp. Mỗi lần thay đổi bất cứ parameter nào cũng phải Regen Path cũng như Post lại file *.NC

 

P/S:

Mình dùng MasterCAM 9, không có bản X ở đây. Tuy nhiên, bạn dò trên menu của nó thế nào cũng có chỗ convert. Không lẽ "thằng" X lại thua "thằng" 9 ?!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1) Phần chày có thể phẳng, có thể định hình, tuỳ theo ý đồ của bạn

 

2) Từ *.dwg -> *.sat -> *.mc9 -> *.NC cho biên dạng cả 2 bánh nhỏ và lớn:

 

<a href="http://www.cadviet.com/upfiles/GiaCongBienDang.zip" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/GiaCongBienDang.zip</a>

 

Lưu ý: Mình làm theo các trị mặc định của MasterCAM. Bạn phải xem xét và cân nhắc lại các parameters cho phù hợp. Mỗi lần thay đổi bất cứ parameter nào cũng phải Regen Path cũng như Post lại file *.NC

 

P/S:

Mình dùng MasterCAM 9, không có bản X ở đây. Tuy nhiên, bạn dò trên menu của nó thế nào cũng có chỗ convert. Không lẽ "thằng" X lại thua "thằng" 9 ?!

ở bản X2 này, em cho dọc thẳng file .dwg đọc được nhưng lại ko hiểu được đường Spline

Em cũng tìm qua rùi nhưng chưa thấy. CHắc X ko thua 9 dâu mà là cải tiến cái nút lệnh rui :cheers:

mấy cái này là ok rồi.Nhưng em cứ nghĩ cái file .nc cũng có thể dùng để in ra những câu lệnh như lập trình NC.Nó có dạng

N01 G90

N02 G01 X0 Y0 Z-2

......

có cách nào lấy được các lệnh đó ra không ạ,

và cái hình sau khi gia công mô hình trên MasterCAm như mấy cái hình minh họa anh post lên diễn đàn ý,cái đấy anh có thể chụp dùm em nhé.em muốn in nó vào bài thuyết minh cho thêm sinh động

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
ở bản X2 này, em cho dọc thẳng file .dwg đọc được nhưng lại ko hiểu được đường Spline

Em cũng tìm qua rùi nhưng chưa thấy. CHắc X ko thua 9 dâu mà là cải tiến cái nút lệnh rui :cheers:

mấy cái này là ok rồi.Nhưng em cứ nghĩ cái file .nc cũng có thể dùng để in ra những câu lệnh như lập trình NC.Nó có dạng

N01 G90

N02 G01 X0 Y0 Z-2

......

có cách nào lấy được các lệnh đó ra không ạ,

và cái hình sau khi gia công mô hình trên MasterCAm như mấy cái hình minh họa anh post lên diễn đàn ý,cái đấy anh có thể chụp dùm em nhé.em muốn in nó vào bài thuyết minh cho thêm sinh động

1- File NC là text file, bạn có thể open bằng bất cứ trình Text Editor nào cũng được: Notepad, WordPad, MSWord... Bản thân MCam có trình Programmer's File Editor với những tính năng chuyên dùng để xử lý file *.NC, bạn cứ double click vào file NC là nó dùng ngay trình này để open. Đã open thì muốn chỉnh sửa, copy hay in ra giấy thì tuỳ. Không hiểu bạn có ý gì?

 

2) Chụp hình mô phỏng gia công trong MCam? Thì y như hôm nọ bạn đã hỏi rồi đó. Mình chụp post lên thì đơn giản thôi, nhưng không lẽ bạn không tự làm được? Chiều ý bạn, mình đưa 1 hình lên làm mẫu:

 

KhuonL.jpg

 

Chương trình Programmer's File Editor có sẵn trong MCAM:

 

editor.jpg

 

3) File *.mc9 (và đương nhiên là cả *.NC), mình gởi cho bạn với ý minh hoạ. Mình dùng ngay biên dạng đúng của chi tiết bánh răng để làm. Bạn gia công khuôn thì phải cộng thêm lượng dư gia công cơ khí dự kiến sau dập nữa chứ? Hơn nữa, kết quả post file NC giữa trình MC9 của mình và MCX của bạn sẽ khác nhau. Tất nhiên kết quả cuối cùng khi gia công tương đương nhau, nhưng chi tiết từng dòng code sẽ khác nhau. Ngay trong 1 bản MCAM, khi bạn thay đổi 1 tham số (parameter) bất kỳ, dù là nhỏ nhất, chương trình NC xuất ra sẽ khác nhau.

 

Kết luận: Những cái mình post lên chỉ mang tính ví dụ hướng dẫn. Kết quả bạn viết vào thuyết minh phải từ những số liệu của chính bạn làm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chương trình lisp hoàn chỉnh, vẽ toàn bộ biên dạng răng cycloid và mô phỏng ăn khớp răng, có hướng dẫn cụ thể trong các dòng comment:

 

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
;;;VE BIEN DANG RANG CYCLOID, TEN LENH "CYC"
;;;DAU RANG EPICYLOID, CHAN RANG HYPOCYCLOID
;;;Written by ssg - May 2008 - www.cadviet.com
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;

(defun vebdr ( p1 p2 k k2 / x y)
(command "spline" p1)
(repeat n
   (setq
       x (* r k (- (cos a) (/ (cos (* k a)) (* k k2))))
       y (* r k (- (sin a) (/ (sin (* k a)) k)))
   )
   (command (list x y))
   (setq a (+ a da))
)
(command  p2 "" "" "")
)
;;;----------------------------------------------------------------
(defun C:CYC ( / r0 Z n r p0 p1 p2 p3 a oldos da e1 e2)
(setq
   r0 (getreal "\nBan kinh vong tron co so: ")
   Z (getint "\nSo rang: ")
   n (getint "\nSo khoang chia tren 1 cung cycloid <100>:")
   r (/ r0 Z 2)
   p0 (list 0 0)
   p1 (list r0 0)
   p2 (polar p0 (/ pi Z) r0)
   p3 (polar p0 (/ (* 2 pi) Z) r0)
   a 0
   oldos (getvar "osmode")
)
(if (not n) (setq n 100))
(setq da (/ pi n Z))
(setvar "osmode" 0)
(command "zoom" "w" (list (* -2 r0) (* -2 r0)) (list (* 2 r0) (* 2 r0)))
(command "circle" p0 r0)
(vebdr p1 p2 (+ (* 2 Z) 1) 1)
(setq e1 (entlast))
(vebdr p2 p3 (- (* 2 Z) 1) -1)
(setq e2 (entlast))
(command "array" e1 e2 "" "P" p0 Z 360 "Y")
(setvar "osmode" oldos)
(princ)
)
;;;*******************************************************
;;;CHAY MO PHONG CAP BANH RANG AN KHOP, TEN LENH "AK"
;;;Yeu cau: phai co 2 blocks co ten BR1 va BR2 dang an khop nhau
;;;Diem insert cua cac blocks la tam cua cac banh rang
;;;Co the ap dung cho tat ca cac bien dang rang, khong rieng gi cycloid
;;;Chuong trinh se chay 10 vong. Neu muon dung som hon, bam ESC

(defun C:AK( / dak ratio ss1 ss2 e1 e2 p1 p2)
(initget "N T")
(setq dak (getkword "\nDang an khop [Ngoai/Trong] <N>:"))
(if (not dak) (setq dak "N"))
(setq
   ratio (getreal "\nTy so truyen dong, nhap dang phan so Z1/Z2: ")
   ss1 (ssget "X" '((0 . "INSERT") (2 . "BR1")))
   ss2 (ssget "X" '((0 . "INSERT") (2 . "BR2")))
   e1 (ssname ss1 0)
   e2 (ssname ss2 0)
   p1 (cdr (assoc 10 (entget e1)))
   p2 (cdr (assoc 10 (entget e2)))
)
(if (= dak "N") (setq ratio (- ratio)))
(setvar "osmode" 0)
(setvar "cmdecho" 0)
(repeat 3600
   (command "rotate" e1 "" p1 1)
   (command "rotate" e2 "" p2 ratio)
   (command "delay" 50)
)
(setvar "cmdecho" 1)
(princ)
)
;;;----------------------------------------------------------------

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác ksgia góp ý chính xác. Bộ khuôn của bạn là theo kiểu dập nguội, có dáng dấp hao hao giống khuôn dập nóng!

Bạn đọc kỹ lại tài liệu dập nóng, phân tích sự biến dạng và dịch chuyển của vật liệu xem. Hãy hình dung đơn giản thế này: phôi là ... cục đất sét(!) trong khuôn, dùng một vật cứng, phẳng mà ép -> nó sẽ lún xuống và phình ra. Chỗ nào không bị cản trở, vật liệu sẽ di chuyển đến đó. Kết quả: các hang hốc trong lòng khuôn sẽ được điền đầy. Đó là bản chất của quá trình dập nóng, hay còn gọi là dập thể tích.

Phương án dập của bác ksgia đưa ra rất hợp lý trong trường hợp của bạn. Tuy nhiên, ssg thấy thế này: phương án chung của đề tài là không hay lắm, không cần thiết phải chế tạo phôi bằng phương pháp dập, cứ thép tròn (hoặc vành khăn với bánh lớn), cắt lát ra mà chơi là "mau thấy" nhất. Nhưng đề bài đã ra như vậy, hơn nữa, thực chất của đề tài cũng chỉ là tập cho SV vận dụng kiến thức tổng hợp thôi. Một khi đã dập thì sau đó cũng không nên cắt dây (wire cutting) bánh răng nữa vì rất ư là bất hợp lý. Có thể dùng dao phay ngón chạy biên dạng răng trên máy phay CNC. Với kiểu răng này, có thể chạy cho cả hai bánh đều được.

 

LuuLuong.jpg

 

@dotracchien:

1-Theo phân tích của bạn ssg và cảm nhận ban đầu của tôi thì đề tài nghiên cứu của bạn bị rào cản ngay từ cái tên đề tài:" thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong". Tên đề tài này có nét giống thư giãn: "Ảnh chụp hành lạc tại nhà JIKIBO",

Theo tôi bạn nên thay đổi tên đề tài, để như vậy dễ gây hiểu lầm cho các thầy phản biện, không có lợi. Tên đề tài như vậy chắc chắn các thầy sẽ xoáy vào phần thiết kế khuôn...

2-Chắc vì bận nhiều việc nên bạn ssg chỉ vẽ mô hình tượng trưng cho dễ nhìn. Trên thực tế mà như vậy thì áp suất làm việc của bơm sẽ rất thấp, thậm chí còn không tạo ra áp suất.(Khoảng cách giữa khoang hút và đẩy vẽ lớn hơn nhiều so với thực tế). Nguyên tắc làm việc của bơm thủy lực loại này là khoang chứa dầu hút và khoang chứa dầu của phải kín khi cả hai bánh răng chuyển động. Tùy từng trường hợp cụ thể người ta có thể để khe hở lớn hay nhỏ để đạt được áp suất cần thiết.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
@dotracchien:

1-Theo phân tích của bạn ssg và cảm nhận ban đầu của tôi thì đề tài nghiên cứu của bạn bị rào cản ngay từ cái tên đề tài:" thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong". Tên đề tài này có nét giống thư giãn: "Ảnh chụp hành lạc tại nhà JIKIBO",

Theo tôi bạn nên thay đổi tên đề tài, để như vậy dễ gây hiểu lầm cho các thầy phản biện, không có lợi. Tên đề tài như vậy chắc chắn các thầy sẽ xoáy vào phần thiết kế khuôn...

2-Chắc vì bận nhiều việc nên bạn ssg chỉ vẽ mô hình tượng trưng cho dễ nhìn. Trên thực tế mà như vậy thì áp suất làm việc của bơm sẽ rất thấp, thậm chí còn không tạo ra áp suất.(Khoảng cách giữa khoang hút và đẩy vẽ lớn hơn nhiều so với thực tế). Nguyên tắc làm việc của bơm thủy lực loại này là khoang chứa dầu hút và khoang chứa dầu của phải kín khi cả hai bánh răng chuyển động. Tùy từng trường hợp cụ thể người ta có thể để khe hở lớn hay nhỏ để đạt được áp suất cần thiết.

Ssg có ý kiến thế này:

1. Hình như bác ksgia đã đọc thuyết minh rồi mà? Nguyên văn tên đề tài là:

Chế tạo khuôn chế tạo bánh răng Cycloid ăn khớp trong của bơm bánh răng bằng phương pháp gia công tia lửa điện

 

2. Đúng là ssg khá bận, không thể chăm chút quá nhiều vào cái thiết kế bơm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ssg thiếu cẩn trọng đến mức đưa ra một mô hình sai nguyên tắc cơ bản. Bác thử load bản vẽ này:

 

http://www.cadviet.com/upfiles/Pump.zip

 

chạy cái lisp vừa post ở trên với lệnh AK và quan sát sự biến đổi hình dáng, thể tích của các khoảng không gian giữa các răng, cũng như sự tương quan vị trí của chúng với cửa hút và cửa đẩy. Lưu ý: với kết cấu và kích thước đã vẽ, giữa biên dạng răng trong và ngoài luôn luôn tiếp xúc với nhau tại 5 điểm (xét cả chiều dày là 5 đoạn thẳng theo đường sinh) tạo thành 5 khoang chứa dầu biệt lập nhau. Tất nhiên, luôn luôn có sự rò rỉ giữa các khoang nên trong tính toán bao giờ cũng có xét đến hiệu suất thể tích. Sự làm kín giữa các khoang dầu dựa vào tiếp xúc đường, trong khi các đường này liên tục chuyển động và thay đổi vị trí trên cả 2 biên dạng nên có thể gây ra tổn thất thể tích (cũng như áp suất) hơi lớn hơn các kiểu bơm khác. Đó cũng là lý do tại sao kiểu bơm này khó tạo được áp suất cao để dùng trong các hệ động lực mà chủ yếu chỉ dùng trong các hệ thống bôi trơn, với áp suất yêu cầu không quá vài chục bar.

Tóm lại, ssg vẫn bảo lưu quan điểm và xin khẳng định: mô hình ssg đưa ra ở trên không sai về nguyên tắc. Nếu cần, ssg sẽ chứng minh bằng thực tế: chế tạo luôn cái bơm trên với các kích thước cơ bản như bản vẽ đã post và xin cam đoan áp suất tạo được không dưới 15 bar, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu hệ thống bôi trơn của các máy móc thiết bị thông thường.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
@dotracchien:

2-Chắc vì bận nhiều việc nên bạn ssg chỉ vẽ mô hình tượng trưng cho dễ nhìn. Trên thực tế mà như vậy thì áp suất làm việc của bơm sẽ rất thấp, thậm chí còn không tạo ra áp suất.(Khoảng cách giữa khoang hút và đẩy vẽ lớn hơn nhiều so với thực tế). Nguyên tắc làm việc của bơm thủy lực loại này là khoang chứa dầu hút và khoang chứa dầu của phải kín khi cả hai bánh răng chuyển động. Tùy từng trường hợp cụ thể người ta có thể để khe hở lớn hay nhỏ để đạt được áp suất cần thiết.

 

Ssg có ý kiến thế này:

1. Hình như bác ksgia đã đọc thuyết minh rồi mà? Nguyên văn tên đề tài là:

Chế tạo khuôn chế tạo bánh răng Cycloid ăn khớp trong của bơm bánh răng bằng phương pháp gia công tia lửa điện

 

2. Đúng là ssg khá bận, không thể chăm chút quá nhiều vào cái thiết kế bơm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ssg thiếu cẩn trọng đến mức đưa ra một mô hình sai nguyên tắc cơ bản. Bác thử load bản vẽ này:

 

<a href="http://www.cadviet.com/upfiles/Pump.zip" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/Pump.zip</a>

 

Tóm lại, ssg vẫn bảo lưu quan điểm và xin khẳng định: mô hình ssg đưa ra ở trên không sai về nguyên tắc. Nếu cần, ssg sẽ chứng minh bằng thực tế: chế tạo luôn cái bơm trên với các kích thước cơ bản như bản vẽ đã post và xin cam đoan áp suất tạo được không dưới 15 bar, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu hệ thống bôi trơn của các máy móc thiết bị thông thường.

Nhất trí với bạn ssg về những điều đã nêu ở trên. Xin lỗi ssg vì tôi đã đoán mò là mô hình vẽ vẽ cho dễ nhìn, tôi sẽ rút kinh nghiệm cho các lần sau: trước khi nhận định điều gì phải khảo nghiệm kỹ càng.

Khi nãy tôi vừa mởi file bản vẽ của ssg pots lên tôi đã khảo sát sơ bộ, ý kiến của ssg đưa ra như ở trên là chính xác.

(Khi làm đề tài nào đó, tôi thường vẽ phác sơ bộ kiểu phóng đại, để trình duyệt sau đó mới vẽ chính xác tỉ mỉ. đây là bài học kinh nghiệm chắc tôi sẽ không bao giờ quên.)

- Nhìn tiêu đề: thiết kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong, Các bác cơ khí giúp em 1 tay với

, tôi cứ tưởng là đề tài là như vậy, té ra là bạn dotracchien đã viết thiếu!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em thiết kế khuôn bao gồm chày và cối, khuôn được chế tạo bằng phương pháp gia công tia lửa điện xung định hình. Vì thế qui trình của em là gia công định hình điện cực (bằng phương pháp nào đó, chắc là mill hoặc wire), sau đó dùng điện cực đó để gia công lòng khuôn. Các bản vẽ của em cũng chỉ là sơ bộ nhưng em không rõ là thừa thiếu cái gì, các anh coi dùm và sửa dùm em với, em đang cần bài mà không nắm được qui chuẩn thế nào. MOng các anh giúp đỡ

bản vẽ của em: http://www.cadviet.com/upfiles/khuon_banh_rang.dwg

Anh SSG và anh ksgia bớt chút tg giúp em với nhé!

Anh SSG cho em xin đoạn Lisp tính diện tích hinh Epi và hypo với a. Em cần nó để tính thể tích phôi.

Chỉnh sửa theo dotracchien

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em thiết kế khuôn bao gồm chày và cối, khuôn được chế tạo bằng phương pháp gia công tia lửa điện xung định hình. Vì thế qui trình của em là gia công định hình điện cực (bằng phương pháp nào đó, chắc là mill hoặc wire), sau đó dùng điện cực đó để gia công lòng khuôn. Các bản vẽ của em cũng chỉ là sơ bộ nhưng em không rõ là thừa thiếu cái gì, các anh coi dùm và sửa dùm em với, em đang cần bài mà không nắm được qui chuẩn thế nào. MOng các anh giúp đỡ

bản vẽ của em: <a href="http://www.cadviet.com/upfiles/khuon_banh_rang.dwg" target="_blank">http://www.cadviet.com/upfiles/khuon_banh_rang.dwg</a>

Anh SSG và anh ksgia bớt chút tg giúp em với nhé!

Anh SSG cho em xin đoạn Lisp tính diện tích hinh Epi và hypo với a. Em cần nó để tính thể tích phôi.

Anh em đã góp ý rồi, nhưng hình như bạn tiếp thu được rất ít! Bản vẽ của bạn còn rất nhiều bất cập:

- Không có lượng dư gia công cơ khí sau dập

- Không có góc nghiêng thoát phôi

- Không có phương án tháo sản phẩm khỏi khuôn

- Không rõ đầu chày lắp với trục máy kiểu gì

- ...

 

Tính diện tích không cần phải dùng lisp. Dùng lệnh region, sau đó bấm properties là thấy ngay diện tích!

Lúc nào rảnh, bạn tìm hiểu thêm lệnh area và massprop. Diện tích là chuyện nhỏ, massprop có thể tính được thể tích, toạ độ trọng tâm, mô men quán tính, bán kính quán tính... của một khối 3d hoặc 1 hình phẳng có hình dáng bất kỳ.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Hom nay em đã bảo vệ xong, tuy rằng bài làm còn kém chất lượng và điểm không cao nhwng cuối cùng cũng đã kết thúc. Em xin chân thành cảm ơn các anh đã quan tâm và nhiệt tình đóng góp ý kiến. Cho em gửi làm cảm ơn đặc biệt tới anh SSG đã giúp em trong thời gian vừa qua!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Hom nay em đã bảo vệ xong, tuy rằng bài làm còn kém chất lượng và điểm không cao nhwng cuối cùng cũng đã kết thúc. Em xin chân thành cảm ơn các anh đã quan tâm và nhiệt tình đóng góp ý kiến. Cho em gửi làm cảm ơn đặc biệt tới anh SSG đã giúp em trong thời gian vừa qua!

Chúc mừng bạn đã vượt qua một trong những mốc quan trọng của cuộc đời! Mong rằng, qua đồ án này, bạn sẽ nhận ra được những điểm còn khiếm khuyết của bản thân và có kế hoạch bổ sung.

Chúc bạn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin lỗi đã post vào đây nhưng vấn đề của mình không bít di hỏi đâu thì tiện.Các bác mod xem có gì thì xin giúp đỡ hoặc vài lời khuyên.

Cụ thể thì em đang fải làm đồ án "thiểt kế khuôn chế tạo bánh răng Xycloide ăn khớp trong"

Theo em thì công việc phải làm sẽ là:

--Tìm ứng dụng của bánh răng Cycloide ăn khớp trong tại loại bơm thủy lực nào đó (cái này em chưa có)

--vẽ biên dạng Xycloide-Dùng 2 đường cong Epixycloide và HypoCycloide để vẽ biên dạng 2 bánh răng Cycloide ăn khớp trong(em đang tính xài auto Lisp mà mới bít nên rất khó thực hiện, bác nao có cách vẽ hay chỉ em với)

--Xài MasterCam để gia công điện cực của máy gia công xung có biên dạng bánh răng yêu cầu (bác nào có ý kiến hay hay là có tài liệu gì share cho em với)

--Xử dụng công nghệ gia công xung CNC để gia công khuôn dập nóng chế tạo bánh răng ( bác nào có tài liệu về khuôn dập nóng giúp em với)

Nội dung công việc còn nhiều quá, thời gian thì sắp hết. Thấy trên CADVIET nhiều bác chuyên cơ khí và rất nhiệt tình.Mong các bac giúp đỡ hoặc chỉ giao thêm về nôi dung và phương pháp. Em đang đợi tin và xin cám ơn các bác trước!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Xin lỗi mọi người vì là lần đàu tiên tham gia diễn đàn. Nếu có vấn đề gì xin mọi người bỏ qua cho nhé. Mình cung rất quan tâm đến phần bánh răng biên dạng xycloide.

 

(defun vebdr ( p1 p2 k k2 / x y)

(command "spline" p1)

(repeat n

(setq

x (* r k (- (cos a) (/ (cos (* k a)) (* k k2)))) ;;;;;;;;;;;;;;;biến k2 là gì???? Biểu thức trên nếu viết theo cáchthông thường sẽ như thế nào?????????

y (* r k (- (sin a) (/ (sin (* k a)) k)))

)

(command (list x y))

(setq a (+ a da)) ;;;;;;;;;;;;;;;;Biến "da" là biến gì???????????????????????

)

(command p2 "" "" "")

)

(defun C:CYC ( / r0 Z n p0 p1 p2 p3 a oldos da e1 e2) ;;;;;;;;;;;;;;;;;Biến "oldos" là biến gì??????????????????????

(setq

r0 (getreal "\nBan kinh vong tron co so: ")

Z (getint "\nSo rang: ")

n (getint "\nSo khoang chia tren 1 cung cycloid <100>:")

r (/ r0 Z 2)

p0 (list 0 0)

p1 (list r0 0)

p2 (polar p0 (/ pi Z) r0)

p3 (polar p0 (/ (* 2 pi) Z) r0);; tinh toa do diem p3 cach diem cu p0 mot khoang r0 va nam tren duong nghieng voi truc x mot goc (* 2 pi)/ Z?????????????

a 0

oldos (getvar "osmode") ;;tra cuu gia tri hien thoi (che do bat diem)cua bien he thong ???????????????????????

)

(if (not n) (setq n 100)) ;;neu ko nhap n thi gia tri mac dinh la 100 diem chia

(setq da (/ pi n Z)) ;;;;;;;;;;;;;;tại sao lại như vậy?????????????????????????????????????????????????????????????

(setvar "osmode" 0) ;;gan gia tri moi cho bien he thong la 0 ?????????????????????????????????????????????????????

(command "zoom" "w" (list (* -2 r0) (* -2 r0)) (list (* 2 r0) (* 2 r0)))

(command "circle" p0 r0)

(vebdr p1 p2 (+ (* 2 Z) 1) 1) ;;;;;;;;;;;;;;;????????????????????????????????????????????????????

(setq e1 (entlast)) ;;;;;;;;;;;;;;;;;;???????????????????????????????????????????????????????

(vebdr p2 p3 (- (* 2 Z) 1) -1)d

(setq e2 (entlast))

(command "array" e1 e2 "" "P" p0 Z 360 "Y")

(setvar "osmode" oldos) ;;;;;;;;;;???????????????????????????????????????????

(princ)

)

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;---------------------------------------------

Mình muốn vẽ bánh răng biên dạng cycloide (chứ không phải là biên dạng hypocycloide như trên). Trình autolisp của mình chỉ là "gà" thôi. Ai giúp mình với. Có thể viết code của nó càng tốt.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Xin lỗi mọi người vì là lần đàu tiên tham gia diễn đàn. Nếu có vấn đề gì xin mọi người bỏ qua cho nhé. Mình cung rất quan tâm đến phần bánh răng biên dạng xycloide.

 

(defun vebdr ( p1 p2 k k2 / x y)

(command "spline" p1)

(repeat n

(setq

x (* r k (- (cos a) (/ (cos (* k a)) (* k k2)))) ;;;;;;;;;;;;;;;biến k2 là gì???? Biểu thức trên nếu viết theo cáchthông thường sẽ như thế nào?????????

y (* r k (- (sin a) (/ (sin (* k a)) k)))

)

(command (list x y))

(setq a (+ a da)) ;;;;;;;;;;;;;;;;Biến "da" là biến gì???????????????????????

)

(command p2 "" "" "")

)

(defun C:CYC ( / r0 Z n p0 p1 p2 p3 a oldos da e1 e2) ;;;;;;;;;;;;;;;;;Biến "oldos" là biến gì??????????????????????

(setq

r0 (getreal "\nBan kinh vong tron co so: ")

Z (getint "\nSo rang: ")

n (getint "\nSo khoang chia tren 1 cung cycloid <100>:")

r (/ r0 Z 2)

p0 (list 0 0)

p1 (list r0 0)

p2 (polar p0 (/ pi Z) r0)

p3 (polar p0 (/ (* 2 pi) Z) r0);; tinh toa do diem p3 cach diem cu p0 mot khoang r0 va nam tren duong nghieng voi truc x mot goc (* 2 pi)/ Z?????????????

a 0

oldos (getvar "osmode") ;;tra cuu gia tri hien thoi (che do bat diem)cua bien he thong ???????????????????????

)

(if (not n) (setq n 100)) ;;neu ko nhap n thi gia tri mac dinh la 100 diem chia

(setq da (/ pi n Z)) ;;;;;;;;;;;;;;tại sao lại như vậy?????????????????????????????????????????????????????????????

(setvar "osmode" 0) ;;gan gia tri moi cho bien he thong la 0 ?????????????????????????????????????????????????????

(command "zoom" "w" (list (* -2 r0) (* -2 r0)) (list (* 2 r0) (* 2 r0)))

(command "circle" p0 r0)

(vebdr p1 p2 (+ (* 2 Z) 1) 1) ;;;;;;;;;;;;;;;????????????????????????????????????????????????????

(setq e1 (entlast)) ;;;;;;;;;;;;;;;;;;???????????????????????????????????????????????????????

(vebdr p2 p3 (- (* 2 Z) 1) -1)d

(setq e2 (entlast))

(command "array" e1 e2 "" "P" p0 Z 360 "Y")

(setvar "osmode" oldos) ;;;;;;;;;;???????????????????????????????????????????

(princ)

)

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;---------------------------------------------

Mình muốn vẽ bánh răng biên dạng cycloide (chứ không phải là biên dạng hypocycloide như trên). Trình autolisp của mình chỉ là "gà" thôi. Ai giúp mình với. Có thể viết code của nó càng tốt.

Chào bạn Cuong_gtvt,

Chúc mừng bạn tham gia vào diễn đàn. Hy vọng bạn sẽ tìm được nhiều điều bổ ích từ diễn đàn cũng như bãn sẽ đóng góp được nhiều bài viết cho diễn đàn để chúng ta cùng tiến bộ.

Về những thắc mắc mà bạn đã hỏi ở đoạn lisp trên mình xin có ý kiến như sau:

1/- bạn đã sơ bộ hiểu được lisp là gì, tuy nhiên bạn cần đọc thêm nhiều về các hàm cơ bản của lisp mới có thể hiểu được nội dung cũng như tác dụng của từng dòng code trong đó. Những câu hỏi đó chứng tỏ bạn còn đang rất "gà", các hàm mà bác SSG sử dụng hoàn toàn không phải quá phức tạp. Cú pháp của nó cũng vậy. Chỉ duy có việc sử dụng hàm con vbdr là có hơi khó hiểu tí ti thôi bạn ạ.

2/- Việc giải thích từng dòng códe cho bạn hoàn toàn không phải khó, nhưng nó sẽ rất chi là lê thê mà chưa chắc bạn đã ngấm được. Vì thế bạn nên cố gắng tìm hiểu dần từng dòng code một chứ không nên tham quá một lúc thế này.

Ví dụ: Câu hỏi đầu tiên của bạn được dịch theo kiểu củ chuối của mình như sau:

Đặt biến x là kết quả của hàm nhân (*) với các biến số là r, k, giá trị của hàm trừ (-) . Trong đó hàm trừ (-) sẽ lấy giá trị hàm cos a là số bị trừ, còn số trừ là giá trị hàm chia (/) mà số bị chia là giá trị hàm cos với biến số là k nhân a (k*a) còn số chia là giá trị của hàm nhân con lấy giá trị là k*a.

Hay viết theo kiểu thông thường như ý bạn là :

x = r * k * (cos a - (cos (k * a) / (k * a)))

Với cách hiểu như vậy bạn hãy tự mình khám phá thêm cái lisp này nhé, và nếu còn chỗ nào chưa hiểu nữa bạn lại post lên.

Mưa dầm thấm lâu bạn ạ, chớ nóng vội kẻo dục tốc bất đạt.

3/- Việc viết cái lisp như bạn yêu cầu thì mình chưa hiểu rõ ý bạn lắm vì cái lisp này đã dùng để vẽ bánh răng cycloide rồi, chỉ có điều như bác SSG đã giải thích là đỉnh răng biên dạng epicycloid còn chân răng biên dạng hypocycloid. Vậy bạn muốn kiểu răng thế nào nhỉ???

 

Tốt nhất bạn hãy thử với cái lisp này với các thông số bạn muốn rồi post cái kết quả lên nói rõ chỗ nào bạn chưa hài lòng và muốn sửa ra sao, hoặc post bản vẽ cái bánh răng bạn cần lên nhé.

Chúc bạn vui.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Theo em được biết, phương trình của đường xycloit là:

x= r*(t-sin(t))

y=r*(1-cos(t))

trong đó t chạy từ 0-360.

r là bán kính vòng tròn cơ sở

ở đây bác SSG viết phương trình như vậy thì em không hiểu lắm. Các bác giải thích hộ em với.

Bánh răng cycloit có biên dạng là đường cycloit, chân răng và đỉnh răng là hypo và epi. Vậy làm thế nào để thể hiện được cả 3 phương trình trên trong chương trình?

Em xin pots cái ảnh mà em đã chụp được. Đây là bơm của hãng Renault_Pháp.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo em được biết, phương trình của đường xycloit là:

x= r*(t-sin(t))

y=r*(1-cos(t))

trong đó t chạy từ 0-360.

r là bán kính vòng tròn cơ sở

ở đây bác SSG viết phương trình như vậy thì em không hiểu lắm. Các bác giải thích hộ em với.

Bánh răng cycloit có biên dạng là đường cycloit, chân răng và đỉnh răng là hypo và epi. Vậy làm thế nào để thể hiện được cả 3 phương trình trên trong chương trình?

Em xin pots cái ảnh mà em đã chụp được. Đây là bơm của hãng Renault_Pháp.

Đường cycloid trong là quỹ tích của 1 điểm trên đường tròn khi nó lăn không trượt trên một đường tròn khác. Nếu tiếp xúc ngoài -> epi, tiếp xúc trong -> hypo. Cụ thể bạn xem ở đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/Epicycloid

và:

http://en.wikipedia.org/wiki/Hypocycloid

 

Áp dụng trong bánh răng cần lưu ý:

- Đỉnh răng là epi, chân răng là hypo (để đỉnh răng của bánh này khớp với chân răng của bánh kia)

- Chu vi vòng cơ sở/chu vi vòng lăn phải là số nguyên chẵn (ví dụ<không thể có bánh răng có số răng là 3.5!)

- Số răng Z = 2k (theo như trong phương trình ở 2 link trên)

- Tóm lại, giữa vòng lăn và vòng cơ sở phải có mối liên hệ ràng buộc, không thể lấy tuỳ tiện như trong toán học thuần tuý

 

Không biết bạn lấy cái phương trình trên ở đâu. Ssg không cần biến đổi nhưng nhìn qua biết chắc là nó không đúng, hoặc không phù hợp vì:

- Không có tham số nào thể hiện số răng. Không lẽ tất cả các bánh răng có số răng khác nhau (cùng r cơ sở) đều có phương trình giống nhau?

- Không có tham số nào thể hiện bán kính vòng lăn

 

Ssg đã gộp cả 2 đường epi và hypo thành 1 cặp phương trình duy nhất. Trong đó:

k trong phương trình của ssg = k + 1 (hoặc k - 1) các theo link trên

Khi áp dụng cho hàm vebdr thì:

- Đoạn epi đỉnh răng: k = 2Z + 1

- Đoạn hypo chân răng: k = 2Z -1

- Hệ số k2 chỉ nhận 2 giá trị 1 hoặc -1 để phù hợp với đoạn đang xét là epi hay hypo. Để hiểu được, bạn phải xem cách áp dụng nó trong function vebdr

Tất cả chỉ là biến đổi toán học thuần tuý!

Tóm lại, để "chơi" được món cycloid này, bạn cần phải có:

1. Hiểu biết thấu đáo về mặt toán học của đường cycloid và việc áp dụng nó vào bánh răng như ssg đã đề cập trên

2. Hiểu cách áp dụng function có tham số như (vebdr p1 p2 k k2)

 

Chúc sức khoẻ!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

oái. Hình như có sự nhầm lẫn ở đây thì phải. Theo em, biên dạng cycloid là biên dạng mà một điểm trên đường tròn lăn trên đường thẳng thì phải. Nếu vậy thì nó phải có phương trình như trên chứ. các bác cứ thử làm mà xem. Em đã post mấy cái ảnh nên rồi đó. Ko biết em đã up được chưa????? Vì là lần đầu tiên mà. Các bác thông cảm dùm nha. Bác thử đọc cái này xem http://en.wikipedia.org/wiki/Cycloid. Các bác côs giúp em với. Em mắc ở chỗ này lâu lắm rồi. Hic :undecided:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
oái. Hình như có sự nhầm lẫn ở đây thì phải. Theo em, biên dạng cycloid là biên dạng mà một điểm trên đường tròn lăn trên đường thẳng thì phải. Nếu vậy thì nó phải có phương trình như trên chứ. các bác cứ thử làm mà xem. Em đã post mấy cái ảnh nên rồi đó. Ko biết em đã up được chưa????? Vì là lần đầu tiên mà. Các bác thông cảm dùm nha. Bác thử đọc cái này xem http://en.wikipedia.org/wiki/Cycloid. Các bác côs giúp em với. Em mắc ở chỗ này lâu lắm rồi. Hic :undecided:

1. Khi bán kính đường tròn cơ sở lớn đến vô cùng thì đường epi hoặc hypo giống như đường bạn đã chỉ, và được gọi là đường cycloid chung chung. Đáng tiếc, nó không được dùng làm biên dạng răng!

Có lẽ bạn lật sách Nguyên lý máy ra xem lại. Hoặc đã dùng wiki thì xem luôn ở đây:

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Cycloid_gear

 

2. Ảnh bạn post ở đâu không thấy?

 

3. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm:

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=9238

 

Cực hay, có thể vẽ được bất cứ đồ thị hàm số nào, miễn là cung cấp đầy đủ phương trình cho nó. Lưu ý:

- Viết biểu thức theo quy ước của lệnh cal trong AutoCAD

- Các giá trị góc rất dễ nhầm lẫn. Lệnh cal tính toán trên cơ sở độ, trong khi một số phương trình cho dạng radian.

Ví dụ, với pt đường cycloid bạn đã post: x = r*(t - sin(t)) thì:

t đứng một mình là radian

t trong sin(t) là độ

- Chương trình Vẽ đồ thị chỉ là công cụ hỗ trợ toán học. Bạn phải tự xác định các điều kiện biên, phạm vi biến... để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với mục đích cần đạt được trong từng trường hợp cụ thể.

 

Áp dụng chương trình không thành vấn đề gì, ngoài những lưu ý nêu trên. Nhưng để hiểu được các code của anh Hoành thì bạn phải có kiến thức lisp khá vững vàng.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
1. Khi bán kính đường tròn cơ sở lớn đến vô cùng thì đường epi hoặc hypo giống như đường bạn đã chỉ, và được gọi là đường cycloid chung chung. Đáng tiếc, nó không được dùng làm biên dạng răng!

Có lẽ bạn lật sách Nguyên lý máy ra xem lại. Hoặc đã dùng wiki thì xem luôn ở đây:

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Cycloid_gear

 

2. Ảnh bạn post ở đâu không thấy?

 

3. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm:

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=9238

 

Cực hay, có thể vẽ được bất cứ đồ thị hàm số nào, miễn là cung cấp đầy đủ phương trình cho nó. Lưu ý:

- Viết biểu thức theo quy ước của lệnh cal trong AutoCAD

- Các giá trị góc rất dễ nhầm lẫn. Lệnh cal tính toán trên cơ sở độ, trong khi một số phương trình cho dạng radian.

Ví dụ, với pt đường cycloid bạn đã post: x = r*(t - sin(t)) thì:

t đứng một mình là radian

t trong sin(t) là độ

- Chương trình Vẽ đồ thị chỉ là công cụ hỗ trợ toán học. Bạn phải tự xác định các điều kiện biên, phạm vi biến... để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với mục đích cần đạt được trong từng trường hợp cụ thể.

 

Áp dụng chương trình không thành vấn đề gì, ngoài những lưu ý nêu trên. Nhưng để hiểu được các code của anh Hoành thì bạn phải có kiến thức lisp khá vững vàng.

Cám ơn bác rất nhiều. Em đang tìm hiểu thêm. Đây là cái ảnh bom

Em ko biết upload như thế nào đành làm theo 2 cách vậy. Lần sau mong các bác giúp đỡ thêm

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Cám ơn bác rất nhiều. Em đang tìm hiểu thêm. Đây là cái ảnh bom

Em ko biết upload như thế nào đành làm theo 2 cách vậy. Lần sau mong các bác giúp đỡ thêm

Bạn đang nghiên cứu tổng quát về bơm cycloid hay là đang làm đề tài cụ thể? Nếu đề tài cụ thể thì nên post nguyên văn cái yêu cầu của đề tài lên, anh em sẽ có cái nhìn chính xác hơn để góp ý cho bạn.

Để vẽ đường cycloid toán học (tất cả các dạng) có lẽ đã rõ, chẳng cần bàn nữa, vấn đề là áp dụng chúng. Bạn xem các hình sau:

 

Gerotor01.gif

 

gerotor02.jpg

 

gerotor03.jpg

 

Bạn có thể search hình ảnh trên net với từ khoá "gerotor" sẽ thấy vô khối những cái tương tự.

Dù là kiểu nào, chúng đều phải thoả mãn các điều kiện sau:

1. Bảo đảm sự ăn khớp răng theo lý thuyết Nguyên lý máy

2. Biên dạng răng trong và ngoài phải tạo thành những khoang kín, có thể tích thay đổi theo vị trí khi quay. Chỗ thể tích lớn là cửa hút, thể tích nhỏ là cửa xả

Hình đầu tiên ở trên giống trường hợp của bạn nhất. Điều quan trọng là bạn phải phân tích trên biên dạng răng, đoạn nào là epi, đoạn nào là hypo, đoạn nào là cung tròn chuyển tiếp, đoạn nào chỉ mang ý nghĩa kết cấu... Sau khi đã rõ quy luật thì mới nói đến chuyện lập trình.

Chúc thành công!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đề tài tốt nghiệp của em là: Gia công theo mẫu. Bọn em đưọc giao cho cái bơm (hỏng)(mà em đã post lên lần trước), dựa vào đó gia công lại thôi. Em vẽ lại biên nó rồi, nhưng khi cho nó chạy mô phỏng ko hiểu sao nó không chạy đưọc. Các bac gúp em với ban ve

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Em đã vẽ được cap banh rang ăn khớp.Nhưng khi cho nó chạy mô phỏng thì biên dạng của răng không ăn khớp với nhau.

Em đang băn khoăn khi dùng biên dạng hypocycloit để chế tạo bánh răng, có bao giờ dùng hệ số k không là số tự nhiên không (hệ số k trong phương trình của anh ssg đấy mà ). Vì khi em áp biên dạng thực và biên dạng bánh răng em vẽ thì nó khác nhau quá nhiều.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Em đã vẽ được cap banh rang ăn khớp.Nhưng khi cho nó chạy mô phỏng thì biên dạng của răng không ăn khớp với nhau.

Em đang băn khoăn khi dùng biên dạng hypocycloit để chế tạo bánh răng, có bao giờ dùng hệ số k không là số tự nhiên không (hệ số k trong phương trình của anh ssg đấy mà ). Vì khi em áp biên dạng thực và biên dạng bánh răng em vẽ thì nó khác nhau quá nhiều.

1. K có thể là số thực bất kỳ, tuỳ trường hợp cụ thể đang xét. Lý do thì bạn tự suy xét một cách logic sẽ hiểu.

2. Thời gian này ssg rất căng, chỉ tranh thủ vài ba phút giải lao vào thăm diễn đàn. Có lẽ không tham gia được gì nhiều, mong bạn thông cảm.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Bác giúp em thế này là tốt lắm rồi. Chúc bác ssg thành công

Chào các bác. Em lại vưóng mắc nhiều quá đành lên mạng hỏi các bác vậy.

Em đang lập một cái lisp để vẽ biên dạng cycloit có phương trình là:

x=r*kcos(a)-r2cos(k*a)

y=r*ksin(a)-r2sin(k*a)

Ở đây nếu thay r2=r thì nó sẽ là phương trình của bác ssg đã viết đấy ạ. Đó là phương trình tổng quát thôi. Nhưng không biết nó sai ở chỗ nào mà nó chạy không đúng. Nhờ các bác sửa hộ cái

;;;VE BIEN DANG RANG EPI/HYPOCYCLOID;;;

(defun C:CYC ( / bd r0 r2 Z n r p0 p1 p2 a oldos da x y)

(initget "E H")

(setq

bd (getkword "\nBien dang Epicycloid/Hypocycloid <H>:")

r0 (getreal "\nBan kinh vong co so: ")

r2 (getreal "\nBan kinh r2 : ")

Z (getint "\nSo rang: ")

n (getint "\nSo khoang chia tren 1 rang <1000>:")

r (/ r0 Z)

p0 (list 0 0)

p1 (list r0 0)

p2 (polar p0 (/ (* 2 pi) Z) r0)

a 0

oldos (getvar "osmode")

)

(if (not bd) (setq bd "H"))

(if (not n) (setq n 1000))

(if (= bd "H") (setq k (- z 1) k2 -1) (setq k (+ Z 1) k2 1))

(setq da (/ (* 2 pi) Z n))

(setvar "osmode" 0)

(command "circle" p0 r0)

(command "spline" p1)

(repeat n

(setq

x (* r k (- (cos a) (/ (* r2 (cos (* k a))) (* k r k2))))

y (* r k (- (sin a) (/ (* r2 (sin (* k a))) (* r k))))

)

(command (list x y))

(setq a (+ a da))

)

(command p2 "" "" "")

(command "array" (entlast) "" "P" p0 Z 360 "Y")

(setvar "osmode" oldos)

(princ)

)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×