Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Skywings

HiTD - Chương trình vẽ trắc dọc thoát nước và tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước

Các bài được khuyến nghị

- Giới thiệu:

HiTD là một công cụ nhỏ gọn, hỗ trợ vẽ và hiệu chỉnh trắc dọc cống thoát nước một cách nhanh chóng trong AutoCAD. Việc xây dựng dữ liệu trắc dọc đơn giản và hiệu chỉnh linh hoạt trong môi trường AutoCAD mà không cần xây dựng file dữ liệu từ bên ngoài. Chương trình có thể làm việc với nhiều tim tuyến trên mặt bằng, thuận tiện cho việc xây dựng, kiểm soát và hiệu chỉnh mạng lưới thoát nước. Đặc biệt, chương trình có thể phân tích và kiểm tra thủy lực mạng lưới thoát nước theo TCVN, tự động tính toán và đề xuất phương án thiết kế phù hợp.

 

- Download:

 

-> v7.2: https://sites.google.com/view/hitd-project

 

- Hướng dẫn cài đặt (v7.2):

  • Giải nén gói download. Các file của chương trình yêu cầu nằm chung trong 1 thư mục. Đường dẫn mặc định D:/HiTD/<các file của chương trình>. Nếu dùng đường dẫn khác các bạn cần khai báo đường dẫn trong AutoCAD theo các bước sau:
    • Gõ lệnh OP/OPTIONS 
    • Mở thẻ (tab) FILES
    • Nhấp vào dấu [+] mở rộng mục Support File Search Path trong cây hiển thị.  
    • Nhấp vào nút [Add] và nhập đường dẫn đến thư mục chứa các file của HiTD hoặc nhấp nút [Browse…] để tìm thư mục của chương trình. 
  • Cài đặt font Vf Helve-Condense đi kèm bằng tay trước khi sử dụng chương trình.
  • Để nạp menu chương trình, dùng lệnh CUILOAD của AutoCAD và chọn file HiTD.cui hoặc HiTDx.cuix (AutoCAD 2010 trở lên).

 

- Video hướng dẫn:

 

+ Khái niệm cơ bản: https://youtu.be/ArKF8AthrDo

 

+ Cập nhật v7.2: https://youtu.be/ZslJBJqPdck

 

+ Cập nhật v7.1 - chọn 2 hố ga bất kỳ trên mạng lưới để xuất trắc dọc thay vì chọn tuyến: https://youtu.be/s330ngXMg-U

 

+ Tính toán và phân tích thủy lực mạng lưới thoát nước thải theo TCVN: https://youtu.be/gh4Px2aZbnY (v5.3.0)

 

+ Tính toán và phân tích thủy lực mạng lưới thoát nước mưa theo TCVN: http://youtu.be/RyaGtAwkoj0 (v4.0.0)

 

+ Thiết kế trắc dọc:
Video 1 : http://youtu.be/OYoDc5YkMC4 (v3.1.0)
Video 2 : http://youtu.be/KqfnVZnB44c
Video 3 : http://youtu.be/_OKNfCKKEKA
Video 4 : http://youtu.be/38zGvps7cwI

+ Hiệu chỉnh trắc dọc:
Video 5 : http://youtu.be/2puBWn51RNo

 

- Liên hệ:

https://www.facebook.com/HitdProject/

 

Mấy bác dùng thử cho mình ý kiến nhé :).

 

HiTDv72-hdsd.pdf

  • Vote tăng 3

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

không biết bạn làm thế nào để tính được cao độ đỉnh hố ga? ở đây không thấy bạn nói đến phương pháp tính hay mình đọc chưa kỹ vậy? CDTN bạn dựa vào đâu để tự động tính toán? nếu có thể bạn giải thích giúp mình được không? Cám ơn bạn!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Về cao độ tự nhiên mình cũng đã có đề cập trong file hướng dẫn. CDTN (hay Đường mặt đất trong chương trình) của từng hố ga xác định dựa vào vị trí của chúng trên tuyến đối chiếu với khảo sát địa hình hoặc Trắc dọc đường giao thông. Có 2 cách để đưa vào tính toán:

- Nếu bạn xuất trắc dọc từ mặt bằng, bạn cần xác định các Block hố ga chính và xác định CDTN của chúng, hiệu chỉnh trực tiếp thuộc tính DINHHG của Block. Các Block hố ga phụ giữa các hố ga chính, CDTN của chúng được nội suy dựa vào các hố ga chính bằng lệnh hUPD (xem mục III.4 và VI trong file hướng dẫn).

- Nếu thiết kế Đường mặt đất ngay trên Bảng trắc dọc, có thể vẽ tự do bằng lwpolyline (cần xác định cao độ các điểm gãy). Nếu bạn có dãy số cao độ thiết kế trong trắc dọc đường giao thông (xuất từ Nova chẳng hạn), có thể dùng lệnh T2L để vẽ đường mặt đất từ dãy số đó theo đúng tỉ lệ bạn chọn (xem mục VI.4).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

- Giới thiệu:

HiTD là một công cụ nhỏ gọn, hỗ trợ vẽ và hiệu chỉnh trắc dọc cống thoát nước một cách nhanh chóng trong AutoCAD. Việc xây dựng dữ liệu trắc dọc đơn giản và hiệu chỉnh linh hoạt trong môi trường AutoCAD mà không cần xây dựng file dữ liệu từ bên ngoài. Chương trình có thể làm việc với nhiều tim tuyến trên mặt bằng, thuận tiện cho việc xây dựng, kiểm soát và hiệu chỉnh mạng lưới thoát nước.

* Chương trình tương thích với AutoCAD 2007 trở lên. Phiên bản Beta giới hạn 100 lần nạp chương trình.

 

- Download: https://sites.google.../tvchihieu/home -> Giải nén HiTD.zip và chép thư mục HiTD vào ổ D: -> nạp lệnh HiTDv300.vlx

- Xem file hướng dẫn sử dụng HiTD v300 - hdsd.pdfTrac doc mau.dwg đính kèm trong thư mục D:\HiTD.

 

Các bác dùng thử cho mình ý kiến nhé :).

em áp vào cad 2007 nhưng khô ng dùng duo

duoc. mong các bác chỉ dùm . thanks !

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

em áp vào cad 2007 nhưng khô ng dùng duo

duoc. mong các bác chỉ dùm . thanks !

Bạn có thể nói rõ chương trình báo lỗi j không??

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Ứng dụng thứ 2 sau TCAL đây chăng ^^

Cả năm rùi mà bác bác Két vẫn nhớ hehe! Nói đúng ra thì ứng dụng này mình bắt đầu viết trước TCAL, nhưng mãi đến giờ mới cảm thấy nó "đủ lông đủ cánh" ^_^ .

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Bạn làm 1 video hướng dẫn sử dụng cho mọi người tham khảo đươc không bạn

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Về cao độ tự nhiên mình cũng đã có đề cập trong file hướng dẫn. CDTN (hay Đường mặt đất trong chương trình) của từng hố ga xác định dựa vào vị trí của chúng trên tuyến đối chiếu với khảo sát địa hình hoặc Trắc dọc đường giao thông. Có 2 cách để đưa vào tính toán:

- Nếu bạn xuất trắc dọc từ mặt bằng, bạn cần xác định các Block hố ga chính và xác định CDTN của chúng, hiệu chỉnh trực tiếp thuộc tính DINHHG của Block. Các Block hố ga phụ giữa các hố ga chính, CDTN của chúng được nội suy dựa vào các hố ga chính bằng lệnh hUPD (xem mục III.4 và VI trong file hướng dẫn).

- Nếu thiết kế Đường mặt đất ngay trên Bảng trắc dọc, có thể vẽ tự do bằng lwpolyline (cần xác định cao độ các điểm gãy). Nếu bạn có dãy số cao độ thiết kế trong trắc dọc đường giao thông (xuất từ Nova chẳng hạn), có thể dùng lệnh T2L để vẽ đường mặt đất từ dãy số đó theo đúng tỉ lệ bạn chọn (xem mục VI.4).

Có nghĩa là CDTN người sử dụng phải tự nội suy? nếu vậy thì mất thời gian lắm. Nói chung mỗi công ty có một form riêng nên làm cái này không khác gì làm dâu trăm họ, bạn phải cố gắng nhiều thì mới đáp ứng được yêu cầu của anh em. Mình cung có viết TND nhưng cách tiếp cận có lẽ không giống bạn. Bạn làm cái video lên để anh em học hỏi xem sao nhé!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Thì ra bác redsea_tq cũng nghiên cứu về vấn đề này, hôm nào bác gửi chương trình TND cho mình tham khảo nhé :)! Có lẽ bác chưa hiểu ý mình, chỉ nội suy CDTN cho các hố ga chính, các hố ga phụ chương trình tự động nội suy tuyến tính dựa vào các hố ga chính, hoặc là sử dụng lại Trắc dọc đường hay trắc dọc của khảo sát địa hình dọc tuyến.

Mình mới up lại phiên bản mới sửa một lỗi nhỏ về khoảng cách và file Trac doc mau + Huong dan.dwg đính kèm. Hiện tại mình mới làm được 2 đoạn video minh họa cho phần Thiết kế nhanh, từ từ sẽ làm tiếp các video khác ^_^. (xem bài viết #1).

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

TND mình phát triển cũng lâu rồi nhưng chỉ phục vụ ở công ty mình là chính vì nó theo form công ty. mình lấy tuyến cống dựa trên đường pline(2d,3d) rồi tạo tuyến cống, khai báo hố tụ...

Cao độ thiết kế dựa trên trắc ngang đại diện tuyến và cao độ đường đỏ của tuyến với tuyến thiết kế mới, nếu tuyến hiện có thì mình có tool sả cdtk của tuyến lên bình đồ rồi tạo lưới tam giác và nội suy cdtk cho từng hố ga, cdtn mình cũng làm như vậy. hiện tại mình đang nghĩ thêm để phát triển phần đấu nối, từ trước mình chỉ cho đấu nối theo cao độ đáy, mình đang phát triển để đấu nối theo cao độ đỉnh và đấu nối theo tim.

Mình cũng đã xem qua video của bạn và thấy còn nhiều cái phải tính tay quá, bạn cố gắng chỉnh sửa tối ưu để giảm thiểu tính toán bằng tay thì tốt. còn cái này mình muốn hỏi bạn hình như chương trình vẽ cống theo thông tin blockref hố tụ thì phải, nếu vậy cao độ đáy cống của bạn tính toán ra sao? những hố tụ có bước nhảy về cao độ thì bạn sẽ sử lý thế nào?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Đã thêm 2 video ở bài viết #1 :)

Hiện tại, CDTN mình lấy từ khảo sát địa hình và trắc dọc đường, CDTK và Đường kinh xác định từ tính toán thủy lực, các bước nhập tay dữ liệu là các bước phải có, theo mình không phải là quá nhiều, Theo bác redsea_tq thì có thể tối ưu được ở bước nào :unsure:? Bác có thể xây dựng được lưới tam giác quả là đáng ngưỡng mộ :rolleyes:! Nhưng mình có điều thắc mắc khi bác áp dụng cho CDTK vì lưới tam giác phù hợp cho mặt bằng hơn là tuyến và cũng chưa hình dung được cách bác sử dụng trắc ngang đại diện :blink:.

Các hố ga mình xây dựng bằng blockref, nếu bác để ý sẽ thấy mỗi hố ga có 4 vị trí để đấu nối cống vào tương ứng 4 cặp thông số Đường kính và Cao độ đáy. Cao độ đáy cống là CDTK. Đối với những hố ga có bước nhảy về cao độ, nếu thiết kết đường đỏ trên bảng trắc dọc, có thể vẽ pline giật cấp tại hố ga đó (video 3), hoặc có thể thay đổi giá trị của cao độ cống vào và cao độ cống ra ngay trong blockref (video 1 và 2).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Rất lâu mới lại xuất hiện chương trình vẽ trắc dọc thoát nước, cảm ơn bạn vì đã chia sẻ.

Hầu hết các chương trình trước đây đều sử dụng excel để tính toán và sử dụng lisp, scr hay VBA để vẽ.

Tuy nhiên, chương trình của bạn sử dụng dữ liệu sẵn có, cũng là một bước cải tiến, xong mới chỉ xem mấy video hướng dẫn của bạn đã thấy phải nhập vào nhiều quá, có lẽ chỉ thích hợp với thoát nước cho khu đô thị, công nghiệp có số lượng hố ga hạn chế. Nếu phải chạy cho cả thành phố lớn, số lượng hố ga lên đến hàng nghìn cái thì xử lý thế nào?

Xin hỏi bạn vài câu:

- Bạn sử dụng chương trình tính toán thủy lực nào? có tích hợp vào chương trình của bạn không?

- Mình thấy đường kính bạn phải nhập, cao độ đáy cống phải nhập, như vậy thì khá vất vả.

- Về vấn đề nội suy CDTN: bạn nói chỉ nhập các hố ga chính, vậy khoảng cách giữa các hố ga chính là bao nhiêu m? CDTN của hố ga ở giữa nội suy theo hai hố ga chính? giả sử có CDTN theo địa hình tại các hố ga ở giữa thì bạn vẫn sử dụng phương pháp nội suy tính cao độ hay phải nhập từng hố ga?

- Tại các vị trí giao cắt với các đường ống khác (như ống cấp nước), chương trình có tự động thể hiện trên trắc dọc không? có thông số nào cho trường hợp như vậy không?

- Góc ngoặt của ống tại hố ga thì tự động tính toán hay phải nhập bằng tay?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có lẽ do là dân ngoại đạo với vấn đề thoát nước (mình chủ yếu làm giao thông, chỉ thỉnh thoảng mới động tay vào thoát nước) nên mình thấy ứng dụng của Skywings không còn gì để mà chê nữa cả. Từ cách thức triển khai thiết kế, bố trí giao diện người dùng, các lựa chọn cho kết quả đến cả cách trình bày bản vẽ đều rất đầy đủ, chi tiết và chỉn chu. rất tuyệt vời! Mình đặc biệt thích cách trình bày bản vẽ của bạn. Cảm ơn bạn đã chia sẻ ứng dụng này.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Có 1 chút góp ý nho nhỏ:

Ứng dụng này thiếu 1 chút mềm dẻo khi bắt buộc người dùng phải đặt các file của nó vào 1 thư mục cố định D:\HiTD. Mình xem qua các file đi kèm ứng dụng này thì yêu cầu trên chủ yếu là để chương trình có thể tự động tải 1 số block vào bản vẽ từ file HiTD-lib.dwg. Nếu không đặt đúng như yêu cầu chương trình sẽ lỗi khi chạy lần đầu.

 

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục việc này bằng cách make luôn các bock cần dùng ngay trong code của chương trình. Làm việc này không khó, bạn hãy google từ khóa: "MakeEntmake" sẽ ra thứ giúp bạn dễ dàng làm việc này.

 

Trong số các block của chương trình mình cũng thấy có 1 dynamic block, nếu bạn không make được block này theo cách trên thì có thể reply topic này, mình sẽ post code để make nó cho bạn.

 

các file help.txtHiTD info.txt thì quá đơn giản để tích hợp luôn vào code rồi. Như thế ứng dụng của bạn sẽ được thu gọn về 1 file duy nhất và người dùng có thể thoải mái quăng ứng dụng của bạn bất kì đâu mà họ muốn.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

...

Tuy nhiên, chương trình của bạn sử dụng dữ liệu sẵn có, cũng là một bước cải tiến, xong mới chỉ xem mấy video hướng dẫn của bạn đã thấy phải nhập vào nhiều quá, có lẽ chỉ thích hợp với thoát nước cho khu đô thị, công nghiệp có số lượng hố ga hạn chế. Nếu phải chạy cho cả thành phố lớn, số lượng hố ga lên đến hàng nghìn cái thì xử lý thế nào?

- Bạn sử dụng chương trình tính toán thủy lực nào? có tích hợp vào chương trình của bạn không?

- Mình thấy đường kính bạn phải nhập, cao độ đáy cống phải nhập, như vậy thì khá vất vả.

- Về vấn đề nội suy CDTN: bạn nói chỉ nhập các hố ga chính, vậy khoảng cách giữa các hố ga chính là bao nhiêu m? CDTN của hố ga ở giữa nội suy theo hai hố ga chính? giả sử có CDTN theo địa hình tại các hố ga ở giữa thì bạn vẫn sử dụng phương pháp nội suy tính cao độ hay phải nhập từng hố ga?

- Tại các vị trí giao cắt với các đường ống khác (như ống cấp nước), chương trình có tự động thể hiện trên trắc dọc không? có thông số nào cho trường hợp như vậy không?

- Góc ngoặt của ống tại hố ga thì tự động tính toán hay phải nhập bằng tay?

 

@Thanhlamct: cám ơn bác đã quan tâm, một số thắc mắc của bác xin trả lời như sau:

 

- Thiệt tình trước giờ mình chưa từng đụng cái đồ án thiết kế quy mô cả thành phố lớn ^^, nhưng nguyên tắc của chương trình vẫn vậy, và đó cũng là mục tiêu của chương trình hướng đến: xây dựng và quản lí cả một hệ thống thoát nước lớn, khi mà có sự thay đổi thiết kế trên một tuyến, sẽ dễ dàng cập nhật thay đổi cho các tuyến giao cắt với nó. Do đó các hố ga chính là các hố ga quan trọng để quản lý mạng lưới, đó là nơi các tuyến cống giao nhau, thay đổi độ dốc, thay đổi góc ngoặt hay đường kính...

 

- Với khả năng có hạn của mình, chưa thể tích hợp chương trình tính thủy lực, chương trình chỉ hỗ trợ vẽ trắc dọc. Do đó các thông số về Cao độ đáy cống, độ dốc, đường kính, người dùng phải tự xác định từ bảng tính thủy lực hoặc chương trình tính thủy lực khác.

 

- Do chương trình không sử dụng file dữ liệu từ bên ngoài, Đường kínhCao độ đáy là những thông số cần thiết để xây dựng dữ liệu cho chương trình, nhập dữ liệu cho các hố ga chính, rồi nội suy tuyến tính cho các hố ga phụ. Theo chủ quan, so với việc xây dựng dữ liệu từ bên ngoài cho từng hố ga là đã ít hơn nhiều. Nếu dữ liệu trắc dọc phức tạp, giật cấp hay thay đổi độ dốc liên tục, bạn có thể xây dựng dữ liệu trực tiếp trên bảng trắc dọc như Video3.

 

- Vấn đề CDTN: phương pháp nội suy tuyến tính thông số hố ga phụ dựa vào các hố ga chính chỉ nên áp dụng cho các trắc dọc đơn giản, ít thay đổi độ dốc (phù hợp khi thiết kế dọc theo Đường giao thông), còn đối với dữ liệu CDTN phức tạp hơn, có thể xây dựng đường tự nhiên như Video3. Hiện tại mình cũng đã theo đuổi ý tưởng xây dựng lưới tam giác Delauney để mô hình CDTN từ tập điểm, nhưng tốc độ xây dựng lưới quá chậm và nhiều hạn chế nên tạm thời bỏ xó ^^!

 

- Không có bất kỳ giới hạn nào về khoảng cách giữa các hố ga chính, bạn xác định các hố ga chính theo nguyên tắc như đã đề cập trên: giao cắt, thay đổi góc hay đường kính... túm lại là bất kỳ đâu bạn muốn cố định lại các thông số Cao độ, nó như những mắt lưới trên cả mạng lưới.

 

- Vấn đề giao cắt với hệ thống đường ống khác, trong 1 block hố ga có 4 cặp đường kính và cao độ đáy, có thể lợi dụng để ký hiệu đường ống khác đâm qua (cần ghi chú thêm loại đường ống: cấp nước, thoát nước ...). Còn nhiều hơn nữa thì chịu :P!

 

- Góc ngoặt, chương trình tự xác định trên mặt bằng.

 

*P/S: bạn có thể đọc thêm file hướng dẫn sử dụng đính kèm và chạy thử chương trình để hiểu thêm về chương trình.

 

Có 1 chút góp ý nho nhỏ:

Ứng dụng này thiếu 1 chút mềm dẻo khi bắt buộc người dùng phải đặt các file của nó vào 1 thư mục cố định D:\HiTD. Mình xem qua các file đi kèm ứng dụng này thì yêu cầu trên chủ yếu là để chương trình có thể tự động tải 1 số block vào bản vẽ từ file HiTD-lib.dwg. Nếu không đặt đúng như yêu cầu chương trình sẽ lỗi khi chạy lần đầu.

 

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục việc này bằng cách make luôn các bock cần dùng ngay trong code của chương trình. Làm việc này không khó, bạn hãy google từ khóa: "MakeEntmake" sẽ ra thứ giúp bạn dễ dàng làm việc này.

 

Trong số các block của chương trình mình cũng thấy có 1 dynamic block, nếu bạn không make được block này theo cách trên thì có thể reply topic này, mình sẽ post code để make nó cho bạn.

 

các file help.txtHiTD info.txt thì quá đơn giản để tích hợp luôn vào code rồi. Như thế ứng dụng của bạn sẽ được thu gọn về 1 file duy nhất và người dùng có thể thoải mái quăng ứng dụng của bạn bất kì đâu mà họ muốn.

@Thaistreetz: Đúng là có hơi bất tiện khi bắt người dùng cài đặt trên một đường dẫn cố định, lúc code có phần làm biếng nên mình chọn giải pháp đơn giản cho block: gom một chỗ, load một lần ^^! Còn đối với file thực thi chính của chương trình HiTDv300.vlx có thể quăng bất cứ đâu thì chương trình vẫn chạy bình thường ^^! Dù sao vẫn thích chương trình có folder riêng :D!

Rất cám ơn ý kiến đóng góp và sự nhiệt tình của bác, mình sẽ hiệu chỉnh theo hướng bác gợi ý để giảm bớt file ở phiên bản kế, nếu gặp khó khăn sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của bác :)!

Chỉnh sửa theo Skywings

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@Thaistreetz: Mình đã tìm thông tin về cách tạo Dynamic block trên mạng, và có rất nhiều người khẳng định không thể tạo Dynamic block từ code!?!! Bác có thể làm được xin hãy chỉ giáo cho mình ^_^!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

OK! Vậy là chưa có bất kỳ phương pháp nào để tạo được Dynamic block. Trước đây cũng đã có cao thủ khẳng định rằng có thể tạo được Dynamic block bằng command thuần túy, nhưng kết quả cho thấy rằng cao thủ này chém gió. Vì đây là vấn chưa từng được giải quyết và chắc là sẽ có 1 số người quan tâm nên mình sẽ tạo riêng 1 topic để bàn về vấn đề này. Mai nhé!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

@Thaistreetz: đã ghé qua topic hướng dẫn, bác Thái thiệt chu đáo ^_^! Cám ơn bác rất nhiều, mình sẽ nghiên cứu cách làm của bác :D!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Cập nhật phiên bản v3.1.0 ở bài viết #1:

- Ứng dụng công nghệ "di động" của bác Thaistreetz ^^, tùy ý lưu thư mục của chương trình ở bất cứ đâu.

- Hỗ trợ nhập dữ liệu tốt hơn với lệnh hDSG: thiết kế độ dốc và xác định cao độ, đường kính cho một đoạn cống.

Enjoy and have fun ^_^!

  • Vote tăng 2

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

mình mới học cad và đang vẽ trắc dọc bùn nước,mình không biết bắt đầu như thế nào.có ai giúp mình được k.

"trắc dọc bùn nước" chắc là "trắc dọc thoát nước thải"?!? Bạn có thể xem các video hướng dẫn của mình, nếu thấy phù hợp công việc của bạn thì down về dùng, trong file nén có file hướng dẫn cụ thể hơn.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sau một ngày đắn đo <_< , quyết định nâng cấp một chút xíu cho lệnh hDSG ^_^, bổ sung thêm tùy chọn xác định chế độ ưu tiên tính toán đối với hố ga đầu hoặc cuối trong việc xác định cao độ dựa vào độ dốc thiết kế. Nâng cấp này sẽ giúp loại bỏ sự lệ thuộc vào chiều lwpolyline, hy vọng nó hiệu quả như mình nghĩ :D.

Link down vẫn nằm ở bài #1.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay

×