Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet
Đăng nhập để thực hiện theo  
Happyfeet

những câu chuyện có thật 99%

Các bài được khuyến nghị

Kỷ niệm ngộ nghĩnh không bao giờ quên

 

Giờ đây, sau khi ra trường, mỗi lần gặp lại nhau là nhóm bạn của Tuấn lại bò ra cười khi nhắc đến chuyện hồi còn đi học.

 

Nhớ nhất vẫn là câu chuyện về cô giáo dạy tiếng anh tên Nhung. Cô rất trẻ, giảng bài rất hay và vui tính nữa. Hôm đó, vào tiết học được 30 phút, cả lớp đang chăm chú nghe cô giảng bài say sưa, thì không hiểu vì lý do gì đột nhiên cô thò tay xuống cổ áo, kéo căng ra và…. nhìn vào.

 

Cả lớp đang ngạc nhiên, sững sờ, yên lặng thì tiếng một cậu học sinh nào đó the thé vang lên: "Tobe or not tobe?”( còn hay mất, thưa cô?) làm cả lớp cười nghiêng ngả. Cô giáo mặt đỏ bừng, lúng túng trên bục giảng rồi cũng phì cười vì lũ học trò… ma quỷ. Sau này nghe cô tâm sự: “Cô cũng không hiểu sao mình lại có thái độ kỳ quặc như vậy nữa. Thật là ngượng quá” thì đứa nào cũng bầu chọn đó là hành động kỳ quặc nhất trong năm và ghi vào… nhật ký lớp.

(Sưu tầm)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Chuyện về ông John Balaban – chủ tịch Hội bảo tồn Di sản chữ Nôm

Thi sĩ, giáo sư Anh ngữ John Balaban của trường đại học bang Carolina và văn hóa chữ Nôm của Việt Nam

Ông John Balaban đã viết 12 tác phẩm thơ và văn xuôi, trong đó có 4 tập đã được giải Lamont của Viện Hàn Lâm các Thi sĩ Mỹ, và 2 lần được đề nghị giải Sách toàn quốc.

Ông cho biết đến trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông đã tình nguyện tham gia một tổ chức chăm sóc trẻ em bị thương tật vì chiến tranh. Nhờ đó ông có dịp đi qua những vùng nông thôn nói chuyện với phụ huynh các em này. Những lúc đi trên các chuyến đò, hay ở sau hè nhà để chờ họ quyết định về số phận các em, ông thường nghe được những câu ca dao và rất thích. Ông đã trở lại Việt Nam để ghi âm những bài ca dao đó và đem về Mỹ nghiên cứu.

Cuối năm 2000, ông Balaban đã cho xuất bản một cuốn sách dịch 48 bài thơ của Hồ Xuân Hương với phần đối chiếu bản bằng tiếng Nôm và tiếng quốc ngữ ra Anh ngữ.

 

Trong thời gian soạn dịch thơ Hồ Xuân Hương, ông Balaban đã cùng với một số nhà ngôn ngữ học như tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn và ông Đỗ Bá Phước thành lập một tổ chức có tên là Hội bảo tồn Di sản chữ Nôm với mục đích giúp nhiều người tiếp cận với các di sản văn hóa chữ nôm bằng các khai triển các công cụ điện toán để mã hóa, ấn loát và trao đổi các văn bản bằng tiếng nôm trên mạng Internet. Hội đặt cơ sở tại tiểu bang North Carolina, nơi ông Balaban đang sinh sống và làm việc, nhưng đa số công tác phát xuất từ New York, là nơi định cư của tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn. Hội cũng có một văn phòng gọi là Nôm Na ở Hà Nội, với 4 người làm việc

...Ngoài ra còn các tài liệu bị đem ra khỏi nước, nhiều tài liệu chữ nôm được tìm thấy ở Pháp, ở Madrid hay ở điện Vatican mà người Việt Nam không tiếp cận được. Điểm thuận lợi của việc điện toán hóa chữ nôm là có thể chuyển các tài liệu qua Internet và toàn bộ văn bản có thể được trao đổi giữa các học giả làm công tác nghiên cứu cho dù họ đang ở nơi nào trên thế giới. Đó là một thuận lợi rất lớn cho lịch sử cả ngàn năm chữ viết theo lối cổ của Việt Nam.

Ông có nhã ý đọc mấy vần thơ do ông cảm tác khi dịch thơ của Hồ Xuân Hương để làm lời kết cho bài phỏng vấn này.

Ở bên trời Mỹ vẫn mơ

Nguồn sông còn chảy, tình lờ lai rai

Trăm năm, tiếng khéo ngân dài

Trên sông, cổ nguyệt nhớ hoài Xuân Hương

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

1. Cá heo ngủ với một nửa bộ não “nghỉ ngơi” hoàn toàn và với một mắt nhắm.

 

2. Một chú sư tử có thể “làm tình” tới 50 lần trong một ngày!

 

3. Trên cơ thể người, trung bình có tới 200 triệu côn trùng, sâu bọ các loại! :cheers:

 

4. Thính giác của loài cá heo nhạy bén đến mức nó có thể bắt sóng âm thanh ở xa tới 25 km.

 

5. Một con ốc sên có thể ngủ trong 3 năm trong điều kiện bất lợi (chẳng hạn như hạn hán).

 

6. Chỉ có hai loài động vật duy nhất có thể nhìn ra phía sau mà không cần phải quay đầu lại, đó là: thỏ và vẹt.

 

7. Cá cờ có thể bơi với vận tốc tối đa 96km/h. Với vận tốc này, nó vượt qua eo biển Manche chỉ trong 20 phút, nhanh gấp 3 lần các phà chở khách qua biển này.

 

8. Tổ tiên của loài ngựa là loài Eohippus sống vào thời tiền sử có cơ thể không lớn hơn 1 con mèo.

 

9. Nếu bạn có một chiếc đồng hồ không hoạt động, thì ít ra nó sẽ báo đúng giờ 2 lần mỗi ngày. Nhưng nếu bạn có một chiếc đồng hồ chạy muộn một phút., thì nó sẽ báo đúng giờ mỗi 720 ngày.

 

10. Bạn có thể sống sót mà không có dạ dày nhưng bạn không thể sống sót mà không có gan.

 

11. Cứ mỗi 24 giờ, một người lớn tạo ra 1,5 lít nước bọt. Nước bọt có chứa chất sát khuẩn giúp tiêu diệt mầm bệnh.

 

12. Mặc dù nước tiểu là chất độc, nhưng nó không chứa các mầm bệnh. Trong các trường hợp khẩn cấp, nước tiểu được dùng như là một chất sát khuẩn là rửa vết thương.

 

13. Khi đang làm một công việc tĩnh lặng, chẳng hạn như đọc sách, bạn thở 15 lần/phút. Nhưng khi đang chạy hộc tốc, bạn thở nhanh hơn nhiều. Nếu sống đến 75 tuổi, bạn sẽ thở không dưới 600 triệu lần.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc

Người Hoa nắm giữ phần lớn tài sản của một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia, Philippines, Thái Lan. Người Hoa đang nắm giữ một lượng ngoại tệ bằng cả Nhật và Đức cộng lại. Người Hoa lại có thể kinh doanh trên toàn cầu một cách linh hoạt và hầu như không tuân theo các nguyên tắc giao dịch làm ăn thông thường trong thế giới phương Tây.

Ming-Jer Chen, một nhà khoa học có uy tín, hiểu biết cả hai thế giới kinh doanh phương Tây và Trung Quốc, đã “giải mã” một phần những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự thành công trong kinh doanh của người Hoa trong Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc.

Theo tác giả, nguyên nhân thành công của giới kinh doanh người Hoa không có gì là bí ẩn đối với những người hiểu biết và am tường văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Bề dày văn hóa và những mối quan hệ đan xen, nhiều tầng nhiều lớp, nhiều thế hệ lại được củng cố trên nền tảng Nho giáo, sự ràng buộc trách nhiệm và những quan niệm về giá trị, về luân hồi, về nhân quả... đã dẫn đến những hành vi kinh doanh hoàn toàn xa lạ với những người phương Tây, nơi mà những nguồn gốc của giá trị cá nhân, của gia đình và các mối quan hệ được xây trên những nền tảng triết học và văn hóa rất khác biệt.

Một trong những định đề có thể xa lạ với giới doanh thương mà Ming-Jer Chen nêu lên: người Hoa kinh doanh không vì muốn kiếm tiền! Ming-Jer Chen cho rằng mục tiêu hướng dẫn và động cơ thúc đẩy các hoạt động người Hoa kinh doanh là vì gia đình chứ không phải vì tiền bạc. Với người Hoa không hề có sự phân biệt rạch ròi giữa công việc và gia đình, không hề có doanh nghiệp gia đình mà chỉ có gia đình làm doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những điều bí ẩn trong nghệ thuật kinh doanh của người Hoa.

Theo logic thông thường, doanh nghiệp gia đình chỉ có thể là doanh nghiệp nhỏ. Điều đó không sai. Vậy tại sao doanh nghiệp gia đình của người Hoa lại liên tục phát triển thành những doanh nghiệp qui mô toàn cầu, có khả năng chi phối nhiều nền kinh tế?

Trong thế giới đạo Khổng, gia đình có thể mở rộng bằng các quan hệ con, cháu, dâu, rể, họ hàng gần, xa và cả bạn bè thân, rồi bạn của bạn... như vậy, gia đình làm doanh nghiệp có một nguồn lực gần như vô tận trong các mối quan hệ làm ăn, cũng như trong việc mở rộng các nguồn lực cần thiết trong kinh doanh. Quan hệ là một bí ẩn tiếp theo của giới doanh nghiệp người Hoa.

Ming-Jer Chen không chỉ dừng lại ở những phân tích triết học để tìm ra nguyên nhân sâu xa của các hành vi tạo nên sự huyền bí trong thế giới kinh doanh của người Hoa trong mắt người phương Tây, ông còn sưu tầm và chỉ ra những “câu thần chú” để làm tan bức màn bí ẩn trong thực tế hằng ngày, giúp các doanh nhân dễ dàng vượt qua những rào cản văn hóa và ứng xử hằng ngày trong quá trình làm ăn với người Hoa.

Cuốn sách này cung cấp những kiến thức nền tảng cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu các bí mật trong sự thành công của người Hoa trên thương trường cũng như tìm ra được phương pháp kinh doanh “đôi bên cùng có lợi” trong các mối quan hệ làm ăn với người Hoa trên toàn cầu.

http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-...uoi_Trung_Quoc/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Một câu chuyện cảm động về cuộc đời của 1 cô gái...._unknown..

 

Tình cờ đọc được trên forum www.movsa.org . (Forum của sinh viên Việt Nam đang học tại Melbourne) có một bài viết rất cảm động.

 

Năm 2000, Lâm Thị Thanh Huyền sang Australia du học theo diện học bổng, thế nhưng liên tiếp những tai ương đã khiến cô mất trí nhớ và phiêu bạt khắp nơi. Gia đình đau đớn bởi tưởng đã mất con, thế nhưng thật kỳ lạ, 4 năm sau Huyền đã tìm được bố mẹ nhờ một sự trùng hợp ngẫu nhiên…

Lâm Thị Thanh Huyền là con gái út của ông Lâm Văn Bảng, người đã lập bảo tàng nhà tù Phú Quốc ngay tại gia đình ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Tây. Theo lời kể của ông Bảng, trong số mấy người con của ông, cô út Lâm Thị Thanh Huyền là người thông minh nhất. Hồi tuổi mới lên ba, chưa ai dạy chữ, thế mà nghe các anh, các chị học thuộc lòng chỉ một hai lần là Huyền đã đọc lại vanh vách những bài học của anh chị mình. Ông quyết tâm dồn tất cả mọi thứ cho cô những mong con mình phát huy được hết khả năng thiên phú.

Sự kỳ vọng của ông và mọi người trong gia đình đã không uổng phí, Huyền năm nào cũng là một học sinh xuất sắc được thầy cô và bạn bè mến yêu, nể phục. Tốt nghiệp cấp III năm 1997, Huyền trúng tuyển vào Đại học Giao thông vận tải với số điểm cao ***t vót. Học hết năm thứ nhất ở ĐH Giao thông vận tải, thấy mình không hợp, cô quyết định chuyển trường. Huyền thi đậu Khoa Toán tin của ĐH Quốc gia Hà Nội mà chẳng khó khăn gì. Sự tự hào của gia đình ông Bảng được nhân lên gấp bội khi đang là sinh viên năm thứ 2, Huyền được nhà trường cử đi du học nước ngoài.

Trước ngày sang Australia học, ông Bảng đã ngồi suốt tối dặn dò con gái yêu những điều cần thiết khi một mình ở nơi xứ lạ. Ông Bảng tặng con một cuốn sách đã được gói ghém rất cẩn thận. Đó là cuốn Nhân Quả, ông mua từ năm 1995 và thuộc lòng từng câu chữ. Bởi là sách quý nên ông tỉ mẩn bọc bằng mấy lớp bìa, ngoài cùng là lớp giấy nilon phẳng phiu, sáng bóng.

Đưa cuốn sách ấy cho con, ông rưng rưng bảo: "Ba chẳng có quà gì cho con trước lúc đi xa cả, chỉ có cuốn sách này thôi. Đây là cuốn sách mà ba thích nhất, sang đó, cứ khi nào khó khăn nhất, con hãy đọc nó, nó sẽ chỉ cho con cách vượt qua khó khăn ấy con ạ!". Nhận cuốn sách từ tay người cha già cả đời lam lũ, Huyền cũng nước mắt nghẹn ngào.

Ông Bảng có thói quen hễ mua được cuốn sách nào việc đầu tiên ông ghi ngay tên, địa chỉ của mình lên đó. Cuốn Nhân Quả cũng vậy, tên ông, số điện thoại gia đình, ông đã nắn nót ghi ngay gáy trước. Thế nhưng, chẳng hiểu tại sao, khác với những cuốn sách khác, cuốn sách ấy ông lại ghi tên mình theo kiểu viết không có dấu (Bảng thành Bang) và chỉ ghi mỗi số điện thoại nhà mình chứ không ghi địa chỉ rõ ràng.

Huyền sang Australia học, cô vẫn đều đặn viết thư về cho gia đình. Cuốn sách người cha ở quê tặng, cô cất cẩn thận trong hòm và thỉnh thoảng vẫn lấy ra đọc mỗi khi buồn, mỗi khi "gặp khó khăn" như lời cha cô dặn trước lúc xa nhà. Cạnh nơi Huyền ở có một bà người Pháp bởi không có con nên thấy Huyền hiền lành thì đem lòng quý mến. Bà nhận Huyền làm con nuôi và hai người thường xuyên qua lại chăm sóc nhau như ruột thịt.

Học được gần một năm thì tai họa ập xuống. Huyền bị ốm nặng. Mấy ngày liền nằm liệt giường bởi những cơn sốt ly bì hành hạ. Lâu không thấy cô con nuôi ngoan hiền ghé qua, bà mẹ nuôi người Pháp đã tất tưởi đến thăm. Thấy Huyền sốt cao, bà vội vàng gọi bác sĩ và lập tức đưa Huyền nhập viện. Tại viện, các bác sĩ đã chẩn đoán, Huyền bị viêm não đã biến chứng, nếu không đưa sang một bệnh viện tốt nhất của Mỹ thì tính mạng cô sẽ vô cùng nguy hiểm.

Vậy là, từ viện, Huyền đã được bà mẹ nuôi vội vàng làm thủ tục để cấp tốc sang Mỹ chạy chữa. Đến Mỹ, phẫu thuật xong và sau gần một tháng điều trị, bệnh tình của Huyền đã có dấu hiệu thuyên giảm. Sốt ruột vì việc học, dù sức khỏe vẫn chưa phục hồi hoàn toàn nhưng hai mẹ con vẫn cập rập làm thủ tục để quay lại Australia.

Họa vô đơn chí, chiều ấy, trên đường sân bay, một tai họa kinh hoàng khác đã ập xuống, chiếc taxi chở hai mẹ con đã va vào xe tải, nát bươm. Lần tai nạn ấy đã khiến mẹ nuôi Huyền thiệt mạng ngay tại chỗ, còn Huyền thì bất tỉnh nhân sự và được mọi người đưa trở lại bệnh viện. Nằm miên man suốt mấy ngày trời, khi tỉnh dậy, Huyền ú ớ khi không còn nhận ra chính mình nữa. Cô đã mất trí hoàn toàn. Cô không biết mình là ai, không biết tại sao lại ở nơi này…

Sau tai nạn kinh hoàng trên, mọi đồ đạc của Huyền đã bị mất hết, kể cả giấy tờ tùy thân. Ra viện, không biết đi đâu về đâu, Huyền đành ở lại Mỹ và kiếm sống bằng nghề rửa vỏ chai, lọ trong một nhà hàng ở New York.

Trong cuốn sách Nhân Quả mà cha cô tặng, có nhắc nhiều đến chuyện ở hiền gặp lành. Và điều ấy đã đúng với Huyền. Thấy Huyền chăm chỉ lại ở trong một cảnh ngộ rất đỗi bi thương, một phụ nữ lái buôn người Trung Quốc đã đón Huyền lên tàu chở hàng của bà, nhận Huyền làm con nuôi và Huyền giúp bà những việc vặt hàng ngày.

Lúc này, Huyền vẫn không nhớ một chút gì về quá khứ của mình. Cô chỉ thấy văng vẳng trong đầu mình mấy câu "Việt Nam, Hồ Chí Minh" mà cô không biết đã nghe từ đâu. Tiếng Trung Quốc cô không biết, vậy nên khi bà lái buôn người Hoa ra hiệu hỏi quê quán, cô đã nói với bà câu ấy. Biết chắc Huyền là người Việt Nam, bà mẹ nuôi hứa sẽ đưa Huyền về quê cũ khi có chuyến hàng ngược về đại lục.

Hơn 2 tháng sau, trên chuyến tàu chở toàn đồ điện tử ấy, tạm biệt nước Mỹ phồn hoa, Huyền lênh đênh trở về Trung Quốc. Đến nơi, nghỉ ngơi vài ngày, Huyền được bà mẹ nuôi cho người đưa đến tận Lạng Sơn. Từ đây, Huyền tìm về Hà Nội, bởi nghĩ ở đó dễ kiếm sống và cơ hội tìm được người nhà sẽ lớn hơn nhiều.

Ở Australia, sau khi thấy Huyền đi chữa bệnh rồi mãi không quay lại trường, tưởng cô đã về nước, bạn bè của cô đã gom tất cả đồ đạc trong đó có cuốn Nhân Quả và gửi về Việt Nam. Thế nhưng, địa chỉ họ gửi không rõ ràng nên những thứ đồ đó không đến được tay người nhận.

Những ngày đầu ở Hà Nội, Huyền kiếm sống bằng nghề rửa bát thuê cho những hàng phở, hàng cơm bụi ở quanh Cầu Giấy. Tối, cô lang thang ở khắp các đình, chùa quanh đó tìm chỗ nghỉ chứ không thuê nhà bởi chẳng có tiền.

Gặp Huyền, chẳng biết vì mục đích gì, một bà buôn ở mãi Lạng Sơn cứ nằng nặc nhận cô chính là người con mất tích của bà. Sau nhiều lần thuyết phục, tưởng thật, cô đã theo người đàn bà đó ngược về xứ sở hoa hồi. Lên đó, thấy anh em, họ hàng của người đàn bà ấy không thân thiện với mình, nghĩ chắc chắn đây không phải nơi mình đã sinh ra nên ở được hơn một tuần, Huyền đã bỏ về Hà Nội và chuyển sang nghề bán bánh mì dạo.

Bởi lo ốm đau không ai chăm sóc nên gần năm trời đội bánh mỳ đi bán ở khắp các hang cùng ngõ hẻm, Huyền đã dành dụm được chút tiền. Biết Huyền có vốn, một ả buôn sách cũ ở đường Láng đã ngọt nhạt mời Huyền về để cùng nhau hùn vốn làm ăn. "Hợp tác" được vài tháng thì ả ôm sạch tiền bỏ trốn, vứt lại cho Huyền mớ sách cũ cuốn nhàu, cuốn rách.

Không còn sự lựa chọn nào khác, Huyền đành "tiếp quản" "gia tài" của ả lừa đảo kia để lại. Mong gỡ lại chút tiền, thôi nghề bán bánh mỳ, Huyền đi bán sách. Huyền là người ham đọc, nên cứ nhập được đợt sách nào là cô đọc hết rồi mới bày ra bán.

Chính sở thích ấy mà một ngày cuối năm 2004, nhập đợt hàng mới, thấy cuốn Nhân Quả hấp dẫn, cô đã giữ lại và đọc rất say mê. Có lẽ, có giàu trí tưởng tượng đến mấy, Huyền cũng chẳng thể ngờ rằng, cuốn sách cô đang cầm trên tay lại chính là cuốn sách mà cha cô tặng khi cô lên đường đi học 4 năm về trước.

Tò mò muốn ngắm nghía trang bìa của cuốn sách quý nên Huyền đã bóc dần những lớp giấy bọc ấy để xem. Bóc hết lớp bọc thứ nhất, cô giật mình khi thấy kẹp giữa hai bìa sách là tấm chứng minh nhân dân có ảnh một cô gái rất giống mình. Và, càng ngạc nhiên hơn khi thấy cái tên Lâm Thị Thanh Huyền trên chứng minh nhân dân là một cái tên rất quen mà hình như cô đã thấy ở đâu đó mà cô không thể nào nhớ rõ.

Không rõ quá khứ nên Huyền đâu biết rằng, trước đây, khi ở Australia, bởi quý món quà cha tặng, cô đã cất giữ cuốn sách ấy rất cẩn thận, đi đâu cô cũng mang bên mình. Chứng minh nhân dân của cô, sợ rơi mất nên cô gài luôn vào giữa hai bìa cuốn sách. Không ai biết cuốn sách đã lưu lạc bao nhiêu nơi, qua bao nhiêu chủ và giờ, chẳng hiểu lẽ gì mà lại quay về với Huyền.

Sao ở trên đời lại có người giống nhau đến thế? Hay người trong chứng minh nhân dân lại chính là mình? Những câu hỏi ấy đã khiến cô để ý đến chữ Bang và số điện thoại đã mờ ghi trên gáy sách. Và, để giải tỏa sự tò mò của mình, Huyền bấm máy theo số điện thoại ấy.

Chuông đổ một hồi dài thì đầu dây bên kia có tiếng alô. "Thưa bác, đây có phải nhà bác Bang không ạ?". "Không phải, cô nhầm rồi!". Nói vừa dứt câu, đầu bên kia cúp máy đánh rụp. Thấy tiếng người phụ nữ ở đầu dây bên kia rất quen, nên Huyền đã kiên nhẫn bấm máy lần thứ hai. "Đã bảo không phải rồi mà, cô buồn cười thế nhỉ!". Vẫn một tiếng "rụp" cất lên khô khốc.

Lại nói chuyện ở quê nhà, sau nhiều lần viết thư không thấy con trả lời, bố mẹ Huyền đã nghi ngại về một chuyện chẳng lành đã đến với con mình. Quá sốt ruột, ông đã tìm số điện thoại của trường con mình học và điện thẳng sang. Câu trả lời "Huyền không còn học ở đây nữa, em đã chuyển đi đâu thì chúng tôi không được rõ!" của nhà trường làm ông bà Bảng rụng rời chân tay.

Sau một thời gian không thấy Huyền trở về, bạn bè cô đã gom đồ dùng, sách vở của Huyền để lại gửi một người đưa về Việt Nam cho gia đình. Và có lẽ do địa chỉ ghi không rõ ràng, nên số đồ dùng, sách vở đó đã không đến được gia đình ông Bảng.

Sau khi đã khóc lóc suốt mấy ngày ròng, mọi người trong gia đình đã mỗi người một hướng bằng mọi cách có thể để tìm tin tức của Huyền nhưng đều vô vọng. Lúc ấy, ông Bảng nghĩ mình đã thật sự mất con.

Từng bị bắt và giam giữ ở địa ngục trần gian Phú Quốc thời Mỹ, ngụy nên ông Bảng đam mê sưu tầm những kỷ vật của đồng đội thời chiến. Cuối năm 2004, ông cho xây ngay trong khu vườn, cạnh mấy gian phòng trưng bày kỷ vật đồng đội một ngôi đền nhỏ để ngày ngày hương khói cho những anh linh đã ngã xuống vì đất nước. Sau gần một tháng thi công, đền thờ liệt sĩ đã được khánh thành vào đúng ngày 26 Tết. Đó cũng chính là ngày Huyền gọi điện về nhà.

Bà Nguyễn Thị Lan, mẹ Huyền kể, hôm ấy, đang bận rộn bởi khách khứa nên cứ thấy một cô gái gọi điện hỏi nhà ông Bang, bà đã phát bực và nói nặng lời. Ngoài Hà Nội, Huyền cứ nằm ngắm nghía tấm ảnh "giống mình" trong chứng minh nhân dân ấy chẳng hiểu vì lẽ gì cô đã bấm máy lần thứ ba.

Đang tiếp khách ở ngoài sân, thấy chuông điện thoại lại đổ dài, mẹ Huyền làu bàu bảo: "Chắc lại điện thoại của con bé ấy, đã bảo không phải lại cứ hỏi mãi! Rõ bực!". Thấy vợ mình khó chịu, ông Bảng vội chạy lại nghe máy. Vừa nghe giọng cô gái, khuôn mặt ông đã tái mét vì ở đầu dây bên kia là một giọng nói rất quen. "A lô! Ai đấy!? A lô! A lô…".

Không chờ đầu dây bên kia trả lời, ông hấp tấp hỏi như người đang ở tận cùng hoảng loạn. "Dạ, thưa bác nhà bác có ai tên là Huyền không ạ!?". "Có, có! Ai đấy!? Huyền đấy à con!? Ôi, ba đây mà! Ba của con đây mà! Con không nhận ra ba sao!? Thế con đang ở đâu để ba lên đón con về!?".

Nghe cô gái nói nơi mình ở, ông Bảng đã vội vàng vơ chiếc áo rét gọi thêm vài người nữa rồi ào lên Hà Nội. Chạy xe một lèo đến nơi Huyền ở, ngách 18 phố Trương Định, ông Bảng mừng như điên dại và không tin vào mắt mình nữa bởi cô gái đang đứng trước mặt chính là Huyền, con gái của ông.

Thế nhưng, Huyền vẫn không nhận ra ông và vẫn gọi ông bằng bác như người xa lạ. Mất một lúc lâu, nghe ông Bảng kể lại quãng thời gian ngày trước, kể tỉ mỉ việc gia đình đã cho Huyền đi du học thế nào thì cô mới tin người đàn ông tóc bạc như cước ấy chính là cha mình. Ngay đêm đó, cô theo ông về lại quê nhà sau gần 4 năm xa cách.

Năm ấy, nhà ông Bảng đã có một cái Tết đáng nhớ nhất trong đời. Họ hàng, làng xóm lúc nào cũng đến kín nhà chúc mừng cho sự trở về lạ kỳ của cô gái con ông. Và, để giúp Huyền dần dần phục hồi trí nhớ, ai đến, ông cũng giới thiệu kỹ lưỡng với cô để cô biết đâu là anh, là em, là cô, dì, chú, bác của mình.

Huyền bây giờ đã có một mái ấm hạnh phúc. Cô mới xây dựng gia đình tháng 1. Hiện đôi vợ chồng trẻ đang sống tại phòng 318/No 4B khu chung cư Linh Đàm, Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của gia đình cũng như người chồng hiền lành, chu đáo, trí nhớ của Huyền cũng đã khôi phục nhiều. Tuy thế, vết thương ở đầu do tai nạn vẫn hành hạ cô mỗi khi trái gió trở trời. Những khi ấy, cô ôm đầu quằn quại như người điên dại.

Thế nhưng, có một điều lạ là những kiến thức Huyền đã được học thì cô lại nhớ lại rất nhanh và chính xác. Chính vậy mà hơn một năm nay, Huyền luôn có một khoản thu nhập ổn định nhờ nghề dạy học. Cô mở lớp dạy thêm ngay tại nhà và nơi đó đã là một địa chỉ tin cậy để nhiều học sinh tìm đến…

Cuốn sách Nhân Quả giờ ông Bảng giữ như báu vật đời mình. Ông bảo, nhờ nó mà con ông tìm được gia đình thế nên sau này trước khi qua đời, ông sẽ lại cẩn thận giao lại cuốn sách ấy cho Huyền cất giữ..

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Những chuyện ...rơi vãi dọc đường

 

1- Trên các xa lộ ở Trung Quốc, người ta tuyển nhân viên cho các trạm thu phí với tiêu chuẩn: "Ưu tiên Nữ - tuổi từ 18-22, ngoại hình khá"... Và các nhân viên ở các trạm thu phí phải: "luôn mỉm cười đối với tất cả các lái xe khi đi qua trạm, nhưng không được cười hở quá... 8 cái răng" (không phải cười... đểu - mà phải là cười... duyên!)

 

Bởi lẽ lái xe đường trường thường là đàn ông nên những người soát vé phải là phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ để cánh "sư phụ" không trốn vé và buộc phải "tỉnh ngủ" mỗi khi đi ngang trạm ...

2- Để bán một loại thuốc trị thương như bong gân, đau xương nhức cốt...., các bác sỹ làm thí nghiệm: rạch da, cắt gân và bẻ chân cuả một chú gà rồi đắp loại thuốc "gia truyền" vào chỗ đau... 20 phút sau - chú gà đứng dạy - lại "chạy tưng bừng" như thể con mái ở nhà đang ngày đêm mong ngóng.

3- Không định mua hàng gì vào chợ, tôi ngứa tay cầm vào cái ví da, lỡ mồm hỏi mấy tiền:

- 99 tệ (~240ngàn) , bà bán hàng trả lời (bằng tiếng Trung & gõ lên máy tính)

- Đắt quá, bán rẻ đi, "xảo ma"!

- Bao nhiêu thì mày mua (chắc thế - bà bán hàng chìa máy tính)

- 30 tệ (70 ngàn), tôi gõ vào máy tính cái con số mà tôi đinh ninh là sẽ đủ khả năng "mua" một bài chửi thật hay cuả bà bán hàng (cứ trả bừa thế vì không thực sự muốn mua).

... Ấy thế mà bà ấy bán luôn! Rất nhanh gọn đút cái ví vào túi nylông, đưa cho tôi và xoè 2 bàn tay xinh xinh ra đòi tiền.

Tôi choáng luôn.

Vậy là vừa mới xem "bẻ chân gà" xong - đi ra đến chợ đã biến ngay thành một con gà!

4 - Đất nước Trung Quốc quả thật quá rộng. Ngay trong thành phố đã thấy rộng, ra đến đường cao tốc lại càng rộng hơn.

Và dọc đường có nhiều khu đất rất rộng lớn bị bỏ hoang... Ấy vậy mà đường biên giới -với cả các nước khác chứ chả riêng gì Việt Nam- các bác TQ luôn lấn từng mét, từng mét một. Chuyện kể rằng, có thời ký ở biên giới VN-TQ: cứ hôm nay cái cột mốc biên giới nó ở chỗ này thì qua một đêm, sáng hôm sau dậy lại thấy cái cột mốc ấy lui vào phía bên VN vài chục phân!???

 

5 – Người Trung Quốc chỉ dùng hàng Trung Quốc: từ cuộn giấy toilet cho đến cái ôtô, cái gì cũng sản xuất tại Trung Quốc hết cả. Người dân TQ chắc không sính hàng ngoại như dân mình...

Hàng nhái (tức là hàng TQ sản xuất dựa trên mẫu mã cuả các nước khác, các nhãn hiệu nổi tiếng, cứ nhan nhản ở khắp mọi nơi. Lấy ví dụ như cái ôtô lấy mẫu mã kiểu dáng giống hệt cái xe cuả hãng ABC Nhật, XYZ Mỹ... nhưng lại là hàng Tàu chỉ khác đúng cái logo và mấy cái chữ... Hay như điện thoại, rồi quần áo, giầy dép thời trang... cái gì cũng nhái. Mấy cái logo cuả các hãng nhái thì cũng đủ đường: lộn lên lộn xuống, bẻ cong, uốn ngang..., trông cứ na ná như nhau, tên các hãng thì cũng bị thay chữ này chữ nọ ráo cả: giống kiểu in mờ hai chữ T trước và sau chữ OMO để thành bột giặt TOMOT…

 

6- Vì sao người Trung Quốc lại sinh sôi nảy nở nhanh và ĐÔNG ĐÚC như vậy? Có lẽ là nhờ các loại thuốc quý như: "đông trùng hạ thảo": mùa đông thì là côn trùng động vật, mùa hè lại biến thành cây cỏ thực vật; rồi là vô số thứ rượu, củ, quả.... Có mà cứ bái phục cái óc tìm tòi của người Tàu!

 

- Nói gì thì nói: Trung Quốc là một nền văn minh vĩ đại cuả nhân loại. Sử Tàu nhiều người cũng thuộc (hơn cả sử Ta ấy chớ!), nhỉ?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
-_-

Mình không nghĩ thế,nếu chỉ nói là khoẻ thì đó phải là cơ tim. Các bạn thấy đúng không, nếu thấy đúng thanks mình cái nhé

 

cơ tim yếu nhất nên tất cả các bệnh viện đều có khoa tim mạch .

 

chỉ có luỡi khỏe nhất lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

 

lưỡi nuốt nhiều thứ thế mà chẳng có sao

 

có người nuốt cả xi măng sắt thép cũng không hỏng lưỡi

 

không có chuyên khoa lào chữa về lưỡi cả điều đó chứng mình rằng lưỡi rất khỏe!

 

Lưỡi muôn năm!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kỷ lục ngủ:

 

+ Hoẵng chỉ ngủ 4 tiếng một ngày đã được coi là kỷ lục.

+ Vậy mà giờ đây các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cá heo Dall không bao giờ biết ngủ.

+ Ngược lại, có một số loài vật lại sinh ra chỉ để ngủ:

- Đầu tiên phải kể đến loài mèo với 14 tiếng mỗi ngày.

- Còn loài gấu nâu ở dãy Pyrénées (Pháp) ngủ suốt mùa đông dài lạnh giá.

- Không chịu thua, loài macmốt ngủ liền 6 tháng.

- Tuy nhiên, kỷ lục về ngủ lại thuộc về con lười và thú túi đuôi quấn châu Phi vì chúng dành 80% thời gian sống để ngủ, tức là 19 giờ mỗi ngày.

 

Kỷ lục về cân nặng và kích cỡ :

 

Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất.

 

+ Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75 mét (bằng 6 chiếc xe buýt nối đuôi nhau).

+ Sau đó phải kể đến cá voi xanh: 35 mét.

+ Đứng hàng thứ 3 là loài cá nhám voi khổng lồ với 18 mét từ đầu tới đuôi.

+ Gần gũi với chúng ta hơn phải kể đến cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong "top ten" về chiều dài với 8 mét.

+ So với những loài kể trên, hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và chiếc vòi ngoằng, cũng chỉ thuộc hàng tép riu:

- Một con hươu với cái cổ dài nhất cũng chỉ được 6 mét.

- Còn voi đành chịu thua với 4 mét cả vòi.

+ Nếu xét về trọng lượng, vô địch thuộc về cá voi xanh.

- Con nặng nhất có thể lên tới 190.000 kg, tương đương với trọng lượng của 30 con voi cộng lại.

- Đứng thứ hai là cá nhám voi (40.000 kg).

- Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ 3 vì chỉ nặng có 6.000 kg.

- Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể: 3.000 kg mỗi con.

 

Kỷ lục về tuổi thọ :

 

+ Dường như tạo hóa đã lấy phần sống của loài côn trùng phù du để cộng thêm cho loài rùa. Chẳng thế mà trong khi loài côn trùng này chỉ sống được vẻn vẹn một ngày thì lão rùa già lại sống được những 150 tuổi.

+ Còn kỷ lục sống lâu nhất của loài chim thuộc về hải âu: nó chỉ chịu chùng cánh khi đã sống 80 năm.

Động vật nhiều cơ nhất :

+ Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ.

+ Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài sâu với 2.000 cơ -_- tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay mình dễ dàng đến thế.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

chuyện vui buồn ngập nước:

Cô dâu lên thuyền về nhà chồng

Nụ cười rạng ngời hạnh phúc trên khuôn mặt cô dâu

Chúc đôi uyên ương trăm năm hạnh phúc và có lễ cưới đáng nhớ tại Venice Hà Nội

http://www.ddth.com/showthread.php?p=1375764#post1375764

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Động vật nhiều răng nhất :

 

+ "Cười hở mười cái răng" - điều này chỉ đúng với con người :o .

+ Một con cá sấu chỉ cần "hé miệng cười duyên" cũng để lộ ra 120 chiếc răng. Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, tức là răng của nó rụng đi mọc lại 25 lần.

+ Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng nhất lại thuộc về cá mập khi nó có bộ trang sức gồm 3.000 chiếc răng trắng xóa mà bất kỳ hãng sản xuất kem đánh răng nào cũng phải mong muốn. Ngay khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn nơi đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng -_- .

+ Kỷ lục về răng to và nặng nhất thuộc về loài voi. Trọng lượng của bộ răng sữa của voi cũng nặng tới 4 kg. Còn mỗi chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng tới 1 kg.

+ Không nhiều, không to, không nặng như răng của cá mập, voi hay hà mã, nhưng răng của loài hải sư lại khiến người ta phải nhớ đến vì nó dài tới 80 cm, bằng chiều cao của một em bé lên 5 tuổi.

 

Động vật phàm ăn nhất :

 

+ Dẫn đầu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200 kg cỏ khô, uống hết 200 lít nước.

+ Tiếp theo, phải kể đến kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có thể ăn liền một mạch hết 40 kg thức ăn.

+ Khỉ lại nổi tiếng vì ăn nhanh, chúng có thể xơi một mạch 50 quả chuối.

+ Về phần mình, mỗi ngày, chim cổ đỏ ngốn hết 4,3 m sâu (bằng chiều dài một chiếc ôtô).

+ Cá sấu cũng không kém phần đặc biệt trong chuyện ăn uống: không kể đến những con mồi sống, cá sấu có thể ăn cả đá.

+ Xét về khả năng nhịn ăn, họ nhà rắn phải được gọi là vua: mỗi năm chỉ cần... 8-10 bữa ăn cũng đủ cho chúng rồi; một con trăn có thể nhịn đói suốt 12 tháng liền, nhưng ngay khi gặp một chú linh dương chân đen, nó có thể xơi tái cả 60 kg này.

Kỷ lục về "chuyện ấy" :

 

+ Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần ân ái của 2 loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây.

+ Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ.

+ Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ. Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày.

Kỷ lục về thời gian mang thai :

 

+ Con vật chửa đẻ ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày.

+ Tiếp theo là chuột: 3 tuần. Đây cũng chính là lý do vì sao thế giới này lại có lắm chuột đến thế.

+ Chiếm vị trí thứ 3 là thỏ: một tháng và có thể đẻ 5-12 con/lần.

+ Con vật chửa đẻ lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu Á: 2 năm 1 tháng.

+ Nhưng kỷ lục lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes (Pháp): 3 năm 2 tháng và 20 ngày.

Kỷ lục về khứu giác :

 

+ Theo Kiến Thức Ngày Nay, nếu ai nói với bạn rằng chó là loài vật thính mũi nhất thì đừng tin. Chó chỉ đứng hàng thứ 3 về khả năng nhận ra mùi từ xa mà thôi.

+ Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài đực (chúng ta thường biết đến nó ở dạng tằm) có thể ngửi thấy mùi cách nó 11 km.

+ Sau đó phải kể đến rái cá biển, có thể nhận ra mùi khói ở cách nó 8 km.

+ Còn cá mập có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hòa tan trong 115 lít nước.

+ Chó chỉ đứng hàng thứ 3 về phát hiện ra mùi ở độ xa, nhưng nó lại được dẫn đầu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi: 100.000 mùi khác nhau (nên nhớ rằng một chuyên gia ngửi mùi cũng chỉ phân biệt được 3.000 mùi mà thôi).

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Kỷ lục về "chuyện ấy" :

 

+ Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần ân ái của 2 loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây.

+ Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ.

+ Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ. Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày.

Việc này có lẽ con người giữ kỷ lục về thời gian hoạt động nhiều nhất trong cuộc đời. -_- Phải không nhỉ? :-/

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Việc này có lẽ con người giữ kỷ lục về thời gian hoạt động nhiều nhất trong cuộc đời. -_-

 

Pác có chắc hông?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Pác có chắc hông?

Theo tớ là thía, còn theo mọi người thì tớ hổng bít. Dù sao mình cũng chưa có kinh nghiệm cái zụ này, Happyfeet nhẩy? -_-

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Kỷ lục về "chuyện ấy" : [/size][/color]

 

+ Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần ân ái của 2 loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây.

+ Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ.

+ Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ. Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày.

[

Phải cắt kỷ lục này đi chứ, thảo luận vĩa hè mà, làm gì mà thảo luận vô nhà rồi vô tận p.ngủ luôn vậy? -_-

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Phải cắt kỷ lục này đi chứ, thảo luận vĩa hè mà, làm gì mà thảo luận vô nhà rồi vô tận p.ngủ luôn vậy? -_-

 

 

Sao phải cắt hử "Tay say THE HIEP"? Cái này không phải thảo luận nữa, chấp nhận hay không thui :cheers: . Có ai nói tới chữ "p.ngủ" đâu chứ cho tới khi pác xuất hiện :o . Pác cũng muốn cho HUMAN vào danh sách kỷ lục này hử?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Sao phải cắt hử "Tay say THE HIEP"? Cái này không phải thảo luận nữa, chấp nhận hay không thui :cheers: . Có ai nói tới chữ "p.ngủ" đâu chứ cho tới khi pác xuất hiện :o . Pác cũng muốn cho HUMAN vào danh sách kỷ lục này hử?

Thôi ghê quá ko bàn nữa. Nhưng gp14 nói đúng đấy, con số trung bình là 5000 -_-

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Thôi ghê quá ko bàn nữa. Nhưng gp14 nói đúng đấy, con số trung bình là 5000 -_-

Happyfeet đã trở thành chuyên gia thú y.

 

ko biết có biết thiến lợn giống không nhẩy!

 

Hiệp và gp14 đã trở thành chuyên da dảng dạy

 

môn dáo dục dới tính cho học sinh tiểu học

 

gp14 còn là cựu binh lái máy bay trực thăng lên thẳng xuống thẳng

 

he he HĨ HĨ...

 

xem bài viết củ gp14 ở hai trang:

 

http://www.cadviet.com/forum/index.php?sho...2726&st=100

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Suốt ngày anh mang lưới ra đầu ngõ

Cá chẳng thấy đâu chỉ thấy rác với người.

Ai cũng lội, cũng bơi bì bõm.

Chỉ mình anh quăng lưới dở hơi! -_-

 

PC ngư phủ thả lưới trên đường phố! Mấy hôm nay có còn kiếm ăn được không hả PC nhà MŨN?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

PC ngư phủ thả lưới trên đường phố! Mấy hôm nay có còn kiếm ăn được không hả PC nhà Huyền Trân?

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
PC ngư phủ thả lưới trên đường phố! Mấy hôm nay có còn kiếm ăn được không hả PC nhà Huyền Trân?

“Ngực lép”, chiều cao dưới 1m45 không được đi xe máy!

Dư luận chưa hết băn khoăn với quy định người thấp bé, nhẹ cân không được đi xe máy trên 50 cc, giờ lại “choáng với” quy định về... bộ ngực: Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc. xin tổng hợp các quy định mới để các bạn http://vnecon.com được rõ.

Theo www.VnEcon.com

Với tiêu chuẩn như trên Hà Anh bể phốt chỉ còn nước đi xe tải!

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Phát hiện người sống lâu nhất thế giới - 197 tuổi

(Dân trí) - Người đàn ông này có tới 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút và bán thảo dược trong 100 năm đầu đời. Bí quyết sống lâu của ông là “giữ cho trái tim thanh thản, ngồi giống một con rùa và ngủ như một chú cún”.

 

http://dantri.com.vn/chuyenla/Phat-hien-ng...08/5/231608.vip

 

Một phóng viên trẻ đến phỏng vấn một cụ cao tuổi nhất ở Liên xô. Cụ 148 nhưng có cháu nội 103 tuổi và còn rất minh mẫn. Khi được hỏi về bí quyết sống lâu, cụ chỉ mỉm cười, phóng viên phải hỏi lần thứ ba, cụ mới chậm rãi nói: bí quyết của tôi là trong mọi hoàn cảnh đều cười !

PV: - Vậy thấy đám tang cụ có cười không?

-Cụ 148 tuổi : ấy không... ai lại cười trước nỗi đau của người khác, xem phim mà tôi còn khóc thương cho nhân vật nữa là…

 

-PV:Cụ có bao giờ cáu giận không?

-Cụ 148 tuổi: Không tôi bận tối ngày chẳng có thời gian nào để cáu giận ai bao giờ!

- Người cháu nội 103 tuổi: Có đấy dạo này ông nội tôi hay cáu giận lắm!

-Cụ 148 tuổi: Tao cáu giận bao giờ? Thằng ôn con chỉ được cái nói leo…ông lại tát cho mày gẫy mấy cái răng …móm bây giờ! thằng ôn con chỉ được cái nói leo - Cụ 148 tuổi mắng thằng cháu 103 tuổi.

  • Vote tăng 1

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
ông lại tát cho mày gẫy mấy cái răng …móm bây giờ! thằng ôn con chỉ được cái nói leo

giử bác sgia:

dăng đã món còn gẫy làm sao được!

Tôi vừa xuống sân bay quốc tế New Delhi cách đây đúng 35 phút. Bốn va ly “DoichosNhattan @Tudien. Mamtom” (Dồi chó Nhật Tân a còng chấm mắm tôm) đã được giải quyết nhanh gọn, lãi cũng kha khá. 720 đoạn dồi chó tôi đã ướp 2 Kg hàn the, định gửi cho J một ít mà không liên lạc được. Vừa may, có anh bạn thân rủ đi kiểm tra "điền thổ", thế là tôi nảy ra ý định tranh thủ buôn dồi chó. Xếp chật cứng các valy, còn thừa một ít, tôi quấn được đúng 7 vòng xung quanh thắt lưng.

 

Máy bay "chuyển bánh" lên trời được khoảng 2 giờ thì cơn thèm rượu thịt chó đột ngột ập đến, khiến nước mắt tôi cứ giàn giụa chảy. May quá, có chai rượu làng Vân tôi đem theo, để trong túi hàng xách tay; nhưng làm thế nào để lấy dồi chó ra nhắm rượu đây?

A kia rồi, may quá! Có bà tây đầm đang mải miết dùng kéo soi gương để cắt lông ...mũi. Bà ta cắt xong tôi mượn cái kéo đó luôn. Khổ nỗi, xung quanh chỗ tôi ngồi toàn chị em phụ nữ, lại có cả khách nước ngoài nữa mới đau chứ! Dồi chó quấn chặt xung quanh bụng làm sao lấy được? Dễ đến hơn 20 lần tôi đã kéo khóa quần xuống rồi lại kéo lên vì có người nhìn thấy? Nhiều người thấy hành động thô bỉ của tôi đã quay lưng lại.

 

Lần thứ 21 kéo khóa quần xuống, tôi lôi ra được một đoạn dồi không dài lắm thì bà tây nhìn thấy. Muộn rồi không thể kéo khóa quần lên được, tôi đành nhanh tay dùng kéo cắt được một đoạn. Thấy cảnh đó bà tây mặt tái xám rồi ngất xỉu…

Quả này đi thi dồi chó quốc tế

 

thể nào bác sgia chả đoạt được

 

kỷ lục người có dồi chó dài nhất thế giới!

( em chỉ đùa vui thôi bác đừng dận em tội nghiệp em lắm!)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Sự trả thù hèn hạ

 

Debbie Blasberg, 44 tuổi, là mẹ của 2 đứa con. Cô sống rất chừng mực và được bạn bè và đồng nghiệp tôn trọng. Cuộc sống đang yên ổn thì bỗng nhiên trở nên xáo trộn vào mùa hè năm ngoái.

 

Theo thông tin cung cấp từ phía cảnh sát thành phố Miami, Mỹ thì Debbie Blasberg hàng ngày phải nghe hàng trăm cuộc điện thoại quấy rối. Không chỉ vậy, Debbie còn nhận được tin nhắn đề nghị quan hệ tình dục.

 

Cô tưởng như phát điên lên nếu không có một ngày, một trong số những người gọi thú nhận rằng ông ta tìm thấy số điện thoại của cô đăng trên mục quảng cáo trên website Craigslist.org, một trang web rao vặt trực tuyến đăng quảng cáo từ 450 thành phố trên toàn thế giới.

 

Nội dung tiêu đề của bản đăng quảng cáo này viết, “Có phải bạn đang tìm sự khoái cảm trong một buổi chiều ngắn ngủi? Hãy đến với tôi và bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn”. Và phía dưới là thông tin về phí dịch vụ, số điện thoại di động, đồng thời ghi rõ địa chỉ của Debbie ở thành phố Miami.

 

Một hôm, cô bỗng sực nhớ ra một thông tin rất quan trọng. Theo Debbie, cô có mối quan hệ làm ăn với một nhà kinh doanh bất động sản khác tên là Dean Isenberg, 42 tuổi. Có một lần, do nhận thấy công việc làm ăn có vấn đề, cô đã chấm dứt hợp đồng mua bán bất động sản với Dean Isenberg. Do đó, ông này rất bực bội do mất tiền hoa lợi.

 

Nắm được thông tin này, cảnh sát Miami đã phong tỏa và ra lệnh lục soát nhà của Isenberg. Theo đó, cảnh sát đã thu giữ 4 máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay và 3 điện thoại di động nhãn hiệu BlackBerry.

 

Thông qua tìm kiếm các thông tin trên ổ đĩa cứng máy tính của Isenberg, các nhân viên điều tra phát hiện các bằng chứng chứng tỏ hắn là người đăng bản quảng cáo bôi nhọ trên, cùng với một số ảnh của các phụ nữ ăn mặc hở hang, mà hắn âm mưu sử dụng trong bản quảng cáo.

 

Ngay sau đó, Isenberg đã bị cảnh sát bắt giữ và bị cáo buộc 4 tội danh liên quan đến việc sử dụng thông tin cá nhân để quấy rối và làm nhục người khác và một tội danh sử dụng máy tính phạm tội. Hiện Dean Isenberg đang được tại ngoại do đóng 10.000 USD tiền bảo lãnh.

 

Tòa án thành phố Miami đang thụ lý vụ án và sớm đưa vụ việc ra xét xử.

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo tớ là thía, còn theo mọi người thì tớ hổng bít. Dù sao mình cũng chưa có kinh nghiệm cái zụ này, Happyfeet nhẩy? :s_big:

 

Theo tôi nghĩ là chú gà trống mới là kỷ lục. Bạn cứ thử thả 1 chú gà trống vào giữa đàn gà mái mà xem... :leluoi:

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác
Theo tôi nghĩ là chú gà trống mới là kỷ lục. Bạn cứ thử thả 1 chú gà trống vào giữa đàn gà mái mà xem... :leluoi:

gà sống thiến sót mới kinh cơ!

 

vừa sưu tầm xong:

 

Lái gà

Lê Xuân Quang

 

Tưởng nhớ Hoàng Xuân H… - nhân vật nguyên mẫu của truyện.

'’Thái quá sinh bất cập''. Ðối chiếu với cuộc sống thường ngày, qủa thật lời dậy của tiền nhân chẳng sai. Bạn thử nghĩ xem : Nếu món ăn thật ngon mà ta ăn qúa nhiều nhất định sẽ bội thực. Nói nhiều hay vấp, hay sai. Yêu ''qúa'' người được yêu cảm thấy như bị cầm tù. Tư duy ''thái quá'' trở thành cực đoan. Tham ''quá'' thì thâm... và còn rất nhiều thí dụ tương tự khác. Tôi xin kể câu chuyện về''Lòng Tham'' của một đàn anh, đồng nghiệp - bố vợ mình.

 

Ông vốn là nông dân, sinh ra, lớn lên ở làng quê thuộc 1 huyện trọng điểm lúa của tỉnh Nam Ðịnh. Gần 20 năm đầu của cuộc đời, ở quê với bố mẹ. 15 tuổi đã phải cùng cha, anh kéo cầy, kéo bừa thay trâu vi sau Cải Cách Ruộng Ðất (1957), quê ông rât thíều sức kéo khiến dân nghèo phải thay trâu làm cái việc cần thiết để cắm cây lúa xuống ruộng, đến mùa có thóc nộp thuế nông nghiệp, có gạo mà ăn để sống.

 

Năm 1962, tròn 20 tuổi, anh Hoàng - tên ông - xung phong đi nghĩa vụ quân sự . 14 năm coi kho ở trong rừng Trường Sơn, anh trở thành ''Người rừng'' đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bù lại - vì để giải trí cho đỡ buồn trong những ngày vẻn vẹn cùng 2 đồng đội sống trong rừng - anh lấy săn băn làm thú vui. Và thế là chim, gà, lợn rừng, hoẵng ở một góc rừng Trường sơn đã là nạn nhân của Hoàng. Chúng mang thân mình để giúp anh trở thành nhà thiện xạ môn bắn nỏ. Nỏ - chứ không phải súng. Bởi vì giữ bí mật tuyệt đối cho kho quân trang quân dụng, cấp trên nghiêm cấm nổ súng nếu không phải bị kẻ địch tấn công.

 

Cuộc chiến tranh gian khổ kết thúc, ông Hoàng được chuyển ngành.

 

Ði lính chỉ biết tìm kế giết chim muông, văn hóa mới hết cấp 2, bây giờ thì ngại học. Căn cứ nguyện vọng, chế độ ưu tiên, cơ quan Quân lực cho ông chuyển về ngành Lâm Nghiệp vì biết ông đã từng nhiều năm ở rừng (Chắc là anh này hiểu rõ về rừng - họ nghĩ thế). Người ta không thể bô trí ông vào đâu, ngoài phòng bảo vệ cơ quan. Nói cho có vẻ oai, thực ra đó là anh lính gác cổng không quân hiệu. Tuy vậy, ông vẫn vui vẻ hào hứng chẳng khác nào hai lần trước : Cầm quyết định đi Nghĩa vụ quân sự và lên đường vào rừng sâu coi kho. ''Ngồi trong rừng ngắm cây chán rồi, bây giờ được ngồi giữa phố phường ngắm người... đi lại, ra vào... cũng thú '' - ông tự an ủi mình.

 

Tưởng cứ thế trôi tuột 20 năm thứ 2 của cuộc đời. Nhưng giữa năm 1981, nhà nước có chủ trương cho công nhân viên đi Hợp Tác Lao Ðộng ở 4 nước XHCN Ðông Âu. Biết tin, tự dưng trong đầu ông Hoàng xưất hiện ý nghĩ : ''Sao minh không đi một chuyến cho biết đó biết đây. Ở mãi cái chòi gác này - (ông gọi phòng thường trực ở cổng cơ quan như vậy) - cứ mụ mẫm cả đầu. Ði, vừa được biết xứ Tây làm ăn ra sao... lương bổng chắc khá hơn.. lại không sợ người ta đuổi về quê tiếp tục ''theo đít trâu'' (đi cầy) - khi mà cơ quan văn phòng đang gióng lên hồi chuông giảm biên chế'' ! Chưa kịp lên gặp lãnh đạo bầy tỏ nguyện vọng thì Trưởng phòng Lao Ðộng - Tiền lương đã đến tận ''chòi gác'' gợi ý cho đi. Thế la đầu năm 1982, ông vác ba lô lên đường đến Ðưc Hợp Tác Lao Ðộng. Hai mươi năm thứ 3 của đời ông bắt đầu như thế.

Trong môi trường sinh sống mới, ngoài giờ lao động ở xưởng, cánh thợ trẻ đua nhau tập tễnh ''buôn thúng bán bưng''. Ông Hoàng thấy ''hay hay'' cũng bắt chước. Thay vì may quần áo bò đóng Mác giả, đổi ngoại tê USD, D. Mark ăn chênh lệch - Ông đến lò mổ cùng chai rượu Vodka Nga. Người qủan đốc niềm nở đón tiếp rồi quyết đînh sáng sớm thứ 6 hàng tuần cấp cho ông 5 cỗ lòng của những con lợn có trọng lượng dưới bẩy chục kí - (phải đúng loại này, to không lấy) - cùng số tiết đã được ông hướng dẩn thợ mổ hãm đúng kỹ thuật, đựng trong can nhựa đủ dánh được trăm bát tiết canh và nấu mươi nồi cháo lòng.

 

Món tim, gan, dồi, da dầy, dạ con luộc cùng tiết canh, cháo lòng cổ truyền đã nhanh chóng ''thu phục'' tất cả gìa trẻ lớn bé trong khu tập thể người Việt của thành phố. Lúc đầu chỉ là đáp ứng sự khoài khẩu, ít lâu sau họ đâm nghiện, trở thành nhu cầu của những người vốn đã ngán các loại thịt lên tận cổ. Ông Hoàng trở thành ''Thợ'' và biệt danh Hoàng Tiết Canh xuất hiện từ đây. Ðiều thú vị hấp dẫn ông ngày một mạnh chính là khoản lãi thu được trong tuần bằng 2 lần lương đi làm cả tháng.

 

Năm 1990 nước Ðức thống nhất, không như nhiều người khác nhận tiền bồi thường tự nguyện trở về Việt Nam, ông Hoàng vẫn trụ lại tạo dựng cơ nghiệp rồi 1992 đưa vợ và 4 con - hai trai hai gái - sang sống cùng.

 

Có An cư mới lạc nghiệp. Ông Hoàng luôn tam niệm trong lòng đạo lý này. Nghĩ thì như thế, nhưng từ suy nghĩ đến thực hiện còn một khoảng cách rất dài. Hai vợ chồng 4 đứa con - trong đó có hai đứa gái đã lớn, không thể không có buồng riêng cho chúng, Cần phaỉ tìm, thuê được căn nhà 4 buồng mới đáp ứng nhu cầu của ông. Thê nhưng tiền thuê không dưới 1500 Mác một tháng. Ðâ hơn chục năm sống làm việc trong môi trường ''buôn bán cò con'', tính nhẩm rất nhanh, trong đầu ông Hoàng xuất hiện : Mỗi tháng tièn thuê nhà quy ra ấp xỉ 1000 USD, quy tiếp : Gần 2 lượng vàng. Một năm... mười năm... ôi chao số tiền, số vàng đâu ít. Không được ! Thà mua phắt nhà cho rồi - Ông bật thành tiếng - tiền thuê để ra... lại được sồng trong căn nhằ của mình... ở đâu thì đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cũng lãi nhất.

 

Một người bạn thân mách, hàng xóm người Ðức của anh ta có mảnh đất hơn 1000 mét vuông cùng ngôi nhà cổ - muốn bán. Hơn 10 năm lao động, tháo vát, tằn tiện, đã để ra ít tiền. Hợp ý nghĩ đang nung nấu trong đầu - ông tức tốc đến xem. Khu đất vuông vắn . Nằm sát cạnh bến xe Buýt. Nhà tuy cũ nhưng tường mái còn khá tôt, ngoài tầng ngầm và tầng áp mái ra. tầng 1 có một phòng chính có thể làm cửa hàng. Tầng hai - 6 phòng, thừa chỗ ở cho vợ chồng con cái. Khi đứng giữa vườn, ông thọc bàn tay cứng như lưỡi mai xuống đất rồi nâng lên, nắm nắm lai như nắm cơm. Vốc đât nhiều như thế mà sau 3 lân chim chim - chỉ còn một cục to bằng qủa trứng vịt.- ''Chà... chà...'' - ông xúyt xoa, tấm tắc ca ngợi chất xốp của đất này. Ðưa mắt lia nhìn qua hàng rào - ngay bên cạnh cổng vào - người đi đến chờ xe Buýt đông nghịt. ''Nhất cận thị, Nhị cận giang'' - Ông Hoàng nghĩ và ưng ý ngay . Chỉ sau 4 tuần chạy đôn chạy đáo, vay mượn thêm... mảnh đât cùng ngôi nhà kia đã thuộc về ông với gia mua đắt hơn so với chỗ khác, tại thời điểm đầu năm 1995 ở Ðông Ðức.

 

Có đất, việc đầu tiên là tiếp tục vay thêm đám bạn ít tiền nữa, mở một cửa hàng tổng hợp : Một nửa bán quần áo và đồ lưu niệm, nửa kia bán nươc uống, rau hoa qủa, đồ hộp. Khoảng trống ngay cửa ra vào được trang hoàng đẹp để bán cà phê, đồ ăn điểm tâm phục vụ dân buổi sáng đứng chờ xe Buyt đi làm. Ðịa điểm này nắm ở ngoại vi thành phố, quán của ông là loại ''hàng xén'', cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho dân nên khách mua ngày một đông. Chỉ sau 2 năm chăm chỉ, tằn tiện, chẳng những mọi khoản vay đã trả hết mà còn dư thừa tích lũy.

 

Vào thời điểm những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng quần áo may sẵn gía rẻ của người Ðức nghèo, người ngụ cư, gốc nước ngoài tăng lên. Một số người Việt có tiền vốn, nhậy bén trước thời cuộc, quyết định hùn nhau mở một trung tâm buôn bán để thoả mãn các loại khách hàng không khó tính, túi tiền chưa được rủng rỉnh. Ở Trung tâm này không thể thiếu cửa hàng thực phẩm châu Á. Dạo đó một ký Mồng tơi, rau Ðay, các loại rau Mùi... đắt ngang 1 kg thit lợn thăn, thit bê (1). Ông Hoàng nhận ra ngay vấn đề... lặng lẽ bay về thăm nhà rồi thực hiện ý đồ. Chỉ trong vòng 2 tuần vừa ăn tết vừa chuẩn bị, khi trở lại Ðức đã có trong tay tất cả những hạt rau - thứ mà dân ta bên châu Âu rất thích. Lúc đầu gieo trồng cũng không suôn sẻ vì thời tiết, thung thổ... Sau mấy vụ ''Thâm canh'' ông Hoàng thành công, trở thành người cung cấp rau tươi châu Á cho các cửa hàng bán lẻ trong vùng. Rau Muống, Mồng tơi, rau Ðay và những thứ rau - dễ héo hỏng trên đường vận chuyển - giờ không còn là món ăn cao cấp đối với người Việt. Ðiều thú vị hơn : Rau ông trồng do lấy giống từ bên nhà sang nên mùi vi thơm, đậm đà hơn hẳn rau nhập từ Thái Lan, Hà Lan. Quan trong nhất : Gía bán ha xuống chỉ còn bằng một phần ba. Các chủ hàng thấy lợi bèn bỏ hợp đồng cũ, ký ngay hợp đồng ''Cung cấp rau tươi'' với ông. Mảnh đất trồng rau được ông trang bị tân kỳ, chăm bón đúng quy trình kỹ thuật của ngành trồng trọt hiện đại. Cộng với bí quyết trồng rau - mà từ bé ông đã học được kinh nghiệm của bố mẹ hồi ở quê hương. Kết qủa chất lượng, sản lượng rau trong mảnh vườn hơn 3 sào kia được thực hiện luân canh - tăng vọt. Ông chủ giầu lên nhanh chóng.

 

Ðể cung ứng kịp thời và thoả mãn nhu cầu cho bạn hàng, cứ vài ngày ông lại đảo qua Trung tâm - Siêu thị - vừa thăm bạn vừa nghe ngóng, thu thập ý kiến góp ý của họ nhằm phục vụ tốt hơn. 20 tết Canh Thìn 2000, ông đến mua sắm tết. Trước cửa ra vào có đông người tụ tập, mỗi người cầm một túi nặng. Thấy hơi lạ, ông hỏi một người đàn bà trên tay xách 3 túi hàng, chị kia đáp hối hả : Gà trống có đầu, mào to... 2 kí lô... bác vào nhanh...

 

- ''Tưởng gì'' - ông vỡ lẽ, tiến đến sát quầy hàng, nhin vào : Trên chiếc thùng lớn chỉ còn lại mươi con gà đã làm sạch. Con nào con nấy nguyên vẹn cã đầu, chân. Ðặc biệt mào chung to như cả bàn tay. Cậu bán hàng - là chỗ quen biết - thấy ông vội đon đả : Bác mua nhanh đi kẻo hết, trên 2 kí lô cả đấy.

 

- Có gì mà quan trọng thế. Trong Metro đầy (cửa hàng bán buôn) - ông nói đại. .

- Ô, bác nói thế nào ấy chứ. Trên nước Ðức làm gì có bán gà trống, cả đầu, chân, trong bụng có nguyên cả cỗ lòng...

- ờ... đúng... - ông vờ... vỡ lẽ, chữa thẹn - bao nhiêu tiền môt con ?

- 20 Ðê (D.Mark).

- Ðắt thế ? Gấp 4.

- Nếu bác có, cửa hàng sẵn sàng nhập với gía 18 D.M/con, nhưng phải từ 2 kí lô trở lên. ''Một gợi ý hay''. Trong đầu ông Hoàng vụt loé sáng... Vừa lúc tốp gần chục người nữa tiến vào, ông nhặt vội một con, tốp người kia nhặt nốt những con cuối cùng. Ðúng là lần đầu tiên mua được con gà trống nguyên vẹn to như vậy. Bà vợ nhìn thấy còn vui hơn, nhưng trách - Sao không mua mấy con.

 

- Ôi. Gà nào mà chả cúng được. Tuy nói cho qua nhưng khi bà vợ luộc con gà kính cẩn đặt lên bàn thờ, ông mới thấy tiếc. Cạnh mâm ngũ qủa, con gà Trống da vàng rượm, đầu ngênh ngênh trên mỏ cắm thêm bông hoa hồng bằng nhựa đỏ tươi.. Hai chân đệm dưới bụng, nằm bệ vệ trên chiếc đĩa đường kính 35 phân, Hai bên hông gà đặt 2 đĩa xôi gấc, cặp bánh chưng, cây giò lụa, hai khoanh chả quê cùng chồng mứt tết, mấy chai rượu vừa Vang, vừa rượu mạnh - loại đắt tiền. Ðèn nhang nghi ngút, hai cây nến điện rực rỡ. Gà vàng, xôi gâc, chả quế đỏ, bánh chưng xanh... khi đứng thắp hương, nhìn - ông mới cảm nhận được tâm trạng của những người sẵn sàng bỏ số tiền hơn 4 lần để mua con gà về đặt lên bàn thờ trong ngày trọng đại cuối năm.

Chợt như nhớ ra, ông kính cẩn vái 3 vái, miệng nhẩm khấn đoạn đi sang buồng khách bấm số điện thoại. Ðầu bên kia có người nhâc máy. Ông Hoàng noí oang oang bằng tiếng Ðức không mấy sõi : Tôi cần mua ngay vài trăm gà trống, loại từ 2,5 Kg trở lên. Có không ?

 

- Không. Cả gà mái thì có thể. Nếu 10 ngày nữa thì được - người kia từ chối. Ông Hoàng tư lự dây phút : Còn ba ngày nửa là ngày Táo quân chầu trời. Mùa này ở Ðức không có cá chép tươi, dân ta đành dùng Gà thay thế. Tuy còn phân vân về gà Mái gà Trống. cuối cùng ông chép miệng - ''Trống, mái đều được, miễn là tươi, gà có đầu'' - ông tiêp : Gía đổ sô bao nhiêu?

 

- 4,5 D.M. Nếu mua từ 200 con trở lên. Mang đến tận nơi, thêm 0, 5 D.M/ con.

- Phải đảm bảo không dưới 2,5 Kg/ con (làm sạch còn 2kg) - đấy nhé.

Bạn cam đoan.

 

Ông Hoàng cúp máy, quay số khác gọi tiếp cho những cửa hàng bán buôn bán lẻ chào hàng... bạn hàng đều đồng ý nhập. 30 phút sau mọi việc ổn thoả, quay ra thu dọn, che chắn, chuẩn bị cho nơi tập kết hàng. Một ý nghĩ thoáng qua... ông chậc lưỡi gạt phắt trước món lợi một vốn bốn lời - ''Chỉ trong vòng 1 đêm chắc không sao'' !

 

Khi công việc chuẩn bị vừa xong thì chiếc xe chở gà chuyên dụng của ông chủ trại gà cũng táp vào trước cổng. Gà lần lượt thả vào chuồng cùng vớI mấy chục con do ông đang nuôi. Tất cả mọi nhân lực hiện diện trong nhà đều sãn sàng đợi lệnh của ông chủ.

 

Trời bắt đầu tối.

Mùa đông ở châu Âu tối rất nhanh.

 

Căn phòng này rộng, được cấu trúc đặc biệt, khi cần có thể thay đổi chức năng. Ông cho bật đèn sáng trưng, hối thúc các con trai gái, dâu, rể tương lai - tổng cộng 8 người - bắt tay vào việc. Ðầu tiên là cắt tiết làm lông. Giống gà nếu chết rồi mà tiết vân còn trong cơ thể, khi luộc chín, thịt sẽ thâm không đẹp, ăn tanh, không ngon. Mỗi con vẫn phải hấng lấy tiết để luộc, kẹp vào cỗ lòng cho đủ bộ, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật giết mổ, đáp ứng sở thích của khách hàng.

 

Thế nhưng mọi tính toán chi tiết khoa học đến mây, trước những biến động ngoại lai có khi cũng làm người ta bị động. Trong số 40 con gà đang nuôi, có 10 con trống do đích tay ông mới thiến với mục đích để giữa năm sau làm cỗ cươi cho con gái. Còn 10 con trống nguyên nuôi để cho 20 con mái lấy giống gà con. Tai hại là trong này có mấy con thiến sót. Cái giống thiến sót rất kỳ la. Lúc ''tính mái'' thuần thục thì chú thiến sót nhà ta hiền lành, chẳng quan tâm đến xung quanh. Có khi đang ăn, mấy con mái nào đó ''đành hanh'' đến trănh ăn, mổ... chàng thiến sot cũng quay người bỏ chạy.

 

Lúc ''tính trống'' trỗi lên chàng ta cố gắng chưng tỏ ''Nam nhi đại trượng... Trống'', do vậy các biểu hiện bên ngoài thể hiện rất rõ : Lừ lừ, gườm gườm đi đên cạnh con mái, duỗi chân gạ... đạp. Nhưng chỉ có đến thê chứ không hơn. Có luc chú ta lại dạng chân vươn cổ, gật gù... gáy. Khốn khổ, tiếng gáy có ra tiếng gà trống đâu, nghe khè khè... ẹt... ẹt... vì chỉ còn sót lại tí chút... Trống - nên gịong đã biên dạng .

 

Như đã nói ở trên, gian chuồng gà đã che kín bưng, ông Hoàng cho bật 2 ngọn đèn cao áp thủy ngân 1000 wat sáng như ban ngày. Chú thiến sót thấy đông, ồn ào xung quanh, tưởng đã sáng, dạng chân vuơn cổ gáy. Những con Trống thuần chủng dường như nhận biết ra. Thoạt tiên vài con loại ít cân nhất - ''Trống choai'' - trong đám, ngẩng đầu, mắt chớp chớp rồi như tưc mình - ''Thằng nào gáy vậy mà cũng học đòi. Nghe đây - Ò óo... oooo...''.

 

Chà, gáy thế mới là gáy chứ !

 

Khi tiêng gáy thư thiệt cât lên, làm náo động cả đàn gà. Ngạn ngữ noi chẳng sai ''Gà tưc nhau tiếng gáy''. Thế là những con khác ngểnh cổ, dạng chân, đầu gật gù tranh nhau, thi nhau , nối tiếp nhau đáp lại. Âm thanh của những tiếng gáy thứ thiệt, của những chú trống choai, trống vứa, trống gìa ''Originan'' cất lên làm náo động cả một đoạn phố...

 

Lúc này đã 12 giờ đêm, dân cư trong vùng đẵ bắt đầu yên giấc. Ông Hoàng tái mặt, lo sợ... lo sợ hơn cả những lúc trong đời đã từng gặp nỗi lo sợ. Luật của nước Ðức rất nghiêm. Người ta quy định rõ những nơi được, không được phép nuôi, giết mổ gia súc trên quy mổ lớn. Trong tuần chỉ từ thứ 2 đến thứ 6 được ''ồn ào vừa phải'' từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối. Bây giờ, chủ nhà đã phạm cả hai lỗi : Mất vệ sinh, làm ô nhiễm môi trường và ồn ào. Hốt hoảng, ông hô vợ con: Bỏ mọi việc, ngăn cản không cho chúng gáy.

 

Bà Hoàng và đám con cái không biết làm sao để chỉ huy cho gà không gáy... đâm lúng túng chưa biết phải làm gì ... ông Hoàng chợt nghĩ ra, hô tiêp : Cắt tiết... không kịp... đập chết những con gáy đi !

 

Hai ông anh vợ cùng hai thằng em rể tương lai thi hành lệnh răm rắp.

 

Gía lũ gà biết sợ như người thì đã đi một nhẽ. Ðằng này chúng tỉnh bơ, cứ... gáy... gáy ! Ông Hoàng sốt tiết quơ vột thanh gỗ dựng trong góc phòng, nhẩy tót vào giữa đàn gà - (suýt dẫm chết mấy con mái đang lớ ngớ dương mắt chớp chớp với vẻ ngạc nhiên - nhìn...) - vung thanh gỗ nhằm những con trống đang vươn cổ, xoè cánh sắp gáy - phang vào đầu. Nhiều con vỡ sọ tắt lịm. Có con rất ''quái'', khi thanh gổ vừa tới gần, nó đã thụt đầu xuông, chúi vào cánh, vào háng con mái đứng bên cạnh. Nhát phang thât có nghệ - đầy ''chưởng lực âm nhu'' - nhìn có vẻ nhẹ chỉ như phẩy ruồi, ấy thế mà đụng vào đầu con mái kia, kêu đánh rộp... vỡ bét.

 

Vẫn không thể ngăn kịp những con khác, ông quát : Lấy sợi chun thít cổ những con gáy lại, tiếp tục cắt tiết... Nhanh ! Nhanh lên !

4 chàng trai hùng hục lao đến chỗ để dụng cụ đồ nghề, chộp nhanh nắm dây chun - được nền công nghiệp hiện đại Ðức chế tạo, tuy nhỏ nhưng dai, bền một cách đặc biệt - thi hành lệnh, gọn, chuẩn xác. Những con gà tội nghiệp chẳng những không thể kêu, gáy mà chỉ trong vòng mây chục giây nghẹt thở chết ngay. 4 chàng trai lúc này mới nhanh tay tiếp tục công việc theo quy trình...

 

Phải đến mệnh lệnh này ông Hoàng mới dẹp được cuộc đua nhau gáy của lũ gà. Cũng may bọn gà mới chỉ gáy được ít phút lại bị ngăn cản nên rời rạc. Những ’’đao phủ’’ đang bận tay đối phó với những con đang sắp gáy... công việc giết mổ đang phải khẩn trương . Cái chính: chuồng được quây kín... tiếng ồn chưa vang xa... dân Ðức xung quanh chưa kịp thức giấc, chưa kịp nổi xung vì có anh hàng xóm phá rối giấc ngủ... mà... gọi điện cho cảnh sát. Sự náo động chưa đủ đánh thức xung quanh.... Khung cảnh tĩnh mịch của đêm trường trở lại.

 

Bây giờ ông Hoàng mới hết sợ.

Tuy nhiên ông thở hồng hộc như vừa qua cuộc kéo cầy trong miếng ruộng khô, hồi hơn 40 năm trước ở quê nhà. Ông gieo mình xuống chiếc ghế để ở góc chuồng gà, thở rốc . Những con có khả năng gáy đã lần lượt bị thít cổ... mọi người yên tâm lặng lẽ tiếp tục, ai vào việc nấy : Cắt tiết, vặt lông, mổ moi, làm lòng...

 

..Ðúng 7 gìờ sáng, 271 con gà làm xong, đưa vào bao nilon, chất trong kho lạnh để 8 giờ sáng các cửa hàng đến lấy phục vụ bà con ta trong ngày cúng ông Táo lên chầu trời - 23 tháng chạp.

Cánh trẻ tắm rửa rồi tranh thủ lên giường ngủ bù lấy lại sức sau một đêm làm việc cật lực.

Ông Hoàng vẫn gật gù bên chai rượu ngũ Xà.

 

Chỉ còn bà Hoàng ngồi bên tiếp rượu, gắp thưc nhắm cho chồng. Khi nâng chén rươu thư 5 uống một ngụm, ông hướng vào vợ dè dặt : Bà có mệt không ?

Bà Hoàng lắc đầu.

 

Ông nâng ly rượu tợp hết, giọng như đứt hơi : ''Một vốn... bốn lờI''... hừ... hừ... mệt. ! Lũ gà chết tiệt... làm tôi sốt vó, đến bở hơi tai...

23 tháng Chạp - Nhâm Ngọ 2002

 

(Rút trong tập ĐÙA VỚI LỬA- nxb Thanh Niên, tháng 6 năm 2005)

Chia sẻ bài đăng này


Liên kết tới bài đăng
Chia sẻ trên các trang web khác

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để nhận xét

Bạn cần phải là một thành viên để lại một bình luận

Tạo tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Điều đó dễ mà.

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn có sẵn sàng để tạo một tài khoản ? Đăng nhập tại đây.

Đăng nhập ngay
Đăng nhập để thực hiện theo  

×