Chuyển đến nội dung
Diễn đàn CADViet

Quach

Thành viên
  • Số lượng nội dung

    11
  • Đã tham gia

  • Lần ghé thăm cuối

Bài đăng được đăng bởi Quach


  1. :bigsmile: Thanks .Mình còn thấy nhiều người khen 1 phần mềm hồi phục nữa .Có vẻ cũng mạnh dùng khá ngon.Phần mềm này có 2 bộ cài cho hệ thống FAT32 và NTFS.

     

    Mình up tạm lên Rapid,chịu khó down vậy.Dùng thử xem nhé.

    For FAT32

    http://rapidshare.com/files/73497385/gdb_for_FAT_32.zip.html

    For NTFS

    http://rapidshare.com/files/73498832/gdbnt__NTFS.zip.html


  2. Làm vải ở trong Max thì có nhiều cách :bigsmile: .Nếu muốn làm vải mà phủ lên một vật gì đấy thì bằng SimCloth là ngon lành có lẽ là ngon và nhanh nhất.

    Tôi có bản SimCloth 2.53 hiện tại dùng cho Max 8 vẫn ngon.

     

    Share :

     

    http://rapidshare.com/files/73492158/SimCl...__R6R7.msi.html

     

    Còn đây là file Tut không thì lại bảo là cho dao không dạy cách nghịch dao.Các bạn cài Quicktime mà xem nhé đuôi .MOV mà

     

    http://rapidshare.com/files/73478839/Tutor.mov.html


  3. Vừa mới search được :bigsmile:

    Giải thưởng Pritzker

     

    Bắt nguồn từ trường phái kiến trúc Chicago, được sáng lập bởi tổ chức Hyatt Foundation, giải Pritzker có ảnh hưởng lớn trong giới kiến trúc Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới.Từ năm 1979 đến nay, sau hơn 20 năm hoạt động, Pritzker đã trở thành danh hiệu cao quý nhất đối với người kiến trúc sư - "Giải Nobel dành cho lĩnh vực Kiến trúc".

    Từ khi thành lập đến nay, bình quân mỗi năm có trên 100 kiến trúc sư trên toàn thế giới tham gia cuộc tuyển chọn, và chỉ một người duy nhất được nhận vinh dự này. Tiêu chí để đánh giá các kiến trúc sư không chỉ đơn thuần là tài năng và sự sáng tạo được thể hiện qua các công trình thực tế mà còn bao gồm những cống hiến đối với xã hội, cũng như trong việc tôn tạo và phát triển môi trường nghệ thuật của ngành kiến trúc.

    Vậy những người đoạt giải Pritzker, họ là ai?

    1979: Philip Johnson (1906), quốc tịch Mỹ. Lễ trao giải được tổ chức tại Dumbarton Oaks, Washington, Mỹ.

    1980: Luis Barragan (1902-1988), quốc tịch Mexico. Lễ trao giải được tổ chức tại Dumbarton Oaks, Washington, Mỹ.

    1981: James Stirling (1926-1992), quốc tịch Anh. Lễ trao giải được tổ chức tại Viện bảo tàng Kiến trúc Quốc gia, Washington, Mỹ.

    1982: Kevin Rocher (1922), quốc tịch Mỹ (gốc Ailen). Lễ trao giải được tổ chức tại Viện nghệ thuật Chicago, Mỹ.

    1983: Ieoh Ming Pei (1917), quốc tịch Mỹ (gốc Trung Quốc). Lễ trao giải được tổ chức tại Viện bảo tàng nghệ thuật New York, Mỹ.

    1984: Richard Meier (1934), quốc tịch Mỹ. Lễ trao giải được tổ chức tại Triển lãm nghệ thuật Quốc gia, Washington, Mỹ.

    1985: Hans Hollein (1934), quốc tịch Áo. Lễ trao giải được tổ chức tại San Marino, California, Mỹ.

    1986: Gottfried Boehm (1920), quốc tịch Đức. Lễ trao giải được tổ chức tại Goldsmiths" Hall, London, Anh.

    1987: Kenzo Tange (1913), quốc tịch Nhật Bản. Lễ trao giải được tổ chức tại Viện bảo tàng nghệ thuật Kimbell, Texas, Mỹ.

    1988: Gordon Bunshaft (1909-1990), quốc tịch Mỹ và Oscar Niemeyer (1907), quốc tịch Brazil. Lễ trao giải được tổ chức tại Viện nghệ thuật Chicago, Mỹ.

    1989: Frank O.Gehry (1929), quốc tịch Mỹ. Lễ trao giải được tổ chức tại Chùa Todaiji, Nara, Nhật Bản.

    1990: Aldo Rossi (1931-1997), quốc tịch Italy. Lễ trao giải được tổ chức tại Cung điện Grassi, Venezia, Italy.

    1991: Robert Venturi (1925), quốc tịch Mỹ. Lễ trao giải được tổ chức tại Mexico.

    1992: Alvaro Siza (1933), quốc tịch Bồ Đào Nha. Lễ trao giải được tổ chức tại Thư viện trung tâm Harold Washington, Chicago, Mỹ.

    1993: Fumihiko Maki (1928), quốc tịch Nhật Bản. Lễ trao giải được tổ chức tại Prague Castle, Cộng hòa Séc.

    1994: Christian de Portzamparc (1933), quốc tịch Pháp. Lễ trao giải được tổ chức tại Ấn Độ.

    1995: Tadao Ando (1941), quốc tịch Nhật Bản. Lễ trao giải được tổ chức tại Versailles, Pháp.

    1996: Rafael Moneo (1933), quốc tịch Tây Ban Nha. Lễ trao giải được tổ chức tại Los Angeles, Mỹ.

    1997: Sverre Fehn (1924), quốc tịch Na Uy. Lễ trao giải được tổ chức tại Viện bảo tàng Guggenheim, Bilbao, Tây Ban Nha.

    1998: Renzo Piano (1937), quốc tịch Italia. Lễ trao giải được tổ chức tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ.

    1999: Sir Norman Foster (1935), quốc tịch Anh. Lễ trao giải được tổ chức tại Viện bảo tàng Altus, Berlin, Đức.

    2000: Rem Koolhaas (1944), quốc tịch Hà Lan. Lễ trao giải được tổ chức tại Israel.

    2001: Jacques Herzog và Pierre de Meuron (đều sinh năm 1950), quốc tịch Thụy Sĩ. Lễ trao giải được tổ chức tại Virginia, Mỹ.

    2002: Glenn Murcutt (1936), quốc tịch Australia. Lễ trao giải được tổ chức tại Roma, Italy.

    2003:

    Nếu để ý chúng ta sẽ phát hiện một chi tiết thú vị, đó là Giải thưởng lần thứ 10 (năm 1988), có đến hai kiến trúc sư đồng thời được nhận danh hiệu này (khác với Jacques Herzog và Pierre de Meuron, Gordon Bunshaft và Oscar Niemeyer không là cộng sự của nhau). Gordon Bunshaft là thành viên chính thứ tư của Tập đoàn Skidmore Owings & Merrill (viết tắt là SOM), năm 1988, với danh nghĩa cá nhân, ông đã tham gia cuộc "tranh cử" Giải Pritzker, với thành tích nổi bật của mình, ông đã vượt qua các đối thủ khác và được hội đồng giải thưởng chấp nhận. Vào thời điểm đó, Oscar Niemeyer (người thiết kế Tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc - đánh dấu cho nền Kiến trúc Hiện đại được công nhận trên toàn thế giới) cũng tham gia cuộc đua tài. Sau khi xác nhận thông tin "SOM không tham gia cuộc bình chọn", ban tổ chức nhận thấy tài năng và những đóng góp của Oscar Niemeyer hoàn toàn xứng đáng với giải Pritzker lần thứ 10. Kết quả là năm 1988, Pritzker Prize phá lệ, phát đến hai giải thưởng trong cùng một năm.Không ít công trình kiến trúc mà ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại trong phạm vi ngành kiến trúc, cũng không đơn thuần ở giá trị sử dụng vật chất thông thường, mà nó được cả thế giới biết đến bởi những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, và trở thành biểu tượng bất hủ cho cả một thời đại, một quốc gia. Thế nhưng, không hẳn ai cũng biết đến tác giả của những công trình này - những con người không ngừng nghỉ trong công cuộc tìm kiếm những hướng đi mới của kiến trúc. Giải thưởng Pritzker không chỉ là sự cổ vũ và động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành kiến trúc, mà nó còn là sự khẳng định vị trí và những đóng góp to lớn của kiến trúc trong sự phát triển của nhân loại.


  4. Nếu tối thiểu thì về sau dùng chán lắm .Vì sau này còn dùng nhiều . Right ?

    Bất cứ phần mềm nào trong đĩa nhà sản xuất cũng có một bản text kiểu như: " Read me" ghi cấu hình tối thiểu

    Theo tôi cậu cứ máy tầm trung trung:

    Celeron 1.7

    Ram 256 Graphic Card on board cũng được :lol:

    Ổ 40G

    Phần mềm : Dùng Cad 2000 thì không đòi hỏi cao

    Thế thôi.

×